You are on page 1of 28

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN

1. Vấn đề chung về Kiểm toán


- Khái niệm: Kiểm toán là quá trình các kiểm toán viên có năng lực và độc lập tiến hành nhằm
thu thập bằng chứng về những thông tin được kiểm toán của một tổ chức và đánh giá chúng
nhằm thẩm định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã
được thiết lập.
- Đối tượng
Một cách chung nhất: Đối tượng của kiểm toán viên là các thông tin cần được kiểm toán của
một tổ chức hay DN nào đó cần phải đánh giá và bày tỏ ý kiến về tính trung thực, hợp lý của
nó. Đối tượng cụ thể của kiểm toán phụ thuộc vào từng cuộc kiểm toán.
- Chức năng:
+ Kiểm tra, xác nhận và bày tỏ ý kiến về tính trung thực, hợp lý của các thông tin trước khi nó
đến tay người sử dụng.
+ Các thông tin chỉ có tính trung thực hợp lý chứ không có tính chính xác vì:
Bản chất của kiểm toán viên là không chính xác: khấu hao và dự phòng
Cuộc kiểm toán bị giới hạn bởi thời gian và chi phí nên KTV áp dụng việc chọn mẫu
KTV không đánh giá được rủi ro, gian lận từ phía đơn vị được kiểm toán
Hạn chế về trình độ, năng lực, kinh nghiệm của KTV
2. Kiểm toán viên
- Khái niệm: KTV là người được cấp chứng chỉ KTV theo quy định của pháp luật hoặc người
có chứng chỉ của nước ngoài được bộ tài chính công nhận và đạt kì thi sát hạch về PLVN.
- Tiêu chuẩn của KTV
+ Có năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
+ Hiểu và tôn trọng pháp luật.
+ Độc lập: Độc lập về quan hệ kinh tế, quan hệ nhân thân; độc lập về chuyên môn với đơn vị
được kiểm toán.
+ Đạo đức nghề nghiệp: chính trực, khách quan, bảo mật, tôn trọng chuẩn mực nghiệp vụ, đạo
đức ứng xử.
- KTV độc lập theo tiêu chuẩn VN:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan.
+ Có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành: TC, NH, Kế toán hoặc chuyên ngành khác theo
quy định của Bộ TC.
+ Có chứng chỉ KTV theo quy định của Bộ tài chính.
- Điều kiện hành nghề của KTV:
+ Là KTV.
+ Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ 36 tháng trở lên.
+ Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.
3. Tổ chức và hoạt động của công ty kiểm toán
Hình thức: công ty TNHH 2 thành viên trở lên, DN tư nhân, Công ty hợp danh.
- Trên thế giới đc tổ chức phổ biến dưới dạng công ty hợp danh
- Ở VN: Cty hợp danh, cty tư nhân, cty THNN từ 2 thành viên trở lên theo luật định. Tính chịu
trách nhiệm về khoản nợ (vô hạn: CTHD, CTTN. Hữu hạn: CTy TNHH, k đc phát hành cổ
phiếu) làm tăng trách nhiệm của KTV đối vs KH nên trên TG phổ biến tổ chức là cty hợp danh.
Ở VN để khuyến khích hoạt động kiểm toán nên ms cho thêm Cty TNHH để k quá rủi ro chịu
trách nhiệm vô hạn và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Hoạt động: Trong 1 cty phải có ít nhất 5 kiểm toán viên hành nghề và 1 người đại diện pháp
luật. Các cấp bậc nhân viên: trợ lý KT, trưởng nhóm kiểm toán, giám sát kiểm toán, quản lý,
giám đốc
- Trách nhiệm pháp lý của KTV và tổ chức kiểm toán, Ở VN có 3 cấp độ xử lý:
- Xử phạt hành chính (cảnh cáo, đình chỉ hành nghề, phạt tiền): không đủ số lượng KTV, KTV
vi phạm pháp luật, KTV không tuân thủ đầy đủ chuẩn mực kiểm toán.
- Xử lý dân sự: KTV gây thiệt hại (tiết lộ tt bí mật, k hoàn thành công việc trong hợp đồng)
- Xử lý hình sự: vi phạm nghiêm trọng: thông đồng KH để gian lận BCTC.
- Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, KTV
=> Các nguyên tắc đạo đức cơ bản:
- Tính chính trực: phải thẳng thắn trung thực trong tất cả các mqh chuyên môn.
VD: Công ty kiểm toán A nhận tiền đút lót từ Doanh nghiệp B đồng ý sửa đổi số liệu trong bctc
để làm giả hồ sơ vay vốn từ đó trục lợi cá nhân.
- Tính khách quan: Không cho phép thiên vị, xung đột lợi ích,... chi phối các xét đoán chuyên
môn và kinh doanh của mình.
VD: Thành viên nhóm kiểm toán có quan hệ gia đình trực tiếp của họ hoặc doanh nghiệp kiểm
toán có lợi ích tài chính trong đơn vị mà giám đốc nhân sự cấp cao hoặc chủ sở hữu của KH
kiểm toán cũng được biết là có lợi ích tài chính trong đơn vị đó.-> Gây ra nguy cơ do tư lợi vì
KTV nhận thỏa thuận và có lợi ích tài chính với bên thuê.
- Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: duy trì hiểu biết, kĩ năng chuyên môn cần thiết đảm
bảo rằng KH và chủ DN được cung cấp dịch vụ chuyên môn có chất lượng dựa trên kiến thức
mới nhất về chuyên môn; đồng thời hành động 1 cách thận trọng phù hợp với chuẩn mực đạo
đức nghề nghiệp.
- Tính bảo mật: phải bảo mật thông tin có được từ mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh,
không được tiết lộ bất cứ thông tin nào cho bên thứ 3 khi chưa được sự đồng ý của bên có thẩm
quyền trừ khi có nghĩa vụ phải cung cấp theo quy định của pháp luật.
- Tư cách nghề nghiệp: phải tuân thủ pháp luật và các qui định có liên quan, trảnh bất kì
hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp.
VD: Kiểm toán viên lập bản khai thuế thu nhập doanh nghiệp và cố gắng giảm mức thuế phải
nộp đến mức thấp nhất, họ sẽ nhận được phần trăm số tiền thưởng trên số thuế được giảm.
=> Các nguy cơ:
- Nguy cơ do tư lợi: lợi ích TC hoặc lợi ích khác gây ảnh hưởng đến xét đoán hay hành xử của
KTV. VD: KTV có đầu tư góp vốn, sở hữu CP, TP của DN -> khi phát hiện sai phạm nma
không công khai vì nthe sẽ ảnh hướng đến lợi ích tài chính của bản thân -> KTV mất đi sự
khách quan
- Nguy cơ tự kiểm tra: KTV không đánh giá hợp lý kết quả xét đoán chuyên môn hay kết quả
thực hiện trước đó. VD: KTV trước đây từng làm giám đốc/kế toán trưởng của cty A tức đã liên
quan đến việc lập BCTC, năm nay lại đi kiểm toán chính cái BCTC đấy thì sẽ k đảm bảo tính
khách quan.
- Nguy cơ về sự bào chữa: xảy ra khi 1 KTV bênh vực KH, tổ chức làm ảnh hưởng đến tính
khách quan của bản thân. VD: kiểm toán vừa cc dịch vụ kiểm toán vừa cc dịch vụ bào chữa cho
khách hàng trong vụ kiện nào đó. KTV có xu hướng là người bào chữa biện luận cho KH.
- Nguy cơ về sự quen thuộc: gây ra do quan hệ lâu dài, thân thiết với KH hoặc tổ chức khiến
KTV thông cảm cho quyền lợi, dễ dàng chấp nhận họ. VD: KTV là bạn bè, ng thân, đã kiểm
toán nhiều năm cho KH -> Ở VN thì KTV không được kiểm toán cho 1 KH quá 3 năm
- Nguy cơ bị đe dọa: KTV bị ngăn cản hành xử 1 cách khách quan do bị đe dọa, sức ép gây ảnh
hưởng không hợp lý đến KTV. VD: KH muốn chấm dứt hợp đồng nếu KTV không bảo vệ KH
=> Các biện pháp bảo vệ
- Các biện pháp bảo vệ bao gồm 2 nhóm:
+ Các biện pháp bảo vệ do tổ chức nghề nghiệp quy định, do pháp luật và các quy định có liên
quan điều chỉnh
+Các biện pháp bảo vệ được xây dựng trong môi trường làm việc
- Phân loại theo mục đích, chức năng cuộc kiểm toán
- Phân loại theo chủ thể kiểm toán
CHƯƠNG II: KIỂM SOÁT NỘI BỘ
1. Khái niệm:
- KSNB là quy trình do ban quản trị, BGĐ và các cá nhân trong đơn vị thiết kế, thực hiện và
duy trì đề đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin
cậy của BCTC; đảm bảo hiệu quả, hiệu lực hoạt động; tuân thủ pháp luật và quy định có liên
quan. (CM Kiểm toán VN số 315)
2. Bộ phận cấu thành KSNB:
3.1. Môi trường kiểm soát: quan trọng nhất.
- Bao gồm các chức năng quản trị, quản lý, các quan điểm, nhận thức, hành động của ban quản
trị, BGĐ liên quan đến KSNB và tầm quan trọng của KSNB đối với hoạt động của đơn vị.
- Môi trường kiểm soát tạo nên đặc điểm chung của một đơn vị, có tác động trực tiếp đến ý thức
của từng thành viên trong đơn vị về công tác kiểm soát.
- Yếu tố của môi trường kiểm soát:
a. Truyền đạt thông tin và yêu cầu thực thi tính chính trực và các giá trị đạo đức:
- Tính hữu hiệu của các kiểm soát không thể cao hơn các giá trị đạo đức và tính chính trực của
những người tạo ra, quản lý và giám sát các kiểm soát đó. Tính chính trực và hành vi đạo đức là
sản phẩm của chuẩn mực về hành vi và đạo đức của đơn vị cũng như việc truyền đạt và thực thi
các chuẩn mực này trong thực tế.
b. Cam kết về năng lực.
- Năng lực là kiến thức và kĩ năng cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ thuộc phạm vi công việc
của từng cá nhân
c. Sự tham gia của ban quản trị
- Ban quản trị có vai trò quan trọng và trách nhiệm đó được đề cập trong các chuẩn mực đạo
đức nghề nghiệp, pháp luật và các quy định khác, hoặc các hướng dẫn do ban quản trị ban hành.
- Ngoài ra, ban quản trị còn có trách nhiệm giám sát việc thiết kế và hiệu quả hoạt động của các
thủ tục báo cáo sai phạm và các thủ tục xét đoán tính hiệu quả của kiểm soát nội bộ của đơn vị.
d. Triết lý và phong cách điều hành của BGĐ: quan trọng nhất trong môi trường KS
- Triết lý và phong cách điều hành của BGĐ có nhiều đặc điểm quan trọng như quan điểm, thái
độ và hành động của BGĐ đối với việc lập và trình bày BCTC có thể được thể hiện qua việc
lựa chọn các nguyên tắc kế toán thận trọng hay ít thận trọng khi có nhiều lựa chọn khác nhau về
nguyên tắc kế toán hoặc sự kín kẽ và thận trọng khi xây dựng các ước tính kế toán.
e. Cơ cấu tổ chức.
- Việc thiết lập một cơ cấu tổ chức thích hợp bao gồm việc xem xét, câu nhắc các vấn đề chính
về quyền hạn, trách nhiệm và các kênh báo cáo phù hợp.
f. Phân công quyền hạn và trách nhiệm,
- Việc phân công bao gồm các chính sách và trao đổi thông tin để đảm bảo tất cả các nhân viên
đều hiểu được các mục tiêu của đơn vị, hiểu được hành động của mỗi cá nhân có liên quan với
nhau như thế nào và đóng góp như thế nào vào mục tiếu đo, nhận thức được mỗi cá nhân sẽ
chịu trách nhiệm như thế nào và chịu trách nhiệm về cái gì.
g. Các chính sách và thông lệ về nhân sự.
Các chính sách và thông lệ về nhân sự cho thấy các vấn đề quan trọng liên quan tới nhận thức
về kiểm soát của đơn vị.
*Chú ý:
-Môi trường kiểm soát là nền tảng của KSNB hiệu quả, cung cấp các nguyên tắc và cấu trúc của
một đơn vị
-Môi trường kiểm soát mang tính chất bao quát rộng. Nó không trực tiếp ngăn ngừa và phát
hiện hay sửa chữa các sai sót trọng yếu, thay vào đó, nó tạo ra một nền tảng quan trọng để xây
dựng các kiển soát khác.
3.2. Quy trình đánh giá rủi ro;
- Khái niệm: là các hoạt động nhận diện, đánh giá các rủi ro kinh doanh, từ đó quyết định các
hành động thích hợp để đối phó với rủi ro đó.
- Hình thành trên cơ sở: Để BGĐ xác định các rủi ro cần được quản lý.
- Mục tiêu:
+ Xác định rủi ro kinh doanh liên quan tới mục tiêu lập và trình bày BCTC.
+ Ước tính mức độ của rủi ro.
+ Đánh giá khả năng xảy ra rủi ro.
+ Quyết định các hành động thích hợp đối với các rủi ro đó.
- Các rủi ro có thể phát sinh hoặc thay đổi trong những tình huống sau:
+ Những thay đổi trong môi trường hoạt động.
+ Nhân sự mới.
+ Hệ thống thông tin mưới được chỉnh sửa.
+ Tăng trưởng nhanh.
+ Công nghệ mới.
+ Các hoạt động, sản phẩm, mô hình kinh doanh mới.
+ Tái cơ cấu đơn vị.
+ Mở rộng các hoạt động ở nước ngoài.
+ Áp dụng các quy định kế toán mới.
3.3. Hệ thống thông tin và trao đổi thông tin:
- Hệ thống thông tin liên quan đến lập và trình bày BCTC, bao gồm các quy trình kinh doanh có
liên quan; bao gồm hệ thống kế toán và chu trình kinh doanh.
- Yêu cầu của hệ thống kế toán: (có thể là câu tự luận trong bài cuối kỳ)
+ Sự phê chuẩn: Các ghiệp vụ phát sinh phải được phê bởi người có thẩm quyền.
+ Tính có thực : Mọi tài sản, khoản nợ, giao dịch phải thực sự phát sinh liên quan tới DN tại
thời điểm báo cáo, không ghi khống, không ghi thừa.
+ Tính đầy đủ: Mọi tài sản, khoản nợ, giao dịch cần được ghi nhận một cách đầy đủ, không bỏ
sót.
+ Sự đánh giá: tài sản, khoản nợ phải được ghi theo giá trị thích hợp theo yêu cầu của pháp luật
=> Sự đánh giá liên quan đến nghiệp vụ xảy ra rồi, sau khi nó đã phát sinh 1 nghiệp vụ có thể
thay đổi, mình cần phải đánh giá: khoản phải thu, hàng tồn kho nếu bị suy giảm giá trị, có khả
năng ko thu hồi thì phải trích dự phòng; khoản phải trả, nợ phải trả có gốc ngoại tệ.
- BGĐ, các nhân viên kế toán ng ghi chép các nv thực hiện việc đánh giá
- Để đánh giá hệ thống kế toán trong đvi thì ktnn, ktđl xem xét phương pháp ghi chép, quá trình
lập chứng từ lên bctc, phương pháp chính sách…
+ Sự phân loại: tài sản, khoản nợ phải được phân loại thích hợp theo yêu cầu của pháp luật
+ Kịp thời: giao dịch, sự kiện phải được ghi nhận khi phát sinh một cách kịp thời
+ Chuyển số và tổng hợp chính xác: cộng dồn các sổ, tổng hợp các tài khỏan lên BCTC phải
được thực hiện một cách chính xác.
Trao đổi thông tin: là sự cung cấp thông tin trong đơn vị (từ cấp trên xuống cấp dưới, từ cấp
dưới lên cấp trên và giữa các bộ phận quan hệ ngang hàng) và với bên ngoài.
+ Việc trao đổi thông tin trong đơn vị về vai trò, trách nhiệm và các vấn đề quan trọng liên
quan đến BCTC...
3.3.1. Hệ thống thông tin liên quan đến hệ thống báo cáo tài chính bao gồm hệ thống kế
toán và chu trình kinh doanh
* Chu trình kinh doanh (Bán hàng, Mua hàng, Nhân sự, v.v.): Quy trình kinh doanh được thiết
kế gồm một loạt các hành động được thiết kế để tạo ra một kết quả nhất định. Chúng tạo ra các
giao dịch được ghi chép, xử lý và báo cáo bởi hệ thống thông tin của đơn vi.
* Hệ thống kế toán
- Bao gồm phần mềm kế toán, bảng tính điện tử, và các chính sách và thủ tục được sử dụng để
lập báo cáo định kỳ và báo cáo cuối niên độ

Xác nhận của BGĐ thì mới có các chứng từ, hóa đơn phê duyệt  đóng vai trò qtrong kiếm
soát hđ của dn

3.4. Các hoạt động kiểm soát:


- Kn: là các chính sách và thủ tục nhằm đảm bảo rằng các chỉ đạo của BGĐ được thực hiện.
Vd hàng tháng thủ quỹ ph kiểm kê và đối chiếu với giấy tờ đã ghi
Ai là ng có trách nhiệm gì, làm gì
Quy trình kiểm kê có thủ tục gì…
 Đều là các nội dung rất cụ thể ai lm gì, thực hiện gì,… ngăn ngừa các sai sót, phát hiện
sai sót đã xảy ra trong quá trình ghi chép để điều chỉnh lại số sách cho đúng với thực tế
3.4.1. Các hoạt động kiểm soát chính:
- Phê duyệt: Phê duyệt trc khi nó chính thức được xảy ra
Kiểm soát này giúp việc xác định thẩm quyền phê duyệt đối với các sự kiện hoặc giao dịch
thường xuyên hoặc không thường xuyên. Thẩm quyền phê duyệt có thể liên quan đến hoạt động
tuyền dụng, mua sắm, bán hàng. Trong đơn vị cần xây dựng quy trình nghiệp vụ, bao gồm ai
được quyền và được ủy quyền hoặc được ủy quyền phê duyệt đối với tất cả các nghiệp vụ, bạn
mức phê duyệt đối với các nghiệp vụ.
- Đánh giá hoạt động: đầu kỳ kh là bnh %, cuối kỳ đánh giá xem đạt đc bnh % kh đánh giá
xem có đạt, quá lớn?
Các hoạt động kiểm soát này bao gồm việc đánh giá và phân tích hoạt động thực tế so với kế
hoạch, so với dự báo hay với tình hình hoạt động của kỳ trước; đánh giá và phân tích mỗi liên
hệ giữa các dữ liệu khác nhau có liên quan, như dữ liệu về hoạt động và dữ liệu về tài chính,
đồng thời thực hiện việc phát hiện và sửa chữa, so sánh các số liệu nội bộ với nguồn thông tin
bên ngoài và đánh giá tình hình thực hiện chức năng hay hoạt động.
- Xử lý thông tin: hoạt động KS liên quan đến phần mềm kế toán, phần mềm quản lý
Hai nhóm hoạt động kiểm soát hệ thống được sử dụng phổ biến là kiểm soát chương trình ứng
dụng và kiểm soát chung về công nghệ thông tin:
+ Kiểm soát chương trình ứng dụng: được áp dụng cho việc xử lý từng ứng dụng riêng lẻ
+ Kiểm soát chung về công nghệ thông tin: là những chính sách và thủ tục liên quan tới nhiều
ứng dụng và hỗ trợ cho khả năng hoạt động hiệu quả của các kiểm soát chương trình ứng dụng
bằng cách giúp đảm bảo khả năng hoạt động bình thường của hệ thống thông tin.
(Bản thân phần mềm kt cũng có các hđ KS: mật khẩu riêng của mỗi nhân viên kt đảm bảo chỉ
nh ng có chức năng nhiệm vụ thì ms vào đc, anh a chỉ lm kế toán tscđ thì vào đc phần đó thôi,
kế toán tổng hợp, kế toán trưởng có thể vào hết)
- Các kiểm soát vật chất: thêm bộ phận ks người ra vào
+ Là các kiểm soát liên quan đến kiểm soát về an toàn hiện vật và các tiếp cận được phép đến
cơ sở vật chất của đơn vị, sổ sách kế toán, chương trình máy tính hay cơ sở dữ liệu
+ Phân chia nhiệm vụ: Một người có thể vừa thực hiện, vừa che dấu sai sót khi thực hiện nhiệm
vụ. Chính vì vậy khi thiết kế kiểm soát nội bộ cần giao cho những người khác nhau chịu trách
nhiệm về phê duyệt giao dịch, ghi chép giao dịch và trông coi, bảo quản tài sản. Việc phân
nhiệm nhằm giảm cơ hội cho bất cứ cá nhân nào có thể vừa vi phạm, vừa che dấu sai phạm
hoặc gian lận trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thông thường của mình.
3.4.2. Phân loại các kiểm soát chu trình kinh doanh:
- Kiểm soát ngăn ngừa: tránh lỗi hoặc sự không tuân thủ.
- Kiểm soát phát hiện: phát hiện lỗi hoặc sự không tuân thủ sau khi nó đã xảy ra.
- Kiểm soát sửa chữa: khắc phục các lỗi đã được phát hiện.
Ksnn hạn chế sai sót có thể xảy ra trc khi 1 nv xảy ra: hđ phê chuẩn
Ksph: phát hiện các lỗi đã xảy ra rồi, thủ tục kiểm kê htk
Kssc: khắc phục lỗi đã được phát hiện, sau khi kiểm kê thực hiện các bút toán điều chỉnh, xđ ai
đó có trách nhiệm thì ph đền bù
=> Ksnn quan trọng nhất: hạn chế sai sót xảy ra, ngăn ngừa trc vì nếu xảy ra r mới phát
hiện để sửa chữa, gây ra những thiệt hại nhất định
Làm sao để thiết kế được các hđ KS
 Dựa trên các rủi ro mà dn nhìn nhận ra để thiết kế các hđ KS
3.5. Giám sát các kiểm soát: là quy trình đánh giá hiệu quả hoạt động của kiểm soát nội bộ
trong từng giai đoạn. Gồm:
+ Giám sát thường xuyên: Diễn ra ngay trong quá trình hoạt động, thông qua các hoạt động
quản lý và giám sát.
VD: thực hiện bởi chính nv như ktt để ký xác nhận xem có thực hiện các hđ KS chưa hoặc của
chính nhân viên: vd trong bank có 1 ng kiểm soát viên giám sát, phê duyệt nghiệp vụ của nv
giao dịch
+ Giám sát tách biệt: Thường thực hiện qua các nhà quản lý và bộ phận KSNB.
VD: Kiểm toán nội bộ hàng năm, giám sát của các nhà quản lý cấp cao hơn (ie. GĐ)
4. Các nguyên tắc trong thiết kế kiểm soát nội bộ:
4.1. Nguyên tắc toàn diện: Phải bao trùm tất cả các nghiệp vụ, không được bỏ sót nghiệp vụ
4.2. Nguyên tắc 4 mắt: Trong tất cả các nghiệp vụ phải có ít nhất 2 người tham gia, 1 người
làm, 1 người kiểm tra.
4.3. Nguyên tắc cân nhắc lợi ích — chi phí: Hoạt động kiểm soát chỉ được thiết kế nếu lợi ích
mà nó mang lại lớn hơn chi phí để duy trì nó. Lợi ích của hđ ks phải lớn hơn cp mà nó phát sinh
4.4. Nguyên tắc phân công, phân nhiệm: Mỗi cá nhân,bộ phần trong đơn được phân công
công việc rõ ràng, khoa học, hợp lý, cần chịu trách nhiệm với công việc mà mình được giao,
ngoài ra cần tiến hành chuyên môn hóa trong các công việc hoặc nhiệm vụ cần thực hiện.
4.5. Nguyên tắc bất kiêm nghiệm: Quy định cách ly trách nhiệm thích hợp trong việc thực
hiện các công việc chứa nhiều rủi ro và hành vi lạm quyền gây nên (vd không phân công một
người vừa làm kế toán vừa làm thủ quỹ).
4.6. Các thủ tục phê chuẩn đúng đắn: Tạo ra nhiều quy trình phê chuẩn. Chứng từ và sổ sách
đầy đủ
4.7. Chứng từ và sổ sách đầy đủ: Các nghiệp vụ phát sinh phải lưu trữ chứng từ đầy đủ để
đảm bảo ghi nhận các giao dịch, để có thể kiểm soát sự vận động của tài sản và đảm bảo ghi sổ
chính xác
4.8. Bảo vệ tài sản vật chất và sổ sách: Đòi hỏi kiểm soát về an toàn hiện vật của các tài sản
và các tiếp cận được phép đến cơ sở vật chất của đơn vị, sổ sách, kế toán, chương trình máy
tính, hay cơ sở dữ liệu.
4.9. Kiểm tra độc lập: Nguyên tắc này đòi hỏi người thực hiện công việc phải độc lập trong
quá trình thực hiện công việc được giao, không chịu áp lực từ các cá nhân có liên quan hay các
cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khác, đồng thời cần độc lập trên mọi khía cạnh: tài
chính, nhân thân, chuyên môn sẽ đảm bảo khách quan, công bằng.
4.10. Phân tích rà soát: Là sự so sánh các số liệu từ các nguồn gốc khác nhau, tất cả mọi khác
biệt cần nhanh chóng phát hiện ra sai sót hoặc biến động bất thường để kịp thời đưa ra biện
pháp xử lý.
-Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ:
+Quy mô của DN.
+Đặc điểm cơ cấu tổ chức và quyền SH DN.
+Tính đa dạng và tính phức tạp trong hoạt động của DN.
+Phương pháp truyền đạt, xử lý, duy trì và tiếp cận thông tin của DN.
+Các yêu cầu mang tính luật pháp và quy định bắt buộc khác.
=> Các hạn chế vốn có của kiểm soát NB: KSNB dù hiệu quả đến đâu cũng chỉ có thể cung
cấp cho đơn vị một sự đảm bảo hợp lý để đạt được mục tiêu lập và trình bày BCTC của đơn vị:
(1) Yêu cầu thông thường là chi phí cho hệ thống kiểm soát nội bộ không được vượt quả
những lợi ích mà hệ thống đó mang lại: Chỉ thực hiện ksoat khi lợi ích > CP -> có một vài
lĩnh vực không thể kiểm toán quá chặt chẽ (vì khiến CP tăng lên quá nhiều)
VD: lắp camera giám sát thì cx không thể lắp ở tất cả mọi nơi trong đơn vị, chỉ lắp ở khu vực
cần thiết để CP không quá lớn.
(2)Phần lớn các thủ tục kiểm soát nội bộ thường được thiết lập cho các nghiệp vụ thường
xuyên, lặp đi, lặp lại, hơn là các nghiệp vụ không thường xuyên: KSNB thường được thiết
lập.....sai phạm sự kiến:
(3) Sai phạm của nhân viên xảy ra do thiếu thận trọng, sai lầm trong xét đoán, hoặc hiểu sai
hướng dẫn cấp trên
Do nvien thiếu thận trọng: người được giao nvu bản thân có thể có lúc k cẩn thận, or bị tác
động đến tâm lí or chưa có nhiều kinh nghiệm
(4) Các kiểm soát có thể bịvô hiệu hóa do sự thôngđồngcủa 2 haynhiều người hoặc bị Bangiám
đốc khống chế.
Vô hiệu hóa: VD nguyên tắc 4 mắt chỉ phát huy tác dụng khi 2 người đó thực sự độc lập vs
nhau. Trong TH 2 nvien đó thông đồng thì ntac k còn tác dụng nữa.
(5) Do sự biến động tình hình, các thủ tục kiểm soát có khả năng không còn thích hợp và do đó
không còn được áp dụng.
VD trc kia phân mỗi phòng ban 1 chức năng, nay ghép 2 phòng ban thì ks k chặt chẽ.
(6) Chứcnăng của phần mềm máy tính giúp phát hiện và báo cáo về giao dịch vượt hạn mức tín
dụng cho phép có thêt bị khống chế or vô hiệu hóa.
VD: Bản thân các phần mềm má tính có thể bị can thiệp
(7) Khi thế kế vfa thực hiện kiểm soát BGD có thể thực hiện các xét đoán về phạm vi, mức độ
cáckiểm soát mà BGD lựa chọn thực hiện và về phạm vi mức độ rủiro mà họ chấp nhận.
việc thiết kế do con ng quyết định và phụ thuộc và xét đoán của BGĐ. Khi BGĐ k nhận diện
được rủi ro thì chỗ đó sẽ k kiểm soát đc.
=> KSNB chỉ mang tính tương đối nên không thể kiểm soát hết các hoạt động của DN. Trong
việc thiết kế có tốt đến mấy thì vẫn có thể xảy ra sai sót khi thực hiện.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG KIỂM TOÁN
1. Cơ sở dẫn liệu
1.1. Khái niệm: Cơ sở dẫn liệu là các khẳng định của Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán một
cách trực tiếp hoặc dưới hình thức khác về các khoản mục và thông tin trình bày trong BCTC
và được kiểm toán viên sử dụng để xem xét các loại sai sót có thể xảy ra (VSA315)
- Có thể hiểu đơn giản:
+ Trách nhiệm của BGĐ là lập và trình bày BCTC. CSDL là các thông tin BGĐ đưa ra về accs
khoản mục trong BCTC.
+ Trách nhiệm của KTV là phải đi thu thập bằng chứng để đưa ra ý kiến về thông tin được trình
bày trên BCTC.
VD: Trên BCTC ghi đơn vị có TSCĐHH là 50 tỷ tức là BGD đã khẳng định là trong đơn vị tồn
tại TSCĐHH có giá trị còn lại (NG-HMLK) là 50 tỷ; đơn vị có quyền sở hữu với TSCĐ đó
1.2. Phân loại Cơ sở dẫn liệu:
*Đối với các giao dịch và sự kiện trong kỳ được kiểm toán cần đảm bảo:
+ Tính hiện hữu: giao dịch và sự kiện đã xảy ra và liên quan đến đơn vị.
+ Tính đầy đủ: Tất cả các giao dịch và sự kiện đã được ghi nhận.
+ Tính chính xác: số liệu và dữ liệu được ghi nhận phù hợp. VD doanh thu 100 thì ghi 100
+ Đúng kỳ: trong kỳ, đúng kỳ kế toán. VD: Dth BH của 2020 thì phải ghi nhận vào năm 2020
+ Tính phân loại: được ghi nhận vào đúng loại. VD: DTBH ghi vào 511, DTTC ghi vào 515
*Đối với số dư tài khoản vào cuối kì cần có:
+ Tính hiện hữu: TS, NPT, VCSH thực sự tồn tại.
VD: Ghi nhận có 100tr TM trong quỹ thì đúng là quỹ phải có 100tr; HTK ghi nhận có 100
laptop tại 31/12 thì khi kiểm kê phải có đúng 100 laptop ở kho.
+ Quyền và nghĩa vụ: đơn vị nắm giữ các quyền liên quan đến TS thuộc sở hữu của đơn vị và
nghĩa vụ đối với NPT.
VD: Ghi nhận tài sản ở TS thì phải có quyền sở hữu TS đó. Hàng ngta gửi bán hộ thì kp là
thuộc quyền sở hữu của DN. Nghĩa vụ áp dụng với NPT, đã ghi nhận thì có nghĩa vụ trả nợ
+ Tính đầy đủ: Tất cả TS, NPT, VCSH được ghi nhận đầy đủ.
+ Đánh giá và phân bổ: Được thể hiện trên BCTC theo giá trị phù hợp...
VD: Đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kì được đánh giá theo tỷ giá cuối kì. Đánh giá HTK,
khoản phải thu bị giảm giá trị thì cần trích lập dự phòng.
*Đối với các trình bày và thuyết minh:
+ Tính hiện hữu, Quyền và nghĩa vụ: các sự kiện, giao dịch và các vấn đề khác được thuyết
minh thực sự đã xảy ra và có liên quan đến đơn vị.
+ Tính đầy đủ: tất cả các thuyết minh cần trình bày trên BCTC đã được trình bày.
+ Phân loại và tính dễ hiểu: các thông tin tài chính được trình bày, diễn giải và thuyết minh hợp
lý, rõ ràng, dễ hiểu.
+ Tính chính xác và đánh giá: thông tin tài chính và thông tin khác được trình bày hợp lý và
theo giá trị phù hợp.
1.3. Cơ sở dẫn liệu và mục tiêu kiểm toán
+ KTV phải thu thập được bằng chứng kiểm toán cho từng CSDL đối với các nhóm giao dịch
và sự kiện trong kỳ được kiểm toán với số dư tài khoản vào cuối kỳ, với các trình bày và thuyết
minh.
+ Bằng chứng kiểm toán liên quan đến một CSDL không thể bù đắp cho việc cho việc thiếu
bằng chứng kiểm toán liên quan đến một CSDL khác.
+ Các thử nghiệm có thể cung cấp bằng chứng kiểm toán cho nhiều CSDL cùng một lúc.
VD: + Chỉ kiểm đếm (bằng chứng về tính hiện hữu) thì không thể xác mình được HTK có thực
sự thuộc quyền sở hữu của DN hay không
+ Bằng chứng từ việc kiểm kê và kiểm tra hóa đơn mua hàng thì có thể chứng minh cho cả 2
CSDL về tính hiện hữu và quyền.
2. Bằng chứng kiểm toán:
2.1. Khái niệm
- Bằng chứng kiểm toán là những thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc kiểm toán, được KTV
thu thập để làm cơ sở cho những ý kiến, nhận xét của mình trên BC kiểm toán (BCKT)
Đa dạng: hóa đơn, chứng từ, biên bản họp, kq kiểm kê, thư xác nhận
VD: Kiểm toán khoản mục doanh thu: hóa đơn, nhật ký bán hàng, sổ cái, sổ chi tiết mà nơi
những nghiệp vụ bán hàng ghi nhận, thư gửi KH xác nhận các giao dịch, kết quả kiểm kê HTK
=> Bằng chứng KT là cơ sở chứng minh cho BCKT và thực chất của giai đoạn thực hiện kiểm
toán là quá trình thu thập bằng chứng KT.
2.2. Phân loại bằng chứng kiểm toán
- Phân loại theo nguồn gốc bằng chứng kiểm toán:
+ Bằng chứng do KTV tự tính toán: Kết quả kiểm kê, tự tính toán lại
+ Bằng chứng do bên ngoài cung cấp: Đối thủ cạnh tranh, NHI, bạn hàng, đối tác,...
+ Bằng chứng thu thập từ các nguồn thông tin đại chúng.
+ Bằng chúng do đơn vị được kiểm toán cung cấp. Thực sự đáng tin cậy nếu KSNB của đơn vị
được kiểm toán thực hiện hiệu quả.
- Phân loại theo hình thức thể hiện:
+ Bằng chứng vật chất: Kết quả kiểm kê
+ Bằng chứng tài liệu: Hóa đơn, chứng từ, sổ sách. Độ tin cậy phụ thuộc nguồn gosc và tính
nguyên bản.
+ Bằng chúng lời nói: phỏng vấn BGD, nhân viên,... Độ tin cậy không cao và cần kết hợp nhiều
bằng chứng khác.
2.3. Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán:
a. Tính thích hợp: Chỉ chất lượng hay độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán.
+ Nhân tố ảnh hưởng: Nguồn gốc BC, dạng của BC, KSNB.
b. Tính đầy đủ: Là chỉ số lượng BC KTV thu thập và đưa ra ý kiến.
+ Nhân tố ảnh hưởng: Tính thích hợp, trọng yếu, mức độ rủi ro, kinh nghiệm xét đoán của KTV
*Chú ý: Độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán giảm dần theo các mức độ sau đây:
a. Bằng chứng do KTV thu thập, bằng chứng do bên thứ 3 cung cấp
b. Bằng chứng từ những chứng từ kế toán hình thành trong điều kiện KSNB có hiệu lực cao.
c. Bằng chứng từ những chứng từ phát sinh trong điều kiện KSNB chưa có hiệu lực cao
d. Bằng chứng miệng.
2.4. Các kỹ thuận thu thập bằng chứng kiểm toán:
2.4.1. Kiểm tra đối chiếu:
- KTV trực tiếp kiểm tra, đối chiếu, xem xét các tài liệu, sổ sách, TSHH đề kiểm tra tính đúng
đắn của sổ sách kế toán và sự tồn tại, quyền sở hữu của các TS vật chất đó.
*Kiểm tra vật chất: Trực tiếp kiểm kê, chứng kiến kiểm kê TS thực tế về HTK, MMTB,... rồi
đối chiếu sổ sách kế toán.
+ Ưu: Chứng minh được tính hiện hữu.
+ Nhược: Không CM được quyền sở hữu, không đếm được TSVH.
2 cách tiến hành kiểm kê: Khác nhau dựa vào mục tiêu kiểm toán
1. Tính hiện hữu: Danh mục TS (sổ sách)  tài sản thực tế
Mình cần đi ktra là bctc, cần xuất phát từ đó xem ts mà có trên số sách có thật hay ko
2. Tính đầy đủ: Tài sản thực tế  danh mục TS (sổ sách)
*Kiểm tra tài liệu: Xem xét đối chiếu tài liệu, văn bản, sổ sách...
+ Ưu: Xem xét được các khoản mục, thấy được giá trị của nó, CM được quyền sở hữu.
+ Nhược: Tốn thời gian.
2 cách tiến hành kiểm kê: Khác nhau dựa vào mục tiêu kiểm toán
1. Tính hiện hữu: Từ sổ sách  chứng từ
2. Tính đầy đủ: Từ chứng từ  sổ sách
2.4.2. Quan sát
- Khái niêm: KTV xem xét, chứng kiến tận mắt quả trình xử lý nghiệp vụ do cán bộ, công nhân
viên thực hiện => xem qui định được tuân thủ không.
Cho KTV những nghiên cứu, đánh giá về KSNB của DN.
+ Ưu: Bằng chứng khách quan, tin cậy.
+ Nhược: Mang tính chất thời điểm.
2.4.3. Xác nhận:
- Khái niệm: là việc thu thập, xác nhận của bên thứ 3 về các thông tin liên quan đến đối tượng
được kiểm toán.
+ Ưu: Khách quan, đáng tin cậy.
+Nhược: Phụ thuộc vào trình độ, tính độc lập, tốn thời gian.
- Có 2 cách xác nhận:
+ Thư xác nhận khẳng định: yêu cầu phúc đáp trong mọi TH.
+ Thư xác nhận phủ định: Chi phức đáp trong TH đồng ý.
+ Đóng: số liệu điền sẵn
+ Mở: số liệu cần hỏi để trắng, người nhận điền.
- Các bước gửi thư xác nhận:
B1: Soạn thu xác nhận, xác định thông tin, đối tượng khách hàng cần xác nhận
B2: Chọn loại thư xác nhận: điền số liệu or không điền số liệu hoặc thư xác nhận khẳngđịnh
hay thư xác nhận phủ định
B3: Trình ban giám đốc đơn vị để lấy chữ ký hoặc phê duyệt
B4: Gửi trực tiếp tới bên thứ 3 để nhờ xác nhận thông tin theo yêu cầu.
B5: Nhận thư xác nhận
*Người soạn thư là KTV
*Ý kiến: “Để đảm bảo nhận được thư trả lời xác nhận, BGD công ty được kiểm toán cần trực
tiếp gửi và nhận trả lời thư xác nhận” là sai.
=> KTV cần phải kiểm soát toànbộ quá trình xác nhận để tránh xảy ra trường hợp xấu như
BGD công ty được kiểm toán có thể chỉnh sửa số liệu xác nhận hoặc thông đồng với bên xác
nhận.
*Ưu điểm: Khách quan, đáng tin cậy, đặc biệt dưới dạng văn bản.
*Nhược điểm: Phụ thuộc tính độc lập, trình độ bên t3; Chi phí thực thi khá lớn và do đó
phạmvi áp dụng tương đối giới hạn, nhất là khi đơn vị được kiểm toán có quy mô lớn, quan hệ
rộng, đa quốc gia.
2.4.4. Phỏng vấn: Định hướng cho KTV, củng cố KL cho KTV
- Phỏng vấn là Thu thập thông tin qua việc trao đổi, trò chuyện với những người trong hoặc
ngoài đơn vị được kiểm toán.
- KTV cần: chuẩn bị câu hỏi trước, phỏng vấn nhiều người, có kinh nghiệm, quan sát thái độ,...
+ Ưu: Nhanh, mở rộng, có căn cứ xét đoán
+ Nhược: phụ thuộc tâm lý người bị phỏng vấn, kỹ năng phỏng vấn.
2.4.5. Tính toán
- Khái niệm: là việc KTV kiểm tra trực tiếp, tính toán lại các phép toán trên sổ sách, chứng từ
kế toán hoặc các bảng biểu,... kiểm tra số lượng, đơn giá, sự chính xác số học,...
VD: Tính lãi cho vay, chi lãi tiền gửi, khấu hao TSCĐ, thuế,...
+ Ưu: Tin cậy về mặt số học (chính xác).
+Nhược: Phức tạp, tốn thời gian.
2.4.6. Phân tích
- Khái niệm: việc KTV thu thập các thông tin tàibchính và phi tài chính từ những cá nhân có
hiểu biết bên trong và bên ngoài đơn vị.
+ So sánh thông tin kì này với kỉ trước.
+ Số liệu thực tế với kế hoạch.
+ Chỉ tiêu đơn vị với bình quân ngành.
+ Thông tin TC với thông tin phi TC.
- Ý nghĩa:
+Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác, nhằm xác định thủ
tục kiểm toán thích hợp cho mục tiêu kiểm toán cụ the.
+ Phân tích tổng thể BCTC lần cuối, kết luận về sự phù hợp trên các khía cạnh trọng yếu của
BCTC với những hiểu biết của mình về tình hình kinh doanh của đơn vị
2.5. Xét đoán bằng chứng kiểm toán
- Những bằng chứng ghi thành văn bản có độ tin cậy cao hơn bằng chứng bằng lời nói.
- Bằng chứng nguyên bản có giá trị hơn bằng chứng sao chụp
- Bằng chứng thu thập từ các nguồn bên ngoài có độ tin cậy cao hơn bằng chứng được cung cấp
bởi đơn vị được kiểm toán.
- Bằng chứng do KTV tự tính toán, thu thập được có độ tin cậy cao hơn bằng chứng dongười
khác cung cấp.
- Bằng chứng thu thập từ nhiều nguồn khác nhau ở nhiều dạng khác nhau cùng chứng minh cho
một vấn đề có độ tin cậy cao hơn bằng chứng đơn lẻ.
*Nếu các bằng chứng khác nhau từ các nguồn khác nhau cho kết quả trái ngược nhau thì KTV
phải hết sức thận trọng, phải giải thích được các sự khác biệt đó.
3. Sai sót
- Là sự khác biệt giữa giá trị, cách phân loại, trình bày hoặc thuyển minh của một khoản mục
trên BCTC với giá trị, cách phân loại, trình bày hoặc thuyết minh của khoản mục đó theo khuân
khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. Sai sót có thể phát sinh do nhầm lẫn hoặc gian
lận.
3.1. Gian lận
- Khái niệm: là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong BQT, BGĐ, các nhân viên hoặc bên
thứ 3 thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất chính hoặc bất hợp pháp.
- Đặc điểm:
+ Có động cơ, áp lực thực hiện hành vi gian lận
+ Có cơ hội.
+ Hợp lý hóa hành vi gian lận.
- Hình thức:
+ Lập BCTC gian lận: Cố ý bỏ sót số liệu hoặc thông tin để lừa dối người sử dụng. (xuyên tạc,
làm giả, cố ý áp dụng sai nguyên tắc kế toán liên quan đến các số liệu, phân loại và các thức
trình bày hoặc thuyết minh,...)
+ Biển thủ tài sản: Biển thủ khoản phải thu, lấy cắp TS, dùng TS của đơn vị để đem lại lợi ích
cá nhân.

3.2. Nhầm lẫn


- Khái niệm: hành vi dẫn đến sai sót là không cố ý.
- Biểu hiện:
+ Lỗi về tính toán số học hay ghi chép sai.
+ Bỏ sót hoặc hiểu sai sự việc.
+ Áp dụng sai chế độ kế toán, tài chính nhưng không cố ý.
3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến gian lận và nhầm lẫn
*Nhân tố bên trong
+ Trình độ và đạo đức của các nhà quản lý
+ Trình độ và ý thức nhân viên
+ Lương của cán bộ nhân viên
+ Cơ cấu tổ chức bộ máy
+ Tính chất của ngành nghề và đơn vị
+ Đặc tính của tài sản
+ Thiếu sót của hệ thống kế tóan và KSNB,..
*Nhân tố bên ngoài
+ Sức ép bất thường lên doanh nghiệp
+ Chính sách pháp luật thiếu đồng bộ, nhiều điểm yếu, kẽ hở,..
+ Các biến động kinh tế vĩ mô: lạm phát, lãi suất, tỷ giá,...
+ Đối thủ cạnh tranh
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế
+ Môi trường kỹ thuật công nghệ, Khi DN chuyển sang một lĩnh vực mới,...

4. Trách nhiệm BGĐ đơn vị được kiểm toán


- Phải đặc biệt chú ý đến việc ngăn ngừa gian lận, thuyết phục các cá nhân không thực hiện
hành vi gian lận.
5. Trách nhiệm KTV
- Đảm bảo hợp lý BCTC, xét trên phương diện tổng thể còn sai sót trọng yếu không.
- Duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốt cuộc kiểm toán.
- Thiết kế thủ tục kiểm toán bổ sung.
- Bảy tỏ ý kiến trên BC kiểm toán
- Bảo mật thông tin của khách hàng trong những trường hợp được phép.
- Rút lui khỏi hợp đồng.
6. Trọng yếu
- Khái niệm: thuật ngữ thể hiện tầm quan trọng của thông tin trong BCTC.
- Thông tin được coi là trọng yếu: Nếu có sự thiếu hoặc thiếu chính xác của thông tin đó ảnh
hưởng đế các quyết định kinh tế của người sử dụng.
- KTV cần xác nhận BCTC không còn sai sót trọng yếu.
- Trọng yếu là 1 khái niệm mang tính tương đối.
- Tính 2 mặt của trọng yếu: định lượng: Bao nhiêu là trọng yếu và định tính: Bản chất của việc
xảy ra sai phạm.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định tính trong yếu:
+ Đặc điểm của từng đơn vị vfa từng loại nghiệp vụ
+ Bản chất của thông tin, tàm quan trọng của khoản mục
+ Phụ thuộc vào yêu cầu của pháp luật và các quy đinh cụ thể.
+ Xét đoán chuyên môn của KTV
7. Mức trọng yếu:
7.1. Khái niệm: là một mức giá trị do KTV xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất
của thông tin trong hoàn cảnh cụ thể.
- Mức trọng yếu dùng để:
+ Các thủ tục kiểm toán cần thực hiện.
+ Ảnh hưởng của các sai sót được phát hiện trong quá trình kiểm toán.
7.2. Mức trọng yếu thực hiện
- Khái niệm: là mức giá trị do KTV xác định ở mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể
BCTC nhằm giảm khả năng ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh và không được
phát hiện vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC.
- Được xác định dựa trên xét đoán chuyên môn của KTV, hiểu biết về đơn vị được kiểm toán,
sai sót được phát hiện trong cuộc kiểm toán trước.... Thông thường: 50-75% mức trọng yếu.
7.3. Các bước vận dụng mức trọng yếu
Bước 1: Xác định mức trọng yếu, mức trọng yếu thực hiện đối với tổng thể BCTC.
Bước 2: XĐ mức trọng yếu, mức trọng yếu thực hiện áp dụng cho từng nhóm giao dịch, số dư.
Bước 3: Thực hiện các thủ tục kiểm toán.
Bước 4: Đánh giá ảnh hưởng của sai sót.
Bước 5: Hình thành ý kiến kiểm toán.
7.4. Ý kiến của KTV
- Chấp nhận toàn bộ
=> Đánh giá ảnh hưởng sai sót BCTC < Mức trọng yếu thực hiện BCTC
=> Đánh giá ảnh hưởng sai sót khoản mục, giao dịch < Mức trọng yếu, mức trọng yếu thực hiện
- Chấp nhận từng phần
=> Đánh giá ảnh hưởng sai sót BCTC < Mức trọng yếu thực hiện BCTC
=> Đánh giá ảnh hưởng sai sót khoản mục, giao dịch ≥ Mức trọng yếu, mức trọng yếu thực hiện
8. Rủi ro kiểm toán:
- Khái niệm: là rủi ro KTV đưa ra ý kiến kiểm toán không phù hợp khi BCTC đã được kiểm
toán còn chứa đựng sai sót trọng yếu.
=> Rủi ro kiểm toán là hệ quả của rủi ro có sai sót trọng yếu (rủi ro tiềm tàng, rủi rỏ kiểm
soát)& RR phát hiện.
Rủi ro tiềm tàng (IR)=>Rủi ro kiểm soát (CR)=>Rủi ro phát hiện (DR)=>Rủi ro kiểm toán
(AR)
AR=IR.CR.DR.
AR=const
=> DR = IR ∗ CR
IR VÀ CR: KTV chỉ có thể đánh giá không thể tác động
AR=const
=> DR thấp nhất = IR cao ∗ CR cao
=> RR tiềm tàng cao, RR kiểm soát cao => RR phát hiện thấp nhất => DN bỏ sót nhiều sai
phạm=> KTV ktra nhiều công việc hơn đảm bảo BCTC không còn sai sót trọng yếu => KTV
bở sót sai phạm là thấp nhất
Các nhân tố ảnh hưởng VĐ
Rủi ro tiềm - Là rủi ro tiềm ẩn vốn có, do khả - Quy mô tổng thể, cơ cấu Quan tâm
tàng năng cơ sở dẫn liệu của một nhóm tổ chức DN Đánh giá
(luôn luôn giao dịch, số dư tài khoản hay thông - Bản chất công việc kinh xem cao
tồn tại gì tin thuyết minh có thể chứa đựng sai doanh, lĩnh vực hoạt động hay thấp
thiết kế sót trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay kinh doanh và đặc điểm của để thiết
KSNB hay tổng hợp lại, trước khi xem xét đến đơn vị. kế thủ tục
chưa) bất kì kiểm toán nào có liên quan. -Tính phức tạp của các và thời
VD: DN Xăng dầu: RR tỷ giá ảnh nghiệp vụ, hướng dẫn mới gian kiểm
hưởng BCTC vào cuối năm nếu nắm về xử lý các nghiệp vụ... toán cho
giũ khoản tiềnngoại tệ or nợ ncc tiền - Quy mô số dư tài khoản phù hợp
ngoại tệ đánh giá lại vào thời điểm nhằm giải
cuối năm, RR cháy nổ ảnh hưởng thiểu
đến CP trra trướcvà thiết kế bể chứa rủiro phát
theo đúng quy định (TS liên quan hiên
đến chứa đựng ghi nhận là TSCD xuống
hay CCDC) mức thấp
Rủi ro - Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu, - Môi trường kiểm soát nhất có
kiểm soát khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, đối - Các nghiệp vụ mới thể.
(luôn luôn với cơ sở dẫn liệu của một nhóm - Hệ thống kế toán
tồn tại) giao dịch, số dư tài khoản hay thông - Vấn đề nhân sự
tin thuyết minh mà KSNB của đơn vị - Vấn đề về tổ chức
không thể ngăn chặn hoặc không - Tính thích hợp, đầy đủ,
phát hiện và sửa chữa kịp thời. hiệu lực của các hoạt động,
- Cá nhân gây lên rủi ro kiểm soát: trình tự kiểm soát.
Giám đốc, kế toán, thủ quỹ, nhân
viên mới, phòng kế hoạch,... (cá
nhân liên quan đến KSNB đều ảnh
hưởng)
Rủi ro - Là rủi ro mà trong quá trình - Trình độ, năng lực, kinh Họ sử dụng thủ
phát hiện kiếm toán, các thủ tục mà nghiệm của KTV. tục kiểm toán
KTV thực hiện nhằm giảm - Sự xét đoán của KTV về nào, công việc
rủi ro kiểm toán xuống mức rủi ro có sai sót trọng yếu ji, lập kế hoạch
thấp nhất có thể chấp nhận không chính xác, do đó đã kiểm toán ra sao,
được nhưng không thể phát áp dụng các phương pháp, thời gian kiểm
hiện hết sai sót trọng yếu khi phạm vi kiểm toán không toán để giảm RR
xét riêng lẻ hay tổng hợp lại. thích hợp. phát hiên xuống
- Do sự gian lận, đặc biệt là mức thấp nhất
sự gian lận có hệ thống từ
Ban Giám đốc
*Chú ý:
- KTV không tác động được đến rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát (chúng thuộc yếu tố nội tại
của đơn vị được kiểm toán). KTV tác động được vào RR phát hiện.
- KTV sẽ kiểm soát rủi ro kiểm toán thông qua rủi ro phát hiện.
- Rủi ro phát hiện chỉ có thể giảm bớt mà không loại trừ hoàn toàn, một số rủi ro phát hiện sẽ
luôn tồn tại (Hạn chế vốn có của cuộc kiểm toán).
- KTV cần quan tâm đến rui ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát vì:
1. Thông qua đó hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môitrường củađơn vị, tong đó có
KSNB, từ đócung cấp cơ sở cho việc thiết kế và thực hiện các biện pháp xử lý đối với rủi ro có
sai sót trọng yếu đã được đánh giá.
2. Cần đánh giá rủi ro tiềm tàng vfa rủi ro kiểm soát để xác định rủi ro phát hiện, vì rủi ro tiềm
tàng và rủi ro kiểm soát quyết đinhj đênskhoois lượng, quy mô, phạm vi chi phí, hạn chế và
thời gian kiểm toán. Nếu rủiro tiềm tàng và rủi ro kiểm soátđều cao thì KTV phải dự kiến rủi ro
phát hiện cần đạt được là thấp và ngược lại.

=> Xác định rủi ro gặp phải trong quá trình kiểm toán ntn => thiết kế và thực hiện thủ tục kiểm
toán phù hợp giảm rr phát hiện xuống mức thấp nhất có thể
=> Để giảm DR thì KTV phải: tăng khối lượng công việc, tăng thủ tục kiểm toán, mở rộng
phạm vi kiểm toán... tức làm nhiều công việc hơn.
*Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Trọng yếu là khái niệm chỉ tầm quan trọng của thông tin. Thông tin được coi là trọng yếu, càng
trọng yếu thì KTV sẽ tăng cường thời gian và chi phí tiến hành kiểm toán thông tin đó => Rủi
ro kiểm toán sẽ giảm đi.Nếu thông tin ít trọng yếu => Thời gian và Cp cho nó ít đi => Rủi ro
kiểm toán có thể tăng lên.
- Trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ ngược chiều. Khi mức trọng yếu tăng lên (giá
trị sai phạm có thể bỏ qua tăng lên) thì khả năng mắc các sai phạm (rủi ro kiểm toán) sẽ giảm đi
và ngược lại. Việc nắm mối quan hệ trên sẽ giúp các kiểm toán viên xác định thời gian, phạm vi
và nội dung của cuộc kiểm toán,
9. Doanh nghiệp hoạt động liên tục:
- DN được coi là hoạt động liên tục trong một tương lai gần có thể dự đoán được (ít nhất 1 năm
kể từ ngày kết thúc liên độ kế toán) nếu nó không có ý định hoặc yêu cầu phải giải thể, ngừng
hoạt động hoặc thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động.
VD: BCTC kt ngày 31/12/2021, lập trên giả định hoạt động liên tục => 31/12/2022 ko có dấu
hiệu giải thể,...
9.1. Dấu hiệu mặt tài chính:
- NPT>TS, NPT ngắn hạn > TS lưu động.
- Đơn vị có các chỉ số tài chính xấu dưới mức trung bình.
- Lỗ trong hoạt động kinh doanh lớn hoặc cỏ sự suy giảm lớn về mặt giá trị TS được dùng để
tạo ra luồng tiền.
- Không có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn và các chủ nợ yêu cầu phải thanh toán
9.2. Các dấu hiệu về mặt hoạt động
- Thiếu thành phần lãnh đạo chủ chốt mà không được thay thế.
- Mất một thị trường lớn, mất giấy phép bản quyền,...
- Đơn vị có khó khăn về tuyển dụng lao động.
9.3. Trách nhiệm của KTV
- Phải xem xét sự phù hợp của giả định “hoạt động liên tục” mà đơn vị đã sử dụng để lập và
trình bày BCTC. Nếu giả định không phù hợp mà BCTC vẫn được lập trên cơ sở đó hoặc nếu
giả định “hoạt động liên tục” là phù hợp nhưng có yếu tố không chắc chắn thì KTV phải nếu ý
kiến trong phần ý kiến của KTV.
10. Tài liệu và hồ sơ kiểm toán
10.1. Tài liệu kiểm toán
- Là các ghi chép và lưu trữ trên giấy và các phương tiện khác về các thủ tục kiểm toán đã thực
hiện, các bằng chứng kiểm toán có liên quan đã thu thập và kết luận của KTV.
- Tài liệu kiểm toán cung cấp:
+ Bằng chứng của cơ sở đưa ra kết luận của KTV về việc đạt được mục tiêu tổng thể của KTV.
+ Bằng chúng cho thấy cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện phù hợp với các quy
định của các chuẩn mực kiểm toán, pháp luật và các quy định có liên quan.
- Chức năng:
+ Phục vụ cho việc phân công phối hợp thực hiện cuộc kiểm toán.
+ Làm cơ sở cho báo cáo kiểm toán.
+ Làm cơ sở pháp lý cho công việc kiểm toán.
+ Làm tài liệu cho kỳ kiểm toán sau.
10.2. Hồ sơ kiểm toán:
- Là tập hợp các tài liệu kiểm toán do KTV thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ theo một trật
tự nhất định làm bằng chứng cho một cuộc kiểm toán cụ thể.
- Tài liệu trong hồ sơ kiểm toán được thể hiện: Trên giấy, trên phim ảnh, trên phương tiện tin
học hay bất cứ phương tiện lưu trữ nào khác theo quy định PL,...
=> Hồ sơ kiểm toán liên quan TRỰC TIẾP tới bằng chứng kiểm toán.
CHƯƠNG IV
PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN VÀ KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN
1. Phương pháp kiểm toán
- Là sự kết hợp có hệ thống các thủ tục kiểm toán để thu thập các hiểu biết về đơn vị được kiểm
toán và môi trường của đơn vị trong đó có KSNB, nhằm xác định và đánh giá rủi ro có sai sót
trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ BCTC hoặc cấp độ cơ sở dẫn liệu (CSDL) và xử
lý các rủi ro đã được đánh giá.
Phương pháp kiểm toán khác gì so với thủ tục kiểm toán – đây là đơn lẻ. Ngoài ra, Không phải
cuộc kiểm toán nào cũng thực hiện như nhau, phải phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động của đơn
vị, sai sót có thể xảy ra nên cần kết hợp thực hiện thủ tục kiểm toán có hiệu quả.
1.1. Phương pháp kiểm toán đối với rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ BCTC
- Nhấn mạnh với nhóm kiểm toán về sự cần thiết phải suy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp.
- Bổ nhiệm những thành viên trong nhóm kiểm toán có kinh nghiệm hoặc có kỹ năng chuyên
môn đặc biệt, sử dụng chuyên gia.
- Tăng cường giám sát.
- Kết hợp các yếu tố không thể dự đoán trước khi lựa chọn các thủ tục kiểm toán tiếp theo cần
thực hiện.
- Thực hiện những thay đổi chung đối với nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm
- Đánh giá tính hữu hiệu của môi trường kiểm soát trong đơn vị được kiểm toán.
1.2. Phương pháp kiểm toán đối với rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ CSDL:
1.2.1. Thử nghiệm kiểm soát:
- Thử nghiệm kiểm soát: Là các thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm đánh giá tính hữu hiệu,
hiệu lực của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn ngừa, hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót
trọng yếu ở cấp độ CSDL.
- Tìm hiểu KSNB: Văn bản, quy định của BGĐ.
=> Thử nghiệm kiểm soát: Xem xem nhân viên có tuân thủ không. => Đưa ra tư vấn cho BGĐ.
- KTV kỳ vọng: Các kiểm soát hoạt động hiệu quả và có thể ngăn chặn hoặc phát hiện, sửa chữa
một sai sót trọng yếu trong một CSDL.
*Chú ý: Thử nghiệm kiểm soát không phải lúc nào cũng được thực hiện, khi KSNB được đánh
giá tốt thì mới dùng thử nghiệm kiểm soát.
HĐKS#TNKS =>HĐKS: do BGD&nhân viên trong đơn vị thực hiện đảm bảo an toàn tài sản
và hoạt động kinh doanh hiệu quả.TNKS: Đánh giá chất lượng KSNB thực hiện ntn để khoanh
vùng rủi ro.
VD: HĐKS: Mọi phiếu chi đều phải được kế toán trưởng phê duyệt; Cuối tháng bộ phận kế
toán thực hiện đối chiếu công nợ với các KH; Hàng tháng kế toán thanh toán vf thủ quỹ kiểm
kê tiền mặt và đối chiếu với sổ quỹ.
TNKS: Chọn mẫu một số phiếu chi để kiểm tra xem phiếu chi có được phê duyệt bởi kế toán
trưởng hay không; Thu thập một số biên bản đốichiếu công nợ để kiểm tra xem thủ tục đối
chiếu công nợ có được thực hiện thường xuyên không; Thu thập biên bản kiểm kê tiền mặt
hàng tháng kiểm tra chữ ký của những người có trách nhiệm liên quan.
Trình tự tìm hiểu KSNB Trình tự đánh giá tính hiệu lực của KSNB
(1) Hình dung quy trình nghiệp vụ lý tưởng (1) Nắm vững, mô tả rõ ràng, chi tiết quy trình
(tốt nhất) về nghiệp vụ đang được kiểm toán. nghiệp vụ hiện hành được qui định. (Văn bản).
(phụ thuộc vào trình độ, an hiểu của KTV). (2) Kiểm tra, áp dụng thử nghiệm kiểm soát để
(2) Xem xét quy trình nghiệp vụ hiện tại của xem trong thực tế qui trình nghiệp vụ đó diễn
đơn vị được kiểm toán. (thể hiện bằng Vb là ra như thế nào.
các chế độ, quy trình xử lý nghiệp vụ của (3) So sánh giữa qui trình nghiệp vụ đã được
đươn vị). qui định với qui trình nghiệp vụ diễn ra trong
(3) So sánh quy trình nghiệm vụ hiện tại với lý thực tế.
tưởng. (4) Chỉ ra những khác biệt, phân tích nguyên
(4) Trên cơ sở đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu nhân và hậu quả của sự khác biệt.
của đơn vị được kiểm toán, vùng tiềm ẩn rủi ro
trong quy trình.

VD: DN bánh kẹo


- Rủi ro: Bị hỏng: Quá hạn sử dụng=> Đẩy nhanh tốcđộ bán hàng, (quá trình lưu kho, vận
chuyển,): giảm giá khi hàng sắp hết hạn: kiểm kê thời gian sử dụng, quy định về việc sắp xếp
hàng hóa trên kệ bán, trong kho
Điều kiện bảo quản (nhiệt độ, độ ẩm, quá trình vận chuyển, quá trình lưu kho)=> Kiểm soát
nhiệt độ, độ ẩm, quy định về nhiệt độ, độ ẩm đối với từng loại hàng hóa: tự động, tự điều chỉnh;
tủ, kệ hàng,...
=> KSNB lý tưởng
=> KSNB thực tế (thiết kế): tự động thì tốn tiền => thủ công (nhân viên tự điều chỉnh): quy
điinh của DN. KSNB thực tế so với KSNB lý tưởng: yếu hơn. RRKS thưc tế cao hơn so với lý
tưởng => RRKS lần 1
=> KSNB thực tế (vận hành): nhân viên không tuân thủ quy định => RRKS lần 2 so với RRKS
lần 1 cao hơn
=> Xác định mạnh, yếu,.. (KL, đánh giá)
=> Việc thiết kế thử nghiệm kiểm soát nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán phù hợp bao gồm
việc xác định các điều kiện (tính chất hoặc thuộc tính) cho thấy kiểm soát đã được thực hiện, và
các điều kiện sai lệch cho thấy kiểm soát không được thực hiện như đã thiết kế.
=> Sau khi kết thúc 2 giai đoạn có thể đưa ra đánh giá về rủi ro KSNB.
=> KẾT LUẬN: Thử nghiệm kiểm soát nhằm đánh giá đơn vị được kiểm tán có vận hành và
thực hiện theo đúng quy định vs quy trình nghiệp vụ thực tế thực hiện.
- Ưu và nhược điểm của thử nghiệm kiểm soát.
+ Ưu điểm
Xét đến các rủi ro có thể phát sinh trong mối quan hệ giữa các mảng nghiệp vụ, tác động
với nhau, cung cấp cái nhìn hệ thống. & Mang tính định hướng tương lai.
+ Nhược điểm
Chưa thu thập được những bằng chứng kiểm toán trục tiếp, BCKT có độ tin cậy cao về số
liệu của hệ thống kế toán.& Thực tế, đặc biệt là trong kiểm toán BCTC không bao giờ được bỏ
thử nghiệm kiểm toán cơ bản
1.2.2. Thử nghiệm cơ bản
- Khái niệm: là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm phát hiện các sai sót trọng yếu ở cấp độ
CSDL. Cơsở để thực hiện TNKS là rủi ro kiểm soát.
- Các thử nghiệm cơ bản bao gồm:
+ Thủ tục phân tích.
+ Kiểm tra chi tiết (các nhóm giao dịch, số dư TK và thông tin thuyết minh)
a. Thủ tục phân tích
- Thời điểm: Được tiến hành khi lập kế hoạch kiểm toán và khi hoàn tất kiểm toán.
- Tác dụng: Cho phép KTV có cái nhìn khái quát về tình hình hoạt động và tình hình TC của
KH, phát hiện những điều không hợp lý, bất thường, biến động lớn và trọng tâm trọng yếu
trong kiểm toán.
b. Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ, số dư tài khoản
- KTV sẽ phải kiểm tra trực tiếp, cụ thể toàn bộ hoặc một số các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hay
số dư TK.
=>Thu thập bằng chứng kiểm toán để chứng minh cho CSDL của các khoản mục.
*Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ
- Mục đích kiểm tra chi tiết nghiệp vụ:
+ Nghiệp vụ có được phê chuẩn đúng đắn không.
+ Thu thập bằng chứng CM cho CSDL của các khoản mục.
- Cách thức:
+ Xác định nghiệp vụ cần kiểm tra
+ Kiểm tra chứng từ kế toán
+ Tính toán số liệu
+ Xác định TK đối ứng
*Kiểm tra chi tiết số dư tài khoản
- Mục đích kiểm tra số dư TK: Thu thập bằng chứng CM cho CSDL ở các khoản mục, số dư
TK trên bảng cân đối tài khoản, cân đối kế toán.
- Cách thức.
+ Xác định những TK kiểm tra
+ Đánh giá số dư: có thật (lấy xác nhận từ bên thứ 3), có đúng về giá trị
+Số dư TK là kết quả của quá trình hạch toán nhiều nghiệp vụ => phải kiểm tra xem có đầy đủ
chứng từ, hạch toán có chính xác không
=> Với việc thực hiện kiểm tra chi tiết tới chứng từ gốc, thử nghiệm cơ bản mang lại bằng
chứng đầy đủ và thích hợp, chứng minh cho các rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ CSDL, làm
cơ sở đưa ra ý kiến của KTV trên BC kiểm toán.
*Ưu và nhược điểm của thử nghiệm cơ bản. (ngược lại với ưu và nhược điểm của thử
nghiệm kiểm soát)
- Ưu điểm:
+ Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản cho những báo cáo kiểm toán trực tiếp, có
độ tin cậy cao về số liệu mà hệ thống kế toán xử lý cung cấp.
+ Cho thấy nguyên nhân cụ thể của sai sót, lại. gian lận hoặc nhầm lẫn.
- Nhược điểm
+ Chi phí tốn kém, mất thời gian.
+ Hướng tới việc kiểm tra đối với các nghiệp vụ kinh tế tài chính xảy ra trong quá khứ, chưa
định hướng trong tương lai.
+ Có thể phát hiện những sai phạm cụ thể nhưng không phát hiện được những sai phạm hệ
thống.
(?)Thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC được thực hiện trong giai đoạn nào của cuộc
kiểm toán?
Trong cả 3 giai đoạn:
+ Lập kế hoạch: phân tích BCTC chưa kiểm toán, xem điều bất thường để phân công công việc.
+ Thực hiện: Phân tích chi tiết Ktv làm).
+ Kết thúc: phân tích tổng quát và so sánh BCTC cũ và mới (trưởng nhóm làm).
*Chú ý:
- Thử nghiệm kiểm soát được sử dụng nhiều tại các đơn vị có quy mô lớn, quy trình nghiệp vụ
phức tạp, KSNB tốt và giao dịch diễn ra thường xuyên.
- Thử nghiệm cơ bản được sử dụng nhiều với các đơn vị có KSNB yếu, các nghiệp vụ đơn giản
và diễn ra không thường xuyên.
VD: KTV kiểm toán nghiệp vụ bán hàng của cty honda Việt Nam: DT và PTKH
CÓ 2 CÁCH để KTV tiếp cận:
- Thực hiện thử nghiệm kiểm soát: Đi đánh giá KSNB đối với nghiệp vụ bán hàng: có tốt
không, có áp dụng đầy đủ nguyên tắc kiểm soát không, có phân tách trách nhiệm ko, có đánh
giá chất lượng KH ko, có được triển khai tốt ko  nếu kiểm soát của đơn vị tốt thì nhìn chung
là tốt và có thể có ít sai sót xảy ra, có thể ngăn chặn sai sót trên BCTC.
- Thực hiện thử nghiệm cơ bản: Ko dựa vào KSNB nữa mà đi kiểm tra trực tiếp: kiểm tra hóa
đơn bán hàng, phiếu xuất kho, phải thu khách hàng gửi thư xác nhận
VD: KTV cho rằng HTK có khả năng bị biển thủ cao thì mục tiêu kiểm toán về tính hiện
hữu là mộtmục tiêu quan trọng.
=> Mở rộng phạm vi: tăng cỡ mẫu khi kiểm kê hàng hóa
- Khi thu thập bằng chứng KTV có thể áp dụng 2 thủ tục kiểm toán.
+ Thử nghiệm kiểm soát: về các KSNB được đơn vị thiết kế và thực hiện để đảm bảo cơ sở dẫn
liệu. KTV tìm hiểu đơn vị đã áp dụng các KSNB nào và tiến hành các thử nghiệm kiểm soát =>
đánh giá tính hiệu lực của các kiểm soát này. KTV có thể sử dụng Bảng hỏi, Phỏng vấn nhân
viên thủ kho, nhân viên hàng tồn kho, kiểm tra chứng từ với số lượng ít,... để xem tính liên tục,
xét duyệt, khớp đúng với quy trình nghiệp vụ nêu ra của Giám đốc.
+ Thử nghiệm cơ bản: về tính trung thực hợp lý của các số liệu trên BCTC, KTV kiểm tra trực
tiếp các giao dịch, số dư để xác minh tính chính xác, đầy đủ có thật của accs khoản mục.
KTVcó thể chứng kiến kiểm kê, chọn mẫu kiểm kê, đối chiếu kết quả kiểm kê với nh mục
HTK,...
2. Kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán:
- Khái niệm: Là việc chọn ra một số phần tử gọi là mẫu từ một tập hợp các phân tử gọi là tổng
thể, để nghiên cứu và đánh giá mẫu, sau đó dùng các đặc trưng của mẫu để rút ra các suy đoán
về đặc trưng của toàn bộ tổng thể.
- Sự cần thiết: Vì một tổng thể là quá lớn để kiểm tra tất cả, vì thế muốn kiểm tra cần chọn mẫu.
2.1. Rủi ro lấy mẫu:
- Rủi ro xuất phát từ việc kiểm tra số phần tử ít hơn 100% số phần tử của tổng thể, tỉ lệ sai
phạm của mẫu lớn hơn tỉ lệ sai phạm thực tế của tổng thể.
+ Khi tỉ lệ sai phạm của mẫu cao hơn tổng thể: Làm tăng Chi phí kiểm toán.
+ Ngược lại: Làm tăng rủi ro kiểm toán.
- Rủi ro ngoài lấy mẫu: Rủi ro xảy ra khi KTV đi đến một KL sai vì nguyên nhân không liên
quan đến cỡ mẫu
2.2. Các phương pháp chọn mẫu:
2.2.1. Chọn mẫu thống kê:
Phương pháp chọn mẫu này thỏa mãn cả 2 điều kiện sau:
+ Mọi phần tử được chọn 1 cách ngẫu nhiên.
+ Sử dụng lý thuyết xác suất thống kê để suy đoán.
=> Có tính hệ thống.
2.2.2. Chọn mẫu ngẫu nhiên:
- Chọn theo bảng số ngẫu nhiên.
- Có tính hệ thống.
- Chọn mẫu theo máy tính (có phần mềm chọn mẫu, dữ liệu đầu vào,...)
3. Kỹ thuật phân tổ
- Khái niệm: Là việc phân chia tổng thể thành các nhóm có cùng một tiêu thức hay tính chất
kinh tế gọi là tổ.
=> Giúp cho việc chọn mẫu: Đảm bảo mẫu chọn không có các phần tử bị trùng nhau về tiêu
thức => tăng khả năng đại diện của mẫu.
4. Quy trình lấy mẫu và kiểm tra mẫu trong kiểm toán:
(1) Xác định mục tiêu thử nghiệm.
(2) Xác định tổng thể 1 cách chính xác.
(3) Xác định kích cỡ mẫu.
(4) Xác định phương pháp chọn mẫu.
(5) Thực hiện lấy mẫu.
(6) Phân tích và đánh giá mẫu.
(7) Ghi thành tài liệu việc lấy mẫu,
*Chú ý:
Cần đánh giá rủi ro: Đánh giá KSNB = thử nghiệm cơ bản.
Muốn kiểm tra phải chọn mẫu, vẫn phải KSNB (lớn nhỏ đều cần).
Không được chủ quan đánh giá KSNB mà không thử nghiệm cơ bản để đánh giá: Cả 2 thủ tục
phải được thực hiện ở mọi KH. Bởi vì ưu điểm của thủ tục này bù đắp được nhược điểm của
thủ tục kia.
VD: Kiểm toán các khoản cp
1. tính hiện hữu của các khoản cp
2. xác định gồm giao dịch nào, số dư ck nào,
Vd htk thì ngoài htk trong kho thì còn hàng gửi ở kho khác
3. rủi ro càng cao thì kích cỡ mẫu càng lớn
Mỗi công ty kt sẽ có hướng dẫn cho ktv, có thể sd phần mềm kt, đầu tiên đưa vào phần mềm
những thông tin về population,
Thường hướng đến ktra các khoản mục lớn thì đã chiếm tương đối lớn tổng giá trị
Quy luật 80/20
4. chọn phần tử đb, chọn bất ký, chọn theo hệ thống, chọn toàn bộ
5.
6. thực hiện kt trên mẫu đó
Số liệu chênh lệch, chưa có chứng từ hợp lệ
Xem xét ss có tính hệ thống ko, vd lặp lại thì có thể nhân rộng cho tổng thể
Vd lỗi do kế toán hiểu nhầm thì có thể cứ gđ kiểu đó ngta lm sai hết
Kết luận khả năng xr ss trên tổng thể có vượt ngưỡng chấp nhận đc ko, trao đổi vs bgd
7. ghi chép lại các thông tin về việc chọn mẫu,...
CHƯƠNG V: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
I. Lập kế hoạch kiểm toán:
1. Khái niệm: Là việc phát triển một chiến lược tổng thể và một phương pháp tiếp cận với đối
tượng kiểm toán trong một khuân khổ nội dung và thời gian dự tính.
- Mục tiêu: Để có thể thực hiện cuộc kiểm toán có hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến.
Đồng thời giúp cho việc phân công công việc một cách hợp lý cho các KTV trong đoàn và đảm
bảo sự phối hợp cổng tác giữa các KTV với nhau và với các chuyên gia khác.
1.1. Cơ sở lập kế hoạch
Kế hoạch kiểm toán được xây dựng dựa trên sự hiểu biết về khách hàng.
Tìm hiểu KH => Đánh giá về rủi ro có sai sót trọng yếu của đơn vị, nhằm đưa ra dự kiến về rủ i
ro phát hiện.
1.2. Thời điểm lập kế hoạch kiểm toán
- Chuẩn mực nghề nghiệp:
- KTV phải lập kế hoạch kiểm toán để trợ giúp cho cuộc kiểm toán tiến hành có hiệu quả và
đúng thời gian. Kế hoạch kiểm toán được lập trên cơ sở những hiểu biết về đặc điểm hoạt động
kinh doanh của KH.
- Lập kế hoạch kiểm toán bắt đầu ngay khi nhận được giấy mời về viết thư xác nhận kiểm toán.
- Về việc thuê chuyên gia: Cần cân nhắc ngay từ giai đoạn lập kế hoạch để tính toán chi phí.
2. Kế hoạch kiểm toán
- Kế hoạch kiểm toán được lập ở 3 mức độ:
2.1. Kế hoạch chiến lược
- Là định hướng cơ bản nội dung trọng tâm, phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do
cấp lãnh đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của
đơn vị được kiểm toán.
2.2. Kế hoạch tổng thể (Khi ký hợp đồng kiểm toán)
- Là việc cụ thể hóa kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình
và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán một cách hiệu quả theo đúng thời gian dự kiến
2.3. Chương trình kiểm toán ( Đến gặp trực tiếp khách hàng.)
- Là toàn bộ những chỉ dẫn cho KTV và trợ lý KTV tham gia vào công việc kiểm toán và là
phương tiện ghi chép, theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán. Chương trình kiểm toán
chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục
kiểm toán cụ thể và thời gian cần thiết cho từng phần hành.
II. Thực hiện kiểm toán.
- Khái niệm: Là giai đoạn thực hiện các kế hoạch, các chương trình kiểm toán đã được hoạch
định sẵn.
=> Thực chất là quá trình KTV đi tìm các bằng chứng kiểm toán để làm cơ sở cho những nhận
xét của mình trên báo cáo kiểm toán.
- Nội dung thực hiện:
+ Thực hiện các nội dung của kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán: Áp dụng các
phương pháp, kỹ thuật kiểm toán để thu thập bằng chứng kiểm toán, xác nhận hệ thống, thực
hiện thủ nghiệm cơ bản,...
+ Trao đổi với nhân viên thành viên BLĐ đơn vị để tìm hiểu thông tin, thông báo về các sai
phạm phát hiện được, tìm hiểu nguyên nhân sai phạm, trao đổi nhận xét, đánh giá KTV.
+ Phân tích, đánh giá các BCKT thu được, đưa ra kết luận ở từng bước, từng thủ tục kiểm toán.
+ Ghi chép lại quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán, kết quả kiểm toán.
+ Trao đổi với BQL đơn vị để đưa ra kết luận thống nhất về đối tượng được kiểm toán. + Lập
dự thảo báo cáo kiểm toán,
III. Hoàn tất và lập báo cáo kiểm toán:
1. Ở giai đoạn hoàn tất:
- KTV chính, nhóm trưởng kiểm tra đánh giá lại toàn bộ công việc được kiểm toán, mục đích:
+ Đảm bảo kế hoạch kiểm toán được thực hiện có hiệu quả.
+ Xem xét các ý kiến, các phát hiện của KTV có chính xác, có đầy đủ cơ sở, bằng chứng
không...
+ Đánh giá mục tiêu kiểm toán đã đạt được chưa.
2. Khái niệm:
- BC kiểm toán là văn bản được KTV soạn thảo để trình bày ý kiến chính thức của mình về tính
trung thực hợp lý của những thông tin được kiểm toán.
- BC kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của công việc kiểm toán và có vai trò hết sức quan trọng.
3. Vai trò của báo cáo kiểm toán:
- Đối với người sử dụng thông tin được kiểm toán: BCKT là căn cứ để đưa ra các quyết định
kinh tế, quyết định quản lý quan trọng.
- Đối với KTV: BCKT là sản phẩm của họ cung cấp cho xã hội, vì vậy nó quyết định uy tín, vị
thế của KTV và họ phải chịu trách nhiệm về ý kiến của mình.
- Đối với đơn vị được kiểm toán: Tăng vị thế, uy tín và Cung cấp thông tin tin cậy cho NQL.
IV. Các loại ý kiến kiểm toán
1. Ý kiến chấp nhận toàn phần:
- KTV kết luận rằng BCTC được lập, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được
áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu.
+ Khuôn khổ trình bày hợp lý: BCTC phản ánh trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu.
+ Khuôn khổ về tuân thủ: BCTC được lập trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ
về lập và trình bày BCTC.
=> Trường hợp này xảy ra khi
- BCTC do KH lập trung thực, hợp lý, không có sai sót trọng yếu.
- BCTC do KH lập có sai sót trọng yếu nhưng đã sửa theo yêu cầu của KTV.
2. Ý kiến không phải ý kiến chấp nhận toàn phần:
- Dựa trên bằng chứng kiểm toán thu thập được, KTV kết luận rằng BCTC xét trên phương diện
tổng thể còn chứa đựng sai sót trọng yếu.
- KTV không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đưa ra kết luận rằng
BCTC, xét trên phương diện tổng thể không còn sai sót trọng yếu.
2.1. Ý kiến ngoại trừ:
- Do có sai sót trọng yếu: KTV thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp và KL BCTC có tồn tại
sai sót trọng yếu nhưng không lan tỏa.
- KTV không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đưa ra kết luận rằng
BCTC không còn sai sót trọng yếu, phạm vi bị giới hạn ảnh hưởng không lan tỏa.
2.2. Ý kiến trái ngược:
- Do có sai sót trọng yếu: KTV thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp và KL BCTC có tổn tại
sai sót trọng yếu và ảnh hưởng lan tỏa.
2.3. Từ chối đưa ra ý kiến:
- KTV không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đưa ra kết luận rằng
BCTC không còn sai sót trọng yếu, phạm vi bị giới hạn: ảnh hưởng lan tỏa.

Câu 9: Khi kiểm toán báo cáo tài chính cho công ty A, kiểm toán viên X gặp một số tình
huống sau:
Hai tháng trước ngày kết thúc niên độ kế toán, nhân viên kế toán tổng hợp của A đã nghỉ
việc, và cho đến ngày lập báo cáo tài chính, công ty vẫn chưa tìm được người thay thế. Vì
kiểm toán viên X đã kiểm toán báo cáo tài chính năm trước đó cho công ty, nên công ty A
đã nhờ X lập báo cáo tài chính và sau đó tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính cho năm
hiện hành. Sau khi kết thúc việc kiểm kê hàng tồn kho của công ty A, người quản lý phân
xưởng đã tặng một chiếc bút máy do công ty A sản xuất cho kiểm toán viên X.
=> Xử lý cho việc ktv và cty kiểm toán cần xem xét vấn đề gì?

Câu 10: Công ty kiểm toán A đang thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm N của 2
doanh nghiệp X và Y. Trong đó công ty X là một khách hàng lớn của công ty Y. Tại thời
điểm cuối năm N, công ty Y có một khoản phải thu rất lớn từ công ty X. Trong quá trình
kiểm toán, công ty kiểm toán A nhận thấy công ty X đang gặp khó khăn về tài chính, có
thể bị phá sản. Giám đốc công ty Y đang đề nghị công ty kiểm toán A cung cấp các thông
tin về công ty X để công ty Y có thể lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi đối với X.
Đồng thời, công ty kiểm toán A cũng đang cung cấp dịch vụ tư vấn thuế cho công ty Y.
Hãy cho biết công kiểm toán A cần xem xét các vấn đề gì và xử lý tình huống trên như thế
nào.
Mức độ tư vấn sâu đến đâu.

Câu 11: Kiểm toán viên A được phân công làm trưởng nhóm thực hiện kiểm toán báo cáo
tài chính cho khách hàng X, một khách hàng niêm yết của công ty kiểm toán nơi kiểm
toán viên A đang làm việc. Trước thời điểm cuộc kiểm toán được tiến hành, kiểm toán
viên A được 1 người họ hàng mới qua đời di chúc để lại 1.000 cổ phiếu của công ty X.
Khách hàng X nghị công ty kiểm toán nơi kiểm toán viên A làm việc cung cấp dịch vụ tư
vấn hệ thống tin kế toán cho X.
Hãy cho biết kiểm toán viên A và công ty kiểm toán cần xem xét vấn đề gì và xử lý tình
huống trên như thế nào.

You might also like