You are on page 1of 9

Mẫu KHCN-SV.

01
ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

THUYẾT MINH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2023

1. TÊN ĐỀ TÀI 2. MÃ SỐ
(do P.KHCN&DA ghi)
Khảo sát sự ảnh hưởng của vật liệu từ chất thải hữu cơ lên các tính chất của dung dịch khoan gốc
nước
3. LOẠI ĐỀ TÀI (chọn một trong các loại sau)
Sinh viên chính KSTN hướng Nghiên cứu OISP hướng Nghiên cứu
quy KSTN hướng hợp tác Doanh nghiệp OISP hướng học phần Tốt
KSTN hướng ứng dụng nghiệp
4. THỜI GIAN THỰC HIỆN 6 tháng
Từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 2 năm 2024
5. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI (trưởng nhóm sinh viên)
Họ và tên: Lê Tấn Phát Mã số sinh viên: 2010503
Khoa: Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí Khoá nhập học: 2020
Địa chỉ: 10D/9 Đốc Binh Kiều, phường 3, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
Điện thoại: 0947782039 Email: phat.ledaukhi@hcmut.edu.vn
6. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Họ và tên, học hàm học vị: TS. Lê Nguyễn Hải Nam SHCC: 003661
Bộ môn/PTN: Khoan & Khai thác dầu khí Điện thoại NB:
Khoa: KT Địa chất & Dầu khí
Địa chỉ liên hệ:
Điện thoại DĐ: 0909479185 Email: lnhnam@hcmut.edu.vn
7. CƠ QUAN CHỦ TRÌ
Tên cơ
Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Tp. HCM
quan:
Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028-38647256 Email: khcn@hcmut.edu.vn
8. SINH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Nội dung nghiên cứu dự kiến được
STT Họ và tên Mã số SV Chữ ký
giao
1. Tổng hợp vật liệu và viết báo cáo
Lê Tấn Phát 2010503
khoa học
2. Tổng hợp vật liệu và viết báo cáo
Đinh Phước Hậu 2013116
khoa học
3. Khảo sát sự ảnh hưởng của vật liệu
Lý Trung Hiếu 2010252
hữu cơ lên tính chất dung dịch khoan
4. Khảo sát sự ảnh hưởng của vật liệu
Trần Hữu Phước 2014226
hữu cơ lên tính chất dung dịch khoan
CƠ QUAN PHỐI HỢP TRONG, NGOÀI NƯỚC VÀ NỘI DUNG PHỐI HỢP (nếu
9.
có)
Mẫu KHCN-SV.01
STT Tên đơn vị phối hợp Nội dung phối hợp Họ và tên người đại diện
1.
2.
10. TỔNG HỢP TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC (ghi rõ tài
liệu tham khảo)
10.1. Đặt vấn đề
Trong ngành công nghiệp dầu khí, công tác khoan là một trong những hoạt động tiên
quyết cho bất kì một dự án nào, vì vậy chi phí khoan cho một dự án dầu khí thường khá
cao (50-80% trên tổng chi phí ở giai đoạn tìm kiếm thăm dò và 30 đến 80% trên tổng chi
phí phát triển mỏ [1]) bởi mức độ phức tạp và những rủi ro nhất định. Trong đó, dung dịch
khoan được xem như “huyết mạch” của công tác khoan [2], là một trong những nhân tố
quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của một dự án khoan cũng như chiếm tỉ
lệ đáng kể trong tổng chi phí của quá trình khoan [3]. Các hệ dung dịch khoan có thể được
chia làm 3 loại chính: dung dịch khoan gốc nước, dung dịch gốc dầu/gốc tổng hợp và dung
dịch khoan dạng bọt/khí [4]. Với điều kiện địa chất cũng như khả năng cung cấp thiết bị
trên giàn khoan, ở Việt Nam chủ yếu sử dụng 2 hệ dung dịch khoan chính là dung dịch
khoan gốc nước và dung dịch khoan gốc dầu.
Tuy nhiên, khi thực hiện khoan qua những địa tầng phức tạp, đặc biệt là những tầng sét
có tính trương nở cao như Miocen hạ và Oligocene thượng, việc nghiên cứu phát triển các
hệ dung dịch khoan phù hợp nhằm đáp ứng các điều kiện kỹ thuật là yêu cầu cấp bách
được đặt ra đối với công tác khoan tại thềm lục địa nước ta [5]. Mặc dù dung dịch khoan
gốc dầu có tính ổn định cao ở nhiệt độ cao, khả năng vận chuyển mùn khoan và ức chế sự
trương nở tầng sét tốt hơn dung dịch khoan gốc nước nhưng giá thành khá cao và thường
gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường vì có chứa dầu diesel và một số hoá chất khác [6]
nên ứng dụng bị hạn chế. Vì vậy, dung dịch khoan gốc nước là ưu tiên hàng đầu khi tiến
hành khoan thăm dò, thẩm lượng và khai thác dầu khí. Hiện nay, các công ty dung dịch
khoan đang tập trung nghiên cứu phát triển hệ dung dịch khoan gốc nước có tính ức chế
cao, bền nhiệt, dễ pha chế, thân thiện với môi trường và từng bước đưa tính ức chế sét
tiệm cận với tính ức chế sét của gốc dầu [4].
Ngày nay, với xu thế phát triển bền vững trên toàn thế giới, với vị thế là một Quốc gia
đang phát triển, Việt Nam đã và đang hướng tới mục tiêu đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn
liền với bảo vệ môi trường trên tất cả các lĩnh vực nói chung và ngành công nghiệp dầu
khí nói riêng. Trước đây nước ta đã phát triển thành công hệ dung dịch khoan KLATROL
thuộc công ty TNHH MTV Dung dịch khoan và Dịch vụ giếng khoan (DMC-WS) có khả
năng ức chế trương nở sét cao đồng thời đảm bảo an toàn môi trường. Nhưng hiện nay,
những nghiên cứu đang có xu hướng sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường nhằm thay
Mẫu KHCN-SV.01
thế các hoá phẩm phụ gia công nghiệp trong dung dịch khoan. Một trong số vật liệu nổi
bật chính là các chất thải hữu cơ, có sẵn và dễ dàng pha chế, cụ thể là vỏ và hạt của các
sản phẩm nông nghiệp [3]. Ở Việt Nam, những nghiên cứu liên quan đến chất thải hữu cơ
làm phụ gia cho dung dịch khoan gốc nước còn ít, vì thế việc ứng dụng loại vật liệu này
sẽ là ứng viên tiềm năng cho việc phát triển dung dịch khoan gốc nước đáp ứng mục tiêu
bền vững về môi trường trong tương lai.
10.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
10.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới đã và đang tiến hành nghiên cứu tổng hợp các chất thải hữu cơ
như bột vỏ bưởi, vỏ chuối; bột lô hội (cây nha đam), chất nhầy đậu bắp làm chất phụ gia
thêm vào dung dịch khoan. Bảng 1 trình bày một số nghiên cứu trên thế giới về các chất
thải hữu cơ làm phụ gia cho dung dịch khoan gốc nước.
Bảng 1. Một số nghiên cứu trên thế giới về các chất thải hữu cơ
làm phụ gia cho dung dịch khoan gốc nước
Tài liệu
STT Vật liệu Hiệu quả kỹ thuật
tham khảo
An experimental study to
develop an environmental
friendly mud additive of Độ thải nước (30 phút) đạt cực
1 [2]
drilling fluid using Aloe tiểu 13.9 ml
Vera
(Vật liệu: nha đam)
Effect of Banana Peels
Waste on the Properties of Độ thải nước (30 phút) đạt giá trị
2 [3]
Water Based Mud cực tiểu 8 ml
(Vật liệu: bột vỏ chuối)

Experimental study of the


Độ thải nước ở mức tối thiểu còn
pomelo peel powder as
9.6 ml
3 novel shale inhibitor in [6]
Tốc độ đưa đất đá phá huỷ khi
water-based drilling fluids
khoan lên bề mặt đạt tới mức 96.35%
(Vật liệu: bột vỏ bưởi)
Mẫu KHCN-SV.01

Ức chế trương nở sét lên tới


50.5% (hàm lượng chất nhầy 20%),
Okra mucilage
tương đương với 7% KCl
asenvironment friendly and
Độ thải nước đạt mức tối ưu với
non-toxic shale swelling
giá trị 11.4 ml (với hàm lượng chất
4 inhibitor in water based [7]
nhầy 20%)
drilling fluids
Thí nghiệm tính nhớt cho giá trị
(Vật liệu: chất nhầy đậu
hệ số ma sát đạt 0.19 (so với nước cất
bắp)
là 0.34) hiệu quả trong việc giảm ma
sát chuỗi cần khoan và thành giếng

10.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước


Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều nghiên cứu khoa học
liên quan đến việc sử dụng nguồn sinh khối từ phụ phẩm nông nghiệp với nhiều mục đích
khác nhau nhằm giảm thiểu rác thải ra môi trường. Một số nghiên cứu trong nước ứng
dụng các nguồn rác thải hữu cơ được trình bày trong bảng 2.
Bảng 2. Một số nghiên cứu trong nước ứng dụng chất thải hữu cơ
Tài liệu
STT Vật liệu Hiệu quả kỹ thuật
tham khảo

Hiệu suất tách chiết Pectin trong


vỏ bưởi lên đến 87.8% ở điều kiện tối
Nghiên cứu ứng dụng pectin
ưu (pH = 2)
từ vỏ bưởi làm chất trợ keo
1 Việc kết hợp PAC và pectin cho [8]
tụ sinh học trong xử lý nước
hiệu quả xử lý TSS và COD lên tới
thải
91.5% và 65% (Cải thiện đáng kể so
với việc chỉ dùng PAC)

Sinh khối từ phụ phẩm nông Kết quả nghiên cứu cho thấy
nghiệp: tiềm năng và hướng lượng sinh khối dồi dào ở Đồng bằng
2 ứng dụng cho năng lượng sông Cửu Long có thể tạo ra lượng [9]
tái tạo tại Đồng bằng sông điện tương đương 113,000 GWh,
Cửu Long chiếm 33.4% cả nước

Tổng quan về tro trấu và


Nghiên cứu cho thấy chất hấp phụ
khả năng hấp phụ các chất ô
chitosan-tro trấu có khả năng hấp phụ
3 nhiễm hữu cơ và vô cơ [10]
dầu thô từ nguồn nước ô nhiễm đạt
trong nước của vật liệu chế
20.66 mg/g
tạo từ tro trấu
Mẫu KHCN-SV.01
10.3. Tính cấp thiết và tính mới
Với lợi thế là một quốc gia có khí hậu nhiệt đới và ngành nông nghiệp đóng vai trò chủ
đạo, Việt Nam sở hữu lượng nông sản dồi dào phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất
trong và ngoài nước. Tuy vậy, trong quá trình chế biến đã thải ra lượng lớn các loại rác
thải hữu cơ ra bên ngoài môi trường. Điều đó đã gây ra không ít các vấn đề ô nhiễm và
việc kịp thời xử lý nhằm bảo vệ môi trường đồng thời tận dụng nguồn những sinh khối
tránh lãng phí nguồn tài nguyên là vấn đề mang tính cấp thiết ở nước ta. Trong những
năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện nhiều nghiên cứu khoa học sử dụng nguồn rác thải
hữu cơ điển hình được trình bày trên Bảng 2. Tuy nhiên, việc nghiên cứu nguồn vật liệu
này trong ngành công nghiệp dầu khí cụ thể là sử dụng trong dung dịch khoan ở nước ta
đến nay vẫn chưa được phổ biến.
Do đó, việc phát triển hệ dung dịch khoan kết hợp sử dụng vật liệu thân thiện môi
trường được xem là hướng đi có tính mới mẻ đối với nghiên cứu khoa học nước ta nói
chung và ngành công nghiệp dầu khí nói riêng. Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu hướng
đến mục tiêu tạo ra hệ dung dịch khoan gốc nước đáp ứng các tiêu chí: Giá thành rẻ, tận
dụng hiệu quả nguồn sinh khối địa phương hạn chế rác thải ra ngoài môi trường và giảm
thiểu việc sử dụng các hoá chất trong ngành công nghiệp dầu khí tránh gây ô nhiễm môi
trường nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả về mặt kỹ thuật.
10.4. Tài liệu tham khảo
[1] R. F. Mitchell and S. Z. Miska, Fundamentals of Drilling Engineering. Spe
Textbook Series Vol. 12, vol. 12. 2011.
[2] M. Bagum, J. M. Ahammad, T. Husain, and M. E. Hossain, “An experimental
study to develop an environmental friendly mud additive of drilling fluid using
Aloe Vera,” Journal of Petroleum Science and Engineering, vol. 211. 2022. doi:
10.1016/j.petrol.2022.110135.
[3] N. A. Mohammed, H. AL Khalaf, G. F. Kovacsne, E. Yalman, and T. Depci,
“Effect of Banana Peels Waste on the Properties of Water Based Mud,” Petroleum
and Coal, vol. 65, no. 1. pp. 107–117, 2023.
[4] “Hệ dd Khoan ức chế trương nở sét cao Klatrol.pdf.”
[5] P. Đ. Sơn, “Thử nghiệm hệ dd khoan Protrol tại mỏ Rồng.pdf.” 2018.
[6] L. Zhang, X. Wu, Y. Sun, J. Cai, and S. Lyu, “Experimental study of the pomelo
peel powder as novel shale inhibitor in water-based drilling fluids,” Energy
Exploration and Exploitation, vol. 38, no. 2. pp. 569–588, 2020. doi:
10.1177/0144598719882147.
[7] M. Murtaza, H. M. Ahmad, X. Zhou, D. Al-Shehri, M. Mahmoud, and M. Shahzad
Mẫu KHCN-SV.01
Kamal, “Okra mucilage as environment friendly and non-toxic shale swelling
inhibitor in water based drilling fluids,” Fuel, vol. 320. 2022. doi:
10.1016/j.fuel.2022.123868.
[8] H. N. Thi, “Nghiên cứu ứng dụng Pectin từ vỏ bưởi làm chất trợ keo tụ sinh học
trong xử lý nước thải,” VNU Journal of Science: Earth and Environmental
Sciences, vol. 33, no. 1S. pp. 157–162, 2017. [Online]. Available:
https://js.vnu.edu.vn/EES/article/view/4169
[9] N. Nguyen, “Sinh khối từ phụ phẩm nông nghiệp: Tiềm năng và hướng ứng dụng
cho năng lượng tái tạo tại đồng bằng Sông Cửu Long.pdf,” vol. 58, 2022.
[10] P. P. Toan, “TỔNG QUAN VỀ TRO TRẤU VÀ KHẢ NĂNG HẤP PHỤ CÁC
CHẤT Ô NHIỄM HỮU CƠ VÀ VÔ CƠ TRONG NƯỚC CỦA VẬT LIỆU CHẾ
TẠO TỪ TRO TRẤU.pdf,” AGU Int. J. Sci., vol. 30 (1), pp. 71–82, 2022.
11. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
11.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu sử dụng vật liệu từ chất thải hữu cơ làm phụ gia trong hệ dung dịch khoan
gốc nước.
11.2. Mục tiêu cụ thể
- Đưa ra quy trình tổng hợp thành công vật liệu và dung dịch khoan với các thông số
chi tiết cho từng giai đoạn.
- Kết luận về đặc tính của dung dịch khoan.
- Đưa ra ảnh hưởng của thành phần hàm lượng phụ gia đến các tính chất của dung dịch
khoan: Tính lưu biến, độ bền gel, khả năng thất thoát dung dịch, tỷ trọng.
12. TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN (ghi thành mục
rõ ràng)
12.1. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 1
12.1.1. Tổng hợp và phân tích các thành phần hóa học, cũng như khả năng chịu
nhiệt đối của vật liệu hữu cơ
Mục tiêu của nội dung 1: Tổng hợp vật liệu hữu cơ dưới dạng bột.
Sản phẩm khoa học dự kiến và tiêu chí đánh giá: Kích thước hạt của vật liệu hữu cơ
trong khoảng 45μm đến 100μm.
12.1.2. Phương pháp
Mẫu KHCN-SV.01

Hình 1. Chuẩn bị vật liệu


Thuyết minh quy trình: Rác thải hữu cơ được thu thập ở các chợ địa phương được phân
loại sẽ được làm sạch và cắt thành từng miếng nhỏ cạnh khoảng 1 cm. Sau đó, sấy chúng
trong 48 giờ ở nhiệt độ 80C bằng **. Cuối cùng, xay nhuyễn bằng máy ** và ray lại với
ray D**.
12.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2
12.2.1 Khảo sát ảnh hưởng của vật liệu hữu cơ lên dung dịch khoan gốc nước
Mục tiêu của nội dung 2: Xác định sự ảnh hưởng của vật liệu hữu cơ lên độ nhớt, tính
lưu biến và độ thải nước để đưa ra kết luận về sự tác động cũng như đưa ra giới hạn về sự
ảnh hưởng về nồng độ của của vật liệu hữu cơ đối với dung dịch khoan.
Sản phẩm khoa học và tiêu chí đánh giá: Dung dịch khoan có chứa vật liệu hữu cơ giảm
độ thải nước, để tránh mất mát dung dịch khoan, tăng bề dày lớp bùn để ổn định thành
giếng khoan và tăng độ nhớt tăng khả năng mang theo các mùn khoan.
12.2.2. Phương pháp
Mẫu KHCN-SV.01

Hình 2. Quy trình thực hiện


Thuyết minh quy trình: Sử dụng cân Explorer Balances (Ohaus Corporation, Hoa
Kỳ) để chuẩn bị hóa chất. Hỗn hợp nước và vật liệu hữu cơ được khuấy sơ bộ với tốc độ
quay trong thời gian 5 phút bằng **. Sau đó, bentonite được thêm vào khuấy với tốc độ
quay 6000 vòng/ phút trong 30 phút bằng máy khuấy tốc độ cao (Hamilton Beach, Hoa
Kỳ). Dung dịch được ủ trong thời gian 24 giờ. Tiến hành đo độ nhớt, độ thải nước, tỷ
trọng của dung dịch vừa ủ. Mỗi thí nghiệm được lặp lại hai lần và lấy giá trị trung bình.
Các thí nghiệm được thực hiện theo tiêu chuẩn của Viện Dầu khí Hoa Kỳ (American
Petroleum Institute - API).
Sử dụng máy Model 800 Viscometer (OFI Testing Equipment, Inc., Hoa Kỳ) đo độ
nhớt của dung dịch vừa khuấy. Độ nhớt biểu kiến (apparent viscosity - AV), độ nhớt dẻo
(plastic viscosity - PV) và giới hạn chảy (yield point - YP) được tính theo các công thức
(1), (2), và (3) bằng việc xác định số đọc ở tốc độ 600 và 300 vòng/ phút. Ngoài ra còn có
thông số lưu biến là độ bền gel (gel strength - GS) được đo tại số đọc GEL sau 10 giây và
10 phút (Gel 10 giây và Gel 10 phút).
Đánh giá độ thải nước (filtration loss) và độ dày lớp bùn hay mùn khoan (filter cake
thickness) của dung dịch khoan bằng phương pháp đo độ thải nước. Độ thải nước của
dung dịch được đo bằng thiết bị OFITE Filtration (OFI Testing Equipment, Inc., Hoa Kỳ).
Trong thí nghiệm này, giấy lọc được sử dụng để đo độ dày lớp bùn của dung dịch khoan
bentonite.
AV = 600 2 (cP)
(1)

PV = 600 − 300 (cP)


(2)
Mẫu KHCN-SV.01
YP = ( 2300 − 600 ) 2 (3)
(lb/100 ft2 hay Pa)
Trong đó:
600 : số đọc tại 600 vòng/phút

300 : số đọc tại 300 vòng/phút

13. KẾT QUẢ DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI (ghi rõ theo đúng yêu cầu của từng loại đề tài)
- Một báo cáo nghiệm thu đầy đủ
- Một báo cáo tại hội nghị khoa học do Khoa tổ chức
14. KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHUYỂN GIAO (chỉ dùng cho đề tài hướng
ứng dụng và hợp tác doanh nghiệp)

15. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 1.000.000 đồng,
trong đó từ:
- nguồn trường 1.000.000 đồng
- các nguồn kinh phí khác 0 đồng

Ngày __ tháng __ năm 2023 Ngày __ tháng __ năm 2023


Chủ nhiệm đề tài Người hướng dẫn khoa học
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Ngày __ tháng __ năm 20_ Ngày __ tháng __ năm 20_


KT. TRƯỞNG KHOA KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ TRƯỞNG KHOA PHÓ HIỆU TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký tên và đóng dấu)

Lê Văn Thăng

You might also like