You are on page 1of 4

III, tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính

Tư bản tài chính là gì?


V.Lênin nói: “Tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ít
ngân hàng độc quyền lớn nhất, với tư bản của những liên minh độc quyền các nhà công nghiệp”.

Lịch sử hình thành tư


bản tài chính

Sự tích tụ sản xuất


Sự tích tụ sản xuất và độc quyền hoá Sự dung hợp giữa tư bản
trong công nghiệp dẫn trong công nghiệp độc quyền trong ngân hàng
đến hình thành các tổ dẫn đến tích tụ tư và tư bản độc quyền trong
chức độc quyền trong bản và độc quyền công nghiệp dẫn đến hình
công nghiệp hoá trong lĩnh vực thành tư bản tài chính
ngân hàng

Tư bản tài chính


Xuất hiện ngành kinh tế mới: Tư bản chủ nghĩa xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới. Đặc biệt là
ngành như dịch vụ, bảo hiểm… ngày càng phổ biến. Hiện nay phạm vi liên kết và xâm nhập mở
rộng ra nhiều ngành, tư bản tài chính thường xuất hiện dưới hình thức một tổ hợp đa dạng hơn.
Sự liên kết thị trường tăng mạnh: Ngân hàng sẽ cho công nghiệp vay vốn và đảm bảo tín dụng
cho kinh doanh. Khi có lợi cùng hưởng mà gặp rủi ro, thua lỗ thì cùng chịu, ngoài ra ngân hàng
sẽ mua sắm các phương tiện sản xuất hiện đại, đắt tiền. Sau đó đem cho các doanh nghiệp thuê,
người thuê phương tiện sẽ không phải lo tình trạng hao mòn vô hình của tài sản, tiết kiệm được
chi phí đầu tư mua sắm.
Cơ chế thị trường đổi mới: cổ phiếu có mệnh giá nhỏ lại được phát hành rộng rãi. Khối lượng cổ
phiếu tăng lên đáng kể trong thời gian ngắn. Từ đó chế độ tham dự được thay chế độ ủy nhiệm.
Có nghĩa là những đại cổ đông được ủy nhiệm thay mặt cho đa số cổ đông ít cổ phiếu quyết định
phương hướng hoạt động của công ty cổ phần.
Bọn đầu sỏ tài chính

Các đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị của mình thông qua chế độ tham dự. Thực chất của chế
độ tham dự là một nhà tài chính lớn, hoặc một tập đoàn tài chính nhờ có số cổ phiếu khống chế
mà nắm được một công ty lớn nhất với tư cách là công ty gốc (hay là “công ty mẹ”); công ty này
lại mua được cổ phiếu khống chế, thống trị được công ty khác, gọi là “công ty con”; “công ty
con” đến lượt nó lại chi phối các “công ty cháu” cũng bằng cách như thế… Nhờ có chế độ tham
dự và phương pháp tổ chức tập đoàn theo kiểu móc xích như vậy, bằng một lượng tư bản đầu tư
nhỏ, các nhà tư bản độc quyền tài chính có thể khống chế và điều tiết được một lượng tư bản lớn
gấp nhiều lần.
Ngoài “Chế độ tham dự”, các đầu sỏ tài chính còn sử dụng những thủ đoạn như: lập công ty mới,
phát hành trái khoán, kinh doanh công trái, đầu cơ chứng khoán ở sở giao dịch, đầu cơ ruộng
đất… để thu được lợi nhuận độc quyền cao.
IV, Xuất khẩu tư bản
Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích
bóc lột giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác ở các nước nhập khẩu tư bản. Lênin khẳng định
rằng, xuất khẩu tư bản khác về nguyên tắc với xuất khẩu hàng hóa và là quá trình ăn bám bình
phương.

 Các nước tư bản chủ nghĩa phát triển


mạnh mẽ đã xuất khẩu tư bản ra các
nước thuộc địa và phụ thuộc.
 Sự tập trung cao độ của tư bản trong
tay một số ít quốc gia và sự chênh lệch
lớn giữa các nước.

 Một số ít quốc gia tư bản chủ nghĩa nắm


giữ phần lớn lượng tư bản xuất khẩu.
 Chênh lệch lớn về lượng tư bản xuất
khẩu giữa các quốc gia và khu vực.
 Các nước tư bản chủ nghĩa sử dụng tư
bản xuất khẩu để bóc lột tài nguyên và
nhân lực của các nước thuộc địa và phụ
thuộc.

You might also like