You are on page 1of 15

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

------------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


MÔN PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC

THỰC TRẠNG BẠO LỰC NGÔN TỪ


CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY TRÊN
MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK

Sinh viên thực hiện:


MSSV:
Lớp:
Giảng viên giảng dạy:

Năm 2023

0
1
Mục lục

Mở đầu------------------------------------------------------------------------------------------------ 1

Mục lục------------------------------------------------------------------------------------------------1
1.Đặt vấn đề---------------------------------------------------------------------------------------- 3
2.Mục tiêu nghiên cứu-----------------------------------------------------------------------------4
3.Tổng quan tình hình nghiên cứu---------------------------------------------------------------4
4.Đối tượng, khắc thể nghiên cứu---------------------------------------------------------------6
4.1Đối tượng nghiên cứu-----------------------------------------------------------------------6
4.2Khắc thể nghiên cứu-------------------------------------------------------------------------6
5.Phạm vi nghiên cứu----------------------------------------------------------------------------- 6
6.Phương pháp nghiên cứu----------------------------------------------------------------------- 6
7.Nội dung và tiến độ thực hiện------------------------------------------------------------------6
8.Hiệu quả - Địa chỉ ứng dụng-------------------------------------------------------------------9
9.Kinh phí-------------------------------------------------------------------------------------------9

Nội dung---------------------------------------------------------------------------------------------- 1

Chương 1: Thực trạng bạo lực ngôn từ của giới trẻ hiện nay trên mạng xã hội
Facebook----------------------------------------------------------------------------------------- 6
1.1 Vấn đề ảnh hưởng đến tâm sinh lý, sức khỏe----------------------------------------------6
1.2 Vấn đề ảnh hưởng đến công việc, học tập--------------------------------------------------6

Chương 2: Nguyên nhân dẫn đến thực trạng bạo lực ngôn từ của giới trẻ hiện nay
trên mạng xã hội Facebook-------------------------------------------------------------------7
2.1 Nguyên nhân chủ quan----------------------------------------------------------------------- 7
2.1.1 Tâm sinh lý và cảm xúc lứa tuổi--------------------------------------------------------7
2.1.2 Văn hóa ngôn ngữ giao tiếp ở giới trẻ hiện nay--------------------------------------7
2.2 Nguyên nhân khách quan---------------------------------------------------------------------7
2.2.1 Nguyên nhân từ gia đình-----------------------------------------------------------------7
2.2.2 Nguyên nhân từ trường học-------------------------------------------------------------7
2.2.3 Nguyên nhân từ xã hội, cộng đồng-----------------------------------------------------7

Chương 3: Giải pháp khắc phục thực trạng bạo lực ngôn từ của giới trẻ hiện nay
trên mạng xã hội Facebook-------------------------------------------------------------------8

1
3.1 Giải pháp khắc phục bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội----------------------------------8
3.1.1 Giải pháp đối với bản thân--------------------------------------------------------------8
3.1.2 Giải pháp đối với gia đình---------------------------------------------------------------8
3.1.3 Giải pháp đối với nhà trường------------------------------------------------------------8
3.1.4 Giải pháp đối với xã hội, cộng đồng---------------------------------------------------8
3.2 Luật An ninh mạng 2018, số 24/2018/QH14----------------------------------------------9

Kết luận----------------------------------------------------------------------------------------------10

Tài liệu tham khảo-------------------------------------------------------------------------------- 11

2
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội đang là vấn đề mà xã hội
cần phải chú trọng. Bởi vì bạo lực ngôn từ thường xảy ra thường xuyên liên tục, từ
trường học đến nơi làm việc, ở ngoài xã hội hay ở trong các trang mạng xã hội, cụ thể
nhất là ở Facebook ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe và tâm lý của những
người nạn nhân bị tác động bởi chúng. Thực trạng về bạo lực ngôn từ của giới trẻ hiện
nay là một vấn đề đáng quan tâm. Do ảnh hưởng của bạo lực ngôn từ khiến cho những
người bị tác động sẽ có những hành vi nguy hiểm cho bản thân, gây áp lực cho học
tập, việc làm. Tâm lý của họ càng trở nên tiêu cực, thích nhốt mình ở nhà, không giao
lưu hay tiếp xúc với bất kì ai. Nhiều người đã có những suy nghĩ thiếu tỉnh táo và tự
bản thân mình kết thúc cuộc sống. Hiện nay, xuất hiện trên các bản thời sự, một số tin
tức về một người nào đó đã chọn cách tự kết thúc cuộc đời của mình. Bởi người đó bị
người khác bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội, khiến người đó có một số hành động và
suy nghĩ không chuẩn mực. Nguyên nhân xuất phát từ những người thiếu sự hiểu biết,
có thái độ xem thường người khác, nói những lời khó nghe, không hay dẫn đến người
đó chọn cách tự tử. Dẫn chứng cho việc này là tác giả Hoàng Lan (2021) với tin tức
“Bị tẩy chay trên mạng xã hội, bé gái 13 tuổi uống thuốc tự tử” đăng trên Báo Pháp
luật. Bé gái ấy do xảy ra tranh cãi gay gắt với một số bạn trong lớp và dần dần bị cả
lớp chỉ trích trên mạng xã hội Facebook và cô lập. Do cảm thấy quá áp lực và không
thể chịu nỗi hoàn cảnh cô lập, bé gái ấy đã chọn cách uống thuốc diệt cỏ để tử tử. May
mắn thay, bé gái ấy đã suy nghĩ sáng suốt và báo gia đình để họ đưa bé đến bệnh viện
kịp thời. Thời điểm lúc đó, tình trạng của bé đang được ổn định và cảm thấy hối hận
cho hành động dại dột của mình.[1]. Vì thế, việc xây dựng một môi trường lành mạnh
và tạo những quy định để nhằm ngăn chặn thực trạng bạo lực ngôn từ diễn ra ngày
càng nhiều. Nhà trường và gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo
dục nâng cao ý thức, đạo đức và cách giải quyết tình huống bạo lực ngôn từ nếu xảy
ra. Vấn đề bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội là vấn đề mà xã hội nói riêng và nhà nước
nói chung cần phải đưa ra một số giải pháp tích cực, đưa ra những luật lệ nhằm giảm
thực trạng bạo lực ngôn từ hiện nay đang gia tăng từng ngày, đặc biệt là đối tượng
giới trẻ hiện nay. Nếu nhà nước không đưa ra cách giải quyết đúng đắn cũng như nhà
trường và gia đình không làm tốt vai trò của mình thì thực trạng bạo lực ngôn từ này
sẽ còn kéo dài mãi, thậm chí thường xuyên xảy liên tục, mọi lúc mọi nơi, gây ảnh
hưởng tâm lý và sức khỏe của những người bị tác động tiêu cực.
Vì những lý do trên nên chúng tôi chọn đề tài “Thực trạng bạo lực ngôn từ của giới trẻ
hiện nay trên mạng xã hội Facebook” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu đề tài

1
- Mục tiêu tổng quát: Đưa ra những giải pháp khắc phục thực trạng bạo lực ngôn từ
trên mạng xã hội Facebook
- Mục tiêu cụ thể:
+ Chương 1: Thực trạng bạo lực ngôn từ của giới trẻ hiện nay trên mạng xã hội
Facebook
+ Chương 2: Nguyên nhân dẫn đến thực trạng bạo lực ngôn từ của giới trẻ hiện nay
trên mạng xã hội Facebook
+ Chương 3: Giải pháp khắc phục thực trạng bạo lực ngôn từ của giới trẻ hiện nay
trên mạng xã hội Facebook
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Viết về vấn đề thực trạng bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội đã có nhiều công trình
nghiên cứu đề cập tới, chẳng hạn
Theo tác giả Tường Linh (2023) với bài viết “Bạo lực ngôn từ - Khi lời nói là lưỡi
dao” đăng trên Báo Quảng Ninh đã nêu ra thực trạng bạo lực ngôn từ đang diễn ra vô
cùng phổ biển. Tác giả đã phân tích thực trạng đáng lo ngại và kể một số vụ việc đau
buồn có liên quan đến bạo lực ngôn từ, đặc biệt trong giới trẻ. Tác giả cũng đã chỉ rõ
“Giới trẻ vốn dĩ là những người còn trong quá trình học hỏi để trưởng thành cho nên
còn nhiều thiếu sót. Đặc biệt là thế hệ “Gen Z” ngày càng tự tin hơn, có nhiều cách
khác nhau để khẳng định phong cách sống và tìm ra cá tính, chất riêng của mình. Vì
vậy, họ dễ trở thành trung tâm của những soi mói quá đà. Hơn nữa, người trẻ chưa biết
cách để cân bằng các mối quan hệ cho nên cũng thường cạnh tranh hoặc mâu thuẫn
lẫn nhau, dẫn tới mất kiểm soát hành vi, dễ xúc phạm nhau về mặt ngôn từ”. Tác giả
còn đưa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu thực trạng bạo lực ngôn từ này là “Nhận
thức được bản chất và tác hại của bạo lực ngôn từ là một chuyện thế nhưng giải quyết
nó lại là một quá trình rất khó khăn, đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng.”[2]
Theo nhóm tác giả PV (2022) với bài viết “Bạo lực “ngôn từ” trên mạng xã hội:
Giải pháp nào để thoát khỏi cuộc chiến?” đăng trên báo Sóng trẻ. Bài viết đã nêu ra
những tác động ảnh hưởng tiêu cực của bạo lực ngôn từ đến suy nghĩ của người khác
và tình trạng “Streamer” không được kiểm soát chặt chẽ, nói những lời thiếu văn hóa,
không phù hợp với xã hội gây ảnh hưởng xấu đến mọi người, đặc biệt là các em nhỏ
khi tiếp xúc trực tiếp. Sau đó, nhóm tác giả còn đưa ví dụ cụ thể như trận chung kết
Olympia giữa Quốc Anh với Thu Hằng kèm với một số quan điểm, lời nhận xét của
mọi người về vụ việc trên. Cuối bài viết, nhóm tác giả đã đưa ra những điều luật an
ninh mạng 2018 để răn đe nhắc nhở vì “các trường hợp sử dụng mạng Internet để thực
hiện hành vi, người thực hiện hành vi sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý theo cả quy
định của pháp luật an toàn thông tin mạng. Luật an ninh mạng 2018 nghiêm cấm hành

1
vi thông tin sai sự thật xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân khác.”[3]

2
Theo tác giả Phương Lan (2022) với bài viết “Bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội”
đăng trên Báo An Giang. Tác giả đã định nghĩa rõ khái niệm của bạo lực ngôn từ.
“Bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội là hành vi dùng ngôn từ mang tính tiêu cực, chỉ
trích, miệt thị người khác trên mạng xã hội. Làm cho người bị tấn công trên không
gian mạng bị ảnh hưởng về tâm lý, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.”. Bài viết đã đưa
những lời nhận xét, chia sẻ của một số bạn sinh viên tại trường đại học An Giang về
thực trạng bạo lực ngôn từ. Trên bài viết, tác giả đã đưa ra giải pháp tốt nhất đó chính
là “nhận thức của mỗi người khi giao tiếp, ứng xử. Vì nhận thức dẫn đến thái độ và
thái độ quyết định và tạo ra hành động. Chỉ khi chúng ta nhận thức được những giá trị
cơ bản của tốt - xấu, đúng - sai thì mọi vấn đề sẽ được giải quyết và tránh được tổn
thương nhau bằng ngôn từ.”. So với “bạo lực học đường”, “bạo lực gia đình” thì “bạo
lực ngôn từ” là thực trạng đáng lo ngại, nó xảy ra hàng giờ, hàng ngày và hàng tuần,
không bao giờ dừng lại. Dù nó là mạng xã hội ảo nhưng nó gây hậu quả vô cùng
nghiêm trọng không kém gì xã hội thực tế. [4]
Theo tác giả Trung Đức (2021) với bài viết “Báo động việc sử dụng ngôn từ thiếu
văn hóa trên không gian mạng” đăng trên Báo tuổi trẻ thủ đô. Bài viết phân tích và chỉ
ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng bạo lực ngôn từ phổ biển và diễn ra thường xuyên
là “tự do ngôn luận của một bộ phận giới trẻ đã làm cho mạng xã hội bị vấy bẩn bởi
những ngôn từ, phát ngôn, bình luận thiếu văn hóa.” Tác giả đã chỉ rõ một số đám
đông hù theo, không phân biệt đúng hay sai, “chỉ cần ghi lại vài dòng, để lại vài trạng
thái cảm xúc, thậm chí dùng những câu nói phản cảm, thái độ tiêu cực… rồi biến
mất.”. Và cách ứng xử có văn hóa trên mạng xã hội đang bị xóa nhòa đi qua từng năm
tháng. Cuối bài viết, tác giả đã trích dẫn lời của tiến sĩ, chuyên gia tâm lý Nguyễn Hải
Anh lý giải về nguyên nhân xuất phát từ đâu và giải pháp nhằm ngăn chặn bạo lực
ngôn từ có thể xảy ra đối với mình trong tương lai. [5]
Qua những công trình nghiên cứu trên, tác giả đã đưa ra những khái niệm, định
nghĩa và cách khắc phục, giải pháp cũng như các nguyên nhân dẫn đến thực trạng bạo
lực ngôn từ càng diễn ra phổ biến, thường xuyên liên tục tuy nhiên những công trình
nghiên cứu trên ít đề cập và đưa ra những giải pháp ngăn chặn thực trạng bạo lực ngôn
từ trên mạng xã hội, cụ thể ở một trang xã hội điển hình nào đó và vai trò quan trọng
của nhà nước, gia đình và trường học. Chính vì thế, chúng tôi chọn đề tài “Thực trạng
bạo lực ngôn từ của giới trẻ hiện nay trên mạng xã hội Facebook” để làm đề tài nghiên
cứu. Trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi sẽ nêu rõ các nguyên nhân gây ảnh
hưởng đến đời sống sinh hoạt và tâm lý của giới trẻ hiện nay, đồng thời đưa ra các giải
pháp phù hợp để giúp suy giảm thực trạng bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội. Bên cạnh
đó, công trình sẽ đánh giá mức độ hiệu quả đạt được và hướng phát triển trong tương
lai.

1
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu

2
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Bạo lực ngôn từ
4.2 Khách thể nghiên cứu
- Bài viết, những lời nhận xét trên mạng xã hội Facebook
5. Phạm vi nghiên cứu
- Quy mô: 100 - 150 mẫu khảo sát
- Thời gian: 6 tháng (Từ tháng 11/2023 đến tháng 4/2024)
- Không gian: Trường đại học Văn Hiến
- Cách tiếp cận: Xã hội và phạm vi là tại trường đại học Văn Hiến
6. Phương pháp nghiên cứu
- Loại nghiên cứu: Định lượng, định tính, kết hợp
7. Nội dung và tiến độ thực hiện

Nội dung nghiên cứu Tiến độ thực hiện


(Bắt đầu – Kết thúc)

Chương 1: Thực trạng bạo lực ngôn từ của giới


trẻ hiện nay trên mạng xã hội Facebook
1.1 Thực trạng ảnh hưởng đến tâm sinh lý, sức khỏe
- Sức khỏe sa sút, dễ bệnh tật
- Tâm lý bất ổn, không tỉnh táo
- Xuất hiện chứng bệnh tâm lý như trầm cảm
Tháng 11/2023 – Tháng
- Có xu hướng tự hành hạ bản thân
12/2023
1.2 Thực trạng ảnh hưởng đến công việc, học tập
- Mất tập trung
- Không có mục tiêu
- Cảm thấy bản thân thấp kém, tệ hại
- Thấy công việc, học tập trở nên chán nản

Chương 2: Nguyên nhân dẫn đến thực trạng bạo


lực ngôn từ của giới trẻ hiện nay trên mạng xã
hội Facebook

1
2.1 Nguyên nhân chủ quan
2.1.1 Tâm sinh lý và cảm xúc lứa tuổi
- Tâm sinh lý đang phát triển nên dễ nhạy cảm
- Chưa cân bằng các mối quan hệ giao tiếp trong xã
hội
- Thường xuyên cạnh tranh, mâu thuẫn lẫn nhau
- Tính tự cao, tự phủ
- Thiếu sự hiểu biết về mạng xã hội
- Thái độ kì thị, coi thường người khác
2.1.2 Văn hóa ngôn ngữ giao tiếp ở giới trẻ
- Trào lưu sử dụng tiếng lóng, từ địa phương
- Hiện tượng biến đổi ngôn ngữ Tiếng Việt:
+ Cắt âm
+ Biến âm
+ Nhai âm
2.2 Nguyên nhân khách quan Tháng 1/2024 – Tháng
2.2.1 Nguyên nhân từ gia đình 2/2024
- Chưa khéo léo trong việc trò chuyện giao tiếp
- Ít tâm sự, trò chuyện
- Hứng chịu sự đối xử thiếu công bằng
2.2.2 Nguyên nhân từ trường học
- Giáo viên, giảng viên ít giao tiếp, trao đổi
- Hình thức kỷ luật nhẹ, chưa có tính răn đe
- Các chuyên đề về bạo lực ngôn từ trên mạng xã
hội chưa đưa vào chuyên đề riêng
2.2.3 Nguyên nhân từ xã hội, cộng đồng
- Sự buông lỏng, thiếu quản lý chặt chẽ của các
trang mạng xã hội
- Những bài viết lạm dụng với mục đích xấu

2
- Trào lưu hùa theo đám đông, mặc kệ đúng hay sai
- Hiện tượng “Streamer” dùng từ thiếu chuẩn mực
xã hội

Chương 3: Giải pháp khắc phục thực trạng bạo


lực ngôn từ của giới trẻ hiện nay trên mạng xã
hội Facebook
3.1 Giải pháp khắc phục bạo lực ngôn từ trên mạng
xã hội
3.1.1 Giải pháp đối với bản thân
- Chú trọng lời nói
- Hạn chế bình luận khi chưa biết bài viết đúng hay
sai
- Không nên phán xét hay ủng hộ những bài viết
chưa có tính xác thực
3.1.2 Giải pháp đối với gia đình
- Biết cách quản lý cảm xúc Tháng 3/2024 – Tháng
- Dành thời gian nói chuyện, tâm sự 4/2024
- Đưa ra những lời khuyên, an ủi
3.1.3 Giải pháp đối với trường học
- Hình thức kỷ luật và giáo dục nghiêm khắc
- Tổ chức các chuyên đề về bạo lực ngôn từ trên
mạng xã hội
- Dạy những kỹ năng sống thông qua bài học, bài
giảng
- Giáo viên, giảng viên quan tâm, theo dõi và nắm
bắt tình hình
- Xây dựng văn hóa học đường lành mạnh
3.1.4 Giải pháp đối với xã hội, cộng đồng
- Có ý thức tôn trọng người khác
- Loại bỏ những bài viết trái với thuần phong mỹ tục

3
- Xây dựng một môi trường mạng văn minh
- Áp dụng những điều luật để răn đe, cảnh cáo
3.2 Luật An ninh mạng 2018, số 24/2018/QH14
- Được thông qua vào ngày 12/6/2018 và có hiệu lực
kể từ ngày 1/1/2019. [8]
- Luật An ninh mạng bao gồm 7 chương và 43 Điều.
[8]
- Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự
- Bảo vệ an toàn xã hội trên không gian mạng
- Bảo vệ thông tin người dân trên không gian mạng
trước kẻ xấu
- Răn đe, nhắc nhở để tránh phạm luật và tái phạm

8. Hiệu quả - Địa chỉ ứng dụng


- Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ được ứng dụng tại trường đại học Văn Hiến
9. Kinh phí

4
Kết luận
Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
- Thực trạng “bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội Facebook” đã và đang trở thành
một vấn đề nhức nhối xuất hiện cùng với vấn nạn trên là việc sử dụng ngôn từ
thiếu văn hóa đang ở khắp mọi nơi và ngày càng rộng rãi, phổ biến. Nhưng
không phải ai cũng biết và quan tâm đến hậu quả của nó.

- Để khắc phục thực trạng bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội Facebook thì việc
đưa ra một số giải pháp ngăn chặn là điều cần thiết. Điều này sẽ giúp giảm thực
trạng bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội. Ngoài ra, sự quan tâm, chú trọng của
xã hội, nhà trường và gia đình sẽ góp phần giảm đi phần nào thực trạng bạo lực
ngôn từ trên mạng xã hội Facebook và giúp môi trường mạng tốt hơn

- Bài nghiên cứu đã đề ra giải pháp, định hướng phù hợp, và sẽ tiến hành thực
hiện khi đủ điều kiện trong tương lai.

1
Tài liệu tham khảo
[1]: Hoàng Lan, 30/03/2021, Bị tẩy chay trên mạng xã hội, bé gái 13 tuổi uống thuốc
tự tử[Online]. Báo Pháp luật. Đọc từ: https://plo.vn/bi-tay-chay-tren-mang-xa-hoi-be-
gai-13-tuoi-uong-thuoc-tu-tu-post619586.html, ngày 27/11/2023
[2]: Tường Linh, 08/06/2023, Bạo lực ngôn từ - Khi lời nói là lưỡi dao[Online]. Báo
Quảng Ninh. Đọc từ: https://baoquangninh.vn/bao-luc-ngon-tu-khi-loi-noi-la-luoi-
dao-3244138.html, ngày 27/11/2023
[3]: Nhóm tác giả PV, 18/10/2022, Bạo lực “ngôn từ” trên mạng xã hội: Giải pháp nào
để thoát khỏi cuộc chiến?[Online]. Báo Sóng trẻ. Đọc từ: https://songtre.com.vn/bao-
luc-%E2%80%9Cngon-tu%E2%80%9D-tren-mang-xa-hoi-giai-phap-nao-de-thoat-
khoi-cuoc-chien-p19013.html, ngày 27/11/2023
[4]: Phương Lan, 9/11/2022, Bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội[Online]. Báo An
Giang. Đọc từ: https://baoangiang.com.vn/bao-luc-ngon-tu-tren-mang-xa-hoi-
a347363.html, ngày 27/11/2023
[5]: Trung Đức, 9/10/2021, Báo động việc sử dụng ngôn từ thiếu văn hóa trên không
gian mạng [Online]. Báo tuổi trẻ thủ đô. Đọc từ: https://tuoitrethudo.com.vn/bao-
dong-viec-su-dung-ngon-tu-thieu-van-hoa-tren-khong-gian-mang-179861.html, ngày
27/11/2023
[6]: Bùi Minh Tuấn, 22/11/2016, Sử dụng tiếng lóng và ngôn ngữ "chat" trong học
sinh sao cho phù hợp[Online]. Tạp chí Giáo dục Việt Nam. Đọc từ:
https://giaoduc.net.vn/su-dung-tieng-long-va-ngon-ngu-chat-trong-hoc-sinh-sao-cho-
phu-hop-post172629.gd, ngày 28/11/2023
[7]: Từ Thị Huyền, 15/6/2021, Bạo lực ngôn từ - những tổn thương tưởng chừng vô
hại với con trẻ[Online]. Đại học Văn Lang. Đọc từ:
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-van-lang/tu-duy-phan-bien/tu-
thi-huyen-207qc17278/30426007, ngày 28/11/2023
[8]: Phương Ngọc, 8/08/2018, Một số nội dung cơ bản của Luật An ninh
mạng[Online]. Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Đọc từ:
https://badt.thuathienhue.gov.vn/?gd=16&cn=256&tc=525#:~:text=Lu%E1%BA
%ADt%20An%20ninh%20m%E1%BA%A1ng%20%C4%91%C6%B0%E1%BB
%A3c,g%E1%BB%93m%207%20ch%C6%B0%C6%A1ng%2C
%2043%20%C4%90i%E1%BB%81u, ngày 1/12/2023

You might also like