You are on page 1of 2

1. Thí nghiệm 1: Dãy điện hóa của kim loại.

Hiện tượng: Bọt khí thoát ra ở ống nghiệm có Al xảy ra nhanh hơn, mãnh liệt hơn sau đó tới ống
nghiệm có thả Fe. Ống nghiệm thả Cu không có hiện tượng.

Giải thích, viết PTHH

PTHH: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Cu+ HCl → (chỗ này đánh chéo)

Do khả năng hoạt động hóa học Al > Fe > Cu nên ống nghiệm của Al thoát khí H2 mãnh liệt nhất

Cu không tác dụng với dd HCl loãng do trong dãy điện hóa Cu đứng sau H

2. Thí nghiệm 2: Điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion của kim loại yếu
trong dung dịch.

- Hiện tượng: Trên Fe xuất hiện một lớp kim loại màu đỏ ; dung dịch màu xanh nhạt dần

-Giải thích viết PTHH

PTHH: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Fe có mức độ hoạt động hóa học mạnh hơn đồng nên đẩy đồng ra khỏi muối.

3. Thí nghiệm 3: Ăn mòn điện hóa học.

- Hiện tượng:

+ Lúc đầu ở ống 1 và ống 2 bọt khí thoát ra đều nhau.

+ Ở ống 2 sau khi thêm CuSO 4 thấy ở viên kẽm xuất hiện màu đỏ, đồng thời bọt khí thoát ra
nhanh hơn ống 1

- Giải thích viết PTHH

- PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Cu bám vào viên kẽm tạo thành một pin điện hóa có hai điện cực trong dung dịch H2SO4, nên ngoài
ăn mòn hóa học viên kẽm còn bị ăn mòn điện hóa nên bọt khí thoát ra nhanh hơn.
Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu

You might also like