You are on page 1of 10

Đồ án kỹ thuật điện tử - CT441 Trường Đại học Cần Thơ

ĐIỀU KHIỂN ĐỘ MẶN MÔ HÌNH NUÔI TÔM KHÉP KÍN


Họ tên sinh viên

ABSTRACT

In shrimp culture, in addition to selecting healthy shrimp baby, good feeding, shrimp pond
water environment especially salinity is extremely important, ensuring the living
environment to help shrimp grow healthy. This research is aim to design a system that can
measure salinity and control the pump when salinity exceeds the threshold . The electrical
conductivity of the fluid (EC) is the inverse of water resistance, salinity (ppm) or EC is
calculated by measuring the water resistance between the two transducers of the two pole
plugs when placed in the water environment., As a result of the PC display, the An Arduino
microcontroller triggers the relay in the closed state (level 1),is used to read salinity and
control the a water pump is powered and start operating. When the salinity is at a safe
level, the output signal from Arduino is in the low state (level 0) the relay switches to the
power-off state, the pump stops working. Implementation results show that the system works
properly with the initial goal of measuring and automatically controlling salinity when
exceeding the threshold.
Keyword: Conductivity, TDS.

TÓM TẮT

Đối với nuôi tôm ngoài việc chọn tôm giống khỏe, thức ăn tốt thì môi trường nước ao nuôi tôm đặc
biệt là độ mặn vô cùng quan trọng, đảm bảo môi trường sống giúp tôm phát triển khỏe mạnh. Đề
tài này nhằm mục tiêu thiết kế hệ thống đo độ mặn và tự động điều khiển máy bơm khi độ mặn vượt
ngưỡng. Độ dẫn điện của chất lỏng (EC) là nghịch đảo của điện trở nước, độ mặn (ppm) hoặc EC
được tính bằng cách đo điện trở nước giữa hai đầu dò của hai bản cực phích cắm điện khi đặt
trong môi trường nước, kết quả được hiển thị PC, vi điều khiển Arduino kích relay ở trạng thái
đóng (mức 1),được sử dụng để đọc độ mặn và điều khiển máy bơm nước được cấp nguồn và bắt đầu
hoạt động. Khi độ mặn ở mức an toàn, tín hiệu đầu ra từ Arduino ở trạng thái thấp (mức 0) rơle
chuyển sang trạng thái ngắt điện, máy bơm ngừng hoạt động. Kết quả thực hiện cho thấy hệ thống
hoạt động đúng mục tiêu ban đầu đề ra là đo và tự động điều khiển độ mặn khi vượt ngưỡng.
Từ khóa: Độ dẫn điện EC, TDS.

1 GIỚI THIỆU
Trong môi trường nuôi tôm, độ mặn cao sẽ gây biến đổi một số thông số môi trường như
PH, độ kiềm. Bên cạnh đó, còn làm tảo trong diện tích nuôi tôm phát triển nhanh, sinh nhiều
khí độc,… Với phương pháp truyền thống, hằng ngày người nuôi lấy mẫu nước 1 đến 2 lần
và dùng phương pháp thử mẫu truyền thống xác định chất lượng nguồn nước cũng như độ
mặn, phương pháp này không thể xác định kịp thời nguồn nước kém hoặc độ mặn cao gây
chết tôm là nguyên nhân đem đến rủi ro cho người nuôi. Vì vậy, mục đích của đề tài này
thiết kế mạch đo và điều khiển độ mặn, luôn theo dõi độ mặn mô hình nuôi tôm trong ao,
tiết kiệm thời gian, chi phí.
Hệ thống đo độ mặn bằng cách đo độ dẫn điện từ đó suy ra độ mặn thì có một số ý tưởng và
cách làm như ở trang Vườn rau sạch – Tự chế đầu đo thủy canh [4]. Nguyên lí đo độ dẫn
điện (EC) là áp dụng định luật Ôm tính được điện trở của nước giữa 2 bản cực, đo lường EC
cần sử dụng nguồn xoay chiều AC, chúng ta vẫn có thể sử dụng nguồn 1 chiều bằng cách

1
Đồ án kỹ thuật điện tử - CT441 Trường Đại học Cần Thơ

đọc DC rất nhanh, thay đổi cực trên 2 điện cực nhằm không bị phân cực trong chương trình
phần mềm Arduino.
Về kết quả, đề tài mong muốn thiết kế mạch đo độ mặn từ đó điều khiển được độ mặn mong
muốn bằng cách bơm nước ngọt vào bể nuôi. Các bước thực hiện đề tài gồm viết chương
trình điều khiển hoạt động của mạch sử dụng phần mềm Arduino kết nối với máy tính và
các linh kiện phần cứng như đầu đo (phích cắm điện), cảm biến nhiệt độ không thấm nước
(DS18B20), relay điều khiển máy bơm,… Sau đó tiến hành ráp mạch trên board và chạy
thực tế.

2 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN


2.1 Tổng quan
Mục tiêu của đề tài là thiết kế mạch đo và điều khiển độ mặn tự động. Những yêu cầu chính
khi thực hiện đề tài này:
 Đơn giản, dễ thực hiện.
 Tiết kiệm chi phí so với các thiết bị đo độ mặn trên thị trường.
 Cảnh báo độ mặn vượt ngưỡng bằng led và tự động điều khiển máy bơm bơm nước
ngọt vào mô hình ao nuôi làm giảm độ mặn.
Để thực hiện được mục tiêu này, hệ thống được thiết kế tổng quát như ở Hình 1.

Khối nguồn
Khối điều khiển
máy bơm

Khối cảm biến Khối điều khiển

Khối hiển thị

Khối đầu đo

Hình 1: Sơ đồ khối của hệ thống


Hệ thống được xây dựng bao gồm 6 khối với chức năng của từng khối như sau:
 Khối nguồn: cung cấp nguồn 5V DC cho khối điều khiển và máy bơm.
 Khối điều khiển: có 2 nhiệm vụ chính là:
1/ Đọc giá trị của cảm biến nhiệt độ.
2/ Xử lí giá trị từ đầu đo và so sánh giá trị độ mặn vượt ngưỡng để điều khiển relay
bật máy bơm hoạt động.
 Khối cảm biến: là cảm biến nhiệt độ không thấm nước (DS18B20) được đặt chung
với đầu đo độ mặn trong nước để đo nhiệt độ của môi trường trong mô hình ao nuôi.
 Khối đầu đo: là phích cắm điện dùng để đo điện trở của nước.

2
Đồ án kỹ thuật điện tử - CT441 Trường Đại học Cần Thơ

 Khối điều khiển máy bơm: dùng relay để bật tắt máy bơm nước hoạt động.
 Khối hiển thị: hiển thị kết quả giá trị nhiệt độ, độ mặn và điện trở nước trên PC.
2.2 Thiết kế chi tiết
2.2.1 Khối nguồn
Ở đề tài này, hệ thống đã sử dụng nguồn 5V DC được cấp qua cổng USB từ máy tính. Vì
nguồn từ máy tính cho điện áp ra 5V ổn định, giúp thiết bị hoạt động tốt.
2.2.2 Khối điều khiển
Arduino board có rất nhiều phiên bản với hiệu năng và mục đích sử dụng khác nhau, trong
đề tài này sử dụng Arduino Uno R3 cho thiết kế mạch đo và điều khiển độ mặn. Do Arduino
Uno R3 có kích thước nhỏ gọn, ứng dụng rộng rãi trong thiết kế các thiết bị tự động hóa xu
hướng gọn nhẹ, chi phí thấp. Cộng đồng và diễn đàn Arduino trên internet rất nhiều.
Bảng 1: Thông số cơ bản của Arduino uno r3
Vi điều khiển Atmega328 8bit
Điện áp hoạt động 5V DC (chỉ được cấp qua cổng USB)
Tần số hoạt động 16MHz
Dòng tiêu thụ Khoảng 30 mA
Điện áp vào khuyên dùng 7-24V DC
Điện áp vào giới hạn 6-20V DC
Số chân Analog 6 (độ phân giải 10bit)
Dòng tối đa trên mỗi chân I/O 30 mA
Dòng ra tối đa (5V) 500 mA
Dòng ra tối đa (3.3V) 50 mA
32 KB (Atmega328) với 0.5KB dùng bởi
Bộ nhớ flash
bootloader
SRAM 2 KB (ATmega328)
EEPROM 1 KB (Atmega328)

Hình 2: Arduino Uno R3

3
Đồ án kỹ thuật điện tử - CT441 Trường Đại học Cần Thơ

Như đã trình bày ở trên, khối này có 2 chức năng quan trọng là:
 Xử lí giá trị Digital từ cảm biến nhiệt độ (DS18B20) chỉ cần kết nối dây Data của
cảm biến đến chân digital của vi điều khiển, ở đây gán ở chân 2 của arduino, dữ liệu
đọc được hiển thị trên PC qua cổng Serial của phần mềm arduino.
 Đọc giá trị điện trở nước từ đầu đo (phích cắm điện) bằng cách 1 chân của phích cắm
nối tiếp với điện trở 1k ohm với chân A0 của vi điều khiển, chân còn lại của điện trở
nối vào A4, còn một chân của phích cắm vào A1. Sơ đồ kết nối như Hình 5 bên dưới.
+ Nguyên lý hoạt động như sau: 2 bản cực dẫn điện của phích cắm đặt song song cấp
vào 2 cực( chân cắm) một hiệu điện thế, đo cường độ dòng điện giữa 2 bản cực, ta áp
dụng định luật Ôm tính được điện trở nước. Từ đó lấy tỷ lệ nghịch điện trở ta được
giá trị độ dẫn điện (EC). Độ mặn (ppm) được tính bằng công thức: PPM=
EC25x0.7x1000
+ Ở đây nhiệt độ có ảnh hưởng đến tính dẫn điện của chất lỏng nên ta phải bù trừ
nhiệt độ vào, sai số được tính như sau: EC25 = EC/(1+a(T-25)).
EC25 - Độ dẫn điện ở nhiệt độ 25 độ C.
EC - Giá trị độ dẫn điện đo được.
T- Nhiệt độ đo được (ĐVT: độ C).
a = 0.019 °C [Hằng số].

+ Khi giá trị điện trở nước giảm đồng nghĩa với việc EC đang tăng, độ mặn (ppm)
lên cao, arduino so sánh giá trị ppm quy định nếu vượt ngưỡng sẽ kích relay ( tín
hiệu mức cao chân 13 Arduino) bật máy bơm để bơm nước ngọt vào mô hình ao,
giảm giá trị độ mặn ở mức an toàn.
2.2.3 Khối cảm biến
Cảm biến DS18B20 ( Hình 3) là cảm biến (loại digital) đo nhiệt độ mới của hãng MAXIM
với độ phân giải cao ( 12bit ), cảm biến sử dụng giao tiếp 1 dây rất gọn gàng, dễ lập trình.
Trong phần đo nhiệt độ mô hình ao nuôi cần nhúng vào trong nước vì vậy cần sử dụng loại
cảm biến nhiệt độ không thấm nước.
Bảng 2: thông số kỹ thuật của cảm biến nhiệt độ (DS12B20)
Điện áp đầu vào 3.3 -5.5V
Khoảng nhiệt độ đo -55 ° C đến +125 ° C
Sai số ± 0.5 ° C trong khoảng -10 ° C đến +85 ° C
Độ phân giải người dùng có thể chọn từ 9 - 12 bits
Chuẩn giá tiếp 1-Wire ( 1 dây ).
Thời gian chuyển đổi nhiệt độ
750ms ( khi chọn độ phân giải 12bit ).
tối đa
Số chân Analog 6 (độ phân giải 10bit)
Đường kính đầu dò 6mm
Chiều dài dây 1m
Ống thép không gỉ (chống ẩm ,
đường kính 6mm, dài 50mm
nước)

4
Đồ án kỹ thuật điện tử - CT441 Trường Đại học Cần Thơ

Hình 3: Cảm biến nhiệt độ (DS18B20)


Sơ đồ kết nối cảm biến nhiệt độ ( DS18B20) với Arduino như ở Hình 4:

Hình 4 : Sơ đồ kết nối DS12B20 với Arduino


Nhiệt độ của nước: nhiệt độ càng cao, độ dẫn điện càng cao vì vậy ta cần bù trừ nhiệt độ để
sai số khi đo độ dẫn điện (EC).
2.2.4 Khối đầu đo
Khối đầu đo dùng để đo độ mặn trong mô hình ao nuôi, gồm một phích cắm điện và điện trở
1k ohm.
Cách mắc mạch như sau: Phích cắm điện được kết nối với vi điều khiển bằng cách: 1 chân
của phích cắm nối tiếp với điện trở 1k ohm nối vào chân A0, chân còn lại của điện trở nối
vào A4, còn một chân của phích cắm vào A1 của vi điều khiển. Sơ đồ kết nối như ở Hình 5.

Hình 5: sơ đồ kết nối đầu đo với Arduino

5
Đồ án kỹ thuật điện tử - CT441 Trường Đại học Cần Thơ

2.2.5 Khối điều khiển máy bơm


Điều khiển bơm nước gồm có: relay 1 kênh 5V DC và động cơ bơm chìm mini 5V DC
Bảng 3: thông số kỹ thuật
Điện áp sử dụng 3~5VDC.
100~200mA. Lưu lượng
Dòng điện sử
bơm: 1.2~1.6L / 1 phút.
dụng
Đường kính
7.5mm
ngoài ống dẫn
Kích thước 34 x 43 mm
Trọng lượng 28g
Hình 6: động cơ bơm chìm 5V DC
Bảng 4: chức năng chân module relay
Pin Chức năng
VCC Điện áp dương của nguồn 5v
GND Điện áp âm của nguồn
Có thể set mức thấp hoạt động để
IN điều khiển relay
NO Chân thường mở của Relay
CO
Chân chung của relay
M
NC Chân thường đóng của relay
Hình 7: Module relay 5V DC

Sơ đồ kết nối module điều khiển với Arduino như ở Hình 8:

Hình 8: Sơ đồ kết nối relay với Arduino


Arduino xuất tín hiệu mức cao ở chân 13 khi độ mặn đo được vượt ngưỡng sẽ kích relay ở
trạng thái đóng ( mức 1), máy bơm được cấp điện và hoạt động.
Hầu hết các loài tôm tăng trưởng tốt ở độ mặn 25-30‰ , độ mặn cao 45-60‰ có th ể gây
chết tôm [5]. Từ đó, ta có thể chọn mức độ mặn phù hợp để điều khiển độ mặn là 35‰
(35000ppm) sẽ điều khiển giảm độ mặn ở mức 25‰ (25000ppm).
Trong mô hình thí nghiệm, thể tích V2 là 12 Lít = 0.012m3 như ở Hình 9.

6
Đồ án kỹ thuật điện tử - CT441 Trường Đại học Cần Thơ

Hình 9: Thùng xốp


Để tính lượng nước cần điều khiển bơm vào mô hình ao nuôi như sau:
Tính lượng nước pha trộn theo tỉ lệ : V1 : V2 = (X3 - X2): (X1 - X3) [6]
X1= 35‰ là độ mặn thay đổi trong mô hình ao nuôi, pha nước ngọt X2 = 0,02‰ (Nước
ngọt có độ muối rất thấp từ 0,02‰ - 0,25‰ [6]) cần giảm độ mặn xuống X3 = 25‰. Theo tỉ
lệ lượng nước pha trộn thì V1:V2 = (25 - 0,02) : (35 - 25); V2 = 0,012 : 2,5 = 4,8x10-3 m3 ,
là cần bơm 4.8 Lít nước ngọt để giảm độ mặn xuống 25000ppm.
Dựa vào thông số của máy bơm được cấp nguồn 5V DC thì lưu lượng bơm là 1,6Lít/phút.
Vì vậy, cần 3 phút để máy bơm bơm 4,8 Lít nước ngọt. Ta sử dụng hàm delay( ) trong
chương trình phần mềm Arduino để điều khiển thời gian bơm, sau 3 phút máy bơm sẽ
ngừng hoạt động.
2.2.6 Khối hiển thị
Giá trị đo được sẽ hiển thị trên PC thông qua phần mềm Arduino bằng cách mở bảng Serial
monial có sẳn trong Arduino IDE như ở Hình 10.

Hình 10: Bảng Serial monial

7
Đồ án kỹ thuật điện tử - CT441 Trường Đại học Cần Thơ

Các linh kiện sử dụng được liệt kê ở Bảng 5.


Bảng 5: Bảng linh kiện chính được sử dụng trong mạch
Tham số Đơn vị Giá trị
Arduino uno r3
Relay 
Cảm biến nhiệt độ
Máy bơm mini
Phích cắm điện
Điên trở  1k, 4k7,330
Led đơn

3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


Hệ thống thực tế như ở Hình 11.

Hình 11: Hệ thống thực tế đo và điều khiển độ mặn.

8
Đồ án kỹ thuật điện tử - CT441 Trường Đại học Cần Thơ

Kết quả đo đạt thực tế bằng cách chọn các dung dịch chất lỏng có giá trị biết trước theo tiêu
chuẩn như: nước cất và nước muối sinh lý có độ mặn 0,9% .
Kết quả xem ở Hình 12 và Hình 13.

Hinh 12: Kết quả đo nước cất. Hình 13: Kết quả đo nước muối.
Kết quả đo đạt thực tế như kết quả mong muốn, sau 5s thì hệ thống sẽ đọc một lần. Về nước
cất có giá trị dẫn điện rất thấp (Hình 12), còn nước muối thì giá trị đo gần đúng như giá trị
tiêu chuẩn 0.9% tương đương là 9000ppm ( Hình 13). Như vậy, hệ thống đo độ mặn có độ
chính xác cao nhưng còn mặt hạn chế là độ nhạy khi độ mặn thay đổi cần có thời gian để
đọc giá trị ổn định. Khi độ mặn vượt ngưỡng 35000ppm mạch tự động điều khiển bơm bơm
nước ngọt, sau thời gian tính toán như phần trình bày ở trên, máy bơm ngừng bơm nước
ngọt vào ao.

4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


Phương pháp thiết kế mạch đã đạt được mục tiêu đề ra là đo và điều khiển độ mặn tự động
như mong muốn. Nhưng bên cạnh ưu điểm là hệ thống dễ lắp đặt, độ chính xác cao, ít tốn
chi phí so với các thiết bị đo độ mặn trên thị trường (ví dụ trên trang web điện tử
https://hshop.vn [3]) thì vẫn còn mặt hạn chế là hệ thống còn bị nhiễu, sai số, cần làm một
sản phẩm hoàn chỉnh để hệ thống ổn định hơn, ngoài ra thì mạch chưa được tinh gọn còn
cồng kềnh.

9
Đồ án kỹ thuật điện tử - CT441 Trường Đại học Cần Thơ

CÁM ƠN

Với những kết quả đạt được, em xin chân thành cảm ơn đến thầy Trần Thanh Hùng-
Giảng viên hướng dẫn đề tài này, đã giúp em hoàn thành tốt đề tài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Diễn đàn Cơ điện tử Việt Nam, truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2019 từ
https://codientu.org.
[2] Diễn đàn Arduino Việt Nam, truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2019 từ
http://arduino.vn.
[3] Trang web bán hàng điện tử online, truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2019 từ
https://hshop.vn
[4] Vườn rau xanh- Tự chế đầu đo thủy canh, truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2019 từ
http://www.vuonrauxanh.com/threads/arduino-ta-cha-dau-dac-nang-da-dung-dach-thay-
canh-ec-ppm-meter.3742/page-2
[5] Giáo trình KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI GIÁP XÁC của Trường Đại
học Cần Thơ, tác giả Nguyễn Thanh Phương Và Trần Ngọc Hải, truy cập ngày 22 tháng 3
năm 2019.
[6] Kiểm soát chất lượng nước ao nuôi tôm, truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2019 từ
http://www.binhlan.com/Kiem-soat-chat-luong-nuoc-Do-muoi-va-nhiet-do.html

10

You might also like