You are on page 1of 10

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 NĂM HỌC 2023 - 2024

LỊCH SỬ 10
I. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 2 điểm
Câu 1: Lập bảng so sánh cơ sở hình thành của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc và
văn minh Phù Nam?
Câu 2: Lập bảng so sánh cơ sở hình thành của nền văn minh Chăm-pa và văn minh
Phù Nam ?
Câu 3: Phân tích cơ sở hình thành của văn minh Văn Lang – Âu Lạc ?
Câu 4: Phân tích cơ sở hình thành của văn minh Phù Nam ?
Câu 5: Phân tích cơ sở hình thành của văn minh Chăm - pa ?
Câu 1 điểm
Câu 1: Viết 1 đoạn ngắn (5-10 dòng) về trách nhiệm của bản thân em trong việc giữ
gìn và phát huy các giá trị của các nền văn minh cổ trên đất nước ta ?
Câu 2: Viết 1 đoạn ngắn (5-10 dòng) đánh giá về đóng góp của văn minh Văn Lang –
Âu Lạc trong dòng chảy lịch sử văn hoá của dân tộc ?
Câu 3: Nêu nhận xét chung về đời sống vật chất và tinh thần của văn minh Văn Lang
– Âu Lạc ?
Câu 4: Nhận xét về đời sống vật chất và tinh thần của văn minh Phù Nam ?

PHẦN TRẮC NGHIỆM


Mức độ nhận biết
Câu 1. Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành ở khu vực nào sau đây trên
lãnh thổ Việt Nam ngày nay?
A. Bắc bộ, Nam Trung bộ.
B. Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
C. Nam bộ và Nam Trung bộ.
D. Tây nguyên và Nam bộ.
Câu 2. Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tín ngưỡng nào sau đây?
A. Tín ngưỡng thờ thần Dớt.
B. Tín ngưỡng phồn thực.
C. Tín ngưỡng Bà la môn.
D. Thờ Phật Thích ca.
Câu 3. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc ra đời dựa trên điều kiện tự nhiên thuận lợi nào
sau đây?
A. Phía Đông và Tây Nam giáp biển.
B. Địa hình chủ yếu đồi núi, cao nguyên.
C. Ven các con sông lớn, đất đai màu mỡ.
D. Khí hậu khô hạn quanh năm, mưa ít.
Câu 4. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc có cội nguồn từ nền văn hóa nào sau đây?
A. Văn hóa Hòa Bình.
B. Văn hóa Sa Huỳnh.
C. Văn hóa Phùng Nguyên.
D. Văn hóa Óc Eo.
Câu 5. Nguồn khoáng sản phong phú đã taọ điều kiện thuận lợi cho cư dân Việt cổ
phát triển nghề thủ công nào sau đây?
A. Làm gốm sứ.
B. Làm dầu ô liu.
C. Luyện kim.
D. Đóng thuyền.
Câu 6. Một trong những cơ sở dẫn đến sự ra đời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là
A. yêu cầu bảo vệ cuộc sống chung.
B. hợp tác để ra khơi đánh bắt cá.
C. tập hợp lực lượng đánh Chăm-pa.
D. chống lại sự đe dọa của Phù Nam.
Câu 7. Quốc gia cổ đầu tiên xuất hiện trên đất nước ta là
A. Văn Lang.
B. Phù Nam.
C. Đốn Tốn.
D. Xích Thổ.
Câu 8. Kinh đô của nhà nước Âu Lạc đóng ở
A. Phú Xuân.
B. Trà Kiệu.
C. Cổ Loa.
D. Óc Eo.
Câu 9. Đứng đầu nhà nước Âu Lạc là
A. Thục Phán – An Dương Vương.
B. Lạc Long Quân và Âu Cơ.
C. Hỗn Điền và nữ vương Liễu Diệp.
D. Quan Lang và Mị nương.
Câu 10. Trong bộ máy nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, đứng đầu các bộ là
A. Lạc tướng.
B. Bồ chính.
C. Già làng.
D. Lạc hầu
Câu 11. Một trong những nghề thủ công đạt trình độ cao của cư dân Văn Lang – Âu
Lạc là
A. điêu khắc.
B. đúc đồng.
C. đánh cá.
D. buôn bán.
Câu 12. Trang sức của phụ nữ Văn Lang – Âu Lạc thường được làm từ kim loại nào
sau đây?
A. Đồng thau.
B. Ngọc bích.
C. Thạch anh.
D. Ngà voi.
Câu 13. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc phát triển rực rỡ trong thời kì nào sau đây?
A. Văn hóa Hòa Bình.
B. Văn hóa Sa Huỳnh.
C. Văn hóa Đông Sơn.
D. Văn hóa Đồng Đậu.
Câu 14. Điều kiên tự nhiên thuận lợi đã giúp cư dân Việt cổ sớm phát triển ngành kinh
tế nào sau đây?
A. Chăn nuôi gia súc lớn.
B. Buôn bán đường biển.
C. Đánh bắt cá xa bờ.
D. Trồng lúa nước.
Câu 15. Một trong những cơ sở dẫn đến sự ra đời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là
A. yêu cầu phát triển nông nghiệp.
B. hợp tác để ra khơi đánh bắt cá.
C. tập hợp lực lượng đánh Chăm-pa.
D. chống lại sự đe dọa của Phù Nam.
Câu 16. Quốc gia cổ nào sau đây tiếp nối quốc gia Văn Lang?
A. Âu Lạc.
B. Nam Việt.
C. Đông Hán.
D. Xích Thổ.
Câu 17. Kinh đô của nhà nước Văn Lang đóng ở
A. Phú Xuân.
B. Trà Kiệu.
C. Thoại Sơn.
D. Phong Châu.
Câu 18. Đứng đầu nhà nước Văn Lang được gọi là
A. Quan Lang.
B. Bồ chính.
C. Hùng Vương.
D. Mị Nương.
Câu 19. Trong bộ máy nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, giúp việc cho vua là
A. Lạc tướng.
B. Bồ chính.
C. Già làng.
D. Lạc hầu.
Câu 20. Một trong những nghề thủ công của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là
A. đúc tiền.
B. dệt vải.
C. đánh cá.
D. buôn bán.
Câu 21. Trang phục thường ngày của phụ nữ Văn Lang – Âu Lạc là
A. Ka ma.
B. áo dài.
C. váy, yếm.
D. áo the.
Câu 22: Đứng đầu nhà nước Văn Lang là Vua Hùng, giúp việc cho vua là
A. tể tướng B. Lục bộ C. Lạc hầu D. đại hành khiển
Câu 23: Bộ máy hành chính nhà nước dưới thời kì Văn Lang không tồn tại chức vụ
nào sau đây?
A. Lạc hầu B. Lạc tướng C. Bồ chính D. Thượng thư
Câu 24: Nhà nước nào sau đây là sự kế thừa và phát triển của nhà nước Văn Lang?
A. Âu Lạc B. Lâm Ấp C. Chămpa D. Phù Nam
Câu 25. Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Chăm-pa cổ thuộc khu vực nào trên lãnh
thổ Việt Nam ngày nay?
A. Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
B. Trung và Nam Trung bộ.
C. Khu vực Nam bộ.
D. Rải rác trên khắp cả nước.
Câu 26. Chữ Chăm cổ được sáng tạo trên cơ sở của loại chữ viết nào sau đây?
A. Chữ Phạn.
B. Chữ Hán.
C. Chữ La-tinh.
D. Chữ Nôm.
Câu 27. Lễ hội truyền thống của cư dân văn minh Chăm-pa là
A. Lễ hội Ka-tê.
B. Lễ hội Oóc Om Bóc.
C. Lễ hội cơm mới
D. Lễ hội Lồng tồng.
Câu 28. Một trong những khó khăn về điều kiện tự nhiên của Chăm-pa là
A. khí hậu khô hạn.
B. lũ lụt thường xuyên.
C. sông ngòi dày đặc.
D. lượng mưa đều đặn.
Câu 29. Ngành kinh tế nào sau đây phát triển mạnh dưới thời kì nhà nước Chăm - pa?
A. Chế tạo máy B. Đóng tàu biển C. Khai thác lâm sản D. Chế tạo vũ khí
Câu 30. Cư dân Chăm-pa sớm tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ thông qua con đường nào
sau đây?
A. Chính quyền cưỡng bức.
B. Buôn bán đường biển.
C. Truyền bá của giáo sĩ Ki tô.
D. Xâm lược mở rộng lãnh thổ.
Câu 31. Cư dân bản địa trong nền văn minh Chăm-pa là
A. người Việt cổ.
B. người Sa Huỳnh.
C. người Ấn Độ.
D. người Mã lai.
Câu 32. Tên gọi ban đầu của quốc gia Chăm-pa là
A. Lâm Ấp.
B. Phù Nam.
C. Văn Lang.
D. Âu Lạc.
Câu 33. Một trong những hình thức chôn cất người chết của cư dân Phù Nam là
A. tháp táng.
B. thuỷ táng.
C. vách táng.
D. mộc táng.
Câu 34. Văn minh Phù Nam có nguồn gốc từ nền văn hóa nào sau đây?
A. Văn hóa Sa Huỳnh.
B. Văn hóa Phùng Nguyên.
C. Văn hóa Óc Eo.
D. Văn hóa Đông Sơn.
Câu 35. Địa bàn cư trú chủ yếu của vương quốc Phù Nam thuộc lưu vực con sông nào
dưới đây?
A. Sông Hoàng Hà.
B. Sông Thái Bình.
C. Sông Thu Bồn.
D. Sông Mê Công.
Câu 36. Một trong những tín ngưỡng phổ biến của cư dân Phù Nam là
A. thờ thần Dớt.
B. thờ thần Mặt Trời.
C. thờ thần Bra - ma.
D. thờ thần Si - va.
Câu 37: Ngành kinh tế nào sau đây phát triển mạnh dưới thời kì nhà nước Phù Nam?
A. Chế tạo máy
B. Làm đồng hồ
C. Thương nghiệp biển
D. Chế tạo vũ khí
Câu 38. Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành trên lưu vực các con sông
nào sau đây?
A. Sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
B. Sông Ấn, sông Hằng, sông Nhị.
C. Sông Hằng, sông Cầu, sông Mã.
D. Sông Nin, sông Tiền, sông Cả.
Câu 39: Hiện vật nào sau đây trở thành biểu tượng của nền văn minh Văn Lang - Âu
Lạc?
A. Trống đồng Đông Sơn. B. Tượng Phật Đồng Dương.
C. Phù điêu Khương Mỹ. D. Tiền đồng Óc Eo.
Câu 40: Cho đến nay, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được gần 300 trống đồng
Đông Sơn trên lãnh thổ Việt Nam. Đó là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của
ngành kinh tế nào sau đây dưới thời kì Văn Lang – Âu Lạc?
A. Đóng tàu B. Đúc đồng C. Chế tạo máy D. Cơ khí
Câu 41. Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tín ngưỡng nào sau đây?
A. Thờ thần Dớt.
B. Thờ cúng tổ tiên.
C. Thờ thánh A-la.
D. Thờ Phật Thích ca.
Câu 42. Ý nào sau đây phản ánh khó khăn về điều kiện tự nhiên của cư dân Văn Lang
– Âu Lạc?
A. Đất đai màu mỡ.
B. Lũ lụt vào mùa mưa.
C. Khí hậu ẩm gió mùa.
D. Lượng nước dồi dào.
Câu 43. Hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm Pa là
A. săn bắn, hái lượm.
B. nông nghiệp lúa nước.
C. thương nghiệp.
D. thủ công nghiệp.
Câu 44. Nền văn minh Chămpa được phát triển dựa trên nền văn hóa
A. văn hóa Đồng Nai.
B. văn hóa Đông Sơn.
C. văn hóa Sa Huỳnh.
D. văn hóa Óc Eo.
Câu 45. Công trình nào sau đây là thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa?
A. Thành Cổ Loa.
B. Tháp Bà Pô Na-ga.
C. Cảng thị Óc Eo.
D. Tháp Phổ Minh.
Câu 46. Một trong những khó khăn về điều kiện tự nhiên của Chăm-pa là
A. địa hình chủ yếu đồi núi.
B. lũ lụt thường xuyên.
C. sông ngòi dày đặc.
D. lượng mưa đều đặn.
Câu 47. Cư dân Chăm-pa đã tiếp thu thành tựu nào dưới đây từ văn minh Ấn Độ?
A. Tôn giáo, chữ viết.
B. Thuốc súng, la bàn.
C. Kĩ thuật làm giấy.
D. Kĩ thuật đóng tàu.
Câu 48. Chủ nhân của văn minh Chăm-pa là
A. người Giéc-man di cư từ phía Bắc xuống.
B. cư dân bản địa và một số nhóm dân di cư.
C. một bộ phận người Thái di cư từ Trung Quốc.
D. dân bản địa kết hợp với người dân Lạc Việt.
Câu 49. Kinh đô của quốc gia Chăm-pa đóng ở
A. Phú Xuân.
B. Trà Kiệu.
C. Thoại Sơn.
D. Phong Châu.
Câu 50. Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Phù Nam là
A. thuyền.
B. ngựa.
C. xe thồ.
D. trâu.
Câu 51. Đồng bằng màu mỡ, nguồn nước dồi dào đã tạo điều kiện thuận lợi để cư dân
Phù Nam phát triển ngành kinh tế nào sau đây?
A. Nông nghiệp lúa nước
B. Khai thác lâm thổ sản
C. Luyện kim, đúc đồng
D. Thương mại đường biển
Câu 52. Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam là khu vực nào sau đây của Việt
Nam ngày nay?
A. Bắc Bộ.
B. Nam Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Nam Trung Bộ.
Câu 53. Văn minh Phù Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn minh nào sau đây?
A. Văn minh La Mã. B. Văn minh Ấn Độ.
C. Văn minh Trung Hoa. D. Văn minh Lưỡng Hà.
Câu 54. Trong quá trình giao lưu buôn bán, người Phù Nam đã tiếp nhận tôn giáo nào
sau đây?
A. Phật giáo
B. Nho giáo
C. Công giáo
D. Đạo giáo
Câu 56: Nền văn minh cổ đại nào sau đây được hình thành trên khu vực miền Trung
Việt Nam ngày nay?
A. Văn Lang B. Âu Lạc C. Chăm pa D. Phù Nam
Câu 57: Nền văn minh Chăm – pa chủ yếu được hình thành trên lưu vực con sông nào
sau đây?
A. Sông Mã B. Sông Thu Bồn C. Sông Hồng D. Sông Mê Công
Câu 58. Cư dân Chăm – pa đã tiếp thu Phật giáo từ quốc gia nào sau đây?
A. Ai Cập B. Hà Lan C. Tây Ban Nha D. Ấn Độ
Câu 59: Trong các thế kỉ III - V là thời kì quốc gia Phù Nam
A. hình thành. B. phát triển. C. suy yếu. D. khủng hoảng.

Hiểu
Câu 61. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở xã hội dẫn tới sự hình
thành của văn minh Văn Lang - Âu Lạc?
A. Có nguồn gốc từ văn hoá Phùng Nguyên.
B. Tổ chức cộng đồng dân cư là các làng.
C. Nhà nước ra đời trên cơ sở liên kết các làng.
D. Tiếp thu văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.
Câu 61. Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc ra đời là do
A. nhu cầu trị thuỷ và chống giặc ngoại xâm.
B. nhu cầu hợp tác để cùng tìm kiếm thức ăn.
C. nhu cầu thống nhất, mở rộng lãnh thổ.
D. nhu cầu phát triển, mở rộng thị trường.
Câu 62. Hoạt động buôn bán bằng đường biển ở Chăm pa sớm phát triển vì
A. Chăm pa có đường bờ biển dài.
B. dân Chăm pa phát minh ra la bàn.
C. kĩ thuật hàng hải sớm phát triển.
D. dân Chăm pa có kinh nghiệm đi biển.
Câu 63. Người Phù Nam chủ yếu đi lại bằng thuyền vì
A. ở đây có hệ thống kênh rạch chằng chịt.
B. không có hệ thống giao thông đường bộ.
C. địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi chạy ra biển.
D. chi phí đóng thuyền rẻ hơn các phương tiện khác.
Câu 64. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc còn có tên gọi khác là Văn minh Sông Hồng vì
A. địa bàn cư trú chủ yếu của người Việt cổ ở lưu vực sông Hồng.
B. sông Hồng là con sông lớn bậc nhất khu vực Đông Nam châu Á.
C. người Phù Nam đã sớm phát triển nghề trồng lúa nước ở sông Hồng.
D. đây là con sông duy nhất cung cấp nước cho khu vực Bắc Trung bộ.
Câu 65. Cư dân Văn Lang- Âu Lạc sớm phát triển nghề nông trồng lúa nước vì
A. có nguồn khoáng sản dồi dào.
B. có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
C. đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh.
D. gần con đường tơ lụa trên biển.
Câu 66. Người Chăm-pa sớm tiếp thu các tôn giáo như Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi
giáo do
A. chính sách đồng hóa của các triều đại Trung Hoa.
B. cư dân Chăm-pa sùng bái các hiện tượng tự nhiên.
C. tiếp xúc với văn minh Ấn Độ thông qua buôn bán.
D. sự kháng cự với ảnh hưởng của văn minh phương Tây.
Câu 67. Lãnh địa hay liên minh cụm làng là cơ cấu xã hội của cư dân Chăm-pa vì
A. địa hình bị đồi núi chia cắt.
B. hệ thống sông ngòi dày đặc.
C. cư dân sống chủ yếu nhờ biển.
D. tập quán du mục của người dân.
Câu 68. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở tự nhiên dẫn tới sự hình
thành của văn minh Văn Lang - Âu Lạc?
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Có nhiều mỏ khoáng sản.
C. Có hệ thống sông ngòi dày đặc.
D. Đất đai khô cằn, khó canh tác.
Câu 69. Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước của người Việt cổ sớm phát triển là do
A. điều kiện tự nhiên thuận lợi.
B. không có đất trồng cây lâu năm.
C. nghề thủ công sớm phát triển.
D. người Việt sớm khai khẩn đất hoang.
Câu 70. Cư dân Chăm pa sớm tiếp xúc với văn minh Ấn Độ vì
A. nghề nông trồng lúa là chủ yếu.
B. giỏi buôn bán bằng đường biển.
C. kháng chiến chống nhà Hán thắng lợi.
D. cuộc sống hoà hợp với tự nhiên.
Câu 71. Hình thức cư trú chủ yếu của người Phù Nam là nhà sàn vì
A. chi phí xây dựng thấp, vật liệu thân thiện với môi trường.
B. công năng sử dụng đa dạng, dễ dàng cơi nới diện tích.
C. phù hợp môi trường sông nước và khí hậu nóng ẩm.
D. kĩ thuật xây dựng đơn giản và không mất nhiều thời gian.
Câu 72. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc còn có tên gọi khác là Văn minh Đông Sơn vì
A. đây là thời kì phát triển rực rỡ nhất.
B. cư dân Việt cổ tiếp thu văn hóa Ấn Độ.
C. Văn Lang tiếp nhận dân di cư đến.
D. có quan hệ buôn bán với Trung Hoa.
Câu 73. Ý nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt cổ.
A. cầu mong mùa màng tươi tốt.
B. tưởng nhớ người đã khuất.
C. sùng bái hoạt động mê tín.
D. tạo điều kiện phát triển kinh tế.
Câu 74. Nghề nông trồng lúa nước ở Chăm-pa không phải là hoạt động kinh tế chủ
yếu do
A. nhà nước không chú trọng phát triển.
B. dân cư chủ yếu là từ nơi khác đến.
C. điều kiện tự nhiên không thuận lợi.
D. người dân chủ yếu ăn lúa mì, lúa mạch.
Câu 75. Chăm-pa được coi là cầu nối buôn bán quốc tế quan trọng vì
A. khí hậu quanh năm ấm nóng, có nhiều nông lâm sản quý.
B. nằm trên tuyến đường buôn bán quốc tế qua Biển Đông.
C. cư dân tích cực tiếp nhận ảnh hưởng của văn minh La Mã.
D. để cạnh tranh với các nền kinh tế lớn như T
Câu 76. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của bộ máy nhà nước Văn
Lang - Âu Lạc?
A. Quan liêu, tập quyền B. Đơn giản, sơ khai
C. Hoàn chỉnh, chặt chẽ D. Phân quyền, pháp trị
Câu 77. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở dẫn đến sự ra đời của nhà
nước Văn Lang - Âu Lạc?
A. Chế độ công xã nguyên thủy đạt đến giai đoạn cực thịnh
B. Yêu cầu của hoạt động trị thuỷ để phục vụ nông nghiệp.
C. Yêu cầu của công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
D. Những chuyển biến cơ bản trong đời sống kinh tế - xã hội.
Câu 78. Ý nào sau đây không phản ánh đúng về đời sống tinh thần của cư dân Văn
Lang – Âu Lạc?
A. Hội hoạ thịnh hành nhất là tranh thuỷ mặc.
B. Tín ngưỡng phổ biến là thờ cúng tổ tiên.
C. Âm nhạc phát triển với nhiều loại nhạc cụ.
D. Nghệ thuật đạt đến trình độ thẩm mĩ khá cao.
Câu 79. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đời sống vật chất của cư dân
Chăm - pa?
A. Nguồn lương thực, thực phẩm phong phú, đa dạng
B. Âm nhạc và ca múa hát, lễ hội đặc biệt phát triển
C. Đi lại chủ yếu bằng đường thủy thông qua thuyền, bè
D. Nhà ở chủ yếu là kiểu nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá
Câu 80. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở xã hội dẫn tới sự hình
thành của văn minh Văn Lang - Âu Lạc?
A. Tiếp thu tinh hoa văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.
B. Tổ chức cộng đồng dân cư là các làng.
C. Nhà nước ra đời trên cơ sở liên kết các làng.
D. Có nguồn gốc từ văn hoá Phùng Nguyên
Câu 81. Nội dung nào sau đây là biểu hiện sự phát triển thịnh đạt của vương quốc Phù
Nam?
A. Tổ chức bộ máy hoàn thiện, chặt chẽ.
B. Hỗn Điền thôn tính được Phù Nam.
C. Hàng năm phải cống nạp cho Chăm-pa.
D. Tiếp thu Hồi giáo từ thương nhân Ấn Độ.
Câu 82. Người Phù Nam tiếp nhận Phật giáo, Hin-đu giáo từ Ấn Độ vì
A. họ sớm buôn bán với thương nhân Ấn Độ.
B. bị Chăm-pa thôn tính và đô hộ thời gian dài.
C. cư dân ở đây có tín ngưỡng thờ đa thần.
D. cuộc sống của cư dân gắn liền với sông nước.

You might also like