You are on page 1of 9

Các Lỗi Trong Khi Lập Tông ( 9 LỖI )

1. Hiện lượng tương vi 6. Năng biệt bất cực thành


2. Tỷ lượng tương vi 7. Sở biệt bất cực thành
3. Tự giáo tương vi 8. Câu bất cực thành
4. Thế gian tương vi 9. Tương phù cực thành
5. Tự ngữ tương vi

Các Lỗi Trong Khi Lập Nhân : TỢ NHÂN ( 14 LỖI )


a. Lỗi Bất Thành :

1. Lưỡng câu bất thành : 3. Do dự bất thành :


2. Tùy nhất bất thành: 4. Sở y bất thành :

b. Lỗi Bất Định :


1. Cộng bất định.
2. Bất cộng bất định.
3. Đồng phẩm nhất phần chuyển dị phẩm biến chuyển bất định.
4. Dị phẩm nhất phần chuyển đồng phẩm biến chuyển bất định.
5. Câu phẩm nhất phần chuyển bất định .
6. Tương vi quyết định bất định.

c. Lỗi Tương Vi:

1. Pháp tự tướng tương vi nhân 3. Hữu pháp tự tướng tương vi nhân


2. Pháp sai biệt tương vi nhân 4. Hữu pháp sai biệt tương vi nhân

Lỗi Khi Lập Dụ : ( TỢ DỤ ) 10 LỖI

a. 5 Lỗi Thuộc Về Đồng Dụ : b. 5 Lỗi Thuộc Về Dị Dụ :


1. Năng lập pháp bất thành 1. Sở lập bất khiển
2. Sở lập pháp bất thành 2. Năng lập bất khiển
3. Câu bất thành 3. Câu bất khiển
4. Vô hợp 4. Bất ly
5. Đảo hợp 5. Đảo ly

Page 1
HƯỚNG DẪN HỌC NHÂN MINH LUẬN
能立與能破,
及似唯悟他,
現量與比量,
及似唯自悟。
Lập luận đúng với bác bỏ đúng, lập luận sai với bác bỏ sai là để đưa đến sự hiểu biết cho người khác.
Trực nhận đúng với suy luận đúng, trực nhận sai với suy luận sai là để đưa đến sự hiểu biết cho chính
bản thân mình.
如是總攝諸論要義。此中宗等多言,名為能立。由宗、因、喻多言,開示諸有問者未
了義故。此中宗者,謂極成有法,極成能別差別[為性,隨自樂為所成立性,是名為宗。
如有成立「聲是無常」。
Đó là phần tóm tắt toàn bộ ý nghĩa của chuyên luận này.
Trong đây: những lời phát biểu trong TÔNG và các thành phần khác gọi là : năng lập ( lập luận
đúng , chứng minh đúng ).
Nhờ những lời phát biểu trong TÔNG, NHÂN, DỤ mà những người có nghi vấn hiểu rõ được chủ
trương của người lập luận mà họ chưa hiểu ( vị liễu nghĩa cố : TÔNG THỂ mà người lập luận nêu ra
ở đây, người địch luận và người làm chứng vẫn chưa hiểu rõ).

Ở đây: những thành phần trong TÔNG bao gồm : cực thành hữu pháp ( tông y tiền trần phải
được 2 bên thừa nhận) cực thành năng biệt ( tông y hậu trần cũng phải được 2 bên thừa nhận ). Và
tổng thể phải có tính chất đặc biệt để chứng minh. Tông thể này phải có đặc tính là tùy theo ý thức
cá nhân của người lập luận mà nêu ra, đó gọi là TÔNG ( như có người lập luận rằng : âm thanh là vô
thường )

因有三相。何等為三?謂遍是宗法性、同品定有性、異品遍無性。 云何名為同品、異
品?謂所立法均等義品,說名同品。如立「無常」,瓶等無常,是名同品。異品者,
謂於是處無其所立,「若有是常,見非所作,如虛空等」。此中所作性或勤勇無間所
發性,遍是宗法[8]性。同品定有[9]性、異品遍無性,是無常等因。
NHÂN phải có 3 đặc điểm. Ba đặc điểm ấy là gì?

Đó là, tính chất của nhân phải bao quát toàn bộ chủ thể suy đoán,
tính chất của nhân nhất định phải có mặt ở cái cùng phẩm tính với chủ thể suy đoán,
tính chất của nhân phải hoàn toàn vắng mặt trong cái khác phẩm tính với chủ thể suy
đoán.
Thế nào là ĐỒNG PHẨM, DỊ PHẨM ?

Page 2
Cái mà có phẩm chất, ý nghĩa tương tự với pháp sở lập ( sự việc được nêu ở hậu trần của tông)
thì cái đó gọi là ĐỒNG PHẨM. Chẵng hạn như lập tông : Âm thanh là vô thường, thì cái bình…được
c/m là có tính chất vthuong, nên gl ĐỒNG PHẨM ( là cái có cùng tính chất với chủ thể suy đoán).
Còn DỊ PHẨM là cái mà ngay nơi sự việc đó không có bất cứ tính chất nào như pháp sở lập
( tính chất được nêu ở hậu trần tông).
“ Nếu có cái gì là thường hằng, thì cái được thấy là không phải vật được tạo ra như không gian ( hư
không)”.
Trong trường hợp này, nhân nêu ra là “sở tác tính cố” ( vì có t/c được tạo ra) hoặc là “ cần dũng vô
dáng sở phát tính” ( tính chất được phát ra do sự nỗ lực liên tục) có đầy đủ 3 đặc điểm là:
+ Biến thị tông pháp tánh
+Đồng phẩm định hữu tánh
+Dị phẩm biến vô tánh
nên đó là cái nhân (dấu hiệu) đúng để c/m mệnh đề “ âm thanh là vô thường”.

喻有二種:一者同法;二者異法。同法者,若於是處顯因同品決定有性,謂「若所作
見,彼無常,譬如瓶等」。異法者,若於是處說所立無,因遍非有,謂「若是常,見
非所作,如虛空等」。此中「常」言表「非無常」,「非所作」言表「無所作」,如
有非有,說名「非有」。
1) Dụ có hai loại: một là đồng pháp dụ, hai là dị pháp dụ.
Đồng pháp dụ là nếu sự vật nào mà ngay nơi bản thân nó thể hiện rõ ràng tính chất tương đồng
với nhân và chắc chắn có mặt trong cái cùng phẩm tính với chủ đề suy đoán thì cái đấy là ĐỒNG
PHÁP. Chẵng hạn như nói: nếu vật gì được làm ra thì thấy nó vô thường, như cái bình…
Dị pháp dụ là cái mà nếu ngay sự vật đó ko hề nói đến t/c của pháp sở lập và nhân hoàn toàn ko
có thì gđl dị pháp.Chẵng hạn như nói: nếu vật gì là thường hằng thì thấy nó ko phải là vật được tạo
ra như hư ko.
Chữ THƯỜNG ở đây là biểu thị sự vắng mặt của sự vô thường. Nói ko được tạo ra là biểu thị sự
vắng mặt của vật được tạo ra. Tương tự như là sự vắng mặt của sự có mặt, đó là sự vắng mặt ( tương
tự nói có mặt của cái ko có mặt đó nghĩa là ko có mặt) Ví dụ : tôi không có đồng, nghĩa là tôi không
có tiền.

已說[10]宗等如是多言開悟他時,說名「能立」。如說「聲無常」者,是立宗
言。「所作性故」者,是宗法言。「若是所作,見彼無常,如瓶等」者,是
隨同品言。「若是其常,見非所作,如虛空」者,是遠離言。 [*]唯此三分,
說名「能立」。
2) Những phát biểu về TÔNG, NHÂN, DỤ đã được nói xong, khi khai ngộ cho người khác thì gọi
là Năng lập.
Như nói: “ âm thanh là vô thường” thì đây là câu nêu ra chủ trương gọi là LẬP TÔNG :
+ câu “ bởi vì nó được tạo ra” câu này là lời phát biểu về tính chất của nhân.
+ câu “ nếu cái gì được tạo ra thì thấy cái đấy là vô thường, như cái bình….”đây là phát biểu mang
tính chất đồng phẩm với tông.

Page 3
+ câu “ nếu cái gì là thường thì thấy cái đó không phải được chế tạo ra, như không gian…” đây là
lời phát biểu theo phương diện tách rời”.
=) chỉ 3 thành phần này mới được gọi là NĂNG LẬP.
雖樂成立,由與現量等相違故,名似立宗。謂現量相違、比量相違、自教相
違、世間相違、自語相違、能別不極成、所別不極成、俱不極成、相符極成。
此中現量相違者,如說「聲非所聞」。比量相違者,如說「瓶等是常」。自
教相違者,如勝論師立「聲為常」。世間相違者,如說「懷兔非月,有故」,
又如說言「人頂骨淨,眾生分故,猶如螺貝」。自語相違者,如言「我母是
其石女」。能別不極成者,如佛弟子對數論師立「聲滅壞」。所別不極成者,
如數論師對佛弟子說「我是思」。俱不極成者,如勝論師對佛弟子立「我以
為和合因緣」。相符極成者,如說「聲是所聞」。如是多言,是遣諸法自相
門故、不容成故、立無果故,名似立宗過。
3) Tuy là tùy theo ý thích cá nhân mà đưa ra quan điểm, nhưng vì trái ngược với hiện lượng…nên
gọi là TỢ LẬP TÔNG. Lập tông sai ( nêu chủ trương sai ) bao gồm các trường hợp sau đây:
- Mâu thuẫn với nhận thức trực tiếp
- Mâu thuẫn với nhận thức suy luận
- Mẫu thuẫn với học thuyết tông môn
- Mâu thuẫn với kiến thức phổ thông
- Mẫu thuẫn với lời phát biểu của bản thân người phát biểu
- Vị ngữ không được thừa nhận
- Chủ ngữ không được thừa nhận
- Cả chủ ngữ và vị ngữ không được thừa nhận
- Hoặc lập một tông mà cả 2 bên đã cùng nhau thừa nhận đúng.

Trong các trường hợp này,


-Trường hợp mâu thuẫn với nhận thức trực tiếp là, như nói: âm thanh là cái không nghe được.
- Trường hợp mâu thuẫn với nhận thức suy luận là ví dụ như nói: cái bình tồn tại vĩnh viễn
- Trường hợp mâu thuẫn với học thuyết, tôn giáo truyền thống của mình là, như Thắng Luận Sư nêu
chủ trương : âm thanh là thường hằng.
- Trường hợp mẫu thuẫn với tri thức phổ thông là, như nói: cái chứa hình con thỏ không phải là mặt
trăng, vì nó có thực thể. Hoặc như nói: xương sọ con người là sạch sẽ vì là 1 bộ phận của chúng sanh,
giống như cái vỏ ốc.
- Trường hợp mâu thuẫn với lời phát biểu của chính người phát biểu là, như nói: mẹ tôi là người vô
sinh.
- Trường hợp vị ngữ ko được thừa nhận là như đệ tử Phật lập luận với số luận sư rằng : âm thanh có
thể bị hủy hoại.
- Trường hợp chủ ngữ ko được thừa nhận là như khi số luận sư lập luận với đệ tử Phật rằng: linh hồn
có tri giác ( ngã là tư duy).

Page 4
- Trường hợp cả chủ ngữ và vị ngữ ko được thừa nhận là, như khi Thắng Luận Sư lập luận với đệ tử
Phật rằng: ngã được cho là điều kiện để Hòa Hợp khởi tác dụng ( câu này Lê Tự Hỷ dịch từ nguyên
bản tiếng Phạn là: Linh hồn là nguyên nhân vốn có của hạnh phúc .)
- Trường hợp nêu ra chủ trương mà cả 2 bên đều đã thừa nhận là, như nói: âm thanh là cái được
nghe.
Những trường hợp phát biểu như thế, vì chúng bác bỏ đặc điểm của các pháp, vì chúng không được
thừa nhận,và vì chúng ko tạo ra hiệu quả nên gọi là LỖI TỢ LẬP TÔNG.

已說似宗,當說似因。不成、不定及與相違,是名似因。
不成有四:一、兩俱不成;二、隨一不成;三、猶豫不成;四、所依不成。
如成立「聲為無常」等,若言「是眼所見性故」,兩俱不成。「所作性故」,
對聲顯論,隨一不成。於霧等性起疑惑時,為成「大種和合火有」而有所說,
猶豫不成。「虛空實有,德所依故」,對無空論,所依不成。
Đã nói xong TỢ TÔNG , bây giờ sẽ giải thích TỢ NHÂN. Bất thành, Bất định và cùng với Tương vi đó
gọi là TỢ NHÂN.
Lỗi nhân bất thành có bốn loại sau đây : một là Lưỡng câu bất thành , hai là Tùy nhất bất thành , ba là
Do dự bất thành, bốn là Sở y bất thành . Như chủ trương : “ âm thanh là vô thường” , nếu nêu nhân là :
“vì có tính chất được mắt nhìn thấy” đây là lỗi LƯỠNG CÂU BẤT THÀNH
Nếu nêu nhân “ vì có tính chất được tạo ra” đối với phái Thanh hiển luận , thì được gọi là TÙY NHẤT
BẤT THÀNH.
Khi khởi ra sự ngờ vực ở những nơi có tính chất sương mù , cho rằng “ có lửa do đại chủng hòa hợp”
mà nói có lửa , đó gọi là lỗi DO DỰ BẤT THÀNH.
Câu chủ trương “ hư không là có thật , vì nó là chỗ nương của đức” đối với phái Vô không luận gọi là
SỞ Y BẤT THÀNH.

Page 5
Các lỗi trong khi lập tông ( 9 LỖI )
10. Hiện lượng tương vi : âm thanh không phải là cái được nghe.
11. Tỷ lượng tương vi : cái bình là vĩnh tồn .
12. Tự giáo tương vi : đệ tử Phật lập tông : luật nhân quả là không có thật.
13. Thế gian tương vi : thần Phù Đổng là nhân vật huyễn hoặc .
14. Tự ngữ tương vi : mẹ tôi là người vô sinh .
15. Năng biệt bất cực thành : tín đồ Phật giáo lập tông với người của tôn giáo khác : tất cả mọi người đều có
Phật tánh .
16. Sở biệt bất cực thành : Vạc là một loài động vật .
17. Câu bất cực thành : người Thiên chúa lập tông với người Phật tử : Thượng đế là vĩnh hằng .
18. Tương phù cực thành : âm tahnh có thể nghe được .
Các lỗi trong khi lập nhân : TỢ NHÂN ( 14 LỖI )
d. Lỗi bất thành :
5. Lưỡng câu bất thành :
Tông : âm thanh là vô thường
Nhân : vì có thể nghe được .
6. Tùy nhất bất thành
Tín đồ Hữu Thần luận lập luận với tín đồ Phật giáo :
Tông : người ác sẽ bị quả báo ở đời sau
Nhân : vì bị Thần phạt
7. Do dự bất thành :
Tông : đằng xa có lửa cháy .
Nhân : vì dường như có gì đó giống khói bốc lên .
8. Sở y bất thành :
Tông : Thượng đế rất công bằng .
Nhân : vì xử phạt công minh .
e. Lỗi bất định :
7. Cộng bất định :
Tông : âm thanh là thường hằng
Nhân : vì là đối tượng của nhận thức .
8. Bất cộng bất định
Tông : âm thanh là thường còn
Nhân : vì nghe được
9. Đồng phẩm nhất phần chuyển dị phẩm biến chuyển bất định
Tông : âm thanh không phải là sản phẩm được tạo ra

Page 6
Nhân : vì nó là vô thường ( đồng phẩm : như sấm chớp … dị phẩm : như cái bình )
10. Dị phẩm nhất phần chuyển đồng phẩm biến chuyển bất định
Tông : âm thanh là kết quả của sự nỗ lực của con người
Nhân : bởi vì âm thanh là vô thường
11. Câu phẩm nhất phần chuyển bất định :
Tông : âm thanh là thường hằng
Nhân : vì nó vô hình.

12. Tương vi quyết định bất định


Thắng luận sư lập luận :
Tông : âm thanh là vô thường
Nhân : vì có tính được làm ra .
f. Lỗi tương vi
5. Pháp tự tướng tương vi nhân
Tông : âm thanh là thường còn
Nhân : vì nó được tạo ra
6. Pháp sai biệt tương vi nhân
Tông : vạn vật phải là do cái gì khác tạo ra
Nhân : vì tự mình không thể tạo ra mình được .
7. Hữu pháp tự tướng tương vi nhân :
Tông : Đỗ quyên là một loài động vật
Nhân : vì nở hoa
8. Hữu pháp sai biệt tương vi nhân
Tông: có một Đấng thường còn
Nhân : vì không có hình tướng.
Lỗi khi lập dụ : ( TỢ DỤ ) 10 LỖI
c. 5 lỗi thuộc về đồng dụ :
6. Năng lập pháp bất thành
Tông : mọi người đều phải chết
Nhân : vì là động vật.
Dụ y : như cỏ cây.
7. Sở lập pháp bất thành
Tông : âm thanh là thường còn.
Nhân : vì không hình sắc.
Dụ y : như cảm giác .
8. Câu bất thành
Tông : âm thanh là thường còn .
Nhân : vì không hình sắc
Dụ y : như cái bình.
9. Vô hợp
Tông : âm thanh là vô thường
Nhân : vì có tính chất được tạo ra .
Dụ thể : ở cái bình thấy có tính được tạo ra và vô thường.

Page 7
10. Đảo hợp
Tông : con người đều phải chết .
Nhân : vì là động vật.
Dụ thể : phàm những vật phải chết đều là động vật.

Page 8
d. 5 lỗi thuộc về dị dụ :
6. Sở lập bất khiển
Tông : âm thanh là thường hằng
Nhân : bởi vì tính vô hình
Đồng dụ : cái gì vô hình thì thấy nó thường hằng như hư không .
Dị dụ : cái gì mà là vô thường thì cái đó được thấy hữu hình như nguyên tử.
7. Năng lập bất khiển
Tông : âm thanh là thường hằng
Nhân : bởi vì nó vô hình.
Dị dụ : bất cứ cái gì vô thường thì cái đấy là hữu hình như một hành động.
8. Câu bất khiển
Tông :âm thanh là thường hằng .
Nhân : bởi vì nó vô hình .
Dị dụ : bất cứ cái gì vô thường thì được thấy là hữu hình như không gian .
9. Bất ly
10. Đảo ly
Tông : âm thanh là thường hằng .
Nhân : bởi vì nó vô hình .
Dị dụ : cái gì mà là hữu hình ( nhân) thì cái đó được thấy là vô thường( tông ) như cái bình

Page 9

You might also like