You are on page 1of 68

初等佛學教科書

善因著太虛鑒定
SƠ ĐẲNG PHẬT HỌC GIÁO KHOA THƯ
Thiện Nhân trước, Thái Hư giám định
第一課

佛者:佛陀之省稱,是覺悟自心救度眾生達到圓滿者之德號。
如中國之尊稱孔子為聖人一樣,有歷史,有事實。而其智慧能力
尤大,所以尊稱 爲 佛。
佛之智慧是專為破除貪,瞋,癡,慢等煩惱。佛之能力確能使
一切眾生離一切苦得究竟樂,故吾人當立志學佛。
ĐỆ NHẤT KHÓA
PHẬT
Phật giả: Phật Đà chi tỉnh xưng, thị giác ngộ tự tâm cứu độ chúng sanh đạt đáo
viên mãn giả chi đức hiệu. Như Trung Quốc chi tôn xưng Khổng Tử vi thánh nhân
nhất dạng, hữu lịch sử, hữu sự thật. Nhi kỳ trí tuệ năng lực vưu đại, sở dĩ tôn xưng
vi Phật.
Phật chi trí tuệ, thị chuyên vi phá trừ tham, sân, si, mạn đẳng phiền não. Phật
chi năng lực, xác năng sử nhất thiết chúng sanh, ly nhất thiết khổ, đắc cứu cánh lạc,
cố ngô nhơn đương lập chí học Phật.
BÀI THỨ 1
PHẬT
PHẬT, tiếng gọi tắt của hai chữ “Phật đà” tức là đức hiệu của bậc đã Giác
ngộ nơi tự tâm và cứu độ mọi loài đạt đến quả vị viên mãn. Cùng một cách như dân
tộc Trung Hoa tôn xưng đức Khổng Tử là một bậc Thánh nhơn, có lịch sử, có sự
thật.
Song trí tuệ và năng lực của Phật thì lớn hơn, cho nên chúng ta tôn xưng là
Phật.
Trí tuệ của Phật, mục đích phá trừ bao nhiêu phiền não: tham, sân, si và mạn
v.v…
Năng lực của Phật quyết làm cho tất cả mọi loài, xa lìa tất cả khổ, hoàn toàn
an hưởng những sự vui. Vì lẽ ấy, chúng ta cần phải lập chí học Phật.

第二課

法,即法則。世間一切萬物皆有定理,皆有軌範。人類亦然,
其法尤周密。故各國聖人皆有使人行入正軌之法如禮教,法律,
規約等是也。
我佛世尊所說之法,雖不止此然於人生法亦大致相同。其尤
要者是在教吾人守五戒,行八正道,以不失人格,故人應當學佛
法。
ĐỆ NHỊ KHÓA
PHÁP
Pháp, tức pháp tắc. Thế gian nhất thiết vạn vật, giai hữu định lý, giai hữu quỹ
phạm. Nhân loại diệc nhiên, kỳ pháp vưu châu mật. Cố các quốc thánh nhơn, giai
hữu sử nhơn hành nhập chánh quỹ chi pháp, như lễ giáo, pháp luật,quy ước đẳng thị
dã.
Ngã Phật Thế Tôn sở thuyết chi pháp, tuy bất chỉ thử, nhiên ư nhân sinh pháp,
diệc đại trí tương đồng. Kỳ vưu yếu giả. Thị tại giáo ngô nhơn thủ Ngũ giới, hành
Bát chánh đạo, dĩ bất thất nhơn cách, cố nhơn ưng đương học Phật pháp.
BÀI THỨ 2
PHÁP
PHÁP, tức là phép tắc. Tất cả muôn sự muôn vật trong thế gian này, vật nào
cũng đều có lý nhứt định và đều có khuôn mẫu của nó. Loài người cũng thế, nhưng
khuôn phép của loài người càng chu đáo hơn. Cho nên các bậc Thánh nhơn trong
mỗi nước. Vị Thánh nhơn nào cũng đều có những phương pháp làm cho con người
đi vào con đường chơn chánh như: lễ giáo, pháp luật và quy ước v.v...
Còn phương pháp của Đức Thế Tôn chúng ta dạy không những thế thôi, đối với
phương pháp dạy người đời, chỗ đại khái cũng rất giống nhau. Nhưng chỗ cốt yếu
hơn hết là dạy chúng ta mỗi người cần phải giữ gìn năm giới cấm và thực hành
theo pháp “Bát Chánh đạo”, để cho khỏi mất tư cách làm người. Vì lẽ ấy, chúng ta
cần phải học Phật pháp.

第三課

僧者:僧伽之省稱,意為和合眾。和有六種:一戒和同修、二
見和同解、三身和同住。四利和同均、五口和無諍、六意和同
悅、故此僧字,實佛弟子團體之名也。
一人、二人、三人皆不得稱僧,必須四人以上,乃可稱僧。僧
字乃佛弟子之團體名稱,故應固結僧團,協力護法,非份外事也。
ĐỆ TAM KHÓA
TĂNG
Tăng giả: Tăng già chi tỉnh xưng. Ý vi hòa hợp chúng.Hòa hữu lục chủng:
(Nhất) giới hòa đồng tu. (Nhị) kiến hòa đồng giải. (Tam) thân hòa đồng trú.Tứ) lợi
hòa đồng quân. (Ngũ) khẩu hòa vô tránh. (Lục) ý hòa đồng duyệt. Cố thử tăng tự,
thật Phật đệ tử đoàn thể chi danh dã.
Nhất nhơn, nhị nhơn, tam nhơn giai bất đắc xưng Tăng, tất tu tứ nhơn dĩ
thượng, nãi khả xưng Tăng. Tăng tự, nãi Phật đệ tử chi đoàn thể danh xưng, cố ưng
cố kết tăng đoàn, hiệp lực hộ pháp, phi phận ngoại sự dã.
BÀI THỨ 3
TĂNG
TĂNG, là tiếng gọi tắt của hai chữ “Tăng-già” có nghĩa là “Hòa hợp chúng”,
ý nghĩa là một nhóm người có tánh cách hòa hợp và cùng ở chung với nhau.
Hòa hợp có sáu nghĩa:
1. Đồng một giới luật để cùng nhau tu tập.
2. Sự thấy biết hòa thuận để giải thích cho nhau hiểu.
3. Thân thì hòa thuận để cùng ở chung với nhau.
4. Có lợi lộc nên cùng nhau hòa thuận để chia đồng đều.
5. Lời nói phải hòa thuận không nên cãi lẫy tranh hơn thua.
6. Tâm ý luôn hòa thuận, vui vẻ tán thành ý kiến hay và tùy hỷ học hạnh tốt...
Đủ sáu nghĩa trên mới gọi là “Tăng”. Chữ Tăng đây, chính là một danh từ chỉ
chung cho một đoàn thể đệ tử của Phật vậy.
Một người, hai người, ba người đều không thể gọi là Tăng, từ bốn người sắp
lên mới được gọi Tăng. Chữ Tăng đã là tiếng gọi chung cho một đoàn thể đệ tử của
Phật, thì lẽ tất nhiên ta phải củng cố đoàn kết Tăng già hiệp lực hộ pháp, không
phải là việc ngoài bổn phận vậy.

第四課
釋迦牟尼
釋迦是佛之姓,牟尼是佛之名。我國譯為“能仁寂默”。能即
能力,仁即慈悲。寂者,不為苦樂所動;默者,不為煩惱所擾。自
度度他,功德圓滿。故號釋迦牟尼。今我輩既是佛之弟子,即應
學佛之能仁寂默,纔算真正佛子。
ĐỆ TỨ KHÓA
THÍCH CA MÂU NI
Thích Ca thị Phật chi tính. Mâu Ni thị Phật chi danh. Ngã quốc dịch vi ”Năng
Nhơn Tịch Mặc”. Năng tức năng lực, Nhơn tức từ bi. Tịch giả, bất vi khổ lạc sở
động; Mặc giả, bất vi phiền não sở nhiễu, tự độ độ tha, công đức viên mãn, Cố hiệu
Thích Ca Mâu Ni.
Kim ngã bối ký thị Phật chi đệ tử, tức ưng học Phật chi năng nhơn tịch mặc, tài
toán chơn chánh Phật tử.
BÀI THỨ 4
THÍCH CA MÂU NI
Thích Ca là họ của Phật; Mâu Ni là tên của Phật. Hán dịch: “Năng nhơn Tịch
mặc”. Năng, tức là Năng lực; Nhơn tức là từ bi; Tịch, là không bị sự khổ vui làm
bận lòng; Mặc, là không bị việc phiền não làm rối loạn. Tự độ và độ tha, công đức
được viên mãn. Cho nên hiệu Ngài là Thích Ca Mâu Ni. Ngày nay, chúng ta đã là
đệ tử của Ngài thì lẽ dĩ nhiên phải học theo cái đức tánh “Năng nhơn Tịch mặc”
của Ngài. Thế mới đáng gọi là một Phật tử chơn chánh.

第五課
羅漢及菩薩
羅漢有三義:一破三毒賊;二應人天供;三來世不生。菩薩
是印度語,我國譯為覺有情。覺即覺悟,有情即眾生,言其以佛法
教人,能令眾生開悟,出苦海也。
ĐỆ NGŨ KHÓA: LA HÁN CẬP BỒ TÁT
La hán hữu tam nghĩa: (nhất) phá tam độc tặc; (nhị) ứng nhơn thiên cúng; (tam)
lai thế bất sanh.
Bồ Tát thị Ấn Độ ngữ, ngã quốc dịch vi Giác hữu tình. Giác tức giác ngộ, hữu
tình tức chúng sinh.
Ngôn kỳ dĩ Phật pháp giáo nhơn, năng linh chúng sinh khai ngộ,xuất khổ hải
dã.
BÀI THỨ 5: LA HÁN VÀ BỒ TÁT
La-hán có ba nghĩa:
1- Phá giặc tam độc (tham, sân và si)
2- Đáng thọ sự cúng dường của người và trời
3- Đời sau không còn sanh tửluân hồi) nữa.
Bồ-tát nói đủ theo tiếng Ấn Độ là “Bồ-đề Tát-đỏa,
Hán dịch: “Giác hữu tình”. Giác, tức là giác ngộ; Hữu tình là chúng sanh.
Nghĩa là Bồ-tát đem Phật pháp dạy người và có năng lực khiến cho chúng sanh
được tỏ ngộ và ra khỏi biển khổ.

第六課
修行
修行者,修改行為,捨惡取善,離俗從道也。行住坐臥要恭
敬;說話要和平謙遜;意不貪瞋癡;身不殺盜淫;口不兩舌,
不惡口,不妄語,不綺語,不喫葷酒等是為修行。
ĐỆ LỤC KHÓA
TU HÀNH
Tu hành giả, tu cải hành vi, xả ác thủ thiện, ly tục tùng đạo dã. Hành, trụ, tọa,
ngọa yếu cung kính; thuyết thoại yếu hòa bình khiêm tốn; ý bất tham, sân, si; thân
bất sát, đạo, dâm; khẩu bất lưỡng thiệt, bất ác khẩu, bất vọng ngữ, bất ỷ ngữ, bất
khiết huân tửu đẳng thị vi tu hành.
BÀI THỨ 6
TU HÀNH
Tu hành: Sửa đổi hành vi, bỏ dữ làm lành, xa lìa thế tục, theo đạo. Và khi đi,
đứng, ngồi, nằm phải có oai nghi; lúc nói năng cần phải ôn hòa nhã nhặn và khiêm
nhường. Ý không tham sân và si. Thân không sát sanh, trộm cắp và dâm ô. Miệng
không nói hai lời (lưỡi đôi chiều: tới đây nói kia, tới kia nói đây, tỷ như đòn xóc
nhọn hai đầu). Không nói lời hung dữ (thế tục gọi là nói đùa, hỗn ẩu v.v...). Không
nói dối trá. Không nói lời thêu dệt, chuyện ít xích cho nhiều, (như không đến số
trăm người mà nói người ta đông như kiến cỏ). Không ăn những đồ rượu thịt v.v.
Thế gọi là tu hành.

第七課
禮誦
禮者:禮拜。誦者:諷誦。諷誦則深薰般若種子。禮拜則
三業清淨。一使我心入佛心;二求佛心入我心,兩兩互相攝入,則
感應道交矣 。
ĐỆ THẤT KHÓA
LỄ TỤNG
Lễ giả: lễ bái. Tụng giả: phúng tụng. Phúng tụng tắc thâm huân Bát nhã chủng
tử. Lễ bái tắc tam nghiệp thanh tịnh.Nhất sử ngã tâm nhập Phật tâm. Nhị cầu Phật
tâm nhập ngã tâm. Lưỡng lưỡng hổ tương nhiếp nhập, tắc cảm ứng đạo giao hỷ.
BÀI THỨ 7
LỄ TỤNG
Lễ, là lễ bái; Tụng là phúng tụng. Phúng tụng là để cho hột giống Bát-nhã
huân sâu vào tạng thức. Lễ bái, thì ba nghiệp được thanh tịnh:
1. Để tâm ta vào với tâm Phật.
2. Cầu tâm Phật vào với tâm ta.
Cả hai nhiếp nhập lẫn nhau thì con đường cảm ứng được giao thông vậy.

第八課
懺悔
梵語懺摩,華言悔過。自知往昔所造惡業,實不當作,生大慚
愧。故今澡浴身心,向佛前焚香禮拜,發露懺悔。復立誓曰:自今
以後,寧啖熱鐵猛火,終不犯戒,作諸惡事 。
ĐỆ BÁT KHÓA
SÁM HỐI
Phạm ngữ sám ma, Hoa ngôn hối quá. Tự tri vãng tích sở tạo ác nghiệp, thật
bất đương tác, sinh đại tàm quý. Cố kim tháo dục thân tâm, hướng Phật tiền phần
hương lễ bái, phát lồ sám hối. Phục lập thệ viết: tự kim dĩ hậu, ninh đạm nhiệt thiết
mảnh hỏa, chung bất phạm giới, tác chư ác sự.
BÀI THỨ 8 SÁM HỐI
Sám hối, theo tiếng Ấn Độ là “Sám-ma”. Tiếng Trung Hoa dịch: “Hối quá”.
Nghĩa là chính mình tự biết những nghiệp ác đã lỡ gây ra từ trước, thật không đáng
làm! Mà sanh lòng biết hổ thẹn, cho nên ngày nay ta tắm gội thân tâm sạch sẽ, rồi
đến trước Phật đài, đốt nén hương trầm, một lòng thành kính lễ bái, tỏ bày các tội
lỗi, cầu xin sám hối. Và lập lời thệ nguyện như vầy: Từ nay về sau, con thà nuốt
hoàn sắt nóng và cục lửa to, chớ quyết không còn phạm giới của Phật, mà làm các
việc ác nữa!
第九課
南無,如來,和南
梵語南無,又稱曩謨。我國譯為皈依,又曰歸命。至心向佛之
語。
如來者:乘真如實性,來成正覺。佛之德號也。
梵語和南,我國譯為禮拜,所謂五體投地,敬之至矣。
ĐỆ CỬU KHÓA
NAM MÔ, NHƯ LAI, HÒA NAM
Phạm ngữ Nam mô, hựu xưng Nẵng mồ. Ngã quốc dịch vi quy y, hựu viết quy
mạng. Chí tâm hướng Phật chi ngữ.
Như Lai giả: thừa chân như thật tánh, lai thành chánh giác. Phật chi đức hiệu
dã.
Phạm ngữ Hòa nam, ngã quốc dịch vị lễ bái, sở vị ngũ thể đầu địa, kính chi chí
hỷ.
BÀI THỨ 9
NAM MÔ, NHƯ LAI, HÒA NAM
Tiếng Phạm gọi là Nam mô cũng gọi là Nẵng mồ. Hán dịch: Quy y hay Quy
mạng: là những lời rất thành kính, tâm hướng về với Đức Phật.
Như Lai: Là nương theo thật tánh Chơn như, mà được thành ngôi Chánh giác.
Đây, cũng là một đức hiệu (trong 10 đức hiệu) của Phật vậy.
Hòa nam: Là tiếng Ấn Độ. Hán dịch là “Lễ bái” nghĩa là năm vóc (đầu, hai
tay và hai chân) mọp sát, là ý nói lòng thành kính rất tột vậy.

第十課
觀音
觀音者:全稱觀世音。此菩薩觀看世人稱名之音聲,而後救
眾生也。然音聲何以能觀看?蓋菩薩能六根互用。若依自覺釋,
即反觀,能聞世間音聲之自性而悟道者。
ĐỆ THẬP KHÓA
QUAN ÂM
Quan Âm giả: toàn xưng Quan Thế Âm. Thử Bồ Tát quán khán thế nhơn xưng
danh chi âm thanh, nhi hậu cứu chúng sanh dã.
Nhiên âm thanh hà dĩ năng quan khán? Cái Bồ Tát năng lục căn hổ dụng.
Nhược y tự giác thích, tức phản quan, năng văn thế gian âm thanh chi tự tánh nhi
ngộ đạo giả.
BÀI THỨ 10
QUAN ÂM
Quan Âm là tên tắt, nói cho đủ là Quan Thế Âm. Nghĩa là vị Bồ-tát này luôn
luôn xem xét tiếng tăm của người đời xưng niệm đến danh hiệu của Ngài, rồi Ngài
liền đến độ cho chúng sanh ấy.
Nhưng, vì sao Ngài xem xét được tiếng tăm?
- Đáp: Bởi vị Bồ-tát này đã chứng được viên thông có thể sáu căn dung lẫn
nhau. Nếu căn cứ theo mặt tự giác mà giải thích, thì vị Bồ-tát này, đem cái nghe
tiếng tăm trong đời mà nghe trở lại tự tánh của mình, đến khi thuần thục mà được
ngộ đạo vậy.

第十一課
韋馱
護法韋馱者:執金剛神之類也。手執金剛杵,以威力護法
故。據南山感通錄云:四王天有天大將軍,名韋琨者,常往來三
洲,擁護佛法。本無其像,乃供韋馱天像以代之。若密教中則根
據金光明經,而供散脂大將矣。
ĐỆ THẬP NHẤT KHÓA
VI ĐÀ
Hộ Pháp vi Đà giả: chấp kim cương thần chi loại dã. Thủ chấp kim cương xử,dĩ
oai lực hộ pháp cố.
Cứ “Nam sơn cảm thông lục” vân:”Tứ vương thiên hữu thiên đại tướng quân,
danh Vi Côn giả, thường vãng lai tam châu, ủng hộ Phật Pháp. Bổn vô kỳ tượng,
nãi cung Vi Đà thiên tượng dĩ đại chi”. Nhược Mật giáo trung tắc căn cứ Kim
Quang Minh kinh, nhi cung Tán Chỉ đại tướng hỷ.
BÀI THỨ 11
VI ĐÀ
Hộ Pháp Vi Đà vị thần Kim Cang, nơi tay cầm gậy Kim Cang dùng oai lực để
hộ pháp.
Căn cứ theo bộ “Nam Sơn Cảm Thông Lục”: Ở cõi trời Tứ Thiên Vương có vị
Thiên đại tướng quân, tên là Vi Côn, thường qua lại ba châu (Đông Thắng Thần
châu, Nam Thiệm Bộ châu và Tây Ngưu Hóa châu) để ủng hộ Phật pháp. Vốn
không có tượng của vị thần ấy nhưng người đời muốn kỷ niệm, mới tạo ra tượng
của ngài Vi Đà Thiên để thay thế.
Còn bên Mật giáo thì căn cứ vào bộ Kinh “Kim Quang Minh” nên thờ tượng
của một vị Đại tướng tên là Tán Chỉ.

第十二課
叢林,伽藍,庵院
叢林者:僧眾聚集修學之地也。昔佛在世,常與弟子聚處祇
陀林,或竹林而為說法。故號為伽藍。
伽藍者梵語,華言叢林也。
庵者:安也。僧眾安居之所。又稱禪林,或名禪院,皆修禪之
清淨地云爾。
ĐỆ THẬP NHỊ KHÓA
TÒNG LÂM, GIÀ LAM, AM VIỆN
Tòng lâm giả: Tăng chúng tụ tập tu học chi địa dã. Tích Phật tại thế thường dữ
đệ tử tụ xứ Kỳ Đà lâm,hoặc Trúc Lâm nhi vi thuyết Pháp, cố hiệu vi già lam.
Già lam giả: Phạm ngữ, Hoa ngôn tòng lâm dã.
Am giả: an dã. Tăng chúng an cư chi sở hựu xưng thiền lâm, hoặc danh thiền
viện, giai tu thiền chi thanh tịnh địa vân nhĩ.
BÀI THỨ 12
TÒNG LÂM, GIÀ LAM, AM VIỆN
Tòng lâm là gì? - Là chỗ của chúng Tăng tụ họp vậy. Thuở Đức Phật còn tại
thế, thường cùng các đệ tử nhóm ở nơi rừng Kỳ Đà, hoặc ở Trúc Lâm mà thuyết
pháp, nên gọi những chỗ ấy là Già-lam. Già-lam là tiếng Ân Độ, Hán dịch Tòng
lâm. Chữ Am nghĩa là Yên: tức là chỗ Tăng chúng yên ở, cũng gọi là Thiền lâm hay
Thiền viện, đều là những nơi thanh tịnh để cho chúng Tăng tu tập và thiền định vậy.

第十三課

寺者:古時,治事之所。即今之官署。漢設鴻臚寺,以待四方
賓客。永平十年,摩騰、竺法蘭二尊者,始來中國,漢帝以鴻臚寺
之館,後建住僧之處,即稱為寺。
ĐỆ THẬP TAM KHÓA
TỰ
Tự giả:cổ thời trị sự chi sở, tức kim chi quan thự. Hán thiết Hồng Lô Tự dĩ đãi
tứ phương tân khách. Vĩnh Bình thập niên, Ma Đằng, Trúc Pháp Lan nhị tôn giả, thỉ
lai trung Quốc, Hán đế dĩ Hồng Lô Tự chi quán, hậu kiến trú tăng chi xứ, tức xưng
vi tự.
BÀI THỨ 13
TỰ
Tự, là công sở để làm việc chánh trị ngày xưa, như ngày nay gọi là Quan thự
(chỗ làm việc quan).
Đời Hán lập ra Hồng Lô Tự; để tiếp đãi khách khứa bốn phương. Đến niên
hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10, có hai vị Tôn giả là ngài Ma Đằng và Trúc Pháp Lan,
là hai vị Tổ sư bên Ấn Độ, là người đầu tiên đem Kinh và Phật tượng truyền sang
Trung Quốc (nước Tàu).
Khi mới sang, vua Hán Minh Đế nhường cái Hồng Lô Tự thỉnh hai vị Tôn giả
tạm trú nơi ấy, sau rồi xây cất những chỗ đàng hoàng hơn cho chúng Tăng ở, từ đó
gọi chỗ chúng Tăng ở là “Tự”.

第十四課
三衣,鉢,具
梵語袈裟,華言不正色衣。又云福田衣。三衣者:一曰安陀
會,即五衣。二曰鬱多羅僧,即七衣。三曰僧伽梨,即大衣,又云祖
衣。
梵語鉢多羅,華言應器,乃應受人供之食器也。又名應量器
者,應其食量之器也。
具者:坐 卧 之器具也。
ĐỆ THẬP TỨ KHÓA
STAM Y, BÁT, CỤ
Phạm ngữ Ca sa, Hoa ngôn Bất chánh sắc y. Hựu vân Phước điền y. Tam y giả:
nhất viết An Đà Hội, tức Ngũ y; nhị viết Uất Đa La Tăng, tức Thất y; tam viết Tăng
Già Lê, tức Đại y, hựu vân Tổ y.
Phạm ngữ Bát đa la, Hoa ngôn ứng khí, nải ưng thọ nhơn cúng chi thực khí dã,
hựu danh ứng lượng khí giả, ứng kỳ thực lượng chi khí dã.
Cụ giả:tọa ngọa chi khí cụ dã.
BÀI THỨ 14
BA Y, BÁT, CỤ
Ấn Độ nói Ca-sa, Hán dịch: Bất chánh sắc y, cũng dịch: Phước điền y.
Y, có ba hạng:
1- An-đà-hội, tức y năm điều.
2- Uất-đa-la-tăng, tức là y bảy điều.
3- Tăng-già-lê, tức Đại y cũng gọi là y Tổ.
Tiếng Ân Độ nói: Bát-đa-la, Hán dịch: Ứng khí, chính là cái dụng cụ đựng
thức ăn, để lãnh lấy thức ăn trong khi người cúng thí (cũng dịch là Ứng lượng khí,
là cái bát để lường thức ăn, nhiều hoặc ít v.v... như cái bát đi khất thực của nhà sư).
Cụ, là một thứ đồ lót ngồi hoặc nằm bằng vải hoặc bố.
第十五課
方丈
叢林之方丈,住持之住所也。傳燈錄禪規式曰:長老既為化
主,即處於方丈,同淨名之室,非私寢之室也。昔日淨名之室,方廣
一丈,能容三千獅子座。文殊菩薩問法於彼,故今指問法處為方
丈。
ĐỆ THẬP NGŨ KHÓA
PHƯƠNG TRƯỢNG
Tòng lâm chi phương trượng, trụ trì chi trụ sở dã. Truyền Đăng Lục Thiền Quy
Thức viết: “Trưởng lão ký vi hóa chủ, tức xử ư phương trượng, đồng Tịnh Danh chi
thất, phi tư tẩm chi thất dã”.Tích nhật Tịnh Danh chi thất, phương quảng nhất
trượng, năng dung tam thiên sư tử tòa. Văn Thù Bồ Tát vấn pháp ư bỉ, cố kim chỉ
vấn pháp xứ vi phương trượng.
BÀI THỨ 15
PHƯƠNG TRƯỢNG
Phương trượng trong Tòng lâm là chỗ ở của bậc trụ trì. Trong bộ Truyền Đăng
Lục Thiền Quy Thức nói: Bậc Trưởng lão đã làm vị Hóa chủ, thì nên ở nơi phương
trượng. Đồng như cái thất của ngài Tịnh Danh, chớ không phải cái thất dành riêng
để ngủ nghỉ vậy.
Ngày xưa cái thất của ngài Tịnh Danh vuông vức một trượng nhưng có thể
dung nạp được ba ngàn tòa sư tử; đức Văn Thù Bồ-tát hỏi pháp nơi ấy, cho nên chỉ
chỗ nào hỏi pháp, thì gọi Phương trượng.
第十六課
典座,檀那
主其事者曰典。典座者:典知牀座九事也。一典知付牀座;
二典知差請會;三典知分房舍;四典知分衣物;五典知分花香;六
典知分菓瓜;七典知煖水人;八典知分雜餅食;九典知隨意舉可作
事人。
梵語檀那,華言布施。檀越者:布施人,求超越三界之謂。
ĐỆ THẬP LỤC KHÓA
ĐIỂN TÒA, ĐÀN NA
Chủ kỳ sự giả viết Điển. Điển Tòa giả: Điển tri sàng tòa cửu sự dã. (Nhất) điển
tri phó sàng tòa, (nhị)điển tri sai thỉnh hội, (tam) điển tri phân phòng xá, (tứ)điển tri
phân y vật, (ngũ) điển tri phân hoa hương, (lục)điển tri phân quả qua, (thất) điển tri
noãn thủy nhơn, (bát)điển tri phân tạp bính thực, (cửu) điển tri tùy ý cử khả tác sự
nhơn.
Phạm ngữ Đàn na, Hoa ngôn Bố thí. Đàn Việt giả: Bố thí nhơn cầu siêu việt
tam giới chi vị.
BÀI THỨ 16
ĐIỂN TỌA, ĐÀN NA
Người chủ một công việc, thì gọi là “Điển”. Điển tọa là người coi ngó sàng tòa
v.v... Coi chín việc:
1. Chủ trương coi ngó phân trao sàng tòa.
2. Chủ trương coi ngó sai người mời nhóm.
3. Chủ trương coi ngó phân phát phòng nhà.
4. Chủ trương coi ngó phân áo quần, phòng nhà.
5. Chủ trương coi ngó phân hương hoa.
6. Chủ trương coi ngó phân dưa trái.
7. Chủ trương coi ngó cắt người nấu nước uống.
8. Chủ trương coi ngó phân bánhd và các thức ăn
9. Chủ trương coi ngó tùy theo ý mình mà cử người có thể làm việc được.
Ấn Độ gọi là Đàn-na. Hán dịch: Bố thí, cũng gọi là Đàn việt: Nghĩa là những
người bố thí để cầu vượt qua khỏi biển khổ bần cùng trong ba cõi vậy.

第十七課
羯磨
梵語羯磨,華言作法辦事。謂諸法事由玆成辦也。每凡羯磨,
必具四事:一秉法即正舉行之作法,二事實即犯罪懺罪等事,三人
數或二十人,或十人,或五人,四人等,四界即結界處所。
ĐỆ THẬP THẤT KHÓA
YẾT MA
Phạm ngữ Yết ma, Hoa ngôn Tác pháp biện sự. Vị chư pháp sự do tư thành
biện dã. Mỗi phàm yết ma, tất cụ tứ sự:
(Nhất) bỉnh pháp tức chánh cử hành chi tác pháp.
(Nhị) sự thật tức phạm tội sám tội chi đẳng sự.
(Tam) nhơn số hoặc nhị thập nhơn, hoặc thập nhơn, hoặc ngũ nhơn, tứ nhơn
đẳng.
(Tứ) giới tức kiết giới xứ sở.
BÀI THỨ 17
YẾT MA
Ân Độ nói Yết-ma. Trung Hoa (Hán) gọi Tác pháp biện sự: Nghĩa là bao nhiêu
việc trong Phật pháp, đều do pháp (Yết-ma) này mà thành tựu vậy.
Mỗi khi làm pháp Yết-ma phải đủ bốn điều kiện:
1. Giữ theo phép tắc: Nghĩa là phải tuân theo những điều kiện chính trong khi
cử hành.
2. Sự thật: Nghĩa là như những việc phạm tội và
sám hối.
3. Số người: Từ 4 người, 5 người cho đến 10 người hoặc 20 người v.v...
4. Giới hạn: Nghĩa là định đoạt cho những chỗ như thế nào, để làm pháp kết
thành giới hạn.

第十八課
浮屠,舍利,寶塔
浮屠:即佛陀之轉音,舊譯為明覺,新翻為供養處。
舍利者:佛之靈骨也。
寶塔者:以眾寶末和合所造之塔,或因塔中有許多珠寶供養舍
利也。梵語塔,又云窣堵波,華言高顯大墳。
ĐỆ THẬP BÁT KHÓA:
PHÙ ĐỒ, XÁ LỢI, BẢO THÁP
Phù Đồ: tức Phật Đà chi chuyển âm,cựu dịch vi Minh Giác, tân phiên vi Cung
Dưỡng Xứ.
Xá lợi giả: Phật chi linh cốt dã.
Bảo tháp giả: dĩ chúng bảo mạc hòa hợp sở tạo chi tháp, hoặc nhân tháp trung
hữu hứa đa châu bảo cúng dường xá lợi dã.
Phạm ngữ Tháp, hựu vân Tốt đỗ ba, Hoa ngôn Cao hiển đại phần.
BÀI THỨ 18
PHÙ ĐỒ, XÁ LỢI, BẢO THÁP
Phù đồ: Là tiếng nói trại của chữ Phật Đà. Bản dịch xưa: là Minh giác. Bản
dịch nay: là Cúng dường xứ (Những chỗ để cúng dường như chùa, am, tháp v.v...).
Xá lợi: Là linh cốt của Phật.
Bảo tháp: Dùng các thứ ngọc báu (thất bảo: vàng, bạc v.v.) tán ra thành bột
rồi hòa trộn, nhồi lại xây đắp thành cái tháptheo lối xưa ở (Ấn Độ) nên gọi là Bảo
tháp. Hoặc là trong tháp ấy có nhiều ngọc báu để cúng dường Xá lợi của Phật.
Tiếng Phạm gọi là Tháp, cũng gọi là Tột-đổ-ba. Hán dịch: Cao hiển đại phần
(Cái phần mộ vừa to rộng, vừa tốt đẹp lộng lẫy).

第十九課
巡寮,掛搭
巡寮有二種:一者古時巡寮,悉由住持巡閱眾寮。僧祇律云:
世尊以五事故,一日一案行僧寮:一恐弟子著有為事,二恐著俗
論,三恐著睡眠,四爲看病僧,五令年少比丘,觀佛威儀庠序。
二者,今時巡寮,若比丘違背清規,修向各寮求懺悔。
掛搭者:凡行脚禪客來寺,允其於此掛鉢搭衣也。
ĐỆ THẬP CỬU KHÓA
TUẦN LIÊU, QUẢI ĐÁP
Tuần liêu hữu nhị chủng: nhất giả, cổ thời tuần liêu, tất do trụ trì tuần duyệt
chúng liêu. Tăng Kỳ luật vân: “Thế Tôn dĩ ngũ sự cố, nhất nhật án hành tăng liêu:
(nhất) khủng đệ tử trước hữu vi sự; (nhị) khủng trước tục luận; (tam) khủng trước
thùy miên; (tứ) vị khán bệnh Tăng; (ngũ) linh niên thiếu Tỳ kheo, quán Phật oai
nghi tường tự.
Nhị giả: kim thời tuần liêu, nhược Tỳ Kheo vi bội thanh quy, tu hướng các liêu
cầu sám hối.
Quải đáp giả: phàm thiền khách hành cước lai tự, duẫn kỳ ư thử quải bát đáp y
dã.
BÀI THỨ 19
TUẦN LIÊU, QUÁI THÁP
Tuần liêu có 2 cách:
A- Chức tuần liêu thuở xưa phần nhiều do vị trụ trì đi xem xét các liêu của
chúng Tăng.
Trong Luật Tăng Kỳ nói: Đức Thế Tôn vì năm việc nên mỗi ngày xem xét liêu
của chúng Tăng một lần:
1. Lo đệ tử đắm nhiễm những việc hữu vihữu lậu).
2. Lo đệ tử đắm nhiễm những tục luận (sách vở thế tục có tính cách làm cho
con người phải trụy lạc).
3. Lo đệ tử ham mê ngủ nghỉ.
4. Vì thăm chúng Tăng khi có bệnh.
5. Để cho thầy Tỳ-kheo trẻ tuổi coi theo oai nghi thứ lớp của Phật mà bắt
chước.
B- Cách tuần liêu đời nay: Nếu Thầy Tỳ-kheo trái với pháp Thanh quy (kỷ
luật), thời cần phải đi tới mỗi liêu cầu xin sám hối.
Quái tháp: Là những kẻ Thiền khách (khách Tăng) đi hành khất (đi du phương)
đến chùa, ta bằng lòng và chỉ chỗ cho họ treo bát, máng y ở nơi đất (chùa) vậy.

第二十課
沙彌,比丘,沙門
梵語沙彌,華言息慈,謂息諸世染,慈濟眾生。
梵語比丘,此云乞士.謂上乞諸佛之法,下乞檀越之食。
沙門與沙彌不同。梵語沙門,此云勤息。謂勤行眾善,息滅諸
惡。
ĐỆ NHỊ THẬP KHÓA:
SA DI, TỲ KHEO, SA MÔN
Phạm ngữ Sa di, Hoa ngôn Tức từ. Vị tức chư thế nhiễm, từ tế chúng sanh.
Phạm ngữ Tỳ kheo, thử vân Khất sĩ. Vị thượng khất chư Phật chi pháp, hạ khất
Đàn việt chi thực.
Sa môn dữ Sa di bất đồng. Phạm ngữ Sa môn, thử vân Cần Tức. Vị cần hành
chúng thiện, tức diệt chư ác.
BÀI THỨ 20
SA DI, TỲ KHEO, SA MÔN
Tiếng Phạm gọi Sa-di. Hán dịch: Tức từ. Tức, có nghĩa là dứt các sự nhiễm ô
ở đời; Từ, có nghĩa là ban bố lòng lành tế độ chúng sanh vậy.
Tiếng Phạm gọi Tỳ-kheo. Hán dịch: Khất sĩ. Khất sĩ: trên thì xin cầu Chánh
pháp của chư Phật để thấm nhuần nơi tâm; dưới thì xin cơm của người Đàn việt
nuôi thân này được sống còn để thừa hành giáo pháp của Phật.
Sa-môn: Sánh với Sa-di thì chẳng đồng nhau, bởi tiếng Phạm gọi Sa-môn. Hán
dịch: Cần tức. Cần có nghĩa là siêng năng làm các việc từ thiện; Tức có nghĩa là
dứt hết những điều ác (nhiễm ô theo dục lạc).
第二十一課
維那,僧值,犍搥,錫杖
西域之維那,與我國不同,彼以悅眾稱維那。我國維那之外,
又有悅眾。
僧值者:僧中輪流之值日糾察也。
犍搥者:西域集眾所鳴之鐘鼓魚磬也。
錫杖又名智杖,比丘乞食,至人門外當振杖作聲,令人警覺,杖
頭四鈷十二環者,喻四諦十二因緣也。
ĐỆ NHỊ THẬP NHẤT KHÓA:
DUY NA, TĂNG TRỊ, KIỀN CHÙY, TÍCH TRƯỢNG
Tây Vức chi Duy na, dữ ngã quốc bất đồng, Bỉ dĩ Duyệt Chúng xưng Duy na.
Ngã quốc Duy Na chi ngoại hựu hữu Duyệt Chúng. Tăng trị giả: tăng trung luân lưu
chi trị nhật củ sát dã.
Kiền chùy giả: Tây Vức tập chúng sở minh chi chung cổ ngư khánh dã.
Tích trượng hựu danh Trí trượng, Tỳ Kheo khất thực chí nhơn môn ngoại
đương chấn trượng tác thinh, linh nhơn cảnh giác. Trượng đầu tứ cổ, thập nhị hoàn
giả, dụ Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên dã.

BÀI THỨ 21
DUY NA, TĂNG TRỊ, KIỀN CHÙY, TÍCH TRƯỢNG
Duy-na: Chức Duy na ở bên Ấn Độ cùng với nước ta không đồng nhau. Vì sao?
Bởi Ấn Độ thẳng ngay chức Duyệt chúng gọi là Duy na, còn ở nước ta ngoài chức
Duy na có thêm chức Duyệt chúng.
Tăng trị: Trong chúng Tăng luân phiên trị nhựt, để xem xét các việc chùa và
chúng vậy.
Kiền chùy: Tức là bên Tây Vức (Ấn Độ) mỗi khi tới kỳ nhóm chúng, thường
đánh lên những tiếng: Chuông, trống, mõ, và khánh v.v... để chúng Tăng biết thời
nhóm họp gọi là tiếng Kiền chùy.
Tích trượng: Tích trượng cũng gọi là Trí trượng. Thầy Tỳ-kheo đi khất thực,
khi đến ngoài cửa nhà của người, thì rung cây tích trượng cho có tiếng kêu lên nghe
lích tích, lích tích, để cho người biết đúng thời mà đem cơm ra cúng thí. Trên đầu
cây tích trượng có làm 4 khâu 12 vòng, để tiêu biểu cho pháp Tứ đế và pháp Thập
nhị nhân duyên vậy.
第二十二課
出家,禪和,法師
出家者:出三界家,出煩惱家,出貪瞋癡慢家,非但出俗家而
已。
禪和者:參禪之人,具足六和也。
法師者:口講佛法,身行佛事,而確能造佛門棟樑者,確能使人
生大覺悟者,名曰法師。
ĐỆ NHỊ THẬP NHỊ KHÓA
XUẤT GIA, THIỀN HÒA, PHÁP SƯ
Xuất gia giả: xuất Tam giới gia; xuất phiền não gia; xuất tham, sân, si, mạn gia,
phi đản xuất tục gia nhi dĩ.
Thiền hòa giả: tham thiền chi nhơn, cụ túc lục hòa dã.
Pháp Sư giả: khẩu giảng Phật pháp, thân hành Phật sự, xác năng tạo Phật môn
đống lương giả, xác năng sử nhơn sanh đại giác ngộ giả, danh viết Pháp Sư.
BÀI THỨ 22
XUẤT GIA, THIỀN HÒA, PHÁP SƯ
Xuất gia: Xuất gia có ba nghĩa:
1- Ra khỏi nhà tam giới (ba cõi),
2- Ra khỏi nhà phiền não,
3- Ra khỏi nhà tham, sân, si, mạn v.v..., chớ chẳng ra khỏi nhà thế tục mà thôi
đâu.
Thiền hòa: Người tu theo pháp tham thiền, cần phải giữ gìn đủ sáu pháp hòa
kính.
Pháp sư: Là người miệng giảng Phật pháp; thân thì làm Phật sự, chắc chắn
người ấy (Pháp sư) có thể làm rường cột trong Phật pháp và quyết chí đem lại sự
đại giác ngộ cho nhân sanh, nên gọi là Pháp sư.

第二十三課
三藏,十二部
三藏者:經藏,律藏,論藏也。
十二部偈曰:
長行......重頌......(并)...孤起
譬喻......因緣......(與)...自說
本生......本事............未曾有
方廣......論議......(及)...記別
ĐỆ NHỊ THẬP TAM KHÓA:
TAM TẠNG, THẬP NHỊ BỘ
Tam tạng giả: kinh tạng, luật tạng, luận tạng dã.
Thập nhị bộ kệ viết:
Trường hàng...Trùng tụng...(tịnh)... Cô khởi
Thí dụ... Nhơn duyên...(dữ)... Tự thuyết
Bổn sanh... Bổn sự...Vị tằng hữu
Phương quảng... Luận nghị...(cập)...Ký biệt.
BÀI THỨ 23
BA TẠNG, MƯỜI HAI BỘ KINH
Ba tạng: Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng vậy.
Bài kệ mười hai bộ Kinh:
Trường hàng, Trùng tụng cùng Cô khởi,
Thí dụ, Nhân duyên với Tự thuyết,
Bổn sanh, Bổn sự, Vị tằng hữu,
Phương quảng, Luận nghị và Ký biệt.

第二十四課
禪,寮元,和尚
禪者:梵語禪那。華言靜慮,又曰思惟修。寮元,又稱寮首
座。檢點各寮中之非法,調和不睦之爭論,教誡新到者之規矩
也。和尚是梵語,我國譯為力生。謂其道力能使弟子生智慧
也。又翻爲親教師。
ĐỆ NHỊ THÂP TỨ KHÓA:
THIỀN, LIÊU NGUYÊN, HÒA THƯỢNG
Thiền giả: Phạm ngữ Thiền na, Hoa ngôn Tĩnh lự, hựu viết Tư duy tu.
Liêu nguyên: hựu xưng “liêu thủ tòa”, kiểm điểm các liêu trung chi phi pháp,
điều hòa bất mục chi tranh luận,giáo giới tân đáo giả chi quy củ dã.
Hòa thượng thị Phạm ngữ, ngã quốc dịch vi Lực sanh. Vị kỳ đạo lực năng sử
đệ tử sanh trí tuệ dã, hựu phiên vi Thân giáo sư.
BÀI THỨ 24
THIỀN, LIÊU NGUYÊN, HÒA THƯỢNG
Thiền, tiếng Phạm gọi là Thiền-na. Hán dịch:
Tịnh lự, cũng dịch: Tư duy tu (tu bằng cách suy nghĩ).
Liêu nguyên: Cũng gọi là Liêu thủ tọa, nghĩa là những bậc có trọng trách xem
xét những điều phi pháp trong các liêu, và điều hòa những việc tranh luận không
thỏa thuận, cùng dạy vẽ những quy củ (phép tắc) cho những người mới tớiở đạo)
vậy.
Hòa thượng: Là tiếng nước Hồ (Ấn Độ). Hán dịch: Lực sanh: Nghĩa là đạo lực
của Ngài có thể làm cho đệ tử phát sanh trí huệ vậy. Cũng dịch là Thân giáo sư.

第二十五課
三界,六道,無明
三界者:欲界,色界,無色界也。
六道者:天,人,阿修羅,地獄,鬼,畜生也。
無明者:不明白也。一不明白身體非我,二不明白萬物皆空,
三不明白一切是假。
ĐỆ NHỊ THẬP NGŨ KHÓA
TAM GIỚI, LỤC ĐẠO, VÔ MINH
Tam giới giả: Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới dã.
Lục đạo giả: Thiên,Nhơn, A tu la, Địa ngục, Quỷ, Súc sanh dã.
Vô minh giả: bất minh bạch dã. Nhất, bất minh bạch thân thể phi ngã. Nhị, bất
minh bạch vạn vật giai không. Tam, bất minh bạch nhất thiết thị giả.
BÀI THỨ 25
BA CÕI, SÁU ĐƯỜNG, VÔ MINH
Ba cõi: Cõi Dục, cõi Sắc, và cõi Vô sắc.
Sáu đường: Trời, người, A-tu-la, địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh.
Vô minh: Không sáng suốt. Không sáng suốt có ba:
1- Không nhận rõ được thân thể của ta đây là không thật có (vô ngã).
2- Không nhận rõ được muôn vật cõi đời này, rốt cuộc phải tan rã (vô ngã sở)
tất cả đều không thật.
3- Không nhận rõ được tất cả đều giả dối (như huyễn không thật thể, như mộng
v.v...).
第二十六課
閻羅
梵語閻羅。華言雙王。經云:昔有兄妹皆作地獄主。兄治男
事,妹治女事,故曰雙王。法苑珠林曰:閻羅王昔爲毗沙國王,因
與維陀如生王戰不勝,遂立誓願為地獄主。
ĐỆ NHỊ THẬP LỤC KHÓA
DIÊM LA
Phạm ngữ Diêm la. Hoa ngôn Song vương.
Kinh vân: Tích hữu huynh muội giai tác địa ngục chủ. Huynh trị nam sự, muội trị
nữ sự, cố viết Song vương.
Pháp Uyển Châu Lâm viết: Diêm La vương tích vi Tỳ Sa quốc vương, nhân dữ
Duy Đà Như Sanh vương chiến bất thắng, toại lập thệ nguyện vi địa ngục chủ.
BÀI THỨ 26
DIÊM LA
Tiếng Phạm: Diêm-la. Hán dịch: Song vương.
Trong Kinh nói: Xưa có hai anh em, em (em gái) đều làm chủ trong địa ngục,
người anh thì coi xếp việc trị phạt đàn ông; người em thì cai quản việc trị phạt phái
đàn bà cho nên nói: Song vương (hai vua).
Trong bộ “Pháp Uyển Chu Lâm” nói: Vua Diêm-la đời trước làm quốc vương
nước Tỳ-bà-sa, nhân một hôm gây hận chiến tranh với vua Duy-đà-như-sanh,
nhưng đánh không lại, cùng trí, nổi giận mới lập lời nguyền: Ta sẽ làm chủ địa
ngục.

第二十七課
四分律,阿僧祇,恆河沙數
四分律:初分明比丘法。
二分明比丘尼法。
三分明安居自恣等法。
四分明房舍等法。
梵語阿僧祇。華言無央數。
恆河,是印度之一大河,其中沙極細極多。世尊法常借爲 ,喩
其數之多也。
ĐỆ NHỊ THẬP THẤT KHÓA
TỨ PHẦN LUẬT, A TĂNG KỲ, HẰNG HÀ SA SỐ
Tứ Phần luật:
Sơ phần thuyết minh Tỳ Kheo pháp.
Nhị phần thuyết minh Tỳ kheo Ni pháp.
Tam phần thuyết minh An cư, Tự tứ đẳng pháp.
Tứ phần thuyết minh phòng xá đẳng pháp.
Phạm ngữ A tăng kỳ, Hoa ngôn “vô ương số”.
Hằng hà, thị Ấn Độ chi nhất đại hà, kỳ trung sa cực tế, cực đa. Thế Tôn thuyết
pháp thường tá vi dụ, dụ kỳ số chi đa dã.
BÀI THỨ 27
TỨ PHẦN LUẬT, A TĂNG KỲ, HẰNG HÀ SA SỐ
Tứ Phần Luật:
1. - Phần đầu nói rõ về việc của Tỳ-kheo.
2. - Phần thứ hai, nói rõ về việc của Tỳ-kheo-ni.
3. - Phần thứ ba, nói rõ về việc An cư Tự tứ.
4.- Phần thứ tư, nói rõ về những việc phòng xá (Tăng phòng).
Tiếng Phạm A-tăng-kỳ. Hán dịch: Vô ương số.
Hằng hà: Là một con sông lớn nhứt ở xứ Ấn Độ, những cát trong lòng sông rất
nhỏ, nhuyễn như bột và nhiều vô số. Mỗi khi Đức Thế Tôn thuyết pháp những việc
gì nhiều và con số nào mà chúng sanh không thể đếm được thì Phật thường mượn
để thí dụ.
第二十八課
舜若多性,爍迦羅心,十方,三世
舜若多性,華言空性。
爍迦羅心,華言堅固心。
十方者:東西南北,四維,上下。
四維者:東南方,西南方,東北方,西北方。三世:過去世,現在
世,未來世。
ĐỆ NHỊ THẬP BÁT KHÓA
THUẤN NHÃ ĐA TÁNH, THƯỚC CA LA TÂM,
THẬP PHƯƠNG, TAM THẾ.
Thuấn nhã đa tánh, Hoa ngôn “Không tánh”.
Thước ca la tâm, Hoa ngôn “Kiên cố tâm”.
Thập phương giả: đông, tây, nam, bắc, tứ duy, thượng, hạ.
Tứ duy giả: đông nam phương, tây nam phương, đông bắc phương, tây bắc
phương.
Tam thế: quá khứ thế, hiện tại thế, vị lai thế.
BÀI THỨ 28
THUẤN NHÃ ĐA TÁNH, THƯỚC CA LA TÂM,
THẬP PHƯƠNG TAM THẾ
Thuấn nhã đa tánh: Hán dịch: Không tánh (tánh như hư không).
Thước-ca-la tâm: Hán dịch: Kiên cố tâm (tâm bền chắc).
Thập phương: Mười phương: Đông, Tây, Nam Bắc, bốn góc và thượng hạ.
Bốn góc là gì? Là: Góc Đông Nam, góc Tây Nam, góc Đông Bắc và góc Tây
Bắc.
Tam thế: Ba đời: Quá khứ, hiện tại và vị lai.

第二十九課
小三災,三途
小三災:一瘟疫災。二餓饉災。三刀兵災。三途:火途,血途,
刀途 。 火途:地獄中猛火所燒之處。血途:畜生中互相吞噉之
處。刀途:餓鬼中用刀劍逼迫之處。
ĐỆ NHỊ THẬP CỬU KHÓA
TIỂU TAM TAI, TAM ĐỒ
Tiểu tam tai: Nhất,ôn dịch tai. Nhị, cơ cẩn tai. Tam, đao binh tai.
Tam đồ: Hỏa đồ, địa ngục trung mảnh hỏa sở thiêu chi xứ. Huyết đồ, súc sanh
trung hổ tương thôn đạm chi xứ. Đao đồ, ngạ quỷ trung dụng đao kiếm bức bách chi
xứ.
BÀI THỨ 29
TIỂU TAM TAI, TAM ĐỒ
Tiểu tam tai: 1- Tai ôn dịch; 2- Tai đói rét; 3- Tai đao binh
Tam đồ:
1- Hỏa đồ: Chỗ bị lửa dữ thiêu đốt trong địa ngục.
2- Huyết đồ: Chỗ bị ăn nuốt lẫn nhau trong loài súc sanh.
3- Đao đồ: Chỗ dùng đao gươm áp bức với nhau trong loài ngạ quỷ.

第三十課
八難,大三災
八難:一無想天,二北俱盧洲,三佛前佛後,四世智辯聰,五盲聾
瘖 啞 ,
六地獄,七餓鬼,八畜生 。
大三災:一火災二水災三風災
ĐỆ TAM THẬP KHÓA
BÁT NẠN,ĐẠI TAM TAI
Bát nạn:
Nhất, Vô Tưởng thiên. Nhị, Bắc Cu Lô châu. Tam, Phật tiền Phật hậu. Tứ, thế
trí biện thông. Ngũ, manh lung ám á. Lục, địa ngục. Thất, ngạ quỷ. Bát, súc sanh.
Đại tam tai: Nhất, hỏa tai. Nhị, thủy tai. Tam, phong tai.
BÀI THỨ 30
TÁM NẠN VÀ ĐẠI TAM TAI
Tám nạn: 1- Sanh lên cõi trời Vô tưởng. 2- Sanh nơi châu Bắc Câu Lô. 3- Sanh
trước khi Phật ra đời, sanh sau khi Phật nhập diệt. 4- Thông minh biện tài giỏi theo
pháp thế gian. 5- Đui điếc câm ngọng.
6- Đọa vào địa ngục. 7- Đọa làm ngạ quỷ. 8- Đọa làm loài súc sanh.
Đại tam tai: 1- Tai nước. 2- Tai lửa. 3- Tai gió.

第三十一課
四恩,三有
四恩:一父母生長恩,二師長成就恩,三國政保護恩,四檀越布
施恩 。
三有:一有貪有身界。二無貪有身界。三無貪身有識界。
註:三界又稱三有者,謂此三界皆有煩惱,有生死,有痛苦,故曰
三有也。
ĐỆ TAM THẬP NHẤT KHÓA
TỨ ÂN, TAM HỮU
- Tứ ân:
Nhất, phụ mẫu sanh trưởng ân.
Nhị, sư trưởng thành tựu ân.
Tam, quốc chánh bảo hộ ân.
Tứ, đàn việt bố thí ân.
- Tam hữu:
Nhất, hữu tham hữu thân giới.
Nhị, vô tham hữu thân giới.
Tam, vô tham thân hữu thức giới.
Tam giới hựu xưng Tam hữu giả. Vị thử Tam giới giai hữu phiền não, hữu sinh
tử, hữu thống khổ, cố viết Tam hữu dã.
BÀI THỨ 31
TỨ ÂN, TAM HỮU
Tứ ân: (bốn ơn):
1- Ân cha mẹ sanh trưởng.
2- Ân sư trưởng giáo hóa cho nên người.
3- Ân chánh phủ bảo hộ
4- Ân đàn việt bố thí (giúp đỡ).
Tam hữuba cõi):
1- Cõi còn có tánh tham, có xác thân (Dục giới).
2- Cõi không còn tánh tham, nhưng còn có xác thân (Sắc giới).
3- Cõi không còn tánh tham và xác thân thô, nhưng còn có ý thức (cõi Vô sắc).
Tam giới cũng gọi là Tam hữu, nghĩa là những chúng sanh ở trong ba cõi ấy là
đều có phiền não; có sanh tử, có đau khổ, cho nên gọi là Tam hữu (ba cõi đều có
đau khổ).

第三十二課
四生,九有
四生者:胎生,濕生,卵生,化生,皆有生命也。
九有:一六道,二初禪天,三二禪天,四三禪天,五四禪天,六空處
天 , 七 識 處 天 , 八 無 所 有 處 天 ,
九非非想處天。
ĐỆ TAM THẬP NHỊ KHÓA
TỨ SANH,CỬU HỮU
Tứ sanh giả: thai sanh,noãn sanh,thấp sanh, hóa sanh, giai hữu sanh mạng dã.
Cửu hữu: Nhất, lục đạo.Nhị, Sơ thiền thiên. Tam, Nhị thiền thiên. Tứ, Tam
thiền thiên. Ngũ, Tứ thiền thiên. Lục, Không xứ thiên. Thất, Thức xứ thiên. Bát, Vô
sở hữu xứ thiên. Cửu, Phi phi tưởng xứ thiên.
BÀI THỨ 32
TỨ SANH, CỬU HỮU
Tứ sanh: 1- Loài sanh bằng bào thai (như loài người, trâu, bò, lừa, ngựa
v.v...).
2- Loài sanh bằng trứng (như loài chim, gà, vịt, rắn v.v.).
3- Loài sanh chỗ ẩm ướt (như loài trùng, cá, tôm, v.v.).
4- Loài sanh do sự biến hóa (trên như: chư thiên, dưới như: địa ngục, chính
giữa như: ruồi, muỗi, ong, bướm v.v. trong thời kỳ mới sanh v.v.) tùy nghiệp lực
hóa sanh ra đều có sanh mạng vậy.
Cửu hữu:Chín cõi này còn có đau khổ vì còn sanh tử): 1- Lục đạo, 2- Trời Sơ
thiền, 3- Trời Nhị thiền, 4- Trời Tam thiền, 5- Trời Tứ thiền, 6- Trời Không xứ, 7-
Trời Thức xứ, 8- Trời Vô sở hữu xứ, 9- Trời Phi phi tưởng xứ.
第三十三課
三歸
自歸依佛,當願眾生,體解大道,發無上心。自歸依法,當願眾
生,深入經藏,智慧如海。自歸依僧,當願眾生,統理大眾,一切無
礙。
註:體解二句按淨行品,原作紹隆佛種,發無上意。歸依佛兩
足尊者:福足慧足故當尊仰。歸依法離欲尊者:離貪欲之法人人
尊敬.歸依僧眾中尊者:大眾之導師,故當尊重。
ĐỆ TAM THẬP TAM KHÓA
TAM QUY
Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm.
Tự quy y pháp, đương nguyện chúng sanh, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như hải.
Tự quy y Tăng, đương nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, nhất thiết vô
ngại.
Thể giải lưỡng cú: Án Tịnh Hạnh phẩm,nguyên tác: “Thiệu long Phật chủng,
phát Vô thượng ý.”
Quy y Phật lưỡng túc tôn giả: phước túc tuệ túc, cố đương tôn ngưỡng.
Quy y pháp ly dục tôn giả: ly tham dục chi pháp nhơn nhơn tôn kính.
Quy y Tăng chúng trung tôn giả:đại chúng chi đạo sư, cố đương tôn trọng.
BÀI THỨ 33
TAM QUY
Mình quy y theo Phật, cầu cho chúng sanh nhận rõ đạo lớnĐại thừa) phát tâm
Vô thượng.
Mình quy y theo Pháp, cầu cho chúng sanh, rõ suốt Kinh tạng, trí huệ rộng như
biển.
Mình quy y theo Tăng, cầu cho chúng sanh, thống lý đại chúng, tất cả đều
không ngại.
Nhận rõ đạo Đại thừa, phát tâm Vô thượng v.v... hai câu, xét trong phẩm Tịnh
Hạnh, nguyên là câu: “Nối giòng Phật thạnh hành, phát ý Vô thượng”.
Quy y bậc Lưỡng Túc Tôn (Phật), là phước huệ đầy đủ. Phước đức và trí huệ
đầy đủ hai món ấy, cho nên được chúng sanh tôn ngưỡng.
Quy y bậc pháp Ly Dục Tôn (Pháp), là bậc đã xa lìa được những pháp tham
dục, cho nên được người đời tôn kính.
Quy y bậc Chúng Trung Tôn (Tăng), là bậc đại Đạo sư trong đại chúng, cho
nên chúng Tăng phải tôn trọng.
第三十四課
四大部洲,二十五有
四大部洲:梵語閻浮提,即南瞻部洲,樹名,意翻勝金。梵語弗
梵提,即東勝神洲,其身勝故。梵語瞿陀尼,即西牛貨洲,牛貨多
故。梵語鬱單越,即北俱盧洲。華言勝處。二十五有偈曰:四域
四惡趣。六欲並梵天,四禪四無色,無想及不還。
(註):四域:南瞻部洲,東勝神洲,西牛貨洲,北俱廬洲。四惡趣:
地獄,餓鬼,畜生,阿修羅。六欲,六欲天:天王天,忉利天,夜摩天,
兜率天,他化天,化樂天。梵天:大梵天四禪;四禪天:初禪天,二禪
天,三禪天,四禪天。四無色;四無色天:空處天,識處天,無所有處
天,非非想處天。無想:無想天不還;淨居天 。
ĐỆ TAM THẬP TỨ KHÓA:
TỨ ĐẠI BỘ CHÂU,NHỊ THẬP NGŨ HỮU
Tứ đại bộ châu: Phạn ngữ Diêm Phù Đề, tức Nam Thiệm Bộ Châu, thụ danh ý
phiên Thắng kim.
Phạn ngữ Phất Phạn Đề, tức Đông Thắng Thần Châu, kỳ thân thắng cố. Phạn
ngữ Cù Đà Ni, tức Tây Ngưu Hóa Châu, ngưu hóa đa cố. Phạn ngữ Uất Đơn Việt,
tức Bắc Câu Lô Châu. Hoa ngôn Thắng xứ.
Nhị thập ngũ hữu kệ viết: Tứ vực, tứ ác thú. Lục dục tịnh Phạm thiên. Tứ thiền,
tứ Vô sắc. Vô Tưởng cập Bất Hoàn.
[Chú]: Tứ vức: Nam Thiệm Bộ châu, Đông Thắng Thần Châu, Tây Ngưu Hóa
Châu, Bắc Câu Lô Châu.
Tứ ác thú: Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc Sanh,A tu la.
Lục dục; Lục dục thiên: Thiên Vương thiên, Đao Lợi thiên, Dạ Ma thiên, Đâu
Suất thiên, Tha Hóa thiên, Hóa Lạc thiên.
Phạm thiên: Đại Phạm thiên.
Tứ thiền; Tứ thiền thiên: Sơ Thiền thiên, Nhị Thiền thiên, Tam Thiền thiên, Tứ
Thiền thiên.
Tứ vô sắc; Tứ vô sắc thiên: Không Xứ thiên, Thức xứ thiên, Vô Sở Hữu Xứ
thiên, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ thiên.
Vô Tưởng: Vô Tưởng thiên.
Bất Hoàn: Tịnh Cư thiên.
BÀI THỨ 34
TỨ CHÂU, NHỊ THẬP NGŨ HỮU
Tứ đại bộ châu:bốn châu lớn trong vũ trụ):
- Tiếng Phạm gọi: “Diêm-phù-đề” tức là Nam Thiệm Bộ châutên cây) dịch ý
là Thắng kim (của quý lạ rất nhiều.)
- Tiếng Phạm gọi: “Phất-bà-đề” tức là Đông Thắng Thần châu, vì thân người
ở châu này rất đẹp.
- Tiếng Phạm gọi: “Cù-đà-ni” tức là Tây Ngưu Hóa châu vì châu này sản xuất
loại trâu rất nhiềumua bán, đổi chác đều nhờ trâu cũng như cõi này nhờ tiền).
- Tiếng Phạm gọi: “Uất-đơn-việt” tức là Bắc Cu Lô châu. Hán dịch: “Thắng
xứ” (phong cảnh của châu này rất đẹp).
Bài kệ nhị thập ngũ hữu:
Tứ vực, Tứ ác thú,
Lục dục, Tịnh cư thiên,
Tứ thiền, Tứ vô sắc;
Vô tưởng, cấp Bất hoàn.

第三十五課
阿彌陀佛
彌陀經云:舍利弗!於汝意云何,彼佛何故號阿彌陀?舍利弗!
彼佛光明無量,照十方國,無所障礙,是故號阿彌陀。又舍利弗!
彼佛壽命及其人民無量無邊阿僧祇劫,故名阿彌陀。舍利弗!阿
彌陀佛成佛以來於今十劫。
ĐỆ TAM THẬP NGŨ KHÓA
A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà kinh vân: Xá Lợi Phất, ư nhữ ý vân hà. Bỉ Phật hà cố hiệu A Di Đà.
Xá Lợi Phất! Bỉ Phật quang minh vô lượng, chiếu thập phương quốc, vô sở chướng
ngại, thị cố hiệu A Di Đà. Hựu Xá Lợi Phất! Bỉ Phật thọ mạng cập kỳ nhân dân vô
lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, cố danh A Di Đà. Xá Lợi Phất! A Di Đà Phật thành
Phật dĩ lai ư kim thập kiếp.
BÀI THỨ 35
A DI ĐÀ PHẬT
(VÔ LƯỢNG THỌ HAY VÔ LƯỢNG QUANG)
Kinh A Di Đà nói: Phật bảo: Này Xá-lợi-phất! Đối với ý ông nghĩ sao? Phật
kia tự sao hiệu là A Di Đà. Này Xá-lợi-phất! Bởi Đức Phật kia hào quang vô lượng,
soi sáng cùng khắp mười phương, không chỗ nào ngăn ngại, thế cho nên hiệu Ngài
là A Di Đà!
Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Đức Phật và nhân dân trong nước của Ngài, sống
lâu không lường, không ngằn mé, kiếp số A-tăng-kỳ, thế nên hiệu Ngài là A Di Đà.
Này Xá-lợi-phất! Phật A Di Đà từ khi thành Phật đến nay kể có hơn mười đại kiếp.

第三十六課
續前
又舍利弗!彼佛有無量無邊聲聞弟子,皆阿羅漢,非是算數之
所能知。諸菩薩眾亦復如是。阿彌陀佛:主伴:壽命無量,光明無
量, 羅漢無量, 菩薩無量
ĐỆ TAM THẬP LỤC KHÓA
TỤC TIỀN
Hựu xá Lợi Phất! Bỉ Phật hữu vô lượng vô biên Thanh Văn đệ tử,giai A La
Hán, phi thị toán số chi sở năng tri. Chư Bồ Tát chúng diệc phục như thị.
A Di Đà Phật: chủ bạn: Thọ mạng vô lượng, Quang minh vô lượng, La Hán vô
lượng, Bồ Tát vô lượng
BÀI THỨ 36
A DI ĐÀ PHẬT (TIẾP THEO)
Lại nữa này Xá-lợi-phất! Đức Phật kia có vô lượng vô biên đệ tử Thinh-văn
đều là bậc La-hán, chẳng phải dùng toán số thí dụ mà có thể biết được.
Các Bồ-tát đông nhiều cũng lại như vậy. Đức Phật a di đà có chủ và bạn.
Chủ là Phật a di đà thọ mạng vô lượng, quang minh vô lượng.
Bạn có vô lượng la hán và vô lượng bồ tát.

第三十七課
菩提,達摩,阿難,舍利弗
菩提:梵語菩提,華言覺道,即佛所證之果也。又當日釋尊於
畢鉢羅樹下成佛,因名其樹曰菩提樹。
達摩:梵語達摩。華言法,此法字義與禪宗之達摩初祖不同。
彼是南天竺人名菩提達摩。
阿難者,華言慶喜。世尊成道日所生故。
舍利弗者,華言鶖子。其母之眼似鶖眼故 。
ĐỆ TAM THẬP THẤT KHÓA
BỒ ĐỀ, ĐẠT MA, A NAN, XÁ LỢI PHẤT
Bồ Đề: Phạn ngữ Bồ Đề. Hoa ngôn Giác đạo. Tức Phật sở chứng chi quả dã.
Hựu đương nhật, Thế Tôn ư Tất Bát La thọ hạ thành Phật. Nhân danh kỳ thọ viết
Bồ Đề thọ.
Phạn ngữ Đạt Ma. Hoa ngôn Pháp, thử Pháp tự nghĩa dữ thiền tông chi Đạt Ma
sơ tổ bất đồng. Bỉ thị Nam Thiên Trúc nhân danh Bồ Đề Đạt Ma.
A Nan giả,Hoa ngôn Khánh Hỷ. Thế Tôn thành đạo nhật sở sanh cố.
Xá lợi Phất giả,Hoa ngôn Thu tử. Kỳ mẫu chi nhãn tợ thu nhãn cố.
BÀI THỨ 37
BỒ ĐỀ, ĐẠT MA, A NAN, XÁ LỢI PHẤT
Tiếng Phạm nói: Bồ-đề, Hán dịch: Giác đạo, tức là cái quả vị Phật chứng vậy.
Đương ngày Đức Thích Tôn ngồi dưới gốc cây Tất-bát-la thành Phật, nhân đó đặt
tên cây ấy là Bồ-đề.
Tiếng Phạm: Đạt-ma, Hán dịch: Pháp. Chữ Đạt-ma dịch là pháp đây so với
chữ Đạt-ma tên của một vị Tổ sư bên Thiền tông thì không đúng. Vì sao? Bởi chữ
Đạt-ma kia là Bồ-đề Đạt-ma là tên người, Tổ ở xứ Nam Thiên Trúc Ấn Độ.
A-nan, Hán dịch: Khánh Hỷ: Nghĩa là ngày sanh ông lại nhằm ngày Đức Thế
Tôn thành đạo, do sự vui mừng mà đặt tên ông là Khánh Hỷ.
Xá-lợi-phất, Hán dịch: Thu Tử. Vì cặp mắt của mẹ ông sáng long lanh như mắt
chim Thu-lộ.

第三十八課
童子供佛
昔有童子問比丘:諸天以何福致?
比丘曰:施佛僧一食。童子悅,工於人,得值,請佛應供。眾僧
先來,童子趣請佛。佛曰:汝願諧矣!適為節日,眾僧不多食,食剩
適有五百商人,求食不得,童子以剩食與之,商人各施一珠。童子
初不受。詢佛。佛曰:此現報也。乃受,後商主知童子爲故友
子。媒長者女妻之。事聞於朝賜爵長者。
ĐỆ TAM THẬP BÁT KHÓA
ĐỒNG TỬ CÚNG PHẬT
Tích hữu đồng tử vấn Tỳ Kheo: chư thiên dĩ hà phước trí? Tỳ Kheo viết: thí
Phật Tăng nhất thực. Đồng tử duyệt, công ư nhơn, đắc trị, thỉnh Phật ứng cúng,
chúng Tăng tiên lai, đồng tử thú thỉnh Phật. Phật viết: Nhữ nguyện giai hỷ! Thích vi
tiết nhật. Chúng Tăng bất đa thực, thực thặng thích hữu ngũ bách thương nhơn, cầu
thực bất đắc, đồng tử dĩ thặng thực dữ chi, thương nhơn các thí nhất châu. Đồng tử
sơ bất thọ. Tuân Phật.Phật viết: Thử hiện báo dã. Nãi thọ, hậu thương chủ tri vi cố
hữu tử, môi trưởng giả nữ thê chi. Sự văn ư triều tứ tước trưởng giả.
BÀI THỨ 38
ĐỒNG TỬ CÚNG PHẬT
Ngày xưa, có người Đồng tử hỏi thầy Tỳ-kheo: Các cõi trời do phước báu gì
mà được? Thầy Tỳ-kheo đáp: Phước báu ấy do nhờ cúng dường Phật và chúng
Tăng một bữa ăn. Đồng tử rất vui mừng, liền đi làm công cho người, lãnh được một
số tiền, về mua sắm cỗ chay thỉnh Phật và chúng Tăng để cúng dường, chúng Tăng
đến trước, đồng tử đi thỉnh Phật.
Phật dạy: Nguyện vọng của người đã thỏa mãn rồi.
Gặp nhằm ngày Tiết nhựt (lễ) chúng Tăng không ăn chiều, đồ ăn còn thừa
(dư), bỗng có năm trăm người lái buôn, mua cơm không được, đói, đồng tử vội lấy
cơm còn thừa ra đãi cho, những người lái buôn kia cảm tình, mỗi người tặng cho
một hột châu để làm kỷ niệm. Đồng tử ban đầu từ chối, từ chối không được, đến
bạch Phật. Phật dạy: Đó là phước báu hiện tại của người vậy. Khi ấy đồng tử mới
dám nhận.
Sau đó người trưởng đoàn lái buôn hỏi ra mới biết con của người bạn cũ của
mình, thế rồi làm mối con gái ông Trưởng giả, Trưởng giả gả cho. Việc này đồn
thấu đến triều đình, vua rất khen ngợi và ban tước là Trưởng giả...

第三十九課
慎勿放逸
光陰似箭,日月如梭,非常迅速,切莫蹉跎。是日已過,命亦隨
減,如少水魚,斯有何樂。大眾當勤精進,如救頭然,但念無常,慎
勿放逸。
ĐỆ TAM THẬP CỬU KHÓA
THẬN VẬT PHÓNG DẬT
Quang âm tợ tiễn, nhật nguyệt như toa, phi thường tấn tốc, thiết mạc sai đà. Thị
nhật dĩ quá, mạng diệc tùy giảm, như thiểu thủy ngư, tư hữu hà lạc! Đại chúng
đương cần tinh tấn, như cứu đầu nhiên, đản niệm vô thường, thận vật phóng dật.
BÀI THỨ 39: THẬN VẬT PHÓNG DẬT
Tối sáng như tên bắn, ngày tháng tợ thoi đưa, sự vô thường rất nhanh chóng,
chúng ta đâu nên dần dà! Ngày nay đã qua, thân người cũng già lần, như cá thiếu
nước, nào có vui sướng gì? Đại chúng hãy siêng năng tinh tấn, như cứu lửa cháy
trên đầu, chỉ nhớ vô thường; cẩn thận chớ buông lung.

第四十課
誤殺有報
昔有少比丘,侍父老比丘,日暮過險道,推疲行,仆死。眾白佛
不共住。佛問少比丘:汝有惡意否乎?曰:否。佛告眾曰:少比丘
先世爲老比丘父,河邊浣衣,父寐樹下,子拂父額蚊不去,以杵擊
之,誤破父額死。今昔俱誤殺不犯棄,然因果不忘。
ĐỆ TỨ THẬP KHÓA
NGỘ SÁT HỮU BÁO
Tích hữu thiếu Tỳ Kheo, thị phụ lão Tỳ Kheo, nhật mộ quá hiểm đạo, thôi bì
hành, phó tử. Chúng bạch Phật bất cộng trụ.
Phật vấn thiếu Tỳ kheo: Nhữ ác ý phủ hồ? Viết phủ! Phật cáo chúng viết: Thiếu
Tỳ Kheo tiên thế vi lão Tỳ Kheo phụ. Hà biên hoán y, phụ mị thọ hạ, tử phất phụ
ngạch văn bất khứ, dĩ sử kích chi, ngộ phá phụ ngạch tử. Kim tích câu ngộ sát bất
phạm khí, nhiên nhân quả bất vong.
BÀI THỨ 40
NGỘ SÁT HỮU BÁO
Ngày xưa, có thầy Tỳ-kheo trẻ tuổi, hầu hạ một thầy Tỳ-kheo già, trời đã sắp
tối, mà đi qua một con đường hiểm trở. Ông mới xô đẩy hối đi cho mau, thầy Tỳ-
kheo già vấp té chết. Đại chúng đem việc ấy bạch Phật và kiết tội Bất cộng trụ
(Không cho ở chung).
Phật hỏi thầy Tỳ-kheo trẻ tuổi:
- Ông có ác ý như thế không?
Thầy Tỳ-kheo trẻ tuổi bạch:
- Bạch Đức Thế Tôn! Con không có ác ý như thế.
Nhân đó Phật kể chuyện lại cho đại chúng nghe:
- Thầy Tỳ-kheo trẻ này đời trước là cha của thầy Tỳ- kheo già ấy. Một hôm,
ông ngồi giặt áo ở bờ sông, người cha nằm ngủ dưới gốc cây, trên trán người cha
có một con muỗi đậu cắn, người con thấy thế liền đuổi mà nó không bay, tức giận
lấy chày đập muỗi, lỡ tay bể trán cha chết.
Như thế đời nay và đời trước đều giết lầm lẫn nhau cả. Nên không phạm (giới)
tứ trọng tội. Song mà nhân với quả không bao giờ sai lạc.
第四十一課
敬佛
法華經云:入於塔廟,一稱南無佛,舉手及低頭,皆共成佛道。
故入佛殿,須嚴肅致敬,不得帶物及顧望,談笑,涕唾,倚靠,坐卧
等。禮佛須精誠作觀,不得粗躁。遶佛須右轉,遶塔亦然。
ĐỆ TỨ THẬP NHẤT KHÓA
KÍNH PHẬT
Pháp Hoa kinh vân: “Nhập ư tháp miếu, nhất xưng Nam mô Phật, cử thủ cập đê
đầu, giai cộng thành Phật đạo.” Cố nhập Phật điện, tu nghiêm túc trí kính, bất đắc
đới vật cập cố vọng, đàm tiếu, thế thóa, ỷ kháo, tọa ngọa đẳng. Lễ Phật tu tinh thành
tác quán, bất đắc thô tháo. Nhiễu Phật tu hữu chuyển, nhiễu tháp diệc nhiên.
BÀI THỨ 41
KÍNH PHẬT
Kinh Pháp Hoa nói: Vào trong tháp miếu có thờ Phật tượng mà niệm một tiếng
“Nam mô Phật” hay đưa tay lên hoặc cúi đầu xuống để tỏ lòng cung kính, đều
được thành Phật. Thế cho nên khi vào Phật điện cần phải nghiêm trang cung kính,
không được mang đồ vật theo, và trông qua ngó lại, hoặc nói cười khạc, nhổ,
nương tựa hay ngồi nằm v.v...
Khi lễ Phật phải hết lòng chăm chú cho tinh thành để quán xét, không đặng thô
tháo. Lúc đi nhiễu Phật phải đi quanh về phía phải (tay mặt), nhiễu tháp cũng thế.

第四十二課
殿壁勿倚物
昔有學者,入寺禮佛,途遇相者告曰:君有天子相,吾以女妻
汝。
學者曰:待我禮佛還,入寺,以杖倚佛殿壁,禮佛已出,相者不與
女。學者詢之。
曰:貴相失矣,功德消故。蓋殿塔牆壁,不得倚物,倚則犯戒,又
失功德。
ĐỆ TỨ THẬP NHỊ KHÓA
ĐIỆN BÍCH VẬT Ỷ VẬT
Tích hữu học giả, nhập tự lễ Phật, đồ ngộ tướng giả cáo viết: “Quân hữu thiên
tử tướng, ngô dĩ nữ thê nhữ”.
Học giả viết: “Đãi ngã lễ phật hoàn”, nhập tự dĩ trượng ỷ Phật điện bích. Lễ
Phật dĩ xuất, tướng giả bất dữ nữ. học giả tuân chi.
Viết: “Quý tướng thất hỹ”, công đức tiêu cố. Cái điện tháp tường bích, bất đắc
ỷ vật, ỷ tắc phạm giới, hựu thất công đức.
BÀI THỨ 42
NƠI VÁCH PHẬT ĐIỆN CHỚ DỰNG ĐỒ VẬT
Ngày xưa có một anh học trò vào chùa lễ Phật, đi giữa đường gặp ông thầy
tướng bảo ngài có tướng Thiên tử, tôi sẽ gả con gái cho ngài.
Học trò đáp:
- Đợi tôi lễ Phật trở về.
Khi vào đến chùa, anh đem cây gậy dựng dựa vách tường Phật điện. Khi lễ
xong, trở ra, ông thầy tướng không chịu gả con cho anh. Anh hỏi lý do... ông thầy
tướng đáp:
- Vì quý tướng của ông đã mất rồi, công đức của ông cũng tiêu vậy.
Luận theo đây là vách Phật điện và tháp, chúng ta không nên dựng đồ vật, nếu
không tin mà dựng, thì phạm giới, lại mất công đức v.v.

第四十三課
刺身求法
昔有平民,生於佛後,無比丘僧,求法不得,泣。鄰人曰:吾知三
戒章。平民喜跪求。鄰人曰:無上佛法,子欲徒聞乎!平民問何
如?鄰人曰:一毛孔一針,血如泉不悔可矣!平民喜曰:雖殞身亦忻
爲之,况猶存乎!遂市針,刺身血如泉。鄰人嘉其志,乃授偈曰:守
口攝意,身無犯惡,除是三行,得賢徑度。平民聞已,喜甚,身復如
故,天人讚揚。又是精進,歷劫不怠,遂致成佛。曰:釋迦牟尼。
ĐỆ TỨ THẬP TAM KHÓA
THÍCH THÂN CẦU PHÁP
Tích hữu bình dân, sanh ư Phật hậu, vô Tỳ kheo Tăng, cầu pháp bất đắc,khấp.
Lân nhơn viết:”Ngô tri tam giới chương”. Bình dân hỷ quỵ cầu. Lân nhơn viết: “Vô
thượng Phật Pháp, tử dục đồ văn hồ”. Bình dân vấn hà như? Lân nhơn viết: “Nhất
mao khổng nhất châm, huyết như tuyền bất hối khả hỹ”. Bình dân hỷ viết: “Tuy vẫn
thân diệc hân vi chi, huống du tồn hồ”, toại thị châm, thích thân huyết như tuyền.
Lân nhơn gia kỳ chí, nãi thọ kệ viết: “Thủ khẩu nhiếp ý, thân vô phạm ác, trừ thị
tam hành, đắc hiền kinh độ”. Bình dân văn dĩ, hỷ thậm, thân phục như cố, thiên
nhơn tán dương. Hựu thị tinh tấn, lịch kiếp bất đãi,toại trí thành Phật, viết: Thích Ca
Mâu Ni.
BÀI THỨ 43
ĐÂM MÌNH ĐỂ CẦU PHÁP
Thuở xưa có người bình dân, sanh ra sau khi Phật nhập diệt mà cũng không có
Tỳ-kheo Tăng để cầu pháp cho được, khóc lóc than thở... Khi đó, có người hàng
xóm bảo: “Tôi biết được bài kệ ba giới”. Người bình dân nghe nói rất vui mừng,
quỳ xuống khẩn cầu. Người hàng xóm bảo: “Phật pháp là Vô thượng, thế mà ông
muốn nghe suông sao được?”.
Người bình dân hỏi: “Vậy phải làm thế nào?”
Người hàng xóm đáp: “Cứ mỗi lỗ chân lông thì đâm vào một cây kim, khi nào
máu chảy ra như thác đổ, mà lòng không hối hận mới được”.
Người bình dân rất sung sướng nói: “Dầu cho tan nát thân này tôi cũng làm
theo được huống chi còn sống ư?!”.
Nói rồi, liền đi ngay ra chợ mua kim, đem về cứ mỗi chân lông đâm vào một
cây kim, máu chảy ra như suối đổ. Người hàng xóm khen ngợi anh là người có chí,
mới nói cho bài kệ như vầy:
Phải giữ lời và ý,
Thân không phạm điều ác,
Trừ được ba hạnh ấy,
Là thành bậc Thánh Hiền.
Người bình dân nghe xong rất đỗi vui mừng, liền đó thân thể bình phục lại như
cũ. Người, Trời đều khen ngợi. Do đó, người ấy càng thêm tinh tấn trải qua nhiều
kiếp không hề giải đãi, cho đến ngày nay thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni.

第四十四課
敬法
人身難得,佛法難聞。古人一言不決,萬里求師,聞法之難,於
此知矣。是故見經典,當如見佛,不得隻手攜閱,不得捲作筒形閱,
不得任意狠籍。讀經時當嚴淨衣冠,焚香正坐,不得倚靠及談笑
等;不得口吹經上塵。人看經不得於彼案前徑行。經壞當修
補。己手持經,不得向人行禮。
ĐỆ TỨ THẬP TỨ KHÓA
KÍNH PHÁP
Nhơn thân nan đắc, Phật pháp nan văn. Cổ nhơn nhất ngôn bất quyết, vạn lý
cầu sư, văn Pháp chi nan, ư thử tri hỹ. Thị cố kiến kinh điển, đương như kiến Phật,
bất đắc chích thủ huề duyệt, bất đắc quyện tác đồng hình duyệt, bất đắc nhậm ý lang
tạ. Độc kinh thời, đương nghiêm tịnh y quan, phần hương chánh tọa, bất đắc ỷ kháo
cập đàm tiếu đẳng, bất đắc khẩu suy kinh thượng trần. Nhơn khán kinh, bất đắc ư bỉ
án tiền kinh hành. Kinh hoại đương tu bổ, kỷ thủ trì kinh, bất đắc hướng nhơn hành
lễ.
BÀI THỨ 44
KÍNH PHÁP
Thân người khó được, pháp của Phật khó có nhân duyên mà nghe được. Người
xưa một lời nói ra mà không giải quyết được thì dù trải qua muôn dặm cầu thầy để
giải quyết. Sự nghe pháp khó khăn như thế xem đây đủ biết vậy.
Thế cho nên khi ta xem Kinh điển cũng phải xem như Phật không khác. Không
nên cầm một tay nắm coi, không được cuốn tròn như hình cái ống. Không được tự ý
đụng đâu để đó (bỏ bậy bạ); khi đọc Kinh, phải nghiêm trang yên tịnh, sửa sang áo
mão, đốt hương, ngồi ngay thẳng không được dựa nương vách và bàn ghế mà nói
cười v.v... không được thổi bụi trên Kinh bằng miệng, và khi người khác xem Kinh,
ta không được đi ngang qua gần trước bàn. Kinh điển hư rách ta phải mau sửa
sang lại. Khi tay mình cầm quyển Kinh, không được chào xá người.

第四十五課
戒殺
世間法律,只禁殺人。佛法不然,上至諸佛聖、人、師僧、父
母,下至蜎飛蠕動,微細昆蟲,但有命者,不得故殺。或自殺,或教
他殺,或見殺生喜,皆為犯戒。
經載:冬月生虱,取放竹筒中,煖以綿絮,養以膩物,免其餓凍而
死也。乃至濾水,覆燈,不畜貍貓等,皆慈悲之道也。微類尚然,大
者可知矣。噫,可不戒歟!
ĐỆ TỨ THẬP NGŨ KHÓA
GIỚI SÁT
Thế gian pháp luật, chỉ cấm sát nhơn, Phật Pháp bất nhiên. Thượng chí chư
Phật, thánh nhơn, sư Tăng, phụ mẫu. Hạ chí quyên phi nhuyễn động, vi tế côn
trùng, đản hữu mạng giả, bất đắc cố sát.Hoặc tự sát, hoặc giáo tha sát,hoặc kiến sát
sanh hỷ, giai vi phạm giới.
Kinh tải: “Đông ngoạt sanh sắt, thủ phóng trúc đồng trung, noãn dĩ miên nhứ,
dưỡng dĩ nị vật, miễn kỳ cơ đống nhi tử dã. Nãi chí lự thủy, phú đăng, bất súc miêu
ly đẳng, giai từ bi chi đạo dã”. Vi loại thượng nhiên,đại giả khả tri hỹ. Y! khả bất
giới dư!
BÀI THỨ 45
GIỚI SÁT
(CẤM KHÔNG ĐƯỢC SÁT SANH)
Pháp luật của thế gian chỉ cấm giết người. Pháp luật của Phật không những
thế, mà cấm giết tất cả: trên đến các Đức Phật, Thánh nhơn, Thầy, chúng Tăng và
cha mẹ; dưới đến loài bò, bay, cựa, động như côn trùng nhỏ nhít. Tóm lại, hễ loài
nào có mạng sống thì ta không được cố giết hại, mình giết hoặc bảo người giết hay
thấy người giết mà sanh tâm tùy hỷ đều là phạm giới.
Kinh chép: Qua tháng mùa đông thường hay sanh rận. Vậy nên bắt nó bỏ vào
trong ống tre, muốn cho nó ấm, thì lấy bông tơ, muốn cho nó sống thì dùng bông
gòn thấm nước mồ hôi để nuôi nó tránh khỏi sự đói rét mà chết vậy. Hơn nữa: Cần
phải lọc nước, che đèn và không nuôi những loại mèo, chồn v.v... đây là cái đạo từ
bi vậy. Những loại nhỏ mọn còn giữ gìn như thế, đối với loài lớn nên xét biết vậy.
Than ôi! Chúng ta đâu nên không cẩn thận cho lắm ư?

第四十六課
戒盜
凡他人財物,不得不與而取,乃至一鍼一草亦然。若常住物,
若信施物,若僧眾物,若官物,民物,一切物,皆不得不與而取。若
竊取,或奪取,或詐取,乃至偷稅,冒渡等,皆為偷盜。
經載:一沙彌盜常住菓七枚,一沙彌盜眾僧餅數番,一沙彌盜
眾僧石蜜少分,俱墮地獄。故經云:寧就斷手,不取非財。噫!可
不戒歟!
ĐỆ TỨ THẬP LỤC KHÓA
GIỚI ĐẠO
Phàm tha nhơn tài vật, bất đắc bất dữ nhi thủ.
Nãi chí nhứt châm, nhất thảo diệc nhiên. Nhược thường trụ vật, nhược tín thí vật,
nhược Tăng chúng vật, nhược quan vật, dân vật, nhứt thiết vật, giai bất đắc bất dữ
nhi thủ. Nhược thiết thủ, hoặc đoạt thủ, hoặc trá thủ, nãi chí thâu thuế, mạo độ
đẳng, giai vi thâu đạo.
Kinh tải: “Nhứt sa di đạo thường trụ quả thất mai, nhứt sa di đạo chúng Tăng
bỉnh số phiên, nhất sa di đạo chúng Tăng thạch mật thiểu phần, câu đọa địa ngục”.
Cố kinh vân: “Ninh tựu đoạn thủ bất thủ phi tài”. Y! Khả bất giới dư!
BÀI THỨ 46
GIỚI ĐẠO
(CẤM TRỘM CẮP)
Phàm tài sản của người ta, người không cho, mình không đặng phép lấy, đến
như vật nhỏ mọn: cây kim, ngọn cỏ cũng thế. Hoặc vật của Thường trụ, vật của tín
thí, hay vật của chúng Tăng, hoặc của quan, của dân và của tất cả. Nếu không cho
thì không được phép lấy. Hoặc trộm, cướp và dối gạt mà lấy, cho đến trốn thuế, dối
đò v.v... đều khép vào một tội trộm cướp cả.
Trong Kinh chép: Xưa có ba thầy Sa-di: một thầy hái trộm bảy trái cây của
Thường trụ, một thầy lấy trộm hai cái bánh của chúng Tăng và một thầy nữa ăn
trộm một ít đường phèn của chúng Tăng cả ba đều phải đọa vào địa ngục.
Nên trong Kinh dạy: “Thà chịu chặt tay chớ không nên lấy của phi tài”. Than
ôi! Chúng ta đâu nên không chừa bỏ ư?

第四十七課
戒淫
在家祇禁邪淫,出家全斷淫欲。但犯男女身分,悉名破戒。楞
嚴經載:寶蓮香比丘尼,私行淫欲,自言淫欲,非殺非,無有罪報,遂
感身出猛火,生陷地獄。世人因欲,殺身亡家。出俗為僧,豈可更
犯,生死根本,淫欲第一。故經云:淫欲而生,不如貞潔而死。噫!
可不戒歟!
ĐỆ TỨ THẬP THẤT KHÓA
GIỚI DÂM
Tại gia chỉ cấm tà dâm, xuất gia toàn đoạn dâm dục. Đản phạm nam nữ thân
phần, tất danh phá giới. Lăng Nghiêm kinh tải: “Bảo Liên Hương Tỳ Kheo Ni, tư
hành dâm dục, tự ngôn dâm dục, phi sát phi thâu, vô hữu tội báo”, toại cảm thân
xuất mảnh hỏa, sanh hãm địa ngục. Thế nhơn nhân dục, sát thân vong gia, xuất tục
vi Tăng, khởi khả cánh phạm, sanh tử căn bổn, dâm dục đệ nhất.
Cố kinh vân: “Dâm dục nhi sanh, bất như trinh khiết nhi tử”. Y! khả bất giới
dư!
BÀI THỨ 47
GIỚI DÂM
(CẤM DÂM DỤC)
Người cư sĩ tại gia Phật cấm làm việc tà dâm, người xuất gia hoàn toàn đoạn
tuyệt dâm dục, hễ phạm đến thân phần của kẻ nam người nữ trong đời đều gọi là
phá giới.
Trong Kinh Lăng Nghiêm chép một đoạn: Có cô Tỳ-kheo-ni hiệu là Bảo Liên
Hương, tự ý làm việc dâm dục rồi lại tự nghĩ: Làm việc dâm dục đây, đâu phải sát
sanh, và cũng không phải trộm cắp, chắc không có tội báo gì. Nhân đó rồi nơi thân
người cô tiết ra lửa dữ thiêu đốt thân cô, còn sống mà như đã sa vào địa ngục.
Người đời cũng vì việc dâm dục đến nỗi hại mình và tan nát gia đình. Chúng ta là
người xuất gia, làm ông thầy, xa lìa thế tục đâu nên trái phạm. Căn bản của con
đường sanh tử thứ nhứt là việc dâm dục.
Cho nên trong Kinh đã dạy: “Dù cho dâm dục mà sống, không bằng trinh tiết
mà chết”. Than ôi! Chúng ta đâu nên không cẩn thận lắm ư?

第四十八課
貞潔而死
昔一比丘山居,使一沙彌,至民家乞食。適民家皆出,惟留一
少女,彼見沙彌貌美,遂跪求如意。沙彌見事危,即入房閉戶,嚙指
血書於壁曰:我寧捨命,不毀佛戒,即刎頸而死。事聞於朝,歎未
曾有,與屍至都,積香茶毗,建塔供養。
ĐỆ TỨ THẬP BÁT KHÓA
TRINH KHIẾT NHI TỬ
Tích nhất Tỳ Kheo, sơn cư, sử nhất sa di, chí dân gia khất thực, thích dân gia
giai xuất, duy lưu nhất thiếu nữ. Bỉ kiến Sa di mạo mỹ, toại quỳ cầu như ý. Sa di
kiến sự nguy, tức nhập phòng bế hộ. Khiết chỉ huyết thư ư bích viết: “Ngã ninh xả
mạng, bất hủy Phật giới, tức vẫn cảnh nhi tử”. Sự văn ư triều, thán vị tằng hữu, dữ
thi chí đô, tích hương trà tỳ, kiến tháp cúng dường.
BÀI THỨ 48
TRINH BẠCH MÀ CHẾT
Ngày xưa có một thầy Tỳ-kheo, tu ở trên núi, một hôm sai ông Sa-di xuống nhà
người thường dân khất thực, gặp lúc thường dân kia cả nhà đều đi khỏi, chỉ để lại
một thiếu nữ ở nhà. Thiếu nữ thấy ông Sa-di ấy, hình dung đẹp đẽ, bèn quỳ xuống
cầu xin việc vừa lòng. Ông Sa-di thấy việc nguy khổn (với hạnh thanh tịnh của
mình) liền vào trong phòng đóng cửa lại, cắn ngón tay lấy máu viết lên trên vách:
“Ta thà bỏ mạng, chớ không phạm giới cấm của nhà Phật”. Viết xong liền thắt cổ
mà chết. Việc này đồn thấu đến triều đình, ai nấy đều khen ngợi việc chưa từng
thấy! Nhà vua cho xe chở thây về kinh đô, đem những củi thơm lại để làm lễ trà tỳ
và dựng tháp cúng dường.

第四十九課
戒妄語
妄語有四:一者妄言,謂以是為非,以非為是,見言不見,不見言
見等。二者綺語:謂浮言巧語,欺人,哄人等。三者惡口:謂麤惡,
詈罵人等。四者兩舌:謂向此彼惡,向彼說此惡;離間恩義,挑唆
鬥爭等。乃至前譽後毀,面是背非,妄證人罪,發宣人短,皆妄語之
罪也。
ĐỆ TỨ THẬP CỬU KHÓA
GIỚI VỌNG NGỮ
Vọng ngữ hữu tứ:
Nhất giả vọng ngôn, vị dĩ thị vi phi, dĩ phi vi thị, kiến ngôn bất kiến, bất kiến
ngôn kiến đẳng.
Nhị giả ỷ ngữ: vị phù ngôn xảo ngữ, khi nhơn, hống nhơn đẳng.
Tam giả ác khẩu: vị thô ác lị mạ nhơn đẳng.40/65
Tứ giả lưỡng thiệt: vị hướng thử thuyết bỉ ố, hướng bỉ thuyết thử ố, ly gián ân
nghĩa, khiêu toa đấu tranh đẳng…Nãi chí tiền dự hậu hủy, diện thị bối phi, vọng
chứng nhơn tội, phát tuyên nhơn đoản, giai vọng ngữ chi tội dã.
BÀI THỨ 49
GIỚI VỌNG NGỮ
Vọng ngữ có bốn cách:
1- Nói dối: Việc phải cho là quấy; cũng như việc quấy cho là phải; thấy nói
chẳng thấy; chẳng thấy nói thấy v.v...(do lòng thương ghét không ngừng).
2- Nói thêu dệt: Thêm hay bớt cho lời lẽ được hay ho để gạt gẫm và hại người
v.v... cho đến như văn
chương diễn tả những khúc diễm tình đưa con người đi đến chỗ trụy lạc.
3- Nói lời hung ác: Lời nói thô tục, mắng nhiếc trù rủa và hỗn ẩu với người v.v.
4- Nói hai lời (lưỡi đôi điều) nghĩa là: Tới người này nó xấu người kia, tới
người kia nói xấu người này, làm cho hai bên xa lìa sự ơn nghĩa và đâm thọc để
cho hai người đấu chiến với nhau v.v... Nhẫn đến trước mặt người thì khen, sau
lưng thì chê; trước mặt thời nói là phải, mà sau lưng lại nói là quấy. Dối làm chứng
để buộc tội người (không sợ tổn đức) vạch bày lỗi của người, những hạng người
như trên đều khép vào tội vọng ngữ cả.

第五十課
續前
若凡夫自言“證聖”,名大妄語,其罪極大。若方便爲救他急難
者,不犯。其餘一切不得妄言。經載:一沙彌笑一老比丘,讀經聲
如狗吠,而老比丘者,是阿羅漢,遂教沙彌急懺悔。僅免地獄,猶墮
狗身。惡言一句,其害至此。噫!可不戒歟!
ĐỆ NGŨ THẬP KHÓA: TỤC TIỀN
Nhược phàm phu tự ngôn chứng Thánh, danh đại vọng ngữ kỳ tội cực đại.
Nhược phương tiện vị cứu tha cấp nạn giả, bất phạm. Kỳ dư nhất thiết bất đắc vọng
ngôn. Kinh tải: “Nhất sa di tiếu nhất lão tỳ kheo, độc kinh thanh như cẩu phệ, nhi
lão Tỳ Kheo giả, thị A La Hán, toại giáo Sa di cấp sám hối, cẩn miễn địa ngục, do
đọa cẩu thân”. Ác ngôn nhất cú, kỳ hại chí thử. Y! khả bất giới dư!
BÀI THỨ 50
Phàm phu mà tự xưng mình là chứng quả Thánh, thế gọi là đại vọng ngữ, tội
đó rất nặng. Còn như vì lòng từ bi, phương tiện để cứu người qua khỏi tai nạn gấp
rút, thì không phạm.
Ngoài ra, tất cả trường hợp khác thì không được nói vọng. Kinh chép có một
ông Sa-di chê cười một vị Tỳ- kheo già tụng Kinh như tiếng chó sủa; nhưng vị Tỳ-
kheo già kia đã chứng quả A-la-hán, trái lại người còn thương xót liền dạy ông Sa-
di phải mau mau sám hối. Sa-di kia khỏi đọa vào địa ngục, nhưng còn phải đọa làm
thân chó. Đấy một câu nói ác mà phải chịu tai hại đến thế. Than ôi! Chúng ta
không dè dặt lắm ư!
第五十一課
戒酒
飲酒有三十六過,故不得飲。若有重病,非酒莫療者,白眾方
服。無病一滴不可沾唇,乃至不得嗅酒,不得入酒舍,不得以酒人
飲。過酒器與人飲酒者,五百世無手,何況自飲。昔有優婆塞,因
破酒戒,遂併餘戒俱破。貪飲之人,死墮沸屎地獄,生生愚癡,失智
慧種,迷魂狂藥,烈於砒酖。故經云:寧飲烊銅,慎無犯酒。噫!可
不戒歟!
ĐỆ NGŨ THẬP NHẤT KHÓA
GIỚI TỬU
Ẩm tửu hữu tam thập lục quá, cố bất đắc ẩm. Nhược hữu trọng bệnh, phi tửu
mạc liệu giả, bạch chúng phương phục. Vô bệnh nhất trích bất khả triêm thần. Nãi
chí bất đắc khứu tửu, bất đắc nhập tửu xá,bất đắc dĩ tửu nhơn ẩm. Quá tửu khí dữ
nhơn ẩm tửu giả, ngũ bách thế vô thủ, hà huống tự ẩm. Tích hữu Ưu bà tắc, nhân
phá tửu giới, toại tính dư giới câu phá.
Tham ẩm chi nhơn, tử đọa phất phỉ địa ngục, sanh sanh ngu si, thất trí tuệ chủng.
Mê hồn cuồng dược, liệt ư tỳ trấm. Cố kinh vân: “Ninh ẩm dương đồng thận vô
phạm tửu”. Y! khả bất giới dư!
BÀI THỨ 51
GIỚI TỬU
(CẤM UỐNG RƯỢU)
Rượu là thứ nước có chất kích thích, uống vào có thể làm say người. Khi uống
say rồi, có thể phạm luôn ba mươi sáu điều tội lỗi, nên Phật cấm không cho uống
rượu. Nếu như có bệnh nặng, không dùng rượu thì trị bệnh không lành, thời
bạchxin) trước với chúng Tăng, rồi mới được phép uống.
Còn không bệnh thời một giọt nhỏ cũng không được thấm nếm vào môi, ngửi
vào mũi, cho đến không được vào đứng nơi quán bán rượu, và cũng không được
đưa rượu cho người khác uống, nếu đưa ly rượu cho người khác uống, mắc quả báo
cụt tay năm trăm đời. Huống chi mình uống ư? Ngày xưa có một ông Ưu-bà-tắc do
phá một giới rượu mà bao nhiêu giới khác đều phá luôn v.v...
Những người ham uống rượu, chết đọa vào địa ngục Phất-thỉnước tiểu tiện)
ngu si nhiều đời, vì mất giống trí huệ. Rượu thiệt là một thứ thuốc dại mê hồn, độc
hơn vị Phê-đam. Cho nên trong Kinh đã dạy: Thà uống nước đồng sôi mà chết, dè
dặt chớ ham uống rượu. Than ôi! Chúng ta đâu nên không răn chừa ư?
第五十二課
戒著香華鬘
及香塗身
華鬘者,西域人貫花作鬘,以嚴飾其首。此土則繒絨金寶,製
飾巾冠之類是也。
香塗身者,西域貴人,用名香為末,令青衣摩身。此土則佩香,
薰香,脂粉之類是也。出家之人,豈宜用此。
ĐỆ NGŨ THẬP NHỊ KHÓA
GIỚI TRƯỚC HƯƠNG HOA MAN
CẬP HƯƠNG ĐỒ THÂN
Hoa man giả, Tây vức nhơn quán hoa tác man dĩ nghiêm sức kỳ thủ. Thử độ tắc
tăng nhung kim bảo chế sức cân quan chi loại thị dã.
Hương đồ thân giả, Tây vức quý nhơn, dụng danh hương vi mạt, linh thanh y
ma thân. Thử độ tắc bội hương, huân hương, chỉ phấn chi loại thị dã. Xuất gia chi
nhơn, khởi nghi dụng thử.
BÀI THỨ 52
GIỚI ĐEO TRÀNG HƯƠNG HOA
VÀ LẤY BỘT HƯƠNG XOA VÀO MÌNH
Tràng hương hoa là người bên nước Tây Vức (Ấn Độ) xỏ xâu các thứ hoa thơm
làm thành tràng, để trang sức trên đầu. Còn cõi này (Trung Hoa) thì dùng các thứ
lụa, nhung, vàng, ngọc, để chế tạo trang sức những loại áo mão vậy.
Lấy bột hương xoa vào mình là người bên xứ Tây Vức những người sang, hay
dùng các thứ danh hương nghiền thành bột, rồi sai trẻ thanh y xoa vào mình. Còn ở
cõi này (Trung Hoa) thì dùng các thứ hương đeo, hương sáp, và những loại son
phấn ấy vậy. Nhưng chúng ta là người xuất gia, đâu nên dùng các thứ ấy.

第五十三課
續前
佛制三衣,俱用粗疎麻布。獸毛蠺口,害物傷悲,非所應也。
除年及七十,衰之甚,非帛不暖者,或可為之,餘俱不可。
夏禹惡衣公孫布被,王臣之貴,宜為不為,豈得道人,反貪華飾?
壞色為服,糞掃蔽形,固其宜矣!
古有高僧,三十年著一鞋,况凡輩乎!噫!可不戒歟!
ĐỆ NGŨ THẬP TAM KHÓA
TỤC TIỀN
Phật chế tam y, câu dụng thô sơ ma bố. Thú mao tàm khẩu, hại vật thương từ,
phi sở ưng dã. Trừ niên cập thất thập, suy đồi chi thậm, phi bạch bất noãn giả,
hoặc khả vi chi, dư câu bất khả.
Hạ Võ ố y, Công Tôn bố bị, vương thần chi quý, nghi vi bất vi, khởi đắc đạo
nhơn, phản tham hoa sức? Hoại sắc vi phục, phấn tảo tế hình, cố kỳ nghi hỹ.
Cố hữu cao tăng, tam thập niên trước nhất lưỡng hài, huống phàm bối hồ. Y!
khả bất giới dư!
BÀI THỨ 53
Đức Phật chế ra ba y, đều dùng những thứ vải gai thưa xấu. Còn những thứ
lông thú miệng tằm, đã hại loài sanh mạng, lại tổn thương tâm từ bi, chẳng phải đồ
của người xuất gia nên dùng vậy. Chỉ trừ cho những người tuổi đến bảy mươi, già
yếu quá đỗi nếu không dùng lụa thì không thể ấm được, thì tạm cho dùng, còn
ngoài ra, người chưa đến tuổi ấy, đều chẳng dùng.
Kìa như vua Võ nhà Hạ mặc áo xấu; ông Công Tôn đắp mền vải, đó là bậc
vương thần tôn quý (cao sang) việc đáng làm mà không làm, lẽ nào người hành đạo
trở ham trang sức! Nên dùng đồ hoại sắc làm áo mặc, chầm vá che thân, việc đó
nên làm vậy.
Ngày xưa có một vị cao Tăng, trong ba mươi năm mà chỉ mang có một đôi giày
gai, huống chi ta là hạng phàm phu? Than ôi! Chúng ta đâu chẳng khá răn chừa
vậy ư?

第五十四課
戒歌舞倡伎及往觀聽
歌者:口出歌曲。舞者:身為戲舞。倡伎者:謂琴瑟簫管之類
是也。不得自作,亦不得他人作時,故往觀聽。
古有仙人,因聽女歌,音聲微妙,遽失神足。觀聽之害如是,况
自作乎!
今世愚人,因法華有琵琶鏡鈸之句,恣學音樂。然法華乃供養
諸佛,非自也。乃至圍棋,陸博,骰掷,摴蒱等事,皆亂道心,增長過
惡。噫!可不戒歟!
ĐỆ NGŨ THẬP TỨ KHÓA
GIỚI CA VŨ XƯỚNG KỴ CẬP VÃNG QUAN THÍNH
Ca giả, khẩu xuất ca khúc. Vũ giả, thân vi hý vũ. Xướng kỹ giả, vị cầm, sắt,
tiêu, quản chi loại thị dã.Bất đắc tự tác, diệc bất đắc tha nhơn tác thời, cố vãng quan
thính.
Cổ hữu tiên nhơn, nhân thính nữ ca,âm thanh vi diệu, cự thất thần túc. Quan
thính chi hại như thị,huống tự tác hồ!
Kim thế ngu nhơn, nhân Pháp Hoa hữu tỳ bà nao bạt chi cú, tứ học âm nhạc.
Nhiên Pháp Hoa nãi cúng dường chư Phật,Phi tự ngu dã. Nãi chí vi kỳ, lục bát, đầu
trịch, sư bồ đẳng sự, giai loạn đạo tâm, tăng trưởng quá ác. Y! Khả bất giới dư!
BÀI THỨ 54
GIỚICẤM CA MÚA ĐÀN HÁT VÀ ĐI XEM NGHE
Ca, là từ trong miệng nói ra lời ca. Múa, là thân đứng ra làm trò múa giỡn.
Đờn địch: Những loại đờn cầm, đờn sắc, ống tiêu, ống quản ấy vậy. Chẳng đặng
mình làm cũng chẳng đặng khi người làm cố ý đi xem nghe.
Ngày xưa, có một đoàn tiên nhơn (người tiên) do nghe tiếng ca của bọn cung
nữcung phi mỹ nữ) tiếng tăm dịu dàng liền mất Thần túc thông. Xem nghe còn phải
hại như thế, huống chi mình làm?
Đời này có hạng người ngu, nhân thấy trong Kinh Pháp Hoa có câu Tỳ bà nảo-
bạt, rồi mặc lòng học theo nghề âm nhạc. Song trong Kinh ấy nói là để cúng dường
các Đức Phật, chớ không phải để cho mình vui chơi. Nhẫn đến không đánh cờ vây,
cờ lục bát, đánh đầu trịch, đánh xu bồ, các việc cờ bạc v.v... đều là làm loạn đạo
tâm và tăng thêm tội lỗi. Than ôi! Chúng ta đâu chẳng răn dè ư?

第五十五課
戒坐高廣大床
佛制繩床,高不過如來八指,過此即犯。乃至漆彩雕刻,及紗
絹帳褥之類,亦不宜用。
古人用草為座,宿于樹下。今有床榻亦既勝矣,何更高廣縱恣
幻軀。脅尊者一生脅不著席。高峰妙禪師三年立願不沾床凳。
悟達受沉香之座,尚損福而招報。噫!可不戒歟!
ĐỆ NGŨ THẬP NGŨ KHÓA
GIỚI TỌA CAO QUẢNG ĐẠI SÀNG
Phật chế thằng sàng, cao bất quá Như Lai bát chỉ,quá thử tức phạm. Nãi chí tất
thể điêu khắc, cập sa quyển trướng nhục chi loại. Diệc bất nghi dụng. Cổ nhơn dụng
thảo vi tòa, túc vu thọ hạ.
Kim hữu sàng sáp diệc ký thắng hỹ, hà cánh cao quảng túng tứ huyễn khu.
Hiếp Tôn Giả nhất sanh hiếp bất trước tịch. Cao Phong Diệu thiền sư tam niên lập
nguyện bất triêm sàng đắng. Ngộ Đạt thọ trầm hương chi tòa, thượng tổn phước nhi
chiêu báo. Y! Khả bất giới dư!
BÀI THỨ 55
(GIỚI CẤM) NGỒI GIƯỜNG CAO RỘNG LỚN
Phật chế thứ giường bện bằng dây, cao không quá tám ngón tay của Đức Như
Lai, nếu quá thì phạm, cho đến những loại giường có sơn thếp, chạm trổ và màn
nệm bằng các thứ tơ lụa v.v... cũng chẳng nên dùng.
Người xưa dùng cỏ làm tòa ngồi, ngủ dưới gốc cây, ngày nay đã có giường
chõng, cũng đã hơn nhiều. Vì sao lại còn muốn cao rộng, để buông lung xác thân
huyễn hóa này? Kia như ngài Hiếp Tôn giả một đời lưng chẳng bén chiếu! Ngài
Cao Phong Diệu Thiền sư lập nguyện ba năm không nương giường ghế! Ngài Ngộ
Đạt đắm nhiễm cái pháp tòa bằng trầm hương của vua cúng dường còn phải tổn
phước mà mắc quả báo. Than ôi! Chúng ta đâu chẳng cẩn thận lắm ư?

第五十六課
戒非時食
非時者,過日午,非僧食時也。諸天早食,佛午食,畜生午後食,
鬼夜食。僧宜學佛,不過午食,餓鬼聞碗缽聲,則咽中火起,故午食
尚宜寂靜,况過午乎!
昔有高僧,聞鄰房舉爨,不覺涕泣悲佛法之衰殘也。
今人體弱多病,欲數數食者,或不能持此戒。故古人稱晚食為
藥食,取療病之意也。必也知違佛制,生大慚愧。念餓鬼苦,常行
悲濟,不多食,不美食,不安意食,庶幾可耳,如或不然,得罪彌重。
噫!可不戒歟!
ĐỆ NGŨ THẬP LỤC KHÓA
GIỚI PHI THỜI THỰC
Phi thời giả, quá nhật ngọ, phi tăng thực thời dã. Chư thiên tảo thực. Phật ngọ
thực, súc sanh ngọ hậu thực, quỷ dạ thực. Tăng nghi học Phật, bất quá ngọ thực,
ngạ quỷ văn oản bát thanh, tắc yết trung hỏa khởi. Cố ngọ thực thượng nghi tịch
tĩnh. Huống quá ngọ hồ!
Tích hữu cao tăng, văn lân phòng cử thoán, bất giác thế khấp, bi Phật pháp chi
suy tàn dã.
Kim nhơn thể nhược đa bệnh, dục sổ sổ thực giả. Hoặc bất năng trì thử giới. Cố
cổ nhơn xưng vãn thực vi dược thực, thủ liệu bệnh chi ý dã. Tất giả tri vi Phật chế,
sanh đại tàm quý. Niệm ngạ quỷ khổ, thường hành bi tế,bất da thực, bất mỹ thực,
bất an ý thực, thứ cơ khả nhĩ, như hoặc bất nhiên, đắc tội di trọng. Y! Khả bất giới
dư!
BÀI THỨ 56
GIỚI CẤM ĂN PHI THỜI
Phi thời là gì? - Là quá giờ ngọ, chẳng phải thời chúng Tăng ăn vậy. Chư
Thiên ăn sớm mai, Phật ăn giờ ngọ, loài súc sanh ăn sau giờ ngọ, loài quỷ ăn ban
đêm. Ông Tăng phải học theo hạnh của Phật, quá giờ ngọ đừng ăn. Bởi loài ngạ
quỷ nghe tiếng bát, đọi; thời trong cổ, lửa đói khởi lên, cho nên ăn giờ ngọ còn phải
vắng lặng, huống chi quá giờ ngọ ư?
Ngày xưa có vị cao Tăng, nghe ông Tăng ở phòng gần sau giờ ngọ, nổi bếp
nấu, bùi ngùi rơi lụy, vì thương Phật pháp sắp suy tàn vậy!
Người đời nay vóc yếu, nhiều bệnh, thường thường muốn ăn hoài, hoặc không
thể giữ được giới này, cho nên bậc Cổ nhân nói bữa ăn chiều là vị thuốc hay, là cái
ý để chữa lành chứng bệnh vậy. Đành rằng như thế, nhưng cũng biết trái lời Phật
dạy, rất sanh tâm hổ thẹn, nghĩ thương sự khổ của loài ngạ quỷ, nên thường làm
việc cứu giúp, chẳng ăn nhiều, chẳng ăn ngon, chẳng yên lòng mà ăn, thì họa may
mới có thể được. Còn hoặc chưa được như vậy, thì mắc tội rất nặng. Ôi! Khá chẳng
răn chừa ư?

第五十七課
戒捉持生像金銀寶物
生,即金也。像似也。似金者, 銀也。 謂金色本生自黃。銀
可染黃似金也。
寶者,七寶之類也。皆長貪心,妨廢道業。佛在世時,僧皆乞
食,不立煙爨,衣服房舍,悉任外緣,置金銀於無用之地。
捉持尚禁,清可知矣。鋤金不顧,世儒尚然,釋子稱貧,蓄財奚
用?
ĐỆ NGŨ THẬP THẤT KHÓA
GIỚI TRÓC TRÌ SANH TƯỢNG KIM NGÂN BẢO VẬT
Sanh tức kim dã. Tượng tợ dã. Tợ kim giả, ngân dã. Vị kim sắc sanh bổn tự
huỳnh. Ngân khả nhiễm huỳnh tợ kim dã.
Bảo giả, thất bảo chi loại dã. Giai trưởng tham tâm phương phế đạo nghiệp.
Phật tại thế thời, Tăng giai khất thực, bất lập yên thoán, y phục phòng xá, tất nhậm
ngoại duyên, trí kim ngân ư vô dụng chi địa.
Tróc trì thượng cấm thanh khả tri hỷ. Sừ kim bất cố, thế nho thượng nhiên,
Thích tử xưng bần, súc tài hệ dụng.
BÀI THỨ 57
GIỚI CẤM CẦM GIỮ SANH TƯỢNG
VÀNG BẠC VẬT BÁU
Chữ Sanh tức là vàng. Chữ Tượng là giống - giống như vàng, nhưng nó là bạc
vậy. Nghĩa là vàng bản chất nó tự sanh ra màu vàng. Còn bạc nếu đem nhuộm
vàng, thì cũng giống như vàng vậy (nhưng mạ vàng).
Chữ Bảo, là loại thất bảo... các món nói trên, đều là nuôi lớn tham tâm, ngăn
bỏ đạo nghiệp. Khi Đức Phật còn ở đời, Tăng chúng đều đi khất thực, không sắm
bếp để nấu, còn áo mặc, phòng nhà đều nhờ ngoại duyên giúp đỡ (thí chủ hộ cho),
như thế vàng bạc ta để cũng không dùng vào đâu.
Nắm cầm còn cấm, thì những kẻ thanh liêm khá tự biết vậy! Cuốc đất gặp vàng
không thèm ngó lại, đó là kẻ thế Nho còn như thế, huống chi trang Thích tử xưng là
bần Tăng, mà còn cất chứa tiền bạc để làm gì?

第五十八課
續前
今人不能俱行乞食,或入叢林,或住菴院,或出遠方,亦未免有
金銀之費。必也知違佛制,生大慚愧。念他貧乏,常行布施,不營
求,不蓄積,不販賣,不以七寶裝飾衣器等物,庶幾可耳,如或不然,
得罪彌重。噫!可不戒歟!
ĐỆ NGŨ THẬP BÁT KHÓA
TỤC TIỀN
Kim nhơn bất năng câu hành khất thực, hoặc nhập tùng lâm, hoặc trụ am viện,
hoặc xuất viễn phương, diệc vị miễn hữu kim ngân chi phí. Tất giả tri vi Phật chế
sanh đại tàm quý. Niệm tha bần phạp, thường hành bố thí. Bất doanh cầu, bất súc
tích, bất phản mại, bất dĩ thất bảo trang sức y khí đẳng vật. Thứ cơ khả nhĩ, như
hoặc bất nhiên, đắc tội di trọng. Y! Khả bất giới dư!
BÀI THỨ 58 (TIẾP THEO)
Người tu đời nay không thể đều đi khất thực, có người vào chốn Tòng lâm, có
người ở nơi am viện, có người đi phương xa, thế cũng không khỏi sự hao phí về tiền
bạc. Như vậy, phải biết trái lời Phật dạy, mà sanh tâm hổ thẹn và phải luôn luôn
nghĩ đến những người nghèo thiếu, mà thường làm việc bố thí, đừng kinh doanh,
đừng chứa để, đừng buôn bán và cũng đừng lấy đồ thất bảo để trang sức áo mão và
các vật khác... ngõ hầu mới tránh khỏi. Nếu không được như thế, mắc tội rất nặng.
Than ôi! Chúng ta đâu không cẩn thận lắm ư?

第五十九課
四果羅漢
四果羅漢:
初果:須陀洹,華言預流,初入聖流故;二果:斯陀含,華言一來,
來人間一次故;三果:阿那含,華言不來,不來欲界故;四果:阿羅漢,
華言不生,永生三界故.初果行路,離地五寸,不傷蟲蟻,餘可知
矣。
ĐỆ NGŨ THẬP CỬU KHÓA
TỨ QUẢ LA HÁN
Tứ quả La Hán:
Sơ quả: Tu Đà Hoàn, Hoa ngôn Dự Lưu, sơ nhập thánh lưu cố.
Nhị quả: Tư Đà Hàm, Hoa ngôn Nhất lai, lai nhơn gian nhứt thứ cố.
Tam quả: A Na Hàm, Hoa ngôn Bất lai, bất lai Dục giới cố.
Tứ quả: A La Hán, Hoa ngôn Bất sanh, vĩnh xuất tam giới cố.
Sơ quả hành lộ, ly địa ngũ thốn, bất thương trùng nghị, dư khả tri hỹ.

BÀI THỨ 59
TỨ QUẢ A LA HÁN
Bốn quả: 1- Sơ quả: Quả vị ban đầu, Tu-đà-hoàn. Hán dịch: Dự lưu, vị này
mới bắt đầu dự vào giòng Thánh.
2- Nhị quả: Quả thứ hai, Tư-đà-hàm. Hán dịch: Nhứt lai, vị này còn sanh trở
lại trong cõi Dục này một lần nữa.
3- Tam quả: Quả thứ ba, A-na-hàm. Hán dịch: Bất lai, vị này không còn sanh
trở lại trong cõi Dục này nữa.
4- Tứ quả: Quả thứ tư, A-la-hán. Hán dịch: Bất sanh hay Vô sanh, vị này ra
khỏi ba cõi (Dục, Sắc và Vô sắc).
Sơ quả, cũng như kẻ đi đường, nhưng chân bước đi cách đất năm tấc, khỏi hại
loài trùng kiến, còn ba quả kia tự xét biết...
第六十課
十二頭陀行
梵語頭陀,又云杜多。華言抖擻。謂行此十二抖擻者,能振落
一 切 煩 惱 故 。
一住阿蘭若;二常行乞食;三次第乞食;四受一食法;五節量食;
六過午不食;七著敝衣;八但制三衣;九塚間住;十樹下坐;十一露
地坐;十二常坐不臥。
ĐỆ LỤC THẬP KHÓA
THẬP NHỊ ĐẦU ĐÀ HẠNH
Phạn ngữ Đầu đà, hựu vân Đỗ Đa. Hoa ngôn Đẩu tẩu. Vị hành thử thập nhị đẩu
tẩu giả, năng chấn lạc nhứt thiết phiền não cố.
Nhứt, trụ A Lan Nhã. Nhị, thường hành khất thực.
Tam, thứ đệ khất thực. Tứ,thọ nhất thực pháp.
Ngũ, tiết lượng thực. Lục, quá ngọ bất thực.
Thất, trước tệ y. Bát, đản chế tam y.
Cửu, trủng gian trụ. Thập, thọ hạ tọa.
Thập nhứt, lộ địa tọa.
Thập nhị, thường tọa bất ngọa.
BÀI THỨ 60
MƯỜI HAI HẠNH ĐẦU ĐÀ
Tiếng Phạm nói Đầu-đà cũng nói Đỗ-đa.
Tiếng Trung Hoa gọi là Đẩu tẩu, nghĩa là phủi giũ tất cả phiền não nghiệp chướng.
Mười hai hạnh Đầu-đà:
1- Thường đi khất thực.
2- Ở chỗ vắng vẻ (A-lan-nhã)
3- Theo thứ lớp đi khất thực (không lựa giàu nghèo).
4- Đúng như pháp mỗi ngày ăn một bữa.
5- Ăn cho có chừng đỗi.
6- Quá giờ ngọ không ăn.
7- Mặc cái y chầm vá.
8- Chỉ sắm ba y.
9- Thường ở những chỗ gò mả (mồ hoang).
10- Ngồi nơi gốc cây.
11- Ngồi giữa đất trống.
12- Ngồi nhiều nằm ít.
第六十一課
文殊,彌勒,三身,五根五力
文殊:文殊師利者.華言妙吉祥.其智慧最大.故稱大智文殊。
彌勒,彌勒者.慈氏也,名阿逸多,華言無能勝。
三身者:法身,報身,應身也.
五根五力者:信,進,念,定,慧也。
ĐỆ LỤC THẬP NHẤT KHOÁ:
VĂN THÙ, DI LẶC, TAM THÂN,
NGŨ CĂN NGŨ LỰC
Văn thù: văn thù sư lợi giả. Hoa ngôn diệu cát tường, kỳ trí tuệ tối đại. cố xưng
đại trí văn thù.
Di lặc, di lặc giả, từ thị dã, danh a dật đa. Hoa ngôn vô năng thắng.
Tam thân giả: pháp thân, báo thân, ứng thân dã.
Ngũ căn ngũ lực giả: tín, tiến, niệm, định, tuệ dã.
BÀI THỨ 61
VĂN THÙ, DI LẶC, BA THÂN,
NĂM CĂN, NĂM LỰC
Văn-thù-sư-lợi là tiếng Phạm. Hán dịch: Diệu Cát Tường, vì ngài là bậc trí huệ
rộng lớn cho nên gọi là Đại Trí Văn Thù.
Di-lặc. Họ Từ. Tên A-dật-đa. Hán dịch: Vô Năng Thắng.
Ba thân: Pháp thân, Báo thân và Ứng thân.
Năm căn, Năm lực: Tín, tấn, niệm, định và huệ.

第六十二課
二乘,有學及無學
二乘:一聲聞乘,即羅漢,聞佛法之音聲而悟道者;二緣覺乘,即
辟支佛,觀十二因緣而悟道者。
有學者:初果;二果;三果羅漢等,猶要學習也。
無學者:四果阿羅漢及辟支佛等,無須要學矣。
ĐỆ LỤC THẬP NHỊ KHOÁ
NHỊ THỪA, HỮU HỌC CẬP VÔ HỌC
Nhị thừa: Nhất, thanh văn thừa, tức la hán, văn phật thuyết pháp chi âm thanh
nhi ngộ đạo giả. Nhị, duyên giác thừa, tức bích chi phật, quán thập nhị nhân duyên
nhi ngộ đạo giả.
Hữu học giả: sơ quả, nhị quả, tam quả la hán đẳng, do yếu học tập dã.
Vô học giả: tứ quả a la hán cập bích chi phật đẳng, vô tu yếu học hỹ.
BÀI THỨ 62
NHỊ THỪA, HỮU HỌC VÀ VÔ HỌC
Nhị thừa: 1- Thanh-văn thừaA-la-hán) bậc này nghe tiếng tăm thuyết pháp của
Phật mà ngộ đạo.
2- Duyên-giác thừa (Bích-chi-Phật) bậc này quán xét mười hai nhân duyên mà
ngộ đạo.
Hữu học là gì? Bậc Sơ quả, Nhị quả, Tam quả A-na- hàm còn phải học tập (vì
chưa hết hoặc).
Thế nào là Vô học? Tức là bậc Tứ quả của A-la-hán và Bích-chi-Phật không
còn phải học nữa, (vì những hoặc, nghiệp đã dứt sạch, nên không còn luân hồi
nữa).
第六十三課
正知見
吾人學佛,第一要知見正端.知見若不正端,縱極修行,終歸魔
道。今將邪,正分別於下,以免錯認 。
邪知見:一看相算命;二抽籤問卦;三扶乩飛鸞;四觀星拜斗;五
卜地擇吉;六拜神奉鬼;七煉氣出神;八長生不死;九自然天命;十
富貴由命;十一上帝造物;十二氣數命運;十三世間常住;十四死
後斷滅;十五風水利害;十六神鬼妖怪;十七傳香水;十八搭天橋;
十九遊船扎灶;二十打符封鎮。
正知見:世間無常,皆由因緣,三界唯心,萬法唯識。
ĐỆ LỤC THẬP TAM KHOÁ
CHÁNH TRI KIẾN
Ngô nhân học phật, đệ nhất yếu tri kiến chánh đoan. tri kiến nhược bất chánh
đoan, túng cực tu hành, chung quy ma đạo. kim tương tà, chánh phân biệt ư hạ, dĩ
miễn thác nhận.
Tà tri kiến:
Nhất, khán tướng toán mệnh. Nhị, trừu thiêm vấn quái. Tam, phù kê phi loan.
Tứ, quan tinh bái đẩu. Ngũ, bốc địa trạch cát. Lục, bái thần phụng quỷ. Thất, luyện
khí xuất thần. Bát, trường sanh bất tử. Cửu, tự nhiên thiên mệnh. Thập, Phú quý do
mệnh. Thập nhứt, Thượng đế tạo vật. Thập nhị, khí số mệnh vận. Thập tam, thế
gian thường trụ. Thập tứ, tử hậu đoạn diệt. Thập ngũ, phong thủy lợi hại. Thập lục,
thần quỷ yêu quái. Thập thất, truyền hương thủy dã. Thập bát, đáp thiên kiều. Thập
cửu, du thuyền trác táo. Nhị thập: Đả phù phong trấn.
Chánh tri kiến: Thế gian vô thường, giai do nhân duyên, tam giới duy tâm, vạn
pháp duy thức.
BÀI THỨ 63
CHÁNH TRI KIẾN
Chúng ta học Phật, nhứt là chỗ hiểu biết và thấy cho chánh đáng, sự hiểu biết
và thấy không chánh đáng, thì dầu cho sự tu hành chơn chánh đến đâu, rốt cuộc
cũng trở về ma đạo. Nên nay đem ra những việc tà, chánh, phân biệt như sau, để
hầu mong tránh cái nạn hiểu lầm.
A.- Hiểu biết và thấy theo lối tà có hai mươi điều kiện như sau:
1- Xem tướng đoán số mạng, 2- Rút xâm coi quẻ, 3- Cầm cơ thả chim loan, 4-
Coi sao cúng hạn, 5- Bói đất lựa chỗ tốt, 6- Bái thần thờ quỷ, 7- Luyện khí xuất
thần, 8- Luyện đơn uống để được trường sanh bất tử, 9- Tin lý tự nhiên ở nơi mạng
trời, 10- Nói giàu sang do số mạng, 11- Cho là thượng đế tạo ra muôn vật, 12- Tin
số mạng ở trời, 13- Chấp cho thế gian thường trú, 14- Chấp cho chết rồi là mất
hẳn, 15- Xem cảnh cuộc lợi hại, 16- Mê tín quỷ thần yêu quái, 17- Truyền nước
thơm (nước thánh), 18- Bắt cầu lên thiên đường, 19- Tống bè dời bếp, 20- Tin vẽ
bùa ếm đối. Hai mươi điều nói trên do những người tà tri kiến, cũng như nói người
mê tín theo lối tà ma ngoại đạo.
B.- Chánh tri kiến, cũng như những kẻ chánh tín kia; nhận biết tất cả sự vật
trong thế gian là vô thường, đều do nhân duyên giả hợp, hết thảy trong ba cõi, chỉ
có cái tâm là ông chủ tể tạo ra muôn vật và muôn pháp giữa này chỉ có một cái
thức biến hiện ra mà thôi vậy.

第六十四課
正思惟
思惟:即思想.吾人學佛,思想若不正端,縱算聰明,必墮惡道.玆
言可否於下,以正思惟.可:一飢思食;二寒思衣;三病思治;四貧思
濟;五苦思救;六佛思成;七道思行;八煩惱思斷;九怨思解;十業思
淨。不可:一思財色名食;二思昇官發財;三思子孫富貴;四思肆
翅壓人;五思職權勝人;六思男女相接;七思苟且安;八思報復仇
恨;九思曲媚豪貴;十思倡伎樂。
ĐỆ LỤC THẬP TỨ KHOÁ
CHÁNH TƯ DUY
Tư duy: tức tư tưởng, ngô nhơn học Phật, tư tưởng nhược, bất chánh đoan, túng
toán thông minh, tất đọa ác dạo.
Tư ngôn khả phủ ư hạ, dĩ chánh tư duy.
Khả nhứt, cơ tư thực. Nhị, hàn tư y. Tam, bệnh tư trị. Tứ, bần tư tế. Ngũ, khổ tư
cứu. Lục, Phật tư thành. Thất, đạo tư hành. Bát, phiền não tư đoạn. Cửu, oán tư giải.
Thập, nghiệp tư tịnh.
Bất khả. Nhứt, tư, tài, sắc, danh, thực. Nhị, tư thăng quan, phát tài. Tam, tư tử
tôn phú quý. Tứ, tư tứ sí áp nhơn. Ngũ, tư chức quyền thắng nhơn. Lục, tư nam nữ
tương tiếp. Thất, tư cẩu thả thâu an. Bát, tư báo phục cừu hận. Cửu, tư khúc mị hào
quý. Thập, tư xướng kỹ ngu lạc
BÀI THỨ 64
CHÁNH TƯ DUY
Tư duy tức là Tư tưởng. Chúng ta học Phật, tư tưởng nếu không chánh đáng;
dù cho thông minh đến đâu, tất cũng phải sa về đường ác.
Lời nói đây đúng hay không đúng sẽ rõ ở sau,
để mà tư duy cho chánh đáng. Chánh tư duy: Là suy nghĩ chơn chánh, suy nghĩ
chơn chánh có chia ra mười điều như sau:
1) Đói, suy nghĩ việc ăn.
2) Lạnh, suy nghĩ việc mặc.
3) Bệnh, suy nghĩ việc trị.
4) Nghèo, suy nghĩ việc giúp đỡ.
5) Khổ, suy nghĩ việc cứu độ.
6) Phật, suy nghĩ được thành
7) Đạo, suy nghĩ phải tu hành.
8) Phiền não, suy nghĩ phải đoạn trừ.
9) Oán thù, suy nghĩ phải cởi mở.
10) Nghiệp chướng, suy nghĩ phải dứt sạch.
Đấy là mười món Chánh tư duy nên làm, trái lại mười món trên là Tà tư duy,
không nên làm, kể ra như sau:
1) Suy nghĩ của cải, sắc đẹp, tiếng khen và miếng ăn ngon
2) Suy nghĩ thăng quan, phát tài.
3) Suy nghĩ con cháu được giàu sang.
4) Suy nghĩ buông lung để hiếp đáp người.
5) Suy nghĩ cần chức quyền hơn người.
6) Suy nghĩ cho kẻ nam người nữ tiếp xúc nhau.
7) Suy nghĩ tìm cách trốn tránh cho yên thân.
8) Suy nghĩ tìm cách để trả cựu thù.
9) Suy nghĩ tìm cách để dua nịnh với nhà giàu sang.
10) Suy nghĩ học đàn hát ca xướng cho vui chơi.
Mười điều suy nghĩ này là tà vạy, ta không nên làm.

第六十五課
正語
前課戒妄語,即是正語。
潙山靈祐大師曰:出言須涉於典章,談說當傍於稽古.夫正語
者,玆列於下:一不虛假話;二不譏誚話;三不自讚毀他;四不說諂媚
語;五不欺哄話;六不駭詐話;七不違反政治語;八不出粗惡詈罵
語;九不出挑唆是非語;十不說白衣好惡語。
ĐỆ LỤC THẬP NGŨ KHOÁ
CHÁNH NGỮ
Tiền khoá giới vọng ngữ, tức thị chánh ngữ.
Quy sơn linh hựu đại sư viết: xuất ngôn tu thiệp ư điển chương, đàm thuyết
đương bàng ư kê cổ”. Phù chánh ngữ giả. tư liệt ư hạ: 1, Bất thuyết hư giả thoại. 2,
Bất thuyết cơ tiếu thoại. 3, Bất tự tán hủy tha. 4, Bất thuyết síểm mị ngữ. 5, Bất
thuyết khi hống thoại. 6, Bất thuyết cai trá thoại. 7, Bất thuyết vi phản chánh trị
ngữ. 8, Bất xuất thô ác lị mạ ngữ. 9, Bất xuất khiêu toa thị phi ngữ. 10, Bất thuyết
bạch y hảo ố ngữ.
BÀI THỨ 65
CHÁNH NGỮ
Bài trước răn các việc nói vọng thì đây gọi là Chánh ngữ.
Tổ Linh Hựu Đại sư ở non Quy Sơn nói: Người xuất gia mỗi khi thốt lời cần
phải nhằm theo Kinh điển, nói ra một tiếng gì, cần phải ăn hợp bậc Thánh hiền.
Thế nào là Chánh ngữ? Như mười điều kể như sau đây:
1) Không nói những lời giả dối.
2) Không nói những lời chê bai.
3) Không nói những lời khen mình chê người.
4) Không nói những lời dua nịnh.
5) Không nói những lời dối gạt.
6) Không nói những lời xảo trá.
7) Không nói những lời phản chánh trị.
8) Không nói những lời thô tháo mắng nhiếc.
9) Không nói những lời đâm thọc phải quấy.
10) Không nói những lời tốt xấu của người bạch y.

第六十六課
正業
正業即正身業.身業有三:曰殺、盜、淫。殺、盜、淫者,乃
已然也。今欲防於未然,當攝六根。孔子曰:非禮勿視,非禮勿
聽,非禮勿言,非禮勿動。今吾佛法更增其二曰:非禮勿齅,非禮
勿思,所謂不入色、聲、香、味、觸、法是也。
ĐỆ LỤC THẬP LỤC KHOÁ
CHÁNH NGHIỆP
Chánh nghiệp tức chánh thân nghiệp. Thân nghiệp hữu tam: viết sát, đạo, dâm.
Sát, đạo, dâm giả, nãi dĩ nhiên dã. Kim dục phòng ư vị nhiên, đương nhiếp lục căn.
Khổng Tử viết: “Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động”.
Kim Ngô Phật Pháp cánh tăng kỳ nhị viết: “Phi lễ vật khứu, phi lễ vật tư”. Sở vị:
Bất nhập Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc, Pháp dã.
BÀI THỨ 66
CHÁNH NGHIỆP
Chánh nghiệp: Là sự hành động chơn chánh của thân; thân nghiệp có ba: Sát,
đạo và dâm.
Sát, đạo, dâm chính là ba nghiệp dĩ nhiên của thân vậy.
Nay muốn ngừa những nghiệp như thế, thì phải giữ gìn nơi sáu căn, như đức
Khổng Tử nói: “Sắc phi lễ đừng ngó, tiếng phi lễ đừng nghe, lời phi lễ đừng nói,
việc phi lễ đừng làm”. Nhưng trong Phật pháp có thêm hai món nữa: “Mùi phi lễ
đừng ngửi, điều phi lễ đừng nghĩ’, nghĩa là không đắm nhiễm sắc, thanh, hương, vị,
xúc và pháp vậy.
第六十七課
正命
正命即正當謀生活之謂。我佛居印,原制乞食以資色身。今
於我國風俗既異,雖難乞食,然亦須遠離四種邪命,而能弘法利生,
乃稱正命。四種邪命食:一下口食即鋤傷生命等事;二仰口食即
觀星祈禱等事;三方口食即諂媚豪勢等事;四維口食即卜算相命
等事。佛子正命:一培養森林;二醫方濟病;三宣教 啟蒙 ;四服務
慈善。
ĐỆ LỤC THẬP THẤT KHOÁ
CHÁNH MỆNH
Chánh mạng, tức chánh đáng mưu sanh hoạt chi vị. Ngã Phật cư ấn, nguyên
chế khất thực dĩ tư sắc thân. Kim ư ngã quốc phong tục ký dị, tuy nan khất thực,
nhiên diệc tu viễn ly tứ chủng tà mạng thực, nhi năng hoằng pháp lợi sanh, nãi xứng
chánh mạng.
Tứ chủng tà mạng thực:
Nhứt, hạ khẩu thực tức sư thương sanh mạng đẳng sự.
Nhị, ngưỡng khẩu thực tức quán tinh kỳ đảo dẳng sự.
Tam, phương khẩu thực tức siểm mị hào thế đẳng sự. duy khau thực tức bôc
toán tướng mang đẳng sư.
Phật tử chánh mạng: 1, Bồi dưỡng sâm lâm. 2, y phương tế bịnh. 3, Tuyên giáo
khải mông. 4, Phục vụ từ thiện.
BÀI THỨ 67
CHÁNH MẠNG
Chánh mạng: Nghĩa là làm ăn nuôi thân mạng cho được sống còn, nhưng cần
phải chánh đáng.
Ngày xưa Đức Phật ta còn ở đời, chế ra đi khất thực để nuôi sắc thân cho được
sống còn. Bây giờ nước ta phong tục đã khác tuy là đi khất thực khó khăn, nhưng
cũng phải xa lánh bốn món tà mạng, mà vẫn hoằng pháp lợi sanh, thì mới có thể
gọi là Chánh mạng.
Bốn món Tà mạng thực:
1- Hạ khẩu thực: như cày, bừa sát hại loài có sanh mạng.
2- Ngưỡng khẩu thực: như xem sao, cầu đảo v.v...
3- Phương khẩu thực: như dua nịnh các nhà quyền thế v.v.
4- Duy khẩu thực: như bói toán, xem tướng đoán mạng v.v.
Chánh mạng của người Phật tử, có bốn món như sau:
1- Bồi dưỡng tòng lâm (rừng cây, vườn của chùa).
2- Làm thuốc chữa bệnh.
3- Dạy vẽ cho các con em.
4- Gắng làm những việc thiện.
Trong bộ Tổng Trì nói: Lợi sanh là sự nghiệp, hoằng pháp là bổn phận, đó là
chánh mạng của các Phật tử.

第六十八課
正精進
正精進者,吾人發心作事,務必與正知見,正思惟,正語,正業,正
命,正念,正定相應,乃名正精進。不然雖曉夕不眠,口瘏手據,亦
是懈怠,以非正端行為,不能離苦得樂故。
ĐỆ LỤC THẬP BÁT KHOÁ:
CHÁNH TINH TIẾN
Chánh tinh tấn giả, ngô nhân phát tâm tác sự, vụ tất dữ chánh tri kiến, chánh tư
duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh niệm, chánh định tương ứng, nãi
danh chắnh tinh tấn. Bất nhiên, tuy hiểu tịch bất miên, khẩu đồ thủ cứ, diệc thị giải
đãi, dĩ phi chánh đoan hành vi, bất năng ly khổ đắc lạc cố.
BÀI THỨ 68
CHÁNH TINH TẤN
Chánh tinh tấn: Chúng ta phát tâm làm công việc gì tất phải cùng Chánh
mạng, Chánh niệm và Chánh định tương ứng, thế mới gọi là Chánh tinh tấn. Nếu
không như thế thì dù cho thức suốt đêm, tối ngày miệng tụng (Kinh) tay gõ (mõ) đi
nữa cũng gọi là giải đãi vì không phải hành vi chánh đáng, cho nên không xa lìa
được các sự khổ, an hưởng những việc vui.

第六十九課
正念
正念有二:一正憶念,二正觀念。憶念者,記憶往事也。玆分
邪正如左:憶念,邪。
邪憶念:一憶美色、聲、香、味、觸、及仇怨,二,憶小說英
雄及惡朋黨相貌音聲。
邪追悔:三悔害人或報仇未做到,四悔美樂时失機會。
正:
正憶念:五憶四恩未報,六憶佛之德行圓滿及教理勝妙,七憶
受戒時之壇儀及傳戒師形狀音聲 。
正追悔:八悔從前之錯作,九悔從前欲作善事未成。
ĐỆ LỤC THẬP CỬU KHOÁ
CHÁNH NIỆM
Chánh niệm hữu nhị: nhất, chánh ức niệm. nhị, chánh quán niệm.
Ức niệm giả, ký ức vãng sự dã. Tư phân tà chánh như tả: Ức niệm Tà
Tà ức niệm
1. Ức mỹ sắc, thinh, hương, vị, xúc cập cừu oán.
2. Ức tiểu thuyết anh hùng cập ác bằng đảng tướng mạo âm thanh.
Tà truy hối
3. Hối hại nhơn, hoặc báo cừu vị tố đáo.
4. Hối mỹ lạc thời thất cơ hội.
Chánh
Chánh ức niệm
5. ức tứ ân vị báo
6. Ưc Phật chi đức hạnh viên mãn cập giáo lý thắng diệu.
7- ểiới thời chi đàn nghi, cập truyền giới sư hình trạng âm thinh
Chánh truy hối
8. Hối tùng tiền chi thố tác.
9. Hôi tùng tiền dục tác thiện sự vị thánh.
BÀI THỨ 69
CHÁNH NIỆM
Chánh niệm có hai:
1- Chánh ức niệm. Ức niệm: Ghi nhớ những việc đã qua, nhưng có chánh ức
niệm và tà ức niệm như bản đồ sau:
1- Nhớ nghĩ những sắc, thinh, hương, vị, xúc, tốt đẹp và sự cừu oán.
2- Nhớ nghĩ những tướng mạo và tiếng tăm của các bực anh hùng và bạn bè ác
trong tiểu thuyết.
5- Nhớ nghĩ bôn ơn chưa trả.
6- Nhớ nghĩ đức hạnh của Phật đầy đủ và giáo lý của Ngài rất nhiệm mầu.
7- Nhớ nghĩ những đàn tràng trong khi thọ giới và hình dạng tiếng tăm của
Giới sư truyền giới.
8- Hôi hận đã làm những sự lôi lâm từ trước.
9- Hối hận những sự từ thiện từ trước làm mà chưa thành tựu.
第七十課
續前
正觀念:觀念者,觀察現前事物也。玆分邪正如下:邪觀念:眼
見色,耳聞聲,鼻齅香,舌嘗味,身觸觸等起貪,瞋,癡,慢心,是邪觀
念。正觀念:一悲觀,見貧賤孤苦,病痛危險,起慈悲心,二慧觀,觀
察宇宙,萬事萬物皆由因緣而成。
ĐỆ THẤT THẬP KHÓA
TỤC TIỀN
Chánh quán niệm: quán niệm giả, quán sát hiền sự vật dã.
Tư phân tà chánh như hạ:
Tà quán niệm: nhãn kiến sắc, nhĩ văn thinh tỷ khứu hương, thiệt thường vi,
thân xúc xúc đẳng khởi tham, sân, si, mạn tâm, thị tà quán niệm.
Chánh quán niệm: Nhứt, bi quán, kiến bần tiện cô khổ, bịnh thống nguy hiểm,
khởi từ bi tâm. Nhị, Huệ quán, quán sát vũ trụ, vạn sự vạn vật giai do nhân duyên
nhi thành.
BÀI THỨ 70
2- Chánh quán niệm: Quán xét những sự vật trước mắt. Nay phân biệt cái nào
là tà, chánh như bản đồ dưới đây:
Xem xét tà vạy: mắt thấy sắt, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân
tiếp xúc với những va chạm khởi lên cái tâm tham, sân, si, mạn. Đó gọi là tà quán
niệm.
Xem xét chân chánh: 1. Bi quán: thấy những người nghèo hèn, cô đơn, khổ sở,
bịnh tật, ô’m đau, hiểm nghèo khởi lên tâm từ bi. 2. Tuệ quán: quán sát vũ trụ muôn
sự muôn vật đều là do nhân duyên mà thành.

第七十一課
正定
禪定微細,若不預先了知,最易走入邪途,故須分別如下:修:守
竅,運氣,煉丹,無想取坎等是邪定。修:繫緣止,數息觀,不淨觀,九
想觀,因緣觀,念佛觀,析空觀,體空觀,一心三觀等是正定。
ĐỆ THẤT THẬP NHẤT KHOÁ
CHÁNH ĐỊNH
Thiền định vi tế nhược bất dự tiên liễu tri, tối dị tẩu nhập tà đồ. Cố tu phân biệt
như hạ:
Tu: thủ khiếu, vận khí, luyện đơn, vô tưởng, thủ khảm đẳng, thị tà định.
Tu: Hệ duyên chỉ, sổ tức quán, bất tịnh quán, cửu tưởng quán, nhân duyên
quán, niệm Phật quán, tích không quán, thể không quán, nhứt tâm tam quán đẳng,
thị chánh định.
BÀI THỨ 71
CHÁNH ĐỊNH
Thiền định rất là vi tế, nếu không dự biết trước, thì dễ chạy theo con đường tà.
Cho nên phải phân biệt rạch ròi như cái biểu ở sau:
Tu: Thủ khiếu, Vận khí, Luyện đơn, Vô tưởng, Thu khảm v.v... Đó là tà định.
Tu: Hệ duyên chỉ, số tức quán, bất tịnh quán, cửu tưởng quán, nhân duyên
quán, niệm Phật quán, tích không quán, thể không quán, nhứt tâm tam quán v.v đó
là định.

第七十二課
四諦
四諦:諦者,審實也。釋尊法 ,四十九年,皆以左列四諦為綱
領。一苦諦:三界六道等,確實是苦,世間苦果。二集諦:貪瞋等
二十六種煩惱,確是受苦之因,世間苦因。三滅諦:阿羅漢等,得
涅盤果,確實是樂,出世間樂果。四道諦:八正道,三十七品,確實是
受樂之因,出世間樂因。
ĐỆ THẤT THẬP NHỊ KHOÁ
TỨ ĐẾ
Tứ đế: đế giả, thẩm thật dã, Thích Tôn Thuyết pháp, tứ thập cửu niên. Giai dĩ tả
liệt Tứ Đế vi cương lãnh.
(Nhứt) khổ đế: Tam giới lục đạo đẳng, xác thật thị khổ, thế gian khổ quả.
(Nhị) tập đế: Tham sân đẳng nhị thập lục chủng phiền não. Xác thị thọ khổ chi
nhân, thê gian khố nhân.
(Tam) Diệt đế: A La Hán đẳng, đắc Niết Bàn quả, xác thật thị lạc, xuất thê gian
lạc quả.
(Tứ), đạo đế: bát chánh đạo, tam thập thất phẩm. xác thật thị thụ lạc chi nhân,
xuất thế gian lạc nhân.
BÀI THỨ 72
TỨ ĐẾ
Chữ Đế là chắc thật. Đức Thích Tôn thuyết pháp 49 năm, đều dùng pháp Tứ đế
làm giềng mối, như sau này:
1- Khổ đế: Trong ba cõi sáu đường v.v... chắc chắn là khổ; đây là cái quả khổ
ở thế gian.
2- Tập đế: Những tham, sân, si, v.v. hai mươi sáu món phiền não, chắc chắn là
nguyên nhân để chịu khổ; đây là cái nhân khổ của thế gian.
3- Diệt đế: Như những bậc A-la-hán v.v. đã chứng được quả Niết-bàn, chắc
chắn là vui; đây là quả vui của xuất thế gian.
4- Đạo đế: Tu Bát Chánh đạo và Ba mươi bảy phẩm trợ đạo v.v. chắc chắn là
cái nhân để hưởng cái vui, đây là cái nguyên nhân vui của xuất thế gian.
第七十三課
六根,六塵,六識,六度
六根:眼,耳,鼻,舌,身,意等根。
六塵:色,聲,香,味,觸,法等塵。
六識:眼,耳,鼻,舌,身,意等識。
六度:一布施度慳貪;二持戒度破戒;三忍辱度瞋恚;四精進度
懈怠;五禪定度散亂;六般若度愚癡。
ĐỆ THẤT THẬP TAM KHOÁ
LỤC CĂN, LỤC TRẦN, LỤC THỨC, LỤC ĐỘ
Lục căn: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý đẳng căn.
Lục trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp dẳng trần. Lục thức: Nhãn, nhĩ, tỷ,
thiệt, thân, ý đẳng thức.
Lục độ: Nhứt: Bố thí độ xan tham, Nhị: Trì, giới độ phá giới. Tam, Nhẫn nhục
độ sân nhuế. Tứ: Tinh tấn độ giải đãi. Ngũ: Thiền định độ tán loạn. Lục: Bát Nhã độ
ngu si.
BÀI THỨ 72
TỨ ĐẾ
Chữ Đế là chắc thật. Đức Thích Tôn thuyết pháp 49 năm, đều dùng pháp Tứ đế
làm giềng mối, như sau này :
1- Khổ đế : Trong ba cõi sáu đường v.v… chắc chắn là khổ; đây là cái quả khổ
ở thế gian.
2- Tập đế : Những tham, sân, si, v.v… hai mươi sáu món phiền não, chắc chắn
là nguyên nhân để chịu khổ; đây là cái nhân khổ của thế gian.
3- Diệt đế : Như những bậc A-la-hán v.v… đã chứng được quả Niết-bàn, chắc
chắn là vui; đây là quả vui của xuất thế gian.
4- Đạo đế : Tu Bát Chánh đạo và Ba mươi bảy phẩm trợ đạo v.v… chắc chắn
là cái nhân để hưởng cái vui, đây là cái nguyên nhân vui của xuất thế gian.

第七十四課
十二因緣
三世:過去因、現在果、現在因、未來果。過去因:無明,即貪
瞋癡等...惑...苦因。行,即思之動力...業...苦因.現在果:識,即想之趣
向...苦...苦果。名色,即初住胎身...苦...苦果。六入,即胎內六根...
苦...苦果。觸,即根塵相觸...苦...苦果。受,即苦樂憂喜捨...惑...苦果.現 在
因:愛,即無明...惑...苦因。取,即動取...業...苦因。有,即取得...業...苦因.
未來果:生,即識名色六入等...苦果。老死,即未來觸受等...苦果.無 明
緣行,行緣識,識緣名色,名色緣六入,六入緣觸,觸緣受,受緣愛,愛緣取,
取緣有,有緣生,生緣老死,如是循環不已。惑...即愚癡迷惑業...即 善
惡業力苦...即苦樂果報。
ĐỆ THẤT THẬP TỨ KHOÁ
THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN
Tam thế: Quá khứ nhân, hiện tại quả, hiện tại nhân, vị lại quả.
Quá khứ nhân: vô minh, tức tham sân si đắng, hoặc- khổ nhân.
Hành, tức tư chi động lực, nghiệp- khổ nhân
Hiện tại quả: Thức, tức tưởng chi thú hướng- khổ- khổ quả.
Danh sắc, tức sơ trụ thai thân- khổ- khổ quả.
Lục nhập, tức thai nội lục căn- khổ- khổ quả.
Xúc, tức căn trần tương xúc- khổ- khổ quả.
Thọ, tức khổ lạc ưu hỹ xã- hoặc- khổ quả.
Hiện tại nhân: Ái, tức vô minh- hoặc- khổ nhân.
Thủ, tức động thủ- nghiệp- khổ nhân.
Hữu, tức thủ đắc- nghiệp- khổ nhân.
Lão tử, tức vị lai xúc thọ đẳng- khổ quả
BÀI THỨ 74
MƯỜI HAI DUYÊN NHÂN
Ba đời: Nhân quá khứ - quả hiện tại -nhân hiện tai - quả vị lai.
Nhân quá khứ là vô minh tức là tham sân si v.v... Đó là hoặc - nhân khổ.
Hành là động lực của tư duy. Đó là nghiệp nhân khổ.
Quả hiện tại: Thức là thủ hướng của tưởng đó là khổ - quả khổ.
Danh sắc tức là cái thai mới tụ vào thân đó là khổ - quả khổ.
Lục nhập: là 6 căn của thai. Đó là khổ - quả khổ. Xúc, lục căn lục trần tiếp
xúc. Đó là khổ - quả khổ. Thọ, tức là khổ vui lo mừng xả. Đó là hoặc - quả khổ.
Nhân hiện tại: Ái tức vô minh. Đó là hoặc - nhân khổ.
Thủ, tức hành động để chiếm lấy. Đó là nghiệp - nhân khổ.
Hữu: tức lấy được. Đó là nghiệp - nhân khổ.
Quả vị lai: Sanh, tức thức, danh sắc, lục nhập v.v... Quả khổ.
Lão tử: tức là xúc thọ ở trong vị lai - Khổ quả
Vô minh sanh ra hành, Hành làm duyên sanh ra thức, Thức duyên danh sắc,
Danh sắc duyên sanh ra lục nhập, Lục nhập duyên sanh ra xúc, Xúc duyên sanh ra
thọ, Thọ duyên sanh ra ái, Ái duyên sanh ra thủ, Thủ duyên sanh ra hữu. Hữu
duyên sanh ra sanh, Sanh duyên sanh ra lão tử. Như vậy xoay vần không thôi. Hoặc
: Tức ngu si mê hoặc. Nghiệp : Tức là nghiệp lực của thiện ác. Khổ : Tức là khổ lạc
quả báo.

第七十五課
五陰又名五蘊
五陰:一色即根身器界;二受,即苦樂憂喜捨;三想,即思想是非;四
行 , 即 思 業 及 思 己 業 ; 五 識 , 即 分 別 自 他 。 除 者
(註)陰者:蓋蔽義,蓋蔽吾人真性故。
蘊者:聚集種纇義,五蘊即五聚纇故。
ĐỆ THẤT THẬP NGŨ KHOÁ
NGŨ ÂM HỰU DANH NGŨ UẨN
Ngũ ấm:
Nhứt: sắc, tức căn thân khí giới.
Nhị: Thọ, tức khổ lạc ưu hỷ xả.
Tam: Tưởng, tức tư tưởng thị phi.
Tứ: Hành, tức tư nghiệp cập tư kỷ nghiệp.
Ngũ: Thức, tức phân biệt tự tha trừ giả.
(chú) ấm giả: cái tế nghĩa. Cái tế ngô nhơn chơn tánh cố.
Uẩn giả: tụ tập chủng loại nghĩa. Ngũ uẩn tức ngũ tụ loại cố.
BÀI THỨ 75
NGŨ ẤM CŨNG GỌI LÀ NGŨ UẨN
Sắc: Tức là căn thân và khí thế giới.
Thọ: Tức là khổ, vui, lo, mừng và xả.
Tưởng: Tức là tư tưởng việc quấy phải.
Hành: Tức là sự hành động trong lúc suy nghĩ, và sự hành động sau khi suy
nghĩ.
Thức: Tức là phân biệt mình và người.
Chữ Âm có nghĩa là che lấp, tức là nó che lấp bản tánh sáng suốt của chúng ta
vậy.
Chữ Uẩn có nghĩa là nhóm họp từng nhóm loài.
Năm Uẩn tức là năm khối hay loài.
第七十六課
道德
宋明教嵩和尚曰:尊莫尊乎道.美莫美乎德。道德之所存,雖
匹夫非窮也。道德之所不存,雖王天下非通也。伯夷,叔齊,昔之
餓夫也。今以其人而比之,而人皆喜 。桀、紂、幽、厲,昔之人
主也,今以其人而比之,而人皆怒。是故學者患道德之不允乎身,
不患勢位之不在乎己。
ĐỆ THẤT THẬP LỤC KHOÁ: ĐẠO ĐỨC
Tống Minh Giáo Tung Hòa thượng viết: “Tôn mạc tôn hồ đạo, Mỹ mạc mỹ hồ
đức”. Đạo đức chi sở tồn, tuy thất phu phi cũng dã. Đạo đức chi sở bất tồn, tuy
vương thiên hạ phi thông dã. Bá Di, Thúc Tề, tích chi nga phu dã, kim dĩ kỳ nhơn
nhi tỷ chi, nhi nhơn giai hỷ. Kiệt, Trụ, U, Lệ, tích chi nhơn chủ dã. Kim dĩ kỳ nhơn
nhi tỷ chi. Nhi nhơn giai nộ. Thị cô học giả, hoạn đạo đức chi bất sung hồ thân, bất
hoạn thê vị chi bất tại hồ kỷ.
BÀI THỨ 76
ĐẠO ĐỨC
Đời nhà Tống có ngài Minh Giáo Tung Hòa thượng nói rằng: Tôn quý nhất
không gì bằng tôn quý đạo. Sự tốt đẹp nhất không gì tốt bằng đức. Đạo đức nếu
còn, thì dù cho kẻ thất phu đi nữa cũng không phải người cùng vậy. Đạo đức nếu
không còn thì dù làm vua trị cả thiên hạ, cũng chẳng phải người thông vậy. Kìa như
ông Bá Di và Thúc Tề là người chết đói ngày xưa; thế mà nay đem hai người đó để
so sánh thì ai cũng vui mừng. Còn bậc vua chúa như: vua Kiệt, vua Trụ, vua U, vua
Lệ, làm vị nhân chúa của mọi người ngày xưa; nhưng bây giờ đem so sánh thì
người ta đều tức giận mắng rủa. Nên kẻ học giả chỉ là lo đạo đức không đủ ở nơi
mình thôi, chớ đừng lo quyền thế và địa vị chẳng có ở nơi mình vậy.

第七十七課
學問
明教曰:聖賢之學,固非一日之具。日不足,繼之以夜,積之月,
自然可成。故曰:學以聚之,問以辯之。斯言學非辯問,無以發
明。今學者所至,罕有發一言,問辯於人者,不知將何以裨助性地,
成日新之益乎。大覺蓮和尚曰:玉不琢不成器,人不學不知道。
今之所以知古,後之所以知先,善者可以爲法,惡者可以爲戒,歷觀
前輩,立身揚名於當世者,鮮不學問而成之矣。
ĐỆ THẤT THẬP THẤT KHOÁ
HỌC VẤN
Minh Giáo viết: “Thánh Hiền chi học, cố phi nhứt nhựt chi cụ. Nhựt bất túc, kế
chi dĩ dạ, tích chi tuế nguyệt, tự nhiên khả thành, cô” viết: Học dĩ tụ chi, vấn dĩ biện
chi. Tư ngôn học phi biện vấn, vô dĩ phát minh. Kim học giả sở chí, hãn hữu phát
nhứt ngôn, vấn biện ư nhơn giả, bất tri tương hà dĩ ty trợ tánh địa, thành nhựt tân
chi ích hồ”.
Đại Giác Liên Hòa Thượng viết: “Ngọc bất trác, bất thành khí, nhơn bất học,
bất tri đạo. Kim chi sở dĩ tri cổ. Hậu chi sở dĩ tri tiên, thiện giả khả dĩ vi pháp, ác
giả khả dĩ vi giới. Lịch quán tiền bối, lập thân dương danh ư đương thế giả, tiễn bất
học vấn nhi thành chi hỹ.
BÀI THỨ 77
HỌC VẤN
Ngài Minh Giáo Tung lại nói: Sự học của Thánh hiền, vẫn không phải một
ngày mà đủ được. Nếu ngày không đủ thì phải nói đến đêm; chứa dồn qua năm
tháng tự nhiên được thành.
Cho nên nói: Học dĩ tụ chi, vấn dĩ biện chi. Học mỗi khi mỗi ít, chứa dồn lại
thành nhiều. Có hỏi qua hỏi lại, cần biện bạch mới rành. Cứ theo lời đây, thì sự học
nếu không biện giỏi, thì không do đâu mà phát minh ra được. Chí như kẻ học giả
ngày nay, ít khi mở ra một lời gì để mà hỏi qua biện lại với ai hết, thì tôi không hiểu
họ sẽ đem lại những cái gì để giúp đỡ cho tinh thần, thành tựu mỗi ngày mỗi thêm
mới mẻ, nữa ư?
Ngài Đại Giác Liên Hòa thượng nói: Ngọc mà không trau giồi thì không thành
món đồ tốt, người mà không học vấn tức là người không hiểu đạo. Ngày nay sở dĩ
hiểu được ngày xưa, đời sau sở dĩ hiểu được đời trước, người lành có thể bắt chước
làm theo, kẻ dữ có thể coi gương răn tránh, đều nhờ sự học vấn. Xem qua các bậc
tiền bối, họ lập thân, nổi tiếng đương thời đó, ít ai không nhờ sự học vấn mà thành
đạt được.

第七十八課
爭施利被檳
宋大覺蓮和尚住育王,因二僧爭施利不已,主事莫能斷。大覺
呼至,責之曰:昔包公判開封,民有自陳以白金百兩寄我者.亡
矣。今還其家,其子不受,望公召其子還之。公歎異即召其子語
之。其子辭曰:先父存時無白金私寄他室。二人固讓,久之,公不
得已,責付在城寺觀,修冥福以薦亡者,余目覩其事,且塵勞中人,
尚能疎財慕義如此,爾爲佛弟子,不識廉恥若是,遂依叢林法檳
之。
ĐỆ THẤT THẬP BÁT KHOÁ
TRANH THÍ LỢI BỊ TẪN
Tống Đại Giác Liên Hòa Thượng, trụ Dục vương, nhân nhị tăng tranh thí lợi
bất dĩ, chủ sự mạc năng đoán. Đại Giác hô chí, trách chi viết: Tích Bao Công phán
khai phong, dân hữu tự trần dĩ bạch kim bách lượng ký ngã giả, vong hỹ. Kim hoàn
kỳ gia, kỳ tử bất thọ, vọng Công, triệu kỳ tử hoàn chi. Công thán dị, tức triệu kỳ tử
ngữ chi, kỳ tử từ viết : Tiên phụ tồn thời, vô bạch kim tư ký tha thất. Nhị nhơn cố
nhượng. Cữu chi, công bất đắc dĩ, trách phó tại thành tự quan, tu minh phước dĩ tiến
vong giải. Dư mục đồ kỳ sự. Thả trần lao trung nhơn. Thượng năng sơ tài mộ nghĩa
như thử. Nhĩ vi Phật đệ tử, bất thức liêm sĩ nhược thị, toại y tùng lâm pháp tẩn chi.
BÀI THỨ 78
GIÀNH CỦA THÍ BỊ ĐUỔI
Đời nhà Tống ngài Đại Giác Liên Hòa thượng, trụ trì chùa Dục Vương, nhân
có hai ông thầy giành tài lợi của người thí chủ cúng. Người Chủ sự không thể quyết
đoán được. Ngài Đại Giác kêu đến quở trách: Ngày xưa ông Bao Công trấn nhậm
đất Khai Phong, trong nhân dân có người tự trình bày một trăm lượng bạch kim và
nói:: Người gởi cho tôi đã chết rồi bây giờ tôi muốn trả lại cho nhà đó, nhưng
người con nhà đó không nhận, mong ông đòi người con nhà đó để trả giúp cho”.
Ông Bao Công khen ngợi chuyện lạchuyện chưa từng có). Liền đòi người con
nhà đó bảo lấy lại, nhưng người con nhà đó vẫn từ chối không chịu nhận và nói
rằng: “Trước kia ngày cha tôi còn sống, không có bạch kim riêng gởi cho nhà
khác”. Hai người vẫn nhường cho nhau mãi. Đã lâu, ông Bao Công bất đắc dĩ, mới
lấy đem trao cho các Tự quán trong thành, nhờ làm việc minh phước để cầu siêu
cho người chết.
Chính mắt ta xem thấy việc đó, họ là người ở trong cảnh trần lao, còn được xa
tài lợi và mến ân nghĩa như thế; huống các người là đệ tử Phật, lại còn không biết
việc liêm sỉ như vậy hay sao? Rồi ngài y theo pháp của Tòng lâm mà đuổi đi.

第七十九課
自甘淡泊
宋五祖法演禪師曰:師翁初住揚歧老屋敗椽,僅蔽風雨,適臨
東暮,雪散滿牀,居不遑處。衲子投誠,願充修造。師翁却之曰:
我佛有言,時當減劫,高岸深谷,遷變不常,安能圓滿如意,自求稱
足。汝等出家學道,施手未穩,已是四五十,詎有閒功夫事豐屋耶,
竟不從。翌日上堂曰:楊枝乍往屋壁疏,滿牀盡撒雪珍珠,縮却項
暗嗟吁,翻憶古人樹下居。
ĐỆ THẤT THẬP CỬU KHOÁ
TỰ CAM ĐẠM BẠC
Tống, ngũ tổ Pháp Diễn thiền sư viết: “Sư ông sơ trụ Dương Kỳ, lão ốc bại
chuyên, cẩn tế phong vũ, thích lâm đông mộ, tuyết tán mãn sàng, cư bất hoàng xứ.
Nạp tử đầu thành, nguyện sung tu tạo. Sư ông khước chi viết: Ngã Phật hữu ngôn.
Thời đương giảm kiếp, cao ngạn thâm cốc, thiên biên bất thường, an năng viên mãn
như ý, tự cấu xứng túc. Nhữ đẳng xuất gia học đạo, phóng thủ cước vị ổn, dĩ thị tứ
ngũ thập tuế, cự hữu nhàn công phu sự phong ốc da? Cánh bất tùng. Dực nhật,
thượng đường viết: Dương Kỳ sạ vãng ốc bích sơ, mãn sàng tận tán tuyết trân châu.
Súc khước hạng ám ta hu. phiên ức cổ nhân thụ hạ cư.
BÀI THỨ 79
TỰ CAM ĐẠM BẠC
Đời nhà Tống, ngài Ngũ Tổ hiệu Pháp Diễn Thiền sư nói: Sư ông tôi trước kia
ở xứ Dương Kỳ, trong một cái nhà đã dột, cột xiêu, chỉ che gió che mưa, gặp lúc
đêm Đông, tuyết rơi xuống ướt giường, ở không yên một chỗ nào. Có kẻ nạp tử tâm
thành muốn sửa sang lại, Sư ông tôi từ chối nói: “Đức Phật ta có dạy: Thời nay
nhằm về kiếp giảm, dù núi cao hang thẳm còn phải đổi dời không chừng, đâu được
muốn cho hoàn toàn như ý, tự cầu vừa đủ. Chúng ngươi là kẻ xuất gia học đạo,
buông tay chân bước đi chưa vững, là đã đến năm mươi tuổi đầu rồi, đâu có thì giờ
rỗi mà lo việccông phu) sửa sang nhà cửa cho tốt đẹp ư?”. Rốt cuộc Sư ông không
nghe theo; sáng ngày Sư ông lên giảng đường ngâm kệ rằng: “Đất Dương Kỳ tạm
ở nhà vách thưa, đầy giường đều rải tuyết như mưa; rút cổ co giò âm thầm tủi, trực
nhớ người xưa thế cũng thừa”. (Bài kệ này không lấy bình trắc).

第八十課
恆久堅志
宋浮山法遠禪師曰:夫天地之間,誠有易生之物,使一日曝之,
十日寒之,亦未見有能生者。無上妙道昭昭在于心目之間,故不
能見,要在志之堅,行之力,坐立可待。其或一日信而十日疑之,朝
則勤而夕則怠之,豈獨目前難見,予恐終其身而背之矣。
ĐỆ BÁT THẬP KHOÁ
HẰNG CỬU KIÊN CHÍ
Tống, Phù Sơn, Pháp Viễn Thiền Sư viết: Phù thiên địa chi gian, thành hữu dị
sanh chi vật, sử nhứt nhựt bộc chi, thập nhựt hàn chi, diệc vị kiến hữu năng sanh
giả. Vô thượng diệu đạo, chiêu chiêu tại vu tâm mục chi gian, cố bất năng kiến, yêu
tại chí chi kiên, hành chi lực, tọa lập khả dãi, kỳ hoặc nhứt nhựt tín nhi thập nhựt
nghi chi, triêu tắc cần nhi tịch tắc đãi chi. Khởi dộc mục tiền nan kiến. Dư khủng
chung kỳ thân nhi bội chi hỹ.
BÀI THỨ 80
LẬP CHÍ LÂU BỀN
Đời nhà Tống ở đất Phù Sơn có ngài Pháp Viễn Thiền sư nói: Vả như trong
trời đất, quả có vật dễ sanh, nhưng một ngày thì nắng mà mười ngày lại mưa, cũng
chưa từng thấy nó có thể sanh được. Huống chi đạo mầu Vô thượng nó rực rỡ ở
trong tâm mục của chúng ta, vẫn không phải khó thấy, chỉ cần lập chí cho bền, làm
cho đắc lực, thì khi đi, khi ngồi, đứng cũng có thể đợi chờ. Còn như hoặc một ngày
tin, mà mười ngày nghi đó, buổi mai thì siêng mà buổi chiều lại biếng nhác, như thế
đâu không ở trước mắt khó thấy, mà ta e cho trọn đời cũng hỏng nữa vậy.

You might also like