You are on page 1of 7

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM 2023

-Số liệu về thực trạng tuyến đường:


Mạng lưới đường sắt quốc gia có tổng chiều dài 3.143 km và có 277 ga, trong đó 2.703
km đường chính tuyến, 612 km đường ga và đường nhánh, bao gồm 07 tuyến chính:
Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh, Gia Lâm - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng, Yên Viên - Lào Cai,
Đông Anh - Quán Triều, Kép - Lưu Xá, Kép - Hạ Long - Cái Lân và một số tuyến nhánh
như: Bắc Hồng - Văn Điển, Cầu Giát - Nghĩa Đàn, ĐàLạt - Trại Mát, Diêu Trì - Quy Nhơn,
Bình Thuận - Phan Thiết, Mai Pha - Na Dương,...Về phân bố: mạng lưới đường sắt trải
dài trên địa bàn của 34 tỉnh, thành phố, kết nối 04/6 vùng kinh tế của cả nước. Mật độ
đường sắt đạt khoảng 9,5 km/1.000 km2. Hiện nay, có 02 tuyến kết nối với đường sắt
Trung Quốc tại Đồng Đăng (tuyến Hà Nội - Đồng Đăng) và tại Lào Cai (tuyến Hà Nội - Lào
Cai).

2.1: Đường sắt Việt Nam


-Số liêụ về thực trạng phương tiện:
Số liệu trong Báo cáo đầu kỳ về việc lập quy hoạch các tuyến, ga đường sắt khu vực
đầu mối thành phố Hà Nội mới đây Cục Đường sắt Việt Nam lấy ý kiến cho thấy, hiện
nay ngành đường sắt đang có 283 đầu máy, trong đó số lượng đầu máy đang sử dụng
là 263, hầu hết là đầu máy khổ đường 1.000 mm (253 đầu máy, chiếm 96%), số lượng
đầu máy chạy khổ đường 1.435 mm rất ít (10 đầu máy, chiếm 4%).Ngoài ra, hiện nay
Tổng Công ty này cũng có tổng số có 5.378 toa xe các loại (1.008 toa xe khách, 4.370
toa xe hàng) có thời gian sử dụng đã lâu, được sản xuất ở nhiều nước khác nhau (Việt
Nam, Trung Quốc, Ấn Độ...) và 71 phương tiện chuyên dùng đường sắt.

Với số liệu trên, dự kiến sẽ có 705 toa tàu (128 toa khách, 577 toa hàng) hết niên
hạn. Trong khi đó, toa xe khách có chất lượng cao có điều hòa không khí chỉ
chiếm 24%, đa số là toa xe cũ nâng cấp cải tạo.
-Số liệu về hàng hóa lưu thông bằng phương thức vận tải đường sắt:
Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng
đường sắt đạt 3,37 triệu tấn, giảm 23,3% so với cùng kỳ năm 2022. Mặc dù hoạt
động vận chuyển hành khách bằng đường sắt có mức tăng trưởng ấn tượng so
với năm 2022, hoạt động vận chuyển hàng hóa bị sụt giảm do tác động của luồng
hàng hóa trên thị trường diễn biến không được tích cực.

2.2:Vận tải hàng hóa bằng đường sắt giai đoạn 2021-2023
Nhìn diễn biến theo tháng, sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt có
dấu hiệu tăng trở lại từ tháng 6/2023 và đạt mốc 418,5 nghìn tấn vào 2 tháng sau
đó. Tuy nhiên, số liệu vào tháng 9/2023 cho thấy, sự sụt giảm mạnh trong vận
chuyển hàng hóa bằng đường sắt. Dưới hành động quyết liệt của Tổng Công ty
đường sắt cũng như sự quan tâm đặc biệt đến hoạt động vận tải đường sắt của
Chính phủ trong năm 2023, vận tải đường sắt được kỳ vọng sẽ khôi phục lại đà
tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2023 .Bên cạnh đó, giá cước vận tải
hàng hóa cũng được điều chỉnh linh hoạt tùy theo mặt hàng, cự ly, thời điểm,
loại toa xe vận chuyển và loại tàu.
-Số liệu về những tổ chức nhà nước hoặc tổ chức liên quan đến vận tải đường
sắt:
+Bộ Giao thông Vận tải (GTVT): Đây là tổ chức chính trị của chính phủ, có trách
nhiệm quản lý và điều hành hệ thống vận tải ở mức độ quốc gia. Bộ GTVT thường
chịu trách nhiệm về các chính sách, quy định, và phát triển hạ tầng giao thông
đường sắt.
+Tổng Cục Đường sắt Việt Nam (TCĐSVN): Là cơ quan thuộc Bộ GTVT, chịu trách
nhiệm quản lý, điều hành và phát triển hệ thống đường sắt Việt Nam. TCĐSVN
thường thực hiện các hoạt động như quản lý tuyến đường sắt, đầu tư phát triển
hạ tầng, và cải tiến dịch vụ vận tải đường sắt.
+Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR): Là doanh nghiệp nhà nước thuộc
quản lý của Bộ GTVT, có trách nhiệm quản lý và vận hành hệ thống đường sắt,
cung cấp các dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa trên các tuyến đường sắt.
+Ủy ban Quốc gia An toàn Giao thông (ATGT): Mặc dù không phải là tổ chức
chuyên trách về đường sắt, nhưng ATGT chịu trách nhiệm đề xuất và triển khai
các biện pháp an toàn giao thông trên mọi phương tiện vận tải, bao gồm cả
đường sắt.
+Cục Đăng kiểm Việt Nam (CĐKVN): Đây là cơ quan có trách nhiệm kiểm tra,
đăng kiểm các phương tiện vận tải đường sắt, đảm bảo chúng đáp ứng các tiêu
chuẩn an toàn và môi trường.
-Số liệu về an toàn giao thông đường sắt:
tai nạn giao thông đường sắt giảm cả 3 tiêu chí. Năm 2023, VNR tiếp tục hoàn
thành mục tiêu giảm số vụ tai nạn 5,1%, số người chết giảm 5,8% và số người bị
thương giảm 5,6%. Để có được kết quả đó, ngành đường sắt đã chủ động triển
khai nhiều giải pháp đồng bộ, đặc biệt là phối hợp với các tỉnh, thành phố trên cả
nước chủ động triển khai Quyết định số 358/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
Đề án đảm bảo trật tự hành lang ATGT và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường
sắt; trong đó có việc rào đóng các lối đi tự mở nguy hiểm. Đến nay, đã giảm được
1.205 lối đi tự mở băng qua đường sắt.
-Số liệu về doanh thu đường sắt Việt Nam đạt được trong năm 2023:
Trước đó, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã trải qua 3 năm giảm doanh thu và
lợi nhuận âm liên tiếp. Trong đó, năm 2020 lỗ hơn 1.300 tỷ đồng, năm 2021 lỗ
654 tỷ đồng và năm 2022 lỗ 111 tỷ đồng.. Doanh thu trực tiếp từ vận tải đường
sắt đạt trên 3.973 tỷ đồng, tăng hơn 7% so với năm 2022.Tổng công ty Đường sắt
Việt Nam có vốn điều lệ 3.250 tỷ đồng, tổng tài sản trên 14.660 tỷ đồng. Tổng
công ty hiện có 25 công ty con, 17 công ty liên kết và được giao quản lý mạng
đường sắt có tổng chiều dài trên 3.143 km, đi qua 34 tỉnh, thành phố.
-Các số liệu đáng chú ý của vận tải đường sắt :
+Lần đầu tiên, ngành Đường sắt vinh dự được đón Thủ tướng Chính phủ đến
dự.Lễ ra quân dự án nâng cấp tuyến đường sắt Nha Trang – Sài Gòn. Ngày
26/1/2023, tại ga Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh
Chính và đoàn công tác của Chính phủ đã dự Lễ ra quân dự án nâng cấp tuyến
đường sắt Nha Trang – Sài Gòn. Đây là dự án có tổng chiều dài 411 km, với mức
đầu tư gần 1.099 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu vận tải cũng như thực hiện Quy
hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030,tầm nhìn đến 2050

+Phong trào “Đường tàu - đường hoa” được thực hiện từ tháng 3/2023, VNR
phối hợp tích cực với các địa phương triển khai phong trào sâu rộng, thu hút sự
tham gia đông đảo người lao động và nhân dân 34 tỉnh, thành phố có đường sắt
đi qua. Với phương châm “Mỗi cung đường - Một loài hoa; Mỗi khu ga - Một
điểm đến”, phong trào đã góp phần xây dựng môi trường đường sắt bền vững,
phát huy tiềm năng khu ga. Theo thống kê đến tháng 12/2023, ngành đã trồng
được gần 70 km cây, hoa các loại; thu dọn hàng nghìn tấn rác thải; môi trường
khu ga dọc 2 bên đường sắt đã được cải thiện rõ rệt.
+ Năm 2023, ngành Đường sắt có nhiều tấm gương người tốt việc tốt, tạo sức lan
tỏa mạnh mẽ, trở thành nét đẹp trong văn hóa ứng xử của công nhân, lao động.
Trong năm, đã có 135 trường hợp hành khách được trả lại tài sản để quên trên
tàu, với tổng số tiền lên đến gần 1 tỷ đồng, cùng nhiều tài sản, hiện vật có giá trị
khác; hỗ trợ đỡ đẻ cho 2 hành khách sinh con trên tàu an toàn.
-Thực trạng xuất,nhập khẩu của vận tải đường sắt:
+Sản lượng vận chuyển giảm: Trong 6 tháng đầu năm 2023, vận chuyển hàng
hóa đường sắt giảm mạnh 26,4% về vận chuyển và giảm 23,9% về luân chuyển so
với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân bao gồm giảm đơn hàng xuất, nhập khẩu và
cạnh tranh với vận tải đường thủy.
+Hạ tầng lạc hậu: Mạng lưới đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài 3.315 km,
trong đó hầu hết là đường khổ 1.000 mm (chiếm hơn 80% tổng chiều dài).
Đường sắt của Việt Nam vẫn đang ở nền tảng công nghệ thứ hai, trong khi các
nước phát triển sử dụng công nghệ thứ ba và thứ tư. Hiện nay, tốc độ chạy tàu
trên các tuyến đang khai thác lớn nhất đạt từ 20 km/h đến 100 km/h, trong khi ở
các nước tiên tiến, vận tốc trung bình đối với vận chuyển hành khách vào khoảng
150-200 km/h
+Kết nối và phát triển: Đường sắt chưa có được sự kết nối đồng bộ với các
phương thức vận tải khác như cảng hàng không, cảng biển lớn và chưa có kết nối
liên vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Trong nhiều năm trở lại đây,
vận tải đường sắt chưa thực sự đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế của đất
nước
-Thực trạng vận tải đường sắt Việt Nam năm 2023:
1. Khó khăn và thách thức:
+Thiếu vốn đầu tư: Ngân sách cho ngành đường sắt còn hạn chế, ảnh hưởng đến
việc nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị và đổi mới công nghệ.Cạnh tranh với các
phương thức vận tải khác: Đường bộ và đường hàng không phát triển mạnh, gây
áp lực lên vận tải đường sắt.
+Chất lượng dịch vụ: Chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng
cao của khách hàng, dẫn đến lượng khách hàng sụt giảm.
+Tài chính: Ngành đường sắt vẫn đang thua lỗ, gánh nặng nợ nần cao.
+Tài nguyên nhân lực: Thiếu hụt nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là các kỹ sư,
cán bộ quản lý.
2. Thành tựu:
+Nâng cấp hạ tầng: Một số tuyến đường sắt đã được nâng cấp, cải tạo, góp phần
nâng cao năng lực vận tải.
+Đổi mới công nghệ: Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác vận
tải, nâng cao hiệu quả hoạt động.
+Phát triển dịch vụ: Triển khai các dịch vụ mới, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng
nhu cầu thị trường.
+Liên kết với các phương thức vận tải khác: Tăng cường hợp tác với đường bộ,
đường hàng không để phát triển hệ thống vận tải đa phương thức.
3. Định hướng phát triển:
+Thu hút đầu tư: Tăng cường thu hút vốn đầu tư từ xã hội, đặc biệt là đầu tư tư
nhân.
+Nâng cao chất lượng dịch vụ: Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, cải thiện
thái độ phục vụ của nhân viên, đa dạng hóa sản phẩm.
+Phát triển công nghệ: Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động
của ngành.
+Liên kết với các phương thức vận tải khác: Phát triển hệ thống vận tải đa
phương thức hiệu quả, an toàn và tiết kiệm.
4. Dự báo:
+Ngành đường sắt vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, tuy nhiên có tiềm năng
phát triển trong tương lai.
+Nhu cầu vận tải sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt là vận tải hàng hóa.
+Ngành đường sắt cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng
nhu cầu thị trường.

You might also like