You are on page 1of 16

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN


------------

BÁO CÁO
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đề tài:
KHẢ NĂNG NỔ RA VÀ GIÀNH THẮNG LỢI
TRƯỚC CÁCH MẠNG THUỘC ĐỊA SO VỚI
CÁCH MẠNG VÔ SẢN Ở CHÍNH QUỐC

Sinh viên thực hiện: 1. Chu Nguyễn Trọng Nhân - 22117573


2. Hồ Kiều Oanh - 22109755
3. Trần Nhã Trúc - 22107964
4.Trương Hoàng Anh - 22117914
5. Hà Trần Thảo Vân - 22122599
6. Trần Mỹ Anh Đức - 22116845
Lớp: 1300
Học kỳ: 2233
Giảng viên : Huỳnh Thị Bích Vân

TP. HCM, Tháng 4/2023


LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới cô Huỳnh Thị Bích Vân - giảng viên
dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong quá trình hoàn thành bài báo cáo, ngoài sự nỗ lực
của các thành viên trong nhóm và trong quá trình giảng dạy của Cô cũng đã hỗ trợ nhóm
chúng em hoàn thiện nội dung báo cáo một cách hoàn chỉnh. Bài báo cáo tuy vẫn có
những sai sót, nhưng đây là thành quả nỗ lực của thành viên nhóm chúng em, mong cô có
thể đóng góp, nhận xét chúng em rút kinh nghiệm và hiểu rõ hơn về bộ môn này cũng
như những vẫn đề chính trị lịch sự, tư tưởng Hồ Chí Minh. Một lần nữa chúng em xin
chân thành cảm ơn Cô.

i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................i

I.NHẬN ĐỊNH ĐỀ..............................................................................................................1

1.1 Khái niệm cuộc cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản......................................1

1.2 Lý luận cách mạng giải phóng dân tộc.......................................................................1

II. QUAN ĐIỂM CỦA MÁC LÊNIN VÀ NGUYỄN ÁI QUỐC VỀ CÁCH MẠNG
THUỘC ĐỊA VÀ CÁCH MẠNG VÔ SẢN........................................................................4

2.1 So sánh quan điểm giữa Mác -Lênin và Nguyễn Ái Quốc.........................................4

2.2 Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả
năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc là một sáng tạo lớn của chủ
tịch HCM..........................................................................................................................7

2.3 Hồ Chí Minh khẳng định “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải đi theo con
đường Cách mạng vô sản”...............................................................................................8

2.4 Lí do HCM đưa ra quan điểm:”CMGPDT phải được tiến hành chủ động”...............9

2.4.1 Do có sự khác nhau về quan điểm giữa HCM và Quốc tế Cộng Sản..................9

2.4.2 Do nhận thấy được sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước lúc bấy giờ...................10

III. KẾT LUẬN.................................................................................................................11

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................12

ii
BẢNG THÀNH VIÊN VÀ ĐÁNH GIÁ

STT HỌ VÀ TÊN MSSV CÔNG VIỆC HIỆU SUẤT

Làm powerpoint , lên lịch


1 Hồ Kiều Oanh 22109755 100%
họp, game.

2 Chu Nguyễn Trọng Nhân 22117573 Nội dung , edit clip, word. 100%

3 Trần Nhã Trúc 22107964 Thuyết trình. 100%

4 Trương Hoàng Anh 22117914 Thuyết trình. 100%

5 Hà Trần Thảo Vân 22122599 Nội dung , game. 100%

6 Trần Mỹ Anh Đức 22116845 Thuyết trình. 100%

iii
I.NHẬN ĐỊNH ĐỀ

1.1 Khái niệm cuộc cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản
CM vô sản là cuộc CM đòi quyền bình đẳng, hay cao hơn là giành lại nhân quyền
cùng quyền làm chủ trước chủ nghĩa tư bản

Chính quốc là quốc gia bản thể, là quốc gia đang được nói đến, nơi có phương
hướng và mục đích diễn ra CM vô sản.

Cách mạng vô sản ở chính quốc là một cuộc cách mạng mà theo đó giai cấp công
nhân tiến hành lật đổ tư bản do giai cấp công nhân bị giai cấp tư sản ở chính đất nước
mình bóc lột

Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa là cuộc cách mạng nhằm thủ tiêu sự
thống trị của nước ngoài hay đế quốc, giành độc lập dân tộc, thực hiện quyền dân tộc tự
quyết và thành lập nhà nước dân tộc.

1.2 Lý luận cách mạng giải phóng dân tộc


• CMGPDT đi theo con đường cách mạng vô sản

Mang trong mình khát vọng giải phóng dân tộc, qua nhiều năm bôn ba ở nước
ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm ra con đường cách
mạng đúng đắn - con đường cách mạng vô sản. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và
giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”(1).
Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường
Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), bởi theo Người: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách
mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái
hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”(2). Con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng
cách mạng vô sản, là cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt để. Cuộc cách mạng đó
không chỉ giải phóng giai cấp, mà gắn liền với nó là giải phóng dân tộc, giải phóng xã
hội.

iv
• Cách mạng giải phóng dân tộc, trong điều kiện của Việt Nam, muốn thắng lợi phải do
Đảng Cộng Sản lãnh đạo

Đây là một sáng tạo của Hồ Chí Minh về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc.
Hồ Chí Minh cho rằng, “Cách mệnh trước hết phải có đảng cách mệnh... Đảng có vững
cách mệnh mới thành công...”

Nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng Cộng sản là: Xác định mục tiêu của cách mạng, xây
dựng đường lối cách mạng giải phóng dân tộc; thông qua cương lĩnh, tổ chức vận động,
tập hợp các lực lượng cách mạng, xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất. Đối với cách
mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: chống đế quốc
và chống phong kiến, giành độc lập dân tộc, đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân.
Cương lĩnh Chính trị đầu tiên được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng do Nguyễn Ái
Quốc soạn thảo đã khẳng định: “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp”(6). Điều
đáng chú ý là, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, Đảng không chỉ là của riêng giai cấp công
nhân, mà của toàn dân tộc.

Thực tiễn phong phú cách mạng Việt Nam chứng minh rằng, sự lãnh đạo đúng đắn
và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Đồng thời, chính trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng đã được tôi luyện, thử thách
và không ngừng trưởng thành, dày dạn kinh nghiệm để ngày càng xứng đáng với vai trò
và sứ mệnh lãnh đạo cách mạng, xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân; qua đó, khẳng
định một chân lý, “ở Việt Nam không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng
Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất
nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách cam go để đưa dân tộc đến bến bờ vinh quang,
hạnh phúc”

• Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy
liên minh công - nông làm nền tảng

Từ thực tiễn Việt Nam, với tuyệt đại đa số dân số là nông dân, Hồ Chí Minh cho
rằng, nông dân là những người chịu nhiều tầng áp bức, bị bần cùng hóa nên họ luôn có ý

v
thức phản kháng, sẵn sàng tham gia cách mạng. Do đó, cách mạng giải phóng dân tộc
phải có sự tham gia của giai cấp nông dân và là sự nghiệp của toàn dân. Chủ tịch Hồ Chí
Minh khẳng định: Nông dân là một lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh rất
trung thành của giai cấp công nhân. Muốn kháng chiến kiến quốc thành công, muốn độc
lập, thống nhất thật sự, ắt phải dựa vào lực lượng của nông dân.

• CMGPDT cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước
cách mạng vô sản ở chính quốc:

Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả
năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Đây là một luận điểm mới và
sáng tạo của Hồ Chí Minh. Trong phong trào cộng sản quốc tế lúc bấy giờ đã từng tồn tại
quan điểm xem thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợi của
cách mạng vô sản chính quốc. Do nhận thức được thuộc địa là một khâu yếu trong hệ
thống của chủ nghĩa đế quốc, do đánh giá đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và
tinh thần dân tộc, ngay từ năm 1924, Người đã sớm cho rằng cách mạng thuộc địa không
những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi
trước. Đây là một cống hiến rất quan trọng vào kho tàng lý luận Mác – Lênin, đã được
thắng lợi của cách mạng Việt Nam chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.

• Cách mạng giải phóng dân tộc được thực hiện bằng phương pháp cách mạng bạo lực,
kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang

Theo Hồ Chí Minh, cách mạng bạo lực là sử dụng bạo lực cách mạng của quần
chúng nhân dân để chống lại bạo lực phản cách mạng của bọn xâm lược cấu kết với
những kẻ phản động. Người viết: “Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai
cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành
lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền. Tháng 5/1941, tại Hội nghị Trung Ương VIII,
Người cũng đã đưa ra nhận định: “Cuộc cách mạng Đông Dương phải kết liễu bằng một
cuộc khởi nghĩa vũ trang”

vi
II. QUAN ĐIỂM CỦA MÁC LÊNIN VÀ NGUYỄN ÁI QUỐC VỀ
CÁCH MẠNG THUỘC ĐỊA VÀ CÁCH MẠNG VÔ SẢN

2.1 So sánh quan điểm giữa Mác -Lênin và Nguyễn Ái Quốc


• Về vấn đề dân tộc thuộc địa

Theo Vơlađimia .I.Lê-nin, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản (ở chính quốc) sẽ
không thể giành được thắng lợi, nếu nó không biết liên minh với cuộc đấu tranh của các
dân tộc bị áp bức ở thuộc địa. Từ đó, V.I.Lê-nin đã bổ sung khẩu hiệu của C.Mác và
Ph.Ăng-ghen: "Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại"; thành khẩu hiệu: "Vô sản toàn thế giới
và các dân tộc bị áp bức liên hiệp lại". Tuy vậy, nhưng trong Tuyên ngôn thành lập quốc
tế cộng sản năm 1919, V.I.Lênin đã viết: Công nhân và nông dân không những ở An
Nam, Angiêri, Bengan mà cả ở Ba Tư hay Ácmênia chỉ có thể giành được độc lập khi mà
công nhân các nước Anh và Pháp lật đổ được Lôiít Gioócgiơ và Clêmăngxô giành chính
quyền nhà nước vào tay mình (2)

Như vậy, mặc dù C.Mác, Ph.Ăng-ghen, V.I.Lê-nin khẳng định mối quan hệ biện
chứng, chặt chẽ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, nhưng các ông đều cho rằng,
trong mối quan hệ đó, nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của giai cấp công nhân là phải là tiến
hành cuộc cách mạng lật đổ giai cấp tư sản, giành lấy chính quyền. Sau khi lên nắm chính
quyền, sẽ trao trả độc lập cho các nước thuộc địa, hoặc tạo điều kiện cho phong trào cách
mạng ở các nước thuộc địa giành thắng lợi. Có nghĩa là, cách mạng vô sản ở chính quốc
có vai trò quyết định đến thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa.

Đối với Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, là người xuất thân từ một nước thuộc
địa, trên hành trình tìm đường cứu nước, Người đã đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin tìm
thấy con đường cách mạng giải phóng dân tộc qua bản Sơ thảo lần thứ nhất những Luận
cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin. Mặc dù coi hệ thống lý luận
cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin là "cẩm nang thần kỳ", nhưng từ sự nghiên cứu,
trải nghiệm thực tiễn ở các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh cho rằng, nhiều vấn đề lý luận
các nhà kinh điển đưa ra, chỉ đúng với điều kiện châu Âu, cho nên, cần phải nghiên cứu,

vii
bổ sung và phát triển lý luận, vận dụng vào thực tiễn một cách sáng tạo, phù hợp, không
giáo điều, dập khuôn. Người nói: "Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là kim chỉ nam cho hành
động, chứ không phải là kinh thánh". "Những người cộng sản các nước phải cụ thể hóa
chủ nghĩa Mác - Lê-nin cho thích hợp với điều kiện hoàn cảnh từng lúc và từng nơi" (3).

Nghiên cứu về sự thay đổi của tình hình cách mạng thế giới từ sau Cách mạng
Tháng Mười Nga, Hồ Chí Minh cho rằng, nhiệm vụ đặt ra cho cách mạng thuộc địa là
không phải là làm ngay một cuộc cách mạng vô sản (như các nước tư bản), mà trước hết
phải tiến hành đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc; có độc lập dân tộc rồi, mới có điều
kiện để giải phóng giai cấp. Theo quan điểm của Người, giải phóng dân tộc là vấn đề trên
hết, trước hết; giải phóng dân tộc là tiền đề để giải phóng giai cấp; độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội. Theo Người, trong mối quan hệ dân tộc - giai cấp, dân tộc là
tổng thể, giai cấp là một bộ phận. Do đó, quyền lợi của giai cấp, (tức là quyền lợi của bộ
phận) phải phục tùng quyền lợi của dân tộc (bộ phận phục tùng tổng thể). Ðó là những
quan điểm lý luận sáng tạo của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thuộc địa.

• Về mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa với cách mạng
vô sản ở các nước tư bản chính quốc

Theo quan điểm của Mác - Ăng-ghen, các dân tộc thuộc địa không thể tự mình
làm cách mạng thắng lợi. Quan điểm này còn tồn tại trong Quốc tế Cộng sản đến tận Ðại
hội VI, (1928). Thể hiện trong Những luận cương về phong trào cách mạng ở các nước
thuộc địa và nửa thuộc địa: Chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các
thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến (4).

Ðối với Hồ Chí Minh, qua nghiên cứu phong trào cách mạng thuộc địa, ngay từ
năm 1921, Người đã nhận định: "trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của
chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở
phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn"(5). Năm 1924, Hồ Chí Minh khẳng
định, cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính
quốc, mà có thể giành thắng lợi trước. Hơn nữa, yêu cầu bức thiết của sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc không cho phép ỷ lại, ngồi chờ thắng lợi của cách mạng vô sản ở

viii
châu Âu để được trả lại nền độc lập cho các dân tộc thuộc địa. Ðây là một quan điểm
cách mạng sáng tạo của Hồ Chí Minh, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với phong
trào cách mạng thế giới. Ðặc biệt, đối với cách mạng Việt Nam, luận điểm cách mạng của
Hồ Chí Minh đã được vận dụng một cách chủ động, sáng tạo trong tiến trình vận động
cách mạng giải phóng dân tộc. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt
Nam, là một minh chứng khẳng định luận điểm của Hồ Chí Minh hoàn toàn đúng đắn.

• Về vấn đề lực lượng cách mạng

Theo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, "Cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng"; phát triển tư tưởng của Mác - Ăng-ghen trong điều kiện mới, V.I.Lê-nin khẳng
định: Không có sự đồng tình và ủng hộ của đại đa số nhân dân lao động đối với đội tiên
phong của mình, tức là đối với giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sản không thể thực hiện
được… (6). Mặc dù đánh giá cao vai trò của quần chúng,"quần chúng là những người
làm nên lịch sử", nhưng theo V.I.Lê-nin: "Chỉ có giai cấp vô sản công nghiệp ở thành thị,
do đảng cộng sản lãnh đạo, mới có thể giải phóng quần chúng lao động" (7). Phải chăng
quan điểm này chỉ đúng với điều kiện của các nước tư bản phát triển, nơi có phong trào
công nhân lớn mạnh, mà không đúng với điều kiện ở các nước thuộc địa có nền kinh tế
kém phát triển, (chủ yếu là sản xuất nông nghiệp), cơ cấu dân số có tới hơn 90% là nông
dân.

Lấy "mẫu số chung là lòng yêu nước", lực lượng cách mạng là toàn dân tộc, không
phân biệt đảng phái, giai cấp, tôn giáo... đó là tư tưởng bắt nguồn từ truyền thống đại
đoàn kết dân tộc, được Hồ Chí Minh thể hiện bằng một sắc thái mới, tư duy mới trong
thời đại mới. Những quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong việc tổ chức, tập hợp xây dựng lực lượng, tiến hành cách
mạng giải phóng dân tộc giành thắng lợi ở Việt Nam. Ðồng thời góp phần chống lại tư
tưởng "tả khuynh", hẹp hòi trong Phong trào Cộng sản và Công nhân quốc tế; góp phần
ngăn chặn sự ảnh hưởng của nó đối với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.

ix
=> Những quan điểm của Hồ Chí Minh là thành quả của một tư duy sáng tạo, thể hiện tư
tưởng cách mạng và khoa học, được kiểm chứng trong tiến trình đấu tranh cách mạng
Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới. Tuyệt nhiên đó không phải là sự vay mượn,
hay "nhập khẩu cách mạng". Quan điểm của Người thấm đượm khát vọng của nhân dân
Việt Nam về độc lập, tự do, công bằng, văn minh, ấm no, hạnh phúc hướng tới mục tiêu
phục vụ cho quyền lợi và khát vọng của dân tộc, hòa quyện trong tình yêu giai cấp, yêu
nhân loại, đượm tính nhân văn, không có ranh giới quốc gia ngăn cách.

2.2 Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và
có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc là một sáng
tạo lớn của chủ tịch HCM
• Quốc tế Cộng sản chưa đánh giá đúng tiềm lực và khả năng to lớn của cách mạng giải
phóng dân tộc ở thuộc địa. Với thực tế vấn đề này do chưa đánh giá hết các tiềm lực và
khả năng to lớn của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa nên chính quốc tế Cộng
sản đã xem nhẹ vai trò của cách mạng thuộc địa. Coi cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào
cách mạng vô sản ở chính quốc.

• Tại đại hội lần thứ 6 của quốc tế Cộng sản năm 1928 đã thông qua Những luận cương
về phong trào cách mạng trong các nước thuộc địa và nửa thuộc địa . Trong đó đã khẳng
định rằng chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các nước thuộc địa khi giai
cấp vô sản vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến. Quan điểm này có tác
động không tốt làm giảm đi tính chủ động tính sáng tạo của nhân dân các dân tộc thuộc
địa.

• Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân chống chủ nghĩa đế quốc giành độc lập
cho dân tộc , Quán triệt tư tưởng của Lênin về mối quan hệ trên chặt chẽ giữa cách mạng
vô sản ở chính quốc với phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Ngay từ rất sớm lãnh
tụ Nguyễn Ái Quốc đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa cách mạng vô sản ở chính quốc
với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc nhận mạnh
mối quan hệ này là mối quan hệ bình đẳng không lệ thuộc phụ thuộc vào nhau giống như

x
quan điểm của quốc tế Cộng sản Quan điểm Nguyễn ái quốc thể hiện trong đại hội 5 của
quốc tế Cộng sản tác phẩm bản án chế độ thực dân Pháp, thắng lợi cách mạng tháng 8 đã
chứng minh.

2.3 Hồ Chí Minh khẳng định “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải đi
theo con đường Cách mạng vô sản”
Yêu nước và kiên quyết chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền và nền độc lập là
truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước
của dân tộc, tận mắt chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, nhân dân đói khổ lầm than, ngày
5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước
mới cho dân tộc. Mang trong mình khát vọng giải phóng dân tộc, qua nhiều năm bôn ba ở
nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm ra con đường
cách mạng đúng đắn - con đường cách mạng vô sản. Người khẳng định: “Muốn cứu nước
và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”(1).

• Sự thất bại của phong trào yêu nước Nguyễn Ái Quốc sang phương Tây tìm con đường
cứu nước.

Chứng kiến sự thất bại của phong trào yêu nước Việt Nam theo ý thức hệ phong
kiến và ý thức hệ tư sản. Cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 ý thức hệ phong kiến điển hình
là phong trào Cần Vương, ý thức hệ tư sản là con đường cứu nước của cụ Phan Bội Châu
và cụ Phan Châu Trinh.

=> Hồ Chí Minh quyết định sang phương Tây tìm con đường cứu nước giải phóng dân
tộc theo phương hướng mới.

• Trong quá trình bôn ba tìm con đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc đã khảo sát, nghiên
cứu các cuộc cách mạng tư sản Pháp. Người không chỉ những nghiên cứu về mặt lý luận
mà người con tổng kết thực tiễn thông qua quá trình chứng kiến giai cấp tư sản giai cấp
công nhân và quần chúng nhân dân lao động ở những nước tư bản chủ nghĩa phát triển
nhất.

xi
=> Nguyễn Ái Quốc quyết định không đi theo con đường cách mạng tư sản.

• Nghiên cứu cách mạng tháng mười Nga; tiếp cận Luận cương của Lênin, Nguyễn Ái
Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn-Cách mạng vô sản, vận dụng sáng tạo cách
mạng Việt Nam.

Năm 1917: Người đã kết luận rằng “ Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mạng cách mạng
Nga là thành công và thành công đến nơi ”.Nghĩa là dân chúng hưởng cái hạnh phúc, tự
do, bình đẳng thật không phải là tự do, bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp
khoe khoang bên An Nam.

=> Cách mạng Việt Nam phải đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin

Năm 1920: sau khi nghiên cứu bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân
tộc và thuộc địa của Lênin Nguyễn Ái Quốc tìm thấy ở đó con đường cứu nước giải
phóng dân tộc đúng đắn. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc
không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”.Đây là con đường
cách mạng triệt để nhất phù hợp nhất với yêu cầu của cách mạng Việt Nam, một xã hội
thuộc địa nửa phong kiến.

2.4 Lí do HCM đưa ra quan điểm:”CMGPDT phải được tiến hành chủ động”
2.4.1 Do có sự khác nhau về quan điểm giữa HCM và Quốc tế Cộng Sản
Trong khi Quốc tế Cộng sản đánh giá thấp vị trí, vai trò của cách mạng thuộc địa
trong mối quan hệ với cách mạng vô sản ở chính quốc, Nguyễn Ái Quốc lại đưa ra những
quan điểm khác với quan điểm của Quốc tế Cộng sản. Người đã chỉ rõ cái sai của Quốc tế
Cộng sản lúc bấy giờ và tìm ra được liều thuốc vực dậy cuộc cách mạng thuộc địa.
Nguyễn Ái Quốc ; ngay cả những người lãnh đạo Quốc tế Cộng sản lúc bấy giờ cũng đặt
cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc, đặt sự nghiệp giải
phóng dân tộc phụ thuộc vào sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, coi phong trào giải
phóng dân tộc là “hậu bị quân” của cách mạng vô sản ở chính quốc.

xii
Vận dụng công thức của C.Mác, với nhận thức cách mạng giải phóng dân tộc cần
được tiến hành chủ động, sáng tạo, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “… Công cuộc giải phóng anh
em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”. Theo Người, tất cả
sinh lực của chủ nghĩa tư bản, đế quốc đều lấy ở các xứ thuộc địa.

Người đã lấy hình ảnh con đỉa hai vòi để minh họa cho chủ nghĩa tư bản lúc bấy
giờ với hai đầu hút máu ở chính quốc và thuộc địa. Khi đánh vào đầu ở chính quốc, nó sẽ
tích cực hút máu ở thuộc địa làm cho sức sống của thuộc địa cạn kiệt, sức đấu tranh
không còn, con đỉa bị đánh nhanh chóng hồi phục và quay lại chống cách mạng chính
quốc, điều đó không những gây tổn thất cho phong trào chống cách mạng chính quốc mà
còn khiến nó quen mùi, hút mạnh hơn ở thuộc địa. => chỗ này pp minh họa bằng ảnh

2.4.2 Do nhận thấy được sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước lúc bấy giờ
Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa là tất yếu. Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng
nhân dân thuộc địa đang tiềm ẩn một sức mạnh to lớn mà cách mạng giải phóng dân tộc
là sự nghiệp thiết thân của họ, họ phải đứng lên tự giải phóng mà không thể dựa vào sự
cầu viện ở bất cứ ai. Nếu được thức tỉnh thì nhân dân thuộc địa sẽ là một lực lượng khổng
lồ có thể làm nên sự nghiệp cách mạng. Hồ Chí Minh nhận thấy, thuộc địa là một khâu
yếu nhất trong hệ thống của chủ nghĩa đế quốc, còn chủ nghĩa yêu nước ở thời hiện đại
đã thực sự trở thành động lực giải phóng dân tộc.

Người cũng chỉ ra rằng, cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa cùng với
các dân tộc cần đoàn kết để tiến hành một cuộc cách mạng triệt để. Một mặt tấn công ở
chính quốc, đồng thời cũng tấn công ở thuộc địa, khi bị đau ở cả hai đầu, “con đỉa” ấy sẽ
có xu hướng quay về giữ sân nhà của mình, tạo đà cho cuộc cách mạng thuộc địa giành
thắng lợi. (khúc này minh họa trên slide = vài hình với chữ cũng đc á bà)

Sau khi mất nguồn sinh lực của mình, sức mạnh của chủ nghĩa tư bản dần dần bị
suy giảm, lúc ấy cách mạng ở chính quốc sẽ đặt dấu chấm hết cho chúng. Người khẳng
định: Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể nổ ra và giành thắng lợi trước

xiii
cách mạng vô sản ở chính quốc, rồi sau đó giúp đỡ cho những người anh em của mình ở
chính quốc trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn.

=> Nhận thức đúng vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa và sức mạnh dân
tộc. Nguyễn Ái Quốc cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc từ thuộc địa có thể giành
thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.

III. KẾT LUẬN

Quan điểm sáng tạo về giải phóng của Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận rằng nước
ta có khả năng nổ ra và giành thắng lợi trước cách mạng thuộc địa so với cách mạng vô
sản chính quốc do một quan điểm có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, góp phần tạo nên
thắng lợi của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.

Về giá trị lý luận: Đây là một cống hiến vô cùng quan trọng vào kho tàng lý luận Mác –
Lênin

Về giá trị thực tiễn: Đây là quan điểm có ý nghĩa thực tiễn to lớn, giúp cách mạng giải
phóng dân tộc ở Việt Nam không thụ động, ỷ nại chờ sự giúp đỡ từ bên ngoài mà luôn
phát huy tính độc lập tự chủ, tự lực, tự cường. Nhờ đó mà cách mạng Việt Nam giành
được thắng lợi vĩ đại. Đồng thời nó cũng góp phần định hướng cho phong trào giải phóng
dân tộc ở các nước khác trên thế giới trong thời kì bấy giờ. Thực tiễn cách mạng ở một số
nước thuộc địa và cách mạng Việt Nam đã chứng minh rằng đây là một tư tưởng hoàn
toàn đúng đắn.

xiv
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/v-i-
lenin/nghien-cuu-hoc-tap-tu-tuong/quan-diem-cua-chu-nghia-mac-lenin-ve-
chu-nghia-quoc-te-vo-san-3486
2. https://dangcongsan.vn/tieu-diem/nhung-luan-diem-sang-tao-cua-chu-tich-
ho-chi-minh-ve-van-de-dan-toc-va-thuoc-dia-71775.html
3. https://tcnn.vn/news/detail/48328/Nhung-sang-tao-ly-luan-cua-Ho-Chi-
Minh-ve-cach-mang-giai-phong-dan-toc-va-gia-tri-thoi-dai.html
4. https://nhandan.vn/nhung-sang-tao-cua-ho-chi-minh-ve-van-de-dan-toc-
thuoc-dia-va-cach-mang-giai-phong-dan-toc-post649326.html

xv

You might also like