You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VIệt Nam

KHOA NGỮ VĂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU KHẢO SÁT

Xin chào quý anh/chị! Chúng tôi là nhóm sinh viên thuộc lớp K21CBC1 Cử nhân ngành
Báo Chí, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. Hiện tại, chúng
tôi đang tiến hành thực hiện bài tập trong khuôn khổ học phần “Báo chí và Dư luận xã
hội” với đề tài "Dư luận xã hội và phản ánh của báo chí về vấn đề cuộc gọi lừa đảo từ
công nghệ AI”.Chúng tôi kính mong được sự hỗ trợ của quý anh/chị bằng cách đồng ý
trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát này. Chúng tôi cam kết các thông tin thu được từ
phiếu này sẽ được xử lý theo nguyên tắc ẩn danh và chỉ được sử dụng cho mục đích thực
hiện và hoàn thành bài tập môn học.

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý anh/chị!

PHẦN 1. THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI KHẢO SÁT

1. Độ tuổi

 Dưới 18 tuổi  Từ 18-25 tuổi  Trên 25 tuổi

2. Giới tính

 Nam  Nữ

3. Xuất thân

 Nông thôn  Thành Thị


PHẦN 2. CÂU HỎI KHẢO SÁT

1. Bạn và người quen của bạn đã từng gặp phải hay nghe nói đến “Cuộc gọi lừa
đảo từ công nghệ AI” chưa?
 Đã từng  Chưa từng
2. (Nếu gặp rồi) Bạn đã xử lý tình huống đó như thế nào?
…………………………………………....................................................................
…………………………………………....................................................................
…………………………………………....................................................................
3. Bạn biết đến vấn đề này qua những nền tảng hay cách thức nào?
 Người thân quen kể lại
 Truyền hình thời sự
 Báo in/ Báo mạng
 Mạng xã hội (Tiktok, Facebook, Youtube,…)
 Khác……………………………………………………………………………..
4. “Cuộc gọi lừa đảo từ công nghệ AI” thường nhắm vào đối tượng nào?
 Người trẻ tuổi

 Người không quá rành về công nghệ hiện đại

 Người cao tuổi

 Tất cả mọi người, không trừ bất kì ai


5. Bạn nghĩ như thế nào về những cuộc gọi đến từ số lạ?

 Rất hoang mang, lo sợ cho bản thân và gia đình.

 Không mấy quan tâm, mặc kệ và cúp máy.


6. Theo bạn, kẻ gian thường sử dụng cách tiếp cận nào để tạo sự tin tưởng với
người nghe?
 Kẻ gian có thể lựa chọn một giọng nói tự tin, thân thiện, truyền cảm để tạo ấn
tượng tốt với người nghe.
 Kẻ gian có thể cung cấp một lượng thông tin chính xác và đáng tin cậy ban
đầu để tạo sự tín nhiệm.
 Kẻ gian có thể sử dụng tên và thông tin của các chuyên gia, người nổi tiếng
hoặc tổ chức uy tín thật.
 Kẻ gian có thể tạo ra các chứng cứ giả mạo như tài liệu, bài viết từ các nguồn
uy tín để tạo ra bằng chứng ủng hộ lập luận của họ.
 Kẻ gian có thể ăn cắp nguồn dữ liệu (SĐT, email, hình ảnh khuôn mặt,…) của
người dùng từ các dịch vụ khác như ngân hàng, kênh mua sắm trực tuyến, app
chụp ảnh…
 Khác……………………………………………………………………………..
7. Nguyên nhân nào khiến cuộc gọi sử dụng trí tuệ nhân tạo trở nên hấp dẫn với
kẻ gian?
 Tự động hoá, không cần sự can thiệp của con người.
 Có thể được thiết kế để gây ra cảm xúc, tạo áp lực hoặc tạo ra tình huống cấp
bách, dẫn đến việc người nghe sẵn sàng cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài chính
một cách nhanh chóng.
 Kẻ gian có thể ẩn mình sau các hệ thống trí tuệ nhân tạo, làm cho việc theo dõi
và truy tìm họ trở nên khó khăn hơn so với việc tương tác trực tiếp với con người.
 Khác……………………………………………………………………………..
8. Vì sao trên các diễn đàn mạng xã hội/ truyền hình đều đã chia sẻ, cảnh báo về
“Cuộc gọi lừa đảo từ công nghệ Al” nhưng tình trạng này vẫn tiếp tục được
diễn ra thậm chí mạnh mẽ hơn và vẫn có nhiều người mắc phải?

 Hình thức lừa đảo đa dạng, khó đề phòng


 Đánh trúng vào tâm lý của người dân
 Giọng nói, khuôn mặt,… qua video quá chân thật
 Không thật sự chú ý lắng nghe cảnh báo hoặc phớt lờ cảnh báo
 Khác……………………………………………………………………………..
9. Tại sao “Cuộc gọi lừa đảo từ công nghệ AI” đang trở thành một vấn đề ngày
càng nghiêm trọng?

 Gây hoang mang dư luận


 Gây tổn thất tài sản
 Gây mất niềm tin, mất đoàn kết nội bộ
 Khác……………………………………………………………………………..
10. Theo bạn, nên làm gì để hạn chế tình trạng “Cuộc gọi lừa đảo từ công nghệ
AI”?
 Không làm theo các yêu cầu bất thường của người gọi (chuyển khoản, cho vay
mượn tài sản,…)
 Chỉ cung cấp thông tin cá nhân trong những trường hợp thực sự cần thiết
 Đề phòng cho chính mình và cảnh báo đến người thân.

 Không mở các tệp đính kèm từ nguồn không rõ


 Kiểm tra danh tính người gọi.
 Khác……………………………………………………………………………..
11. Báo chí, truyền thông có đáp ứng đủ thông tin cho bạn về vấn đề “Cuộc gọi
lừa đảo từ công nghệ AI” không?
 Có  Không  Không quan tâm
12. Bạn có ý kiến nào khác về vấn đề này không?
…………………………………………....................................................................
…………………………………………....................................................................
…………………………………………....................................................................

XIN CẢM ƠN BẠN ĐÃ DÀNH THỜI GIAN TRẢ LỜI KHẢO SÁT !

You might also like