You are on page 1of 4

1.

Kế toán trưởng
- Xử lý các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong doanh nghiệp liên quan chủ yếu
về nhà hàng tiệc cưới.
- Tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động kế toán của nhà hàng tiệc cưới.
- Kiểm tra tính chính xác của các phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn bán hàng, biên
nhận cọc, quỹ tiền mặt hằng ngày.
- Thực hiện kiểm kê vào cuối tháng và lập báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh định kỳ cho Giám đốc.
- Kiểm tra soát xét lại toàn bộ các khoản doanh thu, chi phí phát sinh trong kỳ.
- Tổ chức kiểm kê toàn bộ tài sản, thiết bị dụng cụ theo định kỳ.
- Kiểm soát giá thành, chi phí, doanh thu, lãi lỗ, hàng tồn kho, công nợ và báo
cáo.
- Xây dựng và phổ biến các chính sách, quy trình chuyên môn đến toàn bộ
nhân viên trong phòng.
- Tổ chức lưu trữ tài liệu, hồ sơ kế toán đúng luật và đúng quy trình kiểm soát
hồ sơ.
- Thay mặt bộ phận tham gia các buổi họp giao ban của Nhà hàng tiệc cưới.
- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo yêu cầu của Ban Giám đốc chính xác
và kịp thời.
- Tham mưu cho Ban giám đốc về cải tiến công tác quản lý tài chính kế toán và
đầu tư
2. Kế toán tổng hợp
- Kiểm soát giá cả hàng hóa nhập vào, các loại chi phí dịch vụ mua vào và
doanh thu dịch vụ bán ra
- Xuất hóa đơn đầu ra

- Hoàn tất các báo cáo của công ty mỗi tháng.


- Ghi sổ tổng hợp cuối tháng
- Phân tích, tính giá thành sản phẩm
3. Kế toán doanh thu

- Theo dõi ấn chỉ, hóa đơn chứng từ

- Theo dõi công nợ

- Báo cáo thuế

-Báo cáo tổng hợp các hợp đồng đã ký

- Báo cáo tổng hợp doanh thu

- Kê khai các khoản chênh lệch, hoa hồng hoặc chiết khấu cho khách hàng

- Đối chiếu công nợ

- Xử lý các hợp đồng kinh tế phát sinh

4. Kế toán kho

- Theo dõi, quản lý việc xuất nhập tồn của hàng hóa ,nguyên vật liệu cũng như
theo dõi tài sản đầu vào

- Kiểm kê kho, đối chiếu với các bộ phận bếp, chế biến…

- Báo cáo kiểm kê tài sản

- Báo cáo kiểm hàng hóa số lượng, hạn dùng

- Kiểm tra chứng từ, ghi nhận các hàng hóa lưu kho không có chứng từ hợp lệ,
thiếu chữ kỹ của người nhận

- Xử lý, điều chỉnh lượng hàng hóa còn tồn đọng

- Phối hợp với các bộ phận kỹ thuật tiến hành bảo hành, bảo trì thiết bị

5. Thủ kho

- Kiểm tra các chứng từ nhập, xuất hàng theo đúng quy định

- Thực hiện việc nhập và xuất hàng cho cá nhân liên quan
- Nhận các chứng từ giao hàng, yêu cầu xuất hàng,
- Lưu và chuyển chứng từ xuất hàng cho bộ phận mua hàng hoặc kế toán theo
quy định của kế toán
- Ghi phiếu nhập, phiếu xuất sau đó đánh máy vào hệ thống phần mềm
- Theo dõi số lượng xuất nhập tồn hàng ngày và đối chiếu với định mức tồn
kho tối thiểu
- Đảm bảo tất cả các loại hàng hóa phải có định mức tồn kho tối thiểu ( chú ý
theo dõi số lượng tồn kho tối thiểu hàng ngày)
- Định kỳ theo kế hoạch lập các phiếu yêu cầu mua hàng đối với các vật tư phụ,
bảo lao động, dụng cụ cá nhân…
- Ký các chứng từ mua hàng và theo dõi nhập hàng
- Lập sơ đồ kho và cập nhật sơ đồ kho khi có phát sinh hàng hóa
6. Kế toán vật tư

- Theo dõi số lượng tài sản cố định, công cụ dụng cụ mua về và nhập vào phần
mềm theo quy định

- Theo dõi sự tăng - giảm số lượng tài sản, công cụ dụng cụ hiện có của nhà
hàng và cập nhật vào phần mềm

- Định kỳ hàng tháng phối hợp với phòng Nhân sự kiểm tra và đánh giá số liệu
công cụ dụng cụ hư hỏng, lập báo cáo và trừ vào phí dịch vụ

- Định kỳ hàng tháng phối hợp với các bộ phận liên quan tổ chức kiểm kê thực
tế tài sản, các loại máy móc, thiết bị, công cụ dụng cụ,… theo quy định

- Hạch toán khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ dụng cụ, các chi phí liên
quan khác và lập các bản báo cáo liên quan

7. Kế toán thanh toán

- Thanh toán trực tiếp qua ngân hàng hay thanh toán tiền mặt cho nhà cung cấp,
đối chiếu công nợ, nhận hóa đơn, rà soát phiếu đề nghị thanh toán, lập các
phiếu chi… Bên cạnh đó, còn thực hiện các công việc nội bộ trong doanh
nghiệp như trả lương cho nhân viên, thanh toán các khoản tiền chi từ bên ngoài

- Quản lí các khoản thu, theo dõi công nợ của cổ đông, khách hàng, nhân viên
và đôn đốc thu hồi nợ; theo dõi tiền gửi ngân hàng; quản lý và xác minh tính
hợp pháp các chứng từ thu, chi…

- Kết hợp với thủ quỹ để kiểm tra, đối chiếu tồn quỹ trong ngày, trong tháng

- Kiểm soát hoạt động thu ngân của doanh nghiệp đồng thời đối chiếu, kiểm tra
về tính hợp lý của những chứng từ và hạch toán vào sổ sách kế toán.

8. Thủ quỹ

- Nộp tiền vào ngân hàng khi tồn quỹ vượt mức theo quy định
- Theo dõi các khoản thu – chi bằng tiền mặt
- Thũ quỹ cần xem xét chi tiền ra theo đúng quy định
- Giải thích các khoản tiền thu và chênh lệch khi cấp trên yêu cầu
- Kiểm soát sự biến động của ngoại tệ
- Lưu trữ chứng từ.
- Báo cáo tiền mặt tại quỹ vào cuối mỗi ngày
- Lập báo cáo kiểm kê vào cuối tháng
9. Thu ngân

- Viết hóa đơn bán hàng, kiểm tra hàng hóa tại quầy, báo cáo thu chi cuối ngày.
Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu viết hóa đơn, hỗ trợ khách điền đúng
thông tin doanh nghiệp và thông tin hóa đơn.

- Chịu trách tổng kết doanh thu trong ngày theo các hình thức tiền mặt, tiền
chuyển khoản, thẻ thanh toán hoặc ví điện tử. Cùng với đó theo dõi tình hình
xuất nhập hàng hóa tại nhà hàng

- Báo cáo tổng kết hoạt động bán hàng trong ngày để cập nhật được tình hình
kinh doanh kịp thời.

You might also like