You are on page 1of 7

Phân tích môi trường chính trị của Việt Nam trong giai

đoạn 1996-2021
Việt Nam nằm trong một khu vực nơi mà một số quốc gia vẫn dễ bị bất ổn chính
trị và kinh tế, tuy nhiên Việt Nam được hưởng lợi từ Chính phủ và cấu trúc xã hội ổn
định, trở thành một địa điểm lý tưởng để đầu tư vốn. Sau 40 năm hòa bình và phát
triển, Việt Nam đã trở thành một trong những điểm đến đầu tư tin cậy của nhiều quốc
gia do sự ổn định và nhất quán về chính trị. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để
các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn đầu tư vào Việt Nam là vấn đề an ninh, chính trị.
Chế độ chính trị ở Việt Nam hiện nay là chế độ xã hội chủ nghĩa do duy nhất một
Đảng lãnh đạo đó là Đảng Cộng Sản, là chế độ nhất nguyên chính trị, do nhân dân làm
chủ. Đảng vừa là hạt nhân của hệ thống chính trị, vừa là người lãnh đạo hệ thống chính
trị, là tổ chức nòng cốt của chế độ chính trị, vừa là lực lượng lãnh đạo chế độ chính trị.
Về phân quyền, hệ thống chính trị Việt Nam có sự phân quyền từ cấp Trung
ương đến địa phương và được điều hành bởi sự lãnh đạo tập thể của Tổng Bí thư Đảng
Cộng sản, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước. Chính sách được Đại hội Đảng quy
định 5 năm một lần và được điều chỉnh hai lần một năm bởi các cuộc họp toàn thể của
Ban Chấp hành Trung ương. Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác có trách nhiệm
thực hiện chính sách. Quốc hội có quyền thông qua, sửa đổi Hiến pháp và Luật, quyết
định các vấn đề quan trọng của quốc gia (chính sách đối nội, đối ngoại, kinh tế - xã
hội, chính trị, an ninh, hoạt động của các cơ quan nhà nước) và giám sát mọi hoạt động
của các cơ quan nhà nước.
Để đánh giá về mức độ đầu tư của một nước thông qua môi trường chính trị, ta
cần xét về chỉ tiêu mức độ ổn định chính trị của một nước. Mức độ chính trị được uớc
tính đưa ra điểm số của quốc gia trên chỉ số tổng hợp, theo đơn vị của phân phối
chuẩn, tức là nằm trong khoảng từ -2,5 đến 2,5. Các điểm số dương gần 2.5: Cho thấy
quốc gia đó được đánh giá có mức độ ổn định chính trị cao và ít có khả năng gặp phải
bạo lực hoặc khủng bố chính trị. Điểm số càng cao càng tượng trưng cho sự an toàn và
ổn định. Các điểm số âm gần -2.5: Cho thấy quốc gia đó được đánh giá có mức độ ổn
định chính trị thấp và có khả năng gặp phải bạo lực hoặc khủng bố chính trị cao. Điểm
số càng thấp càng tượng trưng cho mức độ không ổn định và nguy cơ về an ninh chính
trị. Các điểm số gần 0: Cho thấy một mức độ trung bình về ổn định chính trị và sự
vắng mặt của bạo lực/ khủng bố chính trị.

1
Mức độ ổn định chính trị của Việt Nam
0.6
giai đoạn 1996-2021
0.5

0.4

0.3

0.2

0.1

0
6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1
99 99 99 99 00 00 00 00 00 00 00 00 00 00 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 02 02
-0.11 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2

-0.2

Nguồn: Worldbank
Mức độ ổn định chính trị trung bình của Việt Nam trong giai đoạn này là
0.205151. Con số này cho thấy các điểm số gần 0 trong các năm chỉ ra mức độ trung
bình về ổn định chính trị và sự vắng mặt của bạo lực/ khủng bố chính trị.
- Giai đoạn 1996-2001
Trong giai đoạn này, nổi bật là khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, còn
được gọi là "khủng hoảng tiền tệ châu Á" hay "khủng hoảng tài chính Đông Á," mặc
dù World Bank không ghi nhận số liệu vào năm 1997 về mức độ ổn định chính trị của
các nước nhưng nó đã có tác động lớn đến nhiều nước trong khu vực và Việt Nam
không phải là ngoại lệ. Cụ thể, khủng hoảng tài chính có thể ảnh hưởng đến chính trị,
khả năng quản lý và lãnh đạo của chính phủ. Sự áp lực từ phản đối và sự không hài
lòng trong xã hội có thể gây ra thách thức cho tầng lãnh đạo, yêu cầu họ phải đối phó
với tình hình khó khăn. Tuy nhiên, số liệu các năm 1996, 1998, 1999, 2000, 2001 cho
thấy mức độ ổn định chính trị của Việt Nam vẫn dao động gần 0, những con số này thể
hiện rằng nền chính trị của nước ta không bị chi phối quá nhiều bởi các tác động bên
ngoài. Nguyên nhân có thể do Việt Nam có một đảng cẩm quyền nên có khả năng ra
quyết định nhanh chóng và thực hiện các biện pháp chính sách hiệu quả, giúp chính trị
ổn định, ít bị tác động từ bên ngoài. Ngoài ra, chế độ xã hội chủ nghĩa thường đặt nhà
nước trong vị trí quan trọng để kiểm soát và hướng dẫn hoạt động kinh tế nhằm đảm
bảo rằng kinh tế phục vụ mục tiêu xã hội chung, nên dù các động tiêu cực của cuộc
khủng hoảng ảnh hưởng nặng ra sao thì nền chính trị của Việt Nam vẫn đảm bảo tính
minh bạch và không xảy ra sự lạm dụng quyền lực.

2
 Giai đoạn 2002-2005
Dựa vào số liệu trên, trong giai đoạn này, mặc dù mức độ ổn định chính trị của
nước ta có phần giảm sút vào các năm đầu 2002-2003, tuy nhiên nó vẫn có xu hướng
tăng vào các năm tiếp theo và đặc biệt là tăng vọt vào năm 2005. Cụ thể:

 2002-2003: Trong 2 năm này mức độ ổn định chính trị của Việt Nam liên tục
giảm xuống so năm trước lần lượt là 0.35368 và 0.12642, điều này đồng nghĩa
với sự biến động hoặc không ổn định trong hệ thống chính trị, có thể là do các
yếu tố như thay đổi chính sách, sự kiện quốc tế hay nội bộ quốc gia.
 2004-2005: Giai đoạn này chứng kiến mức độ ổn định chính trị tăng đáng kể
lần lượt là 0.15015 và 0.48404, cho thấy sự cải thiện trong tình hình chính trị
so với các năm trước, điều này phản ánh các biện pháp ổn định và cải thiện
trong hệ thống chính trị của nước ta. Đặc biệt 2005, có các sự kiện quan trọng
ảnh hưởng đến mức độ ổn định chính trị của Việt Nam như: Việt Nam đã tổ
chức cuộc bầu cử cho Quốc hội, là cơ quan lập pháp hàng đầu. Cuộc bầu cử
này có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện tính minh bạch và tăng cường
động viên của chính trị dân chủ tại Việt Nam. Hơn nữa, Chính trị Việt Nam
năm 2005 cũng chứng kiến sự tập trung vào việc xử lý các vụ án tham nhũng
nổi bật, nhằm tạo ra sự minh bạch và công bằng trong quản lý tài chính và
quản lý nhà nước.
Trong giai đoạn 2002-2005, mức độ ổn định của Việt Nam đã trải qua sự biến
đổi. Từ sự giảm giá trị ổn định chính trị trong giai đoạn đầu (2002-2003) đến sự cải
thiện trong năm 2004 và đỉnh điểm là 2005 có thể thấy Việt Nam đã duy trì mức độ ổn
định chính trị tương đối cao. Chính phủ và cơ quan chính trị của nước ta đã giữ vững
quyền lực và duy trì sự kiểm soát vững chắc.

 Giai đoạn 2006-2021


Nhìn chung, mức độ ổn định chính trị của Việt Nam có xu hướng giảm đáng kể
so với các giai đoạn trước, có thể là do sự mở rộng và đa dạng hóa chính sách mở nền
kinh tế. Việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do và tổ chức thương
mại Thế Giới (WTO) có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sự ổn định chính trị trong nước.
Ngoài ra, còn có thể do sự biến đổi kinh tế, xã hội và sự đa dạng quan điểm chính trị
hay những yếu tố quốc tế không lường trước như đại dịch COVID-19. Cụ thể

 Năm 2005-2010: Việt Nam gia nhập WTO và mở cửa thị trường với các quốc
gia thành viên khác tạo cơ hội xuất-nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, thu
hút FDI. Mặc dù điều này đem đến nhiều cơ hội phát triển kinh tế nhưng cũng
đặt ra thách thức về mặt chính trị. Sự ổn định chính trị nội bộ trong giai đoạn
này có thể được coi là tương đối ổn dịnh nhưng vẫn còn một số hạn chế như
3
tham nhũng và bất bình đẳng. Tuy nhiên, mức độ ổn định chính trị được ghi
nhận có phần tăng nhẹ từ 0,16526 (2008) đến 0,27177 (2009) nhưng không
đáng kể so với sự sụt giảm trong các năm tiếp theo.
 Năm 2011-2016: Sự ổn định chính trị tại Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì ở mức
độ trung bình, chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp như cải cách hành
chính, cải thiện môi trường kinh doanh. Tuy nhiên cũng có những vụ việc gây
ra sự bất bình đẳng xã hội và mâu thuẫn về đất đai gây ra một số biểu tình và
phản đối của người dân với Chính phủ. Cụ thể vào năm 2014, mức độ ổn định
chính trị của nước ta giảm sâu xuống còn -0,02234. Nguyên nhân là do việc
Trung Quốc đặt dàn khoan 981 tại Biển Đông Việt Nam (tháng5), các biểu
tình và diễn đàn trực tuyến đối với vấn đề Biển Đông đã tạo ra tình hình căng
thẳng về chính trị Quốc tế và ảnh hưởng nặng nề đến mối quan hệ Việt Nam-
Trung Quốc.
 Năm 2017-2021: Trong giai đoạn này, rõ ràng mức độ ổn định chính trị của
Việt Nam tụt giảm đáng kể, đỉnh điểm đạt mức âm chưa từng có vào năm
2020 (-0,07957) và vào 2021 (-0,1146) do Việt Nam thành công tổ chức hội
nghị APEC (2017), tạo cơ hội thể hiện vị trí và vai trò quốc gia trong cộng
đồng khu vực và quốc tế, ngoài những thuận lợi về kinh tế- xã hội mang đến
cho Việt Nam thì nó còn đem lại nhiều thách thức ảnh hưởng đến chính trị như
là tham nhũng và phân phối không công bằng. Đặc biệt 2018-2021, có nhiều
sự kiện diễn ra gây ảnh hưởng tới độ ổn định chính trị của Việt Nam. Cụ thể:
Việc phát hiện và xử lý các vụ việc tham nhũng tạo ra sự bất đồng trong xã hội
và gây nhiều ảnh hưởng tới chính trị; đại dịch COVID-19 khiến Chính phủ
Việt Nam phải đối mặt với thách thức quản lý và kiểm soát dịch bệnh bằng các
biện pháp như hạn chế di chuyển, cách ly xã hội. Cách tiếp cận này đã tác
động đến người dân và gây ra nhiều phản đối và bất bình với Nhà nước. Ngoài
ra, đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến toàn cầu, nên nhiều đối tượng trong Cơ
quan Chính trị đã lạm dụng chức quyền để thực hiện những hành vi tham ô,
tham nhũng ảnh hưởng tới sự ổn định chính trị của nước ta.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2006-2021 mức độ ổn định chính trị của Việt Nam
vẫn giao động tại điểm 0, Việt Nam đã duy trì sự ổn định về mặt chính trị mặc dù đối
mặt với nhiều thách thức. Chính phủ đã tập trung vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế
và cải cách thể chế để thích nghi với sự biến đổi toàn cầu. Mặc dù có sự biến đổi trong
tình hình chính trị với sự thay đổi về lãnh đạo và sự kiện chính trị, quốc gia vẫn duy trì
sự ổn định chính trị về mặt cơ bản. Tuy nhiên, vẫn có một số thách thức về mức độ ổn
định chính trị như những vụ việc liên quan đến tham nhũng, không minh bạch trong
quản lý tài chính và nguồn lực.

4
 So sánh mức độ ổn định chính trị của Việt Nam với Lào, Campuchia, Thái Lan.

Mức độ ổn định chính trị của một số nước ASEAN


giai đoạn 1996-2021
1

0.5

0
96 97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22
19 19 19 19 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20

-0.5

-1

-1.5

-2

Vietnam Thailand Cambodia Lao PDR

Nguồn: Worldbank
Trong giai đoạn 1996-2021, mức độ ổn định chính trị của các nước trên đã có sự
biến đổi. Việt Nam và Lào duy trì mức độ ổn định chính trị tương đối, trong khi
Campuchia đang phục hồi sau xung đột và Thái Lan đang trải qua các biến động do
đảo chính và biểu tình. Tuy nhiên, nhìn chung mức độ ổn định về chính trị của 3 nước
Đông Dương có phần tương đồng. Nguyên nhân là do: Cả ba quốc gia đều có hệ thống
chính trị một đảng, trong đó một đảng chính thống kiểm soát quyền lực chính trị. Đảng
Cộng sản Việt Nam (Việt Nam), Đảng Cộng sản Lào (Lào) và Đảng Nhân dân
Campuchia (Campuchia) đều là những đảng cầm quyền trong nước. Hơn nữa, 3 nước
này đều theo mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa, với sự tham gia mạnh mẽ của nhà nước
trong việc quản lý và điều hành kinh tế. Không chỉ có vậy Việt Nam, Lào và
Campuchia đều duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các quốc gia trong khu vực và trên
thế giới. Đối với Việt Nam và Lào, cả hai quốc gia thường xuyên hợp tác do cùng
thuộc khối Liên minh Kinh tế ASEAN, trong khi Campuchia cũng có mối quan hệ
quan trọng với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Mặt khác các nước này đều
phải đối mặt với những thách thức chính trị như việc duy trì ổn định chính trị, phát

5
triển kinh tế bền vững, và giải quyết các vấn đề xã hội như nghèo đói và không bình
đẳng.

+ Về 3 nước Đông Dương:

 Giai đoạn trước 2002: Mức độ ổn định của Việt Nam và Lào cao hơn
Campuchia do trong giai đoạn này Campuchia đang hứng chịu những tác
động xấu của các cuộc xung đột chính trị và bạo động trong nước. Lào bị ảnh
hưởng nhẹ bởi cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á (1997) nhưng dần phục hồi
về mức độ ổn định chính trị.

 Giai đoạn sau 2002: Mức độ ổn định chính trị của Việt Nam, Lào,
Campuchia đã có sự biến đổi khá tương đồng. Việt Nam duy trì mức độ ổn
định chính trị tương đối cao, với sự phát triển kinh tế và quản lý ổn định nội
bộ. Mức độ ổn định chính trị của Lào tăng cao đáng vượt trội so với 2 nước
còn lại do Lào đã cố gắng cải thiện bộ máy chính trị, tăng cường phát triển
kinh tế và quản lý ổn định nội bộ quốc gia. Còn về phía Campuchia đã bắt đầu
phục hồi sau những cuộc bạo loạn-xung đột nhưng vẫn còn phải đối mặt với
thách thức về chính trị và phát triển.
+ Về Thái Lan:
Thái Lan và các quốc gia Đông Dương có lịch sử và thể chế chính trị riêng biệt.
Cả ba quốc gia Đông Dương đều có mô hình chính trị một đảng, trong khi Thái Lan đã
trải qua nhiều cuộc đảo chính và thay đổi chế độ chính trị. Thái Lan có một nền kinh tế
phát triển và đa dạng hơn so với các quốc gia Đông Dương, nhưng cũng đối mặt với
các vấn đề xã hội và kinh tế như bất ổn chính trị, bất bình đẳng kinh tế và xã hội. Thái
Lan cũng trải qua những thay đổi và tranh cãi trong chính trị nội bộ, bao gồm cuộc
biểu tình và sự thay đổi chế độ. Quan hệ với quân đội và vai trò của hoàng gia cũng có
thể tác động đến sự ổn định chính trị. Những điều này cho thấy mức độ ổn định chính
trị của Thái Lan có phần kém hơn so với Việt Nam, Lào, Campuchia.
Tóm lại, trong thập kỷ gần đây, Việt Nam đã duy trì mức độ ổn định chính trị
tương đối so với các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia và Lào. Việt Nam
đã thực hiện những biến đổi kinh tế và xã hội đáng kể, đồng thời duy trì sự ổn định
chính trị trong quá trình này. Thái Lan đã trải qua sự biến động chính trị với các cuộc
đảo chính và biểu tình trong thập kỷ qua, ảnh hưởng đến mức độ ổn định của quốc gia.
Campuchia đang từng bước phục hồi sau nhiều năm xung đột và khủng bố, nhưng vẫn
đối mặt với một số thách thức về chính trị và phát triển. Lào duy trì mức độ ổn định
6
chính trị tương đối và tập trung vào phát triển kinh tế và đời sống dân. Tuy nhiên, mức
độ ổn định chính trị là một vấn đề phức tạp và có thể thay đổi theo thời gian. Đánh giá
này cần dựa trên nhiều yếu tố như sự ổn định chính trị nội bộ, quan hệ đối ngoại, tình
hình kinh tế và xã hội.

You might also like