You are on page 1of 11



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI :

HỆ KÍ HIỆU CHÍNH TRỊ


CỦA NHẬT BẢN

Giáo viên : Trần Nam Tiến


Lớp : B QH19-21
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Trọng Nhân
Mã số sinh viên : 2157061118

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022

1
MỤC LỤC
I. Giới thiệu:..........................................................................................................................2
II. Hệ ký hiệu chính trị của Nhật Bản:.................................................................................2
1. Sự hình thành:...............................................................................................................2
1.1. Quốc kỳ:..................................................................................................................2
1.2. Quốc ca:..................................................................................................................4
2. Ý nghĩa...........................................................................................................................5
2.1. Quốc kỳ:..................................................................................................................5
2.2. Quốc ca:..................................................................................................................7
3. Tác động các hệ giá trị đối với đời sống chính trị:.....................................................8
III. Kết luận:.........................................................................................................................9
Nguồn tham khảo...................................................................................................................10

1
I. Giới thiệu:

Nhật Bản, một quốc gia châu Á có thể nói là được biết đến rất nhiều bởi độ nổi

tiếng không chỉ từ nền kinh tế phát triển với mức hạng GDP danh nghĩa theo quốc

gia xếp thứ ba thế giới 1 mà còn bởi độ phổ biến từ văn hoá của họ có thể kể đến

như phong cảnh, trang phục truyền thống, ẩm thực, hoạt hình, manga,… Từ đó,

khiến cho mức độ nhận diện của Nhật Bản trở nên phổ biến hơn. Để hiểu rõ hơn

về Nhật Bản, bài tiểu luận này sẽ tìm hiểu về các hệ ký hiệu chính trị của Nhật

Bản cụ thể là quốc kỳ và quốc ca.

II. Hệ ký hiệu chính trị của Nhật Bản:

1. Sự hình thành:

1.1. Quốc kỳ:

Từ thời xa xưa, trước khi bị ảnh hưởng bởi các tôn giáo ngoài nước, Nhật

Bản đã tồn tại một tôn giáo đó chính là Thần đạo 2 để thờ tự nhiên, linh hồn

và cả mặt trời nhằm để cầu thuận lợi trong canh tác nông nghiệp và ngư

nghiệp. Trong đó, Amaterasu Omikami là vị thần mặt trời tối cao trong

truyền thuyết được viết trong cuốn Cổ Sự Ký (tiếng Nhật: 古事記) 3 được

xem như là tổ tiên của hoàng tộc Nhật Bản, và điều đó cũng có thể lí giải

được lí do người Nhật lại chọn mặt trời làm biểu tượng quốc kỳ của mình.

1
Theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund)
2
Tiếng Nhật: 神道 (phiên âm có thể đọc là Shinto), có nghĩa là con đường các vị thần
3
Phiên âm đọc là Kojiki, Cổ Sự Ký là ghi chép cổ nhất của Nhật Bản ghi lại các truyền thuyết, thần thoại về
nguồn góc của nước Nhật và các vị thần được viết vào thế kỷ thứ 8

2
Nữ thần mặt trời Amaterasu Omikami. Nguồn: kilala.vn

Theo sử sách, lá cờ có hình mặt trời được sử dụng vào thời điểm sau sự

kiện Isshi vào năm 645 (tức năm đầu tiên của Taika) và xuất hiện trên văn

bản lần đầu năm 797. Trong cuốn Soku Nihongi (tiếng Nhật: 続日本紀)4

mô tả rằng Thiên hoàng Monmu đã treo lá cờ có hình mặt trời tại nghi lễ

Asaga vào năm 701 (năm đầu tiên của Taiho)5.

Trong lịch sử hình mặt trời ít hay có thể nói là hiếm khi nào được sử dụng

với màu đỏ, với mặt trời đa số người ta sẽ sử dụng màu vàng hoặc vàng

kim để biểu thị cho sự chói loá của ánh mặt trời, còn đối với mặt trăng thì

là màu trắng hoặc màu bạc. Vậy có thể suy ra giả thuyết rằng tại nghi lễ

Asaga vào năm đó có lẽ cờ Thiên hoàng đã dựng lên thực chất khác màu

với màu của quốc kỳ Nhật Bản hiện tại. Có người cho rằng lá cờ đó có thể

4
Soku Nihongi là cuốn sách lịch sử được biên soạn vào đầu thời kì Heian và được hoàn thành vào năm thứ 16
của lịch Enryaku (797)
5
Theo thongtinnhatban.net: “Người ta nói rằng lá cờ hình mặt trời được sử dụng sau cuộc đổi mới của Daika
(645), và lần đầu tiên xuất hiện trên văn bản là vào năm 797, "Shokunihongi".
Trong "Shoku Nihongi", người ta nói rằng thiên hoàng Monmu (trị vì 697-707) đã giương cao lá cờ "hình mặt
trời" để trang trí cho địa điểm nghi lễ tại lễ Asaga năm 701…”.

3
có nền là màu đỏ với hình tròn tượng trưng cho mặt trời với màu sắc là

vàng hoặc vàng kim.

Vậy thì tại sao đến bây giờ màu sắc của quốc kỳ của Nhật Bản đã thay

đổi? Diều này có tể được giải thích bởi một giả thuyết đã được đưa ra là do

ảnh hưởng của chiến tranh Genpei (1180-1185) giữa hai gia tộc là gia tộc

Taira và gia tộc Genpei (hay gia tộc Minamoto), trong chiến tranh cả hai

gia tộc đều giương cao ngọn cờ Hinomaru nhưng về phía gia tộc Taira lại

chọn màu nền cờ là màu đỏ cùng với hình tròn màu vàng ở giữa, còn về

phía gia tộc Genpei, họ lại chọn màu nền cờ là màu trắng kết hợp với màu

đỏ ở hình tròn. Và kết quả của cuộc chiến như đã có thể đoán trước được

thì phần thắng cuối cùng đã nghiêng về gia tộc Genpei và đã hình thành

nên Mạc phủ Kamamura sau này. Và cũng chính vì nguyên nhân đó mà có

lẽ về sau người dân Nhật đã chọn màu cờ của họ chính là cờ trắng và hình

tròn đỏ.6

Cờ của gia tộc Taira và cờ của gia tộc Genpei.


Nguồn: thongtinnhatban.net

Tuy có nguồn gốc từ rất lâu, nhưng mãi đến tận năm 1999, lá cờ Hinomaru

mới được công nhận là quốc kỳ của nước Nhật cùng với quốc ca của họ có

tên là Kimigayo.

1.2. Quốc ca:

6
Theo nguyên văn của kilala.vn: “…Cả hai gia tộc đều sử dụng cờ Hinomaru để làm biểu tượng đại diện cho thế
lực của mình, tuy nhiên khi đó đã có sự khác nhau về màu sắc cờ. Gia tộc Taira sử dụng cờ nền đỏ hình tròn
vàng, trong khi gia tộc Minamoto sử dụng cờ nền trắng hình tròn đỏ…”. (Luu, 2021)

4
Như đã đề cập đến ở trên, đến mãi năm 1999, khi Đạo luật về Quốc kỳ và

Quốc ca (tiếng Nhật: 国旗及び国歌に関する法律) được ban hành thì bài

hát Kimigayo (tiếng Nhật: 君 が 代 ) mới được chính thức trở thành bài

Quốc ca của Nhật Bản.

Trở về khoảng thời gian trước đó, khi Nhật vẫn chưa có quốc ca. Vào năm

1869, khi John William Fenton – trưởng ban nhạc quân đội người Ireland

đến nước Nhật, vì thấy nước Nhật chưa có một bản quốc ca nào nên ông

đã cùng với ông Oyama Iwao sáng tác ra một bản quốc ca cho nước Nhật.

Lời bài hát có những điểm tương đồng với quốc ca Anh do có sự ảnh

hưởng từ từ Fenton và phần nhạc cũng được ông Fenton sáng tác. Đến

năm 1870, ông đã trình diễn bản quốc ca này với tên gọi là Kimigayo cho

Thiên Hoàng Minh Trị nghe nhưng giai điệu bài hát này được cho rằng là

không phù hợp và sau đó đã bị loại bỏ.

Đến năm 1888, Kimigayo phiên bản hoàn thiện do Hiromori Hayashi và

Franz Ecker đã ra đời. Trong đó, phần nhạc thì do ông Franz Ecker đảm

nhiệm .Còn về phần lời được viết bởi Hiromori Hayashi được lấy cảm

hứng từ Kokinshu -một tuyển tập thơ waka 7 của Nhật Bản được viết từ thế

kỉ 10. Từ đó, nên quốc ca Nhật Bản cũng được mệnh danh là quốc ca có

lời bài hát cổ nhất thế giới.

2. Ý nghĩa

2.1. Quốc kỳ:

Quốc kỳ Nhật Bản (tiếng Nhật: 日本の国旗 ) 8 là một lá cờ có một hình

tròn màu đỏ trên một nền màu trắng. Về mặt pháp lý, quốc kỳ của họ được

gọi là Nisshoki (tiếng Nhật:日章旗)9 nhưng thường được quen gọi với cái
7
Waka (和歌: hoà ca) là một thể loại thơ cổ điển của Nhật Bản
8
Phiên âm có thể đọc là Nihon no Kokki hoặc Nippon no Kokki
9
Nghĩa là là cờ Nhật Bản hay cờ Mặt Trời

5
tên khác là Hinomaru (tiếng Nhật: 日の丸)10 một tên gọi thông tục hơn và

có nguồn gốc xa xưa hơn. Tên Hinomaru đã được sử dụng từ xa xưa

nhưng lại không được pháp luật qui định rõ ràng trong quá khứ và được sử

dụng như là một tên gọi thông tục.

Hình dạng của lá cờ là một hình chữ nhật có chiều dài bằng 2/3 chiều dọc

và chiều ngang. Đường kính của hình tròn bằng ba phần năm chiều dọc,

chính giữa là trung tâm của lá cờ, màu nền là màu trắng và biểu tượng mặt

trời màu đỏ thẫm, đối xứng theo chiều dọc và chiều ngang.

Quốc kỳ Nhật Bản với tỷ lệ 2:3 (tỉ lệ ban đầu là 7:10)

Hình ảnh lá cờ của Nhật Bản được thiết kế rất đơn giản chỉ với hai màu
chủ đạo đó là màu trắng và màu đỏ. Trong đó màu trắng của nền cờ tượng
trưng cho sự trung thực, ngay thẳng, thanh khiết và trong trắng. Còn hình
tròn màu đỏ ở giữa tượng trưng cho mặt trời hay đúng hơn là một mặt trời
đang mọc, từ thời xa xưa người Nhật đã ý thức được đát nước mình nằm ở
phía Đông – phía mặt trời mọc. Thời kì Asuaka, Thái tử Shotoko đã gửi
một lá thư đến cho Tuỳ Dương Đế ở Trung Quốc với nội dung: “日出處天
子致書日沒處天子無恙云云”, nghĩa là “Vua của nước mặt trời mọc
xin chào vua của nước mặt trời lặn”. Và đó là lí do ta hay nghe nghe đến
Nhật Bản đến một cái tên khác đó là “Xứ sở Mặt trời mọc”. Ngoài ra hình
ảnh hình tròn màu đỏ đó còn tượng trưng cho cả nữ thần mặt trời

10
Nghĩa là vòng tròn mặt trời

6
Amaterasu, người đã khia phá ra nước Nhật theo truyền thuyết trong
Kojiki.

2.2. Quốc ca:

Lời bài hát Kimigayo:

Tiếng Nhật:

君が代は
千代に八千代に
さざれ石の
巌となりて
苔のむすまで

Phiên âm:
Kimi ga yo wa
Chi-yo ni yachi-yo ni
Sazare ishi no
Iwao to narite
Koke no musu made

Phiên dịch:

Thời đại của Quân chủ


Đến ngàn đời, đến tám ngàn đời
Những viên sỏi nhỏ
Kết thành những tảng đá
Tới khi rêu phong sinh trưởng.

Bản nhạc của Kimigayo

7
Kimigayo, bài quốc ca của Nhật Bản không chỉ sỡ hữu danh hiệu là bài

quốc ca có lời bài hát cổ nhất mà ngoài ra khi nhìn vào lời bài hát ta cũng

có thể thấy được rằng nó còn có một danh hiệu khác đó chính là bài quốc

ca ngắn nhất thế giới khi chỉ có 5 câu cùng với 32 kí tự.

Trong bài hát từ “Kimi” được dùng như là một danh từ để chỉ Hoàng đế

hoặc lãnh chúa và đi kèm với bài hát đó chính là lời cầu chúc cầu nguyện

đến vị Thiên Hoàng của mình (vì bài hát này được sáng tác vào lúc Thiên

Hoàng còn trị vì): “ Mong cho thời đại của ngày mãi trường tồn đến ngàn

đời khi những viên sỏi kết thành những tảng đá, khi những đám rêu trở nên

xanh tốt”

Tuy nhiên vào thời điểm sau Thế Chiến thứ hai, Thiên Hoàng đã không

còn quyền lực chính trị theo Hiến pháp nhưng việc khẳng định Kimigayo

là quốc ca trong Đạo luật về Quốc kỳ và Quốc ca được ban hành năm 1999

từ đó đã gây nên nhiều cuộc tranh cãi.

3. Tác động các hệ giá trị đối với đời sống chính trị:

Sau khi Đạo luật về Quốc kỳ và Quốc ca được ban hành, hướng dẫn của Bộ

giáo dục và đào tạo đã thông qua việc "vào các buổi lễ nhập học và lễ tốt

nghiệp, các trường học phải giơ cao quốc kỳ Nhật Bản và hướng dẫn học sinh

hát Kimigayo".11 Tuy nhiên vẫn có sự tranh cãi nổ về quốc ca và quốc kỳ xảy

ra với trung tâm là trường học 12. Trong khi Bộ giáo dục yêu cầu giáo viên phải

hát quốc ca thì một số giáo viên lại từ chối hát. Điều đó dẫn đến các xung đột

đến từ hai phía. Vào tháng 2 năm 2012, đã có 8 giáo viên ở Osaka bị phạt vì từ

chối hát quốc ca.

11
"学習指導要領における国旗及び国歌の取扱い" [Handling of the flag and anthem in the National
Curriculum] (in Japanese). Hiroshima Prefectural Board of Education Secretariat. 2001-09-11.
12
Weisman, Steven R. (1990-04-29). "For Japanese, Flag and Anthem Sometimes Divide". The New York
Times.

8
Vào năm 1999, một cuộc khảo sát đã được thực hiện bởi nhà đài TV Asahi

hầu hết người Nhật coi "Kimigayo" là một bài hát quan trọng nhưng vẫn gây

tranh cãi ngay cả trước khi Đạo luật về Quốc kỳ và Quốc ca được thông qua 13.

Nhiều sinh viên phải hát bài này trong lễ khai giảng về lễ tốt nghiệp cung nói

rằng không hiểu được nghĩa của những từ cổ và những sự tranh cãi về việc sử

dụng quốc ca vẫn còn đó.

III. Kết luận:

Tuy có tồn tại nhiều tranh cãi xoay quanh về quốc kỳ và quốc ca của Nhật Bản

nhưng vẫn không thể phủ nhận được tinh thần dân tộc, truyền thống của người

dân Nhật Bản. Từ đó ta cũng phần nào hiểu rõ hơn về sự hình thành cũng như là ý

nghĩa của các hệ kí hiệu trong văn hoá chính trị của Nhật Bản.

13
無題ドキュメント. (2022). Retrieved 8 February 2022, from
https://web.archive.org/web/20080523125535/http://www.tv-asahi.co.jp/n-station/research/990717/index.html

9
Nguồn tham khảo
Luu, T. (2021, Febuary 25). Quốc kỳ Nhật Bản: Lịch sử ra đời và ý nghĩa. Retrieved from
kilala.vn: https://kilala.vn/van-hoa-nhat/quoc-ky-nhat-ban-lich-su-ra-doi-va-y-
nghia.html
Nguồn gốc của cờ Nhật Bản là gì? Màu đỏ và trắng có nghĩa là gì? Hình thành lá cờ Nhật
Bản từ khi nào? (2020, December 25). Retrieved from thongtinnhatban.net:
https://thongtinnhatban.net/threads/nguon-goc-cua-co-nhat-ban-la-gi-mau-do-va-
trang-co-nghia-la-gi-hinh-thanh-la-co-nhat-ban-tu-khi-nao.37932/
無 題 ド キ ュ メ ン ト . (2022). Retrieved 8 February 2022, from
https://web.archive.org/web/20080523125535/http://www.tv-asahi.co.jp/n-
station/research/990717/index.html
"学習指導要領における国旗及び国歌の取扱い" [Handling of the flag and anthem in the
National Curriculum] (in Japanese). Hiroshima Prefectural Board of Education
Secretariat. 2001-09-11.
Weisman, Steven R. (1990-04-29). "For Japanese, Flag and Anthem Sometimes Divide". The
New York Times.

10

You might also like