You are on page 1of 6

UBND TỈNH BẮC NINH HƯỚNG DẪN CHẤM

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN THI : SINH HỌC – LỚP 12 – THPT
Ngày thi 20 tháng 3 năm 2012
==============

Câu Nội dung Điểm

Câu 1 1. Ở thực vật, tự tỉa cành là gì? Tự tỉa thưa là gì? Hiện tượng tự tỉa cành
(2,5 đ) và hiện tượng tự tỉa thưa giống và khác nhau như thế nào?
2. Một quần xã sinh vật gồm các loài sau: dê, gà, cáo, hổ, thỏ, mèo rừng,
cỏ, vi sinh vật phân giải.
a. Vẽ sơ đồ lưới thức ăn có thể có trong quần xã trên.
b. Phân tích mối quan hệ giữa hai quần thể gà và cáo. Đó là hiện
tượng gì?
1.
- Tự tỉa cành: các cây chen chúc nhau trong rừng, trong vườn,… có hiện
tượng tự tỉa cành đó là do các cành ở bên dưới nhận được ánh sáng yếu, năng
suất quang hợp thấp nên không đủ dưỡng chất nuôi cây, cành khô héo dần rồi 0,5
tự rụng. Hiện tượng này làm cho cây rừng có thân thẳng, dáng cao và tán lá
nhỏ, tập trung ở phần ngọn. Như vậy, giữa các cây mọc gần nhau đã có quan
hệ cạnh tranh giành ánh sáng để phát triển tán lá.
- Tự tỉa thưa: thực vật khi gặp điều kiện thuận lợi về độ ẩm, độ sáng, nguồn
nước, chất dinh dưỡng đầy đủ... cây con thường mọc dày đặc. Trong quá trình
phát triển những cá thể có điều kiện cạnh tranh kém hơn sẽ chết dần theo độ
tuổi, cho đến khi cây đạt tuổi trưởng thành và có khả năng sinh sản thì số cá 0,5
thể còn sống sót ít hơn nhiều so với số cây con ban đầu. Khoảng cách giữa
các cây con bây giờ là hợp lí, đảm bảo sự phát triển của mỗi cá thể. Do đó,
hiện tượng tự tỉa thưa có ý nghĩa thích nghi hợp lí với khả năng cung ứng
nguồn sống của môi trường, tuy nhiên bản chất của cơ thể thích nghi này cũng
xuất phát từ cơ chế cạnh tranh sinh học cùng loài giữa các cá thể ban đầu.

- Hiện tượng tự tỉa cành và hiện tượng tự tỉa thưa:


+ Giống nhau: đều có bản chất là sự cạnh tranh sinh học cùng loài.
+ Khác nhau: sự tỉa thưa điều chỉnh số lượng cá thể, đảm bảo sự phân bố cá 0,25
thể hợp lý trong điều kiện môi trường xác định, còn sự tỉa cành không loại trừ
cá thể mà chỉ điều chỉnh hình thái ở từng cá thể cho phù hợp với điều kiện
chiếu sáng mà từng cá thể nhận được trong cùng một quần thể. 0,25
2.
a. Vẽ sơ đồ lưới thức ăn

dê hổ

0,5
Cỏ thỏ cáo vi sinh vật phân giải

gà mèo rừng

1
(Nếu HS viết thiếu 1 – 2 mũi tên trên các mắt xích chung xuất phát từ thỏ và
gà thì vẫn cho điểm tối đa).
b. Mối quan hệ giữa gà và cáo:
- Gà phát triển mạnh khi điều kiện môi trường thuận lợi, khiến cho số lượng
cáo cũng tăng theo. Khi số lượng cáo tăng quá nhiều, gà sẽ bị cáo tiêu diệt 0,25
mạnh hơn nên số lượng gà lại giảm đi.
- Vậy có hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể này bị kìm hãm bới số
lượng cá thể của một quần thể khác trong cùng một quần xã sinh vật. Đó là 0,25
hiện tượng khống chế sinh học.
Câu 2 1. Trình bày phương pháp nhận biết hai gen không alen phân li độc lập,
(5,0 đ) liên kết gen hoàn toàn, hoán vị gen, tương tác qua lại với nhau trong việc quy
định tính trạng. Lấy ví dụ cụ thể để minh hoạ.
2. Hãy giải thích vì sao cùng một kiểu đột biến thay thế cặp nuclêôtit lại
có thể không gây nên hậu quả gì đối với prôtêin tương ứng trong một số
trường hợp, nhưng lại gây nên hậu quả rất rõ rệt trong các trường hợp khác?
3. Nêu hai khác biệt chính giữa một gen cấu trúc điển hình của sinh vật
nhân sơ (vi khuẩn) với một gen cấu trúc điển hình của sinh vật nhân thực.
Cấu trúc của các loại gen này có ý nghĩa gì cho các sinh vật nhân sơ và sinh
vật nhân thực?
1.
a. Dùng phép lai phân tích cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen.
- Nếu đời con thu được 4 loại kiểu hình với tỷ lệ bằng nhau (về 2 tính trạng)
thì các gen phân li độc lập với nhau. 0,25
Ví dụ:…….
- Nếu đời con thu được 4 loại kiểu hình với tỷ lệ bằng nhau (về một tính
trạng) hoặc 3 loại kiểu hình với tỷ lệ 1 : 2 : 1 hoặc 2 loại kiểu hình với tỷ lệ 3 :
1 thì các gen tuân theo quy luật di truyền tương tác gen. 0,25
Ví dụ về 3 tỷ lệ 1 : 1:1 : 1, 1 : 2 : 1, 3 : 1
- Nếu đời con thu được 2 loại kiểu hình với tỷ lệ 1:1 thì các gen tuân theo quy
luật liên kết gen hoàn toàn.
Ví dụ:....... 0,25
- Nếu đời con thu được 4 loại kiểu hình chia làm 2 phân lớp: phân lớp lớn có
tỷ lệ xấp xỉ bằng nhau, phân lớp nhỏ có tỷ lệ xấp xỉ bằng nhau thì các gen 0,25
tuân theo quy luật di truyền hoán vị gen.
b. Phương pháp cho cơ thể dị hợp tử về hai cặp gen đó tạp giao với nhau
- Nếu đời con thu được 4 loại kiểu hình với tỷ lệ 9 : 3 : 3 : 1 (về 2 tính trạng
trội hoàn toàn) thì 2 gen đó tuân theo định luật phân li độc lập của Menđen. 0,25
Ví dụ..............
- Nếu đời con thu được 4 loại kiểu hình với tỷ lệ 9 : 3 : 3 : 1 (về một tính
trạng) hoặc 3 loại kiểu hình với tỷ lệ 9 : 6 : 1 hoặc 9 : 3 : 4 hoặc 12 : 3 : 1
hoặc 2 loại kiểu hình với tỷ lệ 9 : 7 hoặc 13 : 3 hoặc 15 : 1 thì hai gen đó tuân 0,25
theo quy luật tác động qua lại giữa các gen
Ví dụ.......................
- Nếu đời con thu được 2 loại kiểu hình với tỷ lệ 3 : 1 hoặc 1: 2 : 1 thì 2 gen
đó tuân theo quy luật di truyền liên kết gen hoàn toàn. 0,25
Ví dụ..........................
- Nếu đời con thu được 4 loại kiểu hình với tỷ lệ khác 9 : 3 : 3 : 1 thì 2 gen đó

2
tuân theo quy luật di truyền hoán vị gen. 0,25
Ví dụ.........
(HS biện luận và có ví dụ minh họa đầy đủ cho mỗi trường hợp thì cho tối đa:
0,25đ. Nếu mỗi trường hợp, thiếu biện luận hoặc ví dụ thì chỉ cho 0,125đ).
2.
- Protein tương ứng bị thay đổi đến mức nào là tuỳ thuộc vào cấu trúc của nó 0,25
bị thay đổi đến đâu
- Một đột biến thay thế nucleotit này bằng một nucleotit khác lại mã hoá cho
chính axit amin cũ thì cấu trúc của protein hoàn toàn không thay đổi. 0,5
- Một đột biến thay thế nucleotit này bằng một nuclêôtit khác làm thay thế
axit amin tương ứng cũng gây nên hậu quả rất khác nhau về chức năng của 0,25
protein tuỳ thuộc vào vị trí của nucleotit bị thay thế trong gen.
- Đột biến xảy ra càng ở gần đầu gen thì càng có nhiều khả năng làm ảnh
hưởng đến chức năng của prôtêin. VD: Đột biến thay thế bộ ba có mã hoá 0,25
axit amin thành bộ ba kết thúc, nếu vị trí đột biến ở gần đầu gen thì mARN sẽ
rất ngắn nên protein tương ứng không hoạt động chức năng.
- Tuỳ thuộc vào loại axit amin thay thế: Nếu axit amin thay thế khác axit amin 0,25
trước đây về chức năng sẽ dẫn tới chức năng của protein thay đổi.

3.- Gen của sinh vật nhân sơ là gen không phân mảnh, có vùng mã hoá bao
gồm toàn bộ trình tự các nucleotit mã hoá cho các axit amin (vùng mã hóa
liên tục). Gen của sinh vật nhân thực là phân mảnh, vùng mã hoá bao gồm các
exon và các itron ( vùng không mã hoá cho các axit amin). Gen của sinh vật 0,5
nhân thực thường dài hơn nhiều so với gen của sinh vật nhân sơ.
- Gen của sinh vật nhân sơ không có các trình tự nucleoti “thừa” (intron), do
vậy tiết kiệm được vật chất di truyền và năng lượng cần cho nhân đôi ADN và
trong quá trình phiên mã – dịch mã. 0,25
- Do có sự đan xen các trình tự nucleotit không mã hoá (intron) với các trình
tự mã hoá (exon) nên thông qua sự cắt bỏ các intron và nối các exon sau khi
phiên mã, từ cùng một gen của sinh vật nhân thực có thể tạo ra các mARN
trưởng thành khác nhau, từ đó dịch mã ra các loại chuỗi polipeptit khác nhau 0,5
ở những mô khác nhau của cùng một cơ thể. Điều này rất có ý nghĩa với sinh
vật đa bào ví chúng có thể tiết kiệm được thông tin di truyền nhưng vẫn tạo ra
được nhiều loại protein trong cơ thể.
- Itron cũng cung cấp các vị trí tái tổ hợp các exon (trao đổi exon) tạo ra các
gen khác nhau từ một bộ phận các exon để tạo nên các gen khác nhau trong 0,25
quá trình biệt hoá tế bào cũng như trong quá trình tiến hoá tạo nên các gen
mới.
Câu 3 1. Kể tên những dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi
(4,0 đ) hàm lượng ADN của một nhiễm sắc thể. Hậu quả chung của những dạng đột
biến này.
2. Ở người, alen lặn m quy định khả năng tiết ra một chất nặng mùi trong
mồ hôi. Người có alen trội M không có khả năng tiết ra chất này. Một quần
thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen m bằng 0,6.
Tính xác suất để một cặp vợ chồng bất kì trong quần thể này sinh ra một
người con gái có khả năng tiết chất nặng mùi nói trên. Biết rằng gen quy định
tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường.
1.
3
- Loại đột biến: Đảo đoạn và chuyển đoạn trên một NST
- Hậu quả: Làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST, ảnh hưởng 0,5
đến quá trình giảm phân và do đó ảnh hưởng tới sức sống của giao tử và
cơ thể được tạo ra. 0,5
2.
- Gọi tần số tương đối của alen M là p.
- Gọi tần số tương đối của alen m là q. (p, q ; p + q =1).
- Do quần thể ban đầu đạt trạng thái cân bằng nên theo định luật Hacđi –
Vanbec ta có cấu trúc di truyền của quần thể là
p2MM + 2pqMm + q2mm
- Những cặp vợ chồng có thể sinh con gái bị bệnh bao gồm: 0,5
1. Mm x Mm với xác suất (1/2)(1/4)(2pq)(2pq)
2. ♀ Mm x ♂ mm với xác suất (1/2)(1/2)(2pq)(q2) 0,5
3. ♀ mm x ♂ Mm với xác suất (1/2)(1/2)(2pq)(q2) 0,5
4. mm x mm với xác xuất (1/2)(q2)(q2) 0,5
- Xác suất để một cặp vợ chồng sinh ra con gái bị bệnh sẽ bằng tổng các xác 0,5
suất trên và bằng:
(1/2)(1/4)(2pq)(2pq)+2.(1/2)(1/2)(2pq)(q2)+(1/2)(q2)(q2)= (1/2)(1/4)2(0,4)
(0,6)2(0,4)(0,6) + 2(1/2)(1/2)2(0,4)(0,6)(0,6) + (1/2)(0,6) (0,6)2
2 2

= 0,18. 0,5
Câu 4 1. Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, những nhận định sau đây về cơ chế
(3,5 đ) tiến hoá là đúng hay sai? Giải thích.
a. Trong điều kiện bình thường, chọn lọc tự nhiên luôn đào thải hết một alen
lặn gây chết ra khỏi quần thể giao phối.
b. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố trực tiếp tạo ra những kiểu gen thích nghi với
môi trường.
2. Nêu mối quan hệ giữa đột biến và giao phối trong tiến hoá nhỏ.
3. Hãy nêu điểm khác nhau giữa 3 học thuyết tiến hóa: thuyết Lamac,
thuyết Đacuyn và thuyết hiện đại về hình thành đặc điểm thích nghi, hình
thành loài mới, chiều hướng tiến hoá.
1.
a. Sai, vì: Trong quần thể giao phối, alen lặn tồn tại ở trạng thái đồng hợp và 0,5
dị hợp. Ở trạng thái dị hợp thì alen lặn thường không bị chọn lọc tự nhiên đào
thải. 0,5
b. Sai, vì: Chọn lọc tự nhiên không tạo ra các kiểu gen thích nghi với môi
trường mà chỉ sàng lọc và tăng dần tần số thích nghi nhất vốn đã tồn tại trong
quần thể.
2. Mối quan hệ: 0,25
- Quá trình đột biến tạo ra các alen mới, qua giao phối tạo ra các tổ hợp gen
khác nhau đồng thời làm các đột biến phát tán trong quần thể. 0,25
- Đột biến cũng cung cấp nguyên liệu sơ cấp, giao phối cung cấp nguyên liệu
thứ cấp (biến dị tổ hợp) cho chọn lọc tự nhiên. Hai nhân tố đều góp phần tạo
ra nguồn biến dị di truyền trong quần thể
3.

Thuyết Lamac Thuyết Đacuyn Thuyết hiện đại

Hình Các cá thể cùng Đào thải các biến dị Dưới tác động của 4
thành loài phản ứng bất lợi, tích luỹ các 3 nhân tố chủ yếu:
đặc giống nhau trước biến dị có lợi cho Quá trình đột biến,
0,75

0,75

0,5

Câu 5 1. F1 chứa 3 cặp gen dị hợp, khi giảm phân đã tạo ra 8 loại giao tử với
(5,0 đ) thành phần gen như sau:
aBD = aBd = AbD = Abd = 190.
ABD = ABd = abD = abd = 10.
Hãy biện luận và viết kiểu gen F1.
2. Trong một phép lai phân tích thu được 6 kiểu hình với thành phần gen
như sau:
A – B – C – = 112
aabbcc = 110
A – B – cc = 69
aabbC – = 69
A – bbC – = 21
aaB – cc = 19
Xác định kiểu gen của cơ thể đem lai phân tích và lập bản đồ gen.
1. Biện luận và viết KG của F1
- Xét cặp gen Aa, Bb
AB : Ab : aB : ab = 20 : 380 : 380 : 20 = 1 : 19 : 19 : 1 => thu được 4 loại
giao tử chia làm 2 phân lớp, phân lớp lớn có tỷ lệ xấp xỉ bằng nhau, phân lớp
nhỏ có tỷ lệ xấp xỉ bằng nhau => Có hiện tượng hoán vị gen và F1 dị hợp tử 0,5
chéo.
0,5
- Tần số hoán vị gen (f) = = 5% (1).

- Xét cặp gen Aa và Dd có: 0,5


AD : Ad : aD : ad = 200 : 200 : 200: 200 => có 4 loại giao tử với tỷ lệ bằng
nhau => 2 cặp gen này phân li độc lập (2).
Từ (1) và (2) => F1 dị hợp tử 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau và có
5
0,5
hiện tượng hoán vị gen => F1 có KG là: Dd hoặc XDXd hoặc XAbXaB
Dd
2.
Giao tử Số lượng Loại

ABC = 112 liên kết => cơ thể đem lai dị hợp tử đều về 3 cặp gen. 0,5
abc = 110

ABc = 69 TĐC 1
abC = 69
→ gen A nằm giữa => kiểu gen phải tìm: 1,0

AbC = 21 TĐC 2
aBc = 19
0,5
- Tần số TĐC B/A = x 100% = 10%.
0,5
- Tần số TĐC A/C = x 100% = 34,5%.
- Bản đồ gen: 0,5
B 10 cM A 34,5cM C

You might also like