You are on page 1of 1

Vấn đề cơ bản thứ nhất của triết học: giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái

nào có sau; cái nào


quyết định cái nào?
- Khái niệm vấn đề cơ bản của triết học: là vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt
là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay chính là vấn đề quan hệ
giữa tinh thần và tự nhiên hoặc giữa ý thức và vật chất.
- Chủ nghĩa duy vật cho rằng: vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất sinh ra và quyết định ý
thức – hợp thành chủ nghĩa duy vật. Trong lịch sử tư tưởng triết học, chủ nghĩa duy vật đã
phát triển với các hình thức cơ bản: chủ nghĩa duy vật thô sơ thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật
siêu hình thế kỷ XVII – XVIII và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- Chủ nghĩa duy tâm lại cho rằng: ý thức có trước, ý thức sinh ra và quyết định vật chất. Chủ
nghĩa duy tâm được thể hiện qua hai hình thức chính: Chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ
nghĩa duy tâm chủ quan.
- Ngoài hai trường phái cơ bản trên còn có quan điểm nhị nguyên luận, quan điểm này cho
rằng, cả vật chất và ý thức đều là những bản nguyên đầu tiên của thế giới, chúng tồn tại không
phụ thuộc vào nhau, không cái nào có trước mà tồn tại song song nhưng rốt cuộc các nhà nhị
nguyên cũng rơi vào chủ nghĩa duy tâm.
Lấy ví dụ phân biệt chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan ?
- Việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học đã chia các nhà triết học thành hai
trường phái lớn: CNDV và CNDT.
- CNDT có 2 hình thức là CNDT khách quan và CNDT chủ quan. Cả hai đều đứng trên lập
trường triết học duy tâm - tức là quan niệm rằng ý thức, tinh thần là tính thứ nhất, vật chất là
tính thứ hai - ý thức, tinh thần là cái có trước, là nguồn gốc và quyết định vật chất.
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan phủ định sự tồn tại của thế giới khách quan, khẳng định mọi sự
vật, hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhân, của chủ thể nhận thức là chính
con người - tuyệt đối hoá vai trò tích cực của chủ thể trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau.
- Những người theo CNDTCQ cho rằng thế giới bên ngoài (hiện thực) chỉ là cảm giác, tri
giác, biểu tượng, ý thức của cá nhân, của chủ thể và không tồn tại bên ngoài ý thức của chủ
thể.
- Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức, tính thứ 2 của vật
chất nhưng theo họ, cái ý thức đó không phải là ý thức của chính con người mà là ý thức của
các lực lượng bên ngoài con người. Nó là thứ tinh thần khách quan có trước và tồntại độc lập
với con người. Thực thể tinh thần khách quan này thường mang nhữngtên gọi khác nhau như
"ý niệm", "ý niệm tuyệt đối", như "tinh thần tuyệt đối’

You might also like