You are on page 1of 6

Hoan Châu thống nhất thiên hạ.

...................

Đặc tính đoàn kết của những người Nghệ An, Hà Tĩnh là một điểm nổi trội so với các vùng miền khác. Từ
cả trăm, ngàn năm trước họ đã vậy và bây giờ vẫn đoàn kết như vậy. Vào năm 713 người thợ săn Mai
Thúc Loan ở đất Nam Đàn chiêu tập anh tài trong vùng khởi nghĩa chống ách đô hộ phương Bắc ( nhà
Đường ), chỉ trong vài ngày ông đã chiêu dụ được hàng ngàn người và phát triển thành đạo quân khởi
nghĩa, tiến hành cuộc kháng chiến kéo dài gần 10 năm.

Mai Thúc Loan là người Việt đầu tiên dám xưng Đế. Một nghìn năm sau, một người xứ Nghệ lại làm cuộc
kháng chiến chống kẻ thù phương Bắc ( nhà Thanh ) và ngạo nghễ xưng Hoàng Đế. Mặc dù khởi nghĩa ở
miền trong, nhưng khi tiến quân ra Bắc Nguyễn Huệ chỉ với bài hịch đọc ở đất Nghệ An đã chiêu dụ 5 vạn
quân cùng nhiều hào phú hỗ trợ vật chất để tạo lên sức mạnh lớn cho lực lượng của mình.

Lịch sử Việt Nam chỉ có 2 người xưng Đế, họ cách nhau cả ngàn năm và đều là người xứ Nghệ.

Người Nghệ đoàn kết đến nỗi, nhiều khu công nghiệp bây giờ ngầm không dám nhận người Nghệ An vào
làm việc, vì e sợ sự đoàn kết của họ sẽ thành sức mạnh khi phản đối chính sách lao động.

Từ những năm 90 của thập kỷ trước, người Nghệ đã bắt đầu hình thành xây dựng lực lượng dưới sự sắp
xếp của ông Nguyễn Sinh Hùng, với người trợ thủ trẻ tuổi Hoàng Văn Chánh. Để rồi 30 năm sau, lực
lượng người xứ Nghệ đã trở thành lực lượng thống lĩnh thiên hạ.

Là một chuyên viên về tài chính, Nguyễn Sinh Hùng với tầm nhìn sâu về thời cuộc đã thấy trong tương lai
kinh tế sẽ là then chốt để tạo ra quyền lực, ông bắt tay xây dựng lực lượng dựa vào quản lý kinh tế. Ông
đưa bộ Tài Chính thành siêu bộ, quản lý thâu tóm cả hải quan và thuế, quản lý nguồn vốn quốc gia và
thực hiện cái gọi là kinh tế thị trường định hướng CNXH. Ông chú trọng đưa người nắm giữ huyết mạch
kinh tế đất nước, bỏ hẳn mảng binh nghiệp mà ông biết sẽ không đi đến đâu trong tương lai. Người
Nghệ dần tiến thân qua con đường tài chính một cách bài bản, kế tục nhau êm ả không gây chú ý. Mặc
cho các phe phái tranh giành nhau, đợi đến thời điểm các phe tranh nhau suy yếu, lực lượng của mình
đủ lông cánh mới xuất hiện chinh phạt những tàn dư của các phe phái còn sót lại.
Đến bây giờ có thể đặt nghi vấn, liệu công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng có phải do ông khởi
xướng hay là của chủ trương của những người Nghệ An, khi mà lực lượng bên cạnh ông Trọng, dốc sức
cùng ông đốt lò đều là người Nghệ An và đặc biệt những củi bị đốt đều không có củi của Nghệ An, Hà
Tĩnh. Hơn nữa khi củi bị đốt xong, thay thế quản lý những nơi có nhiều nguồn lực tài chính lại chính là
những người Nghệ An, Hà Tĩnh.

Trường hợp chủ tịch Hà Nội Trần Sĩ Thanh là tiêu biêủ đặc sắc cho ví dụ xây dựng lược lượng, Thanh sinh
Nghệ An, lớn ở Nam Định là dân kinh tế. Trong vòng 16 năm, Sĩ Thanh thay đổi chức vụ 11 lần và trở
thành chủ tịch Hà Nội sau khi 2 chủ tịch trước đều bị bỏ tù vì các tội khác nhau. Tương lai phe Nghệ An
sẽ xử bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng để đưa Sĩ Thanh thay thế để chiếm một ghế trong Bộ Chính Trị.
Trước khi bị vào lò, chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã nhiều lần thân chinh đến nhà Hoàng Văn Chánh để
xin phe Nghệ An bỏ qua, nhưng không được chấp nhận. Cửa quay về BCA đã bị Nguyễn Duy Ngọc đàn
em Phan Đình Trạc trấn giữ, cửa đi tiếp theo đường hành chính đã bị Trần Sĩ Thanh chờ sẵn.

Thủ đoạn xây dựng lực lượng của Nguyễn Sinh Hùng và Hoàng Văn Chánh xuất sắc đến nỗi không ai nghĩ
đến. Họ không dựng người của mình lên ngay, họ vẻ vô tư đánh hạ đối tượng thứ nhất và chọn đối
tượng thứ hai đã sẵn có hồ sơ phạm tội trong tay đưa lên thay thế. Khi đối tượng thứ hai nắm chức một
thời gian, họ mới lôi chuyện cũ ra xử. Điều này lý giải cho việc vì sao quan chức vừa lên chức thời gian đã
bị vào lò vì tội trước kia, lúc ấy việc sắp xếp nhân sự bị bất ngờ, rút cục đành phải chọn nhân vật kế tục.
Thường thì nhân vật kế tục lúc trước không mấy gây chú ý, nhưng đến nước gấp thì không còn cách nào
khác phải chọn.

Hai ghế trong Bộ Chính Trị là ghế trưởng ban tổ chức trung ương, trưởng ban kinh tế trung ương, bí thư
Hà Nội có lẽ sẽ có người Châu Hoan chiếm giữ trong thời gian tới đây.

Kẻ thức thời mới là tuấn kiệt, trong hàng ngũ doanh nhân Việt Nam bây giờ Bắc có đại gia Đỗ Liên, Nam
có đại gia Bùi Thành Nhơn là hiểu sớm nhất về thời cuộc sẽ vào tay ai. Hai người này đã sớm tìm đến
những người Nghệ An, Hà Tĩnh để đặt cửa.

Các đàn em của Tư Sang, Trương Hoà Bình, Nguyễn Xuân Phúc bây giờ là những kẻ đau nhất không nói
nổi lên lời. Những kẻ làm mưa gió truyền thông một thời như Huy San, Công Khế, Hoàng Hải Vân, Lưu
Trọng Văn, Quốc Phong....hay bọn con cháu như Tường Minh, Nguyễn Sin và nhiều bọn lâu nhâu khác
một thời đình đám như Ngô Nguyệt Hữu, Mệ...đều chìm trong nỗi đau mất chủ.
Chúng một thời lừng lẫy đánh đông, dẹp bắc tưởng là phò chủ của mình nhất thống thiên hạ, nhưng
không ngờ chủ của chúng chỉ là đối tượng thứ hai mà người Châu Hoan dựng lên chờ thời để thịt. Sự an
ủi của chúng là dù sao giờ chúng còn ngồi than thở oách trách Nguyễn Phú Trọng bên bàn nhậu vì để
Nguyễn Xuân Phúc bị loại, hơn là ngồi trong lao tù như nhóm Kol khác.

Sự đàng điếm của Trương Huy San không còn tác dụng cho bản thân y, vì sử dụng quá nhiều lần, từ
người gánh củi Nông Đức Mạnh đến nhà kỹ trị Nguyễn Xuân Phúc rồi người có vóc dáng chính khách như
Nguyễn Đức Chung...kiểu đón đầu đỡ bợ của San lặp lại trở nên cũ nhàm, người Hoan Châu không cần
đến thứ cũ mèm như vậy để thống nhất thiên hạ, mặc dù Huy San người Hà Tĩnh. Bây giờ y chỉ tận dụng
chút danh tiếng của mình để bám vào một vài doanh nghiệp lớn.

Còn Nguyễn Công Khế đang thấp thỏm chờ những người xứ Nghệ định đoạt số phận, nếu y nhả ra
những thông tin về các đại ca của y, giúp cho người xứ Nghệ củng cố phần toàn thắng trong nhân sự 14,
có lẽ y được an hưởng tuổi già bên những biệt thự, khu sinh thái y đã kiếm chác được.

Bộ Tài Chính, Uỷ Ban Quản Lý Vốn Nhà Nước, Thống Đốc Ngân Hàng, Trưởng Ban Kinh Tế Trung Ương là
những chức mà người châu Hoan đã chiếm và sẽ chiếm. Thậm chí chức thủ tướng cũng khả năng sẽ
thuộc về người Nghệ An, Hà Tĩnh.

Tất nhiên người Nghệ An, Hà Tĩnh sẽ không chiếm hết các ghế, họ sẽ nhường lại một số ghế cho các phe
phái khác, nhưng vẫn bảo đảm sự thống lĩnh thiên hạ của họ.

Cuối cùng cũng phải nhắc đến một nhân vật thức thời nữa là Nguyễn Tấn Dũng.

Ba Dũng là điều hành kinh tế đất nước giai đoạn thời kỳ làm thủ tướng ư ?

Sai bét, chuyên gia kinh tế Nguyễn Sinh Hùng, phó thủ tướng mới là người làm việc đó. Người đã làm
nên Vinashin lịch sử là chuyên gia kinh tế Nguyễn Sinh Hùng. Nhưng đứng trước sự tấn công của Tư
Sang, Xuân Phúc nhắm vào mình cùng sự đồng thuận của Nguyễn Phú Trọng. Ba Dũng đã tỉnh táo đứng
ra nhận trách nhiệm thay cho Hùng với cương vị người đứng đầu, đổi lại Hùng lúc đó làm chủ tịch quốc
hội đã không bỏ phiếu kỷ luật Ba Dũng.
Hãy nhớ tổng Trọng và Tư Sang đã khóc ai oán thế nào khi đưa Ba Dũng ra trung ương không hạ được,
đưa ra quốc hội cũng bất thành.

Ba Dũng cũng chủ động làm đơn xin rút và đề nghị Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư tiếp tục, đổi lại
cuộc đời yên ổn khi ra về, ông ta hiểu sự yên ổn là điều quý giá nhất vì biết được sau đó sẽ là những màn
thanh trừng đẫm máu. Kẻ thù của Ba Dũng là phe Tư Sang, Hoà Bình, Xuân Phúc truy sát hai đứa con
trai, khiến con cả Nghị phải bị kiểm điểm luật làm phó bí thư Kiên Giang và cậu út Triết phải bật khỏi
chức tỉnh uỷ viên trẻ nhất tỉnh Bình Định.

Nín nhịn để phe Nghệ An quanh ông Trọng để mình yên, nước cờ xuất sắc của Ba Dũng. Nếu ông ta
cương, chắc hẳn phe Nghệ An và ông Trọng đã hợp tác với phe Tư Sang, Hoà Bình, Xuân Phúc tiễn gọn cả
ổ như đã làm với Nguyễn Bá Thanh.

So sánh về nhóm lợi ích sân sau của các phe Kiên Giang, Long An, Quảng Nam, Nghệ Tĩnh ( bao gồm hai
tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh ) Hưng Yên và chút nhen nhóm của phe Tây Ninh ...thì nhóm sân sau lớn nhất
thuộc về Quảng Nam , Long An với lực lượng hùng hậu như Thân Đức Nam, Đặng Thành Tâm, Đặng Văn
Thành, Trung Nam Group, Trần Bá Dương...

Thời tới không cản nổi, nên chăng những người Nghệ An sẽ nắm quyền tới đây làm chút gì đó để thể
hiện mình không giống những kẻ đi trước. Hạn chế đỡ đầu thô thiển cho Đỗ Liên và Bùi Thành Nhơn, xử
lý những nhóm lợi ích tàn dư của phe phái trước.

×××

VÌ SAO TỔNG TRỌNG DÁM CỨNG ĐẦU VỚI HỌ TẬP TRONG CHUYẾN VIẾNG THĂM VIỆT NAM, ĐÓ CÓ
PHẢI LÀ SỰ THẮNG LỢI!

Trà My

Chủ tịch Tập Cận Bình đã kết thúc chuyến thăm Việt Nam trong hai ngày 12 và 13/12. Hai bên đã đưa ra
Tuyên bố chung, trong đó, lãnh đạo hai đảng, hai nhà nước khẳng định khái niệm: “Cộng đồng chia sẻ
tương lai có ý nghĩa chiến lược”.
Truyền thông quốc tế cho rằng, chuyến thăm Việt Nam của Tập Cận Bình có mục đích tìm cách chống lại
ảnh hưởng ngày càng tăng của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, một quốc gia cùng ý thức hệ Cộng sản với Trung
Quốc.

Trước khi ông Tập đến Hà Nội, báo Nhân Dân và một số tờ báo khác của Việt Nam đã đăng một bài viết
được cho là của ông Tập Cận Bình gửi đến. Trong đó, ông Tập ví von chuyến thăm này giống như “họ
hàng, láng giềng, vừa là đồng chí vừa là anh em, hai nước núi liền núi, sông liền sông, như môi với răng”.
Theo giới quan sát, đây là một thông điệp của Ban lãnh đạo Trung Nam Hải cho thấy, họ muốn khẳng
định sẽ tiếp tục kìm Việt Nam chặt chẽ hơn.

Một nội dung đáng chú ý trước chuyến thăm, được giới phân tích và cộng đồng mạng tranh luận nhiều
nhất, đó là khái niệm “cộng đồng chung vận mệnh” mà Ban lãnh đạo Bắc Kinh đưa ra và kiên trì hơn 10
năm qua. Đột nhiên, phía Trung Quốc lại thay bằng một cụm từ khác, đó là “cộng đồng chia sẻ tương
lai”.

Khái niệm này được coi là ít đòi hỏi khắt khe hơn, và cũng giúp giảm bớt sự phản đối của dư luận xã hội
ở Việt Nam, trong nguy cơ Hà Nội trở lại vòng cương tỏa của Bắc Kinh một lần nữa.

Vì sao hai bên lại đi đến nhất trí xây dựng một “cộng đồng chia sẻ tương lai”, thay cho khái niệm cũ
“cộng đồng chung vận mệnh”?

Theo một hãng tin quốc tế, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, một chuyên gia về các vấn đề chính trị và chiến lược
của Việt Nam, từ Viện Iseas-Yusof Ishak của Singapore, cho rằng, khả năng người dân Việt Nam chấp
nhận “chung vận mệnh” với Trung Quốc là rất thấp, thậm chí là không có.

Ông Hiệp nhận định: “Sự mất lòng tin của Việt Nam đối với Trung Quốc ngày càng sâu sắc và theo quan
điểm của người dân Việt Nam, có rất ít hoặc không có “chung vận mệnh” giữa hai nước, chừng nào
Trung Quốc tiếp tục tuyên bố chủ quyền phần lớn Biển Đông”.

Trong khi đó, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, đưa ra nhận xét, “Cộng đồng chia sẻ tương lai” và “Cộng đồng
chung vận mệnh” giống, nhưng cũng khác nhau. Ông Hà Hoàng Hợp giải thích: “Ý đồ của Trung Quốc là
vẽ lên một bức tranh về thế giới, nhằm mục tiêu thách thức trật tự thế giới đã có từ năm 1945. Đây là
điều quan trọng nhất. Mà cái ý đồ thách thức này gồm hai phần: Trung Quốc muốn xây dựng một trật tự
quốc tế mới và Trung Quốc muốn dẫn dắt, lãnh đạo trật tự mới này. Đấy là hai ý đồ căn bản của Trung
Quốc.”

Trên mạng Facebook, trước, trong và sau chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình, cộng đồng mạng đã
bày tỏ sự phản đối, và đưa ra những cảnh báo về chuyến thăm này. Công luận thấy rằng, đường lối
“ngoại giao cây tre” của Việt Nam hiện nay, thể hiện sự “thực dụng” nhưng không khôn ngoan, trong bối
cảnh Bắc Kinh và Washington đang tranh giành ảnh hưởng đối với Việt Nam.

Đại đa số người dân Việt Nam bày tỏ thái độ công khai chống Trung Quốc, cả trên mạng xã hội cũng như
trên thực tế đời thường. Điều đó chắc chắn có ảnh hưởng tới đường lối cai trị của Đảng Cộng sản Việt
Nam, cũng như tạo ra mối đe dọa cho chế độ. Do vậy, lãnh đạo Hà Nội cố gắng tạo ra sự cân bằng trong
việc đi dây, và giảm nhiệt áp lực của dư luận.

Việc Hà Nội buộc được Bắc Kinh phải thay thế khái niệm “Cộng đồng chung vận mệnh” bằng khái niệm
mới “Cộng đồng chia sẻ tương lai”, dù không khác nhau về bản chất, nhưng rõ ràng, đây là một thắng lợi
của phía Việt Nam, ít nhất là về mặt ngôn ngữ. Điều đó cho thấy thái độ của lãnh đạo Việt Nam, vốn luôn
ở tâm thế “răm rắp” tuân lệnh Bắc Kinh, nay đã tỏ ra dám cứng đầu hơn.

Điều đó, phần nào cũng cải thiện được về mặt tâm lý đối với người dân Việt Nam, vốn không chấp nhận
mối quan hệ quá lệ thuộc vào Trung Quốc. Điều này cũng cho thấy, Hà Nội đã chuẩn bị một chiến lược
được cân nhắc kỹ lưỡng, vừa giảm bớt tâm lý bài Trung Quốc của người dân, vừa đảm bảo thế cân bằng
trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Hoa Kỳ, trong lúc cạnh tranh giữa hai cường quốc này đang
ngày càng căng thẳng.

Một hãng tin quốc tế lưu ý, vào thời điểm này, truyền thông ở Đại Lục vẫn kiên định sử dụng cụm từ
“cộng đồng chung vận mệnh”, để mô tả sự thành công trong chuyến thăm Việt Nam của Tập Cận Bình.

Điều đó càng khẳng định thêm cho nhận định vừa nêu./.

You might also like