You are on page 1of 2

Diễn biến

- 2.1930, bãi công của 3000 công nhân cao su Phú Riềng.
- 4.1930 là cuộc bãi công của 4000 công nhân nhà máy sợi Nam Định hơn 400 công
nhân của nhà máy Diêm và nhà máy Bến Thuỷ…
- 1.5.1930 Nhân ngày quốc tế lao động. Phong trào diễn ra mạnh mẽ trong cả nước
như: HN, Huế, Sài Gòn, Qui Nhơn, Biên Hoà, Vinh, Đà Nẵng…. với các cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân và nông dân.
- Từ giữa năm 1929 đến tháng 4 năm 1930 ở Nghệ An nổ ra 15 cuộc đấu tranh của
công nhân và nông dân.
- Ngày 1.5.1930 công nhân và nông dân khắp Nghệ An nổi dậy đấu tranh thu hút
đông đảo nhân dân tham gia.
- Nhân kỷ niệm ngày Quốc tế chống chiến tranh đế quốc 1/8, đã nổ ra cuộc biểu
tình rầm rộ của 500 nông dân Can Lộc kéo về huyện đường...
- 30/8/1930: 3.000 nông dân đã mang giáo, mác, gậy gộc kéo vào huyện lỵ Nam
Đàn, phá nhà lao giải thoát tù nhân, thiêu hủy giấy tờ, sổ sách trong huyện đường
và bắt tri huyện Lê Khắc Tưởng phải ký tên, đóng dấu vào lá cờ ghi các yêu sách
của nhân dân.
- Tháng 9/1930, phong trào công-nông phát triển đến đỉnh cao với những cuộc đấu
tranh quyết liệt như: Tuần hành, thị uy, biểu tình có vũ trang tự vệ, tấn công cơ
quan chính quyền địch.
- 1/9/1930, tại Thanh Chương, đã nổ ra cuộc đấu tranh với quy mô rộng lớn chưa
từng có của trên 2 vạn nông dân trong 5 tổng. Báo công luận của địch đã đưa tin:
“Vụ đánh phá huyện đường Thanh Chương, quân cách mạng tổ chức có kỷ cương,
có binh luật”.
- 12-9-1930 đã nổ ra cuộc biểu tình lịch sử ở Thái Lão, Hưng Nguyên đấu tranh của
hơn 8.000 nông dân Hưng Nguyên…Hoảng sợ trước khí thế đấu tranh căm thù của
quần chúng, thực dân Pháp đã cho máy bay ném bom đàn áp 2 lần cả sáng và chiều
làm 217 người chết và 125 người bị thương.
Báo Công Luận của địch đã tường thuật “...Nếu máy bay không ném trái phá trước
20 phút đồng hồ thì dân biểu tình đã chiếm cứ được xứ Vinh...”.
- Ngoài ra trong văn học, tác giả Khuyết Danh cũng đã thể hiện diễn biến của phong
trào qua những vần thơ:
"Kìa Bến Thủy đi đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước tiến lên
Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên
Anh Sơn,Hà Tĩnh một phen dậy rồi
Không có lẽ ta ngồi chịu chết
Phải cùng nhau kiên quyết một phen
Tổng này xã nọ kết liên
Ta hò ta hét, thét lên thử nào"

Kết quả:
+ Chính quyền của đế quốc, phong kiến ở nhiều huyện bị tê liệt, nhiều xã tan rã.
+ Nhân dân đã giành được chính quyền lập nên chính quyền Xô Viết ở nhiều địa
phương hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh: Chính quyên cách mạng đã kiên quyết trấn
áp bọn phản cách mạng, bãi bỏ các thứ thuế, thực hiện quyền tự do dân chủ, chia
lại ruộng đất...
+ Liên minh công-nông đã hình thành
+ Việc các chi bộ đảng đứng ra quản lý mọi mặt đời sống chính trị và xã hội ở
nông thôn, thực hiện các biện pháp cách mạng đem lại quyền lợi cho nhân dân lao
động, chứng tỏ Xô Viêt Nghệ-Tĩnh thật sự là chính quyên cách mạng của quần
chúng nhân dân (chính quyền của dân, do dân, vì dân).

Nhận xét:
Xô Viết thực sự là chính quyền kiểu mới: Với khí thế đấu tranh mạnh mẽ và kết
quả to lớn mà phong trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh đã đạt được, cũng như sức lan
tỏa ảnh hưởng của phong trào. Chứng tỏ Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào
cách mạng 1930 - 1931".
- Thành quả lớn nhất của Cao trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô viết Nghệ -Tĩnh
là đã khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo cách mạng
của giai cấp công nhân thông qua chính đảng tiên phong của mình, đoàn kết với
các tầng lớp nhân dân yêu nước có đủ khả năng đánh đổ nền thống trị của đế
quốc, phong kiến tay sai, giải phóng dân tộc, đem lại tự do hạnh phúc cho nhân
dân.

You might also like