You are on page 1of 4

BÀI 1: NHẬN BIẾT TINH BỘT BẰNG KÍNH HIỂN VI

Mục tiêu:
1. Sử dụng thành thạo kính hiển vi quang học soi được các hạt tinh bột
2. Làm được tiêu bản tinh bột để soi kính hiển vi
3. Nhận dạng được một số loại tinh bột thường gặp bằng kính hiển vi.
4. Rèn luyện tác phong thận trọng, chính xác, tỉ mỉ, trung thực

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong tự nhiên, tinh bột tồn tại dưới dạng kết tinh tạo thành các hạt tinh
bột trong tế bào thực vật. Tinh bột của các loài thực vật khác nhau có thể được
phân biệt thông qua hình dạng và kích thước của chúng dưới kính hiển vi. Quan
sát tinh bột bằng kính hiển vi có thể kiểm tra được độ thuần nhất cũng như phát
hiện sự giả mạo. Dưới đây là một số hình dạng thường gặp của các loại tinh bột.

Hình dạng Loại tinh bột Đặc tính


Hình đa giác Tinh bột Gạo Kích thước nhỏ (2-12 µm). Hạt đơn hình
(Amylum Oryzae) đa giác. Thường gặp hạt kép, có khi kết
thành đám rất nhiều hạt. Tễ là một chấm
nhỏ, vẫn tăng trưởng không rõ
Tinh bột Bắp Hình đa giác, hiếm khi gần tròn. Kích
(Amylum Maydis) thước 4 – 25 µm. Tễ hình chấm, hình
sao hay phân nhánh, vẫn không rõ
Hình chỏm Tinh bột Sắn dây Hình chỏm cầu hay hình chuông nhỏ (2
cầu (Amylum Puerariae) -10 µm). Tễ là 1 điểm.
Tinh bột Khoai mì Hình chỏm cầu hay hình chuông, kích
(Amylum Manihot) thước từ 5-30 µm. Tễ hình sao, rõ.
Hình dĩa Tinh bột Lúa mì Hình dĩa, hình quả lê, đôi khi có rìa sứt
(Amylum Tritici) mẻ. Hạt to (30 – 40 µm), hạt nhỏ (2 - 8
µm), ít có hạt kích thước trung gian. Tễ
không rõ
Tinh bột Ý dĩ Mép thường dợn sóng, kích thước hạt
(Amylum Coicis) trung bình. Tễ phân nhánh hình sao.
Hình trứng Tinh bột Khoai tây Hình trứng, kích thước trung bình 50
(Amylum Solani) µm, có hạt lớn đến 80 µm. Thỉnh thoảng
có hạt kép 2 hoặc 3. Tễ là một điểm ở
đầu rõ, vân rõ.
Tinh bột Đậu xanh Hình bầu dục, kích thước 50 µm. Tễ dài
(Amylum Phaseoli) phân nhánh hình xương cá.
Tinh bột Hoài sơn Hình trứng hay hình chuông, dài 20-80
(Amylum µm, rộng 20 µm. Tễ dài không phân
Dioscoreae) nhánh, dọc theo trục dài của hạt; nhiều
hạt không thấy tễ.

II. NỘI DUNG THỰC TẬP


2.1. Cách tiến hành làm tiêu bản tinh bột soi kính hiển vi
 Chuẩn bị: pipet, giấy thấm, phiến kính (lame), lá kính (lamelle), nước
cất, kim mũi mác, các loại tinh bột.
- Nhỏ một giọt nước lên phiến kính.
- Dùng kim mũi mác lấy một ít bột cho vào giọt nước đó và khuấy đều để phân
tán bột dược liệu.
- Đậy nghiêng một cạnh lá kính lên phiến kính sao cho cạnh lá kính chạm vào
giọt nước, rồi hạ dần đầu kia của lá kính cho đến khi lá kính nằm ngang trên mặt
phiến kính.
- Dùng ngón tay di nhẹ trên lá kính cho bột phân tán đều.
- Điều chỉnh nước thừa thiếu ở mép lá kính.
- Quan sát với vật kính 4X sau đó lên 10X, nếu chưa rõ có thể chuyển lên 40X.
- Nhận biết và vẽ lại hạt tinh bột theo tương quan kích thước và vật kính bằng
bút chì đen, chú thích rõ vân hạt, rốn hạt bằng bút bi.
- Rửa sạch dụng cụ và vệ sinh phòng thực tập.
Bằng kỹ thuật vi học, hãy cho biết tinh bột này là tinh bột gì?
2.2. Quan sát một số loại tinh bột bằng kính hiển vi
Sinh viên chuẩn bị tiêu bản của các loại tinh bột được bộ môn chuẩn bị
sẵn. Quan sát các loại tinh bột bằng mắt thường, bằng kính hiển vi, nhận xét và
vẽ vào vở báo cáo.
Sau đây là một số hình ảnh về các hạt tinh bột.
TB Ngô TB Gạo

TB Sắn dây TB Khoai mỳ

TB Ý dĩ TB Mỳ

TB Khoai tây TB Đậu xanh


III. BẢNG KIỂM THỰC HÀNH
TT Nội dung Yêu cầu Kết quả Kết luận
Đ/KĐ
1 Chuẩn bị tiêu bản tinh Tiêu bản đủ nước,
bột soi kính hiển vi không thừa, không
thiếu, không có bọt khí,
lượng tinh bột vừa phải
2 Nhận dạng các loại tinh Nhận dạng được các
bột hạt tinh bột trong bài
3 Vẽ vào vở các hạt tinh Vẽ chính xác các hạt
bột tinh bột với kích thước
theo vật kính.

You might also like