You are on page 1of 28

ThS.BS.

Trần Châu Mỹ Thanh

Môn giảng: TH. Sinh lý 1


Tổ bộ môn Y học cơ sở - Khoa Y
Đối tượng: Y đa khoa

Tháng11/2022
• Nắm được mục đích, dụng cụ và quy trình lập
1 công thức bạch cầu

• Phân loại được các loại bạch cầu trên tiêu bản
2 máu.

• Áp dụng để kiểm tra lại công thức bạch cầu


nếu lâm sàng nghi ngờ công thức bạch cầu sai
3 do có sự xuất hiện của các tế bào lạ hoặc do
máy móc.
I. NGUYÊN TẮC

II. DỤNG CỤ

III. CÁCH LÀM

IV. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU

V. CÂU HỎI CUỐI BÀI


A. Nhắc lại lý thuyết

BẠCH CẦU

Bạch cầu
Bạch cầu hạt
không hạt

BC trung BC ưa BC ưa BC BC
tính base acid mono lympho
B. Kiến thức thực hành
1. Nguyên tắc
Trên tiêu bản máu ngoại vi đã được dàn mỏng và nhuộm, dựa và
hình dáng, kích thước và sự bắt màu của nhân, các hạt trong bào
tương, vừa phân loại vừa đếm ít nhất 100 bạch cầu để xác định công
thức bạch cầu phổ thông.
B. Kiến thức thực hành
2. Dụng cụ

• Phiến kính khô và sạch • Thuốc nhuộm tiêu bản:


• Dầu cedre. + Dung dịch Giemsa gồm:
• Xylene. - Giemsa 7,6g.
• Kính hiển vi. - Cồn methylic 750 ml.
• Cốn tuyệt đối - Glycerine 250 ml.
+Nước cất trung tính.
B. Kiến thức thực hành
2. Dụng cụ

Bông
Bông khô
cồn

Bộ dụng cụ để chích máu:


bông cồn, bông khô , kim chích máu.
B. Kiến thức thực hành
2. Dụng cụ

Lam kính Kính hiển vi


B. Kiến thức thực hành
3. Cách làm

Sát trùng
Nhuộm Đếm
chích lấy Kéo máu
tiêu bản bạch cầu
máu
B. Kiến thức thực hành
3. Cách làm
3.1. Lấy máu Đầu ngón tay cái
Trẻ em
LẤY MÁU Ngón chân cái hoặc
MAO gót chân
MẠCH Đầu ngón tay 3
Người lớn
hoặc 4
B. Kiến thức thực hành
3. Cách làm
3.2. Kéo tiêu bản
Chích máu đầu ngón tay bỏ giọt
máu đầu.
Lấy một giọt máu vừa phải chấm
lên phiến kính.
Dùng lá kính đặt lên giọt máu
thành một góc đều tay

Để khô rồi cố định bằng cồn 90o


B. Kiến thức thực hành
3. Cách làm
3.3. Nhuộm tiêu bản
Nhỏ dung dịch

A
Giêm sa đã pha
sẵn khắp tiêu bản

Để từ 15 đến
20 phút
Rửa sạch dưới
vòi nước.
Hong khô rồi
định công thức
B. Kiến thức thực hành
3. Cách làm
3.3. Nhuộm tiêu bản

• Có đuôi hình lưỡi bò (như hình vẽ)


TIÊU • Kéo trải mỏng đều trên lam kính.
BẢN ĐẸP
• Không loang lổ.
B. Kiến thức thực hành
3. Cách làm
3.4. Đếm bạch cầu
- Nhỏ một giọt dầu cedre vào 1/3 phần đuôi của
tiêu bản
- Quan sát trên vật kính 10 để quan sát sơ bộ
tiêu bản, phát hiện các đám tế bào lạ và đánh giá
phân bố bạch cầu để lựa chọn khu vực lập công
thức bạch cầu phù hợp.
- Quan sát trên vật kính 100 để xác định chính
xác từng loại tế bào.
B. Kiến thức thực hành
3. Cách làm
3.4. Đếm bạch cầu

Cách đếm bạch cầu:


- Đếm ở 1/3 đuôi tiêu bản
- Đếm theo hình chữ chi
(ziczac ngang)
- Đếm ít nhất 100 bạch cầu
B. Kiến thức thực hành
4. Phân loại bạch cầu
4.1. Các khía cạnh hình thái học
• Màu sắc, • Tròn, bầu
• Hạt đặc hiệu. dục, đa
• …… giác...
Nguyên Hình
sinh
chất thể
• hình thái
kích thước
nhân, cấu Kích
Nhân thước • Nên so sánh
trúc nhiễm
sắc chất, hạt với kích
nhân, vị trí thước hồng
của nhân... cầu trong máu
B. Kiến thức thực hành
4. Phân loại bạch cầu
4.1. Các khía cạnh hình thái học
B. Kiến thức thực hành
4. Phân loại bạch cầu
4.2. Hình thái bạch cầu bình thường
4.2.1. Bạch cầu hạt trung tính
- Kích thước: 10-15 µm, hình tròn hoặc bầu dục
- Nhân: chất nhiễm sắc thô, chia thành nhiều múi, tế bào càng
già nhân càng có nhiều múi (thường 2-4múi, ít gặp tế bào 5 múi).
- Nguyên sinh chất: chứa đầy hạt đặc hiệu nhỏ, mịn, phân bố
đều trên nền nguyên sinh chất, tạo màu hồng tím.
B. Kiến thức thực hành
4. Phân loại bạch cầu
4.2. Hình thái bạch cầu bình thường
4.2.2. Bạch cầu ưa acid
- Kích thước: 12-15 µm, hình tròn hoặc bầu dục
- Nhân: thường có 2, 3 múi
- Nguyên sinh chất: chứa đầy hạt ưa axit màu da cam, kích
thước lớn hơn hạt trung tính, các hạt phân bố đều trong
nguyên sinh chất.
B. Kiến thức thực hành
4. Phân loại bạch cầu
4.2. Hình thái bạch cầu bình thường
4.2.3. Bạch cầu ưa base
- Kích thước: 10-12µm, hình tròn hoặc bầu dục
- Nhân chia múi không đều
- NSC chứa đầy hạt ưa bazơ bắt màu xanh đen, nằm đè cả
lên nhân. Hạt ưa bazơ là những hạt rất to, không đồng đều
B. Kiến thức thực hành
4. Phân loại bạch cầu
4.2. Hình thái bạch cầu bình thường
4.2.4. Bạch cầu lympho
- Kích thước: Loại nhỏ 5-9µm Loại lớn: 6-10µm
- Hình tròn
- Nhân: có hình tròn, bắt màu đỏ tím sẫm, cấu trúc nhiễm
sắc rất đậm, thô, nhân chiếm gần hết tế bào
- NSC bắt màu xanh da trời, xanh thẫm, không có hạt đặc
hiệu.
B. Kiến thức thực hành
4. Phân loại bạch cầu
4.2. Hình thái bạch cầu bình thường
4.2.5. Bạch cầu mono
- Kích thước 20-25 µm
- Hình tròn, bầu dục hay đa giác
- Nhân to, có nhiều hình dáng (bầu dục, móng ngựa hay đa
giác), bắt màu xanh tím, cấu trúc nhiễm sắc mịn tạo thành
vân rãnh chạy dọc theo chiều dài của nhân.
- NSC ưa kiềm nhẹ, màu xanh xám, không có hạt, thường
gặp không bào trong NSC.
B. Kiến thức thực hành
4. Phân loại bạch cầu
4.2. Hình thái bạch cầu bình thường
4.2.5. Bạch cầu mono
B. Kiến thức thực hành
5. Nhận định kết quả

Công thức bạch cầu của người Việt Nam trưởng thành bình
thường như sau:
! Bạch cầu hạt trung tính 60 – 70 %
! Bạch cầu hạt acid 1 – 4%
! Bạch cầu hạt ưa base 0 – 0,5%
! Bạch cầu mono 3 – 8%
! Bạch cầu lympho 20 – 30%
V. CÂU HỎI CUỐI BÀI
Bạch cầu
hạt trung
tính

Đây là
gì?
V. CÂU HỎI CUỐI BÀI

Bạch cầu
hạt ưa
acid

Đây là
gì?
V. CÂU HỎI CUỐI BÀI

Bạch cầu
lympho

Đây là
gì?

You might also like