You are on page 1of 4

WBS

KHÁI NIỆM
Cơ cấu phân chia công việc- WBS (work breakdown structure) Là việc phân chia
theo cấp bậc một dự án thành các nhóm nhiệm vụ và những công việc cụ thể
WBS là gì ?
-Xác định công việc phải làm, trình tự công việc và mối quan hệ giữa các công
việc
-Xác định nhân sự chịu trách nhiệm thực hiện công việc (biểu đồ trách nhiệm)
TÁC DỤNG WBS
-WBS là cơ sở để giao nhiệm vụ, xác định trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân,
nhóm
-Là cơ sở phát triển trình tự quan hệ trước – sau giữa các công việc => Cơ sở lập
sơ đồ mạng PERT/CPM
-WBS là cơ sở xây dựng kế hoạch chi tiết, điểu chỉnh tiến độ thời gian, phân bổ
nguồn lực cho từng công việc, lập dự toán và ngân sách DA
-Là cơ sở đánh giá hiện trạng, kết quả thực hiện dự án
-Hạn chế sai sót, rủi ro, bỏ quên các phần công việc
PHƯƠNG PHÁP LẬP WBS
-Lập WSB ngay sau khi lập xong mục tiêu dự án
-Lập WBS từ tổng quát đến chi tiết: Phân chia cấp bậc công việc theo quy mô dự
án, mức độ phức tạp (thường có thể sử dụng 6 cấp bậc để phân chia công việc):
+3 cấp độ đầu : quản trị
+3 cấp độ sau : yêu cầu kĩ thuật
+Cấp độ cuối : chi tiết đủ để phân phối nguồn lực và kinh phí
-Đảm bảo yêu cầu dễ quản trị, phân chia trách nhiệm theo từng công việc
-Các công việc độc lập tương đối nhưng có liên quan với nhau
TRÌNH TỰ LẬP
Phân tích công việc - Lập danh mục, mã hoá công việc - Xác định thời gian, nguồn
lực - Lập ma trận trách nhiệm

LẬP MA TRẬN TRÁCH NHIỆM


Phân tích dự án thành các gói công việc/công việc - Lập danh mục và mã hóa công
việc - Xác định dữ liệu liên quan đến công việc (thời gian nguồn lực) - Xác lập ma
trận trách nhiệm
BIỂU ĐỒ GANTT
MỤC ĐÍCH
Xác định tiến độ hợp lý để thực hiện các công việc khác nhau của DA. Tiến độ phụ
thuộc độ dài công việc, điều kiện ràng buộc và thời hạn phải tuân thủ
Cấu trúc
 Cột dọc: nội dung công việc, các hoạt động cụ thể
 Trục hoành thể hiện thời gian
 Mỗi đoạn thẳng biểu diễn một công việc. Độ dài đoạn thẳng là độ dài công việc.
Vị trí đoạn thẳng thể hiện quan hệ trước sau giữa các công việc
 Biểu đồ Gantt được lập theo kiểu tiến tới, từ trái qua phải, công việc cần làm
trước xếp trước
SƠ ĐỒ NGANG
Xác định tiến độ hợp lý để thực hiện các công việc khác nhau của DA. Tiến độ phụ
thuộc độ dài công việc, điều kiện ràng buộc và thời hạn phải tuân thủ
 Cột dọc: nội dung công việc, các hoạt động cụ thể
 Trục hoành thể hiện thời gian
 Mỗi đoạn thẳng biểu diễn một công việc. Độ dài đoạn thẳng là độ dài công việc.
Vị trí đoạn thẳng thể hiện quan hệ trước sau giữa các công việc
 Biểu đồ Gantt được lập theo kiểu tiến tới, từ trái qua phải, công việc cần làm
trước xếp trước
ƯU ĐIỂM
Cùng lúc quản lý nhiều thông tin  Trực quan, dể hiểu, dể sử dụng  Nâng cao
năng suất công việc (thấy được tình hình nhanh chậm, tính liên tục=> đẩy nhanh
tiến trình, tái sắp xếp lại, tái phân phối nguồn lực đảm bảo tính liên tục và hợp lý)
HẠN CHẾ
 Kỹ thuật cho phép hình thành cơ sở thiết lập nguồn nhân lực.  Phụ thuộc cấu
trúc phân chia công việc (WBS) được xây dựng.  Xử lý ràng buộc Phạm vi _Thời
gian_Chi phí của 1 dự án chưa hoàn hảo
PHƯƠNG PHÁP AOA
• Phương pháp “đặt tên công việc trên mũi tên” (AOA – Activities onArrow)
KHÁI NIỆM
-Mỗi công việc được đặt trên đường có mũi tên; thông tin bao gồm thời gian, chi
phí, nguồn lực để thực hiện cv
-Có thể sử dụng biến giả
-Có các sự kiện ở các điểm mút
-Các mũi tên không được giao nhau và không dùng các đường cong Các mũi tên có
thể giao cắt nhau
1) Mỗi công việc được biểu diễn chỉ bằng một mũi tên trong sơ đồ mạng
2) Các mũi tên chỉ thể hiện mối quan hệ trước sau của các công tác, chiều dài của
chúng không thể hiện thời gian tương ứng với các công việc đó.
3) Trong sơ đồ mạng, sự kiện bắt đầu chỉ có công việc đi và sự kiện kết thúc chỉ có
công việc đến. Còn các sự kiến khác có ít nhất một công việc đến và một công việc
đi
4) Những công việc riêng biệt không được cùng sự kiện bắt đầu và sự kiện kết
thúc.
5) Tất cả các công việc trong sơ đồ mạng phải hướng từ trái sang phải không được
quay trở lại sự kiện mà chúng xuất phát, nghĩa là không được lập thành vòng kín
6) Sơ đồ mạng cần có dạng đơn giản nhất, không nên có quá nhiều công việc giao
cắt nhau
7) Sơ đồ mạng phải phản ánh được trình độ kỹ thuật của công việc và quan hệ kỹ
thuật giữa chúng. Ví dụ: xây dựng sơ đồ mạng với quan hệ kỹ thuật giữa các công
việc sau: - Công việc C bắt đầu sau khi công việcAhoàn thành - Công việc C và D
bắt đầu sau khi công việc B hoàn thành - Công việc E bắt đầu sau khi công việc C
hoàn thành
8) Công việc/sự kiện được đánh số: a. nhỏ  lớn; b. trái  phải; c. trên  xuống
Xác định WBS - Lập sơ đồ mạng - Tính thời gian, chi phí công việc - Xác định
đường găng, thời gian - Mối quan hệ - Trình tự CV - Thời gian dự trữ.

You might also like