You are on page 1of 2

Câu hỏi ôn tập môn logic học

1. Logic học nghiên cứu cái gì?


2. Ý nghĩa của việc học môn Logic
3. Trình bầy 4 quy luật cơ bản của tư duy
4.
...Yêu, thì bảo rằng: yêu!
Không yêu, thì bảo một điều, cho xong!
Đừng có nửa đục, nửa trong.
Lờ lờ nước hến, cho lòng em đau!
(Ca dao, tục ngữ VN)
Câu ca dao trên, tương đồng với quy luật nào trong tư duy. Anh (chị) hãy
trình bầy vắn tắt quy luật đó.
5. Khái niệm là gì? Khái niệm được hình thành như thế nào?
6. Thế nào là nội hàm và ngoại diên của khái niệm
7. Thế nào là khái niệm loại và khái niệm hạng, đặc điểm quan hệ của chúng.
8. Trình bầy các quy tắc định nghĩa khái niệm.
9. Nêu ví dụ minh họa những trường hợp vi phạm quy tắc định nghĩa khái
niệm.
10.Anh (chị) hãy phân tích ngắn gọn định luật sau đây trong thuyết ‘Nhân
quả”: “Tâm hồn trong sáng thì tư tưởng sáng suốt; tư tưởng sáng suốt thì
hành động hiệu quả”.
11.Hãy dùng kiến thức logic học, cho biết ý kiến của mình về bài toán vui sau
đây: Tôi mượn mẹ 50 đồng, mượn bố 50 đồng. Tôi mua cái áo hết 97 đồng,
còn dư 3 đồng. Tôi về trả lại mẹ 1 đ, trả bố 1 đ, tôi giữ lại 1 đ.
Như vậy tôi còn nợ: 49đ + 49đ = 98đ; và 1đ tôi giữ (98đ+ 1đ= 99 đ). Vậy
còn 1 đ nữa ở đâu?
12.Sơ đồ hóa để biểu diễn quan hệ giữa các khái niệm
13.Xác định nội hàm và ngoại diên của các khái niệm: Giáo dục, sinh viên,
động vật, cái bàn.
14.Phán đoán là gì? Một phán đoán đơn có cấu trúc như thế nào?
15.Nguồn gốc của phán đoán giả dối và suy luận phi logic là gì?
16.Trình bầy các loại phán đoán căn cứ theo cấu trúc, theo nội hàm của thuộc
từ, theo cả chất và lượng, theo tình thái
17.Anh chị phán đoán xem: Vai trò của tiếng Hàn trong cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0, ở Việt nam sẽ như thế nào? Phán đoán ấy là phán đoán gì?
18.Trong “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du có hai câu thơ làm người
đọc “Suy ngẫm”
“Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” (câu 420) và câu
“Ngẫm hay, muôn sự tại trời” (câu 3241).
Đã học xong môn Logic, anh(chị) hiểu hai câu thơ này như thế nào? Có mâu thuẫn
với quy luật nào trong tư duy?
19. Tại cuộc họp báo sau trận đấu bóng đá.
Phóng viên phỏng vấn huấn luyện viên đội A:
- Ông đánh giá thế nào về cầu thủ đội B.
- Tôi không có thói quen đánh giá cầu thủ đội bạn, nhưng họ có cầu thủ số
10 rất khỏe, chuyền bóng rất chính xác, đấy là cầu thủ rất triển vọng.
Giả sử là huấn luyện viên đội A, anh (chị) có trả lời như vậy không, vì sao?
20.Trình bầy bảng giá trị chân lý của các phép liên kết logic trên phán đoán.
21.Thế nào là tính đẳng trị của các phán đoán.
22.Hãy đưa ra ví dụ để chứng minh: Từ tiên đề sai nhưng suy luận lại đúng; từ
tiên đề đúng nhưng suy luận lại sai.
23.Thế nào là tam đoạn luận? Cấu trúc của tam đoạn luận xác quyết
24.Tam đoạn luận xác quyết có những tiên đề gì?
Thái nguyên, ngày 30/5/2023`
Lê Thanh Liêm

You might also like