You are on page 1of 4

Câu 1: Thuật ngữ “lôgíc” trong tiếng Việt có nghĩa là gì?

A. Tính quy luật trong sự vận động và phát triển của sự vật.
B. Mối liên hệ có tính tất yếu giữa các hình thức của tư tưởng.
C. Logic học.
D. Các đáp án được nêu đều đúng.
Câu 2: Người đầu tiên có công xây dựng Logic học thành một khoa học là:
A. Socrates
B. Leibniz
C. Aristotle
D. Bacon
Câu 3: Có mấy loại logic?
A. Logic cổ điển và Logic hiện đại
B. Logic truyền thống và Logic hiện đại
C. Logic hình thức và Logic biện chứng
D. Logic hình thức, Logic toán, Logic tình thái
Câu 4: Chọn “cụm từ” bổ sung vào dấu “...” trong câu dưới đây để có một định
nghĩa đúng.
“Logic học hình thức là khoa học nghiên cứu...”
A. “Các hình thức phản ảnh hiện thực của tâm trí con người.”
B. “Các quy luật tâm lý trong tư duy.”
C. “Những hình thức và quy luật của tư duy.”
D. Tất cả các đáp án được nêu đều đúng.
Câu 5: Tư duy bao gồm những hình thức cơ bản nào?
A. Tri thức, tình cảm, niềm tin
B. Khái niệm, phán đoán, suy luận
C. Cảm giác, tri giác, biểu tượng
D. Nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính
Câu 6: Đặc điểm cơ bản của logic hình thức là?
A. Tạm thời tách hình thức của tư tưởng ra khỏi nội dung của nó và chỉ tập trung
nghiên cứu hình thức của tư tưởng.
B. Logic hình thức nghiên cứu những hình thức của tư duy phản ánh sự vật trong
trạng thái biến đổi, chuyển tiếp.
C. Các qui tắc và qui luật của logic hình thức quy định lên quá trình tư duy của
nhân loại như thế nào phụ thuộc vào năng lực tư duy của các thành phần giai cấp,
dân tộc.
D. Tất cả các đáp án được nêu đều đúng.
Câu 7: Tư duy có những đặc điểm:
A. Gián tiếp, năng động sáng tạo, sinh động cụ thể và sâu sắc.
B. Khái quát, sâu sắc, trực tiếp và sáng tạo.
C. Gián tiếp, khái quát, sâu sắc, năng động sáng tạo.
D. Cụ thể, năng động, riêng biệt và sáng tạo.
Câu 8: Logic hình thức giúp chúng ta:
A. Hiểu biết được các thuộc tính bản chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới
hiện thực.
B. Tránh được những sai lầm trong quá trình tư duy.
C. Trực tiếp thực nghiệm được các quy luật khách quan.
D. Các đáp án được nêu đều đúng.
Câu 9: Logic và ngôn ngữ có liên hệ với nhau như thế nào?
A. Không có quan hệ gì với nhau.
B. Khác nhau và loại trừ lẫn nhau.
C. Gắn bó thống nhất vớii nhau, giúp cho tư duy phản ánh đúng hiện thực và giúp
cho mọi người đều có thể hiểu nhau.
D. Logic và ngôn ngữ có liên hệ ở một vài trường hợp phản ánh hiện thực của tư
duy.
Câu 10: Quy luật của tư duy là:
A. Mối liên hệ bản chất, tất yếu, khách quan giữa các thành phần của tư tưởng.
B. Cái chi phối các kết cấu của tư tưởng để đảm bảo cho tư tưởng phản ánh đúng
đối tượng.
C. Các yêu cầu đối với tư duy để tư duy có thể phù hợp với hiện thực.
D. Các đáp án được nêu đều đúng.
Câu 11: Khi khảo sát một tư tưởng, logic hình thức chủ yếu làm gì?
A. Khảo sát đến hình thức của tư tưởng.
B. Khảo sát nội dung của tư tưởng.
C. Trước tiên khảo sát nội dung của tư tưởng, sau đó khảo sát hình thức logic của
nó.
D. Tuỳ từng trường hợp mà khảo sát nội dung của tư tưởng hay hình thức của tư
tưởng hay cả hai.
Câu 12: Hai khái niệm: Hình thức của tư duy và Cấu trúc lôgic của tư tưởng được
hiểu như thế nào là đúng:
A. Hình thức của tư duy và Cấu trúc lôgic của tư tưởng là hai hình thức biểu biện
của một tư tưởng.
B. Hình thức của tư duy tức là Cấu trúc logic của tư tưởng là hình thức liên kết các
thành phần của tư tưởng lại với nhau.
C. Hình thức của tư duy và Cấu trúc lôgic của tư tưởng là hai khai niệm hoàn toàn
khác nhau trong hai loại logic học khác nhau.
D. Hình thức của tư duy và Cấu trúc lôgic của tư tưởng là hai mặt của một tư
tưởng.
Câu 13: Một tư tưởng được gọi là đúng đắn, chân thực khi:
A. Cấu trúc logic của nó phải hợp với các quy tắc logic hình thức và các khái niệm,
phán đoán được nêu ra trong tư tưởng đó phải đúng với hiện thực.
B. Cấu trúc logic của nó không vi phạm các quy tắc logic hình thức.
C. Các khái niệm, phán đoán được nêu ra trong tư tưởng đó phải đúng với hiện
thực.
D. Hình thức của nó phải hợp các quy tắc của tam đoạn luận và các đối tượng được
nêu ra trong tư tưởng đó phải đúng với hiện thực khách quan.
Câu 14: Logic học hình thức có nhiệm vụ:
A. Chỉ ra những sai lầm trong quá trình nhận thức.
B. Vạch ra các hình thức và quy luật của tư duy.
C. Vạch ra các quy luật của phép biện chứng.
D. Nghiên cứu các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy.

You might also like