You are on page 1of 12

Thực hành SAP – MM

Bước 1. Tạo một nhà cung cấp (Vendor) mới. Mã xuất hiện chính là mã hồ sơ của nhà
cung cấp vừa tạo.

Bước 2. Tạo một mã vật liệu mới. Mã số xuất hiện chính là mã vật liệu vừa được tạo.

Bước 3. Tạo một chế độ xem mới cho hàng hóa hiện có (hàng hóa đã được tạo ở bước 2).
Hàng hóa sẽ được chuyển từ nhà máy sang chỗ bán.
Bước 4. Kiểm tra lượng hàng hóa hiện có trong kho

Bước 5. Tạo một yêu cầu mua hàng (purchase requisition). Tạo yêu cầu mua hàng với số
lượng là 200 để yêu cầu báo giá và chọn nhà cung cấp có thể đáp ứng yêu cầu. Mã số
được tạo ra chính là mã yêu cầu mua hàng.

Bước 6. Quản lý kho: xem xét trong kho hiện có bao nhiêu hàng tồn. Phải xem lại vì vừa
tạo yêu cầu mua 200 hàng tồn kho.
Bước 7. Tạo các yêu cầu báo giá. Tạo một yêu cầu báo giá (RFQ) riêng cho một số các
nhà cung cấp. Quá trình này được tiến hành để thu thập thông tin về giá cả và giao hàng
cần thiết nhằm hỗ trợ cho việc lựa chọn nhà cung cấp. Các mã số xuất hiện chính là mã
số của các yêu cầu báo giá.
Bước 8. Duy trì các yêu cầu báo giá đối với các nhà cung cấp. Khi nhận được phản hồi
cho các RFQ được gửi tới các nhà cung cấp, cần phải duy trì dữ liệu tương ứng của họ
trong hệ thống mua sắm của doanh nghiệp để có thể so sánh nhằm hỗ trợ quá trình lựa
chọn nhà cung cấp.
Bước 9. Đánh giá các báo cáo về yêu cầu báo giá. Sắp xếp các nhà cung cấp theo thứ tự
nhà cung cấp có giá thấp nhất đến cao nhất và chọn ra nhà cung cấp trúng thầu (nhà cung
cấp có giá thấp nhất). Và phải thông báo cho những nhà cung cấp không trúng thầu rằng
báo giá của họ sẽ không được chấp nhận. Điều này được thực hiện bằng cách từ chối họ.
Bước 10. Tạo đơn đặt hàng bằng cách tham khảo báo giá nhận được từ nhà cung cấp
thành công. Mã xuất hiện là mã của đơn đặt hàng. Đồng thời, đơn đặt 2 được chia thành 2
đơn (vì giao hàng thành 2 lần).

Bước 11. Xem các đơn đã tạo dưới dạng điện tử

Bước 12. Tạo một biên nhận hàng hóa khi nhận vào kho các mặt hàng đã đặt. Mã số xuất
hiện ở bước này là mã của biên nhận hàng ở đơn 1.
Bước 13. Kiểm tra lại số lượng hang trong kho vì đã nhận được hàng từ đơn 1. Từ hình
có thể thấy hàng tồn kho đã tăng lên thành 100 sau khi nhận hàng.
Bước 14. Tạo hóa đơn cho số hàng đã nhận ở đơn 1. Mã số xuất hiện là mã số của hóa
đơn.

Bước 15. Xem lại lịch sử các hóa đơn mua hàng

Bước 16. Xem lại quá trình mua hàng. Dòng tài liệu từ khi mua hàng cho đến khi hàng
vào kho
Bước 17. Tạo biên nhận hàng cho biên đặt hàng đã đặt ở đơn 2. Mã xuất hiện là mã biên
nhận hàng của đơn 2.

Bước 18. Xem lại lịch sử mua hàng. Vì lúc này trong lịch sử đã có biên mua hàng của
đơn 2. Từ hình có thể thấy hàng tồn kho đã tăng lên thành 200 sau khi nhận hàng.
Bước 19. Tạo hóa đơn nhận hàng cho đơn 2. Mã số xuất hiện chính là mã của hóa đơn
nhận hàng của đơn 2.

Bước 20. Đăng thanh toán cho nhà cung cấp. Chứng minh rằng bạn đã thanh toán tất cả
số tiền cho nhà cung cấp. Mã số suất hiện là mã số trả tiền cho nhà cung cấp.

Bước 21. Hiển thị số dư cho nhà cung cấp xem.


Bước 22. Xem lại lịch sử toàn bộ đơn hàng.

Bước 23. Hiển thị số dư tài khoản G/L và các khoản mục cá nhân

You might also like