You are on page 1of 23

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

BÀI TẬP LỚN


MÔN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

ĐỀ TÀI: NHẬN DIỆN ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ


LẬP KẾ HOẠCH CHO KHỞI NGHIỆP NGÀNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Hoài Nam


Lớp: 231ACT01A29
Nhóm: 1
Thành viên:
Nguyễn Ngọc Ánh 25A4011390
Trần Quang Anh 25A4011380
Trịnh Tùng Lâm 25A4010151
Lê Nguyễn Khôi Nguyên 25A4011038
Hoàng Minh Lộc 25A4010472
Trần Thu Huyền 25A4010126
Nguyễn Thị Khánh Huyền 25A4010121
Phạm Thị Hương Giang 25A4012118

HÀ NỘI - 11/2023.
1
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

BÀI TẬP LỚN


MÔN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

ĐỀ TÀI: NHẬN DIỆN ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ


LẬP KẾ HOẠCH CHO KHỞI NGHIỆP NGÀNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Hoài Nam


Lớp: 231ACT01A29
Nhóm: 1
Thành viên:
Nguyễn Ngọc Ánh 25A4011390
Trần Quang Anh 25A4011380
Trịnh Tùng Lâm 25A4010151
Lê Nguyễn Khôi Nguyên 25A4011038
Hoàng Minh Lộc 25A4010472
Trần Thu Huyền 25A4010126
Nguyễn Thị Khánh Huyền 25A4010121
Phạm Thị Hương Giang 25A4012118

2
MỤC LỤC

MỤC LỤC...........................................................................................................................3
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................................5
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................................6
PHẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN KHỞI NGHIỆP...............................7
1. Khởi nghiệp là gì?.......................................................................................................7
2. Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp.................................................................7
2.1. Khởi nghiệp 4.0 là gì?.............................................................................................7
2.2. Nhà khởi nghiệp là gì?............................................................................................8
2.3. Vốn khởi nghiệp là gì?............................................................................................8
2.4. Mô hình kinh doanh khởi nghiệp............................................................................8
3. Phân biệt khởi nghiệp và startup.............................................................................10
PHẦN 2: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP...............................................11
1. Bước 1: Đánh giá bản thân.......................................................................................11
1.1 Điểm mạnh.............................................................................................................11
1.2. Điểm yếu...............................................................................................................11
1.3. Kỹ năng cần cải thiện............................................................................................11
2. Bước 2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp.................................................................12
2.1. Mục tiêu nghề nghiệp là gì?..................................................................................12
2.2. Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn................................................................12
2.2.1 . Mục tiêu ngắn hạn.........................................................................................12
2.2.2. Mục tiêu dài hạn.............................................................................................13
3. Bước 3: Nghiên cứu công việc..................................................................................13
3.1. Công việc của một chuyên viên phân tích tài chính.............................................13
3.2. Lợi ích và khó khăn khi trở thành chuyên viên phân tích tài chính......................14
3.2.1. Lợi ích.............................................................................................................14
3.2.2. Khó khăn........................................................................................................14
4. Bước 4: Cân nhắc tình hình tài chính.....................................................................15
5. Bước 5: Suy nghĩ về kinh nghiệm học vấn trước khi bước vào ngành mới.........16
5.1. Trình độ học vấn, kiến thức nền tảng...................................................................16
5.2. Kỹ năng chuyên môn............................................................................................16
5.3. Các kỹ năng cần thiết khác...................................................................................16
6. Bước 6: Cân nhắc tính ổn định của công việc........................................................17
6.1. Thực trạng nhu cầu nguồn nhân lực ngành Tài Chính..........................................17
6.2. Thách thức trong thời đại số.................................................................................17
6.2.1. Cạnh tranh với AI...........................................................................................17
6.2.2. Cạnh tranh với nguồn lực..............................................................................18
6.3. Lộ trình thăng tiến................................................................................................18
6.4. Kế hoạch gắn bó của cá nhân với ngành phân tích tài chính................................18
7. Bước 7: Lập kế hoạch và hành động rõ ràng.........................................................19
7.1. Khi còn đang học đại học.....................................................................................19
7.2. Sau khi tìm được nơi làm việc..............................................................................20
7.3. Hành động cụ thể..................................................................................................20
PHẦN 3: KẾT LUẬN.......................................................................................................22
PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................23

4
LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan toàn bộ nội dung của bài tập là do nhóm chúng em cùng
nhau xây dựng và lên ý tưởng. Trong quá trình làm luôn trung thực, sáng tạo, mọi nguồn
tham khảo đều hợp pháp và trích dẫn rõ ràng. Chúng em xin chịu mọi trách nhiệm trước
nhà trường, khoa, thầy cô bộ môn và chịu mọi hình thức kỉ luật theo quy định của học
viện với lời cam đoan của mình.

5
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin cảm ơn Học viện Ngân hàng đã đưa bộ môn Nguyên lí
kế toán vào chương trình đào tạo cũng như các thầy cô trong khoa Kế toán - Kiểm toán đã
định hướng và truyền đạt cho chúng em phương pháp nghiên cứu, kỹ năng làm việc giúp
chúng em hoàn thành bài tập lớn một cách tốt nhất.

Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Phạm Hoài Nam đã truyền đạt kiến
thức cho chúng em bằng sự tâm huyết, hướng dẫn, góp ý để bài tập của chúng em được
hoàn thiện hơn. Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp thu kiến thức của bản thân mỗi người
luôn tồn tại những hạn chế nhất định nên bài báo cáo sẽ không tránh khỏi những thiếu sót,
rất mong được lắng nghe lời nhận xét, ý kiến của thầy để bài tập của chúng em được hoàn
thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

6
PHẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN KHỞI NGHIỆP

1. Khởi nghiệp là gì?

- Khởi nghiệp đã không còn là khái niệm quá xa lạ với giới trẻ nói riêng hiện nay.
Nó không chỉ là đam mê, hoài bão mà còn giúp khẳng định bản thân rõ ràng về tài chính,
kiến thức, kỹ năng và sự liều lĩnh. Ở thời điểm hiện nay, khởi nghiệp không còn quá khó
khăn khi đã có nhiều công cụ hỗ trợ.

- Vào năm 1990, Stevenson cùng với Jarillo đã đưa ra định nghĩa khởi nghiệp, theo
đó, khởi nghiệp là hoạt động tự làm chủ doanh nghiệp - một quá trình mà cá nhân khởi
nghiệp phải xác định rõ ràng và biết theo đuổi, nắm lấy những cơ hội trong kinh doanh.
Khởi nghiệp hiểu đơn giản là người sáng lập tự làm ra một loại sản phẩm mới, công nghệ
mới, tự mình tạo ra một loại hình riêng sau đó kinh doanh và phát triển. Trong quá trình
phát triển, họ chính là nhân viên, quản lý, thu chi ở những bước đầu khởi nghiệp.

Ví dụ: Bạn Lê Bảo Châu - sinh viên khoa Kinh Doanh Quốc Tế, Học viện Ngân
Hàng đã khởi nghiệp cùng bạn bè của mình mở quán Doochoo Cakeshop bán những loại
bánh handmade phục vụ nhiều đối tượng khách hàng đặc biệt là học sinh, sinh viên.

- Lập nghiệp có cách gọi tiếng Anh là Entrepreneur, được hiểu một cách đơn giản
là hình thức làm ăn. Đó là quá trình mà một người lên kế hoạch và tiến hành khởi tạo, vận
hành một doanh nghiệp của riêng họ. Bắt đầu từ một công ty nhỏ, người lập nghiệp là
người chủ điều hành công ty.

2. Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp

2.1. Khởi nghiệp 4.0 là gì?

- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho
nhân loại bởi sự đột phá của hàng loạt các công nghệ mới, kéo theo sự thay đổi phân hóa
của các ngành nghề trong xã hội. Trong đó, khởi nghiệp 4.0 đang dần trở thành xu hướng
của nhiều đối tượng hiện nay. Khởi nghiệp 4.0 là khởi nghiệp trong thời đại của trí tuệ
nhân tạo, máy móc dần được thay thế và làm việc với con người theo một cách hoàn toàn
mới. Bởi vậy, khởi nghiệp trong thời kỳ này cũng tồn tại cả những thuận lợi và khó khăn
nhất định.

- Các đặc điểm nổi bật của khởi nghiệp 4.0:

7
 Mức vốn bỏ ra không quá lớn và quá trình triển khai nhanh chóng

 Đo lường được hiệu quả trong thời gian cụ thể

 Cho phép tạo ra nhiều sản phẩm riêng biệt, nâng cao hiệu quả sản xuất

 Tỷ lệ khởi nghiệp thành công của mỗi người là khác nhau và tùy thuộc vào kiến
thức, kinh nghiệm, và cả sự may mắn

2.2. Nhà khởi nghiệp là gì?

- Nhà khởi nghiệp hiểu đơn giản chính là người tự đứng lên nghiên cứu, tạo ra sản
phẩm, dịch vụ mang thương hiệu của riêng họ, từ đó họ mở rộng mô hình kinh doanh, sản
xuất, cung cấp và thu lại lợi nhuận.

- Những yếu tố cần có ở người khởi nghiệp đó là: sự sáng tạo, kiên trì bền bỉ, kiến
thức sâu rộng, am hiểu thị trường, cùng các kỹ năng quan trọng (quản lý tài chính, quản lý
công việc, lên kế hoạch…)

- Trong kinh doanh, khởi nghiệp là hình thức tự lập nghiệp và tự làm chủ. Chính vì
thế mà bất cứ ai, không kể tuổi tác hay giới tính đều có thể khởi nghiệp. Tuy nhiên, độ
tuổi phù hợp phổ biến hiện nay tập trung nhiều nhất vẫn là sinh viên bởi sự thích ứng
nhanh với các công nghệ và các trend mới.

2.3. Vốn khởi nghiệp là gì?

- Vốn khởi nghiệp là khoản đầu tư tài chính cho việc phát triển một công ty hoặc
sản phẩm mới. Loại vốn này có thể được cung cấp bởi các nhà đầu tư mạo hiểm, hoặc các
ngân hàng truyền thống. Trong mọi trường hợp, người mong muốn nhận được vốn khởi
nghiệp đều phải có kế hoạch chiến lược kinh doanh vững chắc cùng sản phẩm độc đáo, ưu
thế.

- Vốn khởi nghiệp được sử dụng để thanh toán cho bất kỳ chi phí cần thiết để tạo
ra một doanh nghiệp mới, bao gồm tiền thuê nhân viên mới, thuê không gian văn phòng,
nghiên cứu và thử nghiệm thị trường, sản xuất sản phẩm, marketing,…

- Tuy nhiên, vốn khởi nghiệp rất rủi ro. Những người hỗ trợ các công ty khởi
nghiệp hi vọng rằng những tài trợ của họ sẽ giúp công ty khởi nghiệp phát triển các hoạt
động sinh lợi và trả cho họ những khoản lợi lớn cho sự giúp đỡ ban đầu. Nhưng nhiều
doanh nghiệp thất bại khiến nhà đầu tư mạo hiểm bị mất toàn bộ khoản đầu tư.

2.4. Mô hình kinh doanh khởi nghiệp


8
- Mô hình kinh doanh khởi nghiệp là một bản kế hoạch tổng quan định hướng phát
triển, được tổ chức cụ thể rõ ràng nhằm tăng doanh thu của các doanh nghiệp mới đi vào
hoạt động.

- Các doanh nghiệp trước khi bước chân vào thị trường đều cần có một mô hình
kinh doanh khởi nghiệp riêng, đạt được hiệu quả và tạo lợi thế cạnh tranh. Như vậy,
doanh nghiệp mới có thể đạt được vị trí vững chắc trên thị trường và không bị đối thủ sao
chép mô hình kinh doanh. Mô hình kinh doanh dành cho các công ty mới khởi nghiệp cần
các yếu tố sau:

 Thị trường và phân khúc khách hàng

 Tiềm năng của sản phẩm

 Xây dựng các kênh marketing để quảng bá sản phẩm đến khách hàng

 Các chính sách chăm sóc khách hàng, các chương trình ưu đãi

- Một số mô hình kinh doanh khởi nghiệp hiệu quả có thể kể đến như:

 Mô hình kinh doanh online: kinh doanh online là mô hình lý tưởng và đầy tiềm
năng trong thời đại công nghệ 4.0 dành cho những công ty khởi nghiệp. Tận dụng
sức mạnh của các kênh online và mạng xã hội để truyền thông, quảng cáo sản
phẩm đến khách hàng.

 Mô hình nhượng quyền kinh doanh: là một trong những mô hình kinh doanh khởi
nghiệp phổ biến bởi doanh nghiệp có thể tận dụng được lợi thế có sẵn về độ phủ
thương hiệu, cơ cấu tổ chức, nguồn hàng …

 Mô hình tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing): tiếp thị liên kết là một hình thức
marketing cộng tác giữa người tham gia và nhà cung cấp sản phẩm. Người tham
gia được hưởng hoa hồng từ việc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
đến với người tiêu dùng.

 Mô hình kinh doanh sàn thương mại điện tử: Shopee, Lazada, Tiki… là mô hình
tiêu biểu của kinh doanh sàn thương mại điện tử. Ngưßi mua và người bán dễ dàng
tiếp cận mua bán trực tuyến với nhau. Hiện nay, các sàn thương mại điện tử phát
triển bùng nổ, do vậy, đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp
với mô hình kinh doanh sàn thương mại điện tử.

9
3. Phân biệt khởi nghiệp và startup

- Theo Neil Blumenthal, đồng Giám đốc điều hành của Warby Parker thì “startup
được hiểu là một công ty hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề mà có giải pháp không
chắc chắn, không đảm bảo sẽ thành công”. Có thể thấy, startup chỉ các doanh nghiệp đang
trong giai đoạn đầu của sự phát triển kinh doanh. Những dự án này thường được khởi đầu
bởi một nhóm người sáng lập. Họ tập trung vào việc tận dụng nhu cầu thị trường để phát
triển một số dịch vụ, sản phẩm hoặc một công nghệ khả thi nào đó.

- Startup có thể gọi là khởi nghiệp nhưng khởi nghiệp lại chưa chắc là startup.
Khởi nghiệp và startup giống nhau ở chỗ là cùng bắt đầu với yếu tố “con người” và ra giải
pháp đáp ứng nhu cầu thị trường từ bàn tay trắng, giải quyết nó để thu về lợi nhuận. Cụ
thể cần phân biệt và làm rõ những khái niệm sau:

 Khởi nghiệp là việc khởi đầu xây dựng, phát triển công việc sự nghiệp còn
“startup” chỉ là hình thức mà người ta lựa chọn để khởi nghiệp.

 Startup là một nhóm người hay một công ty thực hiện một điều gì đó nhưng chưa
chắc chắn sẽ thành công. Startup bản chất là danh từ chỉ một tổ chức, trong khi
khởi nghiệp là một động từ chỉ sự phát triển kinh doanh. Do đó, các sản phẩm, dịch
vụ của startup không phải là bản thân startup mà giống như một sản phẩm của
doanh nghiệp.

10
PHẦN 2: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP

1. Bước 1: Đánh giá bản thân

1.1 Điểm mạnh

- Các thành viên nhóm đang theo học chuyên ngành Tài Chính - Học viện Ngân
Hàng được đào tạo bài bản về các kiến thức nền tảng và liên quan đến chuyên ngành Tài
Chính.

- Người học có khả năng tự nghiên cứu nhiều vấn đề và ứng biến nhạy bén khi có
rủi ro phát sinh liên quan đến Tài chính.

- Có kỹ năng ứng xử linh hoạt, giải quyết vấn đề tốt.

- Có sự trung thực và đạo đức nghề nghiệp đồng thời có khả năng giao tiếp tốt.

- Được đào tạo kỹ năng phân tích và khả năng thích nghi với sự thay đổi liên tục
của thị trường.

1.2. Điểm yếu

- Các thành viên nhóm đang là sinh viên năm 2 nên chưa có nhiều kinh nghiệm
thực tế và còn gặp hạn chế trong lĩnh vực công việc chuyên môn.

- Chưa trải nghiệm tham gia các cuộc thi, chương trình liên quan đến ngành Tài
Chính do câu lạc bộ, nhà trường tổ chức.

- Chưa đủ điều kiện để thi các chứng chỉ liên quan đến ngành Tài chính như CFA,
ACCA… Sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu chưa được thành thạo.

1.3. Kỹ năng cần cải thiện

- Kỹ năng phân tích toán học: Làm chuyên viên phân tích tài chính đồng nghĩa với
việc bạn sẽ phải làm việc hầu hết với các con số cũng như các thuật toán phân tích.

- Phối hợp các kỹ năng mềm khác linh hoạt: Ngoài kỹ năng liên quan đến toán học
thì những kỹ năng mềm khác cũng là một yếu tố sẽ giúp cho bạn trở thành một chuyên
viên phân tích tài chính thành công hơn. Bạn cần phối hợp những kỹ năng này với nhau
một cách linh hoạt để đảm bảo cho công việc được tối ưu và hiệu quả hơn.

- Khả năng quản lý thời gian: Khối lượng công việc cũng như áp lực của vị trí
chuyên viên phân tích tài chính khá lớn. Do đó bạn sẽ cần phải có kỹ năng xây dựng được
kế hoạch làm việc cũng như quản lý thời gian một cách tối ưu và hiệu quả hơn.
11
- Cần có sự nhạy bén, nhạy cảm về các biến động liên quan đến tài chính: Đây là
một trong những yếu tố mà bất kỳ một chuyên gia phân tích tài chính nào cũng phải tự rèn
luyện cho bản thân. Bởi, thị trường tài chính sẽ luôn luôn biến động không ngừng và liên
tục mà bạn không thể kiểm soát nó được. Thực tế cho thấy, thị trường tài chính luôn biến
động, thay đổi không ngừng và bạn khó thể nào có thể kiểm soát được. Vì vậy, nhạy cảm
với những biến động về tài chính là một yếu tố quan trọng mà bất kỳ một chuyên viên
phân tích tài chính nào cũng cần phải tự rèn luyện cho bản thân. Nếu không có yếu tố này
khi phân tích tài chính, có thể bạn sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp rủi ro, ảnh hưởng đến
sự phát triển chung của toàn công ty. Do đó, hãy thường xuyên cập nhật những thông tin,
xu hướng mới nhất về thị trường tài chính thông qua các kênh như Internet, sách báo hay
tạp chí về tài chính,...

- Kỹ năng ứng xử linh hoạt, giải quyết vấn đề tốt: Trong quá trình phân tích các dự
án, các chuyên viên phân tích về tài chính có thể gặp phải một số vấn đề phát sinh ngoài ý
muốn. Lúc này, bạn cần phải ứng biến linh hoạt, nhanh chóng đưa ra phương án xử lý kịp
thời để giải quyết ổn thỏa mà không làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Như vậy, kỹ năng
ứng xử linh hoạt và giải quyết vấn đề tốt là vô cùng cần thiết. Đây cũng là một trong các
yếu tố giúp doanh nghiệp đánh giá năng lực thực sự của một chuyên viên phân tích tài
chính chuyên nghiệp.

2. Bước 2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp

2.1. Mục tiêu nghề nghiệp là gì?

- Mỗi người sẽ có định nghĩa riêng về mục tiêu nghề nghiệp nhưng nhìn chung
nhất, mục tiêu nghề nghiệp chính là một vị trí công việc, một đích đến, một mức lương
mà bản thân mong muốn đạt được và thời gian, con đường chúng ta vạch ra để thực hiện
mục tiêu đó.

- Qua mục tiêu nghề nghiệp được giới thiệu và ghi trong CV, nhà tuyển dụng sẽ có
một cái nhìn tổng thể, khách quan về mỗi ứng viên, từ đó nắm bắt được cá tính, định
hướng, con người của mỗi ứng viên. Quá trình đó sẽ trả lời được liệu chúng ta có đáp ứng
được chiến lược, yêu cầu mà công ty, doanh nghiệp đó đề ra hay là không.

2.2. Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

2.2.1 . Mục tiêu ngắn hạn

12
- Trở thành một chuyên viên phân tích tài chính phát triển từ những kỹ năng cơ bản
đến kỹ năng nâng cao.

- Chủ động tìm hiểu, học hỏi, xin ý kiến góp ý từ thầy cô và các anh chị đi trước
theo học và giảng dạy chuyên ngành Tài chính để trau dồi thêm kiến thức, hiểu biết để
hoàn thiện bản thân, phục vụ cho công việc.

- Tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành được đào tạo với kết quả khả quan, bổ
sung thêm các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, Tài chính.

2.2.2. Mục tiêu dài hạn

- Các thành viên trong nhóm đều xác định trở thành nhà phân tích tài chính cấp cao
hoặc quản lý tài chính, giám đốc tài chính, hoặc chuyên gia tư vấn tài chính cấp cao.

- Đạt được danh tiếng và uy tín trong ngành là mục tiêu quan trọng để tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển sự nghiệp của bạn.

- Đối với các chuyên viên phân tích tài chính, tham gia vào các dự án tài chính
quy mô lớn có thể là một mục tiêu dài hạn quan trọng.

- Tạo ra kế hoạch tài chính cá nhân và đầu tư để đạt được mục tiêu về tự do tài
chính. Điều này có thể bao gồm việc định lịch tiết kiệm và đầu tư thông minh.

- Có thể xem xét việc bắt đầu doanh nghiệp của riêng mình, chẳng hạn như một
công ty tư vấn tài chính hoặc một quỹ đầu tư.

3. Bước 3: Nghiên cứu công việc

3.1. Công việc của một chuyên viên phân tích tài chính

- Công việc cụ thể của chuyên viên phân tích tài chính sẽ phụ thuộc vào quy mô
cũng như lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, về cơ bản sẽ bao gồm những
công việc chính sau đây:

 Thiết lập, thẩm định các thông tin liên quan đến tài chính đối với các dự án của
doanh nghiệp.

 Thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn liên quan đến việc phân tích và đánh giá
tài chính. Những thông tin này có thể bao gồm các vấn đề khó khăn mà doanh
nghiệp đang gặp phải, xu hướng phát triển và giải pháp khắc phục khó khăn tài
chính của doanh nghiệp.

13
 Tiến hành lên kế hoạch và đưa ra các phương án huy động vốn cũng như tối ưu hóa
lợi nhuận cho doanh nghiệp.

 Xây dựng quy trình quản lý nguồn tài chính cho doanh nghiệp một cách hợp lý và
chặt chẽ.

 Nắm bắt nhanh chóng các vấn đề liên quan đến rủi ro hoặc những nhân tố có thể
ảnh hưởng đến tình hình tài chính cũng như hoạt động của doanh nghiệp.

 Phân tích một số thông tin, báo cáo tài chính liên quan khác nếu được yêu cầu.

 Thực hiện các báo cáo liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

3.2. Lợi ích và khó khăn khi trở thành chuyên viên phân tích tài chính

3.2.1. Lợi ích

- Có cơ hội làm việc trong các công ty tài chính, ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty
bảo hiểm, và các tổ chức tài chính khác.

- Có thể kiếm được mức lương cao và có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc.

- Có thể học hỏi nhiều kiến thức về tài chính, kinh tế và các ngành liên quan.

- Có thể giúp đỡ các doanh nghiệp và cá nhân đưa ra quyết định tài chính thông
minh.

3.2.2. Khó khăn

- Công việc phân tích tài chính đòi hỏi phải làm việc với dữ liệu tài chính phức tạp,
và có thể cần sử dụng các công cụ và phần mềm phân tích mạnh mẽ.

- Có thể có áp lực về thời gian khi phải đáp ứng các yêu cầu và gửi báo cáo tài
chính trong thời hạn ngắn.

- Thị trường tài chính luôn biến đổi, và chuyên viên phân tích cần phải theo kịp xu
hướng mới và đưa ra các phân tích dự đoán đúng đắn.

- Chuyên viên phân tích tài chính phải có khả năng đánh giá và quản lý rủi ro tài
chính, đặc biệt khi đầu tư hoặc phân tích tài chính cho các tổ chức.

- Công việc này đòi hỏi kiến thức sâu về toán học, đặc biệt trong việc phân tích dữ
liệu và tính toán các chỉ số tài chính quan trọng.

14
- Chuyên viên phân tích tài chính cần tuân thủ các quy định và chuẩn mực liên
quan đến báo cáo tài chính, đòi hỏi sự minh bạch và trung thực.

- Lĩnh vực phân tích tài chính có sự cạnh tranh mạnh mẽ, và bạn cần phải liên tục
cập nhật kiến thức và kỹ năng của mình để nổi bật.

- Đặc biệt đối với các chuyên viên phân tích tài chính ở các công ty đầu tư hoặc
ngân hàng đầu tư, áp lực công việc có thể rất cao.

- Trên đây chỉ là một số những thuận lợi và khó khăn nhất định trong công việc của
chuyên viên phân tích tài chính, ngoài ra còn có rất nhiều những vấn đề khác xảy ra trong
nội bộ doanh nghiệp cần nhà quản trị phải thực sự linh hoạt và quyết đoán để giải quyết
trong hòa bình, gắn kết các thành viên trong tổ chức để đạt được mục tiêu đã đề ra.

4. Bước 4: Cân nhắc tình hình tài chính

- Để lựa chọn và quyết định một nghề nghiệp nào đó cho bản thân rằng liệu tài
chính của mình có đủ khả năng chi trả cho những nhu cầu và mục đích của mình và vì vậy
việc cân nhắc tình hình tài chính là vấn đề vô cùng quan trọng cần được làm rõ.

- Để bước chân vào nghề, trước hết phải hoàn thành bậc đại học. Chúng ta cần xem
xét tìnhhình tài chính sao cho phù hợp với mức học phí của các trường. Một vài trường có
đào tạo ngành Tài chính có mức học phí như sau:

+ Học viện Ngân hàng: 12,5 triệu đồng/năm học (đối với hệ đào tạo đại trà).

+ Trường Đại học kinh tế Quốc dân: 15 – 20 triệu đồng/năm học đối với hệ chính
quy; học phí các chương trình đặc thù từ 40 – 60 triệu đồng/năm học.

+ Học viện Tài chính: Học phí chương trình chuẩn là 15 triệu đồng/năm, đối với
chương trình chất lượng cao là 45 triệu đồng/năm.

- Chi phí để học các chứng chỉ nghề (CFA/ACCA): dao động 100 - 150 triệu
đồng/khóa học

- Chi phí để học các chứng chỉ bổ trợ:

 Chi phí học chứng chỉ tiếng anh (IELTS/TOEIC/TOEFL): 10 - 40 triệu đồng/khóa
học

 Chi phí học chứng chỉ tin học (MOS/ICDL/IC3): 1 triệu đồng/kỹ năng

15
5. Bước 5: Suy nghĩ về kinh nghiệm học vấn trước khi bước vào ngành mới

5.1. Trình độ học vấn, kiến thức nền tảng

- Để bước vào ngành phân tích tài chính, cần có một trình độ học vấn tương đối
cao và kiến thức sâu về các khái niệm tài chính cơ bản. Dưới đây là một số trình độ học
vấn cần thiết:

 Bằng Cử nhân (Bachelor's degree): Đa số các công việc trong lĩnh vực phân tích tài
chính yêu cầu ít nhất một bằng cử nhân liên quan đến tài chính, kinh tế hoặc các
ngành liên quan. Có thể kể đến các chương trình như Tài chính, Kinh tế, Quản trị
kinh doanh, hoặc Công nghệ tài chính.

 Các khóa học bổ sung: Ngoài bằng cử nhân, nhiều người cũng lựa chọn tham gia
các khóa học bổ sung hoặc các chứng chỉ chuyên ngành như CFA (Chartered
Financial Analyst) hoặc CPA (Certified Public Accountant) để cung cấp kiến thức
sâu hơn và giúp cạnh tranh tốt hơn trên thị trường lao động

- Việc học hỏi và cập nhật kiến thức liên tục là điều rất quan trọng trong ngành
phân tích tài chính, vì thị trường và các quy tắc tài chính có thể thay đổi theo thời gian.

5.2. Kỹ năng chuyên môn

- Để trở thành chuyên viên phân tích tài chính, kỹ năng chuyên môn luôn đặt lên
hàng đầu cùng tác phong chuyên nghiệp, cách làm việc quyết đoán, dứt khoát luôn được
đề cao. Do vậy, bản thân chúng ta cũng cần tự hình thành cho mình lối sống, tác phong
làm việc.

- Chúng ta cần phát triển nhất là kỹ năng chuyên môn. Ta cần tập trung trau dồi,
phát triển những kỹ năng, kiến thức về tài chính kinh doanh, phân tích số liệu, trau dồi
khả năng phân tích số liệu, đưa ra đánh giá và dự báo, tuân thủ quy trình kiểm soát nội bộ,
… Muốn sử dụng tốt các kỹ năng này, ta còn phải có thêm kiến thức về tin học văn
phòng. Nắm bắt, trau dồi từ từ sẽ giúp ta làm việc không bị áp lực, sai sót.

5.3. Các kỹ năng cần thiết khác

- Chuyên viên phân tích tài chính cũng cần các kỹ năng mềm như:

 Kỹ năng giao tiếp: Khả năng trình bày, diễn đạt ý kiến và viết báo cáo tài chính
một cách rõ ràng và chính xác rất quan trọng.

16
 Kỹ năng quản lý thời gian: Với khối lượng công việc đồ sộ đòi hỏi chúng ta phải
biết phân bổ và sắp xếp thời gian để công việc không bị đình trệ.

 Kỹ năng thuyết trình và kỹ năng ngoại ngữ

6. Bước 6: Cân nhắc tính ổn định của công việc

6.1. Thực trạng nhu cầu nguồn nhân lực ngành Tài Chính

- Thị trường tài chính Việt Nam đang được đánh giá có nhiều tiềm năng để trở
thành một thị trường mới nổi (emerging market). Theo dự báo của các chuyên gia, vào
giai đoạn 2020 – 2025, nhu cầu nhân lực cho ngành phân tích tài chính sẽ tăng khoảng
20% mỗi năm. Chính vì vậy, phân tích tài chính đang và sẽ là một trong những ngành
nghề đầy triển vọng tại Việt Nam trong những năm tới.

- Tại Việt Nam, trở thành chuyên gia phân tích tài chính doanh nghiệp là lựa chọn
của nhiều người khi theo đuổi lĩnh vực tài chính - đầu tư. Đây là công việc mang tính ổn
định cao bởi bất cứ doanh nghiệp nào cũng hoạt động xoay quanh kinh tế. Thông qua
Phân tích tài chính sẽ giúp cho các chủ thể quản lý quyết định quản lý căn cứ vào mục
tiêu của mình.

- Nhu cầu về nguồn nhân lực rất lớn nhưng cũng có nhiều khắt khe. Để phù hợp
với môi trường tài chính số, nhà phân tích tài chính phải đáp ứng các yêu cầu về chuyên
môn, thêm vào đó phải thông thạo các kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng giao tiếp và
trình độ ngoại ngữ. Thị trường đang có xu hướng chọn lọc nhân sự chất lượng cao, giỏi cả
chuyên môn và các kỹ năng mềm khác.

6.2. Thách thức trong thời đại số

6.2.1. Cạnh tranh với AI

- Cuộc cách mạng công nghệ số đã tạo ra những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt
là cuộc đua về trí tuệ nhân tạo AI. AI dần trở nên thông minh hơn chúng ta tưởng và nó đã
từng bước cạnh tranh với con người.

- Ngành tài chính chủ yếu dựa vào việc thu thập, phân loại và phân tích dữ liệu,
điều này có thể tốn nhiều thời gian và dễ mắc lỗi. Với thế mạnh là tự động hoá, AI có thể
thực hiện nhiều nhiệm vụ tài chính như phân tích rủi ro, quản lý danh mục đầu tư và phát
hiện gian lận, nâng cao hiệu quả và khả năng ra quyết định. Các thuật toán AI có thể xử lý

17
một lượng lớn dữ liệu nhanh hơn và chính xác hơn con người, cho phép đưa ra dự đoán
về tài chính nhanh hơn.

- Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại AI chưa phát triển đến trình độ có thể thay thế
hoàn toàn chuyên viên phân tích tài chính nhưng nó cũng đặt ra cho chúng ta- những
người theo nghề phân tích tài chính vấn đề phải tự hoàn thiện và nâng cao trình độ của
mình.

6.2.2. Cạnh tranh với nguồn lực

- Hằng năm có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp tham gia vào thị trường phân tích tài
chính, do đó thị trường có tính cạnh tranh khá cao

- Ngoài cạnh tranh về trình độ chuyên môn, còn phải cạnh tranh về kinh nghiệm,
khả năng nhạy bén và các kỹ năng mềm khác.

6.3. Lộ trình thăng tiến

- Nhìn chung, nghề phân tích tài chính có con đường phát triển sự nghiệp tương
đối rõ ràng và có nhiều sự lựa chọn đa dạng. Thông thường, sinh viên sau tốt nghiệp sẽ
bắt đầu với vị trí thực tập sinh, sau đó trở thành một nhân viên chính thức rồi dần thăng
tiến lên các vị trí cao hơn theo số năm kinh nghiệm cũng như kiến thức và kỹ năng được
tích luỹ của mỗi cá nhân.

6.4. Kế hoạch gắn bó của cá nhân với ngành phân tích tài chính

- Nhìn chung, đây là công việc mang tính ổn định cao bởi bất cứ doanh nghiệp nào
cũng hoạt động xoay quanh kinh tế. Các thành viên trong nhóm đều định hướng gắn bó
lâu dài với ngành này tuy nhiên một số thành viên nhóm nhận thấy nếu gặp các vấn đề
18
gây cản trở như trong tương lai nếu xảy ra khủng hoảng kinh tế gây biến động lớn cho
ngành thì sẽ làm thêm các công việc khác để bổ sung kiến thức phát triển công việc phân
tích tài chính.

7. Bước 7: Lập kế hoạch và hành động rõ ràng

7.1. Khi còn đang học đại học

- Thực hiện tốt mục tiêu học tập để đạt kết quả cao: Ngay từ năm nhất, các bạn
sinh viên cần học cách lập kế hoạch học tập hiệu quả. Nó là một phần quan trọng để đảm
bảo bạn có thể tận dụng tối đa thời gian và năng lượng của mình để đạt được kết quả như
ý. Bản thân phải tự xác định phương hướng học tập và rèn luyện cho cá nhân trong 4 năm
tới.

- Học hỏi từ các cuộc thi: Việc tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm không chỉ có
trong lúc học tập trên ghế nhà trường. Chúng ta có thể tìm kiếm, thử thách bản thân mình
trong các cuộc thi, chương trình liên quan về công việc. Các cuộc thi không chỉ giúp ta có
thêm mối quan hệ mà còn giúp bản thân được cọ xát, gặp gỡ nhiều chuyên gia trong lĩnh
vực tài chính, được chia sẻ và giải đáp những thắc mắc còn băn khoăn.

- Trang bị các kỹ năng mềm và chứng chỉ cần thiết:

 Đối với sinh viên ngành Tài chính, việc học thêm các chứng chỉ như ACCA, CPA
Úc, CFA,… là điều hết sức quan trọng. Bên canh đó các chứng chỉ ngoại ngữ như
TOEIC, IELTS và chứng chỉ tin học như MOS, ICDL là vô cùng cần thiết.

 Trong thị trường lao động vô cùng cạnh tranh như hiện nay, bằng cấp là điều kiện
cần, nhưng để có được điều kiện đủ thì bạn cần rèn luyện tốt kỹ năng cứng như:
thành thạo sử dụng Excel, Word, VBA, PivotTable; và kỹ năng mềm như: kỹ năng
lắng nghe, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng phân tích và giải
quyết vấn đề; kỹ năng quản lý thời gian......

- Lên kế hoạch thực tập

 Bạn sẽ có cơ hội tốt nhất để tìm được công việc thực tập hoàn hảo nếu bạn áp dụng
một số chiến lược khác nhau. Mạng lưới bạn bè, tham dự hội chợ nghề nghiệp, tìm
kiếm thông tin thực tập trên mạng và xác định các nhà tuyển dụng tiềm năng thông
qua các quảng cáo rao vặt, phòng Thương mại ở địa phương hoặc bằng cách tìm
kiếm trực tuyến là tất cả các cách để bắt đầu tìm kiếm cơ hội thực tập của bạn

19
 Hãy lưu ý rằng một số ngành và công việc thực tập có thời hạn sớm và việc tuyển
dụng sớm nhất là vào tháng 11. Do đó, hãy sắp xếp thời gian hoàn thành việc học
và bắt đầu tìm kiếm công việc thực tập của bạn trong kỳ nghỉ đông giúp bạn có
thêm nhiều thời gian hơn.

- Những lưu ý khi thực tập:

 Nắm bắt thời gian thực tập cụ thể từ bắt đầu đến lúc kết thúc, thời gian làm việc
hàng ngày theo quy định của công ty, tuân thủ triệt để nội quy của công ty.

 Nắm bắt yêu cầu công việc thực tập, Các kiến thức và kỹ năng đòi hỏi cho công
việc thực tập (kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng “mềm”)

 Lên kế hoạch làm việc chi tiết cho toàn bộ chương trình thực tập

 Bạn nên tham khảo ý kiến của người hướng dẫn và giáo viên hướng dẫn ở trường
về kế hoạch của bạn và nghiêm túc tuân theo để bảo đảm đúng tiến độ công việc.
Tham khảo ý kiến, giải pháp tư vấn của người hướng dẫn, các anh chị làm việc
cùng nhóm cho các vấn đề gặp phải

 Hòa nhập vào bộ phận, dự án, phòng ban nơi bạn thực tập. Bạn cần tạo mối quan
hệ tốt với các anh chị làm việc nơi thực tập, bởi họ sẽ giúp hướng dẫn làm việc,
hướng dẫn cách giao tiếp, cung cấp số liệu,...Chủ động tham gia các hoạt động
nhóm, hoạt động thể thao, v.v, của công ty nếu được phép.

 Để việc thực tập mang lại hiệu quả cao, bạn cần phải có một sự chuẩn bị tốt không
những kiến thức chuyên ngành mà còn rèn luyện các kỹ năng làm việc chuyên
nghiệp. Quan trọng hơn hết, bạn hãy tận dụng mỗi cơ hội thực tập, chịu khó học
hỏi, hăng hái, chú tâm trong công việc, giao tiếp tích cực,...

7.2. Sau khi tìm được nơi làm việc

 Học hỏi từ đồng nghiệp, nâng cao chuyên môn.

 Kiếm được một “người thầy” trong công việc.

 Trở thành một chuyên gia phân tích tài chính cao cấp trong vòng 3 năm.

 Trở thành trưởng nhóm phân tích tài chính trong vòng 5 năm.

 Trở thành trưởng phòng tài chính trong vòng 10 năm.

7.3. Hành động cụ thể


20
- Kì 1 năm 2 (Tháng 8 năm 2023): Đi làm thêm và ôn luyện chứng chỉ tin học
MOS, chứng chỉ IELTS.

- Kì 2 năm 2 (Tháng 1 năm 2024): Thi chứng chỉ MOS và chứng chỉ IELTS

- Kì 1 năm 3 (Tháng 8 năm 2024): Đi thực tập tại một ngân hàng hoặc một doanh
nghiệp có vị trí chuyên viên phân tích tài chính

- Kì 1 năm 4 (Tháng 8 năm 2025): Theo học chứng chỉ CFA và săn học bổng năm
cuối.

- Kì 2 năm 4 (Tháng 1 năm 2025): Hoàn thành kỳ thực tập theo chương trình Học
viện Ngân Hàng và Luận văn tốt nghiệp.

- Sau đó dành thời gian nghỉ ngơi, chuẩn bị cho quá trình xin việc, gửi CV ứng
tuyển cho các doanh nghiệp/công ty/ngân hàng.

- Năm 2026: Bắt đầu đi làm và hoàn thành chứng chỉ CFA.

- Năm 2030: Phấn đấu đạt được vị trí trưởng nhóm phân tích tài chính.

- Năm 2036: Phấn đấu đạt được vị trí chuyên gia phân tích tài chính cao cấp.

21
PHẦN 3: KẾT LUẬN

Như vậy sau khi nghiên cứu, tìm hiểu đề tài này nhóm đã nắm bắt rõ được các góc
nhìn đa chiều về chuyên ngành phân tích Tài chính để thích ứng với bối cảnh nghề nghiệp
như hiện nay. Từ đó rút ra những kinh nghiêm để áp dụng cho vị trí chuyên viên phân tích
Tài chính sau này. Bản thân nhóm nhận thấy cần đẩy mạnh đổi mới và phát triển bản thân
để theo kịp xu thế công nghệ toàn cầu, chú trọng đầu tư nghiên cứu, đổi mới sáng tạo,
phát triển bản thân để phù hợp với yêu cầu của ngành.

22
PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO

Viecoi.vn, "SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG CẦN TRANG BỊ NHỮNG KỸ NĂNG


GÌ?," 27 2 2023. [Online]. Available: https://viecoi.vn/cam-nang-nghe-nghiep/chi-tiet-
sinh-vien-moi-ra-truong-can-trang-bi-nhung-ky-nang-gi-842.html.
H. Anh, "Khởi nghiệp là gì? Bao nhiêu tuổi thì nên khởi nghiệp," [Online]. Available:
https://career.gpo.vn/khoi-nghiep-la-gi-bao-nhieu-tuoi-thi-nen-khoi-nghiep-a4106.html.
H. An, "Lập nghiệp là gì? Chia sẻ chiến lược để lập nghiệp thành công," 5 5 2023.
[Online]. Available:
https://www.careerlink.vn/cam-nang-viec-lam/tu-van-nghe-nghiep/lap-nghiep-la-gi-chia-
se-chien-luoc-de-lap-nghiep-thanh-cong.
S. ACADEMY, "Chuyên Gia Phân Tích Tài Chính (Financial Analyst) Là Gì? Mức
Lương Nghề Phân Tích Tài Chính," 20 4 2021. [Online]. Available:
https://blog.sapp.edu.vn/cfa/chuyen-gia-phan-tich-tai-chinh-la-gi-muc-luong-va-co-hoi-
nghe-nghiep?
fbclid=IwAR3_WoU3DmQ2dM4fd7Gl4Bn1yYhBmrCYV9m_n5z2ESMMGKmGsQlW
rUb_pf4.
T. Dang, "Tài chính là gì? Những tố chất cần thiết để phát triển sự nghiệp trong ngành tài
chính," 16 8 2023. [Online]. Available: https://nghenghiep.vieclam24h.vn/la-ban-su-
nghiep/tai-chinh-la-gi/.

23

You might also like