You are on page 1of 169

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

ĐỒ ÁN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

THỰC TRẠNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHƯA RÕ RÀNG CỦA


SINH VIÊN VIỆT NAM

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh


Chuyên Ngành: Quản Trị Doanh Nghiệp

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Thị Bích Diệp


Sinh viên thực hiện:

Họ Tên Sinh Viên Mã Số Sinh Viên Lớp


Trần Vũ Anh Tuấn 1811141251 18DQTA1
Nguyễn Minh Tâm 1811140943 18DQTA1
Lê Thị Hồng Thuy 1811141056 18DQTA2
Lê Công Hậu 1811140281 18DQTA1
Lê Thành Trung 1811141206 18DQTA1
Nguyễn Hữu Thọ 1915140019 19HQTA1
Diệp Thanh An 1915141001 19HQTA2

TP. Hồ Chí Minh, 2021


LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian thực hiện học phần đồ án Quản trị doanh nghiệp, cuối cùng nhóm
chúng em cũng đã hoàn thành xong bài báo cáo cho môn học này. Chúng em xin chân thành
cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM, thầy cô Khoa Quản trị kinh doanh
đã mang đến cho chúng em môn học bổ ích này.
Hơn thế nữa, với những gì đã làm được, nhóm chúng em đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc nhất đến cô Thạc sĩ Lê Thị Bích Diệp, là giảng viên trực tiếp hướng dẫn cho chúng em
trong thời gian qua. Cảm ơn cô trong suốt quá trình thực hiện đồ án đã luôn hỗ trợ và giúp đỡ
tận tình, là người luôn bên cạnh, cổ vũ và đưa ra những lời khuyên vô cùng bổ ích, cũng như
luôn tạo động lực để chúng em có thể hoàn thành bài báo cáo một cách tốt nhất trong suốt quá
trình vừa qua.
Nhưng có lẽ do thời gian thực hiện đề tài còn có giới hạn và kiến thức là vô hạn mà sự
tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người trong nhóm chúng em luôn tồn động những hạn
chế nhất định. Do đó, trong quá trình hoàn thành học phần này, chắc chắn không tránh khỏi có
những thiếu sót. Qua đây, nhóm chúng em rất mong nhận được những lời góp ý chân thành từ
phía quý thầy cô, để bài báo cáo đồ án này được hoàn thiện hơn.
Kính chúc quý thầy cô sứ khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường sự nghiệp
giảng dạy.

i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

NHẬN XÉT CỦA GVHD

Trần Vũ Anh Tuấn 1811141251 18DQTA1


Nguyễn Minh Tâm 1811140943 18DQTA1
Lê Thị Hồng Thuy 1811141056 18DQTA2
Lê Công Hậu 1811140281 18DQTA1
Lê Thành Trung 1811141206 18DQTA1
Nguyễn Hữu Thọ 1915140019 19HQTA1
Diệp Thanh An 1915141001 19HQTA2

1. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

2. Nhận xét chung


...............................................................................................................................
..............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

ii
MỤC LỤC

Bài báo cáo .............................................................................................................................. 1


Biểu mẫu SV01....................................................................................................................... 07
Biểu mẫu SV02 - 1T1 ............................................................................................................. 09
Biểu mẫu SV03 - 1P1.............................................................................................................. 11
Biểu mẫu SV04 - 1T2 ............................................................................................................. 37
Biểu mẫu SV05 - 2P1.............................................................................................................. 38
Biểu mẫu SV06 - 2P2.............................................................................................................. 61
Biểu mẫu SV07 - 3T1 ............................................................................................................. 83
Biểu mẫu SV08 - 4P1.............................................................................................................. 87
Biểu mẫu SV09 - 5T1 ........................................................................................................... 125
Biểu mẫu SV10 - 5T2 ........................................................................................................... 129
Biểu mẫu SV11 - 5T3 ........................................................................................................... 131
Biểu mẫu SV12 - 5T4 ........................................................................................................... 132
Biểu mẫu SV13 - 6P1............................................................................................................ 133
Biểu mẫu SV14 - 6T1 ........................................................................................................... 152
Biểu mẫu SV15 - 6T2 ........................................................................................................... 153
Biểu mẫu SV16 - 6T3 ........................................................................................................... 158
Khảo sát................................................................................................................................ 162

iii
THỰC TRẠNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHƯA RÕ RÃNG CỦA
SINH VIÊN VIỆT NAM
Trần Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Minh Tâm, Lê Công Hậu, Lê Thị Hồng Thuy, Lê Thành Trung,
Diệp Thanh An, Nguyễn Hữu Thọ
Khoa Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại Học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu này tập trung tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến việc định hướng nghề nghiệp của sinh viên
Việt Nam và đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề này. Việc định hướng nghề nghiệp của các bạn sinh viên
phần lớn bị (1) ảnh hưởng bởi gia đình, (2) công tác truyền thông của trường Đại học, (3) bản thân mỗi bạn sinh
viên. Vì thế nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích 3 yếu tố trên trong đó yếu tố (2) công tác truyền thông của
trường Đại học sẽ được nhóm phân tích cụ thể nhất. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết vấn đề định
hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh viên Việt Nam
Từ khóa: Định hướng nghề nghiệp, sinh viên, truyền thông
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Học sinh, sinh viên là mầm non tương lai của nước nhà, là lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Bởi thế học tập và tu dưỡng đạo đức chính là nhiệm vụ hàng đầu đòi hỏi
mỗi học sinh, sinh viên phải có ý thức, trách nhiệm cao. Nhưng chỉ có kiến thức tốt thì chưa đủ mà học sinh, sinh
viên còn cần có kĩ năng thực hành, biết áp dụng tri thức vào thực tế một cách hiệu quả. Hầu hết sinh viên vẫn
chưa định hướng nghề nghiệp, rất hoang mang lo lắng khi nghĩ về tương lai. Mong muốn của phần lớn sinh viên
là vừa tốt nghiệp xong sẽ xin được việc làm ngay, một số ít sinh viên với điều kiện kinh tế gia đình ổn định thì
mong muốn tiếp tục học thêm chương trình Cao học. Chính vì vậy việc xác định cho sinh viên con đường đi
đúng đắn, lâu dài và điều đó thực sự quan trọng với các bạn sinh viên.
Trong những năm gần đây, theo thống kê chưa đầy đủ mỗi năm bình quân mỗi tỉnh thành trong cả nước
có chừng 4 đến 5 ngàn sinh viên tốt nghiệp ra trường, trong số đó chủ yếu là sinh viên các nhóm ngành “hót” mà
trường Đại học nào cũng có chuyên ngành đào tạo như: kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, quản trị kinh
doanh,… Vấn đề là trong số đó có bao nhiêu sinh viên sau khi tốt nghiệp xin được việc làm theo đúng chuyên
môn đào tạo. Vì vậy việc nghiên cứu tình trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh viên Việt Nam là
cấn thiết.
2. THỰC TRẠNG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP SINH VIÊN
Tại các quốc gia phát triển trên thế giới như: Mỹ, Canada, Pháp, Singapore… đều quan tâm đến công tác
định hướng nghề nghiệp cho sinh viên của họ. Các quốc gia trên thường xuyên tổ chức những buổi tọa đàm,
ngày hội hướng nghiệp đề giúp sinh viên hiểu rõ hơn về ngành nghề mà họ dự định theo học và làm việc. Việc
định hướng đã giúp cho các quốc gia trên có được nguồn nhân lực với chuyên môn cao góp phần vào việc phát
triển đất nước của họ
Hiện nay, ở nước ta việc định hướng nghề nghiệp nhận được rất nhiều sự quan tâm của chính phủ. Các
buổi hướng nghiệp được tổ chức trên khắp cả nước, đơn cử là vào ngày 17/03/2019, tại khuôn viên Trường ĐH

1
Bách khoa Hà Nội khai mạc Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp. Tại đó có khoảng 15.000-20.000 học
sinh lớp 11, 12 tham dự cùng nhiều thầy cô giáo và phụ huynh. Vào năm 2019, để thể hiện sự quan tâm đặc biệt
với sự kiện ý nghĩa này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An đã tới tham dự. Bộ GD-ĐT và Tổng cục Giáo dục
nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) cũng có vụ trưởng các vụ chuyên môn tham dự và trực tiếp tư vấn cho học sinh
tại các phiên tư vấn của ngày hội.
Hiện nay, mặc dù gia đình, nhà trường, truyền thông,... đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác
hướng nghiệp nhưng tình trạng sinh viên không có định hướng rõ ràng về nghiệp vẫn còn tồn tại:

Trong điều kiện xã hội phát triển, giới trẻ hiện nay được tiếp cận với khối lượng thông tin khổng lồ từ
mạng xã hội, từ truyền hình, báo đài, ... Tuy nhiên, người có ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định chọn trường,
ngành của các bạn học sinh khối 12 năm 2015 lại là ... cha mẹ, chiếm tới 45%. Theo cuộc khảo sát hơn 4000 học
sinh lớp 12 tốt nghiệp THPT năm 2015 và 400000 lượt tư vấn hướng nghiệp trực tiếp tính đến đầu năm 2016.
Với câu hỏi Ai là người có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường, ngành của bạn nhiều nhất? Có 45% cho rằng
cha mẹ là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất, 5% từ thầy cô, 7% từ mạng xã hội, 3% từ trung tâm tư vấn, 40% từ các
yếu tố khác. Và cũng theo khảo sát của bộ phận tuyển sinh hướng nghiệp của các nhà trường tại khu vực Hà Nội,
có 15-20% sinh viên tốt nghiệp mới biết mình chọn ngành nghề sai. Khi mất 4 năm tuổi xuân, “mòn mông” tại
ghế nhà trường, mơ hồ giữa ngành học và sau là đi làm việc thực tế, nhiều bạn phải trả giá đắt. Bộ phận tuyển
sinh của một trường đại học tại Hà Nội cho biết nhiều bạn đỗ đại học, cao đẳng vẫn không thể thành công vì
chọn ngành không đúng sở trường, đúng sở thích. Không ít sinh viên sau một thời gian học ĐH mới nhận ra
mình không phù hợp và muốn chuyển ngành. Tuy nhiên, quy chế hiện nay chưa linh động để cho phép sinh viên
được chuyển.
TS Trần Đình Lý - Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM cho biết hằng năm có dăm ba
chục sinh viên đề nghị xin chuyển ngành. Tuy nhiên, đó mới là bề nổi bởi con số hàng trăm sinh viên nghỉ học,
bị buộc thôi học mỗi năm cũng có nguyên nhân từ việc chọn nghề không phù hợp.
Qua những thực tế trên cho thấy việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên vẫn là đề tài cần được nghiên
đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác định hướng nghề nghiệp cho các bạn học sinh, sinh
viên
Qua bài nghiên cứu Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh viên Việt Nam cho thấy có
5 nhóm nguyên nhân chính ảnh hướng đến việc định hướng nghề nghiệp của sinh viên:
 TRUYỀN THÔNG

2
Khái niệm truyền thông được hiểu là quá trình trao đổi thông tin, tương tác thông tin với nhau giữa hai
hoặc nhiều người với nhau tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức. Khái niệm truyền thông còn
được hiểu là sản phẩm của con người, là động lực kích thích sự phát triển của xã hội. Ngoài phục vụ nhu cầu đời
sống của con người, truyền thông còn hỗ trợ cho doanh nghiệp quảng bá thương hiệu thu hút người tiêu dùng
biết và sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Truyền thông là công cụ hiệu quả để các nhà lãnh đạo tận
dụng để phát triển doanh nghiệp đồng thời góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia
Tóm lại: Truyền thông chính là khái niệm mang ý nghĩa rộng để chỉ những hoạt động nhằm mục đích truyền đạt,
lan truyền thông tin đến mọi người.
 UY TÍN
Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về uy tín: Theo Từ điển tiếng Việt 2009, (GS. Hoàng Phê - chủ
biên) thì "uy tín là sự tín nhiệm và mến phục được mọi người công nhận"; từ điển Hán Việt của học giả Đào Duy
Anh thì "uy tín là có uy quyền mà được người ta tín nhiệm”."Uy tín quản lý là sự thừa nhận của khách thể quản
lý về nhân cách của chủ thể quản lý (đức và tài). Đức - tài được hình thành trong quá trình hoạt động sáng tạo,
học tập có hệ thống. Tuy nhiên, mỗi chức vụ trong xã hội đều được xã hội dịch chuyển cho một lượng uy tín
nhất định mà người ta gọi đó là uy tín chuyển dịch, coi đó là vốn liếng ban đầu cho những nhà quản lý"
(PGS.TS. Hoàng Tam Sơn, Tâm lý học quản lý trong giáo dục và đào tạo). Uy tín quản lý trong trường học được
phát triển dựa trên những uy tín quản lý được người lãnh đạo nhà trường vận dụng phát triển tùy thuộc khả năng
điều kiện của trường mình phụ trách.
Tóm lại "Uy tín" - là quyền của một người hoặc một nhóm người, được mọi người tin tưởng, tự nguyện, tự giác
phục tùng tiếp nhận và hành động theo tác động của chủ thể có quyền. Uy tín trong quản lý trường học được dựa
trên cơ sở uy tín trong quản lý.
 GIA ĐÌNH
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do
hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau.
Theo góc nhìn xã hội học: “Gia đình như một tế bào của xã hội, là một nhóm xã hội thu nhỏ có sự đan xen giữa
các yếu tố sinh học, kinh tế, văn hóa, tâm lý…”. Theo góc nhìn nhân chủng học, “gia đình là một thiết chế xã hội
liên kết con người lại với nhau nhằm thực hiện việc duy trì nòi giống và chăm sóc con cái. Đó là sự liên kết ít
nhất là hai người dựa trên cơ sở huyết thống, hôn nhân hoặc nhận con nuôi. Những người này cũng phải sống
cùng nhau (cùng chung sống có nghĩa là có thể xa cách về mặt địa lý nhưng vẫn chia sẻ cuộc sống chung). Gia
đình là tổ chức kinh tế đầu tiên của nhân loại, nó liên kết các cá nhân cùng huyết thống trong việc tổ chức các
hoạt động lao động sản xuất. Sự phân công lao động đầu tiên là sự phân công trong gia đình. Những người đàn
ông đi săn bắt hái lượm, những người đàn bà ở nhà lo chuyện bếp núc và chăm sóc con cái”.
Như vậy có thể hiểu gia đình là nơi có những người cùng hoặc không cùng huyết thống với ta, cùng ta sinh sống
và phụ thuộc lẫn nhau, là chỗ dựa về cả tinh thần và thể chất của mỗi con người.
 CÁ NHÂN
Theo Trần Thị Cúc (2020), cá nhân là con người cụ thể từ khi sinh ra cho đến khi chết đi và tồn tại
trong một tập thể hoặc trong một cộng đồng xã hội. Trong pháp luật dân sự, cá nhân - với tư cách là chủ thể của
quan hệ pháp luật dân sự - là công dân Việt Nam, người nước ngoài có quốc tịch hoặc không có quốc tịch. dưới
góc độ pháp lý cá nhân được xem như một thực thể, một chủ thể của quan hệ pháp luật. Dưới góc độ xã hội, theo
trang wikipedia thì: Cá nhân (tiếng Anh: person) là một sinh vật (cơ thể sống), ví dụ như con người, có các năng

3
lực và thuộc tính tạo thành nhân vị tính (personhood). Đặc tính cá nhân: Mỗi một cá nhân có những đặc tính
riêng biệt, không trùng lặp và có khả năng phân biệt giữa cá nhân này với cá nhân khác như: Vân tay, nhóm
máu, họ tên, nguyên quán, trình độ học vấn, ưu nhược điểm trong tính cách, mức độ ảnh hưởng tới cộng đồng.
Mỗi cá nhân có những đặc điểm quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản riêng biệt. Giá trị cá nhân là yếu tố cốt lõi
để hình thành giá trị con người, yếu tố sinh học (khả năng nhân thức, điều kiển hành vi) là điểm tạo ra giá trị
pháp lý (tư cách chủ thể của cá nhân trong các quan hệ pháp luật).
Như vậy, có thể hiểu cá nhân là một thực thể sống được đánh dấu bằng sự kiện sinh ra (đăng ký khai sinh) và kết
thúc bằng sự kiện chế đi (đăng ký khai tử).
 GIẢNG VIÊN
Theo Điều 70 Luật giáo dục 2005 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014) và
Luật Giáo dục 2019 có quy định cụ thể như sau: Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà
trường, cơ sở giáo dục khác (trừ Viện Hàn Lâm, viên do thủ tướng Chình phủ thành lập để đào tạo tiến sĩ). Nhà
Giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông (tiểu học, THCS, THPT), giáo dục nghề nghiệp
trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên. Nhà giáo giảng dạy trong các trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học
gọi là giảng viên. Giáo Viên Là người giảng dạy, giáo dục cho học viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học,
thực hành và phát triển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đồng thời cũng là người
kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng từng học trò. Giáo viên tại các trường công
lập là viên chức, còn những người giữ cương vị lãnh đạo có chức vụ, chức danh sẽ là công chức.
Như vậy Nhà giáo là tên gọi chung để chỉ những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo
dục; nhà giáo bao gồm cả giáo viên, giảng viên.
Từ các nhóm nguyên nhân: truyền thông, uy tín, gia đình, cá nhân và giảng viên, nhóm đã rút ra được
truyền thông chính là nguyên nhân cốt lõi.
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA NHÓM TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA
SINH VIÊN

Từ những ý kiến thu thập được qua khảo sát và nguyên nhân trên, chúng tôi đề xuất 3 giải pháp
sau:
Nâng cao chất lượng định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua việc cử cán bộ nhân viên đến
trường phổ thông trung học tư vấn cho học sinh
Ngày nay việc các bạn học sinh đã có ý thức tự tìm hiểu về ngành nghề, nhu cầu việc làm của thị trường
lao động thông qua các trang mạng xã hội. Nhưng những thông tin trên mạng chưa chắc chính xác và rất rộng và
nhiều lĩnh vực. Việc định hướng nghề nghiệp không rõ ràng sẽ làm mất thời gian, tiền bạc của gia đình của các
bạn học sinh, và sau này khi đi làm các bạn làm việc không phù hợp với bản thân sẽ dẫn đến trường hợp chán
nản và đổi việc liên tục. Để hạn chế việc định hướng nghề nghiệp không rõ ràng nhóm triển khai và phát triển
các hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp tại các trường trung học phổ thông. Với hoạt động này các bạn
học sinh có thể hiểu rõ hơn về các ngành nghề hiện nay và các ngành nghề nào đang thiếu nguồn nhân lực.
Tổ chức tập huấn cho cán bộ, nhân viên, sinh viên đến tư vấn tại trường THPT
Nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng trong công tác tuyển sinh, định hướng cho học sinh khi thì việc tổ
chức các lớp tập huấn, cập nhật các kiến thức mới nhất về thị trường việc làm, nhu cầu lao động, nâng cao các kỹ
năng tuyên truyền, giao tiếp cho cán bộ, nhân viên tuyển sinh là một việc làm hết sức quan trọng và thiết thực.
Tổ chức các buổi hoạt động giao lưu tại các trường trung học phổ thông

4
Ngoài việc tổ chức các buổi tuyển sinh thì việc tổ chức hoạt động giao lưu giữa các trường Đại học và
trường Trung học Phổ Thông cũng là một biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác tuyển sinh. Hoạt động giao
lưu văn nghệ sẽ thu hút được nhiều hơn sự quan tâm của các bạn học sinh.
Do thời gian thực hiện nghiên cứu có hạn, nên việc tìm kiếm thông tin, dữ liệu để đề xuất cho các giải
pháp vẫn còn tồn động một số hạn chế. Mặc dù đã có sự tương tác, tham khảo và hỗ trợ từ phía các bạn sinh viên
năm nhất, song hoạt động đề ra cho giải pháp vẫn chỉ được xây dựng và hoàn thiện dựa trên những số liệu thứ
cấp, nên tính khách quan chưa được cao. Tuy nhiên, với việc thực hiện các hoạt động cho giải pháp trên sẽ giúp
cho sinh viên Việt Nam có định hướng nghề nghiệp rõ ràng hơn trong tương lai, hạn chế tình trạng sinh viên
chọn sai ngành nhiều như hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Vĩnh Hà - Ngọc An (2019), Hàng vạn học sinh dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh quy mô nhất từ trước đến
nay, Báo Tuổi Trẻ, https://tuoitre.vn/hang-van-hoc-sinh-du-ngay-hoi-tu-van-tuyen-sinh-quy-mo-nhat-tu-truoc-
den-nay-20190317081555938.htm, ngày truy cập 23/12/2020
2016, Chọn ngành nào khi tốt nghiệp THPT?, AUM Việt Nam, http://aum.edu.vn/tin-tuc/chon-nganh-
nao-khi-tot-nghiep-thpt.html, truy cập ngày 19/12/2020

2018, Chọn ngành nghề sai, giới trẻ trả giá bằng cả thời thanh xuân, Kết nối giáo dục,
https://ketnoigiaoduc.vn/chon-nganh-nghe-sai-gioi-tre-tra-gia-bang-ca-thoi-thanh-xuan-n1499.html, truy cập
ngày 19/12/2020
Mỹ Quyên (2017), Sinh viên tốt nghiệp tìm việc và... 'chê việc', Báo Thanh Niên Online,
https://thanhnien.vn/giao-duc/sinh-vien-tot-nghiep-tim-viec-va-che-viec-840987.html, ngày truy cập 22/12/2020
2020, Phải chọn ngành học có "quan hệ" thì mới có việc làm tốt?, Cửa sổ tình yêu,
https://www.cuasotinhyeu.vn/tu-van/tam-ly/phai-chon-nganh-hoc-co-quan-he-thi-moi-co-viec-lam-tot-
163105.html, truy cập ngày 21/12/2020
Công đoàn (2019), 60% sinh viên chọn sai ngành học, Người lao động, https://nld.com.vn/cong-doan/60-
sinh-vien-chon-sai-nganh-hoc-201901052246555.htm, truy cập ngày 20/12/2020
Lê Thị Mỹ Linh, Khúc Văn Qúy (2020), Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của
học sinh THPT tại Việt Nam: Bằng chứng khảo sát năm 2020, https://philarchive.org/archive/LINCYT, truy cập
ngày 26/12/2020
Trần Văn Qúi, Cao Hào Thi (2009), Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học
sinh phổ thông trung học, https://khotrithucso.com/doc/p/cac-yeu-to-anh-huong-den-quyet-dinh-chon-truong-
dai-hoc-cua-214717, truy cập ngày 26/12/2020
Lê Thị Hồng Gái, Trần Thị Cẩm Vân (2020), Ý thức chọn nghề của học sinh trung học phổ thông ở thành
phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Tạp chí khoa học, http://hnmu.edu.vn/upload/user/tin-bai/tap-chi/tckh-so-37-
khxh_ban-chot-in-ngay-8-5-2020-web.pdf#page=86, truy cập ngày 26/12/2020
Nguyễn Phương Toàn (2011), Khảo sát các yếu tố tác động đến việc chọn trường của học sinh lớp 12
THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, 123doc, https://text.123doc.net/document/3744458-khao-sat-cac-yeu-to-tac-
dong-den-viec-chon-truong-cua-hoc-sinh-lop-12-trung-hoc-pho-thong-tren-dia-ban-tinh-tien-giang.htm, truy cập
ngày 25/12/2020

5
CÁC BIỂU MẪU TRONG QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
 Biểu mẫu SV01: Tổ chức nhóm
 Biểu mẫu SV02 – 1T1: Các vấn đề liên quan đến Chủ đề lớp
 Biểu mẫu SV03 – 1P1: Thu thập thông tin và đề xuất đề tài nhóm của thành viên
 Biểu mẫu SV04 – 1T2: Đánh giá các đề xuất đề tài nhóm tạm thời
 Biểu mẫu SV05 – 2P1: Khảo sát các bên liên quan/chứng minh về sự tồn tại của Đề tài nhóm tạm thời
 Biểu mẫu SV06 – 2P2: Khảo sát thực trạng các vấn đề tương tự Đề tài nhóm tạm thời
 Biểu mẫu SV07 – 3T1: Đánh giá lại đề tài nhóm tạm thời
 Biểu mẫu SV08 – 4P1: Khảo sát những giải pháp hiện có cho vấn đề
 Biểu mẫu SV09 – 5T1: Brainwriting các nguyên nhân của vấn đề
 Biểu mẫu SV10 – 5T2: Các nguyên nhân của vấn đề
 Biểu mẫu SV11 – 5T3: Phân tích cấu trúc nguyên nhân của vấn đề
 Biểu mẫu SV12 – 5T4: Đánh giá các nguyên nhân của vấn đề
 Biểu mẫu SV13 – 6P1: Diễn giải ý tưởng giải pháp của cá nhân
 Biểu mẫu SV14 – 6T1: Đánh giá các giải pháp đề xuất
 Biểu mẫu SV15 – 6T2: Diễn giải ý tưởng giải pháp nhóm
 Biểu mẫu SV16 – 6T3: Khảo sát các bên liên quan về mức độ khả thi của giải pháp

6
Tổ chức nhóm
Lớp: 18 DQTA1 Số thứ tự nhóm: 17

TRẦN VŨ ANH TUẤN NGUYỄN MINH TÂM LÊ CÔNG HẬU

SĐT: 0707870322 SĐT: 0942325053 SĐT: 0865458938


Email: anhtuan291097@gmail.com Email: ng.m.tam1997@gmail.com Email: minhrau1234@gmail.com

LÊ THÀNH TRUNG LÊ THỊ HỒNG THUY NGUYỄN HỮU THỌ

SĐT: 0374997470 SĐT: 0937389337 SĐT: 0903771500


Email: trunghtn362000@gmail.com Email: hongthy11200@gmail.com Email: tho8888@gmail.com

DIỆP THANH AN
SDT 0904972010
EMAIL: dt.an@hutech.edu.vn

7
Các thành viên sẽ luân phiên làm nhóm trưởng qua 7 lần gặp giảng viên hướng dẫn.

LẦN GẶP NHÓM TRƯỞNG

Lần 1 Trần Vũ Anh Tuấn

Lần 2 Nguyễn Minh Tâm

Lần 3 Lê Thị Hồng Thuy

Lần 4 Lê Công Hậu

Lần 5 Lê Thành Trung

Lần 6 Nguyễn Hữu Thọ

Lần 7 Diệp Thanh An

8
[1T-1] Các vấn đề liên quan đến Chủ đề lớp

Chủ đề lớp: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trần Vũ Anh Tuấn


Nguyễn Minh Tâm Lê Công Hậu

1. Những nhân tố quyết định 1. Những tác động của dịch 1. Những nhân tố ảnh hưởng
để khả năng kiếm việc của covid-19 tới doanh nghiệp vừa đến quyết định sử dụng
sinh viên sau khi tốt và nhỏ của Việt Nam tivi của người dân
nghiệp 2. Phương pháp để doanh nghiệp Tp.HCM
2. Những yếu tố giúp xe ôm vừa và nhỏ ngành thực phẩm ở 2. Những nhân tố ảnh hưởng
công nghệ lên ngôi tại Việt Nam tìm kiếm và chinh đến việc làm sau khi tốt
Tp.HCM phục khách hàng nghiệp của sinh viên trên
3. Chiến dịch thu hút khách 3. Những khó khăn khi doanh địa bàn Tp.HCM
và chiếm thị phần của của nghiệp Việt Nam xuất khẩu 3. Những yếu tố ảnh hưởng
hãng xe MG (MORRIS hàng đi Nhật Bản tới hài lòng của khách
GARAGES) khi bước hàng tại The Coffee House
chân vào thị trường Việt
Nam

Lê Thành Trung Lê Thị Hồng Thuy Nguyễn Hữu Thọ

1. Những nhân tố ảnh hưởng 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến 1. Những yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định sử dụng quyết định mua sắm trực tuyến đến về việc lựa chọn
mỹ phẩm của sinh viên của khách hàng tại Tp.HCM doanh nghiệp cho sinh
Hutech 2. Ảnh hưởng của covid-19 tới thị viên mới ra trường
2. Những nhân tố ảnh hưởng trường phương tiện đi lại tại 2. Những khó khăn về bài
đến hành vi mua thức ăn Việt Nam toán nhân sự cho doanh
nhanh online của người 3. Những yếu tố ảnh hưởng đến nghiệp nhỏ.
tiêu dùng tại Tp Đà Nẵng sự hài lòng của khách hàng khi 3. Những yếu tố ảnh hưởng
3. Những nhân tố quyết định mua sắm trực tuyến tại Tiki đến quyết định mua xe ô tô
sử dụng máy ảnh của giới của người dân tại Tp.HCM
trẻ tại Tp.HCM

9
Diệp Thanh An
1. Những khó khăn của sinh
viên trong việc chọn sai
ngành
2. Những yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định sử dụng
đông hồ của sinh viên
Hutech
3. Những yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định mua giày
của sinh viên Hutech

B. Lựa chọn vấn đề:

Chiến dịch thu hút khách và chiếm thị phần của của hãng xe MG
Trần Vũ Anh Tuấn
(MORRIS GARAGES) khi bước chân vào thị trường Việt Nam

Những tác động của dịch covid-19 tới doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nguyễn Minh Tâm của Việt Nam
Chọn 1 trong các vấn đề của bạn hoặc của nhóm

Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tivi của người
Lê Công Hậu dân Tp.HCM

Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua thức ăn nhanh online
Lê Thành Trung của người tiêu dùng tại Tp Đà Nẵng

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến của
Lê Thị Hồng Thuy khách hàng tại Tp.HCM

Những yếu tố ảnh hưởng đến về việc lựa chọn doanh nghiệp cho
Nguyễn Hữu Thọ sinh viên mới ra trường

Những khó khăn của sinh viên trong việc chọn sai ngành
Diệp Thanh An

10
[1P-1] Thu thập thông tin và đề xuất đề tài nhóm của thành viên

Lớp: 18DQTA1 Tên thành viên: Trần Vũ Anh Tuấn Số thứ tự nhóm:17

Chủ đề lớp: Vấn đề cá nhân đã chọn:


Quản trị kinh doanh Hoạt động thu hút khách hàng của hãng xe MG (MORRIS
GARAGES) khi bước chân vào thị trường Việt Nam

Nguồn thông tin:


Nguồn 1: Ngọc Minh, Thương hiệu Anh Morris Garages gia nhập thị trường ô tô Việt Nam,
https://vietnamnet.vn/vn/oto-xe-may/thuong-hieu-anh-morris-garages-gia-nhap-thi-truong-
oto-viet-nam-652521.html ngày truy cập 18/12
Nguồn 2: Trang web chính thức của hãng
https://mgmotor.com.vn/ve-mg/ ngày truy cập 18/12
Nguồn 3: Văn phòng VAMA, BÁO CÁO BÁN HÀNG VAMA THÁNG 10 NĂM 2020,
http://vama.org.vn/Data/upload/files/2020/Thang10-
2020/Cover%20Letter%20Sales%20report%20-%20October%202020%20-%20VIE.pdf
ngày truy cập 18/12
Nguồn 4: Thanh Trường, Các bước cho một kế hoạch mua xe ô tô,
https://www.danhgiaxe.com/cac-buoc-cho-mot-ke-hoach-mua-xe-o-to-3291 ngày truy cập
18/12
Minh họa:

Hình 1: Nhận diện thương hiệu hãng xe MG (MORRIS GARAGES)

11
Hình 2 Biểu đồ tiêu thụ ô tô theo tháng tại Việt Nam

Hình 3: Nhu cầu mua xe của người dân Việt Nam

Mô tả:
Thị trường xe ô tô ở Việt Nam là một thị trường tiềm năng và có tốc độ tăng trưởng nhanh
nên hãng xe MG đã nhìn ra được tiềm năng và chính thức ra mắt vào tháng 6 năm 2020
Hình 1
 MG (viết tắt của Morris Garages), ra đời tại Vương quốc Anh năm 1924, được biết đến là
thương hiệu ô tô đầu tiên và là biểu tượng của nền công nghiệp ô tô Anh Quốc với di sản
hơn 90 năm lịch sử. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, MG đã phá vỡ hơn 40
kỷ lục tốc độ thế giới và giành được rất nhiều danh hiệu tại các cuộc đua trên toàn cầu.
Hiện MG đã khẳng định được sức ảnh hưởng của mình trên ít nhất năm trong số bảy
châu lục, vào cuối năm 2019, các sản phẩm của MG đã được phân phối tại 30 quốc gia, 6

12
nhà máy toàn cầu và doanh số bán ra vào khoảng 300.000 xe/ năm.
 Trải qua gần một thế kỉ, thương hiệu MG giờ được gắn liền với những mẫu xe đầy phấn
khích, truyền cảm hứng và mang lại đam mê cầm lái. Từ mẫu xe thể thao đầu tiên được
sản xuất tại Anh vào năm 1924, cho đến các phiên bản hiện đại ngày nay, các mẫu xe
MG đều mang lại niềm hứng khởi sau vô lăng.
 Giá trị cốt lõi của MG: Mang đến trải nghiệm hứng khởi và đam mê cầm lái thông qua
công nghệ tiên tiến và thiết kế tinh tế.
 Sứ mệnh và tầm nhìn MG: Cung cấp cho khách hàng những giá trị đến từ thương hiệu xe
hơi Anh quốc với danh tiếng toàn cầu và chất lượng tuyệt vời, thông qua sự hiểu biết sâu
sắc về thị trường, sản phẩm cao cấp với mức giá hợp lý. Đem tinh hoa Anh Quốc đến với
Việt Nam.
 Tháng 5/2020, tập đoàn Tan Chong được chỉ định bởi SAIC Motor, giành được quyền
nhập khẩu, phân phối thương hiệu MG tại Việt Nam. Năm 2019, SAIC Motor đạt doanh
số lên đến 6.238 triệu xe toàn cầu và được xếp thứ 39 trong bảng xếp hạng Global 500
của tạp chí Fortune - danh sách 500 công ty lớn nhất toàn cầu theo doanh thu, cũng như
đạt hạng 7 trong xếp hạng các công ty ô tô có doanh thu lớn nhất thế giới.
 Tập đoàn Tan Chong hiện sở hữu mạng lưới kinh doanh tại 16 quốc gia, trong đó, thị
trường Đông Nam Á đặc biệt được chú trọng, bao gồm 8 quốc gia: Malaysia, Thái Lan,
Singapore, Lào, Campuchia, Myanmar, Indonesia và Việt Nam.
 Tại Việt Nam, Tan Chong đã hoạt động trong ngành công nghiệp ô tô gần một thập kỷ và
là một trong những nhà đầu tư Đông Nam Á lớn nhất tại nước ta. Ngoài ra, Tan Chong
cũng sở hữu một nhà máy lắp ráp đạt tiêu chuẩn toàn cầu tại Đà Nẵng. Thương hiệu MG
sẽ được tập đoàn này phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam).
Với vai trò mới, Tan Chong có thể mở rộng sự hiện diện của mình ở ngành công nghiệp
ô tô Việt Nam, mang đến sản phẩm thương hiệu Anh cao cấp với mức giá hợp lý.
Đây là hãng xe có chất lượng ENCAP Châu Âu 5 sao với mức giá rất hợp lý để người tiêu
dùng của Việt Nam có thể chọn lựa.
Hình 2
 Theo báo cáo bán hàng mới nhất từ VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam),
lượng ô tô mới của các thành viên bán ra trong tháng 10 đạt 33.254 xe, tăng 6.002 chiếc,
tương ứng tăng 22% so với tháng 9 và đồng thời, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
 Trong đó, xét theo chủng loại phân khúc, xe du lịch đạt doanh số 25.339 chiếc (tăng 23%
so với tháng trước); xe thương mại đạt doanh số 7.528 chiếc (tăng 17%) và xe chuyên

13
dụng chốt doanh số bán 386 chiếc (tăng 35%).
 Tuy nhiên, tính chung 10 tháng qua, doanh số thị trường ô tô Việt Nam chỉ đạt 212.409
xe, giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo báo cáo cho thấy mức thu nhập của người dân Việt Nam đã tăng đáng kể nên nhu cầu
cải thiện đời sống ngày càng cao nên việc mua xe ô tô để đi lại là xu hướng.
Hình 3:
 Chỉ số mua ôtô thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) do FTCR thực hiện,
cùng với số liệu trong bốn năm vừa qua cho thấy sự gia tăng vững về số người tiêu
dùng Việt Nam có ý định mua ôtô, cao hơn so với các nước ASEAN khác như
Philippines, Indonesia, Thái Lan và Malaysia.
 Trong bốn năm trở lại đây, tỷ lệ trung bình người tiêu dùng ở thành thị tại các nền
kinh tế ASEAN có ý định mua xe ôtô là 1/4. Tại Việt Nam, tỷ trọng trung bình trong
năm 2016 và 2017 là trên 15%, tăng so với mức 11,9% năm 2013 và là mức cao nhất
trong số năm nước ASEAN gồm Philippines, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Việt
Nam.
 Khoảng cách về nhu cầu mua ôtô của người tiêu dùng Việt so với các nước láng
giềng ASEAN thu hẹp cho thấy đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong bốn năm vừa
qua đã mang lại sự gia tăng đáng kể về lương và chi tiêu theo sở thích của tầng lớp
trung lưu ở Việt Nam.
Theo hiệp hội các nước Đông Nam Á cho thấy tốc độ tăng trưởng của ngành ô tô ở Việt
Nam đã tăng đáng kể trong vòng 4 năm qua
Kết luận: Do thu nhập của người dân của Việt Nam chúng ta ngày càng phát triển nên
đời sống ngày càng có nhu cầu cao hơn. Với việc chính phủ có những chính sách ưu đãi
về thuế cho xe ô tô và đặc biệt là những hãng xe có nhà máy lắp đặt tại Việt Nam sẽ có
nhiều ưu đãi hơn. Đây là thời điểm thích hơn cho hãng Morris Garages bước chân vào thị
trường Việt Nam. Hãng đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường thế giới, nên chỉ cần có
kế hoạch sale và marketing hợp lý thì tương lai sẽ dễ dàng có được niềm tin trong tâm
người tiêu dùng Việt
Đề xuất đề tài nhóm tạm thời
Hoạt động thu hút khách hàng của hãng xe MG (MORRIS GARAGES) khi bước chân vào
thị trường Việt Nam

14
[1P-1] Thu thập thông tin và đề xuất đề tài nhóm của thành viên

Lớp: 18DQTA1 Tên thành viên: Nguyễn Minh Tâm Số thứ tự nhóm: 17
Chủ đề lớp: Vấn đề cá nhân đã chọn:
Quản Trị Kinh Doanh Những tác động của dịch Covid- 19 tới
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
Nguồn thông tin:
1. Linh Ly (2020), Covid-19 lần hai ảnh hưởng đặc biệt lớn tới doanh nghiệp, Thời Báo
Ngân hàng, https://thoibaonganhang.vn/covid-19-lan-hai-anh-huong-dac-biet-lon-toi-
doanh-nghiep-106175.html, truy cập ngày 05 tháng 12 năm 2020
2. Thanh Hải (2020), Cơ hội và thách thức cho kinh tế Việt Nam trong nữa cuối năm
2020, Tạp Chí Thị Trường Tài Chính Tiền Tệ, https://thitruongtaichinhtiente.vn/co-
hoi-va-thach-thuc-cho-kinh-te-viet-nam-trong-nua-cuoi-nam-2020-28170.html, truy
cập ngày 05 tháng 12 năm 2020
3. Nguyễn Anh Phong (2020), Chính sách tài chính cho phục hồi và phát triển kinh tế
Việt Nam sau đại dịch Covid-19, Tập Chí Tài Chính, http://tapchitaichinh.vn/su-kien-
noi-bat/chinh-sach-tai-chinh-cho-phuc-hoi-va-phat-trien-kinh-te-viet-nam-sau-dai-
dich-covid19-328466.html, truy cập ngày 05 tháng 12 năm 2020
Minh họa:

Hình 1: Dòng tiền của doanh nghiệp

15
Hình 2: Những chính sách doanh nghiệp thực hiên đối với người lao động

Hình 3: Tăng trưởng GDP quý II và 6 tháng, 2016-2020

16
Hình 4: Các nhóm được chính phủ tài trợ trong dịch Covid- 19

Mô tả:
Đại dịch Covid-19 gây những ảnh hưởng rất lớn tới doanh nghiệp từ nhiều mặt
như, tài chính, nguồn nhân lực. Bên cạnh đó đại dịch tác động tiêu cực tới nền kinh tế
nước ta. Mặc dù chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp để đối phó với đại dịch song thiệt
hại vẫn rất lớn cho các doanh nghiệp.
 Hình 1: Dòng tiền của các doanh nghiệp bị tác động rất lớn từ đại dịch Covid-19.
Các doanh nghiệp giảm bị giảm doanh thu, thậm chí không có doanh thu, không có khả
năng thanh toán.
Theo kết quả rút ra từ khảo sát của Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân thì 2% số
doanh nghiệp được hỏi đã giải thể. 20 % số doanh nghiệp được hỏi đã dừng hoạt động.
76% số doanh nghiệp vẫn hoạt động nhưng không cân đối được thu – chi, trong đó 54%
doanh nghiệp cho biết dòng tiền vào chỉ đáp ứng được 50% chi phí. Chỉ có 2% số doanh
nghiệp nói rằng tạm thời chưa bị tác động.
 Hình 2: Doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp như cắt giảm lao động để
chống chọi với đại dịch. Lãnh đạo các doanh nghiệp nói rằng chi phí tuyển dụng lại là rất
cao nên đã áp dụng nhiều biện pháp giữ chân người lao động, nhưng do khó khăn quá
nên không còn lựa chọn nào khác.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy hệ luỵ nghiêm trọng của làn sóng dịch thứ 2 là hiện
tượng cắt giảm lao động đã bắt đầu diễn ra trên diện rộng. Ở đợt dịch trước, phần lớn
doanh nghiệp đều cố gắng giữ người lao động, không sa thải. Đến nay, hơn 47% doanh
nghiệp phải cắt giảm lao động.
Các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ làm dịch vụ đại lý tour, bán vé phần lớn sa thải
100% lao động. Tỷ lệ sa thải nhân viên ở doanh nghiệp lữ hành quốc tế là 80%. Các

17
doanh nghiệp du lịch lớn cũng phải sa thải khoàng 40-50% nhân viên.
 Hình 3: Trong điều kiện Việt Nam đang thực hiện tốt “mục tiêu kép”: vừa
kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa phục hồi kinh tế; TS. Cấn Văn Lực và các cộng sự tại
Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV dự báo mức tăng trưởng kinh tế năm 2020 đạt
khoảng 4%.
Dù chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh, song một số chỉ số kinh tế vĩ mô đã
có chuyển biến tích cực từ tháng 5 do sớm kiểm soát được dịch bệnh, tạo tiền đề hỗ trợ
phục hồi nền kinh tế. Tuy nhiên về tổng thể, nền kinh tế vẫn đối mặt với nhiều khó
khăn, như: tăng trưởng GDP quý II và 6 tháng đầu năm 2020 thấp nhất từ năm 2011
đến nay; lạm phát còn ở mức cao; thu hút vốn FDI, xuất nhập khẩu suy giảm; hoạt
động doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn; tín dụng tăng trưởng chậm do cầu tín dụng
thấp.
 Hình 4: Chính phủ đã kịp thời và quyết liệt trong ban hành các gói hỗ trợ
phục hồi kinh tế cả các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp nhằm hồi phục kinh tế trong và sau đại
dịch như: Gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế
thu nhập cá nhân và tiền thuê đất; tạm dừng đóng quỹ bảo hiểm hưu trí, tử tuất; doanh
nghiệp được hỗ trợ tiền để trả lương trong trường hợp người lao động ngừng việc tạm
thời... Ngoài ra, Chính phủ còn có gói hỗ trợ cho các đối tượng với tổng mức hỗ trợ
của Chính phủ cho người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19 khoảng
62.000 tỷ đồng. Trong số này, ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp 36.000 tỷ đồng,
gồm 22.000-23.000 tỷ đồng từ ngân sách trung ương và 13.000-14.000 tỷ từ ngân sách
địa phương.
Kết luận: Đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của mọi người.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam chịu rất nhiều ảnh hưởng từ đại dịch. Việc
nghiên cứu các tác động của đại dịch Covid-19 tới doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt
Nam giúp cho các doanh nghiệp xây dựng được kế hoạch, chiến lược để vượt qua giai
đoạn khó khăn.
Đề xuất đề tài nhóm tạm thời :
Những tác động của dịch Covid- 19 tới doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

18
[1P-1] Thu thập thông tin và đề xuất đề tài nhóm của thành viên

Lớp: 18DQTA1 Tên thành viên: Lê Thành Trung Số thứ tự nhóm: 17


Chủ đề lớp: Vấn đề cá nhân đã chọn:
Quản Trị Kinh Doanh Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi
mua thức ăn nhanh online của người
tiêu dùng tại TP.Đà Nẵng
Nguồn thông tin:
Nguồn 1: LĐO (2019), Khách hàng việt nghĩ gì về dịch vụ đặt thức ăn trực tuyến?, Báo lao
động, https://laodong.vn/kinh-te/khach-hang-viet-nghi-gi-ve-dich-vu-dat-thuc-an-truc-
tuyen-650398.ldo truy cập vào ngày 5/12/2020.
Nguồn 2: Nguyễn huy Tuân, Mai Thị Hồng Nhung (2019), Những nhân tố ảnh hưởng đến
hành vi mua thức ăn nhanh qua internet của người tiêu dùng tại TP.Đà Nẵng , báo tạp chí tài
chính,http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/nhan-to-anh-huong-den-hanh-vi-mua-
thuc-an-nhanh-qua-internet-cua-nguoi-tieu-dung-tai-tp-da-nang-307935.html Truy cập vào
ngày 5/12/2020
Nguồn 3: CHENG (2019), So sánh GrapFood-Now-Baemin-GoFood đâu là dịc vụ tốt nhất,
diễn đàn techbike, https://techbike.vn/threads/so-sanh-grabfood-now-go-food-baemin-dau-
la-dich-vu-giao-do-an-tot-nhat.4781/ truy cập vào ngày 10/12/2020.
Minh hoạ:

Hình 1: Xu hướng đặt thức ăn trực tuyến

19
Hình 2: Tiêu Chí Lựa Chọn Ứng Dụng Đặt Hàng
Mô tả:












Hình 3: Mức độ hài lồng với các ứng dụng đặt hàng
 Hình 1: Giới thiệu về các xu hướng đặt hàng của người dân hiện nay.
Nếu như các dịch vụ giao đồ ăn quy trình giao nhận thủ công đơn giản khi khách hàng đặt
đồ ăn tài xế nhận và đến nhà hàng mua rồi đi giao thì quy trình này còn quá thủ công và
nhiều bất cập vì vậy cái kể đến đầu tiên là công nghệ. Quy trình sẽ được rút gọn lại rất
nhiều cụ thể khi có khách hàng đặt đồ ăn quán ăn sẽ là người nhận đơn hàng đó họ sẽ
kiểm tra xem món ăn còn không, đủ nguyên liệu chế biến không lúc đó họ sẽ nhận đơn và
bắt đầu làm món. Lúc này đơn hàng mới được chuyển đến tài xế và họ chỉ cần đến quán

20
ăn lấy đồ ăn đem giao cho khách mà không cần phải vào order vậy nên quá trình sẽ nhanh
chóng hơn.
 Hình 2: Chỉ ra được những tiêu chí đánh giá cho những dịch vụ đặt thức ăn nhanh
trực tuyến.
Nghiên cứu cho thấy, tần suất sử dụng các dịch vụ đặt món trực tuyến của người thành thị
hiện khá cao, mở ra tiềm năng to lớn cho thị trường này tại Việt Nam trong thời gian tới
Nghiên cứu cũng đã chỉ ra 5 tiêu chí quan trọng nhất được khách hàng xem xét khi quyết
định lựa chọn dịch vụ đặt món, bao gồm: Tốc độ giao hàng nhanh chóng (65%); Món ăn
được đóng gói gọn gàng, sạch sẽ (58%); Món ăn được giao đến với chất lượng đảm bảo
(56%); Món ăn được giao chính xác theo đơn hàng đã đặt (50%); Có nhiều món ăn với giá
cả phải chăng (45%). Cho thấy dịch vụ khách hàng của những ứng dụng đặt trực tuyến là
rất tốt.
 Hình 3: Cho thấy sự cạnh tranh giữa những ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến và sự
hài lòng của khách hàng về các ứng dụng đó.
Trong các dịch vụ giao thức ăn hiện tại, GrabFood được đánh giá cao nhất về tốc độ với
khoảng 80% khách hàng đánh giá là dịch vụ giao thức ăn “nhanh nhất Việt Nam”. Ngoài
ra, nghiên cứu cũng ghi nhận đánh giá của khách hàng đối với các ứng dụng gọi món trực
tuyến phổ biến hiện nay, xét về độ phủ thương hiệu, tần suất được sử dụng và mức độ hài
lòng. Cụ thể, 6 ứng dụng được biết đến nhiều nhất bao gồm GrabFood, Foody/Now.vn,
GoFood, Lala, Vietnammm và Lixi, theo thứ tự từ cao xuống thấp.
 Kết Luận:
Việc các ứng dụng đặt thức ăn nhanh ra đời cho thấy sự phát triển của công nghệ giúp
chúng ta giảm thời gian đặt đồ ăn hơn so với trước đây. Các ứng dụng được nhiều nguời
biết đến trong nội thành cho thấy tần suất sử dụng các dịch vụ đặt món trực tuyến của
người thành thị khá cao đó sẽ là tiềm năng lớn chi thị trường đặt thức ăn trực tuyến. Nhiều
ứng dụng đặt thức ăn nhanh ra đời tạo ra sự cạnh tranh lớn trong thị trường công nghệ,
thấy được những công ty dịch vụ về đặt thức ăn trực tuyến và công ty nào có dịch vụ được
đánh giá cao về sự hài lòng cửa khách hàng về ứng dụng. Sự phát triển về công nghệ giúp
các dịch vụ đặt thức ăn trực tuyến dễ dàng hơn so với trước kia, sự phát triển về mãng dịch
vụ tiềm năng này giúp nạn thất nghiệp của ở nước ta ngày càng giảm xuống.

21
Đề xuất đề tài nhóm tạm thời :
Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua thức ăn nhanh online của người tiêu dùng
tại TP.Đà Nẵng

22
[1P-1] Thu thập thông tin và đề xuất đề tài nhóm của thành viên

Lớp: 18DQTA2 Tên thành viên: Lê Thị Hồng Thuy Số thứ tự nhóm: 17
Chủ đề lớp: Quản trị kinh doanh Vấn đề cá nhân đã chọn: Hành vi mua sắm trực tuyến
của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nguồn thông tin:


1. Nguyễn Văn Thịnh (2020), Hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt như thế nào,
ISAAC, https://isaac.vn/hanh-vi-mua-sam-truc-tuyen-cua-nguoi-tieu-dung-nhu-the-
nao/, truy cập ngày 19/12/2020.
2. Tú Linh (2020), Báo cáo: Mua Sắm Online – Xu Hướng Tiêu Dùng Phổ Biến Của
Gần 40 Triệu Người Tiêu Dùng Việt, Andrews University,
https://andrews.edu.vn/bao-cao-mua-sam-online-xu-huong-tieu-dung-pho-bien-cua-
gan-40-trieu-nguoi-tieu-dung-viet/, truy cập ngày 5/12/2020.
Minh họa:

Hình 1: Mua sắm trực tuyến đang là xu hướng

23
Hình 2: Thói quen mua sắm online của người tiêu dùng tại Việt Nam

Hình 3: Hoạt động mua hàng theo từng giờ trong ngày

Mô tả:
Mua sắm trực tuyến đang là hình thức mua hàng được giới trẻ ưa chuộng nhất hiện
nay. Với tiện ích phá vỡ giới hạn về thời gian và địa lý; dù có đi đâu, đang ở đâu bạn cũng

24
có thể mua sắm online. Vấn đề đặt ra là hành vi mua sắm trực tuyến của khách hàng đã
thay đổi như thế nào, các doanh nghiệp đã làm gì để phù hợp với thời cuộc.
 Hình 1: Kinh doanh trực tuyến đang là một xu hướng thu hút sự quan tâm của
doanh nghiệp vì sự tiện lợi mà hình thức kinh doanh này mang lại. Đặc biệt là các doanh
nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể và cá nhân. Hơn một 1/3 dân số, tức khoảng
40 triệu người Việt Nam đã tham gia mua sắm trực tuyến, riêng trong năm 2018 ước tính
chi tiêu của mỗi cá nhân cho thương mại điện tử là 208 USD, góp phần đưa miếng bánh
thị trường này lên con số 8 tỷ USD.. Kết quả khảo sát của VECOM năm 2018 cho thấy;
giao dịch mua sắm trực tuyến đang tăng trưởng nhanh. Trong đó chủ yếu tập trung một số
loại hàng hóa, dịch vụ như quần áo, giày dép và mỹ phẩm, đồ công nghệ và điện tử, thiết
bị đồ dùng gia đình, sách – văn phòng phẩm – quà tặng. Kênh mua sắm trực tuyến chủ yếu
là các website TMĐT (bao gồm sàn giao dịch TMĐT), kế đến là mạng xã hội.
 Hình 2: Thói quen mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam được phân
tích dựa trên các yếu tố như giới tính, thiết bị điện tử, độ tuổi, hệ điều hành. Thương mại
di động ngày càng bùng nổ trên toàn cầu, và Việt Nam chính là một trong những đất nước
sử dụng điện thoại di động thường xuyên nhất. Theo báo cáo từ Picodi cho biết, cứ 10 giao
dịch thì 5 giao dịch được thực hiện bằng điện thoại di động mỗi ngày trong năm 2018. Dữ
liệu của Picodi đưa ra câu trả lời rằng, Phụ nữ Việt (khoảng 60%) mua sắm nhiều hơn nam
giới (khoảng 40%). Không quá ngạc nhiên khi thế hệ trẻ Việt Nam ngày càng yêu thích
mua sắm trực tuyến. Gần một nửa số người mua sắm trực tuyến (49%) là những người
nằm trong độ tuổi từ 25-34. Tiếp đến là những người ở độ tuổi từ 18 – 24 (28%). Những
nhóm người trên 35 tuổi chỉ còn dưới 10%. Cũng theo báo cáo từ dịch vụ nghiên cứu thị
trường Q&Me cho biết, smartphone luôn đứng ở vị trí ưu tiên trong việc lựa chọn thiết bị
mua sắm trực tuyến (chiếm 63%). Trong đó có đến 47% người dùng sử dụng các ứng dụng
có sẵn trên smartphone để mua sắm và chỉ có 16% người dùng sử dụng trình duyệt web
trên điện thoại để tìm kiếm và đặt hàng. Sự khác biệt lớn này thể hiện tâm lý ưa chuộng sự
tiện lợi, dễ sử dụng từ các ứng dụng điện thoại của người tiêu dùng.
 Hình 3: Hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng được phân tích dựa trên
thói quen mua sắm theo các khung giờ trong trtong ngày. Người Việt có sở thích săn hàng
giảm giá trong giờ hành chính, có lẽ là để giảm stress trong công việc. Hơn 35% giao dịch
được thực hiện vào khung giờ từ 12pm – 06pm. Hình thức thanh toán tiền mặt (80%) sau
khi nhận hàng vẫn rất được ưa chuộng trong mua sắm trực tuyến tại Việt Nam.
Kết luận: Mua sắm trực tuyến đang ngày càng phổ biến và hứa hẹn sẽ là thị

25
trường sôi động và đem lại doanh thu cao cho các doanh nghiệp bán lẻ. Từ thực trạng phát
triển thị trường mua sắm trực tuyến trong thời gian qua, cần phân tích hành vi mua sắm
trực tuyến của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh để hiểu được hành vi mua sắm trực
tuyến của khách hàng đã thay đổi như thế nào, các doanh nghiệp cần làm gì để phù hợp
với thời cuộc giúp doanh nghiệp đưa ra các chính sách phù hợp đối với việc thu hút khách
hàng cũng như có cơ sở mở rộng hoạt động đầu tư thương mại điện tử, gia tăng thị phần.
Đề xuất đề tài nhóm tạm thời :
Hành vi mua sắm trực tuyến của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh

26
[1P-1] Thu thập thông tin và đề xuất đề tài nhóm của thành viên

Lớp: 18DQTA1 Tên thành viên: Lê Công Hậu Số thứ tự nhóm: 17


Chủ đề lớp: Quản trị kinh doanh Vấn đề cá nhân đã chọn:
Xu hướng chọn Smart Tivi của giới trẻ ngày nay.

Nguồn thông tin:


1. Dân trí(2020); 'Miếng bánh' thị trường TV tại Việt Nam đang thuộc về ai?;
https://ictnews.vietnamnet.vn/cuoc-song-so/mieng-banh-thi-truong-tv-tai-viet-nam-dang-
thuoc-ve-ai-269750.html; ngày truy cập 05/12/2020
2. Nguyễn Hải,theo Pháp luật & Bạn đọc Nhìn từ thị trường TV Việt: người dùng không còn
mặn mà với TV kích cỡ nhỏ hơn 55 inch; https://genk.vn/tv-man-hinh-lon-tro-thanh-ngoi-
sao-sang-tren-thi-truong-viet-nam-20201105134146532.chn; ngày truy cập 05/12/2020
3. Lan Anh; Tivi ngày càng rẻ; https://zingnews.vn/tivi-ngay-cang-re-post1158896.html; ngày
truy cập 04/12/2020
Minh họa:

Hình 1: thị phần tv tại thị trường Việt Nam tháng 9/2020

27
Hình 2: Xu hướng thị trường: TV màn hình lớn tăng trưởng mạnh

Hình 3: Giá bán tivi được điều chỉnh giảm qua từng ngày, kèm theo nhiều ưu đãi
Mô tả:
 Hình 1 : Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, một chiếc TIVI là điều không thể thiếu đối với
mọi nhà. Với những hãng công nghệ lâu năm đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc phù hợp với túi tiền
người Việt ta có thể kể đến như : SONY, SamSung, LG..Và với sự trổi dậy của nền công nghiệp
mạnh mẽ - Trung Quốc cũng đang là một trong những thế lực chiếm thị phần về Tivi ở Việt Nam.
SamSung hiện là hãng dẫn đầu thị phần TV tại Việt Nam. Bám đuổi ngay sau đó là hai ông lớn
SONY và LG. Theo số liệu từ GfK, “ miếng bánh” thị trường TV tại Việt Nam đang được nắm bởi
chủ yếu 3 ông lớn gồm Samsung, Sony và LG. Trong năm 2018, Samsung đứng đầu với 42% thị
phần. Tiếp theo đó là Sony với 32,6% thì phần , đứng thứ ba là LG với 13,8% thị phần. Tính đến
tháng 9/2020, ba vị trí này không có sự thay đổi. Tuy nhiên , thị phần của thương hiệu Sony đã bị
thu hẹp lại, trong khi đó SamSung và LG đều có sự tăng trưởng nhẹ Theo đó, Samsung vẫn duy trì
vị thế dẫn đầu với 44,7% thị phần, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2018. Thị phần của Sony sụt giảm

28
6,7%, xuống còn 25,9%. Đứng ở vị trí thứ 3 là LG với 17,6% thị phần, tăng 3,8%. Do ảnh hưởng
Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu , cho nên thị phần TV tại Việt Nam
cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Tuy nhiên các chuyên gia tin rằng , lượng thị phần TV tại Việt Nam
cũng không thay đổi nhiều.
 Hình 2 : Không chỉ là phân khúc TV mạnh duy nhất tăng trưởng trong nhiều năm qua, các
TV màn hình trên 55 inch đang trở thành phân khúc có thị phần lớn nhất toàn thị trường Việt Nam.
Hãng nghiên cứu thị trường danh tiếng GfK vừa công bố số liệu về thị trường TV Việt Nam trong
giai đoạn từ tháng Một đến tháng Chín năm 2020. Báo cáo này đã cho thấy ngôi sao sáng với tốc độ
tăng trưởng nổi bật và đang chiếm lĩnh thị trường TV Việt: các TV màn hình kích thước lớn. Số liệu
của GfK cho thấy từ năm 2017 đến nay, thị phần TV màn hình lớn từ 55 inch trở lên là phân khúc
duy nhất tăng trưởng mạnh. Trong khi thị phần các phân khúc màn hình khác đều sụt giảm, thị phần
TV màn hình từ 55 inch trở lên tăng từ 18% năm 2017 lên 44% trong năm 2020 và trở thành phân
khúc có thị phần lớn nhất trên thị trường. Thậm chí năm 2020 còn đang chứng kiến tốc độ tăng
trưởng bùng nổ của phân khúc này khi tăng thêm 11% thị phần. Tăng trưởng mạnh về thị phần cũng
giúp doanh số TV màn hình lớn gia tăng mạnh mẽ trong giai đoạn này. Mức tăng trưởng về doanh số
theo từng năm từ 2017 đến 2020 liên tục ở mức 2 con số, tương ứng 85%, 58% và 29%.
 Hình 3 : Do tác động của đại dịch Covid-19, các dòng tivi không được tiêu thụ tốt ở các thị
trường quốc tế. Tồn kho cao, trong khi áp lực phải tung sản phẩm mới mỗi 6 tháng khiến các hãng
tuồn hàng về Việt Nam và liên tục đưa ra ưu đãi. Trong khi đó, ở thị trường nội địa, các giải bóng đá
lớn không được tổ chức, còn các công trình xây dựng bất động sản nhà ở, du lịch cũng gặp khó
khăn. Do đó, nhu cầu lắp đặt, thay mới tivi không cao. Nhiều công ty sản xuất – lắp ráp TV trong và
ngoài nước không còn mặn mà với ngành TV. Họ chuyển sang thị phần như máy giặc, điều hóa , tủ
đông, các thiết bị gia dụng thông minh…chi phí bảo hành chỉ mất khoảng 1-2%, thì ngành tivi xem
như đã bảo hòa. Một mặt là các hãng 'đạp nhau' đến mức không còn lợi nhuận, mặt khác đặc thù sản
phẩm có tấm màn dễ hư hỏng ở thời tiết ẩm thấp nên chi phí bảo hành chiếm đến 10%. Chi phí thấy
1 tấm màn pannel cho TV rất đắt đỏ , có khi bằng 1 chiếc TV mới nhưng điều kiện sử dụng sau khi
thay thế vẫn còn là câu hỏi lớn. Hiện tại, cạnh tranh trên thị trường tivi chỉ nằm ở vấn đề giá cả và
hậu mãi, bởi công nghệ đã đạt đến trình độ cao và gần như tương đương giữa các hãng. Tuy vậy,
trong bối cảnh các nhà máy sản xuất linh kiện trên toàn cầu tạm dừng hoạt động khi tồn kho của
thương hiệu lớn còn nhiều, doanh nghiệp của ông lại phải nhập khẩu nguyên liệu với giá cao, thậm
chí có thời điểm không tìm được nguồn nguyên liệu. Một phần dẫn đến lý do này là vì ngày nay,
mọi người có xu hướng chuộng những thiết bị nhỏ gọn hơn như smartphone, Ipad, máy tính bảng,
laptop… Một phần là vì sự tiện ích của nó mang lại , hai là áp lực cuộc sống ngày nay, làm cho
chúng ta làm việc nhiều hơn, cần thông tin nhanh gọn lẹ và không mất quá nhiều thời gian thay như
vì chiếc TV đã từng.

29
Kết luận: Hình 1 cho thấy thị phần TV tại Việt Nam chủ yếu thuộc về các ông lớn
như Sony, Samsung, LG. Hình 2 TV trên 55inch ngày càng được yêu chuộng và có nhu cầu
tăng cao.Hình 3 dù chất lượng TV càng cao nhưng giá bán ngày càng giảm. Qua các nghiên
cứu , số liệu và dữ liệu đồ thị cho thấy thị trường về mảnh điện tử TV ở Việt Nam là một
trong những ngành để trứng vàng cho các doanh nghiệp. Tuy có suy giảm trong thời gian
gần đây, nhưng vẫn đứng top đầu về lợi nhuận mang về cho công ty trong từng năm. Và
trong nhiều năm nữa sẽ có nhiều đột phá về lĩnh vực TV trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng.

Đề xuất đề tài nhóm tạm thời :


Xu hướng chọn smart Tivi của giới trẻ ngày nay.

30
[1P-1] Thu thập thông tin và đề xuất đề tài nhóm của thành viên

Lớp: 19HQTA1 Tên thành viên: Nguyễn Hữu Thọ Số thứ tự nhóm: 17
Chủ đề lớp: Quản Trị Kinh Doanh Vấn đề cá nhân đã chọn:
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn doanh nghiệp cho
sinh viên mới ra trường.
Nguồn thông tin:
Thực trạng sinh viên chọn doanh nghiệp khi mới ra trường hiện nay có lẽ không cần bàn cãi nhiều thì đa phần
sự lựa chọn của họ sẽ là các công ty lớn, các tập đoàn đa quốc gia, công ty danh tiếng, lương cao, nhiều cơ hội
thăng tiến nhiều thữ thách…. Để chứng minh điều đó, chúng ta chỉ cần lướt qua một vài trang web tuyển dụng
hàng đầu tại Việt Nam là sẽ thấy ngay các minh chứng cụ thể:

Hình 1: Tại nhiều ngày hội việc làm, doanh nghiệp nhỏ vẫn thường bị bạn trẻ mới tốt nghiệp không
muốn nộp hồ sơ.

31
Hình 2: Quá tự tin vào năng lực của bản thân mình chỉ sớm nhận lấy thất bại.

Hình 3: Cử nhân thất nghiệp đã không còn là chuyện hiếm.

Mô tả:
Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp VN, hệ thống các doanh nghiệp gồm nhiều
cấp độ, trong đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công ty khởi nghiệp chiếm hơn 90% ở VN, 10% còn lại
là công ty lớn, tập đoàn. Khát khao nhân lực của 90% này luôn lớn nhưng dường như các bạn sinh

32
viên mới ra trường lại xem thường vai trò này. Tại các hội thảo tư vấn việc làm, nhiều bạn trẻ băn
khoăn, cho rằng môi trường làm việc và chính sách phát triển của doanh nghiệp nhỏ không bằng các
doanh nghiệp quy mô lớn.
Hình 1: Cầm tấm bằng tốt nghiệp ĐH trong tay, nhiều cử nhân, kỹ sư được nhà tuyển dụng tiếp nhận
nhưng đã từ chối chỉ vì lương thấp, công ty nhỏ không có tên tuổi, thậm chí do 'nhìn không hoành
tráng'…
Ông Cao Trung Hiếu, sáng lập và điều hành một công ty phần mềm tại TP.HCM, cho biết: “Công ty
chúng tôi hoạt động theo mô hình khởi nghiệp tinh gọn (lean startup) nên không có văn phòng lớn,
đội ngũ nhân viên ít và không quảng bá rầm rộ. Chúng tôi tập trung chính sách lương và phúc lợi
nhân sự tốt hơn cả với công ty lớn, ví dụ lương nhân viên chăm sóc khách hàng 13 triệu/tháng, nhân
viên triển khai phần mềm và nhân viên bán hàng 15 triệu/tháng…) nhưng vẫn bị sinh viên mới ra
trường “chê”".
Hình 2: Sinh viên chỉ thích nộp đơn vào công ty lớn hoặc tập đoàn có tiếng tăm.
Không phải người trẻ nào cũng đủ năng lực và thật sự phù hợp với môi trường toàn cầu hoặc văn
hóa đa quốc gia ở những tập đoàn lớn. Thay vì chạy đua theo làn sóng ứng tuyển tập đoàn “đa quốc
gia” để lấy cái tiếng, bạn nên tập trung nhận được “cái miếng” từ những nhìn nhận thực tế vào giá trị
của bản thân mình. Bạn có đủ điều kiện ứng tuyển? Bạn có thật sự phù hợp với văn hóa nơi đây?
Bạn có tìm hiểu kĩ về quy trình và chức vụ? Bạn có yêu thích công việc này hay chỉ đơn thuần muốn
có danh hiệu ở một công ty lớn?
Hình 3: Ngay cả khi sinh viên mới ra trường có được tấm bằng của một trường đại học danh giá, nó
cũng không trở thành chìa khóa vạn năng để họ có một công việc tốt. Các bạn không có kinh nghiệm
làm việc, điều đó đã nằm trong dự tính của nhà tuyển dụng. Khi chỉ bỏ ra một mức lương thấp hơn
so với những người đã có kinh nghiệm để thuê bạn thì họ sẵn sàng chấp nhận điều đó. Nhưng thật
đáng buồn khi nhiều bạn trẻ thiếu cả những kỹ năng cơ bản để làm việc. Hãy nghĩ tới giá trị bên
trong của một tấm bằng, đó là những gì có trong đầu bạn, là kỹ năng làm việc, khả năng thích ứng
với môi trường, kỹ năng giao tiếp - ứng xử.
Được đào tạo ở một trường đại học có tiếng, có thể hồ sơ của bạn sẽ gây được ấn tượng với nhà
tuyển dụng. Nhưng sau vòng chọn hồ sơ, vòng phỏng vấn, bạn còn phải thử việc trong vài tháng
trước khi trở thành nhân viên chính thức. Một tấm bằng “hữu danh vô thực” liệu có giúp bạn vượt
qua cả một chặng đường dài hay không?

33
Đề xuất đề tài nhóm tạm thời (vấn đề bạn quan tâm giải quyết):
Theo thực trạng hiện nay, tôi thấy đa phần các bạn sinh viên mới ra trường đều muốn chọn việc làm
tại một công ty hay tập đoàn lớn, uy tín, việc nhẹ, lương cao, cơ hội thăng tiến, đi đây đi đó …
Nhưng các bạn ấy lại quên đi một điều rằng khi mới ra trường, phần lớn mình sẽ không có nhiều
kinh nghiệm.

1. Các bạn muốn lương cao, vậy các bạn có biết để đạt được mức lương đó thì bạn cần đáp ứng
những nhu cầu gì từ nhà tuyển dụng không?
2. Làm việc không căng thẳng, không áp lực, nhàn thì lương bạn sẽ không cao, bạn có chấp nhận
được không?
3. Các bạn muốn được làm việc ở nước ngoài, đi Tây đi Tàu hay dạo gần đây là đi Nhật. Vậy khả
năng ngoại ngữ bạn như thế nào? Có thực sự giỏi để bạn có thể làm việc tự tin ở nước ngoài không?
Và bạn có biết làm việc ở nước ngoài nó sẽ như thế nào không?

Vì vậy tôi chọn đề tài: “Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn doanh nghiệp cho sinh viên
mới ra trường” để phân tích, “mổ xẻ”, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các ý kiến và giải pháp cho các
vấn đề đang tồn tại này.
1. Mỹ Quyên (2017); Sinh viên tốt nghiệp tìm việc và... 'chê việc'; Báo Thanh Niên Online;
https://thanhnien.vn/giao-duc/sinh-vien-tot-nghiep-tim-viec-va-che-viec-840987.html;
ngày truy cập 22/12/2020.
2. HR Insider vietnamworks (2018): Ảo tưởng sức mạnh – Căn bệnh làm giới trẻ chẳng nhận ra giá trị
bản thân; Trang web tuyển dụng vietnamworks; https://hrinsider.vietnamworks.com/gioi-tre-va-can-
benh-ao-tuong-suc-manh-mai-chang-nhan-ra-gia-tri-that-cua-ban-than.html; ngày truy cập
22/12/2020.
3. Thụy Oanh (2018); Sự ảo tưởng nằm trên những tấm bằng đại học; https://zingnews.vn/su-ao-
tuong-nam-tren-nhung-tam-bang-dai-hoc-post877288.html;
ngày truy cập 22/12/2020.

34
[1P-1] Thu thập thông tin và đề xuất ứng cử viên cho đề tài nhóm tạm thời

Lớp: 19HQTA2 Tên thành viên: Diệp Thanh An Số thứ tự nhóm: 17


Chủ đề lớp Vấn đề cá nhân đã chọn:
Quản Trị Kinh Doanh Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh viên

Nguồn thông tin:


Quỳnh Trang, (2015), 7 Lời khuyên cho bạn khi lựa chọn chuyên ngành học, truy cập ngày
10/12/2020
http://kenh14.vn/hoc-duong/7-loi-khuyen-cho-ban-khi-lua-chon-chuyen-nganh-hoc-
2015061908436707.chn, truy cập ngày 20/12/2020

Minh họa:

Hình 1: Biểu đồ tròn của các nghành

35
Hình 2: Biểu đồ cột cho thấy sự phân chia giữa các bậc học
Mô tả:
-Tuổi trẻ là tương lai dân tộc, rường cột nước nhà, là lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong
công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Bởi thế học tập và tu dưỡng đạo đức chính là
nhiệm vụ hàng đầu đòi hỏi mỗi sinh viên phải có ý thức, trách nhiệm cao. Nhưng có kiến
thức tốt thôi thì chưa đủ, sinh viên còn cần có kĩ năng thực hành, biết áp dụng tri thức vào
thực tế một cách hiệu quả. Hầu hết sinh viên vẫn chưa định hướng nghề nghiệp, rất hoang
mang lo lắng khi nghĩ về tương lai. Mong muốn của phần lớn sinh viên là vừa tốt nghiệp
xong sẽ xin được việc làm ngay, một số ít sinh viên với điều kiện kinh tế gia đình ổn định
thì mong muốn tiếp tục học thêm chương trình Cao học. Chính vì vậy việc xác định cho
sinh viên con đường đi đúng đắn, lâu dài và điều đó thực sự quan trọng với các bạn sinh
viên.
- Đại bộ phận sinh viên ngày nay còn thiếu nhiều kĩ năng cho cuộc sống, nhiều bạn không
đủ năng lực để quyết định tương lai cho bản thân, nhiều sinh viên chưa đánh giá được năng
lực thực sự của bản thân, sống buông thả, vô trách nhiệm, không có định hướng rõ ràng cho
tương lai. Nhiều sinh viên không biết rõ mong muốn của bản thân mình là gì, họ quá thụ
động, trong khi quãng đời sinh viên là khoảng thời gian có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc
sống và sự trưởng thành của họ sau này. Không ít sinh viên chọn ngành học không phải vì
sự quan tâm hay niềm đam mê cá nhân mà do sự tác động của người thân, vì áp lực về địa
vị xã hội, vì trào lưu chung... đến khi gặp khó khăn trong tìm việc, họ trở nên hoang mang.
Thậm chí có những sinh viên quá đề cao bản thân, suy nghĩ thiếu chín chắn luôn tự đặt cho
mình mục tiêu xa xôi, thiếu thực tế. Nhiều sinh viên không mảy may quan tâm đến ngành
nghề của mình đang học sau này mà nếu có thì chỉ là mơ hồ, các bạn giành nhiều thời gian

36
trong sách vở một cách vô định hướng. Các bạn thiếu am hiểu về các ngành nghề mà như
thế thì sẽ rất khó khăn trong việc cân nhắc, xem xét và lựa chọn. Trước nhiều cơ hội và
thách thức lớn đó không ít bạn trẻ đã đi theo một thiên hướng sai lệch khiến tương lai của
họ trở nên khó khăn.
-Trong mấy năm gần đây, theo thống kê chưa đầy đủ mỗi năm bình quân mỗi tỉnh thành
trong cả nước có chừng 4 đến 5 ngàn sinh viên tốt nghiệp ra trường, trong số đó chủ yếu là
sinh viên các nhóm ngành “hót” mà trường Đại học nào cũng có chuyên ngành đào tạo như:
kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, quản trị kinh doanh, … Thử hỏi trong số đó được
mấy phần xin được việc làm theo đúng chuyên môn đào tạo.
Kết luận: tình trạng sinh viên sau khi ra trường vẫn không biết được ngành nghề nào
phù hợp với bản thân. Nên dẫn tới tình trạng thất nghiệp, vậy đây là một vấn đề rất
đáng để chúng ta tìm hiểu và nghiên cứu.
Đề tài đề xuất của bạn:
Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh viên
Việt Nam

37
Lớp: 18DQTA1 Số thứ tự nhóm: 17

Đề tài nhóm tạm thời: Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh viên Việt Nam Tiêu chí đánh giá và lựa chọn

sát
Dễ tìm kiếm thông tin, thực hiện khảo
Tính cần thiết của vấn đề

Vấn đề chưa được giải quyết triệt để

Ảnh hưởng tới đời sống

Có thể giải quyết được vấn đề

Tổng điểm:
Đề xuất đề tài cá nhân Tên thành viên
Hoạt động thu hút khách và chiếm thị phần của hãng xe MG (MORRIS GARAGES)
Trần Vũ Anh Tuấn
Chủ đề lớp: Quản trị kinh doanh

khi -1 1 0 0 1 1
bước chân vào thị trường Việt Nam

Những tác động của dịch covid-19 tới doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam Nguyễn Minh Tâm 0 1 1 1 0 3

Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua thức ăn nhanh online của người tiêu dùng
Lê Thành Trung 1 0 -1 1 0 1
tại TP. Đà Nẵng
Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tivi của người dân TP. Hồ Chí
Lê Công Hậu 0 1 1 1 0 3
Minh
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến của khách hàng tại TP. Hồ
Lê Thị Hồng Thuy 1 1 0 -1 1 2
Chí Minh
Những yếu tổ ảnh hưởng đến việc lựa chọn doanh nghiệp cho sinh viên mới ra trường Nguyễn Hữu Thọ 1 1 0 0 0 2
Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh sinh viên Việt Nam Diệp Thanh An 1 1 0 1 1 4

38
[2P-1] Khảo sát các bên liên quan/chứng minh về sự tồn tại Đề tài nhóm tạm thời

Lớp: 18DQTA1 Tên thành viên: Trần Vũ Anh Tuấn Số thứ tự nhóm: 17

Đề tài nhóm tạm thời Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh viên
Việt Nam
Minh họa:

Hình 1: Sinh viên không biết nên làm việc theo xu hướng hay theo năng lực của mình

Hình 2: Sinh viên không biết nên học ngành nào

39
Mô tả:
Hình 1: hình cho thấy sinh viên sau khi tốt nghiệp và đi làm nhận ra ngành mình làm không
phù hợp với bản thân
Trích lời một bạn sinh viên đã giấu tên: “em năm nay 22 tuổi, vừa mới tốt nghiệp Đại học
và đang đi làm lập trình viên cho một công ty phần mềm. Thật sự em không đam mê với
nghề này. Em nhận ra điều này từ cuối năm 2 Đại học, nhưng vì lỡ đâm lao thì theo lao, nên
em cố gắng hoàn thành 4 năm Đại học với tấm bằng loại Giỏi. Nhiều người nếu nhìn vào sẽ
nói như vậy mà còn than, nhưng thật sự buổi tốt nghiệp cầm tấm bằng trên tay em như một
người vô hồn. Nhìn lại 4 năm qua với ngành mình không đam mê, cuộc sống sinh viên nhạt
nhẽo, chỉ là do thi cử trường em khá dễ và em cũng là một đứa cần cù bù thông minh nên
mới đạt thành tích như vậy”
Hình 2: hình cho thấy sau khi đậu đại học các bạn phân vân không biết học ngành nào phù
hợp với minh.
Tình trạng này xảy ra rất nhiều đối với các bạn học sinh sau khi học xong lớp 12 mà vẫn
không biết học ngành nào phù hợp với bản thân. Đây là vấn đề phổ biến của học sinh của
thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung
Nguồn thông tin:
Yến Nhi, Đau đầu khi chọn ngành nghề trước ngưỡng đại học, truy cập ngày 21/12
http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/190-14613-dau-dau-khi-chon-nganh-nghe-truoc-nguong-dai-
hoc.html

40
[2P-1] Khảo sát các bên liên quan/chứng minh về sự tồn tại Đề tài nhóm tạm thời

Lớp: 18DQTA1 Tên thành viên: Nguyễn Minh Tâm Số thứ tự nhóm: 17
Đề tài nhóm tạm Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh viên
thời Việt Nam
Minh họa:

Hình 1: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh

Hình 2: Phụ huynh đến tận trường Đại học để tìm hiểu ngành nghề thay con

41
Mô tả:
Việc các bạn học sinh chọn ngành học, trường học cho bản thân mình thường chịu
ảnh hưởng từ nhiều yếu tố. Trong đó có gia đình ảnh hưởng rất lớn tới quyết định lựa chọn
của các bạn học sinh.
 Hình 1: Trong điều kiện xã hội phát triển, giới trẻ hiện nay được tiếp cận với khối
lượng thông tin khổng lồ từ mạng xã hội, từ truyền hình, báo đài, ... Tuy nhiên, người có
ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định chọn trường, ngành của các bạn học sinh khối 12 năm
2015 lại là ... cha mẹ, chiếm tới 45%
Theo cuộc khảo sát hơn 4000 học sinh lớp 12 tốt nghiệp THPT năm 2015 và
400000 lượt tư vấn hướng nghiệp trực tiếp tính đến đầu năm 2016. Với câu hỏi Ai là người
có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường, ngành của bạn nhiều nhất? Có 45% cho rằng cha
mẹ là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất, 5% từ thầy cô, 7% từ mạng xã hội, 3% từ trung tâm tư
vấn, 40% từ các yếu tố khác.
 Hình 2: Nhiều phụ huynh với tư tưởng “Con còn nhỏ chưa biết gì nên phải chọn
giúp con”. Nên nhiều phụ huynh đã gọi điện hỏi thông tin hoặc đến tận trường ĐH, CĐ nhờ
tư vấn để chọn ngành cho con, điều chỉnh nguyện vọng... trong khi đúng ra đây là việc của
thí sinh.
Trước và trong thời gian diễn ra việc điều chỉnh nguyện vọng, có phụ huynh đến
tận trường hỏi mà không hề có thí sinh đi theo. Ba mẹ của những thí sinh này chia sẻ mình
là người quyết định chọn ngành chứ không cho con chọn. Ở đây có 2 tình huống, một là ba
mẹ có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết, nắm được sở thích, năng lực của con cũng như hiểu
rõ nhu cầu thị trường lao động, muốn tốt cho con nên định hướng con phải học ngành đó.
Hai là ba mẹ thể hiện quyền lực, muốn tự mình quyết định thay con nhưng không có sự am
hiểu về ngành nghề, không hiểu khả năng của con, chọn ngành theo đám đông rồi áp đặt
con phải học.
Kết luận: Việc lựa chọn ngành, trường học luôn là vấn đề lựa chọn khó khăn của
các bạn học sinh vào cuối năm 12. Cha mẹ thường tác động rất lớn đến lựa chọn của con
mình làm cho các bạn học sinh thường không được tự quyết định về tương lai mình. Việc
nghiên cứu thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh viên nhằm đưa ra giải
pháp giúp cho các bạn học sinh, sinh viên có cái nhìn rõ hơn về ngành học, trường học để
có lựa chọn phù hợp cho bản thân mình.

42
Nguồn thông tin:
1. AUM Việt Nam (2016), Chọn ngành nào khi tốt nghiệp THPT?
http://aum.edu.vn/tin-tuc/chon-nganh-nao-khi-tot-nghiep-thpt.html, truy cập ngày 19
tháng 12 năm 2020
2. Mỹ Quyên (2020), Hệ lụy khi phụ huynh thay con quyết định nghề nghiệp tương lai,
Báo Thanh Niên, https://thanhnien.vn/giao-duc/he-luy-khi-phu-huynh-thay-con-
quyet-dinh-nghe-nghiep-tuong-lai-1287062.html, truy cập ngày 19 tháng 12 năm
2020

43
[2P-1] Khảo sát các bên liên quan/chứng minh về sự tồn tại Đề tài nhóm tạm thời

Lớp: 18DQTA1 Tên thành viên: Lê Thành Trung Số thứ tự nhóm: 17


Đề tài nhóm tạm Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh sinh
thời viên Việt Nam
Minh họa:

Hình 1: Giáo viên lòng ghép tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh.

44
Hình 2: Học sinh học cùng giáo viên bộ môn.

Mô tả:
• Hình 1: Hiện nay các trường trên toàn quốc đã áp dụng việc giáo viên vừa giảng dậy cho
học sinh kiến thức và kèm theo tư vấn cho học sinh về những ngành học và sự lựa chọn cho
các ngành học khác nhau. Giáo viên cung cấp các kiến thức cần thiết, thông tin mới cho học
sinh. Mỗi giáo viên đóng vai trò là một tuyên truyền viên,lòng ghép tư vấn, định hướng
nghề và giải đáp thắc mắc cho học sinh. Giáo viên có vai trò rất quan trọng với mỗi học
sinh để chuẩn bị hành trang cho sau này.
Việc vừa giảng dậy vừa tư vấn giúp các em học sinh nắm vững nhứ yêu cầu cần thiết
của ngành học mà bản thân sinh viên đang hướng tới.

• Hình 2. Hiện nay trình độ dậy học của giáo viên cũng ảnh hưởng phần nào đó đến quá
trình định hướng chọn ngành của học sinh. Giáo viên là người đã nghiên cứu và giải quyết
vấn đề thực tiễn giáo dục, có kiến thức về nghề trên cơ sở quan sats, phân tích và kinh
nghiệm thực tiễn.

45
Trong quá trình tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh, một trong những tiêu chí đầu tiên là
giúp học sinh chọn ngành nghề theo đúng sở thích và phù hợp nhu cầu xã hội. như vậy các
bạn học sinh mới đủ đam mê để chọn ngành nghề ấy. Nên giáo viên có vai trò quan trọng
trong viêc học và việc chọn ngành nghề của học sinh trong tương lai.
Kết luận: Giáo viên giảng dậy và kem theo tư vấn cho học sinh về các ngành nghề sẽ
giúp cho học sinh có nền móng để học sinh tự tin chọn ngành mình thích. Trình độ của giáo
viên cũng góp phần cho sinh viên thêm tự tin về ngành mình muốn hướng tới, để được như
vậy giáo viên phải trang bị đủ hành trang cho học sinh từ đầu năm học để học sinh tự đi
bước đi trên con đường mình chọn.
Nguồn thông tin:
1.Ngọc Thạch (2019): Tư vấn, hướng nghiêp, mở lối những ước mơ, báo long an,
https://baolongan.vn/tu-van-huong-nghiep-mo-loi-cho-nhung-uoc-mo-a72886.html Truy
cập vào ngày 21/12/2020
2.Trần Thị Phương Thanh (2019): Vai trò của nền giáo dục, cao đẳng sự phạm Điện Biên,
http://cdspdienbien.edu.vn/vai-tro-cua-giao-vien-trong-doi-moi-giao-duc/ Truy cập vào
ngày 21/12/2020

46
[2P-1] Khảo sát các bên liên quan/chứng minh về sự tồn tại Đề tài nhóm tạm thời

Lớp: 18DQTA2 Tên thành viên: Lê Thị Hồng Thuy Số thứ tự nhóm: 17
Đề tài nhóm tạm thời Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh
viên Việt Nam
Minh họa:

Hình 1: Nhiều sinh viên tham gia một buổi tư vấn tuyển sinh

Hình 2: Đau đầu khi lựa chọn của bản thân bị bạn bè phản đối

47
Mô tả:
Chọn trường, chọn ngành sai là vấn đề nan giải mà nhiêu sinh viên gặp phải trước ngã
rẽ đầu tiên trong cuộc đời. Nhiều sinh viên dù đang theo học tại một trường đại học, cao đẳng
vẫn có cảm giác không hài lòng, hối hận vì quyết định, lựa chọn có phần chưa chuẩn xác của
mình.
 Hình 1: Theo các chuyên gia giáo dục, các bạn học sinh lớp 12 đăng ký tuyển sinh
Hà Nội chưa có định hướng nghề nghiệp gì cho bản thân. Vào thời điểm quyết định chọn
ngành nghề mà sai thì sẽ phải trả giá cho thời gian thanh xuân. Vì mất 3-4 năm để học trên
trường đại học, cao đẳng mà ra trường lại học không đúng ngành nghề được đào tạo, đi làm
trái ngành, thất nghiệp…Theo khảo sát của bộ phận tuyển sinh hướng nghiệp của các nhà
trường tại khu vực Hà Nội, có 15-20% sinh viên tốt nghiệp mới biết mình chọn ngành nghề
sai. Khi mất 4 năm tuổi xuân, “mòn mông” tại ghế nhà trường, mơ hồ giữa ngành học và sau
là đi làm việc thực tế, nhiều bạn phải trả giá đắt. Bộ phận tuyển sinh của một trường đại học
tại Hà Nội cho biết nhiều bạn đỗ đại học, cao đẳng vẫn không thể thành công vì chọn ngành
không đúng sở trường, đúng sở thích.
 Hình 2: “Dạ, em mới thi Đại học xong, thực sự bây giờ em vô cùng tuyệt vọng, không
còn muốn làm gì cả. Sau ngày biết kết quả, em khóc buồn nhiều lắm và em suy nghĩ đến câu
bạn em và ba em nói "Làm gì cũng cần có mối quan hệ". Tất cả lúc đó em nghĩ muộn rồi thì
trường Văn Lang xét học bạ, em cũng đã nộp ngành nội thất. Bây giờ nếu quyết định học thì
em phải chấp nhận trường Văn Lang, em lại lo là nó là trường tư, bây giờ vẫn còn định kiến
tư công nặng nề, em biết bằng trường công không có giá trị nên nếu bây giờ em học thì sau
này em cũng bấp bênh không ai thèm nhận, còn không học cuộc đời em coi như bế tắc hơn.
Bây giờ em nên học Văn Lang ngành nội thất hay em nên thi lại ạ. Vì bạn bè không khuyến
khích em học.” Đây là những lời chia sẻ thật lòng của một sinh viên khi vừa thi rớt Đại học
và muốn để được học tiếp đành phải chuyển sang phương thức xét tuyển học bạ vào một
trường khác. Nhưng vì e sợ trước những định kiến xã hội, những lời phán xét từ bạn bè mà
phải hoang mang không biết quyết định thế nào. Bạn bè cũng phần nào đã ảnh hưởng đến
quyết định chọn ngành, chọn trường của bản thân vì thế mà có nhiều sinh viên hiện nay vì
ngại sự dèm pha từ những người bạn, sợ thua thiệt bạn bè hoặc đơn giản vì những lời rủ rê
của bạn bè mà đã đưa ra những quyết định sai lầm trong thời điểm quan trọng này.
Kết luận: Đây là vấn đề cấp bách cần được quan tâm và giải quyết triệt để để mỗi sinh
viên có thể lựa chọn ngành nghề đúng với bản thân và năng lực của chính mình. Do có nhiều
tác động từ các đối tượng có liên quan nên tình trạng lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên vẫn

48
chưa có cải biến mang tính sâu rộng dù hiện nay có rất nhiều nguồn thông tin để sinh viên có
thể tìm hiểu. Vấn đề lựa chọn nghề nghiệp trong xã hội nhất là đối với sinh viên có vai trò
quan trọng trong việc phát huy nguồn nhân lực con người là động lực quyết định sự phát triển
kinh tế xã hội. Nhất là trong thời đại ngày nay, khi thực trạng sinh viên định hướng nghề
nghiệp chưa rõ ràng diễn ra quá nhiều đã trở thành một vấn đề nan giải của xã hội.

Nguồn thông tin:


1. 2018, Chọn ngành nghề sai, giới trẻ trả giá bằng cả thời thanh xuân, Kết nối giáo dục,
https://ketnoigiaoduc.vn/chon-nganh-nghe-sai-gioi-tre-tra-gia-bang-ca-thoi-thanh-
xuan-n1499.html, truy cập ngày 19/12/2020
2. 2020, Phải chọn ngành học có "quan hệ" thì mới có việc làm tốt?, Cửa sổ tình yêu,
https://www.cuasotinhyeu.vn/tu-van/tam-ly/phai-chon-nganh-hoc-co-quan-he-thi-
moi-co-viec-lam-tot-163105.html, truy cập ngày 21/12/2020

49
[2P-1] Khảo sát các bên liên quan/chứng minh về sự tồn tại Đề tài nhóm tạm thời

Lớp: 18DQTA1 Tên thành viên: Lê Công Hậu Số thứ tự nhóm: 17

Đề tài nhóm tạm Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh sinh viên Việt
thời Nam

Minh họa

Hình 1: Tư vấn tuyển sinh đến từ doanh nghiệp

Hình 2: Đòi hỏi về kinh nghiệm của sinh viên từ doanh nghiệp

50
Mô tả:
Các doanh nghiệp đều cho rằng phần lớn sinh viên ra trường đều chưa đáp ứng đủ các kiến
thức, kỹ năng mềm mà doanh nghiệp mong muốn
 Hình 1: Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông
tin thị trường lao động TP HCM, cho biết qua khảo sát sinh viên với nghề nghiệp cho thấy tỉ lệ
sinh viên chọn sai ngành học chiếm khoảng 60%, chỉ 5% học sinh có hiểu biết về ngành mình học.
Đặc biệt, 75% sinh viên thiếu hiểu biết về ngành, nghề đã lựa chọn. Điều đó dẫn đến kết quả sau
khi tốt nghiệp chỉ có 50% sinh viên tìm được việc làm phù hợp năng lực bản thân.

 Hình 2: Theo bà Vũ Thu Hà, giám đốc công ty CP ứng dụng tâm lý Hoa Mặt Trời thì chất lượng
nguồn nhân lực qua đào tạo hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Theo một thống
kê đã chỉ ra có tới 94% sinh viên mới tốt nghiệp khi đi làm cần được đào tạo lại mới có thể đáp ứng được
yêu cầu công việc của thể của doanh nghiệp. Trong đó, các nội dung đào tạo lại về nghiệp vụ chuyên môn
có 92%, kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa 53% và kỹ năng mềm cơ bản là 61%

Nguồn thông tin:


1. Côngđoàn(2019)https://nld.com.vn/cong-doan/60-sinh-vien-chon-sai-nganh-hoc-
201901052246555.htm; truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2020
2. Phamtrang (2016)http://www.giaoductuyensinh.edu.vn/tai-sao-doanh-nghiep-tho-o-voi-sinh-
vien-moi-ra-truong; truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2020

51
[2P-1] Khảo sát các bên liên quan/chứng minh về sự tồn tại Đề tài nhóm tạm thời

Lớp: 19HQTA1 Tên thành viên: Nguyễn Hữu Thọ Số thứ tự nhóm: 17

Đề tài nhóm tạm Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh sinh viên
thời Việt Nam

Minh họa:

Hình 1: TS Phạm Tấn Hạ, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Khoa Học Xã hội - Nhân văn
TPHCM tư vấn chọn ngành học cho học sinh Trường THPT Nguyễn Khuyến TPHCM.

52
Hình 2: Sinh viên thất nghiệp vì chọn sai ngành.

Hình 3: Định hướng chọn nghề cho học sinh THPT - một bước đệm quan trọng.

53
Hình 4: Khoảng 15.000-20.000 học sinh tham dự ngày hội tư vấn tuyển sinh.

Hình 5: Hàng trăm sinh viên xin chuyển đổi ngành học mỗi năm.

54
Hình 6: Nghi thức kích hoạt Cổng thông tin việc làm, chính thức chuyển giao kết quả dự án
cho Bộ GDĐT.

Mô tả:
Giải thích cụ thể nội dung của cuộc điều tra để tìm ra ý kiến của các bên liên quan về sự tồn
tại của Đề tài nhóm tạm thời. Nhận định của cá nhân về kết quả khảo sát.
Hình 1:
- Không ít, giáo viên làm công tác tư vấn, hướng nghiệp than thở: “Chúng tôi thiếu tài liệu,
thiếu cập nhật thông tin về ngành nghề mới trong xã hội và không có cơ hội cho các em đi
thực tế thì làm sao học sinh hình dung được ngành nghề mình sẽ làm?”.
- Trước bức tranh việc làm ở nước ta còn nhiều gam tối, trong đó hàng chục ngàn cử nhân ra
trường thất nghiệp, mòn mỏi xếp hàng tìm việc, nhiều học sinh đều quan tâm và cân nhắc
việc lựa chọn ngành học, nghề nghiệp sẽ làm trong tương lai. Một nữ sinh Trường THPT
Nguyễn Khuyến nêu câu hỏi: “Em thích học ngành báo chí - phát thanh truyền hình nhưng
không biết ra trường có dễ xin việc làm hay không?”. Một số học sinh khác đặt vấn đề:
“Ngành chăm sóc sức khỏe hiện đang dư thừa nhân lực, vậy chúng em có nên chọn học
ngành này và ra trường có dễ tìm được việc làm?”. Và nhiều câu hỏi khác đặt ra tại chương
trình tư vấn hướng nghiệp năm 2015 diễn ra ở các trường THPT cũng thể hiện nỗi băn
khoăn về việc chọn khối thi, ngành học sao cho phù hợp, đúng hướng.

55
- Vấn đề đặt ra ở đây là các nhà hoạch định chính sách phải dự báo đúng về tốc độ tăng
trưởng kinh tế với hiệu suất tạo việc làm mới trong từng năm hoặc trong 5 năm tới. Một khi
nền kinh tế chưa thoát khỏi khủng hoảng, doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hoạt động bấp bênh
thì khó có thể dự báo đúng về nhu cầu, xu hướng của thị trường lao động. Theo ông Trần
Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao
động TPHCM, thị trường lao động hiện thời biến động nhanh, đòi hỏi nhiều kỹ năng cao ở
người lao động.
Hình 2:
- Ước tính nước ta hiện nay có khoảng 2,4 triệu sinh viên, tức là trung bình mỗi năm có tới
gần 20% cử nhân không có việc làm.
- Đó là chưa kể đến số lượng sinh viên tốt nghiệp làm trái ngành trái nghề - số lượng này ắt
hẳn còn nhiều hơn nữa.
=> Chỉ vì công tác hướng nghiệp ở Phổ Thông còn chưa được chuyên nghiệp nên khiến cho
sinh viên không biết chọn ngành nào phù hợp với bản thân. Dẫn đến việc chọn sai ngành
bùng nổ khá rộng rãi => Sinh viên chán học => trình độ chuyên môn không được cao =>
Thất nghiệp.
Hình 3:
- Vấn đề chọn nghề, chọn trường cho học sinh THPT, đặc biệt là những học sinh lớp 12
chuẩn bị bước vào kì thi quan trọng nhất trong đời học sinh – kì thi THPT, là mối quan tâm
hàng đầu không chỉ của chính bản thân các em mà còn cả các bậc phụ huynh.
- Câu chuyện về những bước đầu lạc hướng Trong cuộc sống, không biết bao nhiêu trường
hợp khởi đầu bằng những bước đi lạc hướng bởi có định hướng sai lệch, không phù hợp với
năng lực, hoặc trong quá trình theo đuổi nản chí, không có gắng, dẫn tới phí phạm cả một tài
năng, một cuộc đời, một thanh xuân cho những giấc mơ viển vông, sai lầm.
- Hầu hết những tình cảnh thất nghiệp éo le hiện nay đều xuất phát từ khởi điểm đã có những
bước đầu lạc hướng. Tại sao lại như vậy? Thực tế, học sinh THPT, đặc biệt là lứa tuổi 17-18
tuổi, đều là những đối tượng chưa va chạm nhiều với cuộc đời, luôn mang tâm lí hoang
mang khi chọn trường nên chủ yếu trong quá trình chọn nghề, chọn trường đều tham khảo ý
kiến của người thân, đặc biệt là các bậc phụ huynh. Hơn thế, độ tuổi này thực chất chưa chín
chắn, dễ bị tác động và khá phụ thuộc vào gia đình. Chính vì vậy, các em dễ rơi vào những
trường hợp được coi là “mở bài bồng bột”.

56
Hình 4:
Hàng vạn học sinh dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh quy mô nhất từ trước đến nay.
- TTO - 8h sáng 17-3, tại khuôn viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội khai mạc Ngày hội tư
vấn tuyển sinh - hướng nghiệp. Khoảng 15.000-20.000 học sinh lớp 11, 12 tham dự cùng
nhiều thầy cô giáo và phụ huynh. Thể hiện sự quan tâm đặc biệt với sự kiện ý nghĩa này,
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An tới dự. Bộ GD-ĐT và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
(Bộ LĐ-TB&XH) cũng có vụ trưởng các vụ chuyên môn tham dự và trực tiếp tư vấn cho học
sinh tại các phiên tư vấn của ngày hội.
- Phổ biến là học sinh cuối cấp THPT mới chỉ lo chọn trường mà mơ hồ về nghề nghiệp
tương lai. Những dịp trải nghiệm để được trao đổi, tư vấn kỹ về nghề với học sinh, tôi thấy
là cơ hội quý báu".
Hình 5: Hàng trăm sinh viên xin chuyển đổi mỗi năm.
- Không ít sinh viên sau một thời gian học ĐH mới nhận ra mình không phù hợp và muốn
chuyển ngành. Tuy nhiên, quy chế hiện nay chưa linh động để cho phép sinh viên được
chuyển.
- TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, cho biết hằng
năm có dăm ba chục sinh viên đề nghị xin chuyển ngành. Tuy nhiên, đó mới là bề nổi bởi
con số hàng trăm sinh viên nghỉ học, bị buộc thôi học mỗi năm cũng có nguyên nhân từ việc
chọn nghề không phù hợp.
- Tại Trường ĐH Luật TP HCM, trong danh sách 169 sinh viên các lớp chính quy văn bằng
1 và 2 dự kiến bị cảnh báo học vụ, đình chỉ 1 năm hoặc buộc thôi học có 71 sinh viên có thể
bị buộc thôi học vì kết quả học tập yếu kém. Tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, số
sinh viên bị buộc thôi học gần 450; tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM,
trường này cũng mới cảnh báo học vụ đối với gần 400 sinh viên có điểm tích lũy trong suốt
2 học kỳ thấp; tại Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, gần 130 sinh viên buộc thôi học…
- GS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cho rằng
nhiều bậc cha mẹ vẫn định hướng nghề nghiệp cho con vào nghề mình thích mà không cần
biết nó có phù hợp với con không. Vậy nên, khi vào học được một thời gian thì sinh viên
nhận ra mình không phù hợp, sinh ra chán nản, việc học vì thế sa sút.
Hình 6:
- Cử tri phản ánh: Tình trạng sinh viên thất nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường ngày càng
nhiều, một số phải đi làm công nhân, mua bán nhỏ lẻ, trái ngành nghề đã học gây lãng phí
nguồn nhân lực. Cử tri cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này một phần là do công tác

57
định hướng nghề nghiệp còn hạn chế. Cử tri đề nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo
tăng cường thực hiện công tác định hướng nghề nghiệp trên cơ sở nhu cầu của thị trường, để
người học và gia đình có cơ sở nghiên cứu lựa chọn ngành học phù hợp, đảm bảo việc làm
sau khi ra trường, hạn chế tình trạng thất nghiệp hoặc làm việc trái ngành nghề đã học.
- Công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông đã được Nhà nước quan tâm từ nhiều năm
nay, để tăng cường công tác này Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 522/QĐ-TTg
ngày 14/5/2018 phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học
sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”. Theo đó, Bộ GDĐT đã ban hành Kế
hoạch [1] triển khai thực hiện 07 nhóm nhiệm vụ, giải pháp của Đề án nhằm tạo bước đột
phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân
luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông.
- Tiếp thu kiến nghị của cử tri, thời gian tới Bộ GDĐT tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành
chỉ đạo các địa phương, các cơ sở giáo dục trong việc tăng cường công tác định hướng nghề
nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, góp
phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học
phổ thông vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước và địa phương, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn
nhân lực quốc gia, hội nhập khu vực và quốc tế.
Kết luận: Việc định hướng nghề nghiệp tương lai cho sinh viên học sinh đang là mối quan
tâm của toàn toàn xã hội. Việc lựa chọn nghề nghiệp rất quan trọng vì công việc là một phần
quan trọng của cuộc sống. Nó giúp ta cảm thấy mình có ích, thu nhập nuôi sống bản thân,
gia đình và đóng góp cho cộng đồng, xã hội. Chọn nghề sai lầm là đặt cho mình một tương
lai không thật sự vững chắc và gây ra những hậu quả tiêu cực như thất nghiệp, không phát
triển được nghề nghiệp, lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức.

Nguồn thông tin:


Nguồn 1: Khánh Bình (2015); Báo sài Gòn Giải Phóng; Định hướng nghề nghiệp vẫn tù mù;
https://www.sggp.org.vn/dinh-huong-nghe-nghiep-van-tu-mu-134888.html; Ngày truy cập
23/12/2020
Nguồn 2: Nguyễn Minh Nguyệt (2016); Sinh viên thất nghiệp là do định hướng;
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Sinh-vien-that-nghiep-la-do-dinh-huong-post172571.gd;
Ngày truy cập 23/12/2020
Nguồn 3: Nguyễn Nhung (2020); Định hướng chọn nghề cho học sinh THPT - một bước
đệm quan trọng;

58
https://timviec365.vn/blog/dinh-huong-chon-nghe-chon-truong-cho-hoc-sinh-thpt-
new5051.html; Ngày truy cập 23/12/2020
Nguồn 4: Vĩnh Hà - Ngọc An (2019); Hàng vạn học sinh dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh quy
mô nhất từ trước đến nay; Báo Tuổi Trẻ;
https://tuoitre.vn/hang-van-hoc-sinh-du-ngay-hoi-tu-van-tuyen-sinh-quy-mo-nhat-tu-truoc-
den-nay-20190317081555938.htm; Ngày truy cập 23/12/2020
Nguồn 5: Huy Lân (2019); Đổi ngành khi đang học ĐH được không? Báo người Lao Động;
https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/doi-nganh-khi-dang-hoc-dh-duoc-khong-
20190115204056512.htm; Ngày truy cập 23/12/2020
Nguồn 6: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020); Đề nghị tăng cường thực hiện công tác định
hướng nghề nghiệp trên cơ sở nhu cầu của thị trường; Báo điện tử của Bộ Giáo Dục và Đào
Tạo; https://moet.gov.vn/bovoinguoidan/Pages/hoi-dap.aspx?ItemID=7269;
Ngày truy cập 23/12/2020

59
[2P-1] Khảo sát các bên liên quan/chứng minh về sự tồn tại Đề tài nhóm tạm thời

Tên lớp: 19HQTA2 Số thứ tự nhóm: 17 Tên thành viên: Diệp Thanh An

Đề tài nhóm tạm Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh sinh viên
thời Việt Nam

Minh họa: Hình Ảnh Tư vấn hướng nghiệp tại tỉnh Đồng Nai.

Hình Ảnh: Hướng Nghiệp do Báo Giáo Dục tổ chức tại các trường THPT.

60
Mô tả: Giải thích cụ thể nội dung của cuộc điều tra để tìm ra ý kiến của các bên liên quan về
sự tồn tại của Đề tài nhóm tạm thời. Nêu lý do tại sao họ cho rằng đấy là vấn đề.
- Chọn sai nghành là vấn đề mà sinh viên hay gặp phải.
- Lựa chọn sai ngành có thể đem lại nhiều hệ quả xấu.
- Làm cho sinh viên ra trường không tìm được việc làm.

Nguồn thông tin: https://www.facebook.com/baogiaoducthanhpho

61
[2P-2] Khảo sát thực trạng các vấn đề tương tự với Đề tài nhóm tạm thời

Lớp: 18 DQTA1 Tên thành viên: Trần Vũ Anh Tuấn Số thứ tự nhóm: 17

Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh sinh viên Việt
Đề tài nhóm tạm Nam
thời

Minh họa

Hình 1: Sinh viên bàn luận với giáo sư về định hướng nghề nghiệp

Hình 2: Sinh viên tham gia tuần lễ định hướng nghề nghiệp

62
Mô tả:
Hình 1: Chương trình định hướng mùa thu của trường Chicago vào mùa thu là một chương
trình định hướng kéo dài một tuần, đó là nơi mà các sinh viên bàn luận với các giáo sư,
trưởng khoa để định hướng nghề nghiệp thôn qua các cuộc gặp mặt và hội thảo
Hình 2: Trọng tâm là học sinh: nhu cầu của họ và những gì có thể làm để đảm bảo sự thành
công của họ. Chúng tôi luôn quan tâm đến việc tìm hiểu lý do tại sao học sinh chọn Trường
Chicago và có thể làm gì, nếu có, để cải thiện trải nghiệm của họ. Các lý do học sinh chọn
Trường Chicago để tiếp tục hành trình giáo dục của mình rất đa dạng và luôn thú vị. Nhiều
người đã chia sẻ chúng với chúng tôi trong Tuần lễ Định hướng.
Kết luận: hiện nay trường Chicago vẫn tiếp tục định hướng cho sinh viên của họ ngay tuần
đầu tiên khi bắt đầu năm học mới. Đây là một việc hết sức quan trọng để đảm bảo cho sự
thành công của sinh viên của họ sau khi tốt nghiệp
Nguồn thông tin:
The Chicago School of Professional Psychology, 2018
https://www.thechicagoschool.edu/insight/for-our-wellness/first-orientation-then-hard-
work-then-success/ truy cập ngày 22/12

63
[2P-2] Khảo sát thực trạng các vấn đề tương tự với Đề tài nhóm tạm thời

Lớp: 18DQTA1 Tên thành viên: Nguyễn Minh Tâm Số thứ tự nhóm:17

Đề tài nhóm tạm Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh viên Việt
thời Nam
Minh họa:

Hình 1: Học sinh tại Mỹ được định hướng nghề nghiệp ngay từ năm 11

64
Hình 2: Tại các trường cấp 3 ở Mỹ, giáo viên hướng nghiệp là người không thể thiếu

Mô tả:
Nền giáo dục tại Mỹ đã đào tạo ra được những sinh viên có chất lượng hàng đầu
thế giới. Một trong những nhân tố giúp Mỹ đạt được điều này chính là việc định hướng
nghề nghiệp phù hợp cho học sinh và xây dựng đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp.
 Hình 1: Công tác hướng nghiệp cho sinh viên tại Mỹ được diễn ra từ đầu năm 11
đến cuối năm lớp 12.
Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, mời những vị khách có kinh
nghiệm, nổi tiếng đến nói chuyện với học sinh ở từng lĩnh vực khác nhau. Học sinh có thể
đăng ký (hoặc là không) tham gia nhiều buổi tọa đàm như vậy. Ngoài ra, các thầy cô giáo
cũng thường xuyên liên hệ với các nguồn khác (từ trường đại học, các công ty, tổ chức...)
để thông báo và tạo cơ hội cho học sinh đến tham dự các sự kiện giống như một thành
viên chính thức của đơn vị đó.
 Hình 2: Đóng vai trò quan trọng trong việc học hành, chọn lựa nghề nghiệp của
nhiều thế hệ học sinh Mỹ, giáo viên hướng nghiệp phải hướng dẫn, chỉ bảo hàng trăm cô
cậu học trò cùng lúc.
Tại Mỹ, mỗi trường cấp 3 đều có riêng một bộ phận phụ trách công tác hướng
nghiệp cho học sinh, hay còn gọi là các counselor. Nhiệm vụ của họ là trợ giúp các cô cậu

65
thiếu niên trong quá trình tìm hiểu và nộp hồ sơ vào trường đại học. Các counselor không
tham gia giảng dạy bất cứ môn học nào, họ tập trung hướng dẫn học sinh các kỹ năng nhỏ
nhặt nhất như cách tìm kiếm thông tin trên mạng, chọn lựa cái nào chính xác hay những
điều lưu ý khi đi tham quan trường đại học. Từ tổ chức đi thực tế, chỉ bảo cụ thể cách làm
các bài thi chuẩn hóa cho đến đưa ra lời khuyên làm thế nào để sở hữu “profile” đẹp, tất cả
đều nằm trong phạm vi của các giáo viên hướng nghiệp. Các cố vấn cũng phải thường
xuyên liên hệ với các đơn vị khác để thông báo và tạo cơ hội cho học sinh đến tham dự
các sự kiện, trải nghiệm điều kiện làm việc thực. Ngoài phụ huynh và học sinh, các thầy
cô phụ trách hướng nghiệp còn làm việc với các y tá, nhà tâm lý giáo dục và nhân viên xã
hội để đảm bảo học sinh gặp khó khăn trong và ngoài trường đều được nhận được sự giúp
đỡ khi cần thiết.
Kết luận: Việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh một cách khoa học tại Mỹ
đã giúp cho các học sinh có được lựa chọn riêng cho bản thân mình. Điều này giúp cho
các học sinh lựa chọn được ngành, trường học phù hợp với bản thân mình.
Nguồn thông tin:
1. 2018, Sức hấp dẫn của chương trình hướng nghiệp cho học sinh ở Mỹ, Phụ nữ
Việt Nam, https://phunuvietnam.vn/suc-hap-dan-cua-chuong-trinh-huong-
nghiep-cho-hoc-sinh-o-my-44994.htm, truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2020
2. Trà My (2019), Giáo viên hướng nghiệp: Người ‘quyết định’ tương lai học
sinh Mỹ, Zingnews, https://zingnews.vn/giao-vien-huong-nghiep-nguoi-quyet-
dinh-tuong-lai-hoc-sinh-my-post970539.html, truy cập ngày 21 tháng 12 năm
2020

66
[2P-2] Khảo sát thực trạng các vấn đề tương tự với Đề tài nhóm tạm thời
Lớp: 18DQTA1 Tên thành viên: Lê Thành Trung Số thứ tự nhóm:17

Đề tài nhóm tạm Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh sinh viên Việt
thời Nam

Hình 1: Bảng hệ thông các cấp lớp THPT tại pháp theo độ tuổi.

Hình 2. Người Pháp quan niêm việc học hành và nghề nghiệp luôn gắn bó với nhau.

67
Mô tả:
*Hình 1: Hệ thống giáo dục Pháp bao gồm nhiều loại hình đào tạo, phân theo học lực và
sở thích của học sinh, định hướng tốt ngay từ bậc trung học phổ thông. Ở pháp trẻ từ 6 tuổi
đến 16 tuổi bắt buộc phải đi học. Đặc biệt là học phí được nhà nước chu cấp, chỉ đóng hội
phí để mua sách vở và dụng cụ học tập. Dĩ nhiên khi thi tốt nghiệp, đề thi tốt nghiêpj THPT
mỗi ban đều khác nhau. Trong mỗi ban có những môn học bắt buộc theo chuyên ban và
không cần học những môn thuộc về ban khác. Vì vậy chương trình học hoàn toàn rất nhẹ và
đào sâu kiến thức cho riêng mỗi ban để học sinh phát huy hết khả năng theo sở thích và
định hướng riêng của mỗi người.
Bất cập của xã hội xuất phát từ nền giáo dục mà ra. Nền giáo dục pháp giúp học sinh có
cái nhìn bao quát và sớm hơn để tự chọn con đường đi dựa vaò học lực, sở thích của mình
ngay từ học cấp 3 để không phải bỡ ngỡ trước cửa đại học. Hệ thống giáo dục này có nền
tảng phát triển từ lâu đời đã giúp pháp đào tạo được rất nhiều nhân tài từ nền giáo dục này
giúp đất nước phát triển mạnh.
*Hình 2: Người pháp không máy khi tác khái niệm hướng nghiệp ra khỏi hướng học, hai
điều này được gọi là hướng học và hướng nghiệp. Việc học hành vàn nghề nghiệp luôn gắn
bó với nhau cũng có nghĩa là hướng nghề định nghiệp cho người trẻ trong tương . Từ năm
lớp 9 các học sinh phải thực hiện lựa chọn hết sức quan trọng và hệ thống giáo dục đã tổ
chức các hoạt động hỗi trợ các em thực hiện lựa chọn này, chẳng hạn như kỳ thực tập bắt
buộc, tuy nhiên giáo dục hướng nghiệp đã được lòng ghép suốt lộ trình học tập trải dài
trong những năm trước đó.
Thực tế ở Pháp các bạn trẻ đã có định hướng từ rất sớm, số liệu cho thấy chỉ 45% có
bằng tú tài, nghĩa là tốt nghiệp trung cấp troẻ lên, có 43% có các chứng chỉ nghề, có 13%
không có bằng cấp, có 7% chỉ có chứng nhận học hết lớp chính. Việc định hướng từ rất sớm
giúp các bạn trẻ ở Pháp có bước đệp vững chắc trong tương lai.
Kết luận: Nhờ vào hệ thống giáo dục lâu đời nước Pháp đã giúp các bạn trẻ trong nước
có những kiến thức cần thiết cho mình. Đi kèm đó là việc hướng nghiệp trong học hành đã
giúp các bạn trẻ có nền tảng vững chắc để bước đi trong tương lai điều này giúp các bạn trẻ
không còn sợ khi tới lúc chọn con đường đi cho bản thân của mình.
Nguồn thông tin:
1. Nguyễn Thái Hoà (2013), Nền giáo dục định hướng của pháp, báo vnexpress.net
https://vnexpress.net/nen-giao-duc-dinh-huong-cua-phap-2835555.html Truy cập vào
ngày 21/12/2020
2. Nguyễn Khánh Trung (2019), Hướng học và hướng nghiệp tại pháp. Báo giáo dục
https://giaoduc.net.vn/du-hoc/huong-hoc-va-huong-nghiep-tai-phap-post197171.gd
Truy cập vào ngày 21/122020

68
[2P-2] Khảo sát thực trạng các vấn đề tương tự với Đề tài nhóm tạm thời

Lớp: 18DQTA2 Tên thành viên: Lê Thị Hồng Thuy Số thứ tự nhóm: 17

Đề tài nhóm tạm thời Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh sinh
viên Việt Nam
Minh họa:

Hình 1: Học sinh tại Canada được chú trọng bồi dưỡng năng khiếu

69
Hình 2: Học sinh ở Canada vừa học vừa thực tập

Mô tả:
Không đợi đến khi hoàn thành chương trình trung học, học sinh ở Canada đã được
định hướng về nghề nghiệp tương lai ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đối với học
sinh ở Canada, không có quy tắc học hết bậc trung học thì thi vào đại học như ở Việt Nam,
mà mỗi cá nhân có một lối rẽ cho riêng mình, được định hình từ rất sớm.
 Hình 1: Ngay từ khi bước chân vào trường trung học, từng học sinh đã được tư vấn
riêng biệt, để xác định mong muốn cũng như khả năng nổi trội của mình là gì, từ đó hướng
dẫn viên tư vấn sẽ khoanh vùng những bộ môn nào sẽ phù hợp nhất cho từng trường hợp cụ
thể. Ngoài 1 số bộ môn bắt buộc (như Toán, tiếng Anh, …) còn lại học sinh tự lựa chọn môn
học theo sở thích, năng khiếu của mình. Ngoài các tiết học với kiến thức sách vở, các học
sinh còn có ít nhất 3-4 buổi mỗi tuần sinh hoạt trong các lớp năng khiếu. Có rất nhiều lựa
chọn về các lớp năng khiếu như kịch nghệ, múa, vẽ, thể thao, nhiếp ảnh, nặn tượng, …thậm
chí là cưỡi ngựa. Ở Trường Union Ville (Canada), hàng tuần giáo viên đều có buổi nói chuyện
với phụ huynh về sự phát triển năng khiếu của từng học sinh, qua đó cùng bàn bạc, định hướng
về tương lai của các em. Cô Lauri, giáo viên lớp nghệ thuật với hơn 150 học sinh, cho biết:
“Khoảng 40% học sinh của tôi đã định hình được nghề nghiệp tương lai phù hợp với sở thích

70
và khả năng của mình”. Từ đó thấy được học sinh ở Canada được tự do phát triển và làm
những gì mình thích, nhà trường giống như một câu lạc bộ mà học sinh thích đến mỗi ngày
để sinh hoạt và thể hiện khả năng của mình.
 Hình 2: Một học sinh lớp 8 Trường trung học Notre Dame (Ottowa - Ontario) chia sẻ:
“Khi bước vào trường, em nói muốn làm giáo viên dạy tiếng Anh và lịch sử. Giáo viên lập tức
cho em một danh sách các môn học tốt cho lựa chọn đó của em. Được tự do chọn môn học
nhưng em cũng phải chọn ít nhất là tám môn”. Hằng tuần, sẽ đều có ít nhất ba buổi làm trợ
giảng cho giáo viên tại các lớp hệ mầm non và tiểu học trong trường. Nhiệm vụ là chơi cùng
em nhỏ, tập cho chúng vẽ và viết, nặn đồ chơi và tổ chức các trò chơi tập thể. Mới lớp 8 nhưng
bạn đã tỏ ra rất lành nghề khi quản lý một lớp học. “Điều thật sự em nhận được khi thực tập ở
những lớp học này không chỉ là lương mà quan trọng là kinh nghiệm. Càng làm em càng ham
thích công việc này. Một số bạn của em khi thực hành cảm thấy không phù hợp với công việc
đã chuyển sang tìm hiểu một nghề nghiệp khác”. Tương tự, những học sinh muốn trở thành
bác sĩ được thực hành ở các nhà thương trong địa phương. Việc thực hành có khi chỉ dừng lại ở
quan sát, phụ trợ trong các ca cấp cứu. Khoảng 70% học sinh ở đây thường xuyên làm việc
bán thời gian ở các nông trại, tiệm gội đầu, cửa hàng thời trang, quán ăn... và nhận lương đều
đặn hằng tháng. Giáo viên sẽ hỗ trợ tìm và giới thiệu việc làm bán thời gian phù hợp với mỗi
học sinh. Khi bắt đầu lên lớp 10, hoạt động hướng nghiệp được thực hiện dày hơn với các
chương trình “co-op” (thực tập). Mỗi năm, học sinh sẽ có 3-4 tháng làm việc tại một công ty,
có lương, có thử thách, cạnh tranh, sa thải, lên chức... như một công việc thật sự. Tất cả kết
quả của kỳ Co-op sẽ được tính vào kết quả cuối năm học và trong bản giới thiệu về khả
năng của các học sinh khi ra trường. Qua trải nghiệm từ rất sớm này giúp học sinh tự đánh
giá tính phù hợp, niềm đam mê cũng như sự sẵn sàng có theo đổi đến cùng hay không, trong
quá trình xác định nghề nghiệp của mình sau này.
Kết luận: Việc định hướng nghề nghiệp và tạo cơ hội cho học sinh được cọ xát với
thực tế từ sớm giúp học sinh tại Canada rất tự tin với khả năng làm việc và tay nghề, kinh
nghiệm của mình. Chính sự thân thiện trong môi trường học tập, sự động viên và cách thức
tạo điều kiện của nhà trường đối với khả năng của học sinh là cơ hội để các bạn học sinh
phát triển bản thân. Từ đó giúp các bạn tự tin hơn để lựa chọn nghề nghiệp tương lai của
mình.
Nguồn thông tin:
1. Nguyễn Minh Huyền (2011), Chuyện hướng nghiệp ở Canada, Tuổi trẻ,
https://tuoitre.vn/chuyen-huong-nghiep-o-canada-453095.htm, truy cập ngày
21/12/2020

71
[2P-2] Khảo sát thực trạng các vấn đề tương tự với Đề tài nhóm tạm thời

Lớp: 18DQTA1 Tên thành viên: Lê Công Hậu Số thứ tự nhóm: 17

Thực trang định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh sinh viên Việt
Đề tài nhóm tạm Nam
thời

Minh họa:

Hình 1: Sinh viên trường tư đối mặt với nhiều định kiến xã hội. Ảnh : Straistimes

Hình 2: Những đứa trẻ lớp 6, mới 12 tuổi đã phải tra qua kì thị PSLE khắc nghiệt không kém
thi đại học

72
Mô tả :
 Hình 1 : Theo thống kê, hơn 50% sinh viên trường tư tại Singapore thất nghiệp sau 6
tháng ra trường. Đây là vấn đề ảnh hưởng đến nguồn nhân lực và tương lai của giới
trẻ nước này. Theo khảo sát việc làm sau đại học mới nhất của Viện Giáo dục Tư
nhân (PEI) cho thấy có đến 54% sinh viên các trường đại học tư không thể tìm được
việc làm sau 6 tháng kể từ khi tốt nghiệp. Sự bất công còn thể hiện ở mức lương
khởi điểm. Trong khi những sinh viên tốt nghiệp tại các trường công lập lớn như Đại
học Quốc gia Singapore, ĐH Công nghệ Nanyang hay ĐH Quản lý Singapore có
mức lương 3.400 đô la Singapore, những sinh viên của trường tư nhân chỉ có mức
lương khoảng 2.600 đô la Singapore. Chính phủ nước này ra quy định bắt các công
ty đóng góp Quỹ tiết kiệm trung ương (CPF) cho thực tập sinh từ các tổ chức giáo
dục tư nhân (PEI). Trong khi đó, các ông chủ không phải làm như vậy đối với thực
tập sinh từ các trường đại học công lập
 Hình 2 : Năm 2015, một khảo sát chi tiêu hộ gia đình tiết lộ rằng các gia đình ở
Singapore đã chi tổng cộng 1,1 tỷ USD mỗi năm cho các khoản học phí của con.
Con số này lớn gần gấp đôi so với 650 triệu USD ở thời điểm 10 năm trước, và cũng
nhiều hơn đáng kể số tiền trung bình 820 triệu USD mà họ chi trả hồi 2010. Hệ
thống giáo dục Singapore được cho là sản xuất ra những đứa trẻ đứng đầu bảng xếp
hạng thế giới trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn. Quốc đảo nhỏ bé này đứng số 1
trong bảng xếp hạng giáo dục toàn cầu PISA nhưng cũng làm dấy lên tranh cãi rằng
liệu điểm số hoàn hảo này đã tạo ra những người có tư duy phê phán hay chỉ đơn
thuần là học vẹt, thiếu phát triển về kỹ năng hành vi và xã hội. Nhóm đặc biệt chiếm
10% tổng số học sinh, có cơ hội lớn nhất để tăng tốc đến các trường đại học danh
giá hàng đầu. 50% số học sinh được xếp vào nhóm Nhanh trong khi nhóm Học thuật
thông thường (chiếm 20%) sẽ đi tới các học viện, bách khoa. Phần còn lại thường sẽ
học và nhận bằng cấp từ những viện giáo dục kỹ thuật.
Nguồn thông tin:
1. T.Dương( Trí thức trẻ)https://cafebiz.vn/mat-toi-cua-nen-giao-duc-singapore-ca-ty-
usd-duoc-chi-moi-nam-vi-noi-am-anh-kiasu-tre-em-12-tuoi-thi-chuyen-cap-khac-
nghiet-chang-kem-dai-hoc-20190704235632593.chn; truy cập ngày 20/12/2020
2. Đinh Phạmhttps://zingnews.vn/sinh-vien-truong-tu-singapore-bi-coi-thuong-muc-
luong-re-mat-post1008850.html; truy cập ngày 20/12/2020

73
[2P-2] Khảo sát thực trạng các vấn đề tương tự với Đề tài nhóm tạm thời

Lớp: 19HQTA1 Tên thành viên: Nguyễn Hữu Thọ Số thứ tự nhóm: 17

Đề tài nhóm tạm Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh viên
thời Việt Nam
Mô tả:

Hình 1: Sinh viên thất nghiệp do thiếu định hướng nghề.

74
Hình 2: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức các buổi hướng nghiệp cho SV năm nhất.

Hình 3: Nền giáo dục Mỹ rất chú trọng tới tư vấn hướng nghiệp.

75
Hình 4: New Zealand đứng đầu trong bảng xếp hạng chỉ số giáo dục chuẩn bị cho tương lai.

Hình 5: Bậc trung học cơ sở cho phép học sinh chọn một trong số nhiều trường theo
mong muốn.

76
Mô tả:
Hình 1:
- Cuộc hội thảo nằm trong dự án Nghiên cứu chính sách hợp tác với Quỹ Rosa - Luxemburg
của CHLB Đức. Theo khảo sát công bố tại hội thảo, trong số gần 3.000 sinh viên đã tốt
nghiệp được hỏi, có 73% sinh viên (SV) tìm được việc sau khi tốt nghiệp, song có tới
58,2% SV tốt nghiệp không biết xin việc ở đâu, 42% không đáp ứng được yêu cầu của nhà
tuyển dụng, 27% không xin được việc vì lý do ngành học không phù hợp với thị trường,
thậm chí có 18% SV không tìm được việc vì nhà tuyển dụng không biết đến ngành đào tạo.
Hình 2:
- Nhiều SV than chán nản khi theo học ngành nghề không phù hợp với bản thân, thậm chí
có bạn hiện đang theo học tại các trường ĐH danh tiếng vẫn ho ang mang trước tương lai vì
nhận ra mình không đam mê với nghề đã chọn. Khi được hỏi vì sao lại có tình trạng trên,
phần đông các bạn SV này cho biết, họ thiếu sự định hướng, không biết bản thân thích và
phù hợp với ngành nào nên chọn trường theo lực học, xu hướng thị trường lao động hoặc
mong muốn của gia đình.
- Nguyễn Thị Lâm, SV năm thứ 3 Khoa Luật kinh tế, Trường ĐH Luật Hà Nội lại có được
sự định hướng từ gia đình nhưng định hướng đó lại lại không phù hợp với cô bạn: “Theo
định hướng của gia đình, và sự tư vấn của anh em bạn bè mình đã thi vào ngành luật, nhưng
khi vào trường mình nhận thấy ngành này không phù hợp vì học luật cần sự khéo léo, khả
năng diễn đạt tốt. Trong khi đó bản thân mình lại có tính cánh khác với những yêu cầu đó.
Vì vậy ngay từ khi mới đặt chân vào trường, mình đã cố gắng trau dồi kiến thức cũng như
các kỹ năng mềm để sau này ra trường có thể làm tốt được công viêc chuyên môn”.
- GS. TS Trần Trung Kiên, Phó Trưởng phòng Đào tạo đại học trường ĐH Bách khoa Hà
Nội cho rằng: “Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng phân luồng học sinh phổ thông vào
các ngành nghề phù hợp còn nhiều hạn chế là do yếu kém của công tác giáo dục hướng
nghiệp trong các trường phổ thông. Những yếu kém này lại bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân
thiếu đội ngũ chuyên gia am hiểu về tâm lý học nghề nghiệp, thông tin thị trường lao động,
am hiểu thực tế về ngành nghề xã hội, và niềm đam mêm, sở trường sở đoản của mỗi học
sinh (HS). Bên cạnh đó, động cơ tham gia các lớp học nghề của HS cũng có những lệch lạc,
nhiều trường chưa quan tâm đến chất lượng công tác giáo dục hướng nghiệp, thiếu sự phối
hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn để đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp”.

77
Hình 3:
Ở Mỹ, trung bình mỗi trường trung học có khoảng từ 3 đến 5 thầy cô chuyên trách công tác
hướng nghiệp cho học sinh. Con số này tùy thuộc vào từng bang, chất lượng đào tạo và số
lượng học sinh của mỗi trường. Họ bắt đầu bắt đầu hướng nghiệp cho học sinh từ lớp 11.
Thầy cô làm công tác tư vấn hướng nghiệp (được gọi là counselor) là những người trực tiếp
giúp học sinh trong quá trình tìm hiểu cũng như nộp hồ sơ vào các trường đại học. Họ sẽ tổ
chức cho học sinh đi thăm quan các trường, hướng dẫn chi tiết cho học sinh từ khâu chuẩn
bị các bài thi chuẩn hóa (SAT, TOEFL, ACT…), đưa ra những lời khuyên làm thế nào để
có một profile “đẹp”, đến cách thức để tìm kiếm thông tin của các trường đại học…
Các counselor chỉ có nhiệm vụ duy nhất là tư vấn, giúp đỡ học sinh lớp 11 và lớp 12 chuẩn
bị hồ sơ. Họ không tham gia giảng dạy bất cứ môn học nào khác. Hầu hết các trường ở bang
Pennsylvania nói riêng và nhiều bang khác ở Mỹ nói chung, trung bình một tuần sẽ có một
tiết học với thầy cô counselor. Trong tiết học này, họ sẽ đề cập từng bước cụ thể hơn, ví dụ
như: cách lên mạng tra thông tin, nguồn ở đâu thì chính xác, hoặc cần phải làm những gì,
tránh những điều gì trong chuyến đi thăm quan trường…
Công tác hướng nghiệp cho học sinh tại Mỹ được diễn ra (rải) từ đầu năm lớp 11 đến cuối
năm lớp 12. Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, mời những vị khách có
kinh nghiệm, nổi tiếng đến nói chuyện với học sinh ở từng lĩnh vực khác nhau. Học sinh có
thể đăng ký (hoặc là không) tham gia nhiều buổi tọa đàm như vậy. Ngoài ra, các thầy cô
giáo cũng thường xuyên liên hệ với các nguồn khác (từ trường ĐH, các công ty, tổ chức...)
để thông báo và tạo cơ hội cho học sinh đến tham dự các sự kiện giống như một thành viên
chính thức của đơn vị đó.
Công việc của các counselor cũng rất bận rộn. Ngoài việc giao tiếp với học sinh, họ còn có
những liên lạc từ nơi khác, cung cấp thông tin cho học sinh hoặc các buổi college fair. Họ
cũng hay thông báo về các cơ hội học hè (về tự nhiên, xã hội, sinh học, hóa,...) đến với học
sinh.
Công tác này tường chừng diễn ra khá sớm nhưng hoàn toàn phù hợp. Nó cho học sinh có
khái niệm về dự định sẽ làm trong tương lai gần và xa. Các dịp tổ chức sự kiện, học sinh sẽ
được tiếp cận và tiếp thu những kiễn thức mới mẻ, nhằm củng cố về khái niệm họ sẽ/thích
làm gì trong tương lai. Thêm vào đó, ngay sau khi kết thúc lớp 12, vào đại học, học sinh
luôn thúc đẩy tìm các việc làm thêm, hoặc làm việc thực tập để có thêm kinh nghiệm, hoặc
trải nghiệm điều mới mẻ.

78
Hình 4:
Không phải đợi đến khi gần tốt nghiệp cấp 3 mới ráo riết nghĩ đến chuyện chọn ngành nghề,
học sinh New Zealand đã được mọi nguồn lực xã hội hỗ trợ hướng nghiệp từ rất sớm. Đó là
lý do tình trạng thất nghiệp hàng loạt hay chuyện sinh viên cất bằng cử nhân đi làm công
nhân không diễn ra tại quốc gia này.
Mỗi cá nhân là một tế bào của xã hội, cá nhân có định hướng đúng đắn thì xã hội mới phát
triển vững mạnh. Với tầm nhìn này, Chính phủ New Zealand đã có những bước chuẩn bị về
giáo dục định hướng nghề nghiệp từ rất sớm. Theo đó, quốc gia này không có sách giáo
khoa cho bậc tiểu học, mà chính phủ cho phép giáo viên tự biên soạn giáo trình phù hợp với
năng lực và sở thích của từng học sinh. Phương pháp giáo dục này đã giúp kích thích trí tò
mò, trang bị kỹ năng tự khám phá bản thân và bồi dưỡng niềm đam mê học tập cho học sinh
ngay từ nhỏ, giúp các em dần tự tìm ra định hướng của mình.
Nhận biết vai trò quan trọng của giáo viên trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh,
Chính phủ New Zealand đã đầu tư đến 40 triệu đô để nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo
viên; đồng thời thu hút nhân tài trong ngành STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán
học) tham gia vào lĩnh vực giáo dục, giúp học sinh trang bị những kỹ năng quan trọng để
ứng phó với môi trường lao động đang dần bị thay thế bởi robot và trí tuệ nhân tạo.
Tầm nhìn xa của giáo dục New Zealand còn thể hiện ở những cải cách mang tính chiến
lược. Trong đó không thể không nhắc đến cú chuyển mình ngoạn mục vào năm 2002, khi
chính phủ nước này quyết định thay đổi chương trình trung học truyền thống sang hệ thống
chứng chỉ quốc gia NCEA (tương đương bằng tốt nghiệp THPT ở Việt Nam). Theo học
NCEA, học sinh cấp 3 sẽ học dưới hình thức chọn tín chỉ, mỗi học kỳ các em chỉ phải học
từ 5 - 6 môn. Ngoài 3 môn bắt buộc là toán, tiếng Anh và khoa học, còn lại học sinh được
chọn những môn mang tính thực tiễn, phù hợp với sở thích, năng khiếu của mình.
Em Trương Khánh Linh (học sinh lớp 12 Trường Trung học Mount Albert Gammar) chia
sẻ: “Ở New Zealand, dù chọn học nghề hay học ĐH đều được xem trọng như nhau. Vì vậy,
các bạn học sinh đăng ký các môn tự chọn như nấu ăn, thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang rất
đông. Em thích nhất là học môn kinh doanh, vì em đã được tự tay thực hiện một dự án bán
hàng thật sự. Với cách học thực tiễn này, em có thể dễ dàng tìm ra định hướng phù hợp với
mình”.
Gia đình, nhà trường và doanh nghiệp cùng chung tay
Muốn người trẻ có một định hướng tốt, gia đình cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Theo chia sẻ của ông John Laxon (Giám đốc khu vực Nam Á, Đông Nam Á, Trung Á của

79
Cơ quan giáo dục New Zealand - ENZ), việc định hướng nghề nghiệp tại xứ Kiwi là cuộc
thảo luận bình đẳng giữa giáo viên, học sinh và phụ huynh. Vì vậy, muốn việc giáo dục định
hướng có hiệu quả, phụ huynh phải phối hợp chặt chẽ cùng nhà trường. Đó là lý do Bộ Giáo
dục đã thiết kế nhiều website để phụ huynh có thể giúp con học đọc, viết và làm toán. Ngoài
ra, nhằm hỗ trợ con có một cái nhìn đúng đắn về thị trường lao động, phụ huynh còn có một
trợ lý đắc lực là phần mềm Outlook Occupation - ứng dụng cung cấp cho phụ huynh thông
tin một cách toàn diện về triển vọng nghề nghiệp ở hầu hết các ngành nghề, bao gồm: thu
nhập, tỉ lệ việc làm, gợi ý học tập…
Hình 5:
Trẻ em ở Singapore bước vào bậc tiểu học từ 7 tuổi trở đi với chương trình nền tảng từ lớp
1 đến lớp 4. Đến lớp 5, 6, học sinh bước vào giai đoạn định hướng, được xếp vào các lớp
học theo khả năng, sở thích để phát huy tối đa tiềm năng. Với quan điểm “hiểu biết tiếng
Anh là tốt nhưng biết tiếng Anh chuẩn Anh, Mỹ càng tốt hơn”, học sinh cấp tiểu học ở
Singapore đã được dạy song ngữ nhằm nắm bắt tốt tiếng Anh chuẩn và nâng cao kiến thức
về tiếng mẹ đẻ. Bên cạnh đó, học sinh được học các kỹ năng toán học cơ bản, âm nhạc, thủ
công, thể dục…
Ngoài các trường tiểu học dành cho trẻ bình thường, Singapore có cả trường dành cho trẻ
đặc biệt như trẻ bị tự kỷ. Hầu hết các trường đều có giáo viên giàu kinh nghiệm, đủ khả
năng chăm sóc, giáo dục trẻ đặc biệt. Nhờ đó, những trẻ không được hưởng lợi từ giáo dục
chính thống sẽ nhận được một sự thay thế khả thi. Giai đoạn cuối lớp 6, học sinh phải qua
kỳ thi hoàn tất tiểu học (Primary School Leaving Examination – PSLE).
Kết luận: Định hướng nghề nghiệp đã là vấn đề tồn tại từ rất lâu, là vấn đề không chỉ quan
trọng đối với nền kinh tế/ an sinh xã hội nước nhà mà còn là mối quan tâm mang tầm chiến
lược đối với các quốc gia trên toàn thế giới. Mặc dù hiện nay chúng ta đã có định hướng
nghề nghiệp cho học sinh/ sinh viên, nhưng so với thế giới là khá muộn màng, và tụt hậu.
Ta định hướng từ Trung cấp, Cao đẳng, Đại Học, sớm lắm là cấp 3 thì trong khi ở các nước
tiên tiến họ đã có định hướng nghề nghiệp cho công dân từ cấp bậc Trung Học Cơ Sở, và họ
coi đó là mục tiêu giáo dục mang tính chiến lược quốc gia. Chúng ta đi sau thì nên học tập
và áp dụng những chắt lọc tinh túy mang tính tiến bộ này.

Nguồn thông tin:


Nguồn 1: Hồng Hạnh (2011); Sinh viên thất nghiệp do thiếu định hướng nghề; Báo Dân
Trí;

80
https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/sinh-vien-that-nghiep-do-thieu-dinh-huong-
nghe-1324101414.htm; ngày truy cập 23/12/2020
Nguồn 2: Hải Lộc (2015); Hệ lụy khi sinh viên thiếu định hướng nghề nghiệp; Tạp chí tự
động hóa ngày nay;
https://automation.net.vn/Sinh-vien-Tuoi-tre/He-luy-khi-sinh-vien-thieu-dinh-huong-nghe-
nghiep.html; ngày truy cập 01/01/2021
Nguồn 3: Nguyễn Lâm Tùng (2012); Học sinh cấp 3 ở Mỹ được hướng nghiệp thế nào?;
Tạp chí điện tử giáo dục Việt Nam;
https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/hoc-sinh-cap-3-o-my-duoc-huong-nghiep-the-nao-
post48368.gd; ngày truy cập 01/01/2021
Nguồn 4: Ngọc Thanh (2018); Cách định hướng nghề nghiệp ở New Zealand; Báo Giáo
dục Online TpHCM;
https://www.giaoduc.edu.vn/cach-dinh-huong-nghe-nghiep-o-new-zealand.htm;
ngày truy cập 01/01/2021
Nguồn 5: Trúc Ly (2020); Singapore và nền giáo dục tiên tiến, có tính toàn cầu; Công ty Tư
vấn Giáo dục Mạng lưới Quốc tế (INEC);
https://duhocinec.com/singapore-nen-giao-duc-tien-tien-co-tinh-toan-cau/;
ngày truy cập 01/01/2021

81
[2P-2] Khảo sát thực trạng các vấn đề tương tự với Đề tài nhóm tạm thời

Lớp: 19HQTA2 Tên thành viên: DIỆP THANH AN Số thứ tự nhóm: 17

Đề tài nhóm tạm Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh sinh viên
thời Việt Nam
Sinh viên khó khăn trong việc chọn ngành học.
Ở nước ngoài:
Mục đích chính của nghiên cứu này là phác họa định hướng nghề nghiệp của Trung học Phổ
thông (SMA) và Trung học Dạy nghề (SMK) học sinh và vai trò của cố vấn học đường
trong việc cung cấp hướng nghiệp. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp khảo sát liên quan
đến 278 sinh viên từ cả SMA và SMK di Jakarta. Định hướng nghề nghiệp. Khoảng không
quảng cáo (COI) và vai trò cố vấn trong Kiểm kê hướng dẫn nghề nghiệp là được sử dụng
như một công cụ thu thập dữ liệu. Thống kê mô tả và kiểm tra đã được tiến hành để phân
tích dữ liệu. Các phát hiện của nghiên cứu cho thấy rằng đa số sinh viên SMA và SMK
muốn học tiếp lên đại học và chỉ một số nhỏ muốn tìm việc làm hoặc chạy kinh doanh riêng
của họ. Các phát hiện cũng cho thấy rằng các cố vấn học đường đóng vai trò vai trò rất quan
trọng trong việc cung cấp dịch vụ hướng nghiệp cho người cao tuổi. Học sinh trung học. Vì
vậy, để sinh viên có một nghề nghiệp tươi sang trong tương lai, các cố vấn học đường nên
nâng cao chất lượng dạy nghề dịch vụ hướng dẫn và hoạch định các chương trình hướng
nghiệp toàn diện cho thấy rằng hướng nghiệp nhằm hỗ trợ sinh viên phản ánh về tham vọng
của họ, sở thích, trình độ và khả năng. Nó giúp họ hiểu thị trường lao động và hệ thống giáo
dục, và liên hệ các nhu cầu của họ trong cuộc sống và trở thành công dân toàn cầu có trách
nhiệm. Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy rằng có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng
đến sự nghiệp của sinh viên định hướng. Theo Patton và Creed, định hướng nghề nghiệp
chủ yếu bị ảnh hưởng bởi sự trưởng thành trong nghề nghiệp. Heslin đã chỉ ra một số yếu tố
ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp bao gồm cả các yếu tố ngữ cảnh và cá nhân. Vai trò
tiềm năng của hai ngữ cảnh các yếu tố: sự nghiệp có đang được theo đuổi trong một thị
trường toàn thắng hay không cũng như văn hóa tổ chức mà một người đang làm việc. Hai
yếu tố cá nhân là công việc định hướng và định hướng mục tiêu. Ngoài ra, Sovet và Metz
chỉ ra rằng đối với cuối những năm trung học của họ, những người trẻ tuổi phải đối mặt với
nhiều quyết định cá nhân có thể có ảnh hưởng trên diện rộng và lâu dài đối với cuộc sống
của họ. Một số quyết định này là nghề nghiệp liên quan: gia nhập quân đội, tìm việc làm,

82
học nghề, đi đại học, chọn một chuyên ngành, hoặc đạt được các kỹ năng thông qua dịch vụ
tình nguyện. May mắn thay, thanh thiếu niên không đơn độc trong việc ra quyết định nghề
nghiệp của họ. Trong bối cảnh của Indonesia hệ trung học, vai trò của cố vấn học đường
trong việc định hướng nghề nghiệp là rất quan trọng. Nghiên cứu này nhằm mục đích khắc
họa định hướng nghề nghiệp của học sinh Trung học phổ thông và học sinh Trường Trung
cấp nghề và vai trò của trường đó tư vấn viên nên đóng vai trò trong việc cung cấp dịch vụ
hướng nghiệp. Dựa trên những phát hiện của Nghiên cứu khuyến nghị rằng học sinh trung
học có một nghề nghiệp tươi sáng trong tương lai, cố vấn học đường nên cải thiện chất
lượng của các dịch vụ hướng nghiệp và tốt chương trình hướng nghiệp có kế hoạch là bắt
buộc.
Kết luận:
Học sinh trung học phổ thông quan tâm đến định hướng nghề nghiệp tương lai của mình.
Các lựa chọn nghề nghiệp quan trọng được tìm thấy trong nghiên cứu này là học đại học và
tìm việc làm. Tuy nhiên, do cơ hội học lên đại học cũng như cơ hội việc làm còn hạn chế tại
nơi làm việc, học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đã góp phần làm tang số người thất
nghiệp. Do đó, cố vấn học đường được thử thách để xác định vai trò và chức năng của họ
trong công tác hướng nghiệp rõ ràng hơn. Rõ ràng, công tác hướng nghiệp đã tồn tại trên
các trường THCS từ rất lâu. và trong nghiên cứu này, vai trò của các cố vấn học đường
trong việc cung cấp các dịch vụ hướng nghiệp là nhấn mạnh. Mục đích của hướng nghiệp là
giúp học sinh khám phá tiềm năng của mình và thực hiện tốt nhất các lựa chọn, kế hoạch và
điều chỉnh trong cuộc sống nghề nghiệp của họ. Để gặp trên những thách thức, các cố vấn
chuyên nghiệp phải khái niệm hóa các mối quan tâm nghề nghiệp của sinh viên từ quan
điểm và thế giới quan của họ, và cung cấp hướng dẫn nghề toàn diện dịch vụ bằng cách xem
xét các kỹ năng học tập của thế kỷ 21.
Nguồn thông tin:
http://doi.org/10.1051/shsconf/20184200005
https://www.shs-
conferences.org/articles/shsconf/pdf/2018/03/shsconf_gctale2018_00005.pdf

83
[3T-1] Đánh giá lại Đề tài nhóm tạm thời

Lớp:18DQTA1 Số thứ tự nhóm:17

Đề tài nhóm tạm thời Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh viên
Việt Nam

Hiện nay việc định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh viên đang là vấn đề đang
được xã hội quan tâm và muốn tìm ra biện pháp và nguyên nhân và chính bản thân của các
học sinh, sinh viên cũng nhận ra được điều này.

Hình 1: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh
Trong điều kiện xã hội phát triển, giới trẻ hiện nay được tiếp cận với khối lượng thông tin
khổng lồ từ mạng xã hội, từ truyền hình, báo đài, ... Tuy nhiên, người có ảnh hưởng nhiều
nhất đến quyết định chọn trường, ngành của các bạn học sinh khối 12 năm 2015 lại là ...
cha mẹ, chiếm tới 45%
Theo cuộc khảo sát hơn 4000 học sinh lớp 12 tốt nghiệp THPT năm 2015 và 400000 lượt tư
vấn hướng nghiệp trực tiếp tính đến đầu năm 2016. Với câu hỏi Ai là người có ảnh hưởng
đến quyết định chọn trường, ngành của bạn nhiều nhất? Có 45% cho rằng cha mẹ là yếu tố
ảnh hưởng nhiều nhất, 5% từ thầy cô, 7% từ mạng xã hội, 3% từ trung tâm tư vấn, 40% từ
các yếu tố khác.

84
Hình 2: Nhiều sinh viên tham gia tư vấn tuyển sinh

Theo các chuyên gia giáo dục, các bạn học sinh lớp 12 đăng ký tuyển sinh Hà Nội chưa có
định hướng nghề nghiệp gì cho bản thân. Vào thời điểm quyết định chọn ngành nghề mà sai
thì sẽ phải trả giá cho thời gian thanh xuân. Vì mất 3-4 năm để học trên trường đại học, cao
đẳng mà ra trường lại học không đúng ngành nghề được đào tạo, đi làm trái ngành, thất
nghiệp…Theo khảo sát của bộ phận tuyển sinh hướng nghiệp của các nhà trường tại khu
vực Hà Nội, có 15-20% sinh viên tốt nghiệp mới biết mình chọn ngành nghề sai. Khi mất 4
năm tuổi xuân, “mòn mông” tại ghế nhà trường, mơ hồ giữa ngành học và sau là đi làm
việc thực tế, nhiều bạn phải trả giá đắt. Bộ phận tuyển sinh của một trường đại học tại Hà
Nội cho biết nhiều bạn đỗ đại học, cao đẳng vẫn không thể thành công vì chọn ngành
không đúng sở trường, đúng sở thích.

85
Hình 3: Hàng trăm sinh viên xin chuyển đổi ngành học mỗi năm
Không ít sinh viên sau một thời gian học ĐH mới nhận ra mình không phù hợp và muốn
chuyển ngành. Tuy nhiên, quy chế hiện nay chưa linh động để cho phép sinh viên được
chuyển.
- TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, cho biết hằng
năm có dăm ba chục sinh viên đề nghị xin chuyển ngành. Tuy nhiên, đó mới là bề nổi bởi
con số hàng trăm sinh viên nghỉ học, bị buộc thôi học mỗi năm cũng có nguyên nhân từ
việc chọn nghề không phù hợp.
- Tại Trường ĐH Luật TP HCM, trong danh sách 169 sinh viên các lớp chính quy văn bằng
1 và 2 dự kiến bị cảnh báo học vụ, đình chỉ 1 năm hoặc buộc thôi học có 71 sinh viên có
thể bị buộc thôi học vì kết quả học tập yếu kém. Tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP
HCM, số sinh viên bị buộc thôi học gần 450; tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP
HCM, trường này cũng mới cảnh báo học vụ đối với gần 400 sinh viên có điểm tích lũy
trong suốt 2 học kỳ thấp; tại Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, gần 130 sinh viên buộc thôi
học…
- GS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cho rằng
nhiều bậc cha mẹ vẫn định hướng nghề nghiệp cho con vào nghề mình thích mà không cần
biết nó có phù hợp với con không. Vậy nên, khi vào học được một thời gian thì sinh viên
nhận ra mình không phù hợp, sinh ra chán nản, việc học vì thế sa sút.

86
○ Điểm mạnh × Điểm yếu
 Đây là đề tài đang được xã hội quan  Khó khăn trong việc đưa ra các biện
tâm pháp tối ưu hơn
 Đề tài thiết thực với cuộc sống  Đã có nhiều bài nghiên cứu khoa học
 Phù hợp với trình độ chuyên môn tương tự
của các thành viên trong nhóm  Mất nhiều thời gian để phân tích dữ
 Dễ dãng thực hiện khảo sát và lấy số liệu khảo sát thu thập được
liệu

87
[4P-1] Khảo sát những giải pháp hiện có cho vấn đề

Lớp: 18DQTA1 Tên thành viên: Trần Vũ Anh Tuấn Số thứ tự nhóm: 17

Đề tài nhóm tạm Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh viên
thời
Tên các giải pháp điều tra được
1. Thiếu sự nhận thức của bản thân
2. Chọn ngành nghề theo phong trào
3. Nghe theo ý muốn cha me
4. Áp lực từ chính mình
5. Sinh viên thiếu kỹ năng thực tế để đáp ứng công việc
6. Thiếu định hướng nghề nghiệp
7. Hạn chế trong trình độ tiếng Anh
8. Sự không minh bạch trong tuyển dụng
9. Phần thưởng tài chính trong sự nghiệp này
10. Bản thân có quyền lựa chọn tự do trong việc đưa ra quyết định nghề nghiệp của
mình
11. Chất lượng cuộc sống liên quan
12. Cơ hội thăng tiến
13. Đào tạo và giáo dục
14. Tình yêu của bản thân với nghề nghiệp này
15. Câu chuyện thành công của bạn bè, gia đình
16. Kiến thức của bản thân về thị trường lao động
17. Điều kiện kinh tế / tài chính của bản thân
18. Dễ dàng tiếp cận với nghề nghiệp này
19. Cơ hội, may mắn hoặc hoàn cảnh
20. Thiếu khả năng tiếp cận các lựa chọn nghề nghiệp khác

88
Hiện nay tình trạng các bạn trẻ định hướng nghề nghiệp không rõ ràng đã ảnh hưởng rất
nhiều tới cuộc sống các bạn. Thực tế đã chỉ ra các nguyên nhân định hướng nghề nghiệp
không rõ ràng như sau:
 Thiếu sự nhận thức về bản thân
Một trong những điều quan trọng nhất trước khi bắt đầu công cuộc định hướng nghề nghiệp
đó là phải hiểu rõ bản thân. Đầu tiên, chúng ta phải xác định mình là ai? khả năng nào vượt
trội? Hãy tìm hiểu bản thân giỏi hoặc kém ở lĩnh vực nào nhất, từ đó lựa chọn những ngành
nghề phù hợp năng lực và tích cách.
 Chọn ngành nghề theo phong trào
Đây là nguyên nhân các bạn trẻ dễ mắc phải nhất. Người Việt chúng ta thường có xu hướng
lựa chọn những ngành nghề “HOT” làm mục tiêu. Với suy nghĩ, chọn ngành học theo bạn
thân để học chung hay được mọi người tư vấn “ngành này HOT, kiếm nhiều tiền, dễ thăng
tiến” đành quyết định theo đuổi ngành đó. Đây thực sự là một suy nghĩ và quyết định hoàn
toàn sai lầm.
 Nghe theo ý muốn của cha mẹ
Đa số các bậc phụ huynh luôn mong muốn con mình được học trường Top, ngành học đó
khi đi làm kiếm nhiều tiền, cuộc sống ổn định và bắt buộc con mình phải thực hiện theo,
đơn giản là những công việc đó giúp họ tự hào khi nhắc đến (bác sĩ, kỹ sư…). Một số bạn
tuy không muốn nhưng vẫn bị bắt ép nghe theo ước nguyện của cha mẹ, dẫn đến việc chọn
những nghề không phù hợp với khả năng và sở thích của bản thân. Thậm chí, một số bạn trẻ
được ba mẹ định hướng từ sớm nên rất khó để tìm ra đam mê thực sự của mình.
 Áp lực từ chính mình
Ở lứa tuổi mười tám đôi mươi, áp lực học tập, chọn trường đặt lên vai các cô cậu học trò,
chưa có nhiều sự trải đời, chưa biết cách bắt đầu định hướng cho tương lai, khiến việc chọn
ngành chọn trường đôi khi dựa vào cảm tính.
Theo JobTest POWERED by AI. DRIVEN BY TALENT
Và theo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thì nguyên do định hướng nghề nghiệp
không rõ ràng là:
1. Sinh viên thiếu kỹ năng thực tế để đáp ứng công việc
Trên 80% sinh viên mới ra trường được cho là có kiến thức nhưng lại yếu kém về các kỹ
năng mềm - kỹ năng mà đa số nhà tuyển dụng, đặc biệt là các tập đoàn, tổ chức nước ngoài
đánh giá cao. Chính vì thế, nhiều bạn đã mất điểm trong lần gặp đầu tiên trong buổi phỏng
vấn ở các công ty

89
2. Thiếu định hướng nghề nghiệp
Ở Việt Nam, việc chọn nghề nghiệp sau này chịu sự tác động, chi phối lớn từ các bậc phụ
huynh. Với tâm lý thương con và một phần vì danh danh dự gia đình, các bậc cha mẹ
thường khuyên con cái chọn các ngành có tiếng như: kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, ngân hàng…
Ngoài ra, một số bạn trẻ chọn ngành học theo xu hướng "hot" của thị trường chứ không thật
sự yêu thích, đam mê với nghề và không đúng với khả năng của mình.
3. Hạn chế trong trình độ tiếng Anh
Tiếng Anh chính là tấm vé thông hành cho tất cả các ngành nghề hiện nay. Tất cả sinh viên
đều được học tiếng Anh trong trường và đa số các bạn đều có sẵn bằng cấp tiếng Anh để
ứng tuyển vào các công ty. Tuy nhiên, cách thức dạy và học thụ động, không áp dụng thực
tế làm cho kỹ năng ngoại ngữ chỉ còn là con số 0.
4. Sự bị động trong quá trình tìm việc
Nhiều sinh viên mới ra trường còn thụ động trong công tác tìm việc cho bản thân. Họ chỉ
gửi hồ sơ đến các công ty trên Internet và chờ đợi nhà tuyển dụng gọi phỏng vấn. Hãy hiểu
rằng hàng ngày nhà tuyển dụng nhận được rất nhiều hồ sơ xin việc từ các nguồn khác nhau
và việc bạn bị hòa lẫn với hàng loạt các ứng viên khác là điều khó tránh khỏi.
5. Sự không minh bạch trong tuyển dụng
Một quy tắc ngầm trong xin việc mà ai cũng hiểu, đó chính là: mối quan hệ và tiền tệ. Có
những bạn may mắn khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã được ba mẹ vận dụng mối quan hệ
quen biết để xin được một công việc ổn định. Ai cũng phải công nhận rằng trong thời buổi
tìm việc khó khăn hiện nay, để tìm được một công việc là một quá trình rất khắc nghiệt và
khó khăn đối với những người không có mối quan hệ và năng lực tài chính mạnh.
Phần lý thuyết:
Để cũng cố thêm tính chính xác của các nguyên nhân nhóm đã tìm thêm các mô hình
nghiên cứu trước đây
 Bài nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên ở
Ấn Độ của Tanuja Agarwala
Mục đích - Bài báo này nhằm khám phá ảnh hưởng của một loạt các yếu tố đối với sự lựa
chọn nghề nghiệp của sinh viên
ý ở Ấn Độ. Tầm quan trọng của các cá nhân khác nhau trong gia đình và nơi làm việc trong
việc lựa chọn nghề nghiệp của những học sinh này cũng cần được khám phá. Ngoài ra,
nghiên cứu còn tìm cách giải quyết mối quan hệ của các giá trị văn hóa của chủ nghĩa cá
nhân-chủ nghĩa tập thể và định hướng nghề nghiệp thông thường của sinh viên MBA từ Ấn
Độ, với các yếu tố cũng như con người ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp.

90
Thiết kế / phương pháp luận / cách tiếp cận - Những người tham gia bao gồm 93 sinh viên
từ Ấn Độ, những người đang bắt đầu năm đầu tiên của chương trình MBA toàn thời gian
hai năm. Bảng câu hỏi tự quản lý được sử dụng để thu thập dữ liệu về các yếu tố và loại mối
quan hệ ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp, chủ nghĩa cá nhân / chủ nghĩa tập thể và
định hướng nghề nghiệp theo định hướng truyền thống / chủ nghĩa.
Kết quả - “Kỹ năng, năng lực và khả năng” là yếu tố quan trọng nhất và “cha đẻ” là cá nhân
ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên Ấn Độ. Giá trị văn
hóa chủ yếu là chủ nghĩa tập thể, mặc dù các sinh viên đã thể hiện khuynh hướng chủ nghĩa
cá nhân trong một số bối cảnh. Một định hướng đã hướng dẫn định hướng nghề nghiệp của
những sinh viên này.
Hạn chế / ý nghĩa của nghiên cứu - Dữ liệu chỉ được thu thập từ một viện quản lý ở Ấn Độ.
Tính nguyên bản / giá trị - Nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố và loại mối quan hệ ảnh
hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp và mối tương quan của chúng, đã không được thực hiện
trong số sinh viên Ấn Độ. Bài báo đề cập đến vấn đề này và nghiên cứu có ý nghĩa đối với
việc tư vấn nghề nghiệp.
Theo bài nghiên cứu đã chỉ ra có 14 yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh
viên tại Ấn Độ:
1. Kỹ năng và khả năng của bản thân
2. Giáo dục và đào tạo của bản thân
3. Phần thưởng tài chính trong sự nghiệp này
4. Bản thân có quyền lựa chọn tự do trong việc đưa ra quyết định nghề nghiệp của
mình
5. Chất lượng cuộc sống liên quan
6. Cơ hội thăng tiến
7. Đào tạo và giáo dục
8. Tình yêu của bản thân với nghề nghiệp này
9. Câu chuyện thành công của bạn bè, gia đình
10. Kiến thức của bản thân về thị trường lao động
11. Điều kiện kinh tế / tài chính của bản thân
12. Dễ dàng tiếp cận với nghề nghiệp này
13. Cơ hội, may mắn hoặc hoàn cảnh
14. Thiếu khả năng tiếp cận các lựa chọn nghề nghiệp khác

91
Sơ đồ thể các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề nghiệp của sinh viên Ấn Độ
Và cũng theo bài nghiên cứu của nhóm tác giả Karen McKenzie về Khám phá các yếu tố
ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp trong sức khỏe tinh thần, để tìm ra các yếu tố ảnh
hướng đến quyết định nghề nghiệp
Mục tiêu: Để xác định các yếu tố liên quan đến việc xem xét một nghề nghiệp trong sức
khỏe tinh thần.
Bối cảnh: Chuyên ngành sức khỏe tinh thần đang đối mặt với cuộc khủng hoảng tuyển
dụng ở Vương quốc Anh nhưng có ít bằng chứng về những yếu tố nào khuyến khích và
không khuyến khích mọi người xem xét một nghề nghiệp trong lĩnh vực sức khỏe tinh
thần.
Thiết kế: Khảo sát định lượng, quan sát, trực tuyến sử dụng mô hình hồi quy logistic nhiều
thứ tự để xác định xem có bất kỳ yếu tố dự báo quan trọng nào về mức độ mà những
người tham gia sẽ xem xét một nghề nghiệp trong sức khỏe tinh thần. Việc thiết kế và viết
ra nghiên cứu được hướng dẫn bởi danh sách kiểm tra STROBE.

92
Phương pháp: Chúng tôi thu thập quan điểm của 231 người tham gia (nữ = 188, 81,7%) ở
độ tuổi 16–65 (trung bình = 22,7, SD = 8,9), sử dụng một cuộc khảo sát trực tuyến, phần
lớn trong số họ đang theo học hoặc tốt nghiệp, tâm lý học / nghiên cứu xã hội bằng cấp.
Thông tin
được thu thập về mức độ mà một loạt các yếu tố ảnh hưởng đến việc xem xét nghề nghiệp
trong sức khỏe tinh thần.
Kết quả: Đa số (71,2%) người tham gia báo cáo rằng họ chắc chắn hoặc có thể cân nhắc
việc theo nghề sức khỏe tinh thần và hơn một nửa (51,4%) sẽ coi nghề y tá sức khỏe tinh
thần. Khả năng giúp đỡ người khác và được đào tạo thích hợp cần thiết cho vai trò là
những yếu tố quan trọng để lựa chọn nghề nghiệp. Là nữ, có tình trạng sức khỏe tinh thần
và hiểu biết nhiều hơn về sức khỏe tinh thần có liên quan đến khả năng xem xét sự nghiệp
trong lĩnh vực sức khỏe nam giới cao hơn đáng kể, trong khi đã có kinh nghiệm làm việc
với những người có khó khăn về sức khỏe tinh thần có liên quan tiêu cực đáng kể.
Kết luận: Sinh viên và sinh viên tốt nghiệp ngành tâm lý học và nghiên cứu xã hội trở
thành một nhóm tuyển dụng lớn, chưa được khai thác cho các dịch vụ sức khỏe tinh thần.
Liên quan đến thực nghiệm lâm sàng: Kết quả có thể cung cấp các chiến lược tuyển dụng
có mục tiêu hơn và phát triển các lộ trình nghề nghiệp phù hợp cho những người quan tâm
đến một chuyên gia về sức khỏe tinh thần.
Bài nghiên cứu chỉ ra rằng có các yếu tố ảnh hướng đến quyết định chọn nghề nghiệp như
sau:
1. Lương tốt
2. Giao tiếp tốt
3. Đào tạo tốt
4. Mối quan hệ tốt với đồng nghiệp
5. Các phúc lợi tốt, ví dụ như lương hưu, chăm sóc sức khỏe
6. Sự rõ ràng về vị trí của mình trong tổ chức
7. An toàn khỏi tổn hại về thể chất và tinh thần
8. Công việc được đảm bảo tốt
9. Cơ hội được giúp đỡ người khác
10. Căng thẳng liên quan đến công việc thấp

93
Sơ đồ thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề nghiệp

94
Nguồn thông tin:
Nguồn 1: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên tại Ấn
Độ, Tanuja Agarwala, truy cập ngày 26/12/2020
https://www.emerald.com/insight/content/doi/10.1108/13620430810880844/full/html?skipTr
acking=true
Nguồn 2: Giải mã lý do “lạc lối” khi định hướng bản thân của giới trẻ và cách khắc phục,
ngày 28/9/2020, truy cập ngày 28/12/2020
https://jobtest.vn/hrblog/vi/post/giai-ma-ly-do-lac-loi-khi-dinh-huong-ban-than-cua-gioi-tre-
va-cach-khac-phuc/
Nguồn 3: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Phân tích nguyên nhân thất nghiệp sinh
viên, ngày 07/08/2019, truy cập ngày 28/12/2020
http://tuaf.edu.vn/phongdaotao/bai-viet/phan-tich-nguyen-nhan-that-nghiep-cua-sinh-vien-
20111.html
Nguồn 4: Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp trong sức khỏe tinh
thần, Karen McKenzie ngày 17/05/2020, truy cập ngày 31/12/2020
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1111/jocn.15406

95
[4P-1] Khảo sát những giải pháp hiện có cho vấn đề

Lớp: 18DQTA1 Tên thành viên: Nguyễn Minh Tâm Số thứ tự nhóm: 17

Đề tài nhóm tạm Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh sinh viên Việt
thời Nam
Tên các giải pháp điều tra được

・ Giải pháp 1: Bản thân học sinh

・ Giải pháp 2: Cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của học sinh

・ Giải pháp 3: Học phí và cơ sở vật chất của trường học

・ Giải pháp 4: Cơ hội việc làm trong tương lai

・ Giải pháp 5: Thông tin và quảng cáo về trường học

Mô tả
Để tìm hiểu rõ hơn về các nguyên nhân làm cho sinh viên Việt Nam định hướng
nghề nghiệp chưa rõ ràng, chúng ta cần tìm hiểu hai vấn đề là phần thực tế và phần lý
thuyết.
 Phần thực tế:
Từ kết quả đã được thống kê từ nhiều nguồn thông tin khác nhau đã cho thấy đươc
có 2 giải pháp nhằm nâng cao việc định hướng nghề nghiệp của sinh viên.
 Gia đình:
Theo cuộc khảo sát hơn 4000 học sinh lớp 12 tốt nghiệp THPT năm 2015 và
400000 lượt tư vấn hướng nghiệp trực tiếp tính đến đầu năm 2016. Với câu hỏi Ai là
người có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường, ngành của bạn nhiều nhất? Có 45% cho
rằng cha mẹ là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất . Bên cạnh đó theo chia sẻ của bạn Thu Thủy
học sinh trường THPT Trần Phú: “Em muốn xét tuyển vào ngành thiết kế thời trang của
Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, nhưng ba mẹ em đều phản đối. Ba mẹ em cùng làm bác sĩ
nên cứ hướng em thi vào Trường ĐH Y dược TP.HCM trong khi em không thích, thậm
chí còn thấy sợ. Mẹ bảo học y xong không cần lo công ăn việc làm, trong khi học thiết kế
ra khó mà kiếm được nhiều tiền nếu không nổi tiếng”.
 Bản thân học sinh:

96
Theo những khảo sát mà CPI đã thu thập thì có đến 85% các bạn trẻ chọn ngành
nghề theo cảm tính thay vì sử dụng các phương pháp khoa học, hay đôi khi đơn giản nhất
chỉ là thực sự thấu hiểu mình để đưa ra những lựa chọn phù hợp. Thay vào đó, nhiều
người thường chọn ngành theo cách truyền thống nhất là chạy theo ngành học HOT với
mức thu nhập hứa hẹn sẽ “khủng”. Do đó, dễ nhận thấy không ít sinh viên ra trường
nhưng dấn thân vào những công việc khác với ngành mình đã được theo học. Theo TS
Nguyễn Mạnh Hà, chuyên gia Tâm lý học hướng nghiệp, Học viện Thanh thiếu niên Việt
Nam cho biết, nếu học sinh chọn ngành nghề không đúng năng lực, tính cách, tố chất
mình có phù hợp với nghề hay không sẽ là một thất bại. Theo TS Hà, trong nhiều lần đi tư
vấn hướng nghiệp, ông nhận thấy nhiều học sinh chọn ngành nghề khá cảm tính, đặc biệt
là học sinh vùng nông thôn. Ông Hà cho rằng, không ít người lựa chọn ngành nghề chỉ
đuổi theo bề nổi của nghề đó mà không tìm hiểu sâu về khó khăn, mặt trái của nghề.
 Phần lý thuyết:
Để làm rõ hơn các yếu tố thực tế ảnh hưởng đến tình trạng định hướng nghề nghiệp
của sinh viên thì chúng ta phải dựa vào bài nghiên cứu đã được nhận định từ trước. Có hai
bài nghiên cứu của nhóm tác giả Lê Thị Mỹ Linh, Khúc Văn Qúy (2020) và nhóm tác giả
Trần Văn Qúi, Cao Hào Thi (2009)
 Nghiên cứu của Lê Thị Mỹ Linh, Khúc Văn Qúy (2020)
Năm 2020 nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định chọn trường đại học của học sinh THPT tại Việt Nam: Bằng chứng khảo sát năm
2020”. Nghiên cứu nhằm xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong
việc đưa ra quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT. Phương pháp phỏng vấn
trực tuyến (online) kết hợp với bảng hỏi được sử dụng để thu thập dữ liệu từ 200 sinh viên
năm nhất của các Trường Đại học ở Hà Nội và ngoài khu vực Hà Nội, trong thời gian
tháng 2 và tháng 3 năm 2020. Phương pháp phân tích khám phá nhân tố và phương pháp
hồi quy tuyến tính được ứng dụng để phân tích số liệu. Kết quả cho thấy sinh viên khá hài
lòng và khá chắc chắn với quyết định lựa chọn trường đại học của mình, trong khi đó có 4
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc quyết định chọn trường đại học. Các yếu tố có độ
lớn giảm dần theo thứ tự là (1) yếu tố thông tin, quảng cáo, (2) yếu tố thương hiệu và việc
làm, (3) yếu tố bản thân học sinh, và (4) yếu tố học phí và cơ sở vật chất. Từ kết quả
nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các bạn học sinh tìm được
trường phù hợp và hỗ trợ các trường đại học cải thiện sự hiệu quả của công tác tuyển sinh
trong thời gian đến.
Hạn chế của nghiên cứu: Mặc dù nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế do dung mẫu

97
điều tra khiêm tốn, đối tượng nghiên cứu mới dừng lại ở các bạn sinh viên năm thứ nhất,
tuy nhiên nghiên cứu đã xây dựng được mô hình lựa chọn đại học của học sinh trung học
phổ thông ở Việt Nam.

Thông tin và
quảng cáo

Yếu tố bản Ý kiến tham


thân khảo

5 NHÂN TỐ ẢNH
Học phí và cơ HƯỞNG ĐẾN Thương hiệu
sở vật chất QUYẾT ĐỊNH và việc làm
CHỌN TRƯỜNG

Hình 1: Nghiên cứu của Lê Thị Mỹ Linh, Khúc Văn Qúy (2020)
 Nghiên cứu của Trần Văn Qúi, Cao Hào Thi (2009)
Năm 2009 nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định chọn trường đại học của học sinh phổ thông trung học”. Thực tế đã ghi nhận có không
ít học sinh cuối cấp 3 ở Việt Nam chưa xác định rõ ngành học và trường mình sẽ dự thi.
Theo kết quả khảo sát của Báo Người Lao Động trên 60% học sinh thừa nhận rằng mình
không được hướng nghiệp khi chọn ngành nghề đăng ký tuyến sinh đại học [1]. Vì vậy,
mục tiêu của nghiên cứu là xác định, đánh giá tác động của các yếu tố then chốt ảnh hưởng
đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông (THPT). Kết quả
phân tích 227 bảng trả lời của học sinh lớp 12 năm học 2008- 2009 của 5 trường THPT tại
Quảng Ngãi phản ánh cho thấy 5 yếu tố bao gồm yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai; yếu
tố đặc điểm cố định của trường đại học; yếu tố về bản thân cá nhân học sinh; yếu tố về cá
nhân có ảnh hưởng đến quyết định của học sinh và yếu tố về thông tin có sẵn ảnh hưởng
đến quyết định chọn trường đại học. Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã khẳng định mối
quan hệ giữa 5 yếu tố trên với quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT với các
giả thuyết được ủng hộ ở mức ý nghĩa 5%. Từ kết quả nghiên cứu này, đề xuất một số kiến
nghị nhằm giúp đỡ gia đình, nhà trường và các tổ chức giáo dục có biện pháp thiết thực

98
nhằm định hướng có phương pháp và tạo điều kiện tốt nhất cho các học sinh THPT lựa
chọn trường một cách tốt nhất có thể.
Hạn chế của nghiên cứu: Hạn chế thuộc về mẫu nghiên cứu được chọn theo phương
pháp thuận tiện, dữ liệu thu thập được có thể bị ảnh hưởng một phần bởi mẫu chưa mang ý
nghĩa tổng quát cao khi chỉ thực hiện tại 5 trường THPT tại Quảng Ngãi. Mô hình chỉ mới
giải thích được vấn đề nghiên cứu ở mức độ 21.5% khi nhân rộng ra tổng thể. Nguyên nhân
có thể do kích thước mẫu còn nhỏ so với quy mô nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu còn
hẹp do chỉ lấy mẫu ở khu vực tỉnh Quảng Ngãi và nhiều yếu tố chưa được đưa vào khảo sát
trong nghiên cứu này. Việc triển khai nghiên cứu với mẫu tổng quát hơn là hướng mở ra
cho các nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực nghiên cứu giáo dục.

Bản thân cá
nhân học sinh

Cá nhân có
Thông tin có
ảnh hưởng đến
sẵn về trường
quyết định của
đại học
học sinh

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG


Cơ hội việc Đặc điểm cố
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
làm trong định của
CHỌN TRƯỜNG ĐẠI
tương lai trường đại học
HỌC CỦA SINH VIÊN

Hình 2: Nghiên cứu của Trần Văn Qúi, Cao Hào Thi (2009)
Nguồn thông tin:
1. AUM Việt Nam (2016), Chọn ngành nào khi tốt nghiệp THPT?, http://aum.edu.vn/tin-
tuc/chon-nganh-nao-khi-tot-nghiep-thpt.html, truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2020
2. Mỹ Quyên, Cãi cha mẹ trong việc chọn ngành, nên hay không?,
https://thanhnien.vn/giao-duc/cai-cha-me-trong-viec-chon-nganh-nen-hay-khong-
945925.html, truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2020
4. Vũ Trịnh (2020), Chuyên gia chia sẻ cách chọn đúng ngành nghề học phù hợp với bản
thân, tránh mất cả chì lẫn chài, https://kenh14.vn/chuyen-gia-chia-se-cach-chon-dung-
nganh-nghe-hoc-phu-hop-voi-ban-than-tranh-mat-ca-chi-lan-chai-

99
20200514220927198.chn, truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2020
3. Lê Thị Mỹ Linh, Khúc Văn Qúy (2020), Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
trường đại học của học sinh THPT tại Việt Nam: Bằng chứng khảo sát năm 2020,
https://philarchive.org/archive/LINCYT, truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2020
4. Trần Văn Qúi, Cao Hào Thi (2009), Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường
đại học của học sinh phổ thông trung học, https://khotrithucso.com/doc/p/cac-yeu-to-anh-
huong-den-quyet-dinh-chon-truong-dai-hoc-cua-214717, truy cập ngày 26 tháng 12 năm
2020

100
[4P-1] Khảo sát những giải pháp hiện có cho vấn đề

Lớp: 18DQTA2 Tên thành viên: Lê Thị Hồng Thuy Số thứ tự nhóm: 17

Đề tài nhóm tạm Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh viên
thời Việt Nam
Tên các giải pháp điều tra được
・ Giải pháp 1: Bản thân
・ Giải pháp 2: Gia đình
・ Giải pháp 3: Bạn bè
・ Giải pháp 4: Nhà trường
・ Giải pháp 5: Hoạt động hướng nghiệp
・ Giải pháp 6: Truyền thông
・ Giải pháp 7: Xu hướng phát triển kinh tế - xã hội
Minh họa:
Chọn trường, chọn ngành sai là vấn đề nan giải mà nhiêu sinh viên gặp phải trước ngã
rẽ đầu tiên trong cuộc đời. Nhiều sinh viên dù đang theo học tại một trường đại học, cao
đẳng vẫn có cảm giác không hài lòng, hối hận vì quyết định, lựa chọn có phần chưa chuẩn
xác của mình. Để tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến thực trạng định hướng nghề nghiệp
chưa rõ ràng của sinh viên Việt Nam hiện nay, chúng ta cần tìm hiểu hai phần bao gồm thực
tế và lý thuyết.
 Thực tế:
Từ kết quả đã được thống kê từ nhiều nguồn thông tin khác nhau đã cho thấy được có
hai nguyên nhân chính ảnh đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên Việt Nam.
 Gia đình:
Một nghiên cứu xã hội học đã chỉ ra rằng, cha mẹ có xu hướng định hướng cho con đi
theo nghề nghiệp của mình. Qua khảo sát 120 hộ gia đình, số cha mẹ làm kỹ sư muốn con
tiếp tục làm kỹ sư chiếm 30%, kết quả tương tự với các nghề sư phạm, bộ đội, công an. Hầu
hết cha mẹ đều muốn con có một công việc thu nhập đủ sống ổn định, có vị trí trong xã hội.
Bạn Lê Nguyễn Huyền My (học sinh trường THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa) chia sẻ:
“Mình muốn chọn ngành liên quan đến Quản trị nhà hàng – khách sạn, nhưng bố mẹ mình
thì phản đối gay gắt khi mình chọn ngành này và có cái nhìn 'tiêu cực' với nó. Bố mẹ ép
mình phải theo ngành Kinh tế, Công nghệ thông tin hoặc Ngân hàng, vì cả dòng họ mình
không ai theo ngành Quản trị nhà hàng – khách sạn. Trong khi, mình học ban xã hội (Ban C

101
- Văn, Sử, Địa), mình biết bản thân mình yếu kém các môn tự nhiên khối A, B và không có
năng lực ở lĩnh vực mà cha mẹ mong muốn. Mặc dù mình đã thuyết phục, học ngành này
sau khi có bằng đại học, trau dồi thêm kiến thức về ngoại ngữ, thì có thể xin việc dễ dàng,
nhưng cha mẹ vẫn kiên quyết, bảo thủ với suy nghĩ tiêu cực đó, đánh đồng ngành Nhà hàng
– khách sạn gắn với nhậu nhẹt và bia ôm. Mình cảm thấy bất lực và chán nản trước quyết
định đó của cha mẹ, nhưng lại không thể làm gì khác ngoài việc nghe theo". Chia sẻ về câu
chuyện chọn nghề cho con, chị Nguyễn Thị Hằng (phụ huynh em Huyền My) cho biết:
“Mình là người đi trước, bằng quá trình quan sát, mình hiểu con phù hợp với ngành nghề
nào, cũng bởi vì truyền thống của gia đình nên mình muốn con theo ngành mà mình chọn,
sau này ra trường lại không lo thất nghiệp. Mình không để con chọn theo nghề mà con thích
ở thời điểm hiện tại, bởi không thể chắc rằng, theo học 1 – 2 năm, con còn thích ngành đó
nữa hay không. Nếu con không thích thì sẽ lãng phí rất nhiều thời gian và tiền bạc. Có lẽ
mình hơi bảo thủ trong việc muốn con theo nghề nghiệp của gia đình, nhưng mình nghĩ, đó
là sự lựa chọn tốt nhất cho con”.
 Bản thân
“Có không ít thí sinh tìm đến tổ tư vấn tuyển sinh của chúng em để hỏi về cách lựa
chọn ngành nghề. Có những bạn cho biết, lần đăng ký dự thi này vẫn phải nộp tới 5-6 hồ sơ
để tính đến hạn chót mới quyết định chọn thi vào trường nào” - Trần Tình, thành viên tổ tư
vấn tuyển sinh, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội phản ánh thực tế từ đợt tư vấn gần
đây nhất cho học sinh THPT của Hà Nội. Theo kết quả khảo sát mới đây của Trung tâm Hỗ
trợ và Tư vấn tâm lý, với đối tượng là sinh viên năm thứ nhất tại một số trường đại học thì
có đến 65,4% sinh viên được hỏi chưa hiểu hết về mục đích, ý nghĩa của ngành học mình
lựa chọn. Đáng quan tâm là hơn một nửa số sinh viên này hoàn toàn “mù” thông tin về công
việc tương lai sau khi tốt nghiệp ngành mình đang học. Không những thế, phần lớn sinh viên
được hỏi đều đưa ra một thực tế đáng cảnh báo vào học rồi mới biết mình không hợp. Đây
cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới con số báo động về mức độ thoả mãn
với nghề đã chọn, khi có đến 75,6% sinh viên cho biết họ ít thoả mãn với sự lựa chọn của
mình. Thậm chí có tới 32,4% sinh viên muốn được thi lại vào năm sau... Một thực tế mà
chuyên gia tư hướng nghiệp TS. Phạm Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn tâm
lý nêu ra là: “Khá nhiều học sinh đến năm lớp 12 cũng chưa tìm hiểu và quyết định lĩnh vực
nghề nghiệp nào mà mình sẽ theo đuổi. Những học sinh này khá thụ động và chỉ biết lao vào
ôn luyện với mục đích vượt qua các kỳ thi chứ không tập trung tìm hiểu những ngành nghề
nào phù hợp với mình.”

102
 Lý thuyết
Để hiểu rõ thêm những nguyên nhân trên và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng định
hướng nghề nghiệp của sinh viên thì chúng ta phải dựa vào bài nghiên cứu đã được nhận
định từ trước. Có hai bài nghiên cứu của nhóm tác giả Lê Thị Hồng Gái, Trần Thị Cẩm Vân
(2020) và nhóm tác giả Nguyễn Thị Ánh Hoa, Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2019)
 Nghiên cứu của Lê Thị Hồng Gái, Trần Thị Cẩm Vân (2020)
Năm 2020 nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu về “Ý thức chọn nghề của học sinh
trung học phổ thông ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk”. Ý thức chọn nghề của học
sinh Trung học phổ thông là biểu hiện sâu sắc nhất, tập trung nhất những dự định, suy nghĩ,
những nhu cầu, hứng thú và nguyện vọng nghề nghiệp của học sinh. Các yếu tố này có quan
hệ chặt chẽ tạo thành động cơ mạnh mẽ thúc đẩy cá nhân mỗi học sinh đi đến quyết định lựa
chọn nghề nghiệp nhằm hiện thực hóa lý tưởng nghề nghiệp đã được hình thành trong suy
nghĩ của của họ. Dựa trên phương pháp nghiên cứu định lượng, bài viết trình bày ý thức
chọn nghề của học sinh Trung học phổ thông ở thành phố Buôn Ma Thuột qua các khía cạnh
cụ thể như: thời điểm xuất hiện nhu cầu nghề nghiệp, quá trình chuẩn bị, hứng thú và những
dự định nghề nghiệp… qua đó cũng phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến ý thức chọn nghề
của họ.
Hạn chế: Mặc dù đã cố gắng nhiều nhưng đề tài vẫn còn nhiều hạn chế, số mẫu điều
tra còn ít chưa mang tính khái quát, do kích thước mẫu còn nhỏ so với quy mô nghiên cứu
và phạm vi nghiên cứu còn hẹp.

103
Hình 1: Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ánh Hoa, Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2019)
 Nghiên cứu Nguyễn Thị Kim Nhung, Lương Thị Thành Vinh (2018)
Năm 2018 nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu về “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng
đến định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông tại Nghệ An”. Kết quả phân
tích tại 9 trường THPT tỉnh Nghệ An cho thấy 7 yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề
nghiệp của học sinh THPT tỉnh này. Những yếu tố này bao gồm chính hướng đi của học
sinh; định hướng của gia đình; các xu hướng phát triển kinh tế - xã hội; hướng dẫn nghiệp
vụ tại các trường đại học và dạy nghề; lựa chọn của bạn bè và truyền thông. Trong những
yếu tố này, định hướng từ gia đình và bản thân học sinh là quan trọng nhất. Trên cơ sở phân
tích các yếu tố đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng cho học sinh THPT
trong quá trình chọn nghề.
Hạn chế: Do hạn chế về thông tin, không gian và thời gian thực hiện nên nghiên cứu
chỉ có thể nhận diện và tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố có ảnh hưởng đến định hướng
nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông.

104
Hình 2: Nghiên cứu Nguyễn Thị Kim Nhung, Lương Thị Thành Vinh (2018)
Kết luận: Từ những thông tin được tìm hiểu từ phần thực tế và phần lý thuyết có thể
đưa ra các giải pháp cho đề tài nghiên cứu của nhóm. Qua khảo sát thực tế và bài nghiên
cứu của các chuyên gia, chúng ta thấy được giải pháp cá nhân và giải pháp gia đình là hai
giải pháp quan trọng nhất, ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của
sinh viên hiện nay.

105
Nguồn thông tin:
1) Cẩm Tú (2020), Hướng nghiệp cho con: Sự cần thiết và những sai lầm của cha mẹ,
Duyên dáng Việt Nam, https://duyendangvietnam.net.vn/huong-nghiep-cho-con-su-
can-thiet-va-nhung-sai-lam-cua-cha-me-ky-1.html, truy cập ngày 29/12/2020
2) Trịnh Hoài (2020), Hướng nghiệp cùng con (1): Cha mẹ hãy là bạn đồng hành –
đừng là nguồn áp lực, An ninh thủ đô, https://anninhthudo.vn/huong-nghiep-cung-
con-1-cha-me-hay-la-ban-dong-hanh-dung-la-nguon-ap-luc-post435503.antd, truy
cập ngày 29/12/2020
3) Vinh Mai (2013), 80% sinh viên không hài lòng với nghề nghiệp của mình, Kênh
tuyển sinh, https://kenhtuyensinh.vn/gan-80-sinh-vien-khong-hai-long-voi-nghe-
nghiep-cua-minh, truy cập ngày 29/12/2020
4) Lê Thị Hồng Gái, Trần Thị Cẩm Vân (2020), Ý thức chọn nghề của học sinh trung
học phổ thông ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Tạp chí khoa học,
http://hnmu.edu.vn/upload/user/tin-bai/tap-chi/tckh-so-37-khxh_ban-chot-in-ngay-
8-5-2020-web.pdf#page=86, truy cập ngày 26/12/2020
5) Nguyễn Thị Kim Nhung – Lương Thị Thành Vinh (2018), Đánh giá yếu tố ảnh
hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông tại Nghệ An,
Tạp chí giáo dục, https://d1wqtxts1xzle7.cloudfront.net/58839176/06nguyen-thi-
kim-nhung-luong-thi-thanh-vinh.pdf?1554811742=&response-content-
disposition=inline%3B+filename%3DDANH_GIA_CAC_YU_T_NH_HNG_DN_
DNH_H.pdf&Expires=1608979051&Signature=MMhvoH~mEFgkBgOYThLFnNr
VWgSgnxhX2yVMM6KkKV6C6H0P5EUWGpVNNe7bwmkdJdJdKYJOv8zMBj
ERHi0kDjzU97D9fqrIZltjlz8MXBmI7jGfALcENcBMkPVZAbspoZ7v9svMOal9c
GtAx0NiI6tkekADYg3QD57r0ZoFMWfAhOlwIV8JgxjaeKkCtIE4DkKkiVNZvP5
DIqh-
fKdvwUNE4VLDKdG9aasihK1nf0JjPbJ1USuszim0vDxb94ZqJLxdD7E8VOyEU
6quJ0Tp4JiQuHJq5Bxd9UpqYaBPDtBvE7LCLB7Nl8SAD~o4dgg9rebYDvRzoL5
7UgDLo8REDg__&Key-Pair-Id=APKAJLOHF5GGSLRBV4ZA, truy cập ngày
30/12/2020

106
[4P-1] Khảo sát những giải pháp hiện có cho vấn đề

Lớp: Lê Thành Trung Tên thành viên: 18DQTA1 Số thứ tự nhóm: 17

Đề tài nhóm tạm Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh viên Việt
thời Nam
Tên các giải pháp điều tra được

・ Giải pháp 1: Định hướng của bản thân

・ Giải pháp 2: Gia đình

・ Giải pháp 3: Nhà Trường

・ Giải pháp 4: Giáo Viên

・ Giải pháp 5: Mức độ đa dạng của ngành đào tạo

・ Giải pháp 6: Cơ hội việc làm sau khi ra trường

・ Giải pháp 7: Xu hướng phát triển kinh tế - xã hội

Mô Tả
Để làm rõ hơn về các nguyên nhân ảnh hưởng tới sinh viên Việt Nam định hướng
nghề chưa thật sự rõ ràng, cần phải tìm hiểu về phần thực tế và phần lý thuyết.
 Phần thực tế:
Theo kết qua từ nhiều nguồn tin khác nhau cho thấy được 2 giải pháp nhầm nâng
cao việc định hướng nghề nghiệp của sinh viên hiện nay.
 Giáo Viên:
Theo những thông tin được tìm hiểu trên các bài báo về vai trò của giáo viên trong
giáo dục hiện nay các trường trên toàn quốc đã áp dụng việc giáo viên vừa giảng dậy cho
học sinh kiến thức và kèm theo tư vấn cho học sinh về những ngành học và sự lựa chọn
cho các ngành học khác nhau. Theo tác giả Trần Thị Phương Thanh là tác giả của bài
báo viết về vai trò của giáo viên trong đổi mới giáo duc trên trang Trường cao đẳng sư
phạm Điện biên cho rằng. Giáo viên cung cấp các kiến thức cần thiết, thông tin mới cho
học sinh. Mỗi giáo viên đóng vai trò là một tuyên truyền viên,lòng ghép tư vấn, định
hướng nghề và giải đáp thắc mắc cho học sinh. Giáo viên có vai trò rất quan trọng với
mỗi học sinh để chuẩn bị hành trang cho sau này. Việc vừa giảng dậy vừa tư vấn giúp
các em học sinh nắm vững nhứ yêu cầu cần thiết của ngành học mà bản thân sinh viên

107
đang hướng tới. Trong quá trình tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh, một trong những
tiêu chí đầu tiên là giúp học sinh chọn ngành nghề theo đúng sở thích và phù hợp nhu
cầu xã hội. như vậy các bạn học sinh mới đủ đam mê để chọn ngành nghề ấy. Nên giáo
viên có vai trò quan trọng trong viêc học và việc chọn ngành nghề của học sinh trong
tương lai.
 Gia Đình:
Theo nhiều thông tin được tìm hiểu trên các bài báo về sự ảnh hưởng truyền thống
của gia đình đến việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh. Theo khảo sát trên 240 là học
sinh và 240 phụ huynh HS lớp 12 của 4 trường: Trường THPT Dương Tự Minh, Trường
THPT Thái Nguyên, Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Trường THPT Ngô Quyền
thành phố Thái Nguyên. Trong đó 60 học sinh của gia đình có truyền thống làm nông
nghiệp, 60 học sinh của gia đình có truyền thống nghề thủ công mỹ nghệ, 60 học sinh
của gia đình có truyền thống nghề binh nghiệp, 60 học sinh của gia đình có truyền thống
làm nghề dạy học. Hiện nay, trong thời kì hội nhập, kinh tế phát triển vượt bậc với nhiều
ngành nghề mới xuất hiện, nhu cầu việc làm của xã hội đang thay đổi dựa trên sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, khá nhiều học sinh đang lúng túng không biết lựa chọn ngành nghề
gì cho phù hợp. Tại các trường học, nhiều chương trình tư vấn nghề nghiệp được tổ chức
để giúp cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp. Nhưng hầu hết, các chương trình này chỉ
dừng lại ở việc chọn ngành học, trường học. Vì vậy, việc định hướng nghề nghiệp cho
học sinh sao cho phù hợp với khả năng và nhu cầu của xã hội, đó là vấn đề mà toàn xã
hội và các bậc phụ huynh cần phải suy nghĩ và quan tâm. Học sinh lớp 12 là lứa tuổi
thanh xuân, đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa trẻ em và người lớn, đƣợc đặc trưng bởi
“ngưỡng cửa” của tuổi trưởng thành về thể chất, xúc cảm và phát triển xã hội. Một trong
những nét đặc thù của học sinh THPT là các em phải lựa chọn ngành học sau khi tốt
nghiệp THPT. Sự lựa chọn này chịu sự chi phối của nhiều yếu tố trong đó có truyền
thống gia đình.
 Phần lý thuyết
Để làm rõ các yếu tố thực tế ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề nghiệp của sinh
viên hiện nay chúng ta phải dựa vào bài nghiên cứu đã được nhận định từ trước. Có 2 bài
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phương Toàn (2011) và của tác giả Trần Thị Phụng Hà
(2014).
 Nghiên cứu của Nguyễn Phương Toàn (2011)
Năm 2011 Tác giả đã thực hiện nghiên cứu về Khảo sát các yếu tố tác động đến việc

108
chọn trường của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Xây dựng cơ sở lý
luận cho đề tài nghiên cứu và tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan. Các kết
quả nghiên cứu trong phần tổng quan cho thấy giáo dục hướng nghiệp là một hệ thống
trong đó xu hướng chọn trường, chọn nghề của HS là một thành tố quan trọng, nó có mối
quan hệ tác động với nhiều thành tố khác nhau. Mô hình nghiên cứu giải thích được
27,6% cho tổng thể về mối liên hệ của 5 yếu tố trên với biến lựa chọn trường đại học của
học sinh. Điều đó có nghĩa là khi trường đại học có cơ cấu ngành đào tạo đa dạng, hấp
dẫn; đặc điểm của trường đại học càng tốt; cơ hội việc làm sau khi ra trường càng cao,
trường đại học càng nỗ lực trong tư vấn tuyển sinh và chú trọng xây dựng danh tiếng
thương hiệu càng tốt học càng thu hút được đông đảo học sinh dự thi vào trường.
Hạn chế của bài nghiên cứu: Hạn chế thuộc về mẫu nghiên cứu, do 8 trường THPT
được chọn theo phương pháp thuận tiện, dữ liệu thu thập được có thể bị ảnh hưởng một
phần bởi mẫu chưa mang ý nghĩa tổng quát cao khi chỉ thực hiện tại 8/34 trường THPT
tại tỉnh Tiền Giang. Mô hình chỉ mới giải thích được vấn đề nghiên cứu ở mức độ 27,6%
khi nhân rộng ra tổng thể. Nguyên nhân có thể do kích thước mẫu còn nhỏ so với quy mô
nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu còn hẹp do chỉ lấy mẫu ở khu vực tỉnh Tiền Giang và
nhiều yếu tố chưa được đưa vào khảo sát trong nghiên cứu này. Thang đo cần được tiếp
tục được hoàn thiện và triển khai nghiên cứu với mẫu tổng quát hơn để tìm ra các yếu tố
tiềm ẩn khác có thể tác động đến quyết định chọn trường của học sinh là hướng mở ra
cho các nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực nghiên cứu giáo dục.

Mức độ đa dạng và hấp dẫn của


ngành đào tạo

Đặc điểm của trường học


5 nhân tố ảnh
hưởng đến quyết
định chọn trường
Khả năng đáp ứng sự mong đợi của học sinh
sau khi ra trường THPT

Những nổ lực giao tiếp của


trường đại học

Danh tiếng của trường đại học

109
Hình 1: Nghiên cứu của Nguyễn Phương Toàn (2011)

Năm 2014 tác giả đã thực hiện nghiên cứu về vấn đề Định hướng giá trị nghề nghiệp
của sinh viên đại học Cần Thơ. Vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên là vấn
đề nan giải và ảnh hưởng đến tâm lý sinh viên ngay khi còn ngồi ghế nhà trường. Đề tài
nghiên cứu quan niệm của sinh viên về vấn đề việc làm và định hướng nghề nghiệp của
họ trong tương lai. Kết quả từ phỏng vấn bằng bảng hỏi 170 sinh viên của 5 Khoa thuộc
Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với phỏng vấn sâu cho thấy sinh viên rất lo lắng cho
tương lai trước viễn cảnh thất nghiệp và phần đông sinh viên đã tự vạch cho mình chiến
lược rèn luyện thái độ và kỹ năng nghề nghiệp bằng nhiều biện pháp khác nhau. Kết quả
cho thấy sinh viên khác nhau về giới tính, ngành học, năm học, quê quán và hoàn cảnh
xuất thân có định hướng nhận thức, thái độ và kỹ năng nghề nghiệp khác nhau. Nhìn
chung, sinh viên có nhận thức đúng đắn về giá trị nghề nghiệp và có ý thức trong việc tự
rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng nghề cần thiết để phù hợp với yêu
cầu của nhà tuyển dụng. Trước tình hình tìm kiếm việc làm khó khăn, đề tài nghiên cứu
tìm hiểu định hướng của sinh viên về giá trị nghề nghiệp và từ đó đề xuất một số giải
pháp tham khảo.
Hạn chế của bài nghiên cứu: Chưa cho thấy được tính cụ thể của mẫu nguyên cứu ở các
sinh viên đại học Cần Thơ, chưa chọn phương pháp thuận tiện, dữ liệu thu nhập có thể bị
ảnh hưởng bởi những mẫu khảo sát chưa mang tính tổng quát. Nguyên nhân do phạm vi
nghiên cứu còn hẹp nhiều yếu tố chưa đưa được vào bài nghiên cứu.

Gia đình

Nhà trường Nhân tố


ảnh hưởng
đến định
Xã hội hướng nghề
nghiệp của
sinh viên
Bản thân sinh viên

Xu hướng phát triển


kinh tế - xã hội
Hình 2: Nghiên cứu của Trần Thị Phụng Hà (2014)

110
Kết Luận: Hai bài nghiên cứu cho thấy được những giải pháp làm ảnh hưởng tới định
hướng nghề nghiệp của sinh viên, do bản thân sinh viên định hướng nghề nghiệp của minh
theo đuổi đam mê của bản thân, do gia đình định hướng cho sinh viên theo nghề nghiệp mà
gia đình chọn, do cơ hội trúng tuyển vô ngành mình thích có tỉ lệ cao hoặc thấp và cơ hội
việc làm trong tương lai sẽ cao hoặc thấp. Sự ảnh hưởng này đã làm các bạn sinh viên bỡ
ngỡ trước quyết định của mình nên bản thân sinh viên, gia đình, nhà trường cần có cách
nhìn mới về vấn đề việc làm của sinh viên sau khi sinh viên tốt nghiệp.

Nguồn thông tin:


1.Trần Thị Phương Thanh (2019), Vai trò của nền giáo dục, cao đẳng sư phạm điện biên,
http://cdspdienbien.edu.vn/vai-tro-cua-giao-vien-trong-doi-moi-giao-duc/, Truy cập vào
ngày 26/12/2020
2. Admin (2016), Ảnh hưởng truyền thống gia đình đến lựa chọn nghề của học sinh, báo cao
thực tập nhân sự, https://baocaothuctapnhansu.com/anh-huong-truyen-thong-gia-dinh-den-
lua-chon-nghe-cua-hoc-sinh/ Truy cập ngày 26/12/2020
3: Nguyễn Phương Toàn (2011), Khảo sát các yếu tố tác động đến việc chọn trường của học
sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, trên trang text.12doc.net,
https://text.123doc.net/document/3744458-khao-sat-cac-yeu-to-tac-dong-den-viec-chon-
truong-cua-hoc-sinh-lop-12-trung-hoc-pho-thong-tren-dia-ban-tinh-tien-giang.htm, Truy
cập ngày 25/12/2020
4: Trần Thị Phụng Hà (2014), Định hướng nghề nghiệp của sinh viên đại hoc Cần Thơ, trên
sj.ctu.edu.vn, sj.ctu.edu.vn Truy cập ngày 26/12/2020

111
[4P-1] Khảo sát những giải pháp hiện có cho vấn đề

Lớp: 18DQTA1 Tên thành viên: Lê Công Hậu Số thứ tự nhóm: 17

Đề tài nhóm tạm thời Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh viên
Việt Nam
Tên các giải pháp điều tra được
・ Giải pháp 1: Yếu tố về cơ hội việc làm trong tương lai
・ Giải pháp 2: Tương thích với đặc điểm cá nhân
・ Giải pháp 3: Cơ hội về trúng tuyển
・ Giải pháp 4: Đặc điểm trường học
・ Giải pháp 5: Danh tiếng của trường học
・ Giải pháp 6: Truyền thông
・ Giải pháp 7: Sự hấp dẫn của ngành
Hiện nay cả nước có khoảng 215 trường cao đẳng và 204 trường đại học. Số lượng học
sinh thi vào các trường đại học và cao đẳng hàng năm rất đông. Theo thống kê gần đây,
hơn 1 triệu người mỗi năm, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh chỉ khoảng phân nửa số đó (Số
liệu thống kê của Bộ Giáo dục & Đào tạo, tính đến giai đoạn 2011 - 2014). Điều này càng
tạo thêm nhiều áp lực nặng nề cho các bạn học sinh năm cuối cấp 3.
Thực chất, không phải những thế hệ đó không có ước mơ, mà là những ước mơ của các
bạn trẻ ấy vì một lý do “bất khả kháng” nên không thể thực hiện được như là: gia đình
không có điều kiện tài chính để theo học, ngành nghề ấy tại giai đoạn đó chưa phát triển
mạnh, ngành nghề đó không ai học theo học nhiều, hay công tác hướng nghiệp cho học
sinh lớp 12 chưa phát huy hết hiệu quả… và đặc biệt đến từ nguyên nhân của sự định
hướng sai lệch ở các bậc phụ huynh mà các bạn sinh viên ấy phải bắc buộc nghe theo -Báo
THPT Đầm Dơi – Cà Mau
Ngoài ra, bước qua kỳ 2 của năm lớp 12 các em phải đổi mặt với rất nhiều kỳ thi quan
trong và bên cạnh đó phải tim câu trả lời cho những câu hỏi như: nên theo học ngành gì
hay nghề nào? Sau này mình sẽ làm gì?Những câu hỏi này luôn là các bài toán thật sự nan
giải lấy đi không ít thời gian công sức để tìm đáp án từ năm này qua năm khác. Đó không
chỉ là cơn đau đầu với các bạn học sinh mà còn là nỗi lo của các bậc phụ huynh. Tránh
tình trạng trên bản thân các em ngay từ những năm tháng còn ở ghế nhà trường cần trang
bị cho mình những hiểu biết cần thiết :

112
 Xác định rõ các năng lực, tính cách của cá nhân
 Xác định điều kiện gia đình
 Xác định rõ các xu hướng nghề nghiệp trong tương lai
 Xác định rõ định hướng nghề
Mô hình kết quả của nhóm tác giả Lưu Thị Tâm, Châu Sôryaly,Chau Khon về “ Các yếu
tốt tác động đến quyết định chọn trường Đại học của học sinh 12 tại thành phố Long
Xuyên, An Giang.

Yếu tố về cơ hội việc làm trong tương lai và


yếu tố tương thích với đặc điểm cá nhân

Yếu tố về sự định hướng của các cá nhân có


Quyet
ảnh hưởng
dinh
chon
truong
hoc
Yếu tố về cơ hội trúng tuyển

Yếu tố đặc điểm trường đại học

 Tóm tắt : Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định và đánh giá mức độ tác động của
các yếu tố then chốt đến quyết định chọn trường đại học của 330 học sinh lớp 12 tại các
trường phổ thông trung học tại địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Dữ liệu
được thu thập từ bảng hỏi phỏng vấn định lượng. Kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy
rằng mô hình nghiên cứu giải thích được 48.8% cho tổng thể về mối liên hệ tồn tại giữa
các yếu tố - cơ hội việc làm trong tương lai và tương thích với đặc điểm cá nhân, sự định
hướng của các cá nhân có ảnh hưởng, cơ hội trúng tuyển, đặc điểm cá nhân của học sinh
và đặc điểm trường đại học - ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học. Trong các
yếu tố được nghiên cứu thì yếu tố tác động mạnh nhất đến việc chọn trường đại học là yếu
tố cơ hội việc làm trong tương lai và tương thích với đặc điểm cá nhân, kế đến là yếu tố cơ
hội trúng tuyển và cuối cùng là yếu tố cá nhân học sinh. Thêm vào đó, kết quả phân tích

113
độc lập cho thấy rằng có sự khác biệt trong việc quyết định chọn trường của học sinh nữ
và học sinh nam
 Mục đích nghiên cứu : việc chọn ngành và trường đại học là rất quan trọng, vì nó là một
trong những yếu tố quyết định tương lai của một người. Việc thực hiện nghiên cứu này là
rất cần thiết, nhằm góp phần tìm ra giải pháp giúp cho các bạn học sinh lớp 12 có thêm kỹ
năng trong việc chọn trường, đồng thời công tác tư vấn tuyển sinh cho học sinh phổ thông
trung học (THPT) đạt hiệu quả hơn. Han chế mô hình là còn hạn chế về số lượng khảo sát
và dịa phương được khảo sát. Tính trung thực vẫn chưa được cao
Dựa vào một bài nghiên cứu“Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của tân sinh
viên quản trị kinh doanh”, của TS. Lê Quang Hùng, TS. Kiều Xuân Hùng, PGS., TS.
Nguyễn Phú Tụ, ThS. Diệp Thị Phương Thảo, ThS. Nguyễn Lưu Thanh Tân, ThS. Lê Thị
Bích Diệp, ThS. Mạnh Ngọc Hùng - Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh.

Mô hình kết quả nghiên cứu của nhóm giảng viên HUTECH khoa quản trị
kinh doanh về “ Nhân tố ảnh hưởn đến quyết định chọn trường của tân sinh viên
quản trị kinh doanh”

Uy tín nhà
trường

Chọn
Sự hấp dẫn của trường
ngành học

Truyền thông

Tóm tắt :
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
chọn trường của tân sinh viên ngành Quản trị kinh doanh khối trường đại học ngoài công
lập tại TP. Hồ Chí Minh. Dữ liệu được thu thập từ 500 ý kiến của tân sinh viên ngành
Quản trị kinh doanh của các trường đai học: Công nghệ TP. Hồ Chí Minh; Tin học Ngoại

114
ngữ TP. Hồ Chí Minh; Văn Lang; Quốc tế Hồng Bàng và Nguyễn Tất Thành. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, có 6 yếu tố tác động đến quyết định chọn trường của tân sinh viên
ngành Quản trị kinh doanh khối trường đại học ngoài công lập tại TP. Hồ Chí Minh gồm:
Vị trí địa lý, học phí và chính sách, danh tiếng, sự hấp dẫn của ngành học, truyền thông,
đặc điểm cá nhân.
Mục đích:
Hiện nay, đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các trường đại học công lập, đại học
ngoài công lập và các trường liên kết với nước ngoài ở TP. Hồ Chí Minh. Dự báo, sẽ có
một số trường đại học ngoài công lập không tồn tại vì không tuyển được sinh viên. Do đó,
vấn đề cạnh tranh thu hút sinh viên hiện nay mang tính sống còn của các trường đại học
ngoài công lập. Bài viết phân tích nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của tân
sinh viên ngành Quản trị kinh doanh khối trường đại học ngoài công lập tại TP. Hồ Chí
Minh và đưa ra một số kiến nghị để các trường ngày càng thu hút nhiều sinh viên theo
học.Han chế mô hình là chỉ thu thập số liệu mẫu khảo sát ở Tp. Hồ Chí Minh.
Kết luận:
Hai bài nghiên cứu trên cho thấy các bạn sinh viên hiện nay rất quan tâm đến việc
chọn trường đại học. Việc quan tâm nhất dẫn đến quyết định chọn trường học đó là danh
tiếng của trường, sự hấp dẫn ngành học và truyền thông về truyền. Ngoài ra các yếu tố như
ngành nghề tương lai , yếu tố về cơ hội trúng tuyển cũng rất quan trọng và được quan tâm
kỹ lưỡng.
Nguồn thông tin:
1. Tuyền Phạm (2020), Chuyện gì xảy ra khi chọn sai ngành, sai trường?,
https://edu2review.com/news/kien-thuc/chuyen-gi-xay-ra-khi-chon-sai-nganh-sai-
truong-1011.html, truy cập ngày 14/12/2020
2. Lê Thoa (2016), Sinh viên chán học vì chọn sai ngành, https://nld.com.vn/giao-
duc-khoa-hoc/sinh-vien-chan-hoc-vi-chon-sai-nganh-20161013232311239.htm,
truy cập ngày 14/12/2020
3. Hải Minh ( 2020), Hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 như thế nào là đúng?,
http://thpt-damdoi-camau.edu.vn/news/Tin-gia-o-du-c/Huong-nghiep-cho-hoc-
sinh-lop-12-nhu-the-nao-la-dung-811.html;truy cập ngày 29/12/2020

115
4. Hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 – Hướng đến tương lai,
https://ketnoigiaoduc.vn/huong-nghiep-cho-hoc-sinh-lop-12--huong-den-tuong-lai-
n1425.html; truy cập ngày 29/12/2020
5. TS. Lê Quang Hùng, TS. Kiều Xuân Hùng, PGS., TS. Nguyễn Phú Tụ, ThS.Diệp
Phương Thảo, ThS. Nguyễn Lưu Thanh Tân, ThS.Lê Thị Bích Diệp, ThS. Mạnh
Ngọc Hùng- Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh,Nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định chọn trường của tân sinh viên quản trị kinh doanh, http://tapchitaichinh.vn/tai-
chinh-kinh-doanh/nhan-to-anh-huong-den-quyet-dinh-chon-truong-cua-tan-sinh-
vien-quan-tri-kinh-doanh-302681.html;truy cập ngày 30/12/2020

116
[4P-1] Khảo sát những giải pháp hiện có cho vấn đề

Lớp: 18HQTA1 Tên thành viên: Nguyễn Hữu Thọ Số thứ tự nhóm: 17

Đề tài nhóm tạm


Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh viên Việt Nam.
thời

Tên các giải pháp điều tra được


- Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của chính bản thân sinh viên.
- Giải pháp 2: Gia đình có tác động và ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên.
- Giải pháp 3: Thông tin và quảng cáo của trường Đại Học về các ngành học.
- Giải pháp 4: Xây dựng đội ngũ tư vấn nghề nghiệp đủ số lượng và đảm bảo chất lượng tại
các trường Đại Học.
Mô tả:
Để tìm hiểu rõ hơn về các nguyên nhân làm cho sinh viên Việt Nam định hướng nghề nghiệp
chưa rõ ràng, chúng ta cần tìm hiểu hai vấn đề là phần thực tế và phần lý thuyết.
 Phần thực tế:
Từ kết quả đã được thống kê từ nhiều nguồn thông tin khác nhau đã cho thấy được có 3
nguyên nhân chính ảnh đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên Việt Nam.
1. Bản thân sinh viên
Theo con số khảo sát xu hướng chọn nghề nghiệp của 30.648 người tại website của Bộ GD -
ĐT, có đến 57% người trả lời việc chọn nghề là do bản thân tự tìm thông tin và muốn tự quyết
định, chỉ có khoảng 31% là nghe theo lời khuyên của cha mẹ, thầy cô và người khác.
- Một là do sinh viên không có định hướng, nghĩa là không biết mình học để làm gì. Không ít
bạn trẻ khá… “ngây thơ, hồn nhiên” khi cho rằng việc định hướng nghề nghiệp chỉ là bước
phụ, việc có hay không cũng không quan trọng. Điều này xuất phát từ tâm lý chủ quan và do
chưa từng trải qua những khó khăn khi chọn học không đúng ngành nghề.
Thêm vào đó, nhiều em nghĩ rằng, việc chọn ngành chỉ cần dựa vào yếu tố cá nhân, tức bản
thân thích là được. Tuy nhiên, lý thuyết sách vở, cảm tính và thực tế lại khác nhau một trời
một vực. Không ít em do chưa chuẩn bị sẵn sàng và tìm hiểu kĩ lưỡng về chương trình đào tạo
nên đã bị sốc khi bước vào giảng đường đại học, trường nghề với cách dạy hoàn toàn mới...
Hay nói cách khác, sinh viên cho rằng, quan trọng trước tiên là phải vào được một trường Đại
Học/ Cao Đẳng để có tấm bằng đã.
- Hai là định hướng sai lệch, không có lòng phấn đấu vì đam mê mà đơn giản chỉ học để lo

117
toan cuộc sống. Tự chọn ngành học theo xu hướng "hot" của thị trường chứ không thật sự yêu
thích, đam mê với nghề và không đúng với khả năng của mình. Những bạn có điểm cao sẽ
chọn những trường nghe thiệt oách, bản thân cảm thấy tự hào. Những bạn có ít sự lựa chọn
hơn vì điểm thấp thì “chọn đại” trường có điểm chuẩn thấp, miễn có học đại học là được rồi,
không phụ lòng ba mẹ mà cũng đỡ quê với họ hàng, bà con làng xóm…
Hay lãng mạn hơn bạn chọn một trường đại học vì nơi đó có người yêu mình học, người mình
thầm thương trộm nhớ. Tương thân tương ái hơn nữa là đứa bạn chí cốt của bạn rủ rê “Ê mày
tao thấy trường này oách nè, tao với mày học chung đi cho có bạn có bè đỡ lạc long”
2. Tác động của gia đình
- Việc chọn nghề nghiệp sau này chịu sự tác động, chi phối lớn từ các bậc phụ huynh. Với
tâm lý thương con và một phần vì danh danh dự gia đình, các bậc cha mẹ thường khuyên con
cái chọn các ngành có tiếng như: kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, ngân hàng, để cả nhà “nở mày nở
mặt”.
- Là những người đi trước có nhiều kinh nghiệm và cái nhìn sâu sắc về cuộc sống, nhiều ba
mẹ Việt Nam thường bắt ép con đi theo kế hoạch và mong muốn của bản thân. Nếu định
hướng chưa phù hợp, không sớm thì muộn bạn cũng sẽ chuyển sang ngành nghề khác. Việc
không có chính kiến và sự lựa chọn riêng khiến họ sinh/ sinh viên gặp nhiều khó khăn trong
quá trình thuyết phục phụ huynh để bản thân được thực hiện đúng nguyện vọng.
3. Xuất phát từ nhà trường
Phần đông các trường cả bậc phổ thông lẫn Đại Học đều xem nhẹ và không tổ chức các buổi
hướng dẫn nghề nghiệp cho học sinh/ sinh viên. Nếu có thì quy mô còn quá nhỏ bé. Chính vì
quy mô nhỏ nên thực sự chưa tạo ra sự nhận thức và hiểu biết rộng rãi của xã hội, từ đó không
thu hút được nhiều học sinh, không tạo ra những thay đổi đáng kể ở các trường theo định
hướng đào tạo nghề nghiệp. Thực tế cho thấy các trường tham gia POHE (Chương trình giáo
dục Đại học theo định hướng ứng dụng (Profession-Oriented Higher Education) vẫn được
xem như một “thử nghiệm”, hay một dự án mà chưa thực sự trở thành một định hướng chiến
lược lâu dài, cũng như hòa nhập thực sự vào quá trình đào tạo của nhà trường.
 Phần lý thuyết
Như vậy qua các con số đã nghiên cứu từ các phần trước và các nguyên nhân đã liệt kê ở trên,
ta đã thấy nhu cầu cần được định hướng nghiệp cho sinh viên là vô cùng cần thiết, nhu cầu đó
đặt ra cho chúng ta trách nhiệm phải đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề. Các yếu tố ảnh
hưởng đến tình trạng định hướng nghề nghiệp của sinh viên Việt Nam cần được khắc họa rõ
nét hơn qua 2 bài nghiên cứu khoa học đã được nhận định từ trước như dưới đây:

118
1. Tác giả ThS Bùi Hà Phương, Trường Đại Học KHXH&NV Tp. Hồ Chí Minh
Định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Thư viện - Thông tin học, trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh:
Bài viết tổng hợp, phân tích kết quả khảo sát 49 sinh viên năm cuối (34/49: nguyện vọng 1-
chiếm 69,4%; 14/49: nguyện vọng 2 - chiếm 28,6%; 1/49: tuyển thẳng - chiếm 2,0%) của
Trường (với việc khảo sát bằng bảng câu hỏi) nhằm tìm hiểu nhận thức của sinh viên từ khi
vào trường cho đến khi tốt nghiệp ngành học TV - TTH, năm được định hướng nghề nghiệp
của sinh viên, từ đó đề xuất một số giải pháp cho sinh viên về định hướng nghề nghiệp sau
khi ra trường.
Có yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên chuyên ngành TV - TTH,
như: sở thích cá nhân, sự tác động của môi trường bên ngoài, gia đình, bạn bè, thầy cô và các
yếu tố khác. Những kênh thông tin khác nhau cũng phần nào ảnh hưởng đến quyết định chọn
ngành học của sinh viên, bao gồm: các kênh tư vấn tuyển sinh của trường, cẩm nang tuyển
sinh, gia đình, bạn bè, tự tìm hiểu qua Internet. Một điểm nổi bật của các kênh thông tin mà
sinh viên biết đến chính là qua cẩm nang tuyển sinh (49,0%) và tự tìm hiểu qua Internet
(40,8%), trong số 49 sinh viên trả lời, không có sinh viên nào biết đến ngành học qua hoạt
động tư vấn tuyển sinh của trường(0%).

Hình 1: các kênh thông tin ảnh hưởng đến việc chọn ngành của sinh viên.

119
Hình 2: Lý do sinh viên chọn ngành học TV- TTH

Nghiên cứu cho thấy việc lựa chọn một ngành học bất kỳ thường phụ thuộc vào một hay
nhiều yếu tố khác nhau. Sinh viên chuyên ngành TV-TTH được khảo sát cho rằng họ chọn
ngành học này là do ngẫu nhiên (40,8%), chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là sinh viên bị thu hút
bởi tên ngành học hấp dẫn. Còn lý do yêu thích ngành học và điểm chuẩn phù hợp với khả
năng của bản thân lại có tỷ lệ bằng nhau là (12,2%). Ngoài ra, một số ít sinh viên giải thích
chọn ngành học là do gia đình, thầy/cô tư vấn (4,1%) và đôi khi sinh viên cho rằng họ không
còn sự lựa chọn nào khác cũng như chọn ngành học vì không phù hợp với tính cách của bản
thân (2%).
Cũng từ kết quả nghiên cứu, cho thấy có đến gần 1/3 sinh viên trong tổng số 49 sinh viên trả
lời khảo sát đã từng có ý định chuyển sang một ngành học khác. “Cảm thấy không phù hợp”
là lý do mà sinh viên giải thích về ý định chọn ngành. Ngoài ra có 2 sinh viên cho rằng không
thấy có hứng thú với ngành học và 1 sinh viên không thích ngành học này. Số sinh viên còn
lại trong nhóm không giải thích lý do về ý định chuyển ngành của mình.
Như vậy, việc lựa chọn ngành nghề, công việc trước khi chọn ngành học về sau khi tốt nghiệp
của sinh viên chuyên ngành TV-TTH phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau bao gồm: yếu tố
chủ quan (niềm đam mê, yêu thích, năng lực bản thân …) và yếu tố khách quan từ gia đình,
bạn bè, thầy cô, môi trường giáo dục, môi trường xã hội. Điều này càng khẳng định một thực
trạng thực trạng là định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh viên ngành TV-TTH nói
riêng và sinh viên Việt Nam nói chung đang tồn tại.

120
Hạn chế của bài nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu còn ở quy mô nhỏ một phần bởi mẫu chưa
mang ý nghĩa tổng quát cao khi chỉ thực hiện tại 1 ngành TV-TTH của 1 trường Đại Học
Trường Đại Học KHXH&NV Tp. Hồ Chí Minh. Kích thước mẫu có thể còn nhỏ so với quy
mô nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu áp dụng cho sinh viên trong cả nước, nhiều yếu tố chưa
được đưa vào khảo sát trong nghiên cứu này. Cần được thêm các giải pháp nghiên cứu tổng
quát hơn về phía gia đình ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, ít có dịp đến tận nơi để
biết trường Đại Học nào có tư vấn nghề nghiệp ngày nào, dịp nào… cần sử dụng thêm các
phương pháp khác để tìm ra các yếu tố tiềm ẩn khác có thể tác động đến quyết định chọn
trường của sinh viên/ học sinh là hướng mở ra cho các nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực
nghiên cứu giáo dục.
Bài nghiên cứu của nhóm tác giả TS Mai Thị Bích Ngọc và Ths Thang Văn Minh (2019), tạp
chí khoa học TDTT Số 6/2019:
Năm 2019 Tác giả đã thực hiện nghiên cứu, khảo sát và đưa ra giải pháp với mục đích nâng
cao hiệu quả định hướng nghề nghiệp cho sinh viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh cũng
như nâng cao tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp. Sử dụng các phương pháp nghiên
cứu khoa học thường quy trong TDTT lựa chọn và xây dựng nội dung 05 giải pháp nâng cao
hiệu quả định hướng nghề nghiệp cho sinh viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, đồng thời
tiến hành kiểm nghiệm lý thuyết các giải pháp trong thực tế bằng phương pháp chuyên gia.
Kết quả cho thấy, các giải pháp đã lựa chọn và xây dựng có tính khả thi và có thể ứng dụng
trong thực tiễn để nâng cao hiệu quả định hướng nghề nghiệp cho sinh viên nhà trường gồm:
(1) Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên và sinh viên Nhà trường về tầm quan trọng của
định hướng nghề nghiệp; (2) Đảm bảo về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác
tư vấn hướng nghiệp; (3) Tổ chức tốt công tác thông tin nghề nghiệp; (4) Đảm bảo kinh phí,
cơ sở vật chất phục vụ hoạt động định hướng nghề nghiệp; (5) Đẩy mạnh hoạt động tư vấn
định hướng nghề nghiệp cho sinh viên theo hướng thường xuyên, liên tục, đa dạng về nội
dung và hình thức.

121
Hình 2. Kết quả kiểm chứng lý thuyết các giải pháp nâng cao hiệu quả định hướng nghề
nghiệp cho sinh viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (n=16)

Kết quả kiểm chứng lý thuyết các giải pháp nâng cao hiệu quả định hướng nghề nghiệp cho
sinh viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh có đánh giá chung đạt được ở mức độ phù hợp.
Các yếu tố như tính thực tiễn, tính khả thi, tính đồng bộ và tính hiệu quả đều được đánh giá ở
mức độ đảm bảo. Như vậy, có thể khẳng định, kết quả kiểm chứng lý thuyết các giải pháp
nâng cao hiệu quả định hướng nghề nghiệp cho sinh viên mà đề tài đã lựa chọn đạt được ở
mức độ phù hợp và có thể ứng dụng trong thực tiễn.
Việc định hướng nghề nghiệp của mỗi cá nhân góp phần quan trọng trong việc tìm kiếm
được việc làm. Điều đó không những chỉ có ý nghĩa đối với bản thân cá nhân mà còn có ý
nghĩa đến phát triển nguồn nhân lực cho xã hội.
Hạn chế của bài nghiên cứu: Giải pháp này khá ít điểm yếu. Chủ yếu do trình độ học vấn và
nhận thức vấn đề của sinh viên và thầy cô trong trường ĐH TDTT Bắc Ninh là cao so với xã
hội. Còn đối với học sinh và phụ huynh thì họ ít có nhận thức đủ hoặc học sinh thì quá nhỏ để
tiếp cận và biết đến giải pháp nào theo các nghiên cứu này.
Kết luận: Để giúp sinh viên không gặp khó khăn trong quá trình chọn ngành phù hợp cho bản
thân, việc hướng nghiệp từ khi còn là học sinh ở bậc THPT tới khi lựa chọn ngành học để trở
thành tân sinh viên là rất quan trọng. Nếu được hướng nghiệp tốt, việc chọn trường phù hợp
với ngành mà mình thấy tốt cho bản thân của những học sinh/sinh viên sẽ được toàn diện hơn
trong quá trình tạo ra những mầm móng tương lai cho đất nước. Việc định hướng nghề nghiệp
tương tai cho sinh viên có hai yếu tố ảnh hưởng đó là động lực bản thân của chính sinh viên

122
và tác động bên ngoài (phụ huynh, nhà trường, bạn bè). Mới thì nghĩ điều này đơn giản, tổ
chức vài buổi hướng dẫn là xong thôi mà, nhưng thực sự đi sâu nghiên cứu chúng ta mới thấy
độ phức tạp của vấn đề và cần có những giải pháp đồng bộ thống nhất, một sự chung tay của
toàn xã hội.

Nguồn thông tin:


1. ThS Bùi Hà Phương, Định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Thư viện -
Thông Tin Học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh,
https://tailieuxanh.com/vn/tlID1833880_dinh-huong-nghe-nghiep-cua-sinh-vien-chuyen-
nganh-thu-vienthong-tin-hoc-truong-dai-hoc-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van-thanh-pho-ho-chi-
minh.html, truy cập ngày 6/2/2020.
2. TS Mai Thị Bích Ngọc và Ths Thang Văn Minh (2019), tạp chí khoa học TDTT Số 6/2019,
https://tailieuxanh.com/vn/tlID2235623_giai-phap-nang-cao-hieu-qua-dinh-huong-nghe-
nghiep-cho-sinh-vien-truong-dai-hoc-the-duc-the-thao-bac-ninh.html, truy cập ngày 6/2/2020.
3. Nguyễn Thị Thu Hà (2019), bài báo phân tích nguyên nhân thất nghiệp của sinh viên, trang
web phòng đào tạo trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên,
http://tuaf.edu.vn/phongdaotao/bai-viet/phan-tich-nguyen-nhan-that-nghiep-cua-sinh-vien-
20111.html, truy cập ngày 6/2/2020.
4. Hải Lộc (2015), hệ lụy khi sinh viên thiếu định hướng nghề nghiệp, tạp chí tự động hóa
ngày nay Số 169 (3/2015),
http://automation.net.vn/Sinh-vien-Tuoi-tre/He-luy-khi-sinh-vien-thieu-dinh-huong-nghe-
nghiep.html, truy cập ngày 6/2/2020.
5. Minh Thư (2020), Thực trạng định hướng nghề nghiệp: Không chính kiến, chọn sai nghề và
hậu quả khó lường, Bản quyền thuộc EBIV,
https://edu2review.com/reviews/thuc-trang-dinh-huong-nghe-nghiep-khong-chinh-kien-chon-
sai-nghe-va-hau-qua-kho-luong-10840.html, truy cập ngày 6/2/2020.
6. Diệu Linh (2019), Sinh trắc vân tay: Có nên dựa vào kết quả để định hướng cho con?, báo
Thể Thao và Văn Hóa online,
http://yan.thethaovanhoa.vn/sinh-trac-van-tay-co-nen-dua-vao-ket-qua-de-dinh-huong-cho-
con-215420.html, truy cập ngày 6/2/2020.

123
[4P-1] Khảo sát những giải pháp hiện có cho vấn đề

Tên thành viên: Diệp Thanh An Số thứ tự nhóm: 17

Đề tài nhóm tạm Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh viên Việt
thời Nam
Tên các giải pháp điều tra được
Giải pháp 1: chọn nghề trước chọn trường sau
Giải pháp 2: Chúng ta cần vượt qua tác động của những tư tưởng và quan điểm chưa thực
sự đúng đắn khi chọn nghề như:
Trong những năm gần đây, công tác định hướng nghề nghiệp (ĐHNN) cho bộ phận học
sinh THPT ngày càng trở nên quan trọng và được các lực lượng xã hội, các cơ quan ban
ngành quan tâm rất nhiều. Tuy nhiên, công tác ĐHNN cho sinh viên (SV) chưa được quan
tâm đúng mức, thậm chí bị bỏ quên. Chúng ta vẫn nghĩ rằng ĐHNN chỉ là lựa chọn một
ngành nghề yêu thích, chọn một trường đại học (ĐH) hoặc cao đẳng (CĐ) là xong, ngành
học tại trường sẽ quyết định nghề nghiệp (NN) sau này. Chúng ta quên rằng lựa chọn NN
mới chỉ là giai đoạn đầu trong tiến trình hướng nghiệp của mỗi người và ĐHNN là một
quá trình diễn ra liên tục, kéo dài từ năm nhất đến năm cuối cùng của bậc học. Bên cạnh
đó, do yêu cầu xã hội ngày càng phức tạp dẫn đến hệ thống NN gắn với ngành đào tạo
cũng ngày càng phong phú hơn. Trong thực tế, nhiều SV chỉ chú ý đến những nét hấp dẫn
bên ngoài của NN, không (hoặc không biết cách) phân tích những đặc điểm bản thân, yêu
cầu của NN, lựa chọn NN không phù hợp dẫn đến chán nản, học tập không tiến bộ, bỏ học
giữa chừng hoặc làm trái nghề, đổi nghề sau khi tốt nghiệp. Điều này gây lãng phí của cải,
thời gian, công sức của người học. Đồng thời, gây bất ổn cho phân công lao động và lãng
phí rất lớn nguồn nhân lực xã hội.
1. Chọn nghề trước, chọn trường sau
Muốn tìm được trường phù hợp, trước hết chúng ta cần biết, cần xác định mình sẽ làm nghề
gì. Chọn nghề trước rồi mới chọn trường. Nhiều bạn đã xác định được điều này nhưng thực
tế thì có rất nhiều điều trái ngược xảy ra trong quá trình chọn nghề, chọn trường của các bạn
sắp bước sang một thử thách mới. Nhiều bạn khi đăng ký dự thi vào các trường đại học đã
không xét đến những yếu tố nghề nghiệp và bản thân. Có bạn chọn trường thi chỉ vì trường
đó nổi tiếng và danh giá. Có bạn chọn trường đại học để dự thi chỉ vì điểm chuẩn của năm
trước thấp và có thể đảm bảo cho bạn một tâm vé vào đại học. Các bạn gần như đánh mất

124
bản thân để chạy theo những hào nhoáng, những ánh hào quang bên ngoài. Thực sự vấn đề
đặt ra ở đây là chúng ta cần trả lời cho câu hỏi: làm thế nào để chọn nghề phù hợp?
2. Chúng ta cần vượt qua tác động của những tư tưởng và quan điểm chưa thực sự đúng đắn
khi chọn nghề như:
• Chọn nghề theo áp đặt của người khác.
• Chọn nghề theo tiêu chuẩn của nhóm, của bạn bè và của người yêu.
• Chọn nghề may rủi.
• Chọn nghề chỉ ở bậc Đại học.
• Chọn nghề theo “mác”, theo “nhãn”.
• Chọn nghề nổi tiếng, nghề dễ kiếm tiền.
• Chọn nghề “gấp rút” mà không có sự kiên nhẫn, hy sinh.
• Chọn nghề không nghĩ đến những điều kiện có liên quan như: điều kiện kinh tế các nhân
hoặc gia đình, thời gian học nghề, tuổi thọ của nghề, đầu ra của nghề…
Muốn chọn nghề phù hợp thực sự, phải chú ý thực hiện thật tốt các khâu trong quá trình
hướng nghiệp. Không thể chờ đợi việc được hướng nghiệp mà bản thân mỗi người phải thực
hiện tự hướng nghiệp cho chính mình bằng những nỗ lực tốt nhất có thể có của cá nhân.
3. Mỗi cá nhân cần tìm hiểu nhiều nhất có thể về những ngành nghề trong xã hội.
Trong ngành nghề, ít nhất là phải biết yêu cầu về nghề, triển vọng nghề nghiệp, mức lương,
thị trường lao động… Ngoài ra, phải tìm hiểu cả môi trường làm việc, những thách thức
nghề nghiệp, những khó khăn và thuận lợi trong nghề nghiệp…
• Tên nghề và những chuyên môn thường gặp trong nghề.
• Nội dung và tính chất lao động của nghề.
• Những điều kiện cần thiết để tham gia hoạt động trong nghề.
• Những chống chỉ định y học.
• Những điều kiện đảm bảo cho người lao động khi làm nghề.
• Những nơi có thể học nghề.
• Những nơi có thể làm việc sau khi học nghề.
Bên cạnh đó, việc quan tâm và tìm hiểu thật kỹ về dấu hiệu cơ bản của nghề là điều quan
trọng. Nhất thiết, muốn chọn nghề phù hợp thì mỗi cá nhân phải tìm hiểu về đối tượng lao
động, công cụ lao động, điều kiện lao động.
Nguồn thông tin:
http://luanvan.net.vn/luan-van/luan-van-dinh-huong-nghe-nghiep-cua-sinh-vien-chuyen-
nganh-tam-ly-hoc-o-mot-so-truong-dai-hoc-tai-thanh-pho-ho-chi-minh-75259/

125
[5T-1] Các nguyên nhân của vấn đề

Lớp: Quản trị kinh doanh Số thứ tự nhóm: 17

Đề tài nhóm tạm Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh sinh viên Việt
thời Nam

Tên nguyên nhân được chọn:

・ Nguyên nhân 1: Gia đình

・ Nguyên nhân 2: Danh tiếng

・ Nguyên nhân 3: Truyền thông

・ Nguyên nhân 4: Cá nhân

・ Nguyên nhân 5: Giảng viên

Dựa vào bài nghiên cứu của Nguyễn Phương Toàn (2011) và Trần Thị Phụng Hà
(2014),Nguyễn Thị Kim Nhung, Lương Thị Thành Vinh (2018), nhóm đã đề xuất mô hình
nghiên cứu như sau:

Gia đình

Danh tiếng

ĐỊNH
HƯỚNG
Truyền NGHỀ
thông NGHIỆP
CỦA SINH
VIÊN

Cá nhân

Giáo viên

126
 Gia đình:
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình: “Gia đình là tập hợp những người
gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh
các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau. Theo góc nhìn xã hội học: “Gia đình như một tế
bào của xã hội, là một nhóm xã hội thu nhỏ có sự đan xen giữa các yếu tố sinh học, kinh tế,
văn hóa, tâm lý,…”. Theo góc nhìn nhân chủng học, “gia đình là một thiết chế xã hội liên
kết con người lại với nhau nhằm thực hiện việc duy trì nòi giống và chăm sóc con cái. Đó là
sự liên kết ít nhất là hai người dựa trên cơ sở huyết thống, hôn nhân hoặc nhận con nuôi.
Những người này cũng phải sống cùng nhau (cùng chung sống có nghĩa là có thể xa cách về
mặt địa lý nhưng vẫn chia sẻ cuộc sống chung). Gia đình là tổ chức kinh tế đầu tiên của
nhân loại, nó liên kết các cá nhân cùng huyết thống trong việc tổ chức các hoạt động lao
động sản xuất. Sự phân công lao động đầu tiên là sự phân công trong gia đình. Những người
đàn ông đi săn bắt hái lượm, những người đàn bà ở nhà lo chuyện bếp núc và chăm sóc con
cái”.
Như vậy có thể hiểu gia đình là nơi có những người cùng hoặc không cùng huyết
thống với ta, cùng ta sinh sống và phụ thuộc lẫn nhau, là chỗ dựa về cả tinh thần và thể chất
của mỗi con người.
 Uy tín :
Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về uy tín: Theo Từ điển tiếng Việt 2009, (GS.
Hoàng Phê - chủ biên) thì "uy tín là sự tín nhiệm và mến phục được mọi người công nhận";
từ điển Hán Việt của học giả Đào Duy Anh thì "uy tín là có uy quyền mà được người ta tín
nhiệm”."Uy tín quản lý là sự thừa nhận của khách thể quản lý về nhân cách của chủ thể
quản lý (đức và tài). Đức - tài được hình thành trong quá trình hoạt động sáng tạo, học tập
có hệ thống. Tuy nhiên, mỗi chức vụ trong xã hội đều được xã hội dịch chuyển cho một
lượng uy tín nhất định mà người ta gọi đó là uy tín chuyển dịch, coi đó là vốn liếng ban đầu
cho những nhà quản lý" (PGS.TS. Hoàng Tam Sơn, Tâm lý học quản lý trong giáo dục và
đào tạo).Uy tín quản lý trong trường học được phát triển dựa trên những uy tín quản lý được
người lãnh đạo nhà trường vận dụng phát triển tùy thuộc khả năng điều kiện của trường
mình phụ trách.
Tóm lại "Uy tín" - là quyền của một người hoặc một nhóm người, được mọi người
tin tưởng, tự nguyện, tự giác phục tùng tiếp nhận và hành động theo tác động của chủ thể có
quyền. Uy tín trong quản lý trường học được dựa trên cơ sở uy tín trong quản lý.
 Truyền thông :

127
Khái niệm truyền thông được hiểu là quá trình trao đổi thông tin, tương tác thông tin
với nhau giữa hai hoặc nhiều người với nhau tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thay đổi
nhận thức. Khái niệm truyền thông còn được hiểu là sản phẩm của con người, là động lực
kích thích sự phát triển của xã hội. Ngoài phục vụ nhu cầu đời sống của con người, truyền
thông còn hỗ trợ cho doanh nghiệp quảng bá thương hiệu thu hút người tiêu dùng biết và sử
dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Truyền thông là công cụ hiệu quả để các nhà lãnh
đạo tận dụng để phát triển doanh nghiệp đồng thời góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia
Tóm lại: Truyền thông chính là khái niệm mang ý nghĩa rộng để chỉ những hoạt động
nhằm mục đích truyền đạt, lan truyền thông tin đến mọi người.
 Cá nhân:
Theo Trần Thị Cúc (2020), cá nhân là con người cụ thể từ khi sinh ra cho đến khi
chết đi và tồn tại trong một tập thể hoặc trong một cộng đồng xã hội. Trong pháp luật dân
sự, cá nhân - với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự - là công dân Việt Nam,
người nước ngoài có quốc tịch hoặc không có quốc tịch. dưới góc độ pháp lý cá nhân được
xem như một thực thể, một chủ thể của quan hệ pháp luật. Dưới góc độ xã hội, theo trang
wikipedia thì: Cá nhân (tiếng Anh: person) là một sinh vật (cơ thể sống), ví dụ như con
người, có các năng lực và thuộc tính tạo thành nhân vị tính (personhood). Đặc tính cá nhân:
Mỗi một cá nhân có những đặc tính riêng biệt, không trùng lặp và có khả năng phân biệt
giữa cá nhân này với cá nhân khác như: Vân tay, nhóm máu, họ tên, nguyên quán, trình độ
học vấn, ưu nhược điểm trong tính cách, mức độ ảnh hưởng tới cộng đồng. Mỗi cá nhân có
những đặc điểm quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản riêng biệt. Giá trị cá nhân là yếu tố
cốt lõi để hình thành giá trị con người, yếu tố sinh học (khả năng nhân thức, điều kiển hành
vi) là điểm tạo ra giá trị pháp lý (tư cách chủ thể của cá nhân trong các quan hệ pháp luật).
Như vậy, có thể hiểu cá nhân là một thực thể sống được đánh dấu bằng sự kiện sinh
ra (đăng ký khai sinh) và kết thúc bằng sự kiện chế đi (đăng ký khai tử).
 Giáo viên
Theo Điều 70 Luật giáo dục 2005 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Giáo dục nghề
nghiệp 2014) và Luật Giáo dục 2019 có quy định cụ thể như sau: Nhà giáo là người làm
nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác ( trừ Viện Hàn Lâm,
viên do thủ tướng Chình phủ thành lập để đào tạo tiến sĩ). Nhà Giáo giảng dạy ở cơ sở giáo
dục mầm non, giáo dục phổ thông (tiểu học, THCS, THPT), giáo dục nghề nghiệp trình độ
sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên. Nhà giáo giảng dạy trong các trường cao đẳng, cơ sở giáo
dục đại học gọi là giảng viên. Giáo Viên Là người giảng dạy, giáo dục cho học viên, lên kế

128
hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học nằm trong chương
trình giảng dạy của nhà trường đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho
học sinh để đánh giá chất lượng từng học trò. Giáo viên tại các trường công lập là viên
chức, còn những người giữ cương vị lãnh đạo có chức vụ, chức danh sẽ là công chức.
Như vậy Nhà giáo là tên gọi chung để chỉ những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo
dục trong cơ sở giáo dục; nhà giáo bao gồm cả giáo viên, giảng viên.
Nguồn thông tin:
1. Theo luật Hôn nhân và gia đình năm 2010, Luật hôn nhân và gia đình là gì?,
https://luattoanquoc.com/luat-hon-nhan-va-gia-dinh-la-gi-theo-quy-dinh-phap-
luat/#:~:text=Hi%E1%BB%87n%20nay%2C%20kh%C3%A1i%20ni%E1%BB%87
m%20gia,quy%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20c%E1%BB%A7a%20Lu%E1%BA
%ADt%20n%C3%A0y%E2%80%9D., theo Vera Hà Anh (2019), Gia đình là gì? Và
Tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi con người, https://verahaanh.com/gia-dinh-
la-gi-va-tam-quan-trong-cua-gia-dinh-doi-voi-moi-con-nguoi/, truy cập ngày
8/1/2020.
2. Theo Ths.Nguyễn Ngọc Tài -Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đại học,
ThS. Trịnh Văn Anh -Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đại học trường ĐHSP
TP.HCM, “Uy tín quản lý trường học : hiện trạng và giải pháp,
http://vominhtap.blogspot.com/2011/06/uy-tin-quan-ly-trong-truong-hoc-hien.html;
truy cập ngày 6/1/2020.
3. Theo admin, “Truyền thông là gì ?Những ý nghĩa của truyền thông “,
https://nghialagi.org/truyen-thong-la-gi/
4. Theo nhóm tác giả, “Truyền thông là gì ? Vai trò của truyền thông hiện nay ?”,
https://timvieccontent.com/truyen-thong-la-gi-vai-tro-cua-truyen-thong-hien-nay-
2802.html;
5. Trần Thị Cúc (2020), Cá nhân là gì? HIểu thế nào về khái niệm cá nhân theo quy
định háp luật, Luật Minh Khuê, https://luatminhkhue.vn/ca-nhan-la-gi---hieu-the-
nao-ve-khai-niem-ca-nhan.aspx; , truy cập ngày 09/01/2021
6. Theo Tran Thu Trang (2020) Phân biệt nhà giáo, giáo viên, giảng viên?
https://hoatieu.vn/phan-biet-nha-giao-giao-vien-giang-vien-195201; Truy cập ngày
9/1/2021

129
[5T-2] Brainwriting các nguyên nhân của vấn đề

Lớp: 18DQTA1+18DQTA2 Số thứ tự nhóm: 17


Dựa vào khái niệm nghiên cứu của Nguyễn Phương Toàn (2011) và Nguyễn Thủy
Nguyên nhân 1: Gia

Hoàn (2017) gia đình có 4 nguyên nhân cụ thể:


1. Tôi thường bị ảnh hưởng bởi ý kiến của cha, mẹ
2. Tôi thường bị ảnh hưởng bởi ý kiến của anh, chị, em trong gia đình
3. Tôi có xu hướng giữ gìn truyền thống gia đình
đình

4. Tôi sẽ được người thân giới thiệu việc làm sau khi ra trường
Dựa vào khái niệm nghiên cứu của Nguyễn Phương Toàn (2011) và Nguyễn Thủy
Nguyên nhân 2: Cá nhân

Hoàn (2017) cá nhân có 5 nguyên nhân cụ thể:


1. Tôi chọn ngành học theo sở thích
2. Tôi chọn ngành học theo thế mạnh của bản thân
3. Tôi chọn học ngành dễ tìm việc làm
4. Tôi chọn học ngành dễ vào biên chế nhà nước
5. Tôi chọn học ngành giúp phát triển bản thân

Dựa theo khái niệm nghiên cứu của Nguyễn Phương Toàn (2011) “Uy tín” có 5
nguyên nhân cụ thể :
1. Tôi nghĩ mình nên chọn học tại trường có danh tiếng ở Việt Nam.
Nguyên nhân 3: Uy tín

2. Tôi nghĩ mình nên chọn học tại trường có chương trình học tập tốt và có
chất lượng.
3. Tôi thấy phụ huynh thường đặt trọn niềm tin vào trường mà con họ theo học
4. Tôi tin trường cung cấp kiến thức kỹ năng phù hợp với ngành tôi đang theo
học
5. Tôi tin tưởng trường đại học có sự liên kết đối với các doanh nghiệp

130
Dựa theo khái niệm nghiên cứu của Nguyễn Phương Toàn ( 2011) “ Truyền thông”
có 5 nguyên nhân cụ thể :
Nguyên nhân 4: Truyền thông 1. Tôi thấy hoạt động tư vấn tuyển sinh của trường Đại học tại các trường
THPT rất phổ biến
2. Các trường Đại học thường tư vấn tuyển sinh trên truyền hình, báo chí…
cho học sinh và gia đình biết về trường
3. Tôi thấy các trường đại học thường tổ chức cho học sinh tham quan trường
4. Trường đại học thường tổ chức tư vấn trực tiếp học sinh đến tìm hiều về việc
đưa ra lựa chọn nguyện vọng tại trường
5. Các trường đại học thường xuyên tổ chức các chương trình tình nguyện
Dựa vào khái niệm nguyên cứu của Trần Thị Phụng Hà (2014) và Trần Thị Phương
Nguyên nhân 5: Giáo viên

Thanh (2019) Giáo viên có 4 nguyên nhân cục thể:


1. Tôi thường nghe ý kiến của giáo viên
2. Tôi thường được nghe giáo viên phân tích về các ngành nghề
3. Tôi thường được giáo viên đánh giá năng lực khi chọn ngành
4. Tôi tìm được ngành yêu thích của mình nhờ giáo viên

131
[5T-3] Phân tích cấu trúc nguyên nhân của vấn đề

Lớp: 18DQTA1+18DQTA2+19HQTA2 Số thứ tự nhóm: 17


Đề tài nhóm:Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh viên tại Việt Nam

GIA ĐÌNH CÁ NHÂN GIÁO VIÊN

Tôi thường bị Tôi chọn ngành Tôi thường nghe ý kiến của
Tôi thường bị
ảnh hưởng bởi ý Tôi chọn học theo sở thích Tôi thường giáo viên
ảnh hưởng bởi
kiến của anh, ngành học được giáo viên
ý kiến của Tôi thường được nghe giáo
chị, em trong gia theo thế mạnh Tôi chọn học đánh giá năng
cha, mẹ
đình của bản thân ngành dễ tìm lực khi chọn viên phân tích về các ngành
việc làm ngành nghề
Tôi sẽ được người
thân giới thiệu Tôi có xu Tôi chọn học
hướng giữ gìn Tôi chọn học ngành giúp Tôi tìm được
việc làm sau khi ra
ngành yêu thích ĐỊNH
trường truyền thống ngành dễ vào biên phát triển bản HƯỚNG
gia đình chế nhà nước thân của mình nhờ
NGHỀ
NGHIỆP
CỦA SINH
Tôi tin tưởng trường đại học Trường đại học thường tổ
Tôi thấy các trường VIÊN
có sự liên kết đối với các Tôi tin trường cung chức tư vấn trực tiếp học
đại học thường tổ
doanh nghiệp cấp kiến thức kỹ sinh đến tìm hiều về việc
chức cho học sinh
năng phù hợp với đưa ra lựa chọn nguyện
Tôi thấy phụ huynh thường tham quan trường
ngành tôi đang theo vọng tại trường
đặt trọn niềm tin vào trường học
mà con họ theo học Các trường Đại học thường tư
Các trường đại học vấn tuyển sinh trên truyền hình,
Tôi nghĩ mình nên chọn học Tôi nghĩ mình nên chọn thường xuyên tổ chức báo chí… cho học sinh và gia
tại trường có danh tiếng ở học tại trường có các chương trình tình đình biết về trường
Việt Nam. chương trình học tập tốt nguyện
và có chất lượng Tôi thấy hoạt động tư vấn
tuyển sinh của trường Đại
UY TÍN TRUYỀN học tại các trường THPT
THÔNG rất phổ biến

132
[5T-4] Đánh giá các nguyên nhân của vấn đề

[5T-4] Đánh giá các nguyên nhân của vấn đề


Lớp: 18DQTA1+18DQTA2
Số thứ tự nhóm: 17

Nhóm nguyên nhân cốt lõi: Truyền thông

Giải pháp mang tính khả thi

Ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên

Dễ tìm kiếm thông tin dữ liệu

Dễ đưa ra hướng giải quyết vấn đề

Tổng điểm:
Chủ đề lớp: Quản Trị Kinh

Nhóm nguyên nhân

Truyền thông 1 0 1 1 3

Uy tín 0 1 1 0 2
Doanh

Gia đình
0 1 -1 -1 -1

Giảng viên
1 -1 0 -1 -1

Bản thân 0 0 -1 -1 -2

133
[6P-1] Diễn giải ý tưởng giải pháp của cá nhân
Lớp: 18DQTA1 Tên thành viên: Trần Vũ Anh Tuấn Số thứ tự nhóm:17

Đề tài dự án: Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh viên Việt
Nam
Truyền thông + qua các chương trình sinh hoạt cộng đồng như mùa hè
xanh, Xuân tình nguyện,… để đưa ra hình ảnh của trường đến các em
học sinh và gia đình
Tên của giải pháp: : Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động định hướng nghề nghiệp của
sinh viên Việt Nam thông qua việc tham gia các hoạt động tình nguyện, sinh hoạt cộng đồng

134
Diễn giải giải pháp
Tham gia các hoạt động cộng đồng
Đây là các chương trình vừa mang ý nghĩa với xã hội, vừa mang lại hình ảnh tốt đẹp cho
nhà trường. Như chương trình Mùa hè xanh, Thành Đoàn thành phố xây dựng những chiến
dịch tình nguyện theo những vấn đề cụ thể qua từng năm, có những năm chủ đề là làm
xanh thành phố, vớt rác, lục bình trên kênh rạch. Lại có nhưng năm xây dựng cầu đường,
đưa quân ra các vùng xa như đảo Thổ Chu. Các bạn thanh niên tình nguyện về các phường
xã tổ chức hoạt động các em thiếu nhi sinh hoạt vui chơi, học tập. Và có một chương trình
được tổ chức hàng năm và luôn được người dân cả nước ủng hộ đó là chiến dịch Tiếp Sức
Mùa Thi. Chiến dịch đã giúp đỡ rất nhiều cho gia đình và các bạn thí sinh từ các tỉnh thành
lên thành phố thi Đại học khỏi bỡ ngỡ khi bước chân lên một nơi xa lạ. Những hoạt động
này đã xây dựng được hình ảnh sinh viên, thanh niên thành phố năng động, giỏi chuyên
môn, và khi các bạn tình nguyện viên trò chuyện với người dân, các bạn thí sinh thì đã góp
phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh của Trường mà các bạn đang học tập.
Dưới đây là các hình ảnh minh họa sống động cho các hoạt động trên

Nêu ra điểm mạnh của giải pháp:


Giải pháp mang lại lợi ích cho cả xã hội và nhà trường
Đây là cách nhanh nhất để tiếp cận với người dân
Dễ dàng nâng cao hình ảnh của nhà trường
Nêu ra điểm yếu của giải pháp:
Cần nhiều nhiều nguồn lực để tham gia đầy đủ các chương trình, hoạt động cộng đồng
Khó quản lý về mặt nhân sự
Cần có nguồn kinh phí để tổ chức duy trì các hoạt động

135
[6P-1] Diễn giải ý tưởng giải pháp của cá nhân

Lớp: 18DQTA1 Tên thành viên: Nguyễn Minh Tâm Số thứ tự nhóm: 17
Đề tài dự án: Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh viên
Việt Nam
Vấn đề lớn Truyền thông
Nguyên nhân cụ Trường đại học cử cán bộ nhân viên đến trường phổ thông trung học tư
thể vấn cho sinh
Tên của giải pháp: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động định hướng nghề nghiệp của sinh
viên Việt Nam thông qua việc cử cán bộ nhân viên đến trường phổ thông trung học tư vấn
cho sinh
Diễn giải giải pháp:
So với các nguyên nhân khác mà nhóm đã tìm hiểu được thì truyền thông là nguyên
nhân hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên Việt Nam
hiện nay. Nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho các bạn học sinh để các bạn có đủ
kiến thức trong việc chọn trường và chọn ngành, các trường đại học thường xuyên cử cán
bộ nhân viên đến các trường phổ thông trung học tư vấn cho học sinh. Đội ngũ tư vấn
tuyển sinh của trường đại học sẽ trực tiếp đến các trường cấp 3 để giới thiệu về trường, về
các ngành nghề mà trường đang đào tạo, đồng thời giải đáp những thắc mắc của các bạn
học sinh. Từ đó, họ có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho tương lai của mình. Vì
vậy, tôi đã xem xét và đề xuất giải pháp nâng cao công tác tư vấn tuyển sinh thông qua
việc cử cán bộ nhân viên đến trường phổ thông trung học tư vấn cho học sinh, hy vọng sau
sự trình bày dưới đây, giải pháp này sẽ được triển khai thực hiện và ứng dụng trong thực
tế. Giải pháp này giúp cho các bạn học sinh có được sự lựa chọn phù hợp về ngành học
của mình trong tương lai. Ngoài ra, giải pháp còn giúp cho các trường đại học thu hút được
nhiều học sinh hơn.
Một số hành động:
1. Tổ chức tư vấn, hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông
Ngày nay việc các bạn học sinh đã có ý thức tự tìm hiểu về ngành nghề, nhu cầu
việc làm của thị trường lao động thông qua các trang mạng xã hội. Nhưng những thông tin
trên mạng chưa chắc chính xác và rất rộng và nhiều lĩnh vực. Việc định hướng nghề
nghiệp không rõ ràng sẽ làm mất thời gian, tiền bạc của gia đình của các bạn học sinh, và
sau này khi đi làm các bạn làm việc không phù hợp với bản thân sẽ dẫn đến trường hợp
chán nản và đổi việc liên tục. Để hạn chế việc định hướng nghề nghiệp không rõ ràng

136
nhóm triển khai và phát triển các hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp tại các trường
trung học phổ thông. Với hoạt động này các bạn học sinh có thể hiểu rõ hơn về các ngành
nghề hiện nay và các ngành nghề nào đang thiếu nguồn nhân lực.
 Việc tổ chức buổi định hướng nghề nghiệp sẽ diễn ra tại các trường trung học phổ
thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, với số lượng gần 200 trường THPT
thì Tp.HCM là nơi lý tưởng để tổ chức các buổi định hướng, hướng nghiệp, số lượng học
sinh lớn nên các buổi định hướng sẽ dễ phổ biến thông tin hơn.
 Ban tổ chức bao gồm các trường Đại học sẽ và doanh nghiệp sẽ phối hợp tổ chức
buổi định hướng tại các trường THPT. Ban tổ chức sẽ gửi bản kế hoạch và nội dung
chương trình đến ban giám hiệu của các trường THPT để phối hợp thực hiện. Sau đó sẽ gửi
bản nội dung và địa điểm lên Sở Giáo dục & Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh để xin giấy
phép tổ chức.
 Buổi định hướng nghề nghiệp sẽ được diễn ra và cuối Học Kỳ I, rơi vào đầu tháng
1 hàng năm. Đây là thời điểm tổ chức thích hợp. Sau khi tham dự buổi định hướng, các
bạn học sinh sẽ có thời gian suy nghĩ và cân nhắc lại sự lựa chọn của mình về việc lựa
chọn ngành nghề mình sẽ theo học sau này.
 Sau khi được cấp sự phép của Sở Giáo dục & Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh và
sự chấp thuận của các trường THPT thì ban tổ chức sẽ thực hiện buổi định hướng với nội
dung cụ thể như sau:
TT Thời gian Nội dung Bộ phận thực hiện
1. 6:00-7:00 Chuẩn bị đón tiếp đại biểu, thầy cô Phòng tư vấn tuyển
tại trường sở tại, khách mời và các sinh tại trường ĐH và
bạn học sinh doanh nghiệp
2. 7:00-7:20 Văn nghệ chào mừng Trường Đại học
3. 7:20-7:30 Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu MC
4. 7:30-7:40 Phát biểu khai mạc Ban giám hiệu
5. 7:40-8:00 Chuyên đề 1: Xu hướng việc làm, Chuyên gia về lĩnh
nhu cầu thị trường lao động vực, doanh nghiệp
6. 8:00-8:20 Chuyên đề 2: điểm mạnh bản thân Các chuyên gia về
tâm lý
7. 8:40-9:00 Trao đổi, giải đáp thắc mắc của các Các chuyên gia trong
bạn học sinh chương trình
8. 9:00-9:10 Tổng kết Ban giám hiệu

137
Nội dung chuyên đề trao đổi:
 Chuyên đề 1: Xu hướng việc làm và nhu cầu thị trường lao động
Trong buổi tư vấn các chuyên gia về việc làm và nghiên cứu thị trường lao động sẽ
chỉ ra những ngành nghề đang thiếu nguồn nhân lực. Việc hiểu rõ được những công việc
ngoài thực tế thực sự diễn ra như thế nào sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn, tránh hiểu sai về
việc mình sẽ làm. Phần lớn các bạn học sinh hiện nay không hiểu được thực tế một công
việc cụ thể sẽ làm những gì. Việc tổ chức chuyên đề này sẽ giải quyết được vấn đề đó
 Chuyên đề 2: Điểm mạnh bản thân
Trong chuyên đề này các chuyên gia tâm lý sẽ hướng dẫn các bạn học sinh cách
tìm ra điểm mạnh của mình. Nếu hiểu rõ được điểm mạnh bản thân và sở thích của mình
thì việc định hướng nghề nghiệp sẽ dễ hơn rất nhiều. Mấy bạn học sinh có thể tìm hiểu
ngành nghề bằng cách tham quan các công ty, doanh nghiệp
Cuối buổi định hướng các trường Đại học và doanh nghiệp sẽ gửi tặng những
quyển cẩm nang trường, quà lưu niệm, những quyển sổ giới thiệu về các ngành nghề cụ
thể cho các bạn học sinh.
2. Tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh
Hàng năm, một số đơn vị thường xuyên tổ chức ngày hội tư vấn tuyển sinh tại các
trường cấp 3. Đây là cơ hội cho các trường đại học có thể cùng phối hợp tổ chức để đưa
đội ngũ tuyển sinh của nhà trường đến gần với học sinh hơn. Đại diện các trường Đại học,
Cao đẳng nêu ra những hình thức xét tuyển của mình để các bạn học sinh có thể dựa vào
năng lực, sở thích, học lực của bản thân mình mà đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất. Ngày
hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp diễn ra đúng vào lúc học sinh đang trong thời gian nộp
hồ sơ đăng ký xét tuyển, sẽ giúp các bạn có thể tìm hiểu kỹ lưỡng cách thức làm hồ sơ dự
thi về ngành nghề của cuộc đời mình, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 có nhiều thay
đổi đến giáo dục. Ngoài hỗ trợ các bạn học sinh, các chương trình cũng giúp các trường
đại học kết nối gần hơn với học sinh, qua đó lắng nghe những nguyện vọng của các bạn để
có những điều chỉnh kịp thời.
Kết luận: Việc đưa đội ngũ tư vấn tuyển sinh giàu kinh nghiệm tới trực tiếp các
trường THPT tư vấn cho các bạn học sinh giúp cho các bạn có được một cái nhìn tổng
quan nhất về ngành nghề mà bản thân các bạn đã lựa chọn, bên cạnh đó giúp cho các bạn
chưa biết định hướng ngành học sẽ có được lựa chọn phù hợp cho bản thân mình.

138
Nêu ra điểm mạnh của giải pháp:
 Giúp các trường đại học kết nối gần hơn với học sinh
 Giúp học sinh ở những nơi xa trường cũng có thể biết trường
 Giúp học sinh sau khi tốt nghiệp THPT có nhiều lựa chọn ngành nghề hơn
 Quá trình tìm hiểu và tư vấn kỹ càng giúp giảm tình trạng chọn sai trường, sai
ngành
Nêu ra điểm yếu của giải pháp:
 Tốn nhiều chi phí, thời gian di chuyển
 Không thể đến hết tất cả các trường THPT
 Số nơi đến còn hạn chế
 Lựa chọn trường THPT để đến không phù hợp

139
[6P-1] Diễn giải ý tưởng giải pháp của cá nhân

Lớp: 18DQTA2 Tên thành viên: Lê Thị Hồng Thuy Số thứ tự nhóm: 17

Đề tài dự án: Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh viên Việt
Nam
Vấn đề lớn Truyền thông
Nguyên nhân cụ Trường cử cán bộ nhân viên, sinh viên tình nguyện tư vấn trực tiếp học
thể sinh đến tìm hiểu về việc đưa ra lựa chọn nguyện vọng tại trường

Tên của giải pháp: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động định hướng nghề nghiệp của sinh
viên Việt Nam thông qua việc cử cán bộ nhân viên, sinh viên tình nguyện tư vấn trực tiếp
học sinh đến tìm hiểu tại trường đại học
Diễn giải giải pháp:
So với các nguyên nhân khác mà nhóm đã tìm hiểu được thì truyền thông là nguyên nhân
hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên Việt Nam hiện nay.
Nhằm thu hút sinh viên, các trường đại học đã thường xuyên tổ chức các buổi tư vấn tuyển
sinh tại trường hoặc khi gia đình, học sinh đến các trường đại học tìm hiểu thì sẽ được tư
vấn trực tiếp một cách nhiệt tình và dễ hiểu nhất để giải đáp những thắc mắc. Từ đó, họ có
thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho tương lai của con cái cũng như chính bản thân
người học. Vì vậy, tôi đã xem xét và đề xuất Giải pháp nâng cao công tác tư vấn tuyển sinh
thông qua việc cử cán bộ nhân viên, sinh viên tình nguyện tư vấn trực tiếp học sinh đến tìm
hiểu tại trường đại học, hy vọng sau sự trình bày dưới đây, giải pháp này sẽ được triển khai
thực hiện và ứng dụng trong thực tế. Giải pháp này giúp cho các bạn học sinh có được sự
lựa chọn phù hợp về ngành học của mình trong tương lai. Ngoài ra, giải pháp còn giúp cho
các trường đại học thu hút được nhiều học sinh hơn. Đây cũng là một trong các giải pháp
hay để giải quyết vấn đề nhóm đã chọn.
Để giải pháp này được triển khai một cách triệt để tốt nhất, tôi đã đề ra một số hoạt động
dưới đây:
1. Tổ chức tập huấn cho cán bộ nhân viên, sinh viên tình nguyện tư vấn trực tiếp tại trường
Nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng trong công tác tuyển sinh, định hướng cho học
sinh khi thì việc tổ chức các lớp tập huấn, cập nhật các kiến thức mới nhất về thị trường việc
làm, nhu cầu lao động, nâng cao các kỹ năng tuyên truyền, giao tiếp cho cán bộ, nhân viên
tuyển sinh là một việc làm hết sức quan trọng và thiết thực.

140
 Để tổ chức lớp tập huấn này, Phòng công tác tuyển sinh và truyền thông đề xuất bản
kế hoạch lên ban giám hiệu trường Đại học để được duyệt và cấp kinh phí hoạt động.
 Phòng công tác tuyển sinh và truyền thông sẽ cử cán bộ có chuyên môn và mời về
trường các chuyên gia phân tích thị trường việc làm, chuyên gia tâm lý để thực hiện việc tập
huấn.
 Việc tập huấn sẽ được tổ chức tại nhà trường và diễn ra vào giai đoạn giữa năm học,
buổi tập huấn sẽ diễn ra trong một buổi vào sáng. Tổ chức buổi tập huấn vào giai đoạn giữa
năm học là khoảng thời gian thích hợp để chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh sắp tới.
 Đối tượng tham gia buổi tập huấn sẽ bao gồm nhân viên của phòng công tác tuyển
sinh và truyền thông, các bạn sinh viên tình nguyên trực tiếp tham gia công tác tuyển sinh.
 Mục đích của buổi tập huấn: nâng cao kỹ năng giao tiếp, tuyển sinh, phổ cập những
kiến thức mới nhất về thị trường việc làm, sự dịch cơ cấu lao động, xu hướng hội nhập kinh
tế, những kỹ năng cần thiết khi đi làm để kịp thời thông tin tới các bạn học sinh ứng tuyển.
 Yêu cầu cần đạt được sau khi tham gia buổi tập huấn: cán bộ nhân viên phòng công
tác tuyển sinh và truyền thông, các bạn sinh viên phải hiểu rõ được nội dung của buổi tập
huấn.
 Để đạt được yêu cầu đặt ra thì sau khi kết thúc buổi tập huấn, sẽ có một phần kiểm
tra trắc nghiệm và sử lý tình huống để đánh giá chất lượng của buổi tập huấn, từ đó rút kinh
nghiệm, nâng cao hiệu quả của các đợt tập huấn tiếp theo
 Nội dung của buổi tập huấn:
 Chuyên đề 1: Thị trường lao động hiện nay.
Chuyên đề sẽ do chuyên gia phân tích thị trường lao động thực hiện tập huấn. Việc nắm
bắt được thị trường lao động sẽ giúp cho các bộ tuyển sinh dễ dàng hổ trợ các bạn học sinh
khi ứng tuyển.
 Chuyên đề 2: Nâng cao kỹ năng, công tác tuyển sinh
Chuyên đề này sẽ do cán bộ có kỹ năng của phòng công tác tuyển sinh đứng ra thực
hiện. Cán bộ tuyển sinh có kỹ năng giao tiếp tốt và truyền đạt có hiệu quả sẽ góp phần
không nhỏ vào sự thành công tác tuyển sinh.
Và chịu trách nhiệm chính của buổi tập huấn sẽ là trưởng phòng công tác tuyển sinh và
truyền thông.
2. Tổ chức các buổi tư vấn tuyển sinh tại các trường đại học
Ngày nay việc các bạn học sinh đã có ý thức tự tìm hiểu về ngành nghề, nhu cầu việc
làm của thị trường lao động thông qua các trang mạng xã hội. Nhưng những thông tin trên

141
mạng chưa chắc chính xác và rất rộng và nhiều lĩnh vực. Việc định hướng nghề nghiệp
không rõ ràng sẽ làm mất thời gian, tiền bạc của gia đình của các bạn học sinh, và sau này
khi đi làm các bạn làm việc không phù hợp với bản thân sẽ dẫn đến trường hợp chán nản và
đổi việc liên tục. Để hạn chế việc định hướng nghề nghiệp không rõ ràng nhóm triển khai và
phát triển các hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp tại các trường Đại học. Với hoạt
động này các bạn học sinh có thể hiểu rõ hơn về các ngành nghề hiện nay và các ngành nghề
nào đang thiếu nguồn nhân lực.
 Việc tổ chức buổi định hướng nghề nghiệp sẽ diễn ra tại các trường Đại học trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, Tp.HCM là nơi lý tưởng để tổ chức các buổi định
hướng, hướng nghiệp, số lượng học sinh lớn nên các buổi định hướng sẽ dễ phổ biến thông
tin hơn.
 Ban tổ chức bao gồm các trường Đại học sẽ và doanh nghiệp sẽ phối hợp tổ chức
buổi định hướng. Ban tổ chức sẽ gửi bản nội dung và địa điểm lên Sở Giáo dục & Đào tạo
Thành phố Hồ Chí Minh để xin giấy phép tổ chức.
 Buổi định hướng nghề nghiệp sẽ được diễn ra và cuối Học Kỳ I, rơi vào đầu tháng 1
hàng năm. Đây là thời điểm tổ chức thích hợp. Sau khi tham dự buổi định hướng, các bạn
học sinh sẽ có thời gian suy nghĩ và cân nhắc lại sự lựa chọn của mình về việc lựa chọn
ngành nghề mình sẽ theo học sau này.
 Sau khi được cấp sự phép của Sở Giáo dục & Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh thì
ban tổ chức sẽ thực hiện buổi định hướng với nội dung cụ thể như sau:
 Chuyên đề 1: Xu hướng việc làm và nhu cầu thị trường lao động
Trong buổi tư vấn các chuyên gia về việc làm và nghiên cứu thị trường lao động sẽ chỉ
ra những ngành nghề đang thiếu nguồn nhân lực. Việc hiểu rõ được những công việc
ngoài thực tế thực sự diễn ra như thế nào sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn, tránh hiểu sai về
việc mình sẽ làm. Phần lớn các bạn học sinh hiện nay không hiểu được thực tế một công
việc cụ thể sẽ làm những gì. Việc tổ chức chuyên đề này sẽ giải quyết được vấn đề đó
 Chuyên đề 2: Điểm mạnh bản thân
Trong chuyên đề này các chuyên gia tâm lý sẽ hướng dẫn các bạn học sinh cách tìm ra
điểm mạnh của mình. Nếu hiểu rõ được điểm mạnh bản thân và sở thích của mình thì
việc định hướng nghề nghiệp sẽ dễ hơn rất nhiều. Mấy bạn học sinh có thể tìm hiểu
ngành nghề bằng cách tham quan các công ty, doanh nghiệp
Cuối buổi định hướng các trường Đại học và doanh nghiệp sẽ gửi tặng những quyển cẩm
nang trường, quà lưu niệm, những quyển sổ giới thiệu về các ngành nghề cụ thể cho các bạn

142
học sinh.
Kết luận: Việc cử cán bộ nhân viên, sinh viên tình nguyện tư vấn trực tiếp học sinh đến
tìm hiểu tại trường đại học giúp cho phụ huynh, học sinh đến tìm hiểu về ngành học tại
trường thấy đươc sự chuyên nghiệp của trường đại học, bên cạnh đó giúp cho các bạn học
sinh có định hướng đúng đắn về ngành học của mình.
Nêu ra điểm mạnh của giải pháp:
 Dễ thực hiện
 Thu hút sự quan tâm của gia đình và học sinh
 Tạo cảm giác gần gũi hơn giữa nhà trường với gia đình, học sinh
 Nhiều người biết nhà trường cũng như những ngành nghề mà trường đào tạo
 Quá trình tìm hiểu và tư vấn kỹ càng giúp giảm tình trạng chọn sai trường, sai ngành
Nêu ra điểm yếu của giải pháp:
 Tốn nhiều chi phí, thời gian chuẩn bị
 Số lượng gia đình, học sinh trực tiếp đến còn hạn chế
 Không thuận lợi đối với những gia đình, học sinh nhà ở xa trường

143
[6P-1] Diễn giải ý tưởng giải pháp của cá nhân

Lớp: 18DQTA1 Tên thành viên: Lê Công Hậu Số thứ tự nhóm: 17


Đề tài dự án: Thực trạng định hướng nghề nghiệp sinh viên chưa rõ ràng của sinh
Vấn đề lớn + Nguyên viên Việt Nam
nhân cụ thể Truyền thông + Tổ chức cho học sinh thăm quan trường đại học
Tên của giải pháp: Nâng cao hiểu biết về trường đại học thông qua chương trình tổ chức cho
học sinh thăm quan trường đại học
Diễn giải giải pháp:
3. Tổ chức cho học sinh thăm quan trường đại học
 Đây là chương trình rất có ý nghĩa dành cho các bạn học sinh phổ thông cơ sở, đặc biệt là
các bạn đang học lớp 12. Vì có sự thay đổi môi trường học tập rõ rệt giữa phổ thông cơ sở và đại
học, theo đó các bạn sinh viên sẽ được đào tạo học theo tín chỉ khác với học theo các môn như ở cấp
dưới. Thêm vào đó, ở môi trường đại học các bạn sinh viên sẽ có ít được gia đình quan tâm hơn; đối
với các sinh viên xa nhà thì việc này càng là mối lo lắng cho gia đình. Vì họ không biết được môi
trường đại học đó con em mình sẽ học tập như thế nào ? Liệu khuôn viên trường đại học có giúp con
em họ phát huy tốt hơn việc học tập không ?
 Chuyến tham quan mang đến cho các em học sinh nhiều thông tin bổ ích, thiết thực, đã hỗ
trợ các em rất nhiều trong việc định hướng chọn ngành, chọn trường trước khi chính thức đặt bút
Đăng ký dự thi vào các trường ĐH, CĐ theo nguyện vọng. Các bạn học sinh được “dấn thân” như
một sinh viên đại học để cùng hòa mình vào môi trường học tập năng động, trẻ trung của các trường
đại học, bao gồm các không gian thực hành hiện đại, tiện nghi, đáp ứng nhu cầu thực tập những kỹ
năng chuyên môn của từng ngành nghề như: Xưởng ô tô, Phòng thí nghiệm Tự động hóa,... Bên
cạnh đó, các bạn học sinh không khỏi bất ngờ khi chiêm ngưỡng các không gian học tập, góc rèn
luyện đầy sắc màu của Thư viện, phòng GYM, phòng Tự học, phòng Âm nhạc,…
 Thông qua hình thức tham quan và trải nghiệm thực tế, nhà trường mong muốn góp phần
làm tốt công tác tư vấn tuyển sinh, định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT. Qua đó, có những
trao đổi, giải đáp thắc mắc của nhiều người về nhiều vấn đề như: chất lượng đào tạo, cam kết ra đầu
ra, thời gian học….

144
Nêu ra điểm mạnh của giải pháp:
 Thu hút được sự quan tâm của học sinh và gia đình về ngành nghề học và công việc trong
tương lai.
 Tạo ra được một lượng tân sinh viên theo học tại trường.
 Tạo được không khí gần gũi giữa nhà trường và học sinh, gia đình.
 Giúp các em học sinh hạn chế việc chọn sai ngành nghề hoặc trường quá xa nhà.
Tăng doanh thu cho trường học.
Nêu ra điểm yếu của giải pháp:
 Còn khó tiếp cận số học sinh miền ngoài với khoảng cách quá xa trường.
 Tốn kém về chi phí PR, đội ngũ cán bộ, nhân viên, xe đưa đón học sinh.
 Chỉ một số trường ở tỉnh, thành được chọn. Chưa bao quát toàn bộ số lượng học sinh còn
chưa định hướng rõ ràng về nghề nghiệp

145
[6P-1] Diễn giải ý tưởng giải pháp của cá nhân
Lớp: 18DQTA1 Tên thành viên: Lê Thành Trung Số thứ tự nhóm:17

Đề tài dự án: Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh viên Việt Nam
Vấn đề lớn + Truyền thông + Tổ chức nhiều buổi giới thiệu trên truyền hình, báo chí…
Nguyên nhân cụ cho học sinh và gia đình biết về trường
thể

Tên của giải pháp: Nâng cao hiểu biết về trường đại học thông qua chương trình tổ chức nhiều
buổi giới thiệu trên truyền hình, báo chí… cho học sinh và gia đình biết về trường

Diễn giải giải pháp:


2. Tổ chức nhiều buổi giới thiệu trên truyền hình, báo chí… cho học sinh và gia đình biết về
trường

•Đây là các chương trình có ý nghĩa quan trọng cho các bạn học sinh và gia đình, nhằm giới
thiệu cho học sinh và gia đình biết về trường giúp các bạn học sinh có thể hiểu nhiều điều mới
về trường. Vì môi trường đại học sẽ khác hoàn toàn với môi trường phổ thông nên những buổi
giới thiệu trên truyền hình sẽ giúp các bạn học sinh và gia đình nắm được những yêu cầu của
trường đại học và các ngành nghề đào tạo của trường đại học. Tại vì gia đình không biết được
môi trường đại học đó sẽ như thế nào? Liệu có những hoạt động bổ ích cho việc sáng tạo và
phát triển cho con em mình không? Nhiều thắc mắc được các gia đình đặt ra và họ cần được
giải đáp cụ thể.

•Những buổi giới thiệu trên truyền hình, báo chí sẽ cho các bạn học sinh và gia đình nhiều
thông tin bổ ích về trường, những vấn đề như thời gian học, thư viện nhà trường, các câu lạc
bộ về thê dục, phòng tự học, hoạt động về âm nhạc hoặc các hoạt động sáng tạo… Thông qua
hình thức giới thiệu trên truyền hình, báo chí… Nhà trường mong muốn làm tốt công tác tư
vấn tuyển sinh, định hướng nghề nghiệp rõ ràng cho học sinh THPT. Qua đó, các học sinh và
Nêu ra điểm
gia đình sẽ định
mạnhhướng được
của giải cho bản thân học sinh chọn ngành nghề phù hợp và chất lượng
pháp:
đào tạo,Giúp
cam gia
kết đình và học sinh hiểu thêm về ngành học và môi trường đại học.
đầu ra…
 Giúp nhà trường thu hút được lượng lớn học sinh chú ý đến.
 Đây là cách tiếp cận được nhiều học sinh và gia đình
 Tăng doanh thu cho nhà trường

146
Nêu ra điểm yếu của giải pháp:
 Tốn nhiều chi phí cho hoạt động
 Không xây dựng được sự tương tác giữa trường và học sinh
 Thời gian không linh hoạt

147
[6P-1] Diễn giải ý tưởng giải pháp của cá nhân
Lớp: 19HQTA2 Tên thành viên: Diệp Thanh An Số thứ tự nhóm:17

Đề tài dự án: Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh viên
Việt Nam
Tên của giải pháp: Nâng cao hình ảnh và danh tiếng của trường qua các buổi phỏng vấn.

Nghề nghiệp là một yếu tố quan trọng quyết định đến tương lai của mỗi cá nhân. Vài năm trở lại đây,
mỗi mùa thi Đại học đến có tới hơn hai phần ba các thí sinh đăng lý lựa chọn học các khối ngành kinh
tế, trong khi đó nhân lực khối ngành xã hội và kỹ thuật chất lượng cao lại đang thiếu hụt. Sự mất cân
bằng trong phân bổ nguồn nhân lực như hiện nay một phần là do định hướng nghề nghiệp cho học sinh
THPT còn rất hạn chế và yếu kém dẫn đến việc các em học sinh không có được định hướng tốt nhất
cho tương lai của mình.
5 bước cơ bản trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông
Bước 1: Thầy cô cha mẹ nên định hướng cho học sinh hiểu bản thân các em muốn làm công việc gì,
muốn làm việc như thế nào. Không nên cố ép các em học sinh phải đi theo hướng nghề nghiệp đang
“hot” vì quan niệm rằng nghề này sau này sẽ có cơ hội hơn các nghề nghiệp khác, hoặc bắt ép con em
mình phải chọn lựa nghề nghiệp theo truyền thống gia đình. Trên hết nghề nghiệp mà một cá nhân
theo đuổi phải phù hợp với năng lực, sở thích và khả năng đáp ứng của một cá nhân bởi lẽ công việc là
tương lại là định hướng suốt cả cuộc đời của một con người. Chúng ta chỉ có thể coi công việc như là
niềm vui chỉ khi có đam mê và lòng nhiệt tình. Việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học
phổ thông nên dựa trên sở thích sau đó là tính cách, khả năng, năng khiếu và điều kiện gia đình của
mỗi học sinh. Sau đó các em học sinh có thể chọn ra một số nghề nghiệp thích hợp để khoanh vùng và
nghiên cứu. Sau đó chọn ra một ngành phù hợp nhất để học hỏi, theo đuổi.
Bước 2: Các em học sinh cần xác định năng lực học tập và điều kiện hiện tại của mình có hợp với
nghề không. Căn cứ vào điểm học tập, nhất là các môn thi tuyển sinh đầu vào của ngành mà các em
định theo học hoặc các năng khiếu mà mình có (như múa, vẽ, ca hát) để có hướng đi phù hợp cho bản
thân. Ngoài ra phải xem xét đến điều kiện hiện tại của các em có phù hợp với nghề sẽ chọn không (Ví
dụ như điều kiện kinh tế của gia đình, ngoại hình, sức khỏe có phù hợp ngành nghề hay không). Các
em cũng có thể nhờ cậy đến các chuyên gia hướng nghiệp tư vấn để xem năng lực của bản thân có
thực sự phù hợp với ngành nghề mà mình đã lựa chọn hay không. Nhận được lời khuyên từ những
chuyên gia là một phương thức hữu hiệu trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học
phổ thông vốn còn nhiều bỡ ngỡ. Hiện nay có khá nhiều trung tâm tư vấn hướng nghiệp có đội ngũ
chuyên gia giỏi có thể đưa ra lời khuyên hữu ích cho các em học sinh.

148
Bước 3: Sau khi đã chọn được nghề mình mong muốn theo đuổi, các em phải tận dụng các cơ hội có
được làm một số việc liên quan tới nghề mình lựa chọn để xem thử năng lực, tính cách của bản thân
mình có phù hợp với nghề đó hay không. Cũng như để rút ra kinh nghiệm và để xem cách mọi người
xung quanh nhận xét về kết quả lao động của những công việc đó như thế nào từ đó nhận ra liệu có
thực sự yếu thích và phù hợp với công việc đó hay không và nếu có mắc sai lầm cũng biết cách điều
chỉnh và rút ra kinh nghiệm để hoàn thiện tốt hơn. Ví dụ: Nếu yêu thích nghề nhà báo các em có thể
thử sức làm cộng tác viên cho các tạp chí dành cho tuổi học trò… Nếu yêu thích các khối ngành xã hội
hãy thử tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động từ thiện để nâng cao hiểu biết. Cha mẹ các em
học sinh có thể giúp cho định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT bằng cách đưa ra các lời khuyên
và gợi ý các hoạt động mà các em có thể tham gia nhằm giúp các em có bước đầu làm quen với nghề
mà em có ý định lựa chọn.
Bước 4: Tìm hiểu về nghề mình sẽ chọn. Các em có thể tiếp cận kiến thức bằng nhiều cách, từ
internet, từ sách vở, từ các bậc tiền bối đàn anh đàn chị đi trước, tham gia các hoạt động ngoại khóa có
liên quan đến nghề nghiệp, tham khảo những lời khuyên bổ ích từ gia đình, nhà trường hoặc từ các nhà
tư vấn hướng nghiệp. Những kiến thức em cần phải nắm về nghề của mình là: tên ngành học là gì,
những trường nào đào tạo, đào tạo chương trình ra sao, học xong các em sẽ trở thành người như thế
nào, thi khối gì, thị trường việc làm của nghề đó hiện nay… Các em có thể tìm đến các diễn đàn của
trường mà mình định thi vào để tra cứu thông tin cũng như nhận được những lời chia sẻ của các sinh
viên và cựu sinh viên của trường, sau đó có thể tự mình đưa ra những nhận định về thuận lợi và khó
khăn của ngành nghề mà mình đang có ý định.
Bước 5: Sẵn sàng chuẩn bị phương án hai nếu chẳng may thất bại. Rất có thể các em học sinh sẽ
không thể đỗ vào trường Đại học mà mình mong muốn. Cha mẹ các em nên là người chuẩn bị sẵn tinh
thần cho các em và các em học sinh cũng cần hiểu rằng Đại học không phải là tất cả. Các em vẫn có
thể thành công bằng những con đường khác. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT không chỉ
đơn giản là chuẩn bị cho các em kiến thức mà còn là định hướng tâm lý cho em học sinh nếu chẳng
may các em thất bại hoặc vấp ngã. Nếu có quyết tâm các em học sinh có thể tiếp tục ôn tập và thi lại
vào các trường đã đặt ra mục tiêu từ đầu hoặc lựa chọn một hướng đi khác phù hợp với năng lực của
mình hơn.

149
Lớp: 19HQTA1 Tên thành viên: Nguyễn Hữu Thọ Số thứ tự nhóm: 17
Đề tài dự án: Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh viên
Việt Nam

Tên của giải pháp: Nâng cao hiệu quả tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên ở các trường đại học
Việt Nam.
Diễn giải giải pháp:
Đối với sinh viên, tư vấn nghề nghiệp không chỉ giúp cho họ lựa chọn nghề nghiệp mà còn người học
còn phải được tư vấn về những kiến thức (kiến thức chuyên môn, kiến thức bổ trợ) và các kỹ năng cần
thiết để họ có thể đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp, cũng như biết cách xây dựng kế hoạch phát triển nghề
nghiệp trong tương lai, thích nghi với thị trường lao động cạnh tranh gay gắt và nhiều biến động trong
cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại ngày nay. Do đó, có thể hiểu Tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên
là hệ thống các hoạt động hỗ trợ người học bao gồm từ việc tư vấn lựa chọn nghề nghiệp đến việc tư
vấn người học trang bị kiến thức, kỹ năng, tầm nhìn để họ có khả năng đáp ứng yêu cầu của nghề
nghiệp và phát triển nghề nghiệp, thích ứng với thị trường lao động.
Từ quan niệm trên tôi đề xuất giải pháp để tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên để đạt hiệu quả cao như
sau:
Thành lập bộ phận tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên, xây dựng mô hình tư vấn nghề nghiệp hai cấp:
Để có thể triển khai các hoạt động tư vấn nghề nghiệp chuyên nghiệp, hiệu quả, các trường đại học cần
thành lập bộ phận chuyên trách tư vấn nghề nghiệp theo mô hình hai cấp: cấp nhà trường và cấp Viện/
Khoa/ Bộ môn. Bởi lẽ tư vấn nghề nghiệp có rất nhiều nội dung cần phải được thực hiện ở các cấp
khác nhau.
- Đối với cấp trường (bộ phận tư vấn nghề nghiệp), nội dung tư vấn nên tập trung vào các vấn đề như:
Tư vấn lựa chọn ngành nghề, thông tin về thế giới ngành nghề, thị trường lao động, gặp gỡ các nhà
tuyển dụng trong hội chợ việc làm, tư vấn kỹ năng mềm (giao tiếp, làm việc nhóm, viết hồ sơ xin việc,
hội nhập quốc tế, khởi nghiệp...).
- Đối với cấp Viện/Khoa/Bộ môn nên tập trung tư vấn chuyên sâu ngành nghề gắn với chuyên ngành
đào tạo như: Tư vấn kỹ năng nghề nghiệp (bằng cấp, chứng chỉ, kinh nghiệm làm việc...), xây dựng kế
hoạch phát triển nghề nghiệp, kỹ năng thực tập...
=> Sinh viên ngay từ lúc nhập trường đến khi kết thúc khóa học cần được nhà trường tư vấn, cung cấp
tất cả các thông tin cần thiết định hướng nghề nghiệp. Các cơ sở đào tạo đều có chiến lược định
hướng, tư vấn nghề nghiệp ngay từ đầu khóa học giúp người học nhận rõ tiềm năng bản thân để chọn
nghề phù hợp, giúp cho sinh viên nắm chắc ngành học sau khi ra trường sẽ làm gì, hay công việc ấy
đòi hỏi những kỹ năng cụ thể nào, các yêu cầu của nghề đối với người lao động, trang bị những kiến
thức về thị trường lao động, thế giới nghề nghiệp.

150
Một số hoạt động có thể tổ chức như:
1. Thông tin truyền thông về nghề nghiệp hướng nghiệp như: phát tờ rơi tại cổng trường, các kênh trực
tuyến, website, đặt các cuốn cẩm nang hướng nghiệp tại các cửa ra vào/ cửa thang máy… nội dung
truyền thông cần cung cấp kết quả của khảo sát sau tốt nghiệp giúp sinh hiểu hơn về cơ hội nghề
nghiệp.
2. Tổ chức các chương trình và sự kiện tìm hiểu nghề nghiệp như: Tuần lễ nghề nghiệp, tổ chức cho
sinh viên đi tiếp xúc với doanh nghiệp thực tế, tọa đàm giao lưu sinh viên với các doanh nghiệp/ tổ
chức, ngày hội việc làm... Thông qua đó sinh viên có nhiều cơ hội tiếp cận thực tiễn, trải nghiệm công
việc, kết nối với các công ty/nhà tuyển dụng để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình chuyển tiếp sang môi
trường làm việc.
3. Chương trình cố vấn nghề nghiệp: Giống như việc sử dụng y bác sỹ riêng trong việc tư vấn về bệnh
tật trong các bệnh viên thì trong chương trình này sinh viên sẽ được kết nối với với một chuyên gia
trong trường Đại học, người mà có thể giải đáp các thắc mắc liên quan đến nghề nghiệp và giúp sinh
viên khám phá những cơ hội tuyển dụng. Các chuyên gia hướng dẫn sinh viên thực hành những công
việc thực tế (vd như soạn thảo và in ra ngay một văn bản, bắt máy và gọi điện cho 1 khách hàng bất kỳ
để giới thiệu về 1 loại sản phẩm, hay đưa 1 bao thư có thư bên trong và yêu cầu sinh viên mở nó ra,
viết một lá thư thông báo tăng giá cho đối tác …) và đưa ra những lời khuyên phát triển nghề nghiệp –
đặt mục tiêu phát triển nghề nghiệp và cách thức, động lực để đạt được mục tiêu sau khi tốt nghiệp.
4. Chương trình hoàn thiện kỹ năng cá nhân: Chương trình giúp sinh viên có được ưu thế vượt trội về
năng lực khi tham gia thị trường lao động đầy cạnh tranh cả trong và ngoài nước. Bên cạnh chương
trình học chính quy, sinh viên còn có thể tham dự chương trình hoàn thiện kỹ năng cá nhân được tổ
chức vào mỗi học kỳ. Đây là chuỗi các lớp học chuyên đề ngắn được xây dựng với nội dung phong
phú giúp sinh viên phát triển các kiến thức và kỹ năng bổ trợ hữu ích trong hành trình nghề nghiệp sau
này như: Kỹ năng tư duy sáng tạo và quản lý thời gian, giao tiếp tự tin, kỹ năng làm việc trong môi
trường đa văn hóa, kỹ năng thuyết trình và tìm việc… Những kỹ năng này giúp cho sinh viên có định
hướng nghề nghiệp rõ ràng và tự tin trong môi trường làm việc hội nhập, biết cách tạo hồ sơ chứng
minh năng lực tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng và đối tác kinh doanh.
5. Tư vấn giúp sinh viên chuẩn bị xin việc như: Kỹ năng viết hồ sơ xin việc, phỏng vấn, kỹ năng giải
quyết vấn đề, sắp xếp thời gian, giao tiếp... dành cho sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp hoặc đi thực tập.
Ưu điểm của phương pháp:
- Hầu hết các trường tư thục hiện đang áp dụng theo phương pháp này và thu hút sự được sự quan tâm
lớn của gia đình và học sinh.
- Nhiều người biết nhà trường cũng như những ngành nghề mà trường đào tạo
- Quá trình tìm hiểu và tư vấn kỹ càng giúp giảm tình trạng chọn sai trường, sai ngành
- Tạo ra được một lượng tân sinh viên theo học tại trường.

151
- Giúp các em học sinh hạn chế việc chọn sai ngành nghề hoặc trường quá xa nhà. Tăng doanh thu cho
trường học.
Hạn chế của giải pháp:
- Tốn nhiều chi phí, thời gian chuẩn bị.
- Số lượng gia đình, học sinh trực tiếp đến còn hạn chế.
- Không thuận lợi đối với những gia đình, học sinh nhà ở xa trường
- Còn khó tiếp cận số học sinh miền ngoài với khoảng cách quá xa trường.
- Tốn kém về chi phí PR, đội ngũ cán bộ, nhân viên, xe đưa đón học sinh.
- Chỉ một số trường ở tỉnh, thành được chọn. Chưa bao quát toàn bộ số lượng học sinh còn chưa định
hướng rõ ràng về nghề nghiệp.

152
[6T-1] Đánh giá các giải pháp đề xuất

Lớp: 18DQTA1+18DQTA2+19HQTA2 Số thứ tự nhóm:17

Đề tài nhóm: Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh sinh viên Việt Nam

Tiêu chí đánh giá và lựa chọn


Quy trình đánh giá/ lựa chọn:

Giải pháp có thể dễ dàng thực hiện


Giải pháp tón ít chi phí

Giải pháp mang tính sáng tạo

Thời gian thực hiện giải pháp rõ ràng


Đánh giá các giải pháp đề xuất bằng cánh đánh dấu vào các tiêu chí mà giải pháp thoả mãn. Trường hợp nhóm không có
đủ kinh nghiệm hoặc kiến thức để đánh giá, hãy đưa ra các phán đoán hợp lý nhất có thể.
・Phù hợp, cho 1 điểm

Tổng điểm
・Không phù hợp, cho (-1) điểm
・Nếu khó để quyết định, cho 0 điểm
4) Tính tổng điểm mỗi giải pháp
5) Giải pháp nhận được điểm cao nhất có thể là sự lựa chọn tốt nhất.

Giải pháp đề xuất Tên thành viên

① Các trường đại học thường xuyên tổ chức các chương trình tình nguyện Trần Vũ Anh Tuấn -1 0 1 1 1

② Tôi thấy hoạt động tư vấn tuyển sinh của trường Đại học tại các trường THPT rất phổ biến Nguyễn Minh Tâm -1 1 1 1 2
③ Các trường Đại học thường tư vấn tuyển sinh trên truyền hình, báo chí… cho học sinh và gia
Lê Thành Trung -1 1 -1 0 -1
đình biết về trường

 Tôi thấy các trường đại học thường tổ chức cho học sinh tham quan trường Lê Công Hậu -1 -1 1 1 0

 Trường đại học thường tổ chức tư vấn trực tiếp học sinh đến tìm hiều về việc đưa ra lựa chọn
Lê Thị Hồng Thuy 1 -1 0 1 1
nguyện vọng tại trường

Giải pháp được chọn: Tôi thấy hoạt động tư vấn tuyển sinh của trường Đại học tại các trường THPT rất phổ biến

153
[6T-2] Diễn giải ý tưởng giải pháp Nhóm

Lớp: 18DQTA1+18DQTA2+19HQTA2 Số thứ tự nhóm: 17

Đề tài nhóm: Thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh viên
Nguyên nhân cốt Việt Nam
lõi: Truyền thông
Nguyên nhân cụ Trường đại học cử cán bộ nhân viên đến trường phổ thông trung học
thể: tư vấn cho sinh
Tên của giải pháp: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động định hướng nghề nghiệp của sinh
viên Việt Nam thông qua việc cử cán bộ nhân viên đến trường phổ thông trung học tư vấn
cho sinh
Diễn giải giải pháp:
So với các nguyên nhân khác mà nhóm đã tìm hiểu được thì truyền thông là nguyên
nhân hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên Việt Nam
hiện nay. Nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho các bạn học sinh để các bạn có đủ kiến
thức trong việc chọn trường và chọn ngành, các trường đại học thường xuyên cử cán bộ
nhân viên đến các trường phổ thông trung học tư vấn cho học sinh. Đội ngũ tư vấn tuyển
sinh của trường đại học sẽ trực tiếp đến các trường cấp 3 để giới thiệu về trường, về các
ngành nghề mà trường đang đào tạo, đồng thời giải đáp những thắc mắc của các bạn học
sinh. Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động vui chơi khi tới trường cấp 3 giúp cho các
bạn học sinh thấy được sự năng động, vui vẻ của môi trường đại học. Vì vậy, nhóm đã xem
xét và đề xuất giải pháp nâng cao công tác tư vấn tuyển sinh thông qua việc cử cán bộ nhân
viên đến trường phổ thông trung học tư vấn cho học sinh, hy vọng sau sự trình bày dưới
đây, giải pháp này sẽ được triển khai thực hiện và ứng dụng trong thực tế. Giải pháp này
giúp cho các bạn học sinh có được sự lựa chọn phù hợp về ngành học của mình trong tương
lai. Ngoài ra, giải pháp còn giúp cho các trường đại học thu hút được nhiều học sinh hơn.
Một số hoạt động:
1. Tổ chức tư vấn, hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông
Ngày nay việc các bạn học sinh đã có ý thức tự tìm hiểu về ngành nghề, nhu cầu
việc làm của thị trường lao động thông qua các trang mạng xã hội. Nhưng những thông tin
trên mạng chưa chắc chính xác và rất rộng và nhiều lĩnh vực. Việc định hướng nghề nghiệp
không rõ ràng sẽ làm mất thời gian, tiền bạc của gia đình của các bạn học sinh, và sau này
khi đi làm các bạn làm việc không phù hợp với bản thân sẽ dẫn đến trường hợp chán nản và

154
đổi việc liên tục. Để hạn chế việc định hướng nghề nghiệp không rõ ràng nhóm triển khai
và phát triển các hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp tại các trường trung học phổ
thông. Với hoạt động này các bạn học sinh có thể hiểu rõ hơn về các ngành nghề hiện nay
và các ngành nghề nào đang thiếu nguồn nhân lực.
 Việc tổ chức buổi định hướng nghề nghiệp sẽ diễn ra tại các trường trung học phổ
thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, với số lượng gần 200 trường THPT
thì Tp.HCM là nơi lý tưởng để tổ chức các buổi định hướng, hướng nghiệp, số lượng học
sinh lớn nên các buổi định hướng sẽ dễ phổ biến thông tin hơn.
 Ban tổ chức bao gồm các trường Đại học sẽ và doanh nghiệp sẽ phối hợp tổ chức
buổi định hướng tại các trường THPT. Ban tổ chức sẽ gửi bản kế hoạch và nội dung chương
trình đến ban giám hiệu của các trường THPT để phối hợp thực hiện. Sau đó sẽ gửi bản nội
dung và địa điểm lên Sở Giáo dục & Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh để xin giấy phép tổ
chức.
 Buổi định hướng nghề nghiệp sẽ được diễn ra và cuối Học Kỳ I, rơi vào đầu tháng 1
hàng năm. Đây là thời điểm tổ chức thích hợp. Sau khi tham dự buổi định hướng, các bạn
học sinh sẽ có thời gian suy nghĩ và cân nhắc lại sự lựa chọn của mình về việc lựa chọn
ngành nghề mình sẽ theo học sau này.
 Sau khi được cấp sự phép của Sở Giáo dục & Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh và
sự chấp thuận của các trường THPT thì ban tổ chức sẽ thực hiện buổi định hướng với nội
dung cụ thể như sau:
TT Thời gian Nội dung Bộ phận thực hiện
1. 6:00-7:00 Chuẩn bị đón tiếp đại biểu, thầy cô Phòng tư vấn tuyển sinh
tại trường sở tại, khách mời và các tại trường ĐH và doanh
bạn học sinh nghiệp
2. 7:00-7:20 Văn nghệ chào mừng Trường Đại học
3. 7:20-7:30 Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu MC
4. 7:30-7:40 Phát biểu khai mạc Ban giám hiệu
5. 7:40-8:00 Chuyên đề 1: Xu hướng việc làm, Chuyên gia về lĩnh vực,
nhu cầu thị trường lao động doanh nghiệp
6. 8:00-8:20 Chuyên đề 2: điểm mạnh bản thân Các chuyên gia về tâm lý
7. 8:40-9:00 Trao đổi, giải đáp thắc mắc của các Các chuyên gia trong
bạn học sinh chương trình
8. 9:00-9:10 Tổng kết Ban giám hiệu

155
Nội dung chuyên đề trao đổi:
 Chuyên đề 1: Xu hướng việc làm và nhu cầu thị trường lao động
Trong buổi tư vấn các chuyên gia về việc làm và nghiên cứu thị trường lao động sẽ
chỉ ra những ngành nghề đang thiếu nguồn nhân lực. Việc hiểu rõ được những công việc
ngoài thực tế thực sự diễn ra như thế nào sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn, tránh hiểu sai về việc
mình sẽ làm. Phần lớn các bạn học sinh hiện nay không hiểu được thực tế một công việc cụ
thể sẽ làm những gì. Việc tổ chức chuyên đề này sẽ giải quyết được vấn đề đó
 Chuyên đề 2: Điểm mạnh bản thân
Trong chuyên đề này các chuyên gia tâm lý sẽ hướng dẫn các bạn học sinh cách tìm
ra điểm mạnh của mình. Nếu hiểu rõ được điểm mạnh bản thân và sở thích của mình thì
việc định hướng nghề nghiệp sẽ dễ hơn rất nhiều. Mấy bạn học sinh có thể tìm hiểu ngành
nghề bằng cách tham quan các công ty, doanh nghiệp
Cuối buổi định hướng các trường Đại học và doanh nghiệp sẽ gửi tặng những quyển
cẩm nang trường, quà lưu niệm, những quyển sổ giới thiệu về các ngành nghề cụ thể cho
các bạn học sinh.
2. Tổ chức tập huấn cho cán bộ, nhân viên, sinh viên đến tư vấn tại trường THPT
Nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng trong công tác tuyển sinh, định hướng cho
học sinh khi thì việc tổ chức các lớp tập huấn, cập nhật các kiến thức mới nhất về thị
trường việc làm, nhu cầu lao động, nâng cao các kỹ năng tuyên truyền, giao tiếp cho cán
bộ, nhân viên tuyển sinh là một việc làm hết sức quan trọng và thiết thực.
 Để tổ chức lớp tập huấn này, Phòng công tác tuyển sinh và truyền thông đề xuất bản
kế hoạch lên ban giám hiệu trường Đại học để được duyệt và cấp kinh phí hoạt động.
 Phòng công tác tuyển sinh và truyền thông sẽ cử cán bộ có chuyên môn và mời về
trường các chuyên gia phân tích thị trường việc làm, chuyên gia tâm lý để thực hiện việc
tập huấn.
 Việc tập huấn sẽ được tổ chức tại nhà trường và diễn ra vào giai đoạn giữa năm học,
buổi tập huấn sẽ diễn ra trong một buổi vào sáng. Tổ chức buổi tập huấn vào giai đoạn giữa
năm học là khoảng thời gian thích hợp để chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh sắp tới.
 Đối tượng tham gia buổi tập huấn sẽ bao gồm nhân viên của phòng công tác tuyển
sinh và truyền thông, các bạn sinh viên tình nguyên trực tiếp tham gia công tác tuyển sinh.
 Mục đích của buổi tập huấn: nâng cao kỹ năng giao tiếp, tuyển sinh, phổ cập những
kiến thức mới nhất về thị trường việc làm, sự dịch cơ cấu lao động, xu hướng hội nhập kinh
tế, những kỹ năng cần thiết khi đi làm để kịp thời thông tin tới các bạn học sinh ứng tuyển.
 Yêu cầu cần đạt được sau khi tham gia buổi tập huấn: cán bộ nhân viên phòng công

156
tác tuyển sinh và truyền thông, các bạn sinh viên phải hiểu rõ được nội dung của buổi tập
huấn.
 Để đạt được yêu cầu đặt ra thì sau khi kết thúc buổi tập huấn, sẽ có một phần kiểm
tra trắc nghiệm và sử lý tình huống để đánh giá chất lượng của buổi tập huấn, từ đó rút kinh
nghiệm, nâng cao hiệu quả của các đợt tập huấn tiếp theo
Nội dung của buổi tập huấn:
 Chuyên đề 1: Thị trường lao động hiện nay.
Chuyên đề sẽ do chuyên gia phân tích thị trường lao động thực hiện tập huấn. Việc
nắm bắt được thị trường lao động sẽ giúp cho các bộ tuyển sinh dễ dàng hổ trợ các bạn học
sinh khi ứng tuyển.
 Chuyên đề 2: Nâng cao kỹ năng, công tác tuyển sinh
Chuyên đề này sẽ do cán bộ có kỹ năng của phòng công tác tuyển sinh đứng ra thực
hiện. Cán bộ tuyển sinh có kỹ năng giao tiếp tốt và truyền đạt có hiệu quả sẽ góp phần
không nhỏ vào sự thành công tác tuyển sinh.
Và chịu trách nhiệm chính của buổi tập huấn sẽ là trưởng phòng công tác tuyển sinh và
truyền thông.
3. Tổ chức các buổi hoạt động giao lưu tại các trường trung học phổ thông
Ngoài việc tổ chức các buổi tuyển sinh thì việc tổ chức hoạt động giao lưu giữa các
trường Đại học và trường Trung học Phổ Thông cũng là một biện pháp nâng cao hiệu quả
của công tác tuyển sinh. Hoạt động giao lưu văn nghệ sẽ thu hút được nhiều hơn sự quan
tâm của các bạn học sinh.
Phòng công tác tuyển sinh và truyền thông sẽ phối hợp cùng Đoàn Thanh niên- Hội
Sinh viên trường Đại học tổ chức hoạt động giao lưu
Ban tổ chức sẽ lên kế hoạch, xây dựng nội dung buổi giao lưu và gửi lên Ban Giám
Hiệu trường Đại học duyệt và cung cấp kinh phí. Sau đó sẽ gửi bản kế hoạch tới Ban Giám
Hiệu các trường THPT trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh phê duyệt và cùng nhau phối hợp tổ
chức.
Hoạt động giao lưu sẽ diễn ra từ 7g:00 tới 8g:30 trong tiết sinh hoạt dưới cờ sáng
thứ hai vào giai đoạn đầu năm học tại các trường THPT
Mục đích của buổi giao lưu: Việc giao lưu giúp các bạn học sinh thấy được sư năng
động, nhiệt huyết của sinh viên tham gia học tại trường Đại học, thể hiện được phần nào
văn hóa trường qua đó góp phần nâng cao công tác tuyển sinh
Nội dung của buổi giao lưu sẽ bao gồm hai phần:
 Phần 1: Hoạt động văn nghệ

157
Văn nghệ sẽ do các bạn sinh viên trường trình bày. Nội dung của các tiết mục phải phù hợp
với văn hóa Việt Nam, tạo ra năng lượng tích cực, tinh thần phấn khởi cho các bạn học
sinh. Nội dung này sẽ do phòng công truyền thông xây dựng và phê duyệt
 Phần 2: Giao lưu với các bạn học sinh
Ở phần này, trường Đại học giới thiệu cho các bạn về sự khác biệt khi học Đại học
và THPT, hình thức học theo tín chỉ và học phần, các hoạt động Đoàn hội, trả lời câu hỏi do
các bạn học sinh đưa ra.
Cuối buổi giao lưu sẽ gửi tặng đến các bạn những món quà lưu niệm
Kết luận: Việc đưa đội ngũ tư vấn tuyển sinh giàu kinh nghiệm tới trực tiếp các
trường THPT tư vấn cho các bạn học sinh giúp cho các bạn có được một cái nhìn tổng quan
nhất về ngành nghề mà bản thân các bạn đã lựa chọn, bên cạnh đó giúp cho các bạn chưa
biết định hướng ngành học sẽ có được lựa chọn phù hợp cho bản thân mình. Với nhiều hoạt
động khác nhau góp phần làm cho giải pháp nâng cao chất lượng định hướng nghề nghiệp
cho học sinh thông qua việc cử cán bộ nhân viên đến trường phổ thông trung học tư vấn
cho học sinh hiệu quả hơn.
Nêu ra điểm mạnh của giải pháp:
1. Thu hút được số lượng lớn tân sinh viên học tại trường
2. Tạo ra được số lượng lớn sinh viên tiềm năng
3. Xây dựng văn hóa nhà trường ngày càng tốt hơn
4. Đội ngũ cán bộ, nhân viên tuyển sinh được đào tạo bài bản
5. Được nhiều doanh nghiệp quan tâm đến sinh viên
6. Tăng doanh thu cho nhà trường
7. Quảng bá hình ảnh, truyền tải thông điệp sứ mệnh giáo dục của nhà trường
8. Giúp các bạn học sinh có định hướng đúng hơn về ngành học của mình
Nêu ra điểm yếu của giải pháp :
1. Tốn nhiều chi phí để thực hiện
2. Mất nhiều chi phí cơ hội
3. Thời gian thực hiện quy trình lâu
4. Cần nguồn lực cán bộ, nhân viên dồi dào
5. Không thể đến hết tất cả các trường THPT
6. Lựa chọn trường THPT để đến không phù hợp
7. Cần sự xem xét và phê duyệt của các cấp lãnh đạo

158
[6T-3] Khảo sát các bên liên quan về mức độ khả thi của giải pháp

Lớp: 18DQTA1+18DQTA2+19HQTA2 Thứ tự nhóm: 17


Tên giải pháp Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động định hướng nghề nghiệp của sinh
viên Việt Nam thông qua việc cử cán bộ nhân viên đến trường phổ thông
trung học tư vấn cho sinh
Bảng 1: Mức độ khả thi của các hoạt động
Tỷ lệ từ 5 Tỷ lệ từ 8 Điểm
Mức độ Số Tỷ lệ
Hoạt động điểm trở điểm trở trung
khả thi lượng (%)
lên (%) lên (%) bình
2 1 0,7
3 1 0,7
Tổ chức tư vấn,
5 1 0,7
hướng nghiệp
6 4 2,7
tại các trường 98,7 71,3 6,3
7 36 24
trung học phổ
8 62 41,3
thông
9 26 17,3
10 19 12,7
2 1 0,7
Tổ chức tập
5 1 0,7
huấn cho cán
6 5 3,3
bộ, nhân viên,
7 29 19,3 99,3 76 6,7
sinh viên đến
8 54 36
tư vấn tại
9 27 18
trường THPT
10 33 22
Tổ chức các 6 2 1,3
buổi hoạt động 7 28 18,7
giao lưu tại các 8 62 41,3 100 80 8
trường trung 9 31 20,7
học phổ thông 10 27 18

159
Dưới đây là các giải pháp sơ bộ mà nhóm đã thảo luận và thống nhất đề ra, tuy nhiên
giải pháp của nhóm chúng tôi đề xuất cũng sẽ có phần chưa được chặt chẽ và hoàn thiện về
mức độ khả thi. Vậy nên để có một cái nhìn khách quan và tổng quát hơn hết, chúng tôi đã
tiến hành thực hiện một cuộc khảo sát phỏng vấn các bạn sinh viên năm nhất, giúp đánh giá
cũng như góp ý để đưa ra các giải pháp một cách hoàn chỉnh hơn. Từ ngày 23/01/2021 đến
ngày 25/01/2021 nhóm chúng tôi đã tiến hành xin ý kiến của 150 bạn sinh viên năm nhất của
các trường Đại học trên địa bàn Tp.HCM và Tỉnh Bình Dương về tính khả thi trong việc
triển khai 03 hoạt động để thực hiện “Giải pháp nâng cao chất lượng định hướng nghề
nghiệp cho học sinh thông qua việc cử cán bộ nhân viên đến trường phổ thông trung học tư
vấn cho học sinh”. Trong đó, có 83 bạn là nữ chiếm 54,2% và 70 bạn là nam chiếm 45,8%,
100% các bạn sinh viên có độ tuổi từ 19-25 tuổi.
Với mỗi hoạt động các bạn sinh viên năm nhất sẽ đánh giá mức độ khả thi của từng
hoạt động theo thang điểm từ 0 – 10. Bên cạnh đó các bạn sinh viên cũng có thể gợi ý cho
nhóm những điều chỉnh (nếu có) để hoàn thiện hơn cho các hoạt động.
Mức độ khả thi cho từng hoạt động nhóm chúng tôi thu thập được như sau:
1. Tổ chức tư vấn, hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông.
Khi được hỏi về mức độ khả thi của từng hoạt động, trong số 150 bạn sinh viên năm
nhất được khảo sát thì có 148 người đã chọn mức độ khả thi từ 5 trở lên, tương ứng 98,7%.
Trong đó mức độ khả thi từ điểm 8 trở lên chiếm 107 người, tương ứng 71,3%. Bên cạnh đó,
điểm trung bình khả thi cho hoạt động này là 6,3/10.
 Như vậy cho thấy rằng, hoạt động này “Khả thi”.
Theo như kết quả khảo sát, các bạn sinh viên năm nhất đã cho ra ý kiến như sau:
- Tổ chức buổi hướng nghiệp theo từng nhóm ngành, có giới hạn số lượng chỉ dành
cho những học sinh thực sự quan tâm.
- Trải nghiệm thực tế.
Sau khi xem xét chúng tôi thấy rằng tổ chức buổi hướng nghiệp theo từng nhóm
ngành, có giới hạn số lượng chỉ dành cho những học sinh thực sự quan tâm là việc làm hết
sức cần thiết vì tổ chức các buổi hướng nghiệp chung thì sẽ không mang lại hiệu quả cao.
Nếu tổ chức những buổi hướng nghiệp theo từng nhóm ngành thì sẽ diễn giải đầy đủ và chi
tiết hơn về riêng nhóm ngành đó và đặc biệt là những người tham gia sẽ là những người thật
sự quan tâm đến nhóm ngành đó. Tránh trường hợp phải ngồi nghe trong sự nhàm chán về
những vấn đề mà bản thân không hề quan tâm đến. Đồng thời, trải nghiệm thực tế là việc
làm thiết thực và sẽ mang lại hiệu quả cao cho việc định hướng nghề nghiệp. Đây một ý kiến

160
hay nên chúng tôi quyết định đưa vào hoạt động tổ chức tư vấn, hướng nghiệp tại các trường
trung học phổ thông. Tuy nhiên, khi triển khai sẽ có một số khó khăn nhất định về chi phí,
vận chuyển, dụng cụ, …
2. Tổ chức tập huấn cho cán bộ, nhân viên, sinh viên đến tư vấn tại trường THPT.
Khi được hỏi về mức độ khả thi của từng hoạt động, trong số 150 bạn sinh viên năm
nhất được khảo sát thì có 149 người đã chọn mức độ khả thi từ 5 trở lên, tương ứng 99,3%.
Trong đó mức độ khả thi từ điểm 8 trở lên chiếm 114 người, tương ứng 76%. Bên cạnh đó,
điểm trung bình khả thi cho hoạt động này là 6,7/10.
 Như vậy cho thấy rằng, hoạt động này “Khả thi”.
Bên cạnh đánh giá mức độ khả thi thì các bạn sinh viên năm nhất cũng nhận xét việc
tổ chức tập huấn cho cán bộ, nhân viên, sinh viên đến tư vấn tại trường THPT là một ý tưởng
hay với nhận xét như sau:
- Rất cần thiết vì đó là gương mặt đại diện cho trường đi tư vấn cho các bạn học sinh.
3. Tổ chức các buổi hoạt động giao lưu tại các trường trung học phổ thông.
Khi được hỏi về mức độ khả thi của từng hoạt động, trong số 150 bạn sinh viên năm
nhất được khảo sát thì có 150 người đã chọn mức độ khả thi từ 5 trở lên, tương ứng 100%.
Trong đó mức độ khả thi từ điểm 8 trở lên chiếm 120 người, tương ứng 80%. Bên cạnh đó,
điểm trung bình khả thi cho hoạt động này là 8/10. Đây là hoạt động được các bạn sinh viên
năm nhất nhận xét là có mức độ khả thi cao nhất. Do đó, chúng tôi cho rằng hoạt động này
nên triển khai.
 Với thang điểm khảo sát như trên thì hoạt động này là “Rất khả thi”.
Bên cạnh đánh giá mức độ khả thi thì các bạn sinh viên năm nhất cũng này tỏ quan điểm
việc tổ chức các buổi hoạt động giao lưu tại các trường trung học phổ thông như sau:
- Không cần thiết, nên tập trung giải thích về các thắc mắc của các ngành học.
- Chơi trò chơi hoặc màn trình diễn liên quan tới ngành học.
- Nhảy hiện đại sẽ được lòng các em hơn là ca hát
Sau khi xem xét chúng tôi thấy rằng nên tập trung giải thích về các thắc mắc của các
ngành học là một góp ý rất thực tế, tuy nhiên chỉ tập trung giải thích về thắc mắc của các
ngành học mà không giao lưu gì cả thì sẽ gây sự nhàm chán cho người nghe và từ đó làm các
bạn học sinh mất hứng thú để tham sự dẫn đến kết quả không tốt. Chúng tôi thấy rằng nên
tập trung giải thích về các thắc mắc của các ngành học là vô cùng cần thiết nên sẽ dành nhiều
thời gian hơn cho việc này đồng thời sắp xếp thời gian giao lưu hợp lí để tạo được không khí
vui vẻ và sự hứng thú cho người nghe. Đồng thời, chơi trò chơi hoặc màn trình diễn liên

161
quan tới ngành học là một ý kiến hay nên nhóm quyết định sẽ triển khai và phát triển ý kiến
này một cách tốt nhất để mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, nhảy hiện đại sẽ được lòng các
em hơn là ca hát cũng là một ý kiến hay, các tổ chức tư vấn tuyển sinh của các trường Đại
học hiểu rõ hơn mong muốn cũng như xu hướng của các bạn học sinh để dễ dàng tạo được
thiện cảm trong mắt các bạn. Từ đó công tác tuyển sinh sẽ mang lại hiệu quả cao.
Kết luận: Qua 03 hoạt động mà nhóm chúng tôi đã thảo luận, thống nhất và đề xuất,
cùng với việc phỏng vấn, tham khảo ý kiến từ 150 bạn sinh viên năm nhất để nhờ họ giúp
đánh giá cũng như góp ý về các hoạt động đã đưa ra. Chúng tôi nhận thấy rằng, có 1/3 hoạt
động được đánh giá là “rất khả thi” và 2/3 hoạt động được đánh giá là “khả thi”. Vì vậy theo
nhóm chúng tôi các hoạt động cho giải pháp đã đề ra phía trên nằm ở mức độ hoàn toàn khả
thi mà các tổ chức tư vấn hướng nghiệp của các trường Đại học có thể tiếp tục thực hiện và
triển khai. Tuy nhiên như đã thấy, ở mỗi hoạt động cho giải pháp trên, nhóm chúng tôi đều
nhận được sự góp ý từ các các bạn sinh viên năm nhất để hoạt động có thể triển khai một
cách hoàn thiện hơn. Nhìn chung, các hoạt động trên đều được các bạn sinh viên năm nhất
tham gia khảo sát góp ý và tán thành. Mong rằng với từng hoạt động cho giải pháp đã đề
xuất, nhóm chúng tôi có thể phần nào giúp giảm thực trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ
ràng của sinh viên và giúp các trường Đại học có thể nâng cao hiệu quả tuyển sinh.
Nguồn thông tin:
Từ ngày 23/01/2021 đến ngày 25/01/2021 nhóm chúng tôi đã tiến hành xin ý kiến của 150
bạn sinh viên năm nhất của các trường Đại học trên địa bàn Tp.HCM và Tỉnh Bình Dương
về tính khả thi trong việc triển khai 03 hoạt động để thực hiện “Giải pháp nâng cao chất
lượng định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua việc cử cán bộ nhân viên đến trường
phổ thông trung học tư vấn cho học sinh”.

162
KHẢO SÁT
“GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ
NGHIỆP CHO HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC CỬ CÁN BỘ NHÂN
VIÊN ĐẾN TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC TƯ VẤN CHO HỌC
SINH”
Xin chào anh/chị! Chúng tôi là nhóm sinh viên trường Đại Học Công
Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh. Nhóm chúng tôi đang thực hiện đề tài “Thực
trạng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng của sinh viên Việt Nam”. Hy vọng
anh/ chị hãy dành chút thời gian giúp chúng tôi đánh giá mức độ khả thi của các
hoạt động sẽ triển khai trong giải pháp theo thang điểm sau đây, mong sự hợp
tác của anh/ chị.
Nhằm giúp cho các bạn học sinh có được sự lựa chọn phù hợp về ngành
học của mình trong tương lai, bên cạnh đó giải pháp còn giúp cho các trường đại
học thu hút được nhiều học sinh hơn. Với 3 hoạt động được đề ra dưới đây,
anh/chị vui lòng đánh giá mức độ khả thi của từng hoạt động theo thang điểm từ
0 – 10 bằng cách tô đen, đánh chéo hoặc khoanh tròn số điểm anh/chị chọn.
 Hoạt động 1: Tổ chức tư vấn, hướng nghiệp tại các trường trung học
phổ thông
(Để hạn chế việc định hướng nghề nghiệp không rõ ràng nhóm triển khai
và phát triển các hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp tại các trường trung
học phổ thông. Với hoạt động này các bạn học sinh có thể hiểu rõ hơn về các
ngành nghề hiện nay và các ngành nghề nào đang thiếu nguồn nhân lực. Ngoài
ra, giúp các bạn học sinh nhận ra được điểm mạnh của bản thân.)
          
Góp ý cho nhóm: ....................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

163
Hoạt động 2: Tổ chức tập huấn cho cán bộ, nhân viên, sinh viên đến tư vấn
tại trường THPT
(Nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng trong công tác tuyển sinh, định
hướng cho học sinh khi đến tư vấn tại các trường THPT thì việc tổ chức các lớp
tập huấn, cập nhật các kiến thức mới nhất về thị trường việc làm, nhu cầu lao
động, nâng cao các kỹ năng tuyên truyền, giao tiếp cho cán bộ, nhân viên tuyển
sinh là một việc làm hết sức quan trọng và thiết thực.)
          
Góp ý cho nhóm: ....................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

Hoạt động 3: Tổ chức các buổi hoạt động giao lưu tại các trường trung học
phổ thông
(Hoạt động giao lưu văn nghệ sẽ thu hút được nhiều hơn sự quan tâm của
các bạn học sinh. Việc giao lưu giúp các bạn học sinh thấy được sư năng động,
nhiệt huyết của sinh viên tham gia học tại trường Đại học, thể hiện được phần
nào văn hóa trường qua đó góp phần nâng cao công tác tuyển sinh.)
          
Góp ý cho nhóm: ....................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................


THÔNG TIN CÁ NHÂN

164
Giới tính: Nam  Nữ

Tuổi:  Dưới 18 tuổi  Từ 19 – 25 tuổi


 Từ 26 – 35 tuổi  Trên 35 tuổi

Nghề nghiệp:...................................................................................
Đơn vị công tác......................................................................................

Xin chân thành cảm ơn!


Chúc anh/chị luôn khỏe mạnh và thành công !!!

165

You might also like