You are on page 1of 106

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

----------

BÁO CÁO THỰC TẬP DOANH NGHIỆP 2

CÔNG VIỆC KẾ TOÁN

TẠI CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG PHÚC KHANH

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Hoàn

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 4

STT HỌ VÀ TÊN MSSV LỚP

01 Nguyễn Châu Mỹ Kiều 18056621 DHKT14D

02 Đoàn Phước Danh 18049221 DHKT14D

03 Nguyễn Thị Hà 18058721 DHKT14D

04 Lê Hoàng Quân 18055231 DHKT14D

05 Đỗ Trọng Trung 18064281 DHKT14D


BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM


KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN


BÁO CÁO THỰC TẬP DOANH NGHIỆP 2

CÔNG VIỆC KẾ TOÁN


TẠI CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG PHÚC KHANH

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Hoàn


Sinh viên/Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 4

STT Họ và tên MSSV Lớp


1 Nguyễn Châu Mỹ Kiều 18056621 DHKT14D

2 Đoàn Phước Danh 18049221 DHKT14D

3 Nguyễn Thị Hà 18058721 DHKT14D

4 Lê Hoàng Quân 18055231 DHKT14D

5 Đỗ Trọng Trung 18064281 DHKT14D

TP. HCM, THÁNG 12 NĂM 2021


GIẤY XÁC NHẬN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP (DÀNH
CHO ĐƠN VỊ THỰC TẬP)
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm trở lại đây nền kinh tế nước ta không ngừng khởi sắc, không ngừng
phát triển trên mọi lĩnh vực để khẳng định vị thế nước nhà trên bản đồ thế giới. Tuy nhiên
2 năm trở lại đây, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến từng người từng nhà và giáng một
đòn mạnh xuống nền kinh tế thế giới. Nó ảnh hưởng đến từng doanh nghiệp từ nhỏ đến
những doanh nghiệp lớn, phá sản, biến mất, rất nhiều doanh nghiệp đang đứng trên bờ
vực phá sản. Đó là thử thách thức nhưng cũng là cơ hội cho các Công ty nỗ lực cố gắng
chuyển mình đi lên.

Để quản lý tốt doanh nghiệp cần đưa ra những quyết định đúng đắn, và quản lý tốt là
một thách thức đối với các nhà quản lý nói chung và các bộ phận nói riêng. Trong cơ chế
mới tài chính là tổng hoà của các mối quan hệ kinh tế, trong đó hạch toán kế toán là một
lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế tài chính nên nó có vai trò đặc biệt quan trọng và
cần thiết đối với hoạt động tài chính trong doanh nghiệp.

Hạch toán kế toán là một công cụ sắc bén cung cấp các thông tin kinh tế tài chính hiện
thực, có giá trị pháp lý và có độ tin cậy cao giúp doanh nghiệp và các đối tượng có liên
quan đánh giá đúng đắn tình hình hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó ra các quyết
định kinh tế phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay.

Để có thể áp dụng tốt những kiến thức lý thuyết vào thực tế việc được làm việc tại
Công ty TNHH Môi Trường Phúc Khanh đã giúp nhóm em có thêm những kiến thức vô
cùng hữu ích.

Đặc biệt, chúng em xin chân thành cảm ơn giảng viên – TS Nguyễn Thị Thu Hoàn - đã
giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình để chúng em có thể hoàn thiện tốt nhất bài báo cáo thực
tập.

Chúng em xin chân thành cảm ơn.


PHỤ LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN MÔI TRƯỜNG PHÚC KHANH.........................................................................11
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY TNHH MÔI
TRƯỜNG PHÚC KHANH........................................................................................11
1.1.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Môi Trường Phúc Khanh.................11
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển...................................................................11
1.1.3. Ngành nghề kinh doanh...................................................................................12
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ
MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG PHÚC KHANH..........12
1.2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh......................................................................12
1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh................................13
1.3. CƠ CẤU BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY...............................................16
1.3.1. Cơ cấu tổ bộ máy kế toán................................................................................16
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của kế toán:....................................................................17
1.4. HÌNH THỨC VÀ CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY......19
1.4.1. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty.............................................................19
1.4.2. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty...........................................................21
CHƯƠNG 2. CÔNG VIỆC THỰC TẾ CỦA KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN MÔI TRƯỜNG PHÚC KHANH................................................24
2.1. KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI TRẢ CHO NHÀ CUNG CẤP............................24
2.1.1. Mô tả quy trình thực hiện công việc.............................................................24
2.1.2. Nghiệp vụ phát sinh tại công ty....................................................................25
2.1.3. Phương pháp kế toán.....................................................................................25
2.1.4. Nhận xét.......................................................................................................... 29
2.2. KẾ TOÁN DOANH THU....................................................................................31
2.2.1. KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ............31
2.2.1.1. Mô tả quy trình thực hiện công việc.............................................................31
2.2.1.2. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh..........................................................................32
2.2.1.3. Phương pháp kế toán..................................................................................32
2.2.1.4. Nhận xét.......................................................................................................37
2.2.2. KẾ TOÁN DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH.................................38
2.2.2.1. Mô tả quy trình thực hiện công việc..........................................................38
2.2.2.2. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh.......................................................................39
2.2.2.3. Phương pháp kế toán..................................................................................39
2.2.2.4. Nhận xét.......................................................................................................41
2.3. KẾ TOÁN CHI PHÍ KINH DOANH.................................................................42
2.3.1. KẾ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP..........................................42
2.3.1.1. Mô tả quy trình thực hiện công việc..........................................................42
2.3.1.2. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh.......................................................................43
2.3.1.3. Phương pháp kế toán..................................................................................43
2.3.1.4. Nhận xét.......................................................................................................46
2.3.2. KẾ TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN..................................................................46
2.3.2.1. Mô tả quy trình thực hiện công việc.............................................................46
2.3.2.2. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh.......................................................................47
2.3.2.3. Phương pháp kế toán..................................................................................47
2.3.2.4. Nhận xét.......................................................................................................52
2.3.3. KẾ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP......................................52
2.3.3.1. Mô tả quy trình thực hiện công việc..........................................................52
2.3.3.2. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh.......................................................................53
2.3.3.3. Phương pháp kế toán..................................................................................53
2.3.3.4. Nhận xét.......................................................................................................57
2.4. KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐƯỢC KHẤU TRỪ........................58
2.4.1. Mô tả quy trình thực hiện công việc.............................................................58
2.4.2. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh..........................................................................59
2.4.3. Phương pháp kế toán.....................................................................................59
2.4.4. Nhận xét.......................................................................................................... 65
2.5. KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP...........................................66
2.5.1. Mô tả quy trình thực hiện công việc................................................................66
2.5.2. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh.............................................................................67
2.5.3. Phương pháp kế toán.......................................................................................67
2.5.4. Nhận xét..........................................................................................................68
2.6. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.................69
2.6.1. Mô tả quy trình thực hiện công việc................................................................69
2.6.2. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh.............................................................................69
2.6.3. Phương pháp kế toán.......................................................................................70
2.6.4. Nhận xét..........................................................................................................73
2.7. KẾ TOÁN LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH..........................................................74
2.7.1. Lập Bảng Cân Đối Kế Toán............................................................................74
2.7.2. Lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.....................................................84
2.7.3 Lập Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ...................................................................88
2.7.4. Trích Dẫn Các Báo Cáo Tài Chính..................................................................94
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...........................................................................................95
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG PHÚC KHANH..............................96
3.1. HOÀN THIỆN TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN..............................................96
3.1.1. Ưu điểm...........................................................................................................96
3.1.2. Hạn chế............................................................................................................96
3.1.3. Kiến nghị.........................................................................................................97
3.2 KIẾN NGHỊ VỀ SỔ SÁCH VÀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN................................97
3.2.1. Ưu điểm...........................................................................................................97
3.2.2. Hạn chế............................................................................................................97
3.2.3. Kiến Nghị Về Kế Toán Công Nợ Phải Trả Cho Nhà Cung Cấp......................98
3.2.4. Kiến Nghị Về Kế Toán Doanh Thu Bán Hàng Và Cung Cấp Dịch Vụ.........100
3.2.5. Kiến Nghị Về Kế Toán Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp.................................101
3.3.6. Kiến Nghị Về Kế Toán Giá Vốn Hàng Bán...................................................101
3.3.7. Kiến Nghị Về Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp.............................................101
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................104
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Cơ Cấu Bộ Máy Quản Lý Của Công Ty.........................................................13


Sơ đồ 1.2: Cơ Cấu Bộ Máy Kế Toán Của Công Ty.........................................................16
Sơ đồ 1.3: Trình Tự Ghi Sổ Bằng Máy Tính....................................................................20
Sơ đồ 2.1: Quy Trình Kế Toán Công Nợ Phải Trả...........................................................24
Sơ đồ 2.2: Quy Trình Kế Toán Doanh Thu Bán Hàng Và Cung Cấp Dịch Vụ................31
Sơ đồ 2.3: Quy Trình Kế Toán Doanh Thu Hoạt Động Tài Chính...................................38
Sơ đồ 2.4: Quy Trình Kế Toán Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp.......................................42
Sơ đồ 2.5: Quy Trình Kế Toán Giá Vốn Hàng Bán..........................................................46
Sơ đồ 2.6: Quy Trình Kế Toán Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp.....................................52
Sơ đồ 2.7: Quy Trình Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Được Khấu Trừ.........................58
Sơ Đồ 2.8: Quy Trình Kế Toán Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp......................................66
Sơ đồ 2.9: Quy Trình Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh......................................69
Sơ đồ 2.10: Quy Trình Lập Bảng Cân Đối Kế Toán........................................................74
Sơ đồ 2.11: Quy Trình Lập Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh...........................84
Sơ đồ 2.12: Quy Trình Lập Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ..............................................88
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
2 MTV Một thành viên
3 TK Tài khoản
4 TGNH Tiền gửi ngân hàng
5 GTGT Giá trị gia tăng
6 TNDN Thu nhập doanh nghiệp

7 BCTC Báo cáo tài chính


8 VN Việt Nam
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN MÔI TRƯỜNG PHÚC KHANH
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY TNHH MÔI
TRƯỜNG PHÚC KHANH
1.1.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Môi Trường Phúc Khanh
Ngày 10 tháng 10 năm 2018, Công ty chính thức được cấp giấy phép kinh doanh
vào đi vào hoạt động với lĩnh vực hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan đến
môi trường. Dưới đây là các thông tin cơ bản về công ty:

• Tên công ty: Công ty TNHH Môi Trường Phúc Khanh

• Tên quốc tế: PHUC KHANH ENVIRONMENT COMPANY LIMITED

• Người đại diện pháp luật: Dương Duy Khánh

• Trụ sở chính: Tầng 3, Toà nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường
Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

• Website: http://phuckhanhenvi.vn/

• Mã số thuế: 0315321448

• Quản lý bởi: Chi cục thuế Quận 3

• Điện thoại: (028) 7302 2888

• Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài nhà nước.

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển


Công ty TNHH Môi Trường Phúc Khanh được thành lập vào năm 2018 tại Thành
Phố Hồ Chí Minh, là một công ty chuyên về lĩnh vực hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ
thuật có liên quan đến môi trường.

Với đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ đại học và sau đại học, dày dặn kinh
nghiệm trong thiết kế, thi công và vận hành, luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu.
Phúc Khanh luôn cập nhật và phát triển công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, tiết kiệm
năng lượng, ứng dụng khoa học công nghệ, nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng đa
dạng, phong phú của khách hàng.

Công ty Phúc Khanh thành lập với sứ mệnh đem lại cho khách hàng, đối tác “giải
pháp tối ưu – an toàn môi trường – phát triển bền vững”.

1.1.3. Ngành nghề kinh doanh


Công ty TNHH Môi Trường Phúc Khanh hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực:

• Dịch vụ tư vấn hồ sơ bảo vệ môi trường.

• Tư vấn thiết kế, thi công, chuyển giao công nghệ:

+ Nước cấp

+ Nước thải

+ Khí thải

• Cung cấp thiết bị, vật liệu, hóa chất chuyên về môi trường.

1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY
QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG PHÚC KHANH
1.2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Trong quá trình hoạt động và phát triển Công ty TNHH Môi Trường Phúc Khanh
có những đặc điểm nổi bật sau:

- Về lĩnh vực kinh doanh: Buôn bán và cung cấp các dịch vụ liên quan đến môi trường.

- Ngành nghề kinh doanh: Công ty chủ yếu cung cấp các bao gồm: Xây dựng, lắp đặt, sửa
chữa các công trình liên quan đến môi trường, như các hồ chứa nước và rác thải. Công ty
xử lý, tiêu hủy nước thải, rác thải, khí thải độc hại và không độc hại….Các dịch vụ hoạt
động tư vấn, kiểm tra, phân tích kỹ thuật và cả dịch vụ sửa chữa và bảo hành nhằm đáp
ứng cho khách hàng có nhu cầu.
- Thị trường kinh doanh: Công ty TNHH Môi Trường Phúc Khanh sẵn sàng cung cấp sản
phẩm đến tất cả người tiêu dùng trong cả nước nhưng thị trường hoạt động chủ yếu vẫn là
Thành phố Hồ Chí Minh. Khách hàng là các nhà máy, đại lý, siêu thị, người tiêu dùng hộ
gia đình có nhu cầu. Công ty luôn phấn đấu để trở thành thương hiệu chuyên cung cấp
các dịch vụ về môi trường hàng đầu ở Việt Nam.

- Thị trường nhập – xuất hàng: Thị trường cung cấp đầu vào của Công ty là tất cả các cơ
sở sản xuất kinh doanh, tập thể các công ty sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm linh kiện,
thiết bị công nghiệp đủ điều kiện hợp tác với Công ty. Thị trường đầu ra của Công ty là
các doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân, công ty, xí nghiệp có nhu cầu, bặt biệt là nhu cầu
của các khách hàng là các hộ gia đình nhỏ lẻ.

1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh
Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Môi Trường Phúc Khanh được tổ chức theo
phương thức trực tuyến chức năng, mô hình phân tán. Công ty bao gồm các phòng ban
sau: Phòng Marketing, Phòng Kinh doanh, Phòng Kế toán, Bộ phận Xây dựng và tất cả
đều thuộc sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc.

Ban Giám đốc

Phòng Phòng Phòng Bộ phận


Marketing Kinh doanh Kế toán Xây dựng

Sơ đồ 1.1: Cơ Cấu Bộ Máy Quản Lý Của Công Ty


Nguồn: Công ty TNHH Môi Trường Phúc Khanh
 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban

Các phòng ban trong công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau và
nếu thiếu đi một bộ phận nào đó thì bộ máy của công ty sẽ hoạt động trở nên khó khăn
hơn.

Ban giám đốc

Giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu
trách nhiệm trước pháp luật về các hợp đồng kinh tế, về việc chấp hành các quy định của
Công ty. Nhiệm vụ quan trọng của Giám đốc là tổ chức thực hiện các quyết định của
Công ty cụ thể như là kế hoạch kinh doanh, phương án đầu tư, quy chế quản lý nội bộ
Công ty, đôn đốc, giám sát hoạt động của từng bộ phận. Giám đốc có quyền bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý, tuyển dụng lao động cũng như kiến nghị
phương án cơ cấu tổ chức trong Công ty. Không những vậy, Giám đốc còn là người trình
báo cáo quyết toán tài chính hàng năm, kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử
lý lỗ trong kinh doanh. Đồng thời, Giám đốc cũng là người đại diện Công ty ký kết các
hợp đồng kinh tế và định ra phương hướng phát triển trong tương lai.

Các phòng ban chức năng bao gồm:

Phòng Marketing:

Các nhân viên trong Phòng Marketing có nhiệm vụ xây dựng và phát triển hình ảnh
thương hiệu, để xây dựng và phát triển thương hiệu, Phòng Marketing đã thực hiện một
loạt các nhiệm vụ phổ biến sau đây: Xây dựng và quản lý hệ thống chăm sóc khách hàng
chuyên nghiệp. Thiết kế chương trình hậu mãi và bảo hành sản phẩm cho doanh nghiệp.
Tích cực tham gia tài trợ cho các hoạt động xã hội để quảng bá hình ảnh thương hiệu.
Đăng ký tham gia các chương trình liên quan đến chất lượng sản phẩm như: Hàng Việt
Nam chất lượng cao, ISO… xây dựng và thực hiện chiến lược Marketing, quảng bá sản
phẩm của Công ty trên các trang mạng xã hội như Market place hay xây dựng bộ sưu tập
sản phẩm để giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm trên ứng dụng Pinterest,
Twitter… Ngoài ra, Phòng Marketing còn tham mưu cho Ban Giám đốc về chiến lược
Marketing, sản phẩm và khách hàng. Phòng Marketing có nhiệm vụ tham mưu cho Ban
Giám đốc các vấn đề liên quan đến phát triển thương hiệu, phát triển kênh phân phối, xây
dựng nhãn hiệu sản phẩm mới, xác định khách hàng mục tiêu và hỗ trợ các bộ phận khác
trong Công ty thực hiện các kế hoạch Marketing. 

Phòng Kinh doanh:

Phòng Kinh doanh có nhiệm vụ: Hướng đến các khách hàng hiện tại cũng như các
khách hàng tiềm năng của Công ty vì mục tiêu lợi nhuận, doanh số… thông qua các hoạt
động quảng cáo, tiếp thị, triển khai mảng kinh doanh, giới thiệu và quảng bá sản phẩm
của Công ty đến khách hàng, tổ chức nghiên cứu thị trường, tham mưu cho Ban Giám
đốc về giá cả hợp đồng. Đưa ra các chỉ tiêu kinh doanh hàng tháng, hàng quý. Chịu trách
nhiệm về doanh thu, lợi nhuận của Công ty. Hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc
thực hiện chế độ kiểm tra theo quy định. Kết hợp với Phòng Marketing xác định đơn
hàng và cung cấp thông tin hàng hóa cho Bộ phận Xây dựng.

Phòng Kế toán:

Phòng Kế toán có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch tài chính của Công ty về vốn,
giá thành, lợi nhuận, tổ chức quản lý kế toán và theo dõi thực hiện các hợp đồng kinh tế,
theo dõi các khoản kinh tế phát sinh. Tổ chức công tác Tài chính và Kế toán trong Công
ty. Có nhiệm vụ xử lý và sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn và tài sản ghi chép, tính
toán phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ tài sản và phân tích hoạt động kinh doanh của
Công ty. Theo dõi công nợ và lập các khoản dự phòng. Thực hiện toàn bộ công việc kế
toán của Công ty: Kế toán tiền, kế toán công nợ, kế toán thuế, kế toán lương, kế toán báo
cáo tài chính, kế toán tài sản cố định và kế toán công cụ dụng cụ. Kiểm soát và chịu trách
nhiệm về các giấy tờ, các thủ tục liên quan đến pháp luật như tờ khai thuế hàng tháng,
báo cáo thuế tháng, năm, báo cáo tài chính, thuế môn bài… Kết hợp với các bộ phận khác
để đưa ra các chính sách về giá và chi phí hoạt động phù hợp với tình hình tài chính của
Công ty.

Bộ phận Xây dựng:


Bộ phận giao Xây dựng có nhiệm vụ: Lập hồ sơ nghiên cứu, thiết kế dự toán, quản
lý, giám sát kỹ thuật, xây dựng, sửa chữa thường xuyên các sản phẩm của Công ty. Nhận
đơn hàng từ Phòng Kinh doanh, lập hồ sơ thiết kế dự toán, quản lý, giám sát kỹ thuật, xây
dựng, sửa chữa thường xuyên các sản phẩm của Công ty, vận chuyển hàng hóa bán ra cho
khách hàng trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh… hoặc chuyển giao hàng hóa cho
shipper nếu khách hàng ở xa. Nhận hàng và kiểm tra hàng hóa nhập về. Kiểm tra luồng
hàng hóa để báo với Ban Giám đốc kịp thời trong trường hợp hàng trong khi gần hết
nhằm đảm bảo luôn có sẵn hàng, phục vụ kịp thời cho khách hàng nhanh chóng nhất.

1.3. CƠ CẤU BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY


1.3.1. Cơ cấu tổ bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thu thập và xử lý cung cấp
thông tin cho doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp xem xét sản xuất kinh doanh các mặt
hàng phù hợp. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể phân tích, đánh giá, lựa chọn các phương án
đầu tư sao cho có hiệu quả nhất. Bộ máy kế toán của công ty TNHH Môi Trường Phúc
Khanh được tổ chức theo kiểu quản lý trực tuyến và kết hợp với đó là mô hình kế toán
tập trung, mô hình kế toán này giúp cho việc xử lý thông tin trở nên nhanh chóng, tiết
kiệm thời gian làm việc, việc áp dụng những công nghệ hay phần mềm giúp trong quá
trình kế toán trở nên dễ dàng hơn và phát huy được hết vai trò trong quản lý kinh tế tài
chính. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty được thế hiện ở sơ đồ sau:

KẾ TOÁN
TRƯỞNG

KẾ TOÁN KẾ TOÁN
THANH TOÁN KẾ TOÁN KHO THỦ QUỶ
THUẾ

Sơ đồ 1.2: Cơ Cấu Bộ Máy Kế Toán Của Công Ty


Nguồn: Công ty TNHH Môi Trường Phúc Khanh
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của kế toán:

Mỗi một kế toán sẽ có thể đảm nhiệm các nhiệm vụ khác nhau và nhưng các nhiệm
vụ ấy có sự liên quan với nhau và hỗ trợ nhau để hoàn thành các công việc.

Với tính chất đặc thù là một công ty chuyên về lĩnh vực hoạt động kiến trúc và tư
vấn kỹ thuật có liên quan đến môi trường, Công ty TNHH Môi Trường Phúc Khanh có
bộ máy kế toán khá ít người vì thế 1 người kiêm nhiệm nhiều vai trò kế toán.

 Kế toán trưởng:

Kế toán trưởng là người thiết lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo tài chính, báo
cáo thuế và quyết toán theo quy định của Nhà nước và Điều lệ của công ty, hoạch định, tổ
chức, kiểm tra, duy trì và đổi mới theo hướng có hiệu quả các nghiệp vụ kế toán quản trị,
tổ chức phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ kế toán do Nhà nước ban
hành, kiểm tra việc bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán.

Kế toán trưởng là người kí duyệt các báo cáo tài chính, báo cáo thuế, bảng lương
nhân viên cũng như các phiếu thu, phiếu chi, chứng từ gốc hay chứng từ ghi sổ của công
ty. Kế toán trưởng là người chủ chốt chịu trách nhiệm trực tiếp cho mọi hoạt động về tài
chính của công ty, cũng là người lãnh đạo trực tiếp của các kế toán khác trong công ty.
Kế toán trưởng là người hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh, những công việc mà
các kế toán viên đã làm sao cho hợp lý nhất.

Bên cạnh đó, kế toán trưởng còn là người tham mưu, hỗ trợ trực tiếp cho Giám đốc
về các vấn đề liên quan đến quản trị tài chính, vận dụng nguồn tài chính để đảm bảo
nguồn lực tài chính sử dụng hiệu quả nhất.

 Kế toán thanh toán:

Kế toán thanh toán là người thực hiện các chứng từ thu, chi bằng tiền mặt hoặc
chuyển khoản khi có các nhu cầu thanh toán cho công ty. Kế toán thanh toán là người
chịu trách nhiệm thanh toán các khoản như tiền lương, BHXH, theo dõi ngân hàng theo
dõi quỹ tiền mặt, theo dõi công nợ phải trả, tiền vay, theo dõi và đối chiếu công nợ với
khách hàng.

Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng thì
kế toán thanh toán tiến hành lập phiếu thu, phiếu chi rồi đưa cho kế toán trưởng xem xét,
kí duyệt. Phiếu thu, phiếu chi được duyệt chuyển cho thủ quỹ để thu hoặc chi tiền. Kế
toán thanh toán cũng căn cứ vào phiếu thu hoặc phiếu chi để ghi nhận vào sổ chi tiết tài
khoản 111, 112. Cuối kì, kế toán thanh toán sẽ đối chiếu sổ chi tiết tiền mặt với sổ quỹ
cũng như đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng với sổ phụ ngân hàng.

Với vai trò kế toán công nợ, khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến kế toán
phải thu khách hàng hoặc phải trả nhà cung cấp thì kế toán tiến hành lập giấy đề nghị
thanh toán gửi cho khách hàng, lập ủy nhiệm chi để trả tiền cho nhà cung cấp. Sau khi
lập, kế toán chuyển cho kế toán trưởng xem xét, kí duyệt. Kế toán căn cứ vào các chứng
từ như trên ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ chi tiết tài khoản 131,331.
Cuối kì, kế toán đối chiếu sổ chi tiết tiền mặt với sổ quỹ đối với trường hợp thu hoặc trả
bằng tiền mặt, đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng với sổ phụ đối với trường hợp thu hoặc
trả bằng tiền gửi ngân hàng.

Bên cạnh đó, kế toán công nợ còn theo dõi công nợ hàng kì, nhắc nợ cho khách
hàng, cũng như kiểm tra kì hạn của nợ phải trả và tiến hành trả nợ đúng hạn. Đối với
những khoảng nợ khó đòi, kế toán tiến hành lập dự phòng phải thu khó đòi, nếu có bằng
chứng xác thực chứng minh nợ không xóa được kế toán tiến hành xóa nợ.

 Kế toán thuế:

Kế toán thuế là bộ phận phụ trách các vấn đề kê khai, báo cáo và quyết toán thuế
trong doanh nghiệp, phụ trách về các vấn đề về khai báo thuế trong doanh nghiệp. Kế
toán thuế là công việc của kế toán, là nghĩa vụ của các doanh nghiệp đối với nhà nước và
đóng vai trò như là cầu nối giữa doanh nghiệp và nhà nước.

 Kế toán kho:
Kế toán kho là người chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện các công việc liên quan
tới kho như theo dõi hàng hoá, nhập xuất hàng hoá, lập hoá đơn và chứng từ, theo dõi
việc xuất nhập hàng hoá, đối chiếu hoá đơn, chứng từ với số liệu kho và quản lý công
việc trong kho giúp hạn chế tối đa những rủi ro và thất thoát cho doanh nghiệp.

Kế toán kho có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lệ của các hóa đơn, chứng từ liên quan
trước khi thực hiện Nhập/ xuất kho. Hạch toán việc nhập xuất kho, vật tư, đảm bảo sự
chính xác và phù hợp của các khoản mục chi phí và vụ việc công trình. Phối hợp với kế
toán công nợ đối chiếu số liệu phát sinh hàng ngày. Xác nhận kết quả kiểm, đếm, giao
nhận hóa đơn, chứng từ và ghi chép sổ sách theo quy định. Lập chứng từ nhập xuất, hóa
đơn bán hàng, lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn và kiểm soát nhập xuất tồn
kho. Thường xuyên: kiểm tra việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho, hàng hóa vật tư
trong kho được sắp xếp hợp lý chưa, kiểm tra thủ kho có tuân thủ các quy định của công
ty. Đối chiếu số liệu nhập xuất của thủ kho và kế toán. Trực tiếp tham gia kiểm kê đếm số
lượng hàng nhập xuất kho cùng thủ kho, bên giao, bên nhận. Tham gia công tác kiểm kê
định kỳ (hoặc đột xuất). Chịu trách nhiệm biên bản kiểm kê, biên bản đề xuất xử lý nếu
có chênh lệch giữa sổ sách và thực tế. Nộp chứng từ và báo cáo kế toán theo quy định.

 Thủ quỹ:

Thủ quỹ là người trực tiếp quản lí quỹ tiền mặt của công ty, đồng thời chịu trách
nhiệm thu, chi tiền mặt khi có lệnh. Hay nói cách khác thủ quỹ chính là người kiểm soát
tất cả các hoạt động về thu chi nếu có phát sinh trong công ty. Với các công việc cụ thể
như kiểm tra phiếu thu, kiểm tra phiếu chi, ký nhận phiếu, ký tạm ưng, hằng tháng phải
kiểm kê số tiền hiện thu và chi, đối chiếu sổ quỹ tiền mặt với sổ chi tiết tiền mặt với kế
toán thanh toán…Thủ quỹ quản lý, lưu trữ toàn bộ giấy tờ liên quan khác trong quá trình
này.

Khi nhận được phiếu thu, chi và các chứng từ khác từ kế toán thanh toán chuyển
sang thủ quỹ tiến hành kiểm tra, đối chiếu và thu, chi tiền mặt cho bộ phần liên quan cần
thu, chi tiền. Phiếu thu, chi sau khi tiến hành thu, chi tiền mặt được thủ quỹ kí tên và
đóng dấu.
1.4. HÌNH THỨC VÀ CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY
1.4.1. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty

Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính

 Trình tự ghi sổ bằng máy vi tính:

Sơ đồ 1.3: Trình Tự Ghi Sổ Bằng Máy Tính


Nguồn: Công ty TNHH Môi Trường Phúc Khanh
 Trình tự ghi sổ trên phần mềm MISA:

Hàng ngày, kế toán sẽ nắm bắt các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như mua bán hàng
hóa, xuất tiền mặt đi thanh toán cho khách hàng. Sau đó các kế toán nhập vào hệ thống
của phần mềm kế toán Misa các diễn giải nghiệp vụ và thực hiện định khoản. Khi đó
phần mềm Misa sẽ có nhiệm vụ cập nhật để đưa ra phần chi tiết mà người dùng cần.
Đồng thời cuối năm, lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị. Cuối cùng kế toán chỉ việc in
các báo cáo sổ sách đó ra để nộp nhà nước hay cấp trên.

Khi nhập vào phiếu thu trên Misa sẽ có phần thông tin chung và hạch toán. Trên
phần thông tin chung kế toán sẽ nhập những thông tin về đối tượng, người nộp, lí do nộp.
Còn dưới phần hạch toán sẽ thực hiện định khoản đối với nghiệp vụ phát sinh của phiếu
thu đó như nghiệp vụ rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt. Sau khi thực hiện các
bước trên thì Misa sẽ tự cập nhật vào Sổ cái tiền mặt. Lúc nào, người kế toán cần tìm
kiếm một nghiệp vụ phát sinh nào đó mà chứng từ đã được nhập vào thì chỉ cần thực hiện
thao tác tìm kiếm trên phần mềm. Cuối năm, Misa sẽ giúp kế toán lập báo cáo tài chính.

1.4.2. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty

Công ty TNHH Môi Trường Phúc Khanh áp dụng Chế độ Kế toán và hệ thống tài
khoản: Theo Thông tư 200/2014 TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 (Có hiệu
lực ngày 05/02/2015 và được áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày
01/01/2015).

Công ty áp dụng hệ thống chứng từ: Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành,
các chứng từ của công ty bao gồm:

 Phiếu thu, Phiếu chi

 Phiếu nhập, phiếu xuất

 Hóa đơn giá trị gia tăng

 Giấy đề nghị tạm ứng

 Giấy thanh toán tạm ứng

 Bảng lương

 ................

Hệ thống sổ sách:

 Sổ nhật kí chung

 Sổ cái tài khoản

 Sổ chi tiết tài khoản

 Báo cáo nhập xuất tồn

Hệ thống báo cáo tài chính: Công ty theo mẫu của thông tư 200/2014/TT-BTC của
bộ tài chính ban hành gồm có: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính.

Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12.
Đơn vị tiền tệ: Công ty sử dụng để ghi sổ là Việt Nam đồng.

Phương pháp tính thuế và nộp thuế giá trị gia tăng: Công ty TNHH Môi Trường
Phúc Khanh áp dụng theo phương pháp khấu trừ. Kế toán hạch toán riêng giữa thuế giá
trị gia tăng đầu vào (thuế giá trị gia tăng được khấu trừ) với thuế giá trị gia tăng đầu ra
(thuế giá trị gia tăng phải nộp nhà nước). Cuối tháng Kế toán lập bảng kê thuế giá trị gia
tăng mua vào và bán ra, khấu trừ xác định số thuế phải nộp theo quy định.

Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được phản ánh và ghi nhận theo
nguyên tắc giá gốc, phương pháp tính giá trị hàng tồn kho là phương pháp bình quân gia
quyền. Kế toán hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp bình quân cuối kỳ.

Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Được áp dụng theo phương pháp đường
thẳng.

Xuất kho công cụ dụng cụ: công cụ dụng cụ mua về sử dụng, kế toán đưa thẳng vào
tài khoản 242, sau đó tiến hành phân bổ chi phí hàng kì.

Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ Tài sản cố định hữu hình: Được trình bày theo nguyên
giá trừ giá trị hao mòn lũy kế.

Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ vô hình Quyền sử dụng đất: Tài sản cố định vô hình thể
hiện giá trị quyền sử dụng đất và được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy
kế. Quyền sử dụng đất được phân bổ theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian
sử dụng lô đất.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thuận lợi đầu tiên khi nói về Công ty TNHH Môi Trường Phúc Khanh chính là
Giám đốc - người lãnh đạo trực tiếp của Công ty đã có tầm nhìn và chiến lược để đưa ra
những phương hướng đúng đắn giúp cho Công ty ngày càng phát triển trong nền kinh tế
thị trường ngày càng cạnh tranh như hiện nay. Bên cạnh đó, Công ty còn có đội ngũ nhân
viên có trình độ, kỹ năng và tay nghề lâu năm cùng giúp Công ty ngày một phát triển
hơn.

Công ty áp dụng các chính sách kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC của bộ tài
chính ban hành. Công ty áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung đồng thời sử dụng phần
mềm Misa hổ trợ trong công tác kế toán. Tuân thủ đúng theo chế độ kế toán Việt Nam và
pháp luật Nhà nước.
Để đạt được những thành công ở hiện tại, các nhân viên công ty đã phối hợp chặt chẽ
với nhau. Trong đó, phòng kế toán đã đóng một phần không nhỏ trong quá trình phát triển
của công ty từ thu thập, kiểm soát, phân tích các nghiệp vụ đến ghi chép và thực hiện các
báo cáo. Từ đó, phòng kế toán giúp Giám đốc hiểu rõ tình hình tài chính của công ty, thấy
những sai sót và yếu kèm trong công việc để đưa ra những giải pháp hiệu quả. Phòng kế
toán còn liên hệ trực tiếp với các phòng ban khác để giải quyết công việc, kịp thời phát
hiện những sai sót, tìm cách giải quyết tốt nhất và đẩy nhanh tiến độ công việc. Qua đó,
nói lên ý nghĩa quan trọng của công tác kế toán và mối quan hệ của từng kế toán trong
công việc.
Để thấy rõ tầm quan trọng của công tác kế toán trong Công ty TNHH Môi Trường
Phúc Khanh, các công việc kế toán sẽ được làm rõ ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2. CÔNG VIỆC THỰC TẾ CỦA KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN MÔI TRƯỜNG PHÚC KHANH
2.1. KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI TRẢ CHO NHÀ CUNG CẤP

2.1.1. Mô tả quy trình thực hiện công việc

Nhà cung cấp Phòng kinh doanh Phòng kế toán Thủ kho

Nhận đơn mua Lập đơn mua


hàng hàng

Lập hóa đơn Nhận hàng và Lập phiếu Nhận phiếu và


bán hàng và hóa đơn nhập kho nhập kho
xuất hàng

Làm thủ tục


Ghi sổ thẻ kho
thanh toán

Sổ NKC, Sổ
cái TK 331

Nhập vào
phần mềm

In và lưu trữ

Sơ đồ 2.4: Quy Trình Kế Toán Công Nợ Phải Trả


Nguồn: Công Ty TNHH Môi Trường Phúc Khanh
Phòng kinh doanh lập đơn đặt hàng gửi cho nhà cung cấp. Khi nhà cung cấp xuất
hàng bán, phòng kinh doanh trực tiếp nhận hàng, hóa đơn GTGT, hợp đồng kinh tế từ
nhà cung cấp. Sau đó, chuyển bộ chứng từ cho phòng kế toán. Phòng kế toán nhận được
hóa đơn, tiến hành lập phiếu nhập kho đồng thời ghi sổ và lưu trữ chứng từ. Bộ phận kho
nhận phiếu nhập kho và tiến hành nhập kho hàng hóa. Sau khi nhập kho hàng hóa, phòng
kinh doanh sẽ thực hiện thủ tục thanh toán và lập chứng từ chi tiền, phòng kế toán nhận
được chứng từ chi tiền sẽ ghi nhận lên sổ nhật ký chung.

2.1.2. Nghiệp vụ phát sinh tại công ty

Các nghiệp vụ phát sinh làm tăng công nợ phải trả:

+ Mua hàng chưa thanh toán cho nhà cung cấp

Các nghiệp vụ phát sinh làm giảm công nợ phải trả:

+ Chi tiền mặt trả nợ cho nhà cung cấp


+ Ứng trước tiền mua hàng cho nhà cung cấp

2.1.3. Phương pháp kế toán

a. Chứng từ kế toán

Chứng từ gốc:

+ Hóa đơn GTGT (Xem phụ lục 01.21 đính kèm)

+ Hợp đồng kinh tế

Chứng từ ghi sổ:

+ Phiếu chi (Xem phụ lục 01.12 đính kèm)

+ Ủy nhiệm chi

+ Giấy báo Nợ

b. Tài khoản sử dụng

+ Công ty sử dụng tài khoản 331 - Phải trả cho người bán.
c. Sổ sách kế toán sử dụng

- Sổ tổng hợp:
+ Sổ nhật kí chung (Xem phụ lục 02.01 đính kèm)
+ Sổ cái tài khoản 331 (Xem phụ lục 02.11 đính kèm)

d. Trích dẫn một số nghiệp vụ thực tế phát sinh

Nghiệp vụ 1: Căn cứ vào HĐ GTGT số 0003046 ngày 14/08/2020 Kế toán nhập vào
phần mềm MISA phân hệ “Mua hàng hóa” của công ty mua dịch vụ của công ty TNHH
Đầu Tư Thiết Kế Xây Dựng Tân Thời với số tiền là 14.545.455 VNĐ (chưa bao gồm
thuế GTGT 10%), chưa thanh toán cho người bán.

Kế toán định khoản:

Nợ TK 154: 14.545.455

Nợ TK 1331: 1.454.545

Có TK 331: 16.000.000

Chứng từ kèm theo:

Hóa đơn GTGT số 0003046 (Xem phụ lục 01.21 đính kèm)

Sổ sách kèm theo:

+ Sổ nhật ký chung (Xem phụ lục 02.01 đính kèm)

+ Sổ cái TK 331 (Xem phụ lục 02.12 đính kèm)

+ Sổ cái TK 154 (Xem phụ lục 02.10 đính kèm)

+ Sổ cái TK 133 (Xem phụ lục 02.09 đính kèm)

+ Sổ chi tiết TK 1331 (Xem phụ lục 02.22 đính kèm)

Nghiệp vụ 2: Căn cứ vào HĐ GTGT số 0000766 ngày 15/09/2020 Kế toán định


khoản vào phần mềm Misa lập “Chứng từ khác” mua dịch vụ tại Công ty TNHH Dịch vụ
Du Lịch Khách Sạn Nhà Hàng Thuần Việt với số tiền là 17.550.000 VNĐ (chưa bao gồm
thuế GTGT 10%), chưa thanh toán cho người bán.
Kế toán định khoản:

Nợ TK 6428: 17.550.000 (chi phí bằng tiền khác ) vd: cp tiếp khách

Nợ TK 1331: 1.755.000

Có TK 331: 19.305.000

Chứng từ kèm theo:

+ Hóa đơn GTGT số 0000766 (Xem phụ lục 01.08 đính kèm)

Sổ sách kèm theo:

+ Sổ nhật ký chung (Xem phụ lục 02.01 đính kèm)

+ Sổ cái TK 331 (Xem phụ lục 02.12 đính kèm)

+ Sổ cái TK 642 (Xem phụ lục 02.18 đính kèm)

+ Sổ cái TK 133 (Xem phụ lục 02.09 đính kèm)

+ Sổ chi tiết TK 1331 (Xem phụ lục 02.22 đính kèm)

Nghiệp vụ 3: Căn cứ vào HĐ GTGT 0000766 ngày 30/09/2020 Kế toán lập phiếu chi
00111 và phân hệ “Mua hàng” thanh toán cho Công ty TNHH Dịch vụ Du Lịch Khách
Sạn Nhà Hàng Thuần Việt với số tiền là 19.305.000 đồng.

Kế toán định khoản:

Nợ TK 331: 19.305.000

Có TK 1111: 19.305.000

Chứng từ kèm theo:

+ Hóa đơn GTGT số 0000766 (Xem phụ lục 01.08 đính kèm)

+ Phiếu chi 00111 (Xem phụ lục 01.12 đính kèm)

Sổ sách kèm theo:

+ Sổ nhật ký chung (Xem phụ lục 02.01 đính kèm)

+ Sổ cái TK 331 (Xem phụ lục 02.12 đính kèm)


+ Sổ cái TK 111 (Xem phụ lục 02.06 đính kèm)

+ Sổ chi tiết TK 1111 (Xem phụ lục 02.07 đính kèm)

Trích dẫn mẫu sổ Nhật Ký Chung


Trích dẫn mẫu sổ cái 331

Mẫu đầy đủ (Xem phụ lục 02.01 đính kèm)

2.1.4. Nhận xét

- Ưu điểm:

Về quy trình thực hiện: Kế toán thực hiện đúng quy trình kế toán nợ phải trả cho nhà
cung cấp. Kế toán hạch toán theo dõi chi tiết cho từng đối tượng nợ, từng nội dung nợ.

Về chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán được công ty lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời,
chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. Chứng từ kế toán được lập đủ số liên theo
quy định. Trên chứng từ kế toán kí tên đầy đủ.

Về tài khoản kế toán: Doanh nghiệp sử dụng hệ thống tài khoản 331 theo thông tư
200/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính.

Về sổ sách kế toán: Công ty tổ chức ghi sổ kế toán kịp thời, rõ ràng theo các nội dung
của sổ. Thông tin, số liệu ghi vào sổ kế toán chính xác, trung thực, đúng với chứng từ kế
toán. Kế toán ghi sổ đúng theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài
chính. Sổ kế toán được ghi liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ. Công ty khóa sổ kế toán
vào cuối kỳ kế toán và trước khi lập báo cáo tài chính.

- Nhược điểm:

Đôi khi kế toán vẫn còn nhầm lẫn trong việc ghi sai chứng từ như ghi sai thông tin ô
tài khoản đơn vị thụ hưởng của nhà cung cấp khi lập ủy nhiệm chi. Khi ghi sai thì dẫn
đến doanh nghiệp thanh toán tiền không đúng cho nhà cung cấp.

Doanh nghiệp chưa mở tài khoản chi tiết riêng cho từng đối tượng nhà cung cấp giúp
việc theo dõi nợ phải trả của công ty chưa rõ ràng, chi tiết và đưa ra các giải pháp đúng
về việc thanh toán nợ.
2.2. KẾ TOÁN DOANH THU
2.2.1. KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
2.2.1.1. Mô tả quy trình thực hiện công việc.
Khách Hàng Kế toán doanh thu Kế toán trưởng

Đơn đặt hàng Lập hóa đơn Kí quyết


GTGT, phiếu xuất
kho

Ghi nhận doanh


Nhận hàng
thu bán hàng

Hình thức thanh Thanh toán ngay Gửi khách hóa


toán đơn GTGT

Ghi nhận công nợ


Chưa thanh toán

Hạch toán trên


MISA

NKC, sổ cái
TK 511, 131

Nhập vào phần


mềm

In và lưu trữ
Sơ đồ 2.5: Quy Trình Kế Toán Doanh Thu Bán Hàng Và Cung Cấp Dịch Vụ
Nguồn: Công Ty TNHH Môi Trường Phúc Khanh
Khi khách hàng lập đơn đặt hàng, kế toán sẽ xem xét và lập hóa đơn GTGT 2 liên và
phiếu xuất kho cho kế toán trưởng ký duyệt. Sau khi được kế toán trưởng ký duyệt, kế
toán ghi nhận doanh thu và thực hiện lệnh xuất kho cho phòng kinh doanh đi giao hàng.
Phòng kinh doanh tự giao thì phải chịu cả trách nhiệm về số lượng đi giao cho khách.
Người đi giao hàng sẽ giao hàng hóa và sẽ nộp về cho kế toán công ty giấy giao hàng và
biên bản bàn giao để kế toán lưu trữ chứng từ.

Nếu khách hàng thanh toán ngay thì kế toán thực hiện quy trình thu tiền, lúc này hóa
đơn GTGT sẽ được giao cho khách. Nếu khách hàng chưa thanh toán ngày thì kế toán sẽ
thực hiện quy trình nợ phải thu.

Song song với đó, kế toán tiến hành cập nhật, hạch toán vào phần mềm MISA, sổ nhật
kí chung và sổ cái 511, sổ cái TK 131, cuối cùng là lưu trữ các chứng từ cùng sổ sách liên
quan.

2.2.1.2. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh


Các nghiệp vụ phát sinh làm tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Các nghiệp vụ phát sinh làm giảm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

+ Không có nghiệp vụ phát sinh giảm

Cuối kì kết chuyển doanh thu để xác định kết quả hoạt động kinh doanh

2.2.1.3. Phương pháp kế toán

a. Chứng từ kế toán

+ Hóa đơn GTGT (Xem phụ lục 01.02 đính kèm)

+ Đơn đặt hàng

+ Phiếu xuất kho (Xem phụ lục 01.04 đính kèm)

+ Phiếu kế toán (Xem phụ lục 01.13 đính kèm)

b. Tài khoản sử dụng


Tài khoản cấp 1:
TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tài khoản cấp 2:
TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa
TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ
c. Sổ sách kế toán sử dụng

+ Sổ nhật kí chung (Xem phụ lục 02.01 đính kèm)


+ Sổ cái tài khoản 511 (Xem phụ lục 02.14 đính kèm)
+ Sổ chi tiết TK 5111 (Xem phụ lục 02.26 đính kèm) Dthu bán hàng
+ Sổ chi tiết TK 5113 (Xem phụ lục 02.27 đính kèm) Dthu cung cấp dịch vụ

 Nghiệp vụ minh họa

Nghiệp vụ 1: Căn cứ vào HĐ Bán hàng số 0000004 ngày 17/01/2020 Kế toán định khoản
vào phần mềm Misa phân hệ “Bán hàng” cho Công ty TNHH Nước Sốt Đặc Sản Việt
DASAVI với số tiền là 1.450.000 VNĐ (chưa bao gồm thuế GTGT 10%), chưa thu tiền
khách hàng.

Kế toán định khoản:

Nợ TK 131: 1.595.000

Có TK 5111: 1.450.000
Có TK 33311: 145.000 thuế gtgt đầu ra
Nợ TK 632: 1.200.000
Có TK 1561: 1.200.000

Chứng từ kèm theo:

+ Hóa đơn GTGT số 0000004 (Xem phụ lục 01.02 đính kèm)

+ Phiếu xuất kho số 00002 (Xem phụ lục 01.04 đính kèm)

Sổ sách kèm theo:

+ Sổ nhật ký chung (Xem phụ lục 02.01 đính kèm)


+ Sổ cái TK 511 (Xem phụ lục 02.14 đính kèm)

+ Sổ cái TK 131 (Xem phụ lục 02.08 đính kèm)

+ Sổ cái TK 3331 (Xem phụ lục 02.13 đính kèm)

+ Sổ cái TK 632 (Xem phụ lục 02.17 đính kèm)

+ Sổ cái TK 156 (Xem phụ lục 02.11 đính kèm)

+ Sổ chi tiết TK 1561 (Xem phụ lục 02.23 đính kèm)

+ Sổ chi tiết TK 5111 (Xem phụ lục 02.26 đính kèm)

Nghiệp vụ 2: Căn cứ vào HĐ Bán hàng số 0000012 ngày 18/05/2020 Kế toán định khoản
vào phần mềm Misa phân hệ “Bán hàng” cho Công ty TNHH Chế Biến và Xuất Khẩu
Thuỷ Sản Cam Ranh với số tiền là 18.000.000 VNĐ (chưa bao gồm thuế GTGT 10%),
chưa thu tiền khách hàng.

Kế toán định khoản:

Nợ TK 131: 19.800.000

Có TK 5111: 18.000.000
Có TK 33311: 1.800.000
Nợ TK 632: 6.250.000
Có TK 1561: 6.250.000

Chứng từ kèm theo:

+ Hóa đơn GTGT số 0000012 (Xem phụ lục 01.06 đính kèm)

+ Phiếu xuất kho số 00012 (Xem phụ lục 01.07 đính kèm)

Sổ sách kèm theo:

+ Sổ nhật ký chung (Xem phụ lục 02.01 đính kèm)

+ Sổ cái TK 511 (Xem phụ lục 02.14 đính kèm)

+ Sổ cái TK 131 (Xem phụ lục 02.08 đính kèm)


+ Sổ cái TK 3331 (Xem phụ lục 02.13 đính kèm)

+ Sổ cái TK 632 (Xem phụ lục 02.17 đính kèm)

+ Sổ cái TK 156 (Xem phụ lục 02.11 đính kèm)

+ Sổ chi tiết TK 1561 (Xem phụ lục 02.23 đính kèm)

+ Sổ chi tiết TK 5111 (Xem phụ lục 02.26 đính kèm)

+ Sổ chi tiết TK 33311 (Xem phụ lục 02.24 đính kèm)

Nghiệp vụ 3:Ngày 30/09/2020, căn cứ vào Phiếu kế toán NVK00108 kế toán kết chuyển
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đến ngày 30/09/2020 với số tiền là 553.980.000
VNĐ.

Kế toán định khoản:

Nợ TK 5111: 5.000.000 đồng

Nợ TK 5113: 548.980.000 đồng


Có TK 911: 553.980.000 đồng

Chứng từ kèm theo:

+ Phiếu kế toán số NVK00108 (Xem phụ lục 01.13 đính kèm)

Sổ sách kèm theo:

+ Sổ nhật ký chung (Xem phụ lục 02.01 đính kèm)

+ Sổ cái TK 511 (Xem phụ lục 02.14 đính kèm)

+ Sổ cái TK 911 (Xem phụ lục 02.19 đính kèm)

+ Sổ chi tiết TK 5111 (Xem phụ lục 02.26 đính kèm)

+ Sổ chi tiết TK 5113 (Xem phụ lục 02.27 đính kèm)

Trích dẫn Sổ Nhật Ký Chung


Trích dẫn sổ Cái 511

Mẫu đầy đủ (Xem phụ lục 02.14 đính kèm)

2.2.1.4. Nhận xét


- Ưu điểm:

Quy trình thực hiện: Giúp công ty phản ánh được doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ trong một kỳ kế toán từ các giao dịch và nghiệp vụ mà công ty phát sinh.

Chứng từ sử dụng: Cung cấp nội dung, số liệu trung thực, chính xác, lập quyết toán
đầy đủ để đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty.

Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng chính xác loại tài khoản khi phản ánh doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Sổ sách kế toán: Việc ghi chép sổ sách đầy đủ giúp nắm được tình hình doanh thu bán
hàng qua từng tháng, từng năm hiệu quả.

Định khoản nghiệp vụ: Ghi nhận doanh thu từ việc bán hàng của công ty hàng tháng
đầy đủ, hợp lý theo từng nghiệp vụ.

- Nhược điểm:
Kế toán chỉ ghi nhận nghiệp vụ phát sinh theo sổ cái từng TK 5111, TK 5113 chứ chưa
mở tài khoản doanh thu chi tiết cho từng sản phẩm nên gặp khó khăn trong việc theo dõi
doanh thu của từng mặt hàng.

2.2.2. KẾ TOÁN DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

2.2.2.1. Mô tả quy trình thực hiện công việc

Sơ đồ 2.6: Quy Trình Kế Toán Doanh Thu Hoạt Động Tài Chính
Nguồn: Công ty TNHH Môi Trường Phúc Khanh
Mỗi tháng, khi phát sinh khoản thu nhập từ doanh thu hoạt động tài chính ( lãi tiền gửi
ngân hàng,…) kế toán tập hợp các chứng từ có liên quan từ các bộ phận, sau đó đối chiếu
kiểm tra, tổng hợp. Nếu hợp lệ thì được gửi lên cho kế toán trưởng xem xét và ký duyệt,
sau đó căn cứ vào chứng từ đã được ký duyêt để nhập liệu vào phần mềm kế toán ( Misa )
theo từng phần hành kế toán thích hợp và được in ra cho kế toán trưởng hoặc giám đốc
ký duyệt, lưu trữ lại. Các thông tin dữ liệu được đưa vào phần mềm sẽ tự động nhập vào
sổ Nhật ký chung, sổ Cái tài khoản và sổ Chi tiết tài khoản.

Vào mỗi cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển từ TK 515 qua TK 911 để xác định kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ đó, thực hiện cộng sổ, in bảng cân đối số phát
sinh làm căn cứ so sánh số liệu. Kế toán còn kiểm tra, đối chiếu sổ sách, số liệu để tiện
theo dõi, kiểm tra phát hiện và điều chỉnh sai sót kịp thời. Thông tin của sổ kế toán tổng
hợp và chi tiết sẽ được in ra thành quyển để làm căn cứ lưu trữ tại công ty.
2.2.2.2. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Các nghiệp vụ phát sinh làm tăng doanh thu hoạt động tài chính:

+ Doanh thu từ tiền lãi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

Các nghiệp vụ phát sinh làm giảm doanh thu hoạt động tài chính:

+ Không có nghiệp vụ phát sinh giảm

Cuối kì kết chuyển doanh thu để xác định kết quả hoạt động kinh doanh

2.2.2.3. Phương pháp kế toán


a. Chứng từ kế toán
+ Phiếu kế toán (Xem phụ lục 01.02 đính kèm)
+ Giấy báo có (Xem phụ lục 01.05 đính kèm)
b. Tài khoản sử dụng
+ Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
c. Sổ sách kế toán sử dụng
+ Sổ nhật ký chung (Xem phụ lục 02.01 đính kèm)
+ Sổ cái TK 515 (Xem phụ lục 02.15 đính kèm)

 Nghiệp vụ minh họa

Nghiệp vụ 1: Căn cứ vào phiếu kế toán NTTK0001 ngày 22/01/2020, kế toán hạch toán
trong Misa vào “Nghiệp vụ”- “Ngân hàng”- “Nộp tiền vào tài khoản” để ghi nhận lãi tiền
gửi tháng 1 với số tiền là 214 đồng cho ngân hàng VCB.
Kế toán định khoản:
Nợ TK 11211: 214
Có TK 515: 214
Chứng từ kèm theo:
+ Phiếu kế toán NTTK0001 (Xem phụ lục 02.02 đính kèm)
+ Giấy báo có (Xem phụ lục 02.05 đính kèm)
Sổ sách kèm theo:
+ Sổ nhật ký chung (Xem phụ lục 02.01 đính kèm)
+ Sổ cái TK 515 (Xem phụ lục 02.15 đính kèm)
+ Sổ cái TK 112 (Xem phụ lục 02.07 đính kèm)
+ Sổ chi tiết TK 11211 (Xem phụ lục 02.20 đính kèm)
Nghiệp vụ 2: Căn cứ vào Phiếu kế toán NTTK00036 ngày 26/09/2020, kế toán hạch toán
trong Misa vào “Nghiệp vụ”- “Ngân hàng” - “Nộp tiền vào tài khoản” để ghi nhận lãi tiền
gửi tháng 1 với số tiền 14,392 đồng cho ngân hàng OCB.
Kế toán định khoản:
Nợ TK 11212: 14,392
Có TK 515: 14,392
Chứng từ kèm theo:
+ Phiếu kế toán NTTK00036 (Xem phụ lục 01.02 đính kèm)
+ Giấy báo có (Xem phụ lục 02.11 đính kèm)
Sổ sách kèm theo:
+ Sổ nhật ký chung (Xem phụ lục 02.01 đính kèm)
+ Sổ cái TK 515 (Xem phụ lục 02.15 đính kèm)
+ Sổ cái TK 112 (Xem phụ lục 02.07 đính kèm)
+ Sổ chi tiết TK 11212 (Xem phụ lục 02.21 đính kèm)
Nghiệp vụ 3: Căn cứ vào Phiếu kế toán NVK00108 ngày 30/09/2020 Kế toán
tiến hành nhập vào phân hệ “Tổng hợp” trên phần mềm Misa chọn “Kết chuyển lãi
lỗ”.
Kế toán định khoản:
Nợ TK 515: 35,057
Có TK 911: 35,057
Chứng từ kèm theo:
+ Phiếu kế toán NVK00108 (Xem phụ lục 01.13 đính kèm)
Sổ sách kế toán:
+ Sổ nhật ký chung (Xem phụ lục 02. đính kèm)
+ Sổ cái TK 515 (Xem phụ lục 02.15 đính kèm)
+ Sổ cái TK 911 (Xem phụ lục 02.19 đính kèm)
Trích dẫn mẫu sổ nhật ký chung

Trích dẫn mẫu sổ cái TK 515

Mẫu đầy đủ (Xem phụ lục 02.15 đính kèm)

2.2.2.4. Nhận xét


- Ưu điểm
Về quy trình thực hiện: Kế toán đã thực hiện đúng quy trình kế toán doanh thu.
Về tài khoản: Kế toán cũng sử dụng đúng các tài khoản của thông tư 200. Việc sử
dụng rất chính xác và hợp lý các tài khoản 515 cho việc hạch toán doanh thu.
Về chứng từ sử dụng: Phiếu thu, giấy báo có được lập chính xác và đầy đủ.
Về sổ sách kế toán: Số đã được ghi chép đầy đủ và chính xác, hợp lý. Đáp ứng đúng
yêu cầu của thông tư 200 bao gồm sổ nhật kí chung, sổ cái TK 515.
2.3. KẾ TOÁN CHI PHÍ KINH DOANH
2.3.1. KẾ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP

2.3.1.1. Mô tả quy trình thực hiện công việc

Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng

Chứng từ liên quan đến chi phí Xem xét chứng từ


nhân công trực tiếp

Dùng phần mềm MISA để


Ký duyệt
hạch toán

Sổ nhật kí chung, sổ cái TK


622

Cuối kì kết chuyển chi phí


nhân công trực tiếp

Lưu trữ
Sơ đồ 2.7: Quy Trình Kế Toán Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp
Nguồn: Công ty TNHH Môi Trường Phúc Khanh

Khi phát sinh các hoạt động liên quan đến nhân công trực tiếp, kế toán tổng hợp các
chứng từ liên quan đến nghiệp vụ sau khi tổng hợp đồng đủ gửi kế toán trưởng xem xét
và ký duyệt để hạch toán trên phần mềm Misa. Vào cuối quý, sẽ được phần mềm hạch
toán tự động ngay khi nhấn nút tính giá thành sản phẩm. Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi
phí nhân công trực tiếp rồi đưa cho kế toán trưởng để xác định kết quả hoạt động kinh
doanh. Cuối cùng, kế toán tiến hành lưu trữ chứng từ cùng sổ sách liên quan.

2.3.1.2. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh.


Các nghiệp vụ phát sinh làm tăng chi phí nhân công trực tiếp:

+ Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất.

Các nghiệp vụ phát sinh làm giảm chi phí nhân công trực tiếp:

+ Không có nghiệp vụ phát sinh giảm


Cuối kì kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

2.3.1.3. Phương pháp kế toán

a. Chứng từ kế toán

+ Hóa đơn GTGT (Xem phụ lục 01.01 đính kèm)

+ Phiếu kế toán (Xem phụ lục 01.20 đính kèm)

b. Tài khoản sử dụng:

+ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

c. Sổ sách kế toán sử dụng

+ Sổ nhật ký chung (Xem phụ lục 02.01 đính kèm)

+ Sổ cái TK 622 (Xem phụ lục 02.16 đính kèm)

- Nghiệp vụ minh họa

Nghiệp vụ 1 Căn cứ vào hóa đơn GTGT 0000237 ngày 19/12/2020 Kế toán nhập vào
phần mềm Misa phân hệ “Mua hàng” của Công ty mua dịch vụ của Công ty TNHH MUA
BÁN VÀ THI CÔNG ĐIỆN GIA HÒA số tiền 18.000.000 đồng (chưa bao gồm thuế
GTGT 10%). Công ty chưa thanh toán cho nhà cung cấp.

Kế toán định khoản:

Nợ TK 622: 18.000.000 đồng


Nợ TK 1331: 1.800.000

Có TK 331: 19.800.000 đồng

Chứng từ kèm theo:

+ Hóa đơn GTGT 0000237 (Xem phụ lục 01.22 đính kèm)

Sổ sách kèm theo:

+ Sổ nhật kí chung (Xem phụ lục 02.01 đính kèm)

+ Sổ cái TK 622 (Xem phụ lục 02.16 đính kèm)

+ Sổ cái TK 133 (Xem phụ lục 02.09 đính kèm)

+ Sổ cái TK 331 (Xem phụ lục 02.12 đính kèm)

+ Sổ chi tiết TK 1331 (Xem phụ lục 02.22 đính kèm)

Nghiệp vụ 2: Ngày 31/12/2020 kế toán nhập vào phần mềm MISA phân hệ “Tổng hợp”
để kết chuyển lãi đến ngày 31/12/2020.

Kế toán định khoản:

Nợ TK 154: 36.000.000

Có TK 622: 36.000.000

Chứng từ kèm theo:

+ Phiếu kế toán NVK00109 (Xem phụ lục 01.20 đính kèm)

Sổ sách kèm theo:

+ Sổ Nhật kí chung (Xem phụ lục 02.01 đính kèm)

+ Sổ cái TK 622(Xem phụ lục 02.16 đính kèm)

+ Sổ cái TK 154 (Xem phụ lục 02.10 đính kèm)


Trích dẫn mẫu số Nhật Ký chung

Tríc
h dẫn mẫu sổ cái 622
2.3.1.4. Nhận xét
- Ưu điểm:

Về quy trình thực hiện: Bộ phận công tác kế toán được tổ chức một cách linh hoạt
vừa đơn giản vừa đáp ứng được yêu cầu xử lý nhanh chóng trong công việc. Kế toán đã
thực hiên đúng quy trình kế toán chi phí nhân công trực tiếp, cung cấp nội dung, số liệu
trung thực, chính xác, lập quyết toán đầy đủ để đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty.

Về tài khoản: Kế toán cũng sử dụng đúng tài khoản của thông tư 200/2014/TT-
BTC. Việc sử dụng rất chính xác và hợp lý các tài khoản 622.

Về chứng từ: Các chứng từ kế toán được lập kịp thời, có đầy đủ chữ ký ngay khi
nghiệp vụ phát sinh theo đúng quy định thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính.

- Nhược điểm:

Việc tiến hành nhập liệu vào phần mềm mắc phải một vài sai sót về việc chi phí nhân
công trực tiếp cho dịch vụ nào. Kế toán chưa mở tài khoản chi tiết chi phí nhân công trực
tiếp riêng cho từng nhóm dịch vụ làm việc theo dõi, ghi chép của công ty chưa rõ ràng,
chi tiết.

2.3.2. KẾ TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN


2.3.2.1. Mô tả quy trình thực hiện công việc

Sơ đồ 2.8: Quy Trình Kế Toán Giá Vốn Hàng Bán


Nguồn: Công ty TNHH Môi Trường Phúc Khanh
Khi phát sinh các hoạt động liên quan đến bán hàng, kế toán tổng hợp các chứng
từ liên quan đến nghiệp vụ để hạch toán trên phần mềm Misa. Vào cuối mỗi tháng, kế
toán tính giá xuất kho trên phần mềm Misa bằng cách vô phân hệ kho, chọn chức năng
tính giá xuất kho bên thanh tác nghiệp, phần mềm tự động tính giá xuất kho theo phương
pháp bình quân gia quyền cuối kỳ, nghiệp vụ giá vốn sẽ được phần mềm hạch toán tự
động ngay khi nhấn nút tính giá xuất kho. Cuối kỳ kế toán kết chuyển giá vốn hàng bán
gửi cho kế toán trưởng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Cuối cùng, kế toán tiến
hành lưu trữ chứng từ cùng sổ sách liên quan.

2.3.2.2. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh


Các nghiệp vụ phát sinh làm tăng giá vốn hàng bán:
+ Giá vốn của sản phẩm đã bán
Các nghiệp vụ phát sinh làm tăng giá vốn hàng bán:
+ Không có nghiệp vụ phát sinh giảm
Cuối kì kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

2.3.2.3. Phương pháp kế toán

a. Chứng từ kế toán

+ Hóa đơn GTGT (Xem phụ lục 01.06 đính kèm)

+ Phiếu xuất kho (Xem phụ lục 01.07 đính kèm)

+ Phiếu kế toán

+ Hợp đồng kinh tế

b. Tài khoản sử dụng

+ Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán

c. Sổ sách kế toán sử dụng

+ Sổ nhật ký chung (Xem phụ lục 02.01 đính kèm)

+ Sổ cái tài khoản 632 (Xem phụ lục 02.17 đính kèm)
- Nghiệp vụ minh họa.

Nghiệp vụ 1: Căn cứ vào HĐ GTGT 0000012 ngày 18/05/2020 và Phiếu xuất kho 00012
Kế toán vào phần mềm Misa phân hệ “Bán hàng” xuất kho bán hàng cho công ty TNHH
CHẾ BIẾN & XUẤT KHẨU THỦY SẢN CAM RANH với giá bán là 18.000.000 (chưa
bao gồm thuế GTGT 10%). Khách hàng chưa thanh toán cho Công ty.
Kế toán định khoản:
Nợ TK 632: 6.250.000
Có TK 1561: 6.250.000
Nợ TK 131: 19.800.000
Nợ TK 5111: 18.000.000
Nợ TK 33311: 1.800.000
Chứng từ kèm theo:
+Hóa đơn GTGT 0000012 (Xem phụ lục 01.06 đính kèm)
+ Phiếu xuất kho 00012 (Xem phụ lục 01.07 đính kèm)
Sổ sách kèm theo:
+ Sổ Nhật kí chung (Xem phụ lục 02.01 đính kèm)
+ Sổ cái TK 632 (Xem phụ lục 02.17 đính kèm)
+ Sổ cái TK 131 (Xem phụ lục 02.08 đính kèm)
+ Sổ cái TK 511 (Xem phụ lục 02.14 đính kèm)
+ Sổ cái TK 333 (Xem phụ lục 02.13 đính kèm)
+ Sổ chi tiết TK 1561 (Xem phụ lục 02.23 đính kèm)
+ Sổ chi tiết TK 5111 (Xem phụ lục 02.26 đính kèm)
+ Sổ chi tiết TK 33311 (Xem phụ lục 02.24 đính kèm)
Nghiệp vụ 2: Căn cứ vào HĐ GTGT 0000019 ngày 24/09/2020 và Phiếu xuất kho 00011
Kế toán vào phần mềm Misa phân hệ “Bán hàng” xuất kho bán hàng cho công ty TNHH
NƯỚC SỐT ĐẶC SẢN VIỆT DASAVI với giá bán là 5.000.000 (chưa bao gồm thuế
GTGT 10%). Khách hàng chưa thanh toán cho Công ty.

Kế toán định khoản:


Nợ TK 632: 3.800.000
Có TK 1561: 3.800.000
Nợ TK 131: 5.500.000
Có TK 5111: 5.000.000
Có TK 33311: 500.000

Chứng từ kèm theo:

+Hóa đơn GTGT 0000019 (Xem phụ lục 01.09 đính kèm)

+ Phiếu xuất kho 00011 (Xem phụ lục 01.10 đính kèm)

Sổ sách kèm theo:

+ Sổ Nhật kí chung (Xem phụ lục 02.01 đính kèm)

+ Sổ cái TK 632 (Xem phụ lục 02.17 đính kèm)

+ Sổ cái TK 131 (Xem phụ lục 02.08 đính kèm)

+ Sổ cái TK 511 (Xem phụ lục 02.14 đính kèm)

+ Sổ cái TK 333 (Xem phụ lục 02.13 đính kèm)

+ Sổ chi tiết TK 1561 (Xem phụ lục 02.23 đính kèm)

+ Sổ chi tiết TK 5111 (Xem phụ lục 02.26 đính kèm)

+ Sổ chi tiết TK 33311 (Xem phụ lục 02.24 đính kèm)

Nghiệp vụ 3: Ngày 30/09/2020, căn cứ vào Phiếu kế toán NVK00108 kế toán nhập vào
phần mềm MISA phân hệ “Tổng hợp” kết chuyển giá vốn để xác định kết quả kinh
doanh.

Kế toán định khoản:

Nợ TK 911 : 303.287.107

Có TK 632: 303.287.107
Chứng từ kèm theo:
+ Phiếu kế toán số NVK00108 (Xem phụ lục 01.13 đính kèm)
Sổ sách kèm theo:

+ Sổ Nhật kí chung (Xem phụ lục 02.01 đính kèm)

+ Sổ cái TK 632 (Xem phụ lục 02.17 đính kèm)

+ Sổ cái TK 911 (Xem phụ lục 02.19 đính kèm)

Trích dẫn mẫu số Nhật Ký chung


Trích dẫn mẫu sổ cái 632

Mẫu đầy đủ (Xem phụ lục 02.17 đính kèm)


2.3.2.4. Nhận xét
- Ưu điểm:

Về quy trình thực hiện: Kế toán đã thực hiện đúng quy trình kế toán giá vốn.

Về tài khoản: Kế toán cũng sử dụng đúng tài khoản của thông tư 200/2014/TT-
BTC.Việc sử dụng rất chính xác và hợp lý các tài khoản 632 cho việc hạch toán giá vốn
hàng bán.

Về chứng từ: Phiếu kế toán được lập chính xác và đầy đủ.

- Nhược điểm:
Kế toán cần phải mở tài khoản chi tiết giá vốn hàng bán theo từng mã hàng để dễ dàng
theo dõi sự biến động về trị giá vốn của từng mặt hàng. Đồng thời tuân thủ nguyên tắc
phù hợp trong việc ghi nhận chi phí giá vốn với doanh thu bán hàng theo từng mã hàng.
Kế toán vẫn mắc sai sót khi quên ghi giá vốn hàng bán trong quy trình ghi sổ kế toán
điều này gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
2.3.3. KẾ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

2.3.3.1. Mô tả quy trình thực hiện công việc

Sơ đồ 2.9: Quy Trình Kế Toán Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp
Nguồn: Công ty TNHH Môi Trường Phúc Khanh

Khi công ty phát sinh các nghiệp vụ về chi phí quản lý doanh nghiệp như: chi phí
nhân viên quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí điện nước dùng cho bộ phận
văn phòng,... Kế toán chi phí tiến hành thu thập các chứng từ liên quan nghiệp vụ phát
sinh để tiến hành phân bổ trên phần mềm misa, kế toán sử dụng tài khoản 642 và ghi
nhận vào sổ nhật ký chung để phản ánh nghiệp vụ phát sinh, theo dõi chi tiết trên sổ chi
tiết các tài khoản 642, sau đó ghi nhận vào sổ cái tài khoản 642 và tiến hành lưu trữ các
chứng từ theo trình tự ngày phát sinh các nghiệp vụ. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí
quản lý doanh nghiệp vào bên Nợ tài khoản 911 để “Xác định kết quả kinh doanh”.

2.3.3.2. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh


Các nghiệp vụ phát sinh làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp:

+ Thuế, phí và lệ phí.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài.

Các nghiệp vụ phát sinh làm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp:

+ Không có nghiệp vụ phát sinh giảm


Cuối kì kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

2.3.3.3. Phương pháp kế toán

a. Chứng từ kế toán

+ Hóa đơn GTGT (Xem phụ lục 01.15 đính kèm)

+ Phiếu chi (Xem phụ lục 01.16 đính kèm)

+ Phiếu kế toán (Xem phụ lục 01.01 đính kèm)

+ Bảng thanh toán lương

+ Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định

+ Bảng phân bổ khấu hao chi phí trả trước


b. Tài khoản sử dụng

Tài khoản cấp 1:


TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tài khoản cấp 2:
TK 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng
TK 6425 – Thuế, phí và lệ phí
TK 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6428 – Chi phí bằng tiền khác
c. Sổ sách kế toán sử dụng

+ Sổ nhật kí chung ( Xem phụ lục 02.01 đính kèm)

+ Sổ cái TK 642 ( Xem phụ lục 02.18 đính kèm)

- Nghiệp vụ minh họa

Nghiệp vụ 1: Căn cứ vào Phiếu kế toán NVK00003, ngày 1/1/2020, Kế toán vào phân hệ
“Tổng hợp” trên phần mềm Misa lập nghiệp vụ khác “Nộp lệ phí môn bài năm 2020 ” với
số tiền 2.000.000.

Kế toán hạch toán:

Nợ TK 6425: 2.000.000

Có TK 33382: 2.000.000

Chứng từ kèm theo:

+ Phiếu kế toán NVK 00003 (Xem phụ lục 01.01 đính kèm)
Sổ sách kèm theo:

+ Sổ nhật ký chung (Xem phụ lục 02.01 đính kèm)

+ Sổ cái TK 642 (Xem phụ lục 02.18 đính kèm)

+ Sổ cái TK 333 (Xem phụ lục 02.13 đính kèm)

+ Sổ chi tiết TK 33382 (Xem phụ lục 02.25 đính kèm)


Nghiệp vụ 2: Căn cứ vào HĐ GTGT số 0001870, ngày 28/12/2020. Kế toán hạch toán
vào Misa chọn phân hệ “Quỹ ” chọn chi tiền, lập phiếu chi PC00063 để mua dịch vụ của
công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Du Lịch Khách Sạn Nhà Hàng Lúa Việt với số tiền
14.650.000 VNĐ (chưa VAT).

Kế toán hạch toán:

Nợ TK 6428: 14.650.000

Nợ TK 1331: 1.465.000

Có TK 1111: 16.115.000

Chứng từ kèm theo:

+ Hóa đơn GTGT 0001870 (Xem phụ lục 01.15 đính kèm)

+ Phiếu chi 00063 (Xem phụ lục 01.16 đính kèm)

Sổ sách kèm theo:

+ Sổ nhật ký chung (Xem phụ lục 02.01 đính kèm)

+ Sổ cái TK 642 (Xem phụ lục 02.18 đính kèm)

+ Sổ cái TK 111 (Xem phụ lục 02.06 đính kèm)

+ Sổ cái TK 133 (Xem phụ lục 02.09 đính kèm)

+ Sổ chi tiết TK 1111 (Xem phụ lục 02.06 đính kèm)

+ Sổ chi tiết TK 1331 (Xem phụ lục 02.22 đính kèm)

Nghiệp vụ 3: Căn cứ vào Phiếu kế toán số NVK00109 việc thực hiện bút toán kết chuyển
lãi lỗ ngày 31/12/2020, kế toán kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp tháng 12 năm
2020 trên phần mềm Misa ở phân hệ “Tổng hợp”.

Kế toán định khoản:

Nợ TK 911: 74.433.000

Có TK 6423: 10.002.000
Có TK 6427: 34.409.000

Có TK 6428: 30.022.000

Chứng từ kèm theo:

+ Phiếu kế toán NVK00109 (Xem phụ lục 01.20 đính kèm)

Sổ sách kèm theo:

+ Sổ nhật ký chung (Xem phụ lục 02.01 đính kèm)

+ Sổ cái TK 642 (Xem phụ lục 02.18 đính kèm)

+ Sổ cái TK 911 (Xem phụ lục 02.19 đính kèm)

Trích dẫn mẫu số Nhật Ký chung:

Trích dẫn mẫu sổ cái 642:


Mẫu đầy đủ (Xem phụ lục 02.18 đính kèm)

2.3.3.4. Nhận xét

- Ưu điểm

Về quy trình thực hiện: kế toán công ty đã thực hiện đúng quy trình kế toán chi phí
quản lý doanh nghiệp theo quy định.

Về tài khoản sử dụng: sử dụng tài khoản 642 để phản ánh các chi phí quản lý doanh
nghiệp đúng như quy định theo thông tư 200/2014/TT-BTC của bộ tài chính, theo dõi
chặt chẽ chi phí quản lý doanh nghiệp từ các chi phí quản lý doanh nghiệp chung như các
khoản chi phí dịch vụ quản lý, các khoản thuế, phí, lệ phí, chi phí đồ dùng văn phòng.

Về chứng từ sử dụng: Thực hiện đúng theo chuẩn mực kế toán hiện hành về việc sử
dụng mẫu các chứng từ. Chứng từ kế toán sử dụng thực hiện đúng quy định về nội dung,
phương pháp lập, chữ ký trên chứng từ, tổ chức sắp xếp theo trình tự thời gian phát sinh,
giúp hỗ trợ cho việc quản lý chứng từ.

Về sổ sách kế toán: Thực hiện đúng quy định của Thông tư 200/2014/TT BTC như
kết cấu sổ, trình tự, phương pháp ghi chép và các mối quan hệ giữa các sổ kế toán. Phản
ánh đầy đủ, rõ ràng các nghiệp vụ phát sinh,…
- Nhược điểm:

Công ty chưa lập sổ chi tiết cho các tài khoản: TK 6423, TK 6425, TK 6427, TK
6428. Dẫn đến việc kiểm tra sổ sách và các nghiệp vụ phát sinh diễn ra khó khăn thiếu
chính xác.

2.4. KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐƯỢC KHẤU TRỪ

2.4.1. Mô tả quy trình thực hiện công việc

Sơ đồ 2.10: Quy Trình Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Được Khấu Trừ
Nguồn: Công ty TNHH Môi Trường Phúc Khanh
Khi mua nguyên vật liêu, công cụ dụng cụ, tài sản, dịch vụ,… Sau khi kết thúc hoạt
động mua hàng, hóa đơn chứng từ có liên quan đến việc mua hàng sẽ được chuyển cho kế
toán thuế. Kế toán tiến hành đối chiếu tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ như hóa đơn
giá trị gia tăng, phiếu nhập kho, hợp đồng kinh tế để xác định độ tin cậy của chứng từ,
căn cứ vào hóa đơn giá trị gia tăng hàng hóa mua vào đưa vào bảng kê hóa đơn, chứng từ
hàng hóa mua vào của công ty mình. Cuối tháng, kế toán nhập vào phần mềm Misa. Sau
đó, kết chuyển doanh thu, thuế GTGT đầu ra vào các sổ, bảng kê chi tiết.

2.4.2. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh


Các nghiệp vụ phát sinh làm tăng thuế GTGT
+ Bán hàng hóa, dịch vụ

Các nghiệp vụ phát sinh làm giảm thuế GTGT

+ Khấu trừ Thuế GTGT

2.4.3. Phương pháp kế toán

a. Chứng từ kế toán

+ Hóa đơn GTGT (Xem phụ lục 01.02 đính kèm)

+ Phiếu kế toán (Xem phụ lục 01.017 đính kèm)

+ Phiếu xuất kho (Xem phụ lục 01.04 đính kèm)

+ Tờ khai thuế GTGT

+ Bảng kê hàng hóa, dịch vụ bán ra

+ Bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua ra

b. Tài khoản sử dụng

Tài khoản cấp 1:


TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Tài khoản cấp 2:
TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ
TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Tài khoản cấp 3:
TK 33311: Thuế GTGT đầu ra
c. Sổ sách kế toán sử dụng

+ Sổ nhật ký chung (Xem phụ lục 02.01 đính kèm)

+ Sổ cái TK 133 (Xem phụ lục 02.09 đính kèm)

+ Sổ cái TK 3331 (Xem phụ lục 02.13 đính kèm)

- Nghiệp vụ minh họa

Nghiệp vụ 1: Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0000004, ngày 17/01/2020. Kế toán vào
phần mềm Misa phân hệ “Bán hàng” lập chứng từ bán hàng chưa thu tiền đối với CÔNG
TY TNHH NƯỚC SỐT ĐẶC SẢN VIỆT DASAVI là 1.450.000 đồng (Chưa bao gồm
10% VAT).

Kế toán hạch toán:

Nợ TK 131: 1.595.000

Có TK 33311: 145.000

Có TK 5111: 1.450.000

Nợ TK 632: 1.200.000

Có TK 1561: 1.200.000

Chứng từ kèm theo:

+ Hóa đơn GTGT số 0000004 (Xem phụ lục 01.02 đính kèm)

+ Phiếu xuất kho số (Xem phụ lục 01.04 đính kèm)

Sổ sách kèm theo:

+ Sổ nhật ký chung (Xem phụ lục 02. đính kèm)


+ Sổ cái TK 131 (xem phụ lục 02.09 đính kèm)

+ Sổ cái TK 333 (xem phụ lục 02.13 đính kèm)

+ Sổ cái TK 511 (xem phụ lục 02.14 đính kèm)

+ Sổ cái TK 156 (xem phụ lục 02.11 đính kèm)

+ Sổ cái TK 632 (xem phụ lục 02.17 đính kèm)

+ Sổ chi tiết TK 33311 (Xem phụ lục 02.24 đính kèm)

+ Sổ chi tiết các tài khoản 5111 (xem phụ lục 02.26 đính kèm)

+ Sổ chi tiết các tài khoản 1561 (xem phụ lục 02.23 đính kèm)

Nghiệp vụ 2: Căn cứ vào hóa đơn bán hàng số 0000024, ngày 12/12/2020. Kế toán vào
phần mềm Misa phân hệ “Bán hàng” lập chứng từ bán hàng chưa thu tiền đối với CÔNG
TY TNHH CBRE (VIỆT NAM) là 1.500.000 đồng (Chưa bao gồm 10% VAT).

Kế toán định khoản:

Nợ TK 131: 1.650.000

Có TK 33311: 150.000

Có TK 5113: 1.500.000

Chứng từ kèm theo:

+ Hóa đơn GTGT số 0000024 (xem phụ lục 01.14 đính kèm)

Sổ sách kèm theo:

+ Sổ nhật ký chung (xem phụ lục 02.01 đính kèm)

+ Sổ cái TK 131 (xem phụ lục 02.09 đính kèm)

+ Sổ cái TK 3331 (xem phụ lục 02.13 đính kèm)

+ Sổ cái TK 511 (xem phụ lục 02.14 đính kèm)

+ Sổ chi tiết các tài khoản 5113 (Xem phụ lục 02.27 đính kèm)
Nghiệp vụ 3: Căn cứ Ngày 31/12/2020, căn cứ vào Phiếu kế toán số NVK00103 về việc
khấu trừ thuế GTGT quý 4 năm 2020. Kế toán vào phần mềm Misa phân hệ “Tổng hợp”
lập chứng từ nghiệp vụ với số tiền là 20.832.545 đồng.

Kế toán định khoản:

Nợ TK 33311: 20.832.545

Có TK 1331: 20.832.545

Chứng từ kèm theo:

+ Phiếu kế toán số NVK00103 (xem phụ lục 01.17 đính kèm)

+ Tờ khai thuế GTGT khấu trừ quý 4 (xem phụ lục 01.18 đính kèm)

Sổ sách kèm theo:

+ Sổ nhật ký chung (xem phụ lục 02.01 đính kèm)

+ Sổ cái TK 133 (xem phụ lục 02.09 đính kèm)

+ Sổ cái TK 3331 (xem phụ lục 02.13 đính kèm)

+ Sổ chi tiết TK 1331 (xem phụ lục 02.22 đính kèm)

Trích dẫn mẫu sổ:

+ Sổ nhật kí chung:
+ Sổ cái 333:
+ Sổ cái 133:
2.4.4. Nhận xét

 Ưu điểm:

Về quy trình thực hiện: Thực hiên đúng quy trình ghi nhận thuế thu nhập doanh
nghiệp.

Về tài khoản: sử dụng đúng tài khoản của thông tư 200/2014/TT-BTC. Việc sử
dụng rất chính xác và hợp lý tài khoản 333.

Về chứng từ: Được lập chính xác.

Về sổ kế toán: Sổ sách đã được ghi chép đầy đủ và chính xác, hợp lý. Đáp ứng
đúng yêu cầu của thông tư 200/2014/TT-BTC bao gồm sổ nhật kí chung, sổ cái TK 333.

 Nhược điểm
- Việc tiến hành nhập liệu vào phần mềm đôi khi kế toán mắc phải một vài sai sót
dẫn đến lợi nhuận tăng hoặc giảm dẫn đến việc phần mềm tính thuế TNDN cũng xảy ra
sai sót.
2.5. KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
2.5.1. Mô tả quy trình thực hiện công việc
Kế toán thuế Giám đốc Cơ quan thuế

Nhập các chứng từ mua


vào, bán ra

Lập bút toán kết chuyển

Duyệt các báo cáo


Lập báo cáo tài chính và thuế và báo cáo tài
Duyệt
tờ khai thuế TNDN chính

Không
Lập bảng tổng hợp giải đồng ý
trình khai bổ sung, điều
chỉnh những khoản thuế
chưa hợp lý.

Đồng ý
Quyết toán thuế

Sơ Đồ 2.11: Quy Trình Kế Toán Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp


Nguồn: Công ty TNHH Môi Trường Phúc Khanh
Từ những chứng từ kế toán như: hóa đơn giá trị gia tăng hàng hóa kế toán thu thập
được, dựa vào những chứng từ thu thập được kế toán hạch toán trên phần mềm MISA.
Phần mềm MISA sẽ tự động cập nhật vào sổ nhật kí chung và sổ cái tài khoản 333.

Hàng quý, kế toán kê khai và nộp thuế tạm tính của Thuế TNDN theo quý và hạch
toán trên phần mềm MISA để tính toán Thuế TNDN. Phần mềm cũng sẽ tự động ghi
nhận lên sổ Nhật kí chung, sổ cái TK 821 và sổ chi tiết TK 821. Sau đó kế toán lập
BCTC và tờ khai thuế TNDN cả năm trên phần mềm Itax Viewer đã được sự phê duyệt
của Giám đốc. Cơ quan thuế sẽ phê duyệt các báo cáo thuế và báo cáo tài chính. Nếu cơ
quan thuế đồng ý, kế toán công ty sẽ tiến hành quyết toán thuế Thuế thu nhập doanh
nghiệp. Nếu cơ quan thuế không đồng ý, kế toán công ty phải lập bảng tổng hợp giải trình
khai bổ sung, điều chỉnh những khoản thuế chưa hợp lý có sự chấp thuận của Giám đốc
để nộp cho cơ quan thuế phê duyệt lại.

2.5.2. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh


Các nghiệp vụ phát sinh làm tăng thuế TNDN

+ Chi phí thuế phát sinh trong kỳ

Các nghiệp vụ phát sinh làm giảm thuế TNDN

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

2.5.3. Phương pháp kế toán


a. Chứng từ kế toán

+ Tờ khai quyết toán thuế TNDN (xem phụ lục 01.18 đính kèm)

b. Tài khoản sử dụng

Tài khoản cấp 1:


TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
TK 821 – Chi phí thuế TNDN
Tài khoản cấp 2:
TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp
TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
c. Sổ sách kế toán sử dụng

+ Sổ nhật ký chung (xem phụ lục 02.01 đính kèm)

+ Sổ cái TK 821

+ Sổ chi tiết TK 8211

- Nghiệp vụ minh họa

Do LNTT của công ty bị “lỗ” và công ty cũng không ghi nhận bút toán tạm tính
thuế TNDN, nên không có nghiệp vụ phát sinh liên quan đến việc nộp thuế TNDN.
2.5.4. Nhận xét
- Ưu điểm:

Về quy trình thực hiện: Thực hiện đúng quy trình ghi nhận thuế thu nhập doanh
nghiệp.

Về tài khoản: sử dụng đúng tài khoản của thông tư 200/2014/TT-BTC. Việc sử
dụng rất chính xác và hợp lý tài khoản 821 và 3334.

Về chứng từ: Được lập chính xác, kịp thời, đầy đủ.

Về sổ kế toán: Sổ sách đã được ghi chép đầy đủ và chính xác, hợp lý. Đáp ứng
đúng yêu cầu của thông tư 200/2014/TT-BTC bao gồm sổ nhật kí chung, sổ cái TK 821,
sổ chi tiết tài khoản 8211, 333.

- Nhược điểm:

Công ty mới hoạt động nên chưa có doanh thu cao dẫn đến lỗ nên không phát sinh tiền
phải nộp thuế TNDN cho cơ quan Thuế.
2.6. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
2.6.1. Mô tả quy trình thực hiện công việc

Sơ đồ 2.12: Quy Trình Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh
Nguồn: Công ty TNHH Môi Trường Phúc Khanh
Kế toán tổng hợp kiểm tra số liệu được ghi chép đã khớp với hóa đơn bán ra, mua
vào hay doanh thu chi phí của doanh nghiệp. Tiếp theo, kế toán xác định số tổng số tiền
phát sinh của các tài khoản 511, 521, 515, 632, 642, … Kế toán tiến hành kết chuyển các
tài khoản doanh thu và chi phí vào TK 911 sau đó kế toán tính lợi nhuận kế toán trước
thuế từ đó kế toán tính thuế thu nhập doanh nghiệp, tiếp tục kết chuyển lãi lỗ vào TK 421
và tiến hành ghi vào sổ nhật kí chung.

2.6.2. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh


+ Kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

+ Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính

+ Kết chuyển giá vốn hàng bán

+ Kết chuyển chi phí bán hàng

+ Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp

+ Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có)
+ Kết chuyển lợi nhuận kế toán trước thuế

2.6.3. Phương pháp kế toán


a. Chứng từ kế toán

+ Phiếu kế toán (xem phụ lục 01.17 đính kèm)

b. Tài khoản sử dụng

+ Tài khoản 911 - Xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

c. Sổ sách kế toán sử dụng

+ Sổ nhật ký chung (xem phụ lục 02.01 đính kèm)

+ Sổ cái tài khoản 911 (xem phụ lục 02.19 đính kèm)

Nghiệp vụ minh họa

Nghiệp vụ: Ngày 31/12/2020, kế toán tổng hợp thực hiện các bút toán kết chuyển để xác
định kết quả hoạt động kinh doanh trên phần mềm misa, tại phân hệ “Tổng hợp”.

Kế toán hạch toán:

Kết chuyển doanh thu:

Nợ TK 5113: 208.325.455

Có TK 911: 208.325.455

Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính:

Nợ TK 515: 53.936

Có TK 911: 53.936

Kết chuyển giá vốn hàng bán:

Nợ TK 911: 271.352.864

Có TK 632: 271.352.864

Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp:


Nợ TK 911: 74.433.000

Có TK 6423: 10.002.000

Có TK 6427: 34.409.000

Có TK 6428: 30.022.000

Xác định lợi nhuận trước thuế:

Lợi nhuận trước thuế = 208.325.455 + 53.936 - 271.352.864 - 10.002.000 - 34.409.000 -


30.022.000 = (137.406.473) đồng

Công ty có lợi nhuận trước thuế âm nên không thực hiện tính thuế thu nhập doanh
nghiệp. Kế toán kết chuyển kết quả sản xuất kinh doanh sang tài khoản 4212.

Kế toán hạch toán:

Nợ TK 4212: 137.406.473
Có TK 911: 137.406.473
Chứng từ kèm theo:

+ Phiếu kế toán 009 (xem phụ lục 01.17 đính kèm)

Sổ sách kèm theo:

+ Sổ Nhật ký chung (xem phụ lục 01.01 đính kèm)

+ Sổ cái tài khoản 511 (xem phụ lục 01.14 đính kèm)

+ Sổ cái tài khoản 515 (xem phụ lục 01.15 đính kèm)

+ Sổ cái tài khoản 632 (xem phụ lục 01.17 đính kèm)

+ Sổ cái tài khoản 642 (xem phụ lục 01.18 đính kèm)

+ Sổ cái tài khoản 911 (xem phụ lục 01.19 đính kèm)

+ Sổ cái tài khoản 421 (xem phụ lục 01 đính kèm)

Trích các mẫu sổ:


+ Sổ nhật kí chung:

+ Sổ cái 911:
2.6.4. Nhận xét

- Ưu điểm

Về quy trình: Kế toán thực hiện đúng quy trình, chặt chẽ và hợp lý.

Về tài khoản kế toán: Kế toán sử dụng đúng tài khoản 911- Xác định kết quả kinh
doanh theo Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định của bộ tài chính.

Về chứng từ sử dụng: Kế toán sử dụng Phiếu kế toán để ghi nhận kết chuyển đúng
theo quy định 200/2014/TT-BTC.

Về sổ sách sử dụng: Kế toán sử dụng mẫu sổ cái theo thông tư 200/2014/TT-BTC


ban hành, ghi nhận đầy đủ.

- Nhược điểm
Qua kết quả kinh doanh của công ty năm 2019 cho thấy lợi nhuận của công ty là âm
tức là công ty kinh doanh lỗ trong năm này.

2.7. KẾ TOÁN LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH


2.7.1. Lập Bảng Cân Đối Kế Toán
2.7.1.1. Quy trình lập Bảng cân đối kế toán

Số dư cuối kỳ
Bảng cân đối Bảng cân Bảng cân đối kế
các tài khoản
tài khoản đối kế toán toán năm trước
từ loại 1 đến 4

Sổ chi tiết tài


khoản lưỡng tính

Sơ đồ 2.13: Quy Trình Lập Bảng Cân Đối Kế Toán


Nguồn: Công ty TNHH Môi Trường Phúc Khanh

2.7.1.2. Cơ sở lập Bảng cân đối kế toán

+ Mẫu Bảng Cân đối Kế toán doanh nghiệp sử dụng theo đúng mẫu biểu của Bộ Tài
Chính quy định: Mẫu số B01 – DN (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC, ngày
22/12/2014 của Bộ tài chính).

+ Căn cứ vào bảng cân đối tài khoản.

+ Số dư cuối kỳ của các tài khoản từ loại 1 đến 4 trên sổ cái đã khóa sổ cuối năm.

+ Số dư cuối kỳ của một số tài khoản trên bảng tổng hợp chi tiết.

+ Bảng cân đối kế toán năm trước.


2.7.1.3. Phương pháp lập Bảng cân đối kế toán
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2020.
Đơn vị tính:VNĐ
TÀI SẢN Mã Năm nay Phương pháp lập
số
1 2 5

Mã số 110 + Mã số 130 + Mã

A - TÀI SẢN NGẮN số 140 + Mã số 150 =


100 957.615.287
HẠN 706.142.191 + 168.995.000 +
66.934.855 + 15.543.241

I. Tiền và các khoản


110 706.142.191 Mã số 111 = 706.142.191
tương đương tiền
Tổng dư Nợ các TK 111 =
1. Tiền 111 706.142.191
706.142.191

2. Các khoản tương đương


112 0
tiền
II. Đầu tư tài chính ngắn
120 0
hạn
1. Chứng khoán kinh
121 0
doanh
2. Dự phòng giảm giá
chứng khoán kinh doanh 122 0
(*)
3. Đầu tư nắm giữ đến 123
0
ngày đáo hạn
III. Các khoản phải thu Mã số 131 +Mã số 132 =
130 168.995.000
ngắn hạn 158.995.000 + 10.000.000

1. Phải thu ngắn hạn của Dư Nợ chi tiết TK 131 =


131 158.995.000
khách hàng 158.995.000

2. Trả trước cho người Dư Nợ chi tiết TK 331 =


132 10.000.000
bán ngắn hạn 10.000.000

3. Phải thu nội bộ ngắn


133 0
hạn
4. Phải thu theo tiến độ kế
134 0
hoạch hợp đồng xây dựng
5. Phải thu về cho vay
135 0
ngắn hạn

6. Phải thu ngắn hạn khác 136 0

7. Dự phòng phải thu ngắn


137 0
hạn khó đòi (*)
8. Tài sản thiếu chờ xử lý
139 0

IV. Hàng tồn kho 140 66.934.855 Mã số 140 =Mã số 141

-Dư Nợ TK 152, TK 153, TK

1. Hàng tồn kho 141 66.934.855 154, TK 155, TK 156, TK 157


= 66.934.855

2. Dự phòng giảm giá


149 0
hàng tồn kho (*)

V. Tài sản ngắn hạn


150 15.543.241 Mã số 152 = 15.543.241
khác
1. Chi phí trả trước ngắn
151 0
hạn

2. Thuế GTGT được khấu Số dư Nợ TK 133 =


152 15.543.241
trừ 15.543.241

3. Thuế và các khoản khác


153 0
phải thu Nhà nước
4. Giao dịch mua bán lại
154 0
trái phiếu Chính phủ

5. Tài sản ngắn hạn khác 155 0

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 200 0

I. Các khoản phải thu


210 0
dài hạn
1. Phải thu dài hạn của
211 0
khách hàng
2. Trả trước cho người
212 0
bán dài hạn
3. Vốn kinh doanh ở đơn
213 0
vị trực thuộc

4. Phải thu nội bộ dài hạn 214 0

5. Phải thu về cho vay dài


215 0
hạn

6. Phải thu dài hạn khác 216 0

7. Dự phòng phải thu dài


hạn khó đòi (*) 219 0

II. Tài sản cố định 220 0


1. Tài sản cố định hữu
221 0
hình

- Nguyên giá 222 0

- Giá trị hao mòn luỹ kế


223
(*)
2. Tài sản cố định thuê tài
224 0
chính

- Nguyên giá 225 0

- Giá trị hao mòn luỹ kế


226 0
(*)

3. Tài sản cố định vô hình 227 0

- Nguyên giá 228 0

- Giá trị hao mòn luỹ kế


(*) 229 0

III. Bất động sản đầu tư 230 0

- Nguyên giá 231 0

- Giá trị hao mòn luỹ kế


232 0
(*)
IV. Tài sản dở dang dài
240
hạn 0

1. Chi phí sản xuất, kinh


doanh dở dang dài hạn 241 0
2. Chi phí xây dựng cơ
242 0
bản dở dang

V. Đầu tư tài chính dài


250 0
hạn

1. Đầu tư vào công ty con 251 0

2. Đầu tư vào công ty liên


252 0
doanh, liên kết
3. Đầu tư góp vốn vào đơn 253
0
vị khác
4. Dự phòng đầu tư tài
254 0
chính dài hạn (*)
5. Đầu tư nắm giữ đến
255 0
ngày đáo hạn

VI. Tài sản dài hạn khác 260 0

1. Chi phí trả trước dài


261 0
hạn
2. Tài sản thuế thu nhập
262 0
hoãn lại
3. Thiết bị, vật tư, phụ
263 0
tùng thay thế dài hạn

4. Tài sản dài hạn khác 268 0

TỔNG CỘNG TÀI SẢN


957.615.287 Mã số 100 = 957.615.287
(270 = 100 + 200) 270

C - NỢ PHẢI TRẢ
300 661.581.550 Mã số 310 = 661.581.550
Mã số 312 + Mã số 319 =
I. Nợ ngắn hạn 310 661.581.550
497.017.150 + 164.564.400
1. Phải trả người bán ngắn
311 0
hạn
2. Người mua trả tiền Dư Có chi tiết TK 331 =
312 497.017.150
trước ngắn hạn 497.017.150
3. Thuế và các khoản phải
313 0
nộp Nhà nước
4. Phải trả người lao động 314 0
5. Chi phí phải trả ngắn
315 0
hạn
6. Phải trả nội bộ ngắn
316 0
hạn
7. Phải trả theo tiến độ kế
hoạch hợp đồng xây 317 0
dựng
8. Doanh thu chưa thực
318 0
hiện ngắn hạn
Dư Có chi tiết TK 138 =
9. Phải trả ngắn hạn khác 319 164.564.400
164.564.400

10. Vay và nợ thuê tài


320 0
chính ngắn hạn
11. Dự phòng phải trả
321 0
ngắn hạn
12. Quỹ khen thưởng,
322 0
phúc lợi

13. Quỹ bình ổn giá 323 0


14. Giao dịch mua bán lại
trái phiếu Chính phủ 324 0

II. Nợ dài hạn 330 0

1. Phải trả người bán dài


331 0
hạn
2. Người mua trả tiền
332 0
trước dài hạn

3. Chi phí phải trả dài hạn 333 0

4. Phải trả nội bộ về vốn


334 0
kinh doanh

5. Phải trả nội bộ dài hạn 335 0

6. Doanh thu chưa thực


336 0
hiện dài hạn

7. Phải trả dài hạn khác 337 0

8. Vay và nợ thuê tài


338 0
chính dài hạn

9. Trái phiếu chuyển đổi 339 0

10. Cổ phiếu ưu đãi 340 0

11. Thuế thu nhập hoãn lại


341 0
phải trả
12. Dự phòng phải trả dài
342 0
hạn
13. Quỹ phát triển khoa
học và công nghệ 343 0

D - VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 296.033.737 Mã số 410 = 296.033.737


Mã số 411 + Mã số 421 =
I. Vốn chủ sở hữu 410 296.033.737
400.000.000 + (103.966.263)

a) Vốn góp của chủ sở hữu 411 400.000.000 Dư Có TK 4111 = 400.000.000


Dư Có TK 41111 (chỉ có ở
- Cổ phiếu phổ thông có
công ty cổ phần) =
quyền biểu quyết 411a 400.000.000
400.000.000

- Cổ phiếu ưu đãi 411b 0


2. Thặng dư vốn cổ phần 412 0
3. Quyền chọn chuyển đổi
413 0
trái phiếu
4. Vốn khác của chủ sở
414 0
hữu

5. Cổ phiếu quỹ (*) 415 0

6. Chênh lệch đánh giá lại


416 0
tài sản
7. Chênh lệch tỷ giá hối
417 0
đoái

8. Quỹ đầu tư phát triển 418 0

9. Quỹ hỗ trợ sắp xếp


419 0
doanh nghiệp
10. Quỹ khác thuộc vốn
420 0
chủ sở hữu
Dư Nợ TK 4211 + Dư Nợ TK
11. Lợi nhuận sau thuế
421 (103.966.263) 4212 = (82.319.983) +
chưa phân phối
(21.646.280)
- LNST chưa phân phối 421a (82.319.983) Dư Có TK 4211 (nếu dư Nợ thì
lũy kế đến cuối kỳ trước ghi âm) = (82.319.983)
-LNST chưa phân phối kỳ Dư Có TK 4212 (nếu dư Nợ thì
421b (21.646.280)
này ghi âm) = (21.646.280)

12. Nguồn vốn đầu tư


422 0
XDCB
II. Nguồn kinh phí và
430 0
quỹ khác
1. Nguồn kinh phí 431 0
2. Nguồn kinh phí đã hình
432 0
thành TSCĐ
TỔNG CỘNG NGUỒN Mã số 300 + Mã số 400 =
440 957.615.287
VỐN (440 = 300 + 400) 661.581.550 + 296.033.737
2.7.2. Lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2.7.2.1. Quy trình lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Khóa sổ cái để lấy số Kết chuyển lên TK chữ Báo cáo kết quả hoạt
dư tài khoản từ loại T của TK 911 và kết động kinh doanh
5 đến loại 8 chuyển qua TK 421

Báo cáo kết quả hoạt


động kinh doanh
năm trước

Sơ đồ 2.14: Quy Trình Lập Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh
Nguồn: Công ty TNHH Môi Trường Phúc Khanh

2.7.2.2. Cơ sở lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Cơ sở dữ liệu của Báo cáo kết quả kinh doanh trong năm trước, sổ cái các tài khoản
loại 5, 6, 7, 8, 9 và sổ cái tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Mẫu bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty sử dụng theo đúng mẫu
của mẫu biểu Bộ tài chính quy định: Mẫu số B02-DN. (Ban hành theo thông tư
200/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính).
2.7.2.3. Phương pháp lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Năm 2020
Đơn vị tính:VNĐ
Mã Thuyết
CHỈ TIÊU Năm nay Phương pháp lập
số minh
1 2 3 4 5
1. Doanh thu bán hàng 01 Tổng số phát sinh
894.629.455
và cung cấp dịch vụ TK 511 = 894.629.455
2. Các khoản giảm trừ 02
0
doanh thu
3. Doanh thu thuần về 10
bán hàng và cung Mã số 01 – Mã số 02
894.629.455
cấp dịch vụ (10= 01- = 894.629.455
02)
4. Giá vốn hàng bán 11 Lũy kế phát sinh Có TK 632
731.334.790 đối ứng với bên Nợ TK 911 =

731.334.790
5. Lợi nhuận gộp về 20
bán hàng và cung Mã số 10 – Mã số 11
163.294.665
cấp dịch vụ (20=10 - = 894.629.455 - 731.334.790
11)
6. Doanh thu hoạt động 21 Lũy kế phát sinh Nợ TK 515
tài chính 102.768 đối ứng với bên Có TK 911

= 102.768
7. Chi phí tài chính 22 0
- Trong đó: Chi phí lãi 23
0
vay
8. Chi phí bán hàng 25 0

9. Chi phí quản lý doanh 26 Lũy kế phát sinh Có TK 642


nghiệp 196.589.136 đối ứng với bên Nợ TK 911

= 196.589.136
10 Lợi nhuận thuần từ 30 Mã số 20 + (Mã số 21 – Mã
hoạt động kinh doanh số 22) – Mã số 25 – Mã số 26
(33.191.703)
{30 = 20 + (21 - 22) - = 163.294.665 +102.768 -
(25 + 26)} 196.589.136
11. Thu nhập khác 31 0

12. Chi phí khác 32 0

13. Lợi nhuận khác (40 40


0
= 31 - 32)
14. Tổng lợi nhuận kế 50
Mã số 30 + Mã số 40
toán trước thuế (50 = (33.191.703)
= (33.191.703)
30 + 40)
15. Chi phí thuế TNDN 51
hiện hành

16. Chi phí thuế TNDN 52


0
hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế 60
Mã số 50 – (Mã số 51+ Mã số
thu nhập doanh nghiệp (33.191.703)
52) = (33.191.703)
(60=50 – 51 - 52)
18. Lãi cơ bản trên cổ 70
0
phiếu (*)
19. Lãi suy giảm trên cổ 71
0
phiếu (*)
2.7.3 Lập Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ
2.7.3.1. Quy trình lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

BCĐKT, BCKQHDKD, sổ cái Báo cáo lưu


Báo cáo lưu
sổ chi tiết TK 111, TK 112, TK chuyển tiền tệ
chuyển tiền tệ
113 và các sổ liên quan khác năm trước

Sơ đồ 2.15: Quy Trình Lập Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ


Nguồn: Công ty TNHH Môi Trường Phúc Khanh

2.7.3.2. Cơ sở lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ


Mẫu bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ công ty sử dụng đúng mẫu biểu của Bộ Tài
Chính quy định: Mẫu số B03-DNN (Ban hành theo thông tư số 200/2014/TT-BTC của
Bộ Tài Chính).

Cơ sở dữ liệu của bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ là số liệu của bảng cân đối kế
toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các sổ khác như: sổ cái tài khoản 111-tiền
mặt, 112-tiền gửi ngân hàng và các tài khoản khác có liên quan, Báo cáo lưu chuyển tiền
tệ năm trước của công ty
2.7.3.3. Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
(Theo phương pháp trực tiếp) (*)
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Mã Thuyế Năm nay Phương pháp lập
số t minh
1 2 3 4
I. Lưu chuyển tiền
từ hoạt động kinh
doanh
-Doanh nghiệp lấy số liệu
từ các tài khoản đối ứng
như sau: Nợ TK 111, 112;
1. Tiền thu từ bán
Có TK 511, 3331.
hàng, cung cấp dịch 01 984.082.400

vụ và doanh thu khác =894.629.455+89.462.945=


984.082.400

-Doanh nghiệp lấy số liệu


từ các tài khoản đối ứng
2. Tiền chi trả cho
như sau: Có TK 111,112;
người cung cấp hàng 02 (969.663.948)
Nợ TK 331, 154, 156
hóa và dịch vụ
=962.505.766+7.158.182+0
=969.663.948
3. Tiền chi trả cho
03 0
người lao động
4. Tiền lãi vay đã trả 04 0
5. Thuế thu nhập
05 0
doanh nghiệp đã nộp

-Doanh nghiệp lấy số liệu


từ các tài khoản đối ứng
6. Tiền thu khác từ
06 82.247.031 như sau: Nợ TK 111,112;
hoạt động kinh doanh
Có TK 711, 133, 242
=0+82.247.031+0=82.247.0
31

-Doanh nghiệp lấy số liệu


7. Tiền chi khác cho từ các tài khoản đối ứng
07 (3.904.007)
hoạt động kinh doanh như sau: Có TK 111,112;
Nợ TK 811, 333, 338.
=0+3.904.007+0=3.904.007
-Mã số 20 = Mã số 01 + Mã
số 02 + Mã số 03 + Mã số
04 + Mã số 05 + Mã số 06
Lưu chuyển tiền
thuần từ hoạt động 20 92.761.476 + Mã số 07

kinh doanh =984.082.400+(969.663.94


8)+0+0+0+82.247.031+(3.9
04.007)=92.761.476

II. Lưu chuyển tiền


từ hoạt động đầu tư
1.Tiền chi để mua 21 0
sắm, xây dựng
TSCĐ và các tài sản
dài hạn khác
2.Tiền thu từ thanh lý,
nhượng bán TSCĐ
22 0
và các tài sản dài
hạn khác
3.Tiền chi cho vay,
mua các công cụ nợ 23 0
của đơn vị khác
4.Tiền thu hồi cho
vay, bán lại các
24 0
công cụ nợ của đơn
vị khác
5.Tiền chi đầu tư góp
25 0
vốn vào đơn vị khác
6.Tiền thu hồi đầu tư
góp vốn vào đơn vị 26 0
khác
7. Tiền thu lãi cho
vay, cổ tức và lợi 27 0
nhuận được chia
Lưu chuyển tiền
thuần từ hoạt động 30 0
đầu tư
III. Lưu chuyển tiền
từ hoạt động tài
chính
1. Tiền thu từ phát 31 0
hành cổ phiếu, nhận
vốn góp của chủ sở
hữu
2. Tiền trả lại vốn góp
cho các chủ sở hữu,
mua lại cổ phiếu 32 0
của doanh nghiệp đã
phát hành
3. Tiền thu từ đi vay 33 0
4. Tiền trả nợ gốc vay 34 0
5. Tiền trả nợ gốc
35 0
thuê tài chính
6. Cổ tức, lợi nhuận
đã trả cho chủ sở hữu 36 0

Lưu chuyển tiền


thuần từ hoạt động
40 0
tài chính

Lưu chuyển tiền -Mã số 50 = Mã số 20 + Mã

thuần trong kỳ (50 = số 30 + Mã số 40.=


50 92.761.476
20+30+40) 92.761.476+0+0+0
=92.761.476

Tiền và tương - Số liệu lấy từ Mã số 110


đương tiền đầu kỳ 60 706.142.191 từ bảng cân đối kế toán =
706.142.191
Ảnh hưởng của thay
đổi tỷ giá hối đoái 61 0
quy đổi ngoại tệ
-Mã số 70 = Mã số 50 + Mã
Tiền và tương số 60 + Mã số 61.
đương tiền cuối kỳ 70 798.903.667
92.761.476+706.142.191+0
(70 = 50+60+61)
=798.903.667
2.7.4. Trích Dẫn Các Báo Cáo Tài Chính.
- Bảng báo cáo tình hình tài chính (Phụ lục 3, trang 1)
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động (Phụ lục 3, trang 5)
- Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Phụ lục 3, trang 6)
- Thuyết minh báo cáo tài chính (Phụ lục 3, trang 7)
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Tổ chức bộ máy kế toán trong công ty khá đầy đủ và chặt chẽ, kế toán hoàn thành
khá tốt công việc của mình. Mỗi nhiệm vụ kế toán có sự liên kết chặt chẽ với nhau trong
việc giải quyết các nghiệp vụ phát sinh. Từ đó, việc ghi chép và hạch toán được đẩy
nhanh và hoàn thành tốt hơn.

Khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, dựa theo nhiệm vụ kế toán mà kế toán tự thực
hiện lập các chứng từ liên quan, ghi nhận vào Nhật kí chung và lập Sổ cái tài khoản liên
quan. Từ sự thuận lợi trong việc sử dụng MISA kế toán dễ dàng kiểm tra lại các chứng từ
sổ sách liên quan tránh tình trạng thiếu hoặc thừa nghiệp vụ gây ảnh hưởng đến báo cáo
tài chính.

Bên cạnh những thuận lợi trong tổ chức bộ máy kế toán, song vẫn còn tồn tại nhiều
hạn chế trong quá trình làm việc thực tế, đòi hỏi kinh nghiệm thực tế cao để giải quyết
các vấn đề đó. Mỗi nhiệm vụ kế toán tuy khác nhau về nhiệm vụ nhưng vẫn liên kết với
nhau để ghi chép, hạch toán và đối chiếu sổ sách. Kế toán trưởng là người trực tiếp ghi
nhận, giải quyết và xét duyệt các chứng từ và sổ sách vào cuối kì. Các báo cáo tài chính,
báo cáo thuế do kế toán trưởng thực hiện. Để thành công trong việc thu thập, xử lý, ghi
chép và cung cấp thông tin thì các kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực theo
quy định. Phòng kế toán là bộ phận quan trọng nhất trong công ty, liên kế với các phòng
ban khác và chịu sự giám sát chặt chẽ của Giám đốc, từ đó khai báo và hạch toán chính
xác để việc lập các báo cáo diễn ra nhanh chóng, chính xác.
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG PHÚC KHANH
3.1. HOÀN THIỆN TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN

Bộ máy kế toán tại Công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung phù hợp với
mô hình hoạt động của doanh nghiệp và thuận lợi cho công tác kế toán. Tổ chức gọn nhẹ,
với đội ngũ nhân viên kế toán nhiệt quyết và luôn học hỏi. Vì hầu hết công việc kế toán
thực hiện trên phần mềm máy tính nên đòi hỏi nhân viên phải có trình độ tay nghề cao,
chuyên môn vững vàng và sử dụng máy tính thành thạo, Công tác kế toán tại Công ty
luôn tuân theo quy định của pháp luật hiện hành.

3.1.1. Ưu điểm

Kế toán luôn theo dõi và cập nhật những thay đổi mới trong chính sách tài chính, chế
độ kế toán để điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện công tác kế toán tại Công ty. Tất cả
các công việc kế toán: phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, ghi sổ kế
toán,...đều được thực hiện tập trung tại Phòng kế toán của Công ty. Vì vậy, bộ máy kế
toán của Công ty đảm bảo sự tập trung, thống nhất và chặt chẽ trong việc chỉ đạo công
tác kế toán giúp đơn vị kiểm tra, chỉ đạo kịp thời, tạo điều kiện cho việc ứng dụng các
phương tiện kế toán hiện đại.

3.1.2. Hạn chế

Kế toán tổng hợp đảm nhiệm một lúc nhiều nhiệm vụ, phần hành kế toán trong Công
ty, gồm kế toán tiền, kế toán hàng hóa, kế toán thanh toán lương, kế toán công nợ phải
thu, kế toán công nợ phải trả, kế toán doanh thu, kế toán chi phí,… dẫn đến áp lực và đôi
khi không hoàn thành kịp tiến độ trong công việc, dẫn đến sai sót, nhầm lẫn không đáng
có trong quá trình thực hiện.

Ngoài ra, Công ty chỉ có một kế toán tổng hợp nên các công tác kế toán hoàn toàn phụ
thuộc vào kế toán Công ty dẫn đến kế toán bị áp lực nặng nề. Trong trường hợp kế toán
Công ty nghỉ bệnh vì ốm đau, thai sản công việc kế toán cũng dễ dàng bị tồn.
3.1.3. Kiến nghị

Là một Công ty có quy mô nhỏ tuy nhiên số lượng công việc cần hạch toán khá nhiều
nên việc phân công cho một kế toán thực hiện giải quyết tất các công việc trên là chưa
hợp lý. Doanh nghiệp có thể thường xuyên cho nhân viên kế toán học thêm những lớp bồi
dưỡng nghiệp vụ cũng như cập nhật những phần mềm kế toán mới giúp phòng Kế toán
đạt được hiệu quả công việc tốt nhất.

3.2 KIẾN NGHỊ VỀ SỔ SÁCH VÀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN


3.2.1. Ưu điểm
Tài khoản và sổ sách của công ty được kế toán công ty sử dụng đúng theo hướng dẫn
của thông tư 200 và tuân theo đúng chuẩn mực kế toán hiện hành, phù hợp với quy mô
hoạt động của công ty.

Công ty sử dụng phần mềm Misa để thực hiện công việc kế toán. Đây là phần mềm kế
toán đơn giản, dễ sử dụng, mang lại hiệu quả cao cho công việc và thực hiện trực tuyến.
Phần mềm bám sát chế độ kế toán, các mẫu biểu chứng từ, sổ sách kế toán luôn tuân thủ
chế độ kế toán.

Sổ sách kế toán được in ra theo kỳ, đúng tiến độ nên tránh được việc tồn đọng công
việc cho các kỳ sau giúp dễ dàng trong việc phân loại và tìm kiếm sổ sách khi cần thiết.

Sử dụng hệ thống chứng từ, sổ sách và phương pháp hạch toán theo đúng chế độ kế
toán hiện hành. Các nghiệp vụ phát sinh trong ngày được hạch toán ngay sau khi phát
sinh làm tăng tính chính xác, phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

3.2.2. Hạn chế


Công việc của kế toán khá nhiều, ảnh hưởng tới tiến độ hoàn thành báo cáo của công
ty. Hầu hết mọi tính toán kết chuyển doanh thu chi phí đều làm bằng phần mềm nên kế
toán sẽ có sự thụ động trong công việc, khi có sai sót xảy ra phải mất nhiều thời gian cho
việc dò tìm số liệu.
3.2.3. Kiến Nghị Về Kế Toán Công Nợ Phải Trả Cho Nhà Cung Cấp
Nhầm lẫn trong việc ghi sai chứng từ như ghi sai thông tin số tài khoản đơn vị thụ
hưởng của nhà cung cấp, khi lập giấy ủy nhiệm chi làm công tác kế toán bị sai sót, có thể
dẫn đến việc chuyển nhầm tiền cho cá nhân hoặc đơn vị khác. Vì vậy, kế toán viên cần
cẩn thận, xem xét, rà soát, kiểm tra chứng từ có liên quan đến các khoản nợ phải trả để có
thể kịp thời bổ sung đầy đủ nếu bị sai, mất hoặc thiếu sót.

Công ty chưa mở tài khoản chi tiết và sổ theo dõi chi tiết cho từng đối tượng nhà cung
cấp. Dẫn đến khó khăn trong việc theo dõi các khoản phải trả cho nhà cung cấp để thực
hiện việc thanh toán đúng thời hạn. Vì vậy, công ty nên mở tài khoản chi tiết cho từng
đối tượng nhà cung cấp như sau:

Tài khoản 331KP: Công ty cổ phần Hóa Chất Kỹ Thuật Kim Phong

Tài khoản 331BIGCAL: Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Siêu Thị Big C An
Lạc

Tài khoản 331BT: Công ty TNHH TM-DV Bé Tân

Tài khoản 331SVD: Công ty TNHH Nước Sốt Đặc Sản Việt Dasavi

Tài khoản 331CL3: Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3

Tài khoản 331THT: Công ty TNHH Thuận Hiệp Thành

Tài khoản 331HTX: Công ty TNHH Môi Trường Hành Trình Xanh

Bên cạnh đó, công ty cần mở thêm sổ chi theo dõi chi tiết từng đối tượng nhà cung
cấp.

• Cách lập:
• Cách ghi sổ:

Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) được mở theo từng tài khoản, theo
từng đối tượng thanh toán.

– Cột A: Ghi ngày, tháng năm kế toán ghi sổ.

– Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ.

– Cột D: Ghi nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

– Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.

– Cột 1: Ghi thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán trên hoá đơn mua (bán) hàng
hoặc các chứng từ liên quan đến việc mua (bán) hàng.

– Cột 2, 3: Ghi số phát sinh bên Nợ (hoặc bên Có) của tài khoản.
– Cột 4, 5: Ghi số dư bên Nợ (hoặc bên Có) của tài khoản sau từng nghiệp vụ thanh
toán. Kế toán sau khi tiến hành lập nợ khó đòi nên tiến hành mở sổ cái cho tài khoản đó.

3.2.4. Kiến Nghị Về Kế Toán Doanh Thu Bán Hàng Và Cung Cấp Dịch Vụ
Công ty nên mở tài khoản doanh thu chi tiết cho từng sản phẩm để được theo theo
dõi kịp thời và chính xác hơn. Cụ thể:

- Tài Khoản 511PPM-KRK: Doanh thu bán hàng của Bộ test nước

- Tài Khoản 511WW: Doanh thu bán hàng của Test thử nhanh

- Tài Khoản 511TBMT: Doanh thu bán hàng của Thiết bị môi trường

- Tài Khoản 511LAMELLA: Doanh thu bán hàng của Tắm lắng lamen

Bên cạnh đó, công ty cần mở thêm sổ chi theo dõi chi tiết từng đối tượng như sau:
3.2.5. Kiến Nghị Về Kế Toán Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp
Việc tiến hàng nhập liệu đôi khi còn mắc sai sót, kế toán cần cẩn thận, tránh sai sót
không cần thiết làm ảnh hưởng tới các báo cáo.

Kế toán nên mở tài khoản chi tiết chi phí nhân công trực tiếp riêng cho từng nhóm dịch
vụ làm việc để theo dõi, ghi chép của công ty rõ ràng, chi tiết cụ thể:

- Tài Khoản 6221: Chi phí nhân công trực tiếp dịch vụ nước cấp

- Tài Khoản 6222: Chi phí nhân công trực tiếp dịch vụ nước thải

- Tài Khoản 6223: Chi phí nhân công trực tiếp dịch vụ khí thải

3.3.6. Kiến Nghị Về Kế Toán Giá Vốn Hàng Bán


Để việc theo dõi các giao dịch bán hàng liên quan đến từng mặt hàng dễ dàng hơn thì
kế toán nên mở tài khoản giá vốn hàng bán chi tiết theo mã hàng. Qua đây, giúp cho việc
ghi nhận một khoản doanh thu tương ứng với khoản giá vốn theo từng mặt hàng được
thuận tiện hơn. Cụ thể:

- Tài Khoản 632PPM-KRK: Giá vốn hàng bán của Bộ test nước

- Tài Khoản 632WW: Giá vốn hàng bán của Test thử nhanh

- Tài Khoản 632TBMT: Giá vốn hàng bán của Thiết bị môi trường

- Tài Khoản 632LAMELLA: Giá vốn hàng bán của Tắm lắng lamen

3.3.7. Kiến Nghị Về Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp


Công ty nên lập sổ chi tiết cho các tài khoản: 6423, 6425,6427,6428 để kế toán có
thể dễ dàng theo dõi chi phí từ đó tránh sai lầm dẫn đến báo cáo kết quả hoạt động sai sót.
Ví dụ cụ thể 2 mẫu TK 6425, 6427 như sau:

Sổ chi tiết TK 6425

Cách lập: Lập theo thông tư 200/2014/TT-BTC như sau


Sổ chi tiết TK 6427
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, cùng với những chính sách nhằm
giúp các doanh nghiệp đứng vững trên thị trường là tiền đề giúp doanh nghiệp ngày càng
mở rộng về quy mô, hoàn thiện bộ máy tổ chức. Trong đó, hoàn thiện bộ máy tổ chức kế
toán cả về quy mô lẫn năng lực đóng vai trò quan trọng, đây là yếu tố đắc lực trong việc
ra các quyết định kinh doanh, tài chính đối với Giám đốc.

Quy luật của thị trường là nếu không tiếp cận tốt với cái mới, cái hiện đại thì dễ bị
đào thải khỏi thị trường. Do đó, mà Công ty TNHH MÔI TRƯỜNG PHÚC KHANH
luôn phải cập nhật những gì mới mẻ nhất và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng để tạo
lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Chính điều đó đã giúp công ty chiếm được lòng tin của
khách hàng.

Qua quá trình thực tập tại công ty cùng với những kiến thức kế toán em được học
tại khoa Kế toán- Kiểm toán trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM em nhận thấy bộ
máy kế toán công ty còn một số hạn chế như vậy. Đồng thời, chúng em cũng nhận thấy
được sự đóng góp to lớn mà bộ phận kế toán đem lại cho công ty TNHH MÔI TRƯỜNG
PHÚC KHANH Nhờ bộ phận kế toán mà tình hình hoạt động của công ty được nắm bắt
kịp thời và từ đó giám đốc có thể đưa ra chiến lược phát triển mang lại lợi nhuận cho
công ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS. Nguyễn Thị Thu Hiền, TS. Cao Thị Cẩm Vân và cộng sự. Kế toán tài chính
doanh nghiệp phần 2. Nhà xuất bản trường Đại học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh.

[2] Chế độ kế toán Doanh Nghiệp, thông tư 200/2014/TT-BTC

<https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-200-2014-TT-BTChuong-
dan-Che-do-ke-toan-Doanh-nghiep-263599.aspx>

[3] Trang web công ty TNHH Môi Trường Phúc Khanh

<http://phuckhanhenvi.vn/>

[4] Luật kế toán 2015

<https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Ke-toan-Kiem-toan/Luat-ketoan-2015-
298369.aspx>

You might also like