You are on page 1of 32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC


----------

BÁO CÁO THẢO LUẬN HỌC PHẦN TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC

ĐỀ TÀI: Liên hệ thực tế quy trình tuyển dụng của Công ty TNHH
Quốc tế Unilever Việt Nam

Nhóm thực hiện : Nhóm 2


Lớp HP : 232_HRMG0611_01
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Ngô Thị Mai

Hà Nội, tháng 2 năm 2024


BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ ĐIỂM THÀNH VIÊN
NHÓM 2

Mã sinh
STT Họ và tên Nhiệm vụ Ghi chú
viên

12 Nguyễn Thu Hà 21D210112 Thuyết trình

Chương II
13 Trần Lê Hà 21D210271
Mục 1+2.4

14 Lê Thị Hiếu Hạnh (NT) 21D210272 Chương III

Chương II
15 Trần Thị Hạnh 21D210325
Mục 2.3

Chương I mục 1+
16 Lê Thị Hoà 21D210328
mở đầu

Chương I mục 2+
17 Vũ Thị Huế 21D210329 kết luận+ tổng hợp
word

Chương II
18 Bùi Thị Ngọc Huyền 21D210170
Mục 2.2+2.2

Chương II
19 Bùi Thị Thu Huyền 21D210223
Mục 2.3

DSBS Lý Văn Hiếu 21D107146 PPT

1
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................4
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ UNILEVER VIỆT NAM.......................................5
1. Giới thiệu về Unilever Việt Nam...........................................................................5
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển........................................................................5
1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh........................................................................................5
1.3. Cơ cấu tổ chức...................................................................................................6
1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực..................................................................................7
2. Tình hình kinh doanh............................................................................................8
CHƯƠNG II. LIÊN HỆ THỰC TẾ QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC
CỦA UNILEVER VIỆT NAM...................................................................................11
1. Thực trạng tuyển dụng tại Unilever Việt Nam.................................................11
1.1 Thực trạng công tác tuyển dụng tại Unilever Việt Nam.............................11
1.2. Các yếu tố từ Doanh nghiệp ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng...........11
a. Thương hiệu Unilever trên thị trường lao động...............................................11
b. Nguồn lực cho tuyển dụng...............................................................................12
c. Chính sách nhân sự..........................................................................................12
d. Văn hóa tổ chức...............................................................................................13
1.3. Tiêu chí tuyển dụng.......................................................................................13
2. Quy trình tuyển dụng của Unilever Việt Nam..................................................14
2.1. Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng và lên kế hoạch tuyển dụng.........14
2.1.1. Căn cứ xác định nhu cầu tuyển dụng............................................................14
2.1.2. Phương pháp xác định nhu cầu tuyển dụng nhân lực...................................15
2.2. Bước 2: Xác định nguồn tuyển mộ và thông báo tuyển dụng...................16
2.3. Bước 3: Thu thập hồ sơ và tiến hành tuyển chọn nhân lực.......................18
2.3.1. Quy trình tuyển chọn vị trí Ufresh...............................................................19
2.3.2. Quy trình tuyển chọn vị trí UFLP.................................................................20
2.3.3. Quy trình tuyển chọn các vị trí khác trực tiếp..............................................21
2.4. Bước 4: Kết thúc tuyển dụng và hội nhập nhân lực mới...........................23
CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HOÀN
THIỆN VÀ NÂNG CAO QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC CỦA
UNILEVER VIỆT NAM............................................................................................25

2
1. Đánh giá thực trạng quy trình tuyển dụng nhân lực của Unilever Việt Nam25
1.1. Ưu điểm...........................................................................................................25
1.2. Nhược điểm.....................................................................................................26
2. Đề xuất một số giải pháp giúp hoàn thiện và nâng cao quy trình tuyển dụng
nhân lực của Unilever Việt Nam.............................................................................27
KẾT LUẬN..................................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................31

3
LỜI MỞ ĐẦU
Nguồn nhân lực là yếu tố chủ chốt ảnh hưởng đến sự phát triển của một doanh
nghiệp, là những người đã và đang làm việc ở nhiều vị trí khác nhau trong một tổ
chức. Nguồn nhân lực có thể tạo ra được những giá trị thực cho doanh nghiệp như tạo
thêm của cải vật chất, những sản phẩm mới và nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp. Một
tổ chức, doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh hay không, có thể hoạt động
một cách có tổ chức, kỷ luật, đạt được các mục tiêu chiến lược của tổ chức đề ra hay
không nằm ở cách mà họ biết sử dụng nguồn nhân lực. Mọi quản trị suy cho đến cùng
là quản trị con người". Với vai trò quan trọng, mang tính chất quyết định đối với sự
thành công hay thất bại của tổ chức, hoạt động nhằm tạo ra nguồn nhân lực cho tổ
chức - tuyển dụng nhân lực, ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà quản trị.
Tuyển dụng nhân lực giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi và bền vững của doanh
nghiệp - cạnh tranh thông qua yếu tố con người. Tuyển dụng nhân lực được thực hiện
tốt sẽ giúp tiết kiệm chi phí, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác của doanh
nghiệp, giúp cải thiện bầu không khi làm việc, môi trường làm việc và thúc đẩy phát
triển văn hóa doanh nghiệp theo hướng có lợi đối với hoạt động kinh doanh. Đặc biệt,
tuyển dụng nhân lực còn tạo tiền đề quan trọng cho thực hiện các nội dung khác của
quản trị nhân lực.
Nắm bắt được tầm quan trọng của nhân lực cũng như là tuyển dụng nhân sự và
với những thành công vang dội của doanh nghiệp, nhóm 2 quyết định tiến hành nghiên
cứu về quy trình tuyển dụng tại một doanh nghiệp, cụ thể là tập đoàn Unilever Việt
Nam với mục đích tìm hiểu và làm rõ hơn về nội dung, tình hình quản trị nhân sự của
doanh nghiệp, quy trình tuyển dụng. Từ đó học tập được những điểm mạnh, đồng thời
chỉ ra những bất cập cần phải giải quyết trong quy trình tuyển dụng nhân sự của tập
đoàn Unilever, đề xuất các giải pháp có thể áp dụng trong tương lai để nâng cao, hoàn
thiện công tác tuyển dụng của doanh nghiệp.

4
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ UNILEVER VIỆT NAM
1. Giới thiệu về Unilever Việt Nam
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tập đoàn Unilever đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn 181 triệu USD từ năm
1995 với định hướng tập trung vào các mặt hàng hóa mỹ phẩm chăm sóc cá nhân, gia
đình, thực phẩm cùng đồ uống giải khát.
Ngay từ khi thành lập, Unilever Việt Nam đã cho ra mắt hàng loạt sản phẩm
chất lượng như OMO, Sunsilk, Clear, Lifebuoy, Close-Up, P/S, Lipton, Knorr… Hầu
hết các dòng sản phẩm đều đáp ứng đúng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng nội địa và
vươn lên dẫn đầu ngành hàng. Ví dụ, dòng kem đánh răng P/S muối hay dầu gội đầu
Sunsulk bồ kết rất được ưa chuộng khi kết hợp hài hòa giữa văn hóa cổ truyền và hiện
đại.
Về hệ thống phân phối, từ thời điểm ban đầu Unilever Việt Nam đã xác định
thiết lập hệ thống phân phối rộng lớn với 100.000 nhà bán lẻ trên toàn quốc. Công ty
tuyển dụng 1.500 nhân viên và tạo thêm gần 8.000 công việc trực tiếp cho các đối tác,
nhà thầu. Cho đến nay, trung bình mỗi ngày có khoảng 35 triệu sản phẩm của Unilever
được sử dụng bởi người tiêu dùng toàn quốc thông qua mạng lưới 150 đại lý phân phối
và 300.000 cửa hàng bán lẻ.
Không chỉ vậy, Unilever Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng cao hàng năm,
được công nhận là doanh nghiệp thành công nhất lĩnh vực tiêu dùng nhanh. Công ty
cũng được trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhất, Nhì và Ba vào năm 2000,
2005 và 2010. Giai đoạn gần đây, Unilever chuyển sang định hướng phát triển bền
vững, triển khai nhiều hoạt động cải thiện sức khỏe, đời sống và giảm tác động sản
xuất kinh doanh đến môi trường.
1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh
 Tầm nhìn
Tầm nhìn của Unilever sẽ có sự khác biệt tại giữa mỗi quốc gia tuy nhiên nó
được xây dựng dựa trên tầm nhìn chung của Unilever toàn cầu. Về tầm nhìn của
Unilever toàn cầu, đó là làm cho cuộc sống bền vững trở nên phổ biến hay cụ thể hơn
chính là phát triển song song giữa doanh nghiệp và các hoạt động xã hội về giảm thiểu
tác hại tới môi trường. Unilever tin rằng nếu làm những việc có ích sẽ giúp doanh
nghiệp trở nên tốt hơn và một doanh nghiệp phát triển vững mạnh trong tương lai phải
là doanh nghiệp có khả năng phục vụ được xã hội. Điều này cũng lý giải cho sự hình
5
thành của Kế Hoạch Phát Triển Bền Vững mà Unilever đã triển khai cách đây 10 năm,
trong đó Unilever cố gắng tách biệt giữa sự phát triển của doanh nghiệp với ảnh hưởng
tới môi trường, đồng thời gia tăng sức ảnh hưởng tích cực lên xã hội. Tầm nhìn của
Unilever sẽ có sự khác biệt tại giữa mỗi quốc gia tuy nhiên nó được xây dựng dựa trên
tầm nhìn chung của Unilever toàn cầu. Trong đó, tầm nhìn của Unilever tại Việt Nam
chính là làm cho cuộc sống của người Việt tốt hơn. Unilever đến Việt Nam với mong
muốn tạo ra một tương lai tốt hơn cho người dân nơi đây. Thông qua những sản phẩm
của mình, Unilever muốn giúp người Việt có cuộc sống tốt về mọi mặt, từ sức khỏe,
ngoại hình cho đến tinh thần, giúp họ tận hưởng cuộc sống và dịch vụ tốt cho bản thân
cũng như mọi người xung quanh. Ngoài ra, Unilever muốn truyền cảm hứng tới mọi
người để chung tay xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
 Sứ mệnh
Vào thời điểm thành lập công ty, những nhà sáng lập thời ấy đã đề ra sứ mệnh
của Unilever là “To add vitality to life” - tạm dịch: Tiếp thêm sinh khí cho cuộc sống,
và từ ấy Unilever vẫn luôn tuân thủ sứ mệnh này. Ý nghĩa của sứ mệnh này là
Unilever muốn mang đến một cuộc sống tốt hơn cho mọi người thông qua sản phẩm
của mình. Cho đến nay, sứ mệnh đó ngày càng được thể hiện rõ qua từng sản phẩm
của Unilever khi tất cả sản phẩm của tập đoàn này đều hướng tới chung một mục đích
đó là mang lại sức khỏe, vẻ đẹp và sự thoải mái cho con người. Minh chứng cho điều
này là những nhãn hiệu nổi tiếng của Unilever rất đa dạng từ bột giặt, dầu gội đầu,
kem đánh răng cho đến trà như Omo, Dove, Close-up, Lipton,...
1.3. Cơ cấu tổ chức
Trên thực tế, Unilever Việt Nam được tập hợp từ 3 công ty riêng biệt bao gồm:

 Liên doanh Lever Việt Nam sản xuất sản phẩm chăm sóc cá nhân, gia đình.
 Công ty Elida P/S sản xuất sản phẩm chăm sóc răng miệng.
 Công ty Best Food sản xuất thực phẩm, kem và đồ uống.
Cơ cấu tổ chức của Unilever đề cập đến cách thức mà công ty bố trí nhân sự,
công việc nhằm đáp ứng mục tiêu chung. Do đó, cơ cấu tổ chức này là sự kết nối giữa
các bộ phận, phòng ban chuyên môn với ban lãnh đạo.
Trong cơ cấu tổ chức của Unilever, Giám đốc sẽ lập kế hoạch chiến lược, giao
nhiệm vụ xuống các cấp dưới. Khi có vấn đề phát sinh, Giám đốc là người nhận thông
tin, dữ liệu từ cấp dưới để tiến hành nghiên cứu tìm ra phương án giải quyết. Tuy rằng
có sự bàn bạc, thương lượng giữa các bên liên quan song quyền quyết định cao nhất
vẫn thuộc về ban lãnh đạo.
6
Hình 1: Sơ đồ mô tả cơ cấu tổ chức của Unilever Việt Nam
Các chức năng cơ bản theo cơ cấu tổ chức của Unilever là:

 Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách quản trị nhân sự và nghiệp vụ hành
chính.
 Phòng kế toán – tài chính: Phụ trách quản lý toàn bộ vấn đề về vốn, tài sản của
công ty. Tổ chức thống kê, giám sát, cảnh báo tình hình kinh tế, tài chính theo từng
giai đoạn giúp ban lãnh đạo nắm được bức tranh kinh doanh tổng quan. Chắc hẳn để
vận hành phòng kế toán mượt mà thì phần mềm kế toán là điều không thể thiếu.
 Phòng kinh doanh: Phụ trách nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch kinh doanh,
quản lý kênh phân phối của công ty.
 Phòng dịch vụ: Phụ trách giao hàng, tiếp nhận phản hồi, xử lý khiếu nại và
chăm sóc khách hàng.
 Nhà máy sản xuất: Đảm nhận nhiệm vụ sản xuất, đảm bảo chất lượng sản
phẩm đầu ra theo nhu cầu của thị trường.
1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực

7
Unilever Việt Nam hiện có 1.700 nhân viên trên toàn quốc và gián tiếp tạo công
ăn việc làm cho 15.000 người lao động thông qua các bên thứ ba, các nhà cung cấp và
đại lý phân phối. Tập đoàn Unilever, một trong những tập đoàn hàng tiêu dùng lớn
trên thế giới, có những đặc điểm nguồn nhân lực sau:
Nguồn nhân lực đa dạng hóa toàn cầu: Unilever có nguồn nhân lực đa dạng về
văn hóa và ngôn ngữ do hoạt động trên toàn cầu. Điều này giúp họ có cái nhìn toàn
diện và sáng tạo đối với thị trường quốc tế.
Chú Trọng Đào Tạo và Phát Triển: Tập trung vào việc đào tạo và phát triển nhân
sự để nâng cao kỹ năng và kiến thức. Chính sách này giúp tạo ra những chuyên gia có
kỹ năng chuyên sâu và đa ngành.
Unilever thường xuyên thu hút những người làm việc có niềm đam mê về bền
vững và trách nhiệm xã hội. Điều này thể hiện trong các chiến lược kinh doanh và cam
kết về môi trường. Unilever thường có chính sách tăng cường đội ngũ lao động nữ và
khuyến khích sự đa dạng giới tính trong tất cả các cấp lớp.
Unilever đề cao môi trường làm việc linh hoạt, giúp nhân viên có thể duy trì sự
cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Khích lệ sự sáng tạo và đề cao quá
trình học từ thất bại. Nguồn nhân lực được khuyến khích đề xuất ý tưởng mới và thử
nghiệm các giải pháp sáng tạo. Tập trung vào việc tạo ra một môi trường làm việc tích
cực và khuyến khích sự tương tác giữa các cấp lớp nhân viên và quản lý. Unilever hỗ
trợ chính sách đối xử công bằng và đảm bảo rằng mọi người đều có cơ hội công bằng
trong sự phát triển sự nghiệp.
 Những đặc điểm trên giúp Unilever xây dựng một đội ngũ nhân sự đa dạng,
sáng tạo và cam kết với giá trị bền vững và xã hội.
2. Tình hình kinh doanh
Năm 1995, Unilever được thành lập tại Việt Nam gồm 2 nhà máy sản xuất hiện
đại tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bắc Ninh với tổng số vốn đầu tư lên đến 300
triệu USD. Unilever Việt Nam là công ty liên doanh có sự kết hợp của 3 doanh nghiệp
độc lập là Liên doanh Lever Việt Nam, Elida P/S và công ty Best Food. Một số sản
phẩm nổi bật của công ty như bột giặt (Omo, Surf), LifeBuoy, kem đánh răng (P/S,
Closeup), Pond, dầu gội (Sunsilk, Dove), Sunlight…
Unilever Việt Nam khẳng định phương châm: “Tư duy theo kiểu Việt Nam”,
tức là mỗi sản phẩm của công ty đều phù hợp với văn hóa và tâm lý của người Việt,
không bắt chước từ bất kỳ quốc gia nào khác. Muốn làm được điều đó, đội ngũ nhân
sự của công ty phải nghiên cứu kỹ thói quen tiêu dùng cũng như văn hóa của người
8
Việt để phát triển nhiều sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Từ đó, Unilever
Việt Nam sẽ trở thành công ty cung cấp các sản phẩm cải thiện đời sống cho người
Việt một cách tối ưu, hiệu quả nhất. Hơn nữa, trở thành doanh nghiệp cải thiện cuộc
sống cho người Việt hàng đầu tại Việt Nam là sứ mệnh mà Unilever Việt Nam luôn
theo đuổi trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Các hoạt động tích cực vì cộng
đồng, xã hội và giảm thiểu tác động tới môi trường là những việc luôn đồng hành cùng
sự phát triển của Unilever. Công ty khẳng định chiến lược kinh doanh bền vững của
mình thông qua những đóng góp tích cực và góp phần giải quyết những khó khăn của
thế giới, con người. Hiện nay, Unilever Việt Nam có hệ thống bán hàng trải dài trên
toàn quốc bao gồm hơn 150 nhà máy phân phối và khoảng 300.000 nhà bán lẻ. Với tốc
độ tăng trưởng nhanh chóng, tính đến nay ngoài 1600 nhân viên của công ty, Unilever
còn gián tiếp tạo ra 15.000 việc cho các bên thứ ba - các nhà cung cấp và nhà phân
phối. Sau 28 năm kinh doanh tại Việt Nam, Unilever được người tiêu dùng tin tưởng
và đánh giá cao. Doanh thu và lợi nhuận của công ty trung bình tăng khoảng 30-35%/
năm, đóng góp khoảng 1% vào GDP của nước ta. Trung bình mỗi ngày có khoảng 35
triệu sản phẩm của Unilever được đến tay và sử dụng bởi người tiêu dùng trên toàn
quốc thông qua mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp cả nước.
Trong năm 2022, Unilever đã ghi nhận đà tăng trưởng kinh doanh mạnh mẽ
trên tất cả năm nhóm hàng kinh doanh tại Việt Nam. Doanh thu của Unilever năm
2022 tại Việt Nam ghi nhận đà tăng trưởng hai con số trên diện rộng với khối lượng
sản phẩm bán ra tích cực. Theo báo cáo tài chính của Unilever Việt Nam, trong năm
2022, tập đoàn ghi nhận doanh thu đạt 10.739 tỷ đồng, tăng 15,5% so với năm 2021.
Lợi nhuận sau thuế đạt 1.816 tỷ đồng, tăng 13,4% so với năm 2021. Năm nhóm ngành
hàng gồm chăm sóc gia đình, chăm sóc cá nhân, sức khỏe & làm đẹp, dinh dưỡng và
kem, đều tăng trưởng hai con số. Cụ thể, doanh thu của các nhãn hàng này đạt 7.459 tỷ
đồng, tăng 18,3% so với năm 2021. Trong đó, các nhãn hàng như Dove, Sunsilk,
Clear, Lifebuoy, Rexona, Pond's, Vaseline đều ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu
hai con số. Doanh thu của các nhãn hàng thực phẩm và đồ uống cũng tăng trưởng tốt
trong năm 2022, đạt 3.280 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2021. Trong đó, hạng mục
Giặt vải có doanh thu tốt với nhiều thương hiệu được các gia đình Việt Nam thường
xuyên dùng là Kantar, OMO, Sunlight và Comfort. Hiện 10 thương hiệu lớn nhất
chiếm 85% hoạt động kinh doanh của Unilever tại Việt Nam là: OMO, Comfort, Nước
rửa chén Sunlight, Surf, Lifebuoy, P/S (ở các thị trường khác là Pepsodent), Dove,
Knorr, Sunsilk và Clear.
Để đạt được thành công hiện tại, Unilever đã tiến hành nhiều chiến dịch quảng
bá thích hợp để kích thích nhu cầu tiêu dùng cho các sản phẩm của họ. Ví dụ, thương
9
hiệu P/S đã phát động chiến dịch "Bảo vệ nụ cười Việt Nam" từ năm 1998 để hỗ trợ,
cung cấp cho người tiêu dùng dịch vụ khám răng miễn phí, giáo dục chăm sóc răng
miệng và từ năm 2022 có thêm dịch vụ nha khoa từ xa. Thương hiệu xà phòng
Lifebuoy cũng đang tiếp cận thêm hàng triệu người tiêu dùng tại Việt Nam thông qua
các kênh kỹ thuật số. Để đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm bền vững, nhiều nhãn hàng
như Sunlight, OMO và Comfort giờ đây có công thức thân thiện với môi trường hơn,
nhẹ nhàng hơn trên da và sử dụng bao bì bền vững hơn. Các thương hiệu Sắc đẹp và
Sức khỏe của Unilever cũng đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng tại Việt Nam. Tại Việt
Nam, hoạt động thương mại truyền thống (chủ yếu là các chợ) đã đóng góp 75% vào
doanh số bán sản phẩm của Unilever. Các siêu thị mini cũng là kênh phân phối trực
tiếp phát triển nhanh nhất và hiện tại, các kênh phân phối trực tuyến cũng đang tăng
trưởng tốt nhờ tập trung vào chuyển đổi số. Tập đoàn đang triển khai ứng dụng di
động 'OrderUNow' giúp hàng trăm nghìn cửa hàng tạp hóa và nhà bán lẻ trên cả nước
nhập hàng trực tiếp từ Unilever. Khách hàng cũng có thể tiếp cận trực tiếp với tập
đoàn thông qua hệ sinh thái thương mại điện tử UShop, chuyên bán các sản phẩm của
Unilever.
Trong thời gian tới, tập đoàn đang hướng tới thu hút sự chú ý của người tiêu
dùng đến với nhiều nhãn hàng hơn và tiếp tục củng cố sự phát triển của Unilever tại
Việt Nam - một thị trường đầy tiềm năng với các thương hiệu tiêu dùng. Unilever Việt
Nam đã và đang nỗ lực phát triển và mang lại các sản phẩm với chất lượng và giá cả
tốt cho người tiêu dùng thông qua nhiều kênh phân phối như cửa hàng bán lẻ, kênh
bán hàng số trực tiếp đến người tiêu dùng (digital direct-to-consumers), thương mại
điện tử, bán hàng đa kênh (omni-channel)… Unilever Việt Nam đẩy mạnh việc đổi
mới sản phẩm nhằm tạo ra những tác động tích cực hơn với con người và hành tinh,
cũng như thúc đẩy một loạt các chương trình phát triển bền vững trong hoạt động kinh
doanh tại Việt Nam, với sự tham gia của các nhãn hàng theo đuổi mục tiêu bền vững.
Các chương trình này tập trung vào quản lý rác thải nhựa, giảm phát thải carbon, cải
thiện sức khỏe và sự hạnh phúc cho mọi người, cũng như trao quyền cho phụ nữ vì
một xã hội hòa nhập.

10
CHƯƠNG II. LIÊN HỆ THỰC TẾ QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG
NHÂN LỰC CỦA UNILEVER VIỆT NAM
1. Thực trạng tuyển dụng tại Unilever Việt Nam
1.1 Thực trạng công tác tuyển dụng tại Unilever Việt Nam
Trong những năm gần đây, công tác tuyển dụng của Unilever Việt Nam đã có
những thay đổi tích cực, đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể,
Unilever đã chú trọng đến việc đa dạng hóa nguồn lực tuyển dụng, mở rộng phạm vi
tìm kiếm ứng viên cả trong và ngoài nước. Đồng thời, Unilever cũng áp dụng các
phương pháp tuyển dụng hiện đại, hiệu quả, nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho
ứng viên.
Một số điểm nổi bật trong công tác tuyển dụng của Unilever Việt Nam trong
những năm gần đây bao gồm:

 Đa dạng hóa nguồn lực tuyển dụng: Unilever đã mở rộng phạm vi tìm kiếm
ứng viên cả trong và ngoài nước. Cụ thể, Unilever đã ký kết hợp tác với các trường đại
học, cao đẳng, trung cấp để tìm kiếm và thu hút sinh viên mới ra trường. Đồng thời,
Unilever cũng tổ chức các chương trình tuyển dụng dành cho ứng viên nước ngoài.
 Áp dụng các phương pháp tuyển dụng hiện đại: Unilever đã áp dụng các
phương pháp tuyển dụng hiện đại, hiệu quả, nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho
ứng viên. Cụ thể, Unilever đã sử dụng các công cụ sàng lọc ứng viên tự động, các bài
kiểm tra năng lực trực tuyến, các buổi phỏng vấn trực tuyến,...Hơn nữa, Unilever còn
triển khai những giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI) nhắm đến việc thu hút, phân tích và
cuối cùng là chọn lựa những ứng viên xuất sắc nhất phù hợp với hàng ngàn vị trí mà
họ cần lấp đầy hàng năm. Unilever đã hợp tác với chuyên viên tuyển dụng trí tuệ nhân
tạo để triển khai một kế hoạch toàn cầu nhắm đến việc khớp ứng viên với công việc
đăng tuyển một cách hiệu quả. Nó đòi hỏi phải phát triển một quy trình với nhiều giai
đoạn, bắt đầu bằng việc yêu cầu ứng viên trên khắp thế giới nộp một sơ yếu lý lịch
trực tuyến hoặc hồ sơ LinkedIn. Một khi được tuyển, những nhân viên mới của
Unilever có thể tiếp cận với Unabot, một robot trả lời tự động chạy bằng công nghệ trí
tuệ nhân tạo.
 Tạo dựng môi trường làm việc hấp dẫn: Unilever luôn chú trọng đến việc tạo
dựng môi trường làm việc hấp dẫn, thu hút nhân tài. Unilever cung cấp cho nhân viên
các chế độ đãi ngộ hấp dẫn, cơ hội thăng tiến rõ ràng, môi trường làm việc chuyên
nghiệp, năng động.
1.2. Các yếu tố từ Doanh nghiệp ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng
a. Thương hiệu Unilever trên thị trường lao động
Theo bà Trịnh Mai Phương, Phó Chủ tịch Nhân sự của công ty đã khẳng định
“Tại Unilever, Thương hiệu và Con người là hai tài sản quý giá nhất. ..."
Từ năm 2013, công ty đã được bình chọn là “Nơi làm việc tốt nhất" và "Nhà
tuyển dụng được yêu thích nhất tại Việt Nam”. Năm 2017, Unilever Việt Nam vinh dự
được bình chọn là "Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” trong 4 năm liên tiếp. Đến năm
2019, Unilever Việt Nam được vinh danh là một trong các công ty có môi trường làm
việc tốt nhất tại Châu Á. Có thể nói Unilever là một trong những nơi làm việc đem đến
môi trường cũng như thực hiện những chính sách phúc lợi tốt dành cho nhân viên của
mình. Điều này giúp công ty xây dựng thương hiệu trên thị trường lao động, thu hút
người lao động và trở thành đích đến mà nhiều người lao động mơ ước
b. Nguồn lực cho tuyển dụng
Hiểu rằng đầu tư cho con người cũng chính là đầu tư cho tương lai, Unilever
luôn dành ngân sách thường niên cho nhiệm vụ tuyển dụng, đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực. Không chỉ tập trung vào các chương trình tuyển dụng và đào tạo tài
năng trẻ như Nhà lãnh đạo tương lai Unilever (Unilever Future Leaders Programme),
Chương trình tuyển dụng Chuyên viên tài năng (Unilever Fresh Programme) dành
riêng cho các bạn sinh viên mới ra trường; Unilever còn chú trọng hỗ trợ để phát triển
lộ trình nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng và nguyện vọng của mỗi cá nhân.
Ngoài ra, Unilever còn ứng dụng trí tuệ nhân tạo để nâng cao hiệu quả tuyển dụng và
đào tạo nhân sự của mình.
Trước mỗi kỳ tuyển chọn, công ty tổ chức Ngày hội việc làm tại các trường đại
học lớn và danh tiếng, điển hình như Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Tp.HCM,
Đại học Bách khoa Tp.HCM,... bên cạnh đó, thông tin về tuyển dụng của công ty cũng
được chia sẻ trên các diễn đàn của các trường đại học, trên các báo, diễn đàn, web tìm
việc trên website của công ty,... Điều đó giúp công ty thành công trong việc tìm kiếm
và thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên cũng như những lao động có chuyên
môn.
c. Chính sách nhân sự
Unilever có chế độ lương bổng và chính sách nhân sự tốt nhất Việt Nam. Mọi
chế độ lương, thưởng, quyền lợi của nhân viên luôn được đặt lên hàng đầu. Nhân sự tại
Unilever, dù mới hay cũ đều có cơ hội học hỏi như nhau, được trải nghiệm môi trường
làm việc chuyên nghiệp, tham gia các chương trình đào tạo nhân lực chất lượng cao tại
nước ngoài, giao lưu với đông đảo nhân viên cấp cao tại các quốc gia khác.

12
Tại Unilever Việt Nam, tôn chỉ hoạt động được thể hiện rõ ràng: “Con người là
tài sản quan trọng nhất, là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp”.
Unilever hoạch định phòng Nhân sự là phòng đối tác chiến lược, là kim chỉ nam cho
toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Công tác nhân sự của công ty đã thúc đẩy
Unilever có hệ thống nhân sự mạnh qua các năm và thu hút lượng nhân viên cao cấp
phục vụ cho doanh nghiệp.
d. Văn hóa tổ chức
Unilever có một văn hóa tổ chức về hiệu suất, trong đó nhấn mạnh tầm quan
trọng của kết quả đầu ra của nhân viên. Văn hóa tổ chức hoạt động của Unilever có các
đặc điểm sau:

 Tập trung vào hiệu suất - hiệu suất của cá nhân và hiệu suất của tổ chức
 Tập trung vào chất lượng - chất lượng đầu ra trong mọi lĩnh vực
 Hiệu quả - làm việc hiệu quả thông qua công nghệ và các công cụ khác
Ngoài ra, văn hoá doanh nghiệp tại Unilever còn được thúc đẩy bởi một ý thức
về mục đích, một sợi chỉ kết nối công ty với những nhiệm vụ xã hội để cải thiện sức
khỏe, vệ sinh và văn hóa doanh nghiệp của công ty Unilever. Ngoài ra, Unilever luôn
tạo môi trường thân thiện, cởi mở, đồng cảm giữa những nhân viên với nhau, giúp
nhân viên cảm thấy được tin tưởng và chia sẻ, từ đó phát huy được hết khả năng sáng
tạo và gắn bó lâu dài với công ty. Unilever còn có chế độ chăm sóc đời sống, sức khỏe
của nhân viên. Điều này khiến cho nhân viên cảm thấy mình được trân trọng, cảm
nhận được sự quan tâm từ doanh nghiệp. Đây là một trong những chiến lược nhân sự
thu hút người tài, tạo động lực để họ có tinh thần làm việc tốt nhất, dồn toàn sức lực
cho công ty.
1.3. Tiêu chí tuyển dụng
Nhằm xây dựng một đội ngũ nhân sự chất lượng cao, Unilever Việt Nam đòi
hỏi ứng viên những kỹ năng bắt buộc có thể kể đến như sau:
- Khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo: Là công ty đa quốc gia, Unilever Việt
Nam có các chuỗi cung ứng và cơ sở khách hàng ở mọi nơi trên thế giới và hiện nay
tiếng anh được xem là “ngôn ngữ toàn cầu”.
- Năng lực chuyên môn mạnh: Nếu ứng viên không có năng lực tốt thì khó có
cơ hội trở thành người được chọn. Còn với những vị trí quản lý, những người có 5 năm
kinh nghiệm trở lên, đã làm việc trong các dự án lớn và có hiệu suất cao mới đạt yêu
cầu của Unilever Việt Nam.

13
- Khả năng thích ứng công việc: Các ứng viên cần phải có sự thích ứng nhanh,
tinh thần học hỏi mới có thể đáp ứng được môi trường làm việc năng động và cạnh
tranh tại Unilever Việt Nam
- Kỹ năng làm việc nhóm: Các nhà tuyển dụng ở công ty nước ngoài đặc biệt
quan tâm đến kỹ năng làm việc nhóm bởi vì họ tin rằng thành công luôn đến từ sự hợp
tác cùng nhau.
- Tố chất lãnh đạo: Những nhà tuyển dụng của Unilever thích những người có
tư duy và tố chất lãnh đạo. Họ mong muốn ứng viên hiểu rõ những tố chất cần có cũng
như nhiệm vụ cần làm của một nhà lãnh đạo tài năng.
- Định hướng nghề nghiệp rõ ràng: Đây là yêu cầu để xác định tầm nhìn của ứng
viên cũng như đánh giá được khả năng gắn bó của người này đối với công ty.
2. Quy trình tuyển dụng của Unilever Việt Nam
2.1. Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng và lên kế hoạch tuyển dụng
2.1.1. Căn cứ xác định nhu cầu tuyển dụng
Nhân lực là nguồn lực quan trọng của mỗi doanh nghiệp, việc tuyển đúng người
là việc hết sức cần thiết để tổ chức hoạt động hiệu quả. Do đó, trước khi tiến hành
tuyển dụng vị trí nào đó, Unilever luôn lên kế hoạch cũng như xác định nhu cầu của tổ
chức một cách khoa học và cụ thể. Đây là bước mà Phòng Nhân sự sẽ xác định xem có
cần thiết phải tuyển dụng thêm lao động để đáp ứng nhu cầu của công việc hay không.
Việc xác định nhu cầu tuyển dụng nhân sự cũng như xây dựng kế hoạch tuyển dụng
của Unilever hiện nay được thực hiện dựa trên những căn cứ sau:

 Kế hoạch kinh doanh:


Kế hoạch kinh doanh là cơ sở quan trọng để xác định nhu cầu tuyển dụng.
Unilever Việt Nam có kế hoạch kinh doanh dài hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm.
Các kế hoạch này bao gồm các mục tiêu tăng trưởng doanh thu, thị phần, mở rộng sản
xuất, kinh doanh mới,... Từ đó, Unilever có thể xác định nhu cầu tuyển dụng nhân lực
cho từng bộ phận, phòng ban, vị trí công việc cụ thể.

 Thay đổi phương thức hoạt động:


Unilever có thể thay đổi phương thức hoạt động hoặc mở rộng dịch vụ mới để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Điều này cũng sẽ tạo ra nhu cầu tuyển dụng các vị trí
liên quan đến dịch vụ và khách hàng

 Tình hình nhân sự hiện tại:


Phân tích tình hình nhân sự hiện tại bao gồm việc đánh giá số lượng, chất lượng,
trình độ và kỹ năng của nhân viên. Thông qua việc phân tích này, Unilever có thể xác
14
định được những vị trí cần tuyển dụng bổ sung, hoặc những vị trí cần đào tạo thêm để
đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.

 Xu hướng thị trường:


Unilever thường xuyên theo dõi các xu hướng thị trường, bao gồm xu hướng
tiêu dùng, xu hướng công nghệ,... Các xu hướng này có thể ảnh hưởng đến nhu cầu
nhân lực của Unilever. Ví dụ, nếu xu hướng tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm bền
vững, Unilever sẽ cần tuyển dụng thêm nhân viên có chuyên môn về lĩnh vực này.

 Chiến lược phát triển:


Unilever có chiến lược phát triển dài hạn, bao gồm các mục tiêu về mở rộng thị
trường, phát triển sản phẩm mới,... Các chiến lược này cũng sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu
nhân lực của Unilever. Ví dụ, nếu Unilever mở rộng thị trường sang các quốc gia mới,
Unilever sẽ cần tuyển dụng thêm nhân viên có hiểu biết về thị trường đó.
Theo thông tin từ website tuyển dụng của Unilever Việt Nam, nhu cầu tuyển
dụng của Unilever gần đây tập trung vào các vị trí sau:
- Logistics: Để mở rộng thị trường, Unilever đang tuyển dụng các vị trí
Logistics cho các hoạt động vận chuyển, kho bãi,... Số lượng tuyển dụng khoảng 70 vị
trí.
- Kỹ thuật: Unilever đang tuyển dụng các vị trí Kỹ thuật cho các hoạt động sản
xuất, nghiên cứu phát triển nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng chuyển sang các sản
phẩm bền vững của khách hàng. Số lượng tuyển dụng khoảng 50 vị trí.
- Hành chính nhân sự: Unilever đang tuyển dụng các vị trí Hành chính nhân sự
cho các hoạt động tuyển dụng, đào tạo,... nhằm nâng cao chất lượng nhân lực hiện tại
của tổ chức. Số lượng tuyển dụng khoảng 20 vị trí.
2.1.2. Phương pháp xác định nhu cầu tuyển dụng nhân lực
Để xác định nhu cầu tuyển dụng nhân lực sao cho phù hợp với tình hình hoạt
động thực tiễn tại Công ty, Unilever Việt Nam thực hiện việc xác định nhu cầu nhân
lực của mình thông qua một số phương pháp:

 Phương pháp Delphi: Nhu cầu tuyển dụng của Unilever được xác định dựa
trên ý kiến của các chuyên gia nhân lực trong doanh nghiệp, của các nhà quản trị cấp
trung gian ở những bộ phận chức năng, các trưởng phòng, trưởng bộ phận, đơn vị.
 Phương pháp phân tích xu hướng: Phân tích xu hướng thị trường lao động bao
gồm việc đánh giá tình trạng cung cầu lao động, mức lương, thu nhập của người lao
động,... hay phân tích kế hoạch kinh doanh và mục tiêu cần đạt được của doanh nghiệp
trong những năm trước, so với thời điểm hiện tại. Thông qua việc phân tích này,
15
Unilever có cơ sở để xác định nhu cầu cần tuyển dụng phù hợp với tình hình hoạt động
của mình.
2.2. Bước 2: Xác định nguồn tuyển mộ và thông báo tuyển dụng
Sau khi đã xác định rõ nhu cầu tuyển dụng của các bộ phận, phòng ban tại công
ty và lên kế hoạch tuyển dụng hợp lý, được Ban giám đốc phê duyệt, bộ phận nhân sự
của Unilever Việt Nam tiến hành tuyển mộ và thu hút ứng viên từ các nguồn khác
nhau nhưng trong đó nguồn tuyển mộ mang tới nhiều nhân lực cho Unilever chủ yếu là
nguồn từ bên ngoài. Unilever là một trong những công ty có những kế hoạch tuyển mộ
nhân tài từ ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Unilever với tư cách là một công ty
đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, có một số lý do để chú trọng thu
hút các ứng viên là sinh viên đại học. Trước hết, sinh viên đại học thường mang đến sự
sáng tạo, đam mê và tư duy mới mẻ. Unilever có thể tận dụng và phát triển tiềm năng
của những ứng viên trẻ này để đáp ứng với sự thay đổi của thị trường và phát triển
dòng sản phẩm mới. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực này luôn có tinh thần nhiệt huyết và
khát khao được thử thách bản thân, mong muốn học hỏi và phát triển. Đây là một yếu
tố quan trọng giúp họ thích nghi và phát triển nhanh chóng trong môi trường làm việc
chuyên nghiệp.
Từ năm 1998 đến nay, nhằm thu hút những sinh viên tài năng, Unilever tổ chức
chuỗi chương trình tuyển dụng bao gồm có Unilever Future Leaders Program (Trước
kia là Management Trainee), UFresh và Unilever Internship, với những tiêu chí khác
nhau, nhắm đến những đối tượng sinh viên khác nhau. Công ty thường xuyên tổ chức
các Career Day (ngày hội nghề nghiệp) để giới thiệu và định hướng cho sinh viên về
những ngành nghề, công việc họ sẽ đảm nhận khi làm việc tại Unilever. Ngày hội nghề
nghiệp thường diễn ra vào khoảng tháng 1 đến tháng 3 hằng năm và nó thu hút được
sự quan tâm chú ý của rất nhiều người, nhất là những bạn sinh viên năm cuối. Qua các
ngày hội việc làm cho sinh viên như thế này, công ty đã tuyển chọn được những ứng
viên xuất sắc để từ đó đào tạo nên các quản trị viên tập sự sáng giá cho nguồn nhân lực
của công ty.
Ngoài việc tuyển mộ nhân lực qua các ngày hội nghề nghiệp như trên để các bạn
sinh viên có thể tìm hiểu cơ hội làm việc tại Unilever, Unilever cũng có những đợt
tuyển nhân viên khi thiếu nhân lực. Công ty có đăng những thông tin tuyển mộ trên
các báo như Diễn đàn doanh nghiệp, trên website của công ty: www.unilever.com.vn,
cũng như đăng tin tuyển dụng trên các trang web tìm việc làm như Vietnamworks,
vieclam24h, Jobstreet,... Ngoài ra thông tin về việc tuyển mộ của công ty còn được
mọi người chia sẻ trên các diễn đàn của các trường đại học, các diễn đàn về tìm kiếm
việc làm. Có thể nói công tác tuyên truyền cho khâu tuyển mộ nhân lực của Unilever
16
rất tốt và được đông đảo mọi người quan tâm, ủng hộ. Bên cạnh đó, Unilever còn áp
dụng hình thức tuyển dụng thông qua cuộc thi Unilever Future Leaders’ League -
Thách Thức Kinh Doanh Unilever. Đây là sân chơi để khám phá tiềm năng, nâng cao
hiểu biết về kinh doanh dành cho tất cả các sinh viên đại học trên toàn quốc. Unilever
Việt Nam mang đến những cơ hội tuyệt vời đối với những đội chơi xuất sắc nhất như:
đặc cách vào vòng trong của các chương trình thực tập sinh, được các nhà quản lý cấp
cao hướng dẫn trực tiếp để sẵn sàng tham gia Vòng Chung Kết UFLL Toàn Cầu…
Chính điều đó cho thấy Unilever Việt Nam khá thành công trong việc kết nối giữa
doanh nghiệp với sinh viên trên khắp cả nước để thu hút những ứng viên tài năng nhất
cho công ty.

17
18
Đặc biệt trang Facebook Unilever Careers Vietnam đã biến Facebook trở thành
Hình 4: Unilever đăng tuyển trên Vietnamworks
điểm giúp Unilever kết nối với các ứng viên tiềm năng và đem đến cho họ cơ hội gia
nhập đội ngũ nhân viên của Unilever. Unilever Careers Vietnam ra đời như một nơi để
các ứng viên trò chuyện, chia sẻ một cách thân thiện, thoải mái về công việc, cuộc
sống, dự định tương lai với nhau và với Unilever. Bên cạnh đó, Unilever luôn đặt cho
mình mục tiêu xây dựng cộng đồng mang tính quốc tế và hoạt động tích cực trên
LinkedIn thông qua các chiến dịch hàng tháng. Với Unilever, những cá nhân tương tác
tốt với các chiến dịch này chính là những ứng viên đầy tiềm năng của doanh nghiệp
trong tương lai. Bởi vậy, Unilever luôn tìm cách hiểu cộng đồng thành viên của mình
mong muốn điều gì, đang quan tâm đến những vấn đề nào, từ đó có thể thu hút lượng
tương tác và thảo luận sôi nổi ở các bài đăng, góp phần nâng cao thương hiệu nhà
tuyển dụng tích cực, bền vững của Unilever trong mắt cộng đồng. Chính điều này đã
mang lại cho Unilever danh hiệu Preferred Employer (Nhà tuyển dụng được yêu thích)
tại các trường đại học trên khắp cả nước.
Sau khi đã xác định được nguồn tuyển mộ thích hợp, Unilever tiến hành đăng
tải thông báo tuyển dụng để ứng viên có thể tiếp cận thông tin tuyển dụng của công ty
một cách dễ dàng và đầy đủ nhất. Đối với hình thức đăng tải thông tin trên các kênh
tuyển dụng là những website tìm việc, trang web của công ty, LinkedIn… nội dung
tuyển dụng được đăng tải chủ yếu bao gồm: giới thiệu công ty, tên vị trí, mô tả công
việc, yêu cầu công việc, quyền lợi, thời gian và địa điểm, hạn nộp hồ sơ…
2.3. Bước 3: Thu thập hồ sơ và tiến hành tuyển chọn nhân lực
Unilever Việt Nam có 2 chương trình Internship lớn là Unilever Future Leader
Program (UFLP) và Unilever Fresh Program (UFresh). Về UFLP- Nhà Lãnh Đạo
Tương Lai, đây là chương trình tuyển dụng được tổ chức thường niên lớn nhất trong

19
năm của công ty, dành cho sinh viên sắp, mới tốt nghiệp hoặc ít hơn 02 năm kinh
nghiệm, yêu cầu cao về tiếng Anh và khả năng lãnh đạo và lộ trình trong vòng 3 năm.
Khác với UFLP, UFresh là chương trình tuyển dụng với 6 tháng đào tạo và thử việc có
lương, đòi hỏi tiếng Anh giao tiếp cơ bản; và kỹ năng làm việc nhiều hơn là kỹ năng
lãnh đạo. Bên cạnh đó, Unilever Việt Nam có thời gian tuyển dụng không cố định, có
thể vào bất kỳ thời điểm nào trong năm khi thiếu nhân sự hoặc mở rộng kinh doanh.
Ngoài chương trình thực tập sinh, ứng viên còn có thể ứng tuyển trực tiếp cho
các vị trí chính thức của Unilever Việt Nam. Các thí sinh phải vượt qua nhiều bài test
khác nhau và đi đến vòng phỏng vấn. Nội dung của các câu hỏi không mang nặng lý
thuyết mà tập trung vào các tình huống thực tế. Qua đó, người tuyển dụng sẽ xác định
được khả năng làm việc, mong muốn cống hiến cho công ty và sự phù hợp với văn
hóa, môi trường làm việc trong Unilever của các ứng viên.
2.3.1. Quy trình tuyển chọn vị trí Ufresh
Ufresh là chương trình tuyển dụng dành cho sinh viên mới tốt nghiệp hoặc tại
các trường đại học. Chương trình được thiết kế nhằm đào tạo và phát triển các kỹ năng
chuyên môn cần thiết để bước vào lĩnh vực công việc cụ thể. Ufresh cung cấp cơ hội
để ứng viên có thể trải nghiệm thực tế trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp
và xây dựng mạng lưới quan hệ trong ngành nghề. Đối với quy trình tuyển dụng dành
cho Ufresh, Unilever Việt Nam tổ chức 3 vòng thi gồm nộp hồ sơ và kiểm tra năng lực
trực tuyến, vòng 2 phỏng vấn nhóm và cuối cùng là khảo sát thị trường và phỏng vấn
với hội đồng trực tiếp.
Quy trình tuyển chọn vị trí Ufresh như sau:
Vòng 1 - Gửi hồ sơ ứng tuyển
Unilever Việt Nam cung cấp đường link liên kết gồm những câu hỏi có liên
quan đến thông tin cá nhân (trình độ học vấn, trình độ tiếng anh…) và câu hỏi tự luận
liên quan tới các hoạt động ngoại khóa, mục tiêu tham gia…Ứng viên cần hoàn thành
hồ sơ và gửi về cho ban tổ chức. Nhà tuyển dụng sẽ sàng lọc hồ sơ phù hợp với tiêu
chí của công ty và lựa chọn ra những ứng viên tiềm năng.

20
Hình 5: Đơn ứng tuyển Ufresh
Vòng 2 - Phỏng vấn bởi HR manager hoặc CD training (trực tuyến)
Các ứng viên sẽ được các nhà tuyển dụng phỏng vấn về các kiến thức, các hiểu
biết về ngành hàng của Unilever và cũng như hiểu được lí do, mục tiêu gắn bó với
doanh nghiệp của ứng viên. Thông qua đó sẽ đánh giá được tính cách, thái độ, khả
năng làm việc của ứng viên.
Vòng 3 - Khảo sát thị trường và Phỏng vấn với hội đồng
Tất cả những người tham gia được sắp xếp vào các nhóm và được giao cho các
nhiệm vụ giải quyết các vấn đề liên quan nghiên cứu thị trường của nhà phân phối,
điều tra chất lượng dịch vụ của khách hàng….trong vòng 1 tuần. Sau đó, cả nhóm sẽ
thuyết trình trước các giám khảo là Giám đốc Chi nhánh, CD training, và Giám đốc
Bán hàng Khu vực (ASM) cũng như trả lời chi tiết những câu hỏi để thuyết phục họ
lựa chọn giải pháp được đưa ra. Ứng viên càng chứng minh bằng số liệu cụ thể thì
càng được ban giám khảo đánh giá cao.
Những ứng viên vượt qua được vòng khảo sát sẽ được ban giám khảo phỏng
vấn trực tiếp. Mỗi thí sinh sẽ lần lượt trả lời 1-2 câu hỏi của hội đồng về các tình
huống, từ đó Unilever Việt Nam sẽ đánh giá được khả năng linh hoạt và hiểu được
tính cách, thái độ của từng ứng viên.
2.3.2. Quy trình tuyển chọn vị trí UFLP
Unilever Future Leaders Program (UFLP) là một chương trình tuyển dụng và
đào tạo dành cho sinh viên mới tốt nghiệp hoặc những người trẻ tài năng. Chương
trình này nhằm xây dựng đội ngũ lãnh đạo tương lai của Unilever.
21
Đối với chương trình UFLP, ứng viên sẽ trải qua 4 vòng thi vô cùng căng
thẳng:
Vòng 1: Gửi hồ sơ ứng tuyển
Tương tự như mẫu hồ sơ ứng tuyển vị trí Ufresh. Ứng viên cần hoàn thành hồ
sơ và gửi về cho ban tổ chức.
Vòng 2: Aptitude Test - Kiểm tra năng lực trực tuyến
Các ứng viên sẽ làm các bài test để kiểm tra về kiến thức chuyên môn cũng như
thực tế trong vòng 20-30 phút, có thể thực hiện bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Đây
là vòng thi không quá khó bởi ứng viên có thể tự luyện thi qua bài test mẫu được công
bố rộng rãi. Tuy nhiên, vì khoảng thời gian quá ngắn, nên ứng viên cần xử lý các câu
hỏi một cách nhanh chóng và chính xác. Ngay sau khi nộp bài, kết quả sẽ được thông
báo về mail của ứng viên.
Vòng 3: Digital Interview - Phỏng vấn sơ bộ
Ở vòng này, HR của Unilever hoặc trực tiếp phỏng vấn các cá nhân trải qua
vòng 2. Công ty cũng có phỏng vấn trực tiếp dành cho những người ở xa, không ở
thành phố Hồ Chí Minh. Đây là vòng không tập trung vào các câu hỏi liên quan tới
chuyên môn mà về các chủ đề như: Lý do ứng viên ứng tuyển vào Unilever, mức độ
phù hợp với phòng ban ứng tuyển,... Nếu đáp ứng 80% tiêu chí của nhà tuyển dụng,
20% có bằng cấp phù hợp với công việc, ứng viên sẽ được lựa chọn vào vòng cuối
cùng.
Vòng 4: Discovery Center - Đánh giá toàn diện cuối cùng
Tất cả các ứng viên phải có mặt ở Sài Gòn để tham gia bài đánh giá toàn diện ở
vòng cuối cùng này. Thời gian đánh giá sẽ kéo dài trong khoảng 1 ngày. Bài đánh giá
toàn diện sẽ chia thành 3 vòng chính gồm thuyết trình cá nhân, thảo luận nhóm và
phỏng vấn trực tiếp.
2.3.3. Quy trình tuyển chọn các vị trí khác trực tiếp
Bên cạnh các chương trình Internship (thực tập sinh), ứng viên có thể ứng tuyển
và phỏng vấn thẳng. Một số vị trí việc làm được công ty Unilever tuyển dụng thường
xuyên là: nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị, nhân viên kho, nhân viên giao nhận.
Một số vị trí việc làm Unilever tuyển dụng trong năm 2023 và năm 2024 là:

 Chuyên viên quản lý đối tác tiềm năng (Talent partner manager)
 Trợ lý giám đốc thương hiệu (Assistant brand manager)
 Trợ lý giám đốc kiểm toán nội bộ (Internal audit assistant manager)
22
 Giám đốc kỹ thuật tại chi nhánh Củ Chi (Cu Chi engineering manager)
 Giám đốc hoạch định chiến lược khách hàng (Customer strategy & planning
manager)
Các vòng tuyển chọn:
Khi ứng tuyển trực tiếp, các ứng viên cũng cần vượt qua nhiều vòng tương tự
với phương pháp ứng tuyển thông qua cuộc thi tìm kiếm thực tập sinh. Trong quá trình
ứng tuyển, ứng viên phải trải qua 4 vòng lớn:
Vòng 1: Ứng tuyển trực tuyến (Online application)

Hình 6: Mẫu đơn đăng ký ứng tuyển trực tiếp từ trang web Unilever careers
Ứng viên có thể ứng tuyển qua trang web ứng tuyển của Unilever được thiết kế
với 5 nội dung chính với những câu hỏi cơ bản về thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm
việc, một số định hướng nghề nghiệp, điểm mạnh, điểm yếu kèm theo CV ứng tuyển.
Ứng viên được khuyến khích trả lời câu hỏi ứng tuyển chi tiết sẽ giúp ích cho quá trình
phỏng vấn. Bên cạnh đó, ở nội dung thứ 4, Unilever còn bổ sung thêm bảng khảo sát
từ ứng viên để thu thập thông tin với mục đích cải thiện và xây dựng kế hoạch tuyển
dụng trong tương lai.
Vòng 2: Phỏng vấn với cố vấn tài năng (Interview with talent advisor)
Ở vòng thứ 2, ứng viên sẽ được phỏng vấn với cố vấn phụ trách mảng hoạch
định tuyển dụng nhân lực của công ty nhằm xác định sự phù hợp của ứng viên với
công việc và công ty.
Các câu hỏi phỏng vấn sẽ tập trung vào 3 vấn đề chính:
23
 Can do? Đánh giá ứng viên có khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu công việc hay
không?
 Will do? Xác định động lực làm việc của ứng viên và khả năng cống hiến cho
công việc.
 Will fit? Kiểm tra về sự phù hợp của ứng viên với công việc, địa điểm làm việc,
thời gian làm việc.
Vòng 3: Phỏng vấn với quản lý (Interview with line manager)
Đến vòng phỏng vấn thứ 3, ứng viên sẽ được phỏng vấn với line manager là
quản lý của bộ phận ứng tuyển hoặc quản lý của trụ sở để thu thập thông tin sâu hơn
về ứng viên. Đồng thời trong vòng 3, ứng viên cũng sẽ được chia sẻ nhiều hơn về vai
trò và trách nhiệm của ứng viên với công việc cũng như là sự phát triển của công ty
nhằm định hướng sứ mệnh và mục tiêu cũng như yêu cầu mà ứng viên cần phải đáp
ứng sau khi nhận công việc.
Vòng 4: Lời mời nhận việc (Job offer)
Sau khi vượt qua vòng phỏng vấn thứ 3, ứng viên sẽ có một bài kiểm tra sức
khỏe do chính bệnh viện mà công ty liên kết sẽ kiểm tra để đảm bảo đáp ứng được
những yêu cầu của sức khỏe với vị trí ứng tuyển. Cuối cùng, sau khi trải qua tất cả
những bài phỏng vấn và kiểm tra, ứng viên sẽ nhận được lời mời nhận việc.
2.4. Bước 4: Kết thúc tuyển dụng và hội nhập nhân lực mới
Sau khi lựa chọn được ứng viên phù hợp, đáp ứng đủ yêu cầu, tiêu chuẩn của
Unilever đưa ra, quá trình tuyển dụng sẽ kết thúc, ứng viên đó sẽ được mời đến công
ty nhận việc, được ký kết hợp đồng lao động, cập nhật hồ sơ nhân viên và quan trọng
nhất trong khâu hoàn tất quá trình tuyển dụng là chương trình hội nhập nhân viên mới
vào Công ty. Chương trình hội nhập vào môi trường làm việc là bước vô cùng quan
trọng đối với những người lao động mới của Unilever nhằm trang bị cho nhân viên
mới kiến thức, thông tin đầy đủ về Công ty: Lịch sử hình thành, lĩnh vực kinh doanh,
các vấn để bảo mật, lương thưởng, cơ sở vật chất, môi trường làm việc. Sau giai đoạn
giới thiệu tổng quát về Công ty, nhân viên mới sẽ được hội nhập về chương trình
chuyên môn. Trong giai đoạn này phòng Hành chính nhân sự sẽ trang bị cho nhân viên
mới những thông tin về các chức năng của bộ phận, phòng ban, nhiệm vụ và trách
nhiệm đối với công việc, các thủ tục chính sách và thủ tục quy định. Nhân viên mới
được đi tham quan các nơi liên quan đến công việc công tác. Đặc biệt trưởng bộ phận
giới thiệu nhân viên mới với các đồng nghiệp. Tiến trình hội nhập này tạo cho nhân
viên mới yên tâm, thoải mái không bị lạc lõng.

24
CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
GIÚP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG
NHÂN LỰC CỦA UNILEVER VIỆT NAM
1. Đánh giá thực trạng quy trình tuyển dụng nhân lực của Unilever Việt
Nam
1.1. Ưu điểm
Về cơ bản, quy trình tuyển dụng nhân lực của Unilever Việt Nam bao gồm gần
như đầy đủ các hoạt động trước, trong và sau trong quá trình tuyển dụng. Một số ưu
điểm trong quy trình tuyển dụng của Unilever Việt Nam có thể thấy đó là:

 Chú trọng đến Truyền thông & Thương hiệu tuyển dụng
Công tác tuyển dụng được công khai, minh bạch và thống nhất: Công ty đã đưa
ra quy trình tuyển dụng nhân sự dựa trên nhu cầu lao động của các phòng ban giúp xác
định được chính xác nhu cầu nhân sự của công ty cũng như giảm thiểu được việc gia
tăng nhân sự không cần thiết.
Unilever rất chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng trên
LinkedIn, công ty tận dụng giải pháp LinkedIn Talent Solutions để thúc đẩy chiến lược
Thương hiệu Nhà tuyển dụng cũng như tăng lượt theo dõi LinkedIn của mình. Với
khoản đầu tư tăng thêm 16% chi phí làm thương hiệu Nhà tuyển dụng trên LinkedIn,
Unilever đã thành công tăng thêm 25% độ nhận diện thương hiệu của mình trong vòng
một năm. Ngoài ra, thông báo tuyển dụng của Unilever còn được quảng cáo rộng rãi
trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, internet… từ đó giúp các ứng
viên dễ dàng tiếp cận thông tin tuyển dụng, thu hút được nhiều ứng viên giỏi, phù hợp
với tiêu chí tuyển chọn của công ty.

 Đa dạng hóa nguồn tuyển dụng thu hút ứng viên:


Unilever hiện đang tuyển dụng nhân viên theo 3 nguồn là nội bộ doanh nghiệp,
bên ngoài doanh nghiệp và tuyển dụng giới thiệu - hình thức tuyển dụng không thông
qua website hoặc báo chí mà sử dụng mạng xã hội (LinkedIn, Facebook…). Điều này
giúp Unilever không chỉ tận dụng được nguồn nhân lực có sẵn, giảm bớt chi phí mà
còn thu hút, tiếp cận được nhiều ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc hơn.

 Đánh giá ứng viên toàn diện, dựa trên cơ sở năng lực thực tế một cách kỹ
lưỡng:

25
Công ty đánh giá ứng viên dựa trên kỹ năng giải quyết tình huống thực tế chứ
không chỉ dựa trên bằng cấp và lý thuyết: các ứng cử viên phải lên ý tưởng, kế hoạch
tư duy cho case study được yêu cầu hoặc thực hiện một bài tập tình huống liên quan
đến thị trường của một nhà phân phối để đi khảo sát khách hàng, chất lượng dịch vụ
của nhà phân phối.... Từ đó, đưa ra các giải pháp để giúp tăng doanh số cho nhà phân
phối đó. Các ứng cử viên sẽ phải thuyết trình kết quả trước Branch Manager, CD
Training và các Area Sales Manager (ASM). Các nhà quản lý sẽ đánh giá thái độ và kỹ
năng giải quyết tình huống của các ứng viên trong vòng tuyển dụng này để lựa chọn
được những ứng viên phù hợp nhất.
Mỗi bước của quá trình tuyển dụng đều có sự tham gia và quan tâm đúng mức
của Ban Lãnh Đạo và sự phối hợp chặt chẽ của các bộ phận đơn vị có liên quan giúp
quá trình tuyển dụng lao động diễn ra trôi chảy.

 Nhiều cải tiến nhằm tối ưu và tăng hiệu quả quy trình tuyển dụng:
Phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các đối tượng tham gia vào quá
trình tuyển dụng nhân lực tránh được sự chồng chéo công việc, giúp cho công tác
tuyển dụng nhân sự diễn ra nhanh chóng, khoa học.
Kết hợp sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại trong quy trình tuyển dụng,
quản lý nhân sự giúp tăng hiệu suất tuyển dụng, đồng thời góp phần tiết kiệm thời
gian, chi phí, giúp bộ phận phụ trách nhân sự của công ty dễ dàng tra cứu, lưu trữ, tìm
hiểu thông tin của ứng viên, giúp công tác tuyển dụng diễn ra nhanh chóng và thuận
lợi. Unilever sử dụng các bài test online (Aptitude test) để sàng lọc các ứng cử viên
trước khi bắt đầu vòng phỏng vấn. Bên cạnh đó, Unilever cũng ứng dụng trí tuệ nhân
tạo - Unabot vào tuyển dụng khi nó giúp trả lời các câu hỏi của ứng viên, giúp ứng
viên dễ dàng tiếp cận thông tin về công ty và vị trí ứng tuyển, giảm thời gian phản hồi
ứng viên và thu thập phản hồi của ứng viên về quy trình tuyển dụng.
1.2. Nhược điểm

 Trong quy trình tuyển dụng của Unilever Việt Nam chưa có bước đánh giá
hiệu quả của quy trình tuyển dụng. Điều này khiến công ty khó nắm bắt được hiệu quả
của quy trình tuyển dụng đã đề ra, làm mất nhiều thời gian tìm ra những sai sót để có
những điều chỉnh, khắc phục, sửa đổi để hoàn thiện quy trình tuyển dụng.
 Quá trình tuyển dụng nhiều khó khăn, áp lực với nhiều vòng thi, yêu cầu nhiều
kỹ năng, chuyên môn cao dẫn đến việc ứng viên, đặc biệt là sinh viên cảm thấy e ngại
khi nộp đơn ứng tuyển tại Unilever.

26
 Quy trình tuyển dụng phức tạp, mất nhiều thời gian và chi phí: Nguồn tuyển
mộ nhân lực chủ yếu của Unilever là từ bên ngoài, do đó sẽ tiêu tốn một lượng thời
gian lớn để chọn lọc, đánh giá để tìm ra các ứng viên phù hợp. Đồng thời, công ty
cũng mất thời gian và chi phí để định hướng và đào tạo để họ làm quen được với môi
trường làm việc của doanh nghiệp. Ngoài ra, Unilever cũng phải tốn nhiều chi phí như:
chi phí tổ chức Career Day hàng năm; chi phí truyền thông tuyển dụng trên website,
qua băng rôn, tờ rơi quảng cáo và mức lương phải trả để thu hút được ứng viên từ bên
ngoài là cao hơn từ nội bộ.
 Khó tuyển được ứng viên trung thành, gắn bó với công ty. Do quy trình tuyển
dụng khá phức tạp, đòi hỏi cả về năng lực tư duy lẫn trình độ chuyên môn để được
tuyển chọn vì vậy ứng viên có thể cảm thấy bài kiểm tra không xứng với công việc
thực tế, dễ gây ra chán nản.
2. Đề xuất một số giải pháp giúp hoàn thiện và nâng cao quy trình tuyển
dụng nhân lực của Unilever Việt Nam

 Một là, để tiết kiệm chi phí và thời gian cũng như nâng cao hiệu quả mỗi đợt
tuyển dụng, sau khi xác định được nhu cầu tuyển dụng, Unilever nên sử dụng các dữ
liệu thu thập thực tế từ công việc hàng ngày để xác định tiêu chuẩn tuyển dụng thật sự
phù hợp với vị trí công việc, không nên võ đoán, áp đặt. Điều này sẽ giúp tiết kiệm
thời gian, chi phí cho công tác tuyển dụng cũng như tránh tình trạng lãng phí năng lực
của nhân viên. Unilever cần tiếp tục phát huy khả năng thu thập và phân tích dữ liệu
của mình trong việc xác định các tiêu chuẩn phù hợp cho từng vai trò. Ngoài ra, kết
thúc mỗi đợt tuyển dụng công ty cần có thu thập thông tin và đánh giá kết quả tuyển
dụng, từ đó có những biện pháp cải thiện quy trình tuyển dụng cho những lần sau.

 Hai là, tránh sử dụng các câu hỏi mang tính quá đánh đố, thay vào đó là tăng
cường các câu hỏi về tình huống giả thiết và quan tâm nhiều hơn đến trải nghiệm của
ứng viên. Thực tế, sự thông minh và phản xạ nhanh nhạy là tốt nhưng cần tránh sa đà
vào việc chỉ tuyển những người thông minh một cách đột xuất thay vì những người có
kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế. Hiện nay, Unilever đã giảm nhiều những
câu hỏi dạng này tuy nhiên ứng viên có thể sẽ vẫn gặp phải với xác suất mỗi bộ câu
hỏi của từng người tuyển dụng.

 Ba là, Unilever cần đặt ra các tiêu chí phù hợp cho từng vị trí công việc được
phỏng vấn. Ví dụ khi các ứng viên ứng tuyển cho vị trí Quản lý dự án, Unilever cần sử
dụng những kiến thức chuyên ngành, kỹ năng hoạch định và làm việc với đồng
nghiệp… Trong khi đó, những kỹ năng về thuật toán, hay viết mã là không quá cần
thiết với vị trí Quản lý dự án của Unilever. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình tuyển
27
dụng, Unilever nên tạo ra không khí thoải mái, thân thiện để các ứng viên phát huy hết
khả năng của mình. Không chỉ vậy, cần nâng cao sự hài lòng của ứng viên, tránh tình
trạng quá khắt khe hay gây ra sự căng thẳng cho ứng viên trong suốt quá trình tuyển
dụng.

 Bốn là, Công ty không nên quá phụ thuộc vào AI mà nên thêm vào đó những
bài test với chuyên gia tuyển dụng để có thể nhận biết được mỗi người phù hợp với vị
trí nào trong công ty, các câu hỏi đặt ra từ AI cũng cần đa dạng hơn nhằm có nhiều cái
nhìn từ nhiều phía để có được những kết quả công bằng và khách quan nhất cho các
ứng viên .
 Năm là, Công ty nên tăng các chế độ đãi ngộ cho người mới, đồng thời tạo các
cơ hội thăng tiến cho các lao động, đặc biệt là lao động trẻ. Cần tạo ra các cơ hội về
chức vụ, nghề nghiệp, tận dụng những người có năng lực để tuyển vào các chức danh
cao hơn, coi đây là một cam kết để người lao động luôn phấn đấu, tin tưởng rằng dù ở
bất cứ vị trí nào họ cũng có cơ hội để phát triển.

28
KẾT LUẬN
Leena Nair, giám đốc nhân sự (CHRO), đảm nhận vai trò là người “cầm cân
nảy mực” đứng đầu toàn cầu về sự đa dạng và hòa nhập của nhân sự tại Unilever, đưa
ra những chiến lược đỉnh cao góp phần tạo nên thành công vang dội và cấu trúc hoạt
động vững mạnh như hiện tại của Unilever, chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn cùng
Nhà xuất bản McKinsey: “Nếu bạn nhìn vào lợi thế cạnh tranh thực sự mà một công ty
có, thì đó thực sự chỉ đơn giản là những ý tưởng, sự khéo léo và niềm đam mê trong
mỗi con người của công ty. Bởi vì mọi thứ khác đều có thể được phù hợp sau.” Từ đó
có thể thấy rằng, quản lý nhân tài không chỉ là một lĩnh vực quan trọng cho doanh
nghiệp, mà còn là một lĩnh vực đầy tiềm năng để giúp tăng cường hiệu suất và sự phát
triển bền vững của tổ chức. Chính sách quản lý nhân sự của Unilever có trong đó sự
bài bản và nghiên cứu kỹ càng khi quy trình tuyển dụng của Unilever, từ việc xác định
nhu cầu tuyển dụng, đăng tải thông tin tuyển dụng, tiến hành phỏng vấn và kiểm tra
đánh giá khả năng của ứng viên được xây dựng vô cùng đầu tư và chi tiết, cụ thể. Ban
quản lý nhân sự của Unilever cũng tập trung phân tích các chương trình đào tạo và
phát triển nhân viên của Unilever, giúp nhân viên phát triển nghề nghiệp và đạt được
tiềm năng tối đa của họ. Ngoài ra, chính sách nhân sự ấy còn có sự đa dạng và linh
hoạt khi tập trung vào việc tuyển dụng các ứng viên có kỹ năng và tiềm năng để phát
triển trong công ty, chứ không chỉ tập trung vào học vấn và kinh nghiệm làm việc. Môi
trường làm việc tại Unilever tôn trọng và khuyến khích sự đa dạng trong công ty bao
gồm sự đa dạng về giới tính, địa điểm và nền văn hoá.
Như vậy, thông qua việc nghiên cứu quy trình tuyển dụng của Unilever Việt
Nam, có thể nhận thấy sự đặc sắc và linh hoạt của chính sách tuyển dụng nhân sự quốc
tế của công ty. Unilever tập trung vào việc tuyển dụng và phát triển nhân viên có tiềm
năng để đáp ứng các thách thức kinh doanh và sự thay đổi nhanh chóng của thị trường,
đồng thời xây dựng một môi trường làm việc đa dạng, tôn trọng và khuyến khích sự đa
dạng trong công ty. Chính sách tuyển dụng của Unilever là một ví dụ tốt cho các
doanh nghiệp khác về việc phát triển các chính sách tuyển dụng nhân sự quốc tế hiệu
quả và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động đang thay đổi liên tục. Bên cạnh đó,
Unilever còn là một trong những công ty tiên phong trong việc phát triển nhân tài ở
các nước đang phát triển, thể hiện sự quan tâm đến một thế giới bền vững và có trách
nhiệm. Vì vậy, việc nghiên cứu quy trình tuyển dụng của Unilever không chỉ giúp hiểu
rõ hơn về cách quản lý nhân sự của một công ty hàng đầu trên thế giới, mà còn là một
nguồn cảm hứng và kinh nghiệm quý báu cho các doanh nghiệp trong việc phát triển
chính sách tuyển dụng nhân sự quốc tế hiệu quả. Từ thực tiễn trên, bài tiểu luận đã tập
29
trung phân tích tình hình quản trị nguồn nhân sự thông qua phân tích quy trình tuyển
dụng tại Unilever để tìm ra được những điểm mạnh hay những điểm còn hạn chế. Từ
đó kiến nghị một số giải pháp để nâng cao hiệu quả theo quan điểm cá nhân của nhóm
như cải thiện công tác tuyển dụng, áp dụng số hóa, công nghệ vào quy trình tuyển
dụng,..
Trên đây là bài tiểu luận của nhóm 2 về đề tài “Liên hệ thực tế về quy trình
tuyển dụng của Unilever Việt Nam”. Chúng em trân trọng cảm ơn cô đã dành thời gian
xem xét và cho chúng em cơ hội để nghiên cứu và thực hiện bài tiểu luận này. Trong
quá trình thực hiện nghiên cứu, chúng em đã học hỏi được nhiều kiến thức quý báu về
quản lý nhân sự và tuyển dụng, đặc biệt là với một tập đoàn FMCG hàng đầu như
Unilever. Bài tiểu luận này không chỉ giúp chúng em có được cái nhìn tổng quan về
cách Unilever tiếp cận và xây dựng chính sách tuyển dụng nhân sự quốc tế, mà còn
giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của quản lý nhân tài trong
môi trường kinh doanh hiện đại.
Trong khi thực hiện đề tài, nhóm còn gặp nhiều bất cập trong việc tiếp cận các
nguồn thông tin của Unilever Việt Nam nên nội dung còn nhiều thiếu sót. Rất mong
nhận được những lời nhận xét và góp ý của cô để nhóm 2 có thể hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn cô và mong nhận được những
góp ý và phản hồi của cô để chúng em có thể hoàn thiện hơn bài tiểu luận này.

30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://careers.unilever.com/experienced-careers
2.https://viecoi.vn/cam-nang-nghe-nghiep/chi-tiet-cac-hinh-thuc-va-quy-trinh-tuyen-
dung-cua-unilever-959.html
3. https://blog.freec.asia/unilever-tuyen-dung-2021-quy-trinh-va-luu-y-khi-phong-van/
4. https://amis.misa.vn/65923/co-cau-to-chuc-cua-unilever/
5.https://toquoc.vn/da-tang-truong-cua-thi-truong-viet-nam-thu-hut-cac-thuong-hieu-
tieu-dung-lon-.htm
6.https://www.unilever.com.vn/planet-and-society/cam-ket-tu-unilever-viet-nam-sau-
25-nam-phat-trien/
7. https://www.unilever.com.vn/our-company/

31

You might also like