You are on page 1of 3

ÔN TẬP KHỞI NGỮ - CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP

A/ KHỞI NGỮ:
I- Xác định khởi ngữ trong các câu sau:
1.Về trí thông minh thì nó là nhất.
2.Đối với cháu, thật là đột ngột.
3.Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
4.Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm.
Điều này làm ông khổ tâm hết sức.
5.Chuyện của Linh, tôi đã biết rồi.
6.Thương thì thương nhưng tôi vẫn phải cho nó vào trường cai nghiện bác
à!
7.Ăn, tôi cũng ăn rồi, bài tập tôi đã làm rồi, sao anh không cho tôi xem
phim chứ?
8.Xây cái lăng ấy, cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu
hồ cho nó.
9.Cái cổng đằng trước, mở thì cũng mở được đấy, nhưng mở ra cũng
chẳng ích gì.
10.Ông giáo ấy, thuốc không hút, rượu không uống.
II– Hãy viết lại các câu sau bằng cách chuyển phần in đậm trong câu
thành khởi ngữ :
1. Nó chơi đàn rất điêu luyện.
-> Chơi đàn, nó rất điêu luyện
-> Về cách chơi đàn, nó rất điêu luyện
2. Bức tranh đã cũ nhưng còn đẹp lắm.
-> Bức tranh ấy, đã cũ nhưng còn đẹp lắm
Tôi cứ ở nhà tôi, tôi làm việc tôi, tôi ăn cơm gạo tôi.
B/ CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
Tình thái: hình như, có lẽ, chắc là, có thể,....
Cảm thán: ôi, quá, trời ơi,...
Gọi- đáp: ê, này, thưa, dạ, vâng,..
Phụ chú: -.....-, (....), ,......, ,......
Mẹ của em - người phụ nữ tuyệt vời- là người em yêu quý nhất
I – Tìm các thành phần biệt lập có trong các phần trích sau:
1.Ông lão bỗng ngờ ngợ như lời mình nói không đúng lắm. Chả nhẽ cái
bọn ở làng lại đốn đến thế . . (Kim Lân)
2.Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là
chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con
số vĩnh cửu.
3.Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ)
4.Ngủ ngoan Akay ơi, ngủ ngoan Akay hỡi! (Nguyễn Khoa Điềm)
5.Có người khẽ nói:
- Bẩm, dễ có khi đê vỡ! (Phạm Duy Tốn)
6.Này, hãy đến đây nhanh lên.
7.Bác tôi, người đứng bên phải bức hình, là một cựu chiến binh.
8.Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy cho sướng miệng tôi. (Tô Hoài)
9.- Ông giáo để tôi nói … Nó hơi dài một tí.
- Vâng, cụ nói.
- Nó thế này, ông giáo ạ!… (Nam Cao)
10.Thật đấy, chuyến này không được độc lập thì chết cả đám chứ sống
làm gì cho nó nhục. (Kim Lân)
11.Có thể bàn thắng này đã được sắp đặt từ trước, Nguyên nghi ngờ,
nhưng cậu không có bằng chứng cụ thể.
12.Bài “Tràng giang” của Huy Cận, từ xưa tôi vẫn cho là hay, nhưng phải
đợi tới lúc tôi nằm trên chiếc ghe bầu, lênh đênh trên trên những sông
Tiền Giang và Hậu Giang, nhất là trong mùa nước đổ, mới thấm hết cái
buồn man mác của nó. (Xuân Diệu)
13.Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – cũng là đứa con duy nhất của
anh, chưa đầy một tuổi. (Nguyễn Quang Sáng)
14.Bạn ấy nói nhiều hơn mọi ngày, tôi nghĩ, chắc là muốn cho cô ấy để
ý.
15.Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên
đến đây, vất vả quá! (Kim Lân)
III– Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau và cho biết chúng
bổ sung điều gì:
1.Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó
thôi.
2.Bước vào thế kỉ mới,muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”
thì chúng ta phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ
những điểm yếu. MUốn vậy thì khấu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là
hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế
kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ
những việc nhỏ nhất. (Vũ Khoan – Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
3.Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích.
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)

You might also like