You are on page 1of 17

BỨC TRANH TOÀN CẢNH PHÒNG – TRỊ

UNG THƯ
TỔNG QUAN

Hiện tại, 50-60% BN ung thư nhập viện đã ở GĐ 3 trở lên => tiên lượng không tốt, chi phí điều trị
nhiều hơn, thành công điều trị cũng không tốt bằng khi điều trị giai đoạn sớm hơn.

LOÀI NGƯỜI NẶNG GÁNH UNG THƯ

Globocan: ghi nhận ung thư trên toàn thế giới => cho ra các dữ liệu về dịch tễ.

Hiện tại:

- Ung thư thường gặp nhất:


o Ở nam: PHỔI
o Ở nữ: VÚ
Tỉ lệ bệnh nhân ung thư tăng lên có thể là do sự phát triển của khoa học => nhiều người quan tâm đến sức
khoẻ hơn => được chẩn đoán nhiều hơn so với lúc trước bị bệnh mất mà không biết nguyên nhân gì do
không đi khám. (chủ quan thôi)

Tuy nhiên, khi phát hiện nhiều hơn => gánh nặng cho xử trí và điều trị.

Ở VN:

- Nam: K gan > K phổi


- Nữ: K vú
Mục tiêu toàn diện nhất đối với bệnh lý ung thư:

- Đầu tiên ngăn chặn được nó, nếu không may không ngăn chặn được thì
- Biết sớm nhất để điều trị sớm nhất, nếu không may giai đoạn trễ nhất thì
- Làm sao để có thể giúp qua đời nhẹ nhàng nhất cho BN ung thư.

UNG THƯ TRONG DÒNG CHẢY SINH HỌC

Do sự phát triển của khoa học => biết rõ hơn về cơ chế của bệnh lý ung thư. Mỗi loại K có cơ chế riêng.
Ung thư có khả năng lan tràn và di căn tới những nơi khác => người ta lấy con cua ra làm ví dụ: thân cua
là cục bướu, càng cua thể hiện các nhánh của bướu => từ cancer xuất hiện từ đó
Ung thư có nhiều nguyên nhân, trong đó có 3 nhóm chính:

- Hoá học: hoá chất (thực phẩm ăn uống, thuốc men,…)


- Vật lý: tia xạ, tia tử ngoại, tia cực tím,…
- Sinh học:
o Chính bản bản thân di truyền
o Do nguyên nhân về nhiễm virus HBV, HCV, HPV,… vi khuẩn HP,…
o Do từ các nguyên nhân liên quan đến cơ chế tự sửa chữa bị sai sót => TB đột biến, thoát
khỏi sự kiểm soát của cơ thể => tăng sinh => ung thư

K di căn theo rất nhiều cơ chế: mạch máu, mạch bạch huyết,.. => lan tràn khắp cơ thể. Cơ quan nào được
nuôi dưỡng bởi hệ mạch máu và bạch huyết nhiều => cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng nhiều nhất, nhất là
gan, phổi, não, xương,…
Kết cục chung: tử vong do các biến chứng của ung thư gây ra. VD:

- K gan tử vong do biến chứng của suy gan ra


- K phổi tử vong do biến chứng của SHH
- K não tử vong do biến chứng tụt não, hôn mê, …

Hình: diễn tiến bệnh ung thư (phải nhớ slide này):

 Từ TB bình thường => đột biến vượt sự kiểm soát của cơ thể => tăng trưởng quá đà => xâm
lấn mạch máu và limpho => di căn đến cơ quan khác của cơ thể => kết thúc là tử vong do
biến chứng của ung thư.

Lâm sàng: khi nắm sơ đồ trên => biết được BN đang ở đâu trong diễn tiến của bệnh K => rất hiếm khi BN
vào viện ở giai đoạn đột biến DNA cả. Do đó, nếu nắm sơ đồ trên => biết BN đang ở đâu, mình cần làm gì
và tiên lượng cho BN.

CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ UNG THƯ

Chẩn đoán bệnh lý ung thư gồm 3 bước:

- Cơ quan mang bướu: vú, phổi, giáp,…


- Bản chất sinh học của bướu: carcinom gì, limphom,… => tức xem coi tế bào ác tính đó có bản
chất là gì? Càng hiểu rõ về bản chất sinh học của bướu => điều trị hiệu quả hơn.
- Mức độ lan rộng của bướu: BN đang ở đâu trong diễn tiến => để tiên lượng cho BN và can thiệp
gì cho BN tại thời điểm này

VD: Ung thư vú T giai đoạn 3, carcinom tuyến grad … có liên quan nội tiết estrogen…

CÁC PHƯƠNG TIỆN CHẨN ĐOÁN

Phương tiện chẩn đoán (NHỚ):


- Lâm sàng: TCCN, TCTT, tiền căn
- Cận lâm sàng: sinh hoá, chẩn đoán hình ảnh, sinh học phân tử,…
- Mô bệnh học: FNA (tế bào học), GPB, hoá mô miễn dịch, sinh học phân tử,… => tiêu chuẩn vàng
Dấu ấn sinh học của bướu: quan trọng
- CEA => K thực quản, Vú, Phổi không TB nhỏ, Tử cung, Tuyến giáp, Dạ dày, Ruột già
- NSE
- CYFRA 21-1
- CA 19-9 => K tuỵ tạng
- PSA: K tuyến tiền liệt
- HCG
- ….
 Tumor markers: chỉ là điều kiện đủ chứ không phải điều kiện cần => phải phối hợp các phương tiện
chẩn đoán để chẩn đoán ung thư.
 Các markers này có thể bị ảnh hưởng => có thể tăng lên trong bệnh lành tính
 Các markers chỉ hỗ trợ, gợi ý cho chẩn đoán thôi, KHÔNG ĐỦ XÁC ĐỊNH BỆNH.

Mô bệnh học: sinh thiết,…

ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ UNG THƯ


Có rất nhiều phương pháp nhưng mục tiêu hướng tới:

 Lựa chọn và phối hợp những phương pháp với nhau => đạt được mục tiêu và đạt mục tiêu điều trị
tốt nhất, nhiều nhất và giảm thiểu tối đa tác dụng phụ = > giúp BN kiểm soát hay sống chung với
bệnh nhưng chất lượng cuộc sống được cải thiện hơn, tăng thời gian sống cho BN; nếu không may
bệnh nặng hơn => được chăm sóc tốt hơn trong giai đoạn cuối của bệnh.

PHẪU TRỊ
Vai trò:

- Kiểm soát vấn đề tại chỗ, tại vùng


- Giải quyết bướu trong giai đoạn đầu
- Giải quyết 1 phần bướu để giảm bớt triệu chứng và làm gọn được bướu lại để các phương pháp
khác tiếp tục đi vào để điều trị
- Hỗ trợ cho chẩn đoán bệnh => GPB
- Giai đoạn trễ: điều trị giải quyết các vấn đề về cải thiện chất lượng sống bệnh nhân trong chăm sóc
giảm nhẹ như không ăn được => mở dạ dày cho ăn; u đại tràng bít tắc ruột => mở đại tràng ra da,

XẠ TRỊ
Xạ trị: dùng tia phóng xạ phá huỷ khối bướu tại 1 vùng của cơ thể

Mục tiêu:

- Tia xạ hướng tới chính xác tế bào bướu


- Giảm thiểu tác dụng phụ của tia đối với các tế bào lành

- Xạ trị trong: đặt nguồn phóng xạ vào bên trong cơ thể


- Xạ trị ngoài: nguồn phóng xạ từ bên ngoài chiếu vào
Biến chứng:

- Tại chỗ, tại vùng là chủ yếu


- Tuy nhiên, đối với xạ trị ngoài, trước khi tia xạ tới bướu thì phải qua các cơ quan khác (da  cơ 
cơ quan) sẽ vô tình làm tổn thương cơ quan bình thường khác.
o VD: trước khi tới tử cung thì tia xạ phải qua da  bàng quang  tử cung  trực tràng.
Trước đó bàng quang, trực tràng bình thường => sau khi tia xạ đi vào sẽ vô tình làm tổn
thương các cơ quan bình thường như bàng quang gây tiểu máu; trực tràng gây viêm xuất
huyết gây tiêu máu.

HOÁ TRỊ

Hoá trị: thuốc tác động lên tế bào trong cơ thể, tế bào nào phát triển nhanh => thuốc sẽ đánh vào.

Tác dụng phụ:

- Trong cơ thể tóc, lông, móng tay,.. phát triển rất nhanh => dài ra mỗi ngày => khi dùng hoá trị =>
vô tình dẫn đến tác dụng phụ rụng tóc, lông,…
- Bên cạnh đó, đáng lo ngại nhất là ảnh hưởng lên tế bào máu của cơ thể => có thể làm giải tế
bào bạch cầu => dễ nhiễm trùng do SGMD, giảm hồng cầu => thiếu máu; giảm tiểu cầu => xuất
huyết.
- Một số thuốc ảnh hưởng đến gan, thận => suy gan (đặc biệt có thể gây tái hoạt virus viêm gan B,..),
suy thận
- Ngoài ra, có thể chán ăn, nôn mửa,…. => do thuốc gây ra

Lưu ý:

- Hoá trị khác với phẫu trị, xạ trị:


o Phẫu/xạ trị: tại chỗ, tại vùng
o Hoá trị: toàn thân do đi theo đường máu => tác dụng phụ hầu như dữ dội hơn.

Vai trò của hoá trị:

- Trong điều trị K giai đoạn cuối nhiều hơn hay


- K có diễn tiến có khả năng di căn sớm hơn, nhiều hơn (toàn thân)
 Đối với K chỉ tiến triển tại chỗ, tại vùng nhiều hơn => có vai trò của xạ trị, phẫu thuật nhiều hơn.

LIỆU PHÁP TRÚNG ĐÍCH (SINH TRỊ) => BIẾT THÔI

Xuất phát của phương pháp là từ hoá trị. Sinh trị nhắm đến trúng đích cần điều trị (tế bào K có cái gì đặc
biệt mà tế bào bình thường không có) ≠ hoá trị là thà giết lầm còn hơn bỏ sót.

Mục tiêu:

- Giết được nhiều tế bào ung thư hơn


- Giảm thiểu được sự tác động đối với các tế bào bình thường trong cơ thể

CHĂM SÓC GIẢM NHẸ


 Chăm sóc cận tử, BN giai đoạn cuối

Đối tượng: Dành cho BN nào cận tử (khoảng thời gian sống còn của BN rất ít- tháng – tuần – ngày – giờ)

Mục tiêu: làm sao cho BN ra đi êm ái nhất nhưng đồng thời làm cho người ở lại không cảm giác quá hụt
hẫng, tội lỗi,…

LIỆU PHÁP ĐA MÔ THỨC

Đa mô thức: nhiều phương pháp => mục tiêu: đạt đáp ứng điều trị nhiều nhất + giảm tác dụng phụ
nhiều nhất.

Để phối hợp nhiều phương thức => nắm được diễn tiến của bệnh ung thư.
SỐNG CÒN

Sống còn: khái niệm luôn được nhắc đến trong ung thư. Người ta theo dõi 3 năm, 5 năm, 10 năm, 30
năm,... => thống kê đưa ra con số => nói chuyện, tư vấn cho BN.

You might also like