You are on page 1of 11

I.

Khái niệm và Phân loại

1. Khái niệm

Ký sinh trùng là những tế bào sống nhờ vào cơ thể sinh vật đang sống khác.
Chúng sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể sinh vật chủ để phát triển.

2. Phân loại

Ký sinh trùng được chia làm 2 loại là ký sinh trùng đơn bào và ký sinh trùng đa
bào.

a. Ký sinh trùng đơn bào

Đây là loại ký sinh trùng mà cơ thể chỉ gồm một tế bào (hay amip). Có nhiều
loại amip song loại gây bệnh cho người là Entamoebba hystolytica.

- Người nhiễm loại ký sinh trùng này chủ yếu qua đường tiêu hóa

(Hình ảnh ký sinh trùng đơn bào)

b. Ký sinh trùng đa bào

Ký sinh trùng đa bào là các loại ký sinh trùng mà cơ thể chứa từ 2 tế bào trở lên.
Giun đũa (Ascaris Lumbricodes), giun tóc (Trichuris trichura), giun móc
(Ancylostoma duldenale và Necator americanus ) là những loại giun có thể gây
bệnh cho người do trứng giun nhiễm vào người qua đường tiêu hóa.
giun đũa

giun tóc

giun móc
II. Nguy cơ sinh ra kí sinh trùng

- Động vật ký sinh dễ bị tiêu diệt khi nấu hoặc để lạnh thực phẩm chứa chúng.
Tuy vậy, trong quá trình bảo quản thực phẩm chín, động vật ký sinh có thể dễ
dàng nhiễm vào thực phẩm qua một số sinh vật trung gian khác như ruồi, nhặng,
gián, mối. Một số loại thực phẩm không được nấu chín có nguy cơ nhiễm ký
sinh trùng cao như rau sống rửa chưa sạch, thủy hải sản chưa nấu chín và đặc
biệt là tiết canh, gỏi cá, gỏi tôm.

(Hình ảnh nhiễm sán do ăn tiết canh)


(Hình ảnh gan chứa nhiều sán do ăn gỏi tôm sống)

(Hình ảnh rau sống rửa chưa sạch có thể gây nhiễm sán)

(Hình ảnh lạp xưởng chế biến chưa kĩ có nguy cơ nhiễm sán cao)
- Dùng phân tươi hoặc nước bẩn tưới rau là các yếu tố dễ gây nhiễm trứng giun
cho đất, nước, rau quả,…

(Hình ảnh dùng nước bẩn tưới rau gây nguy cơ nhiễm KST)

III. Nguyên tắc xâm nhập của ký sinh trùng

 Vòng người « ngoại giới:


Trứng của ký sinh trùng kí sinh trong cơ thể người được thải ra ngoài theo phân
và chất nôn. Trong môi trường ẩm sẽ nhanh chóng phát triển thành ấu trùng rồi
theo nguồn nước
hoặc thực phẩm
vào cơ thể người.
Thường thấy ở
nhiều chủng ký
sinh trùng amip
gây các bệnh như:
kiết lỵ, viêm não,
viêm màng não,
viêm giác mạc,
thậm chí nặng hơn là tử vong.

 Vòng người → ngoại giới → vật chủ trung gian → người:


Ấu trùng ký sinh theo chất thải của người ra ngoài môi trường sau đó ký sinh và
phát triển trên cơ thể các loài như: ốc, dưới lớp thịt của cá. Người ăn phải thực
phẩm chứa ấu trùng sẽ bị nhiễm ký
sinh trùng. Các bệnh thường gặp
như: sán lá gan do sán lá gan gây ra.

 Vòng người → vật chủ trung gian → người:


Muỗi hút máu ở người nhiễm bệnh, sau đó hút người khác, ấu trùng giun chỉ
bám trên đầu kim sẽ thâm nhập vào cơ thể khác. Nhờ bạch huyết trong cơ thể
người phát triển thành ký sinh trùng trưởng thành. Giun chỉ gây ra bệnh chân voi
ở người gây ra sự đau đớn và biến dạng chi nặng cho người bệnh.
 Vòng người → người:
Ký sinh trùng có thể truyền trực tiếp từ người sang người qua đường tình dục.
Như trùng roi âm đạo và ký sinh trùng bệnh ghẻ. Trùng roi âm đạo gây chứng
ngứa, viêm âm đạo cấp tính ở nữ, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang ở nam
giới.

IV. Hậu quả

1. Tác hại của ký sinh trùng đơn bào

Tùy từng loại ký sinh trùng đơn bào mà biểu hiện ngộ độc khác nhau. Thông
thường, hay gặp nhất là triệu chứng đau bụng từng cơn, mót rặn, tiêu chảy nhiều
lần trong ngày, phân nhiều máu và nước, người mệt mỏi. Bệnh dễ chuyển sang
mãn tính với các biến chứng nặng ở ruột như chảy máu, u ruột, sa niên mạc trực
tràng, viêm phú mạc do thủng ruột,...Bệnh không điều trị có thể dẫn đến tử
vong.
2. Tác hại của ký sinh trùng đa bào

Cá loại giun này có thể gây rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng. Giun có thể chui
vào ống mật, ruột thừa của người, gây viêm hoặc có thể dẫn tới sốt, đau cơ, phù
mặt, sưng mí mắt,...

Trong một số loài tôm, cua có chứa sán lá phổi Paragonimus hacringeri, chúng
kí sinh trong ống mật, gan nên cũng có thể gây viêm và xơ gan.

Khi ăn các loại thịt và sản phẩm từ thịt có chứa sán chưa được nấu kỹ như nem
chua, lạp xưởng,...sán dễ nhiếm vào người, ký sinh ở ruột non, gây rối loạn tiêu
hóa. Chúng có thể di chuyển tới các bộ phận khác, gây đau cơ, thậm chí mù mắt,
liệt não, động kinh hoặc đột tử., gây đau cơ, thậm chí mù mắt, liệt não, động
kinh hoặc đột tử.

V. Biện pháp kiểm soát như thế nào?

Áp dụng các biện pháp phù hợp khi sử dụng phân bón từ động vật để bổ sung
vào đất cho các rẫy rau và vườn cây ăn trái. Sử dụng các loại rau hữu cơ (rau
organic), trái cây có nguồn gốc rõ ràng được bảo quản đúng cách. Áp dụng các
chế độ ăn có khả năng ngăn ngừa ký sinh trùng.

Sử dụng nguồn nước sạch cho tất cả các hoạt động rửa, đóng gói và chế biến
nguồn thực phẩm
Bảo quản thực phẩm đã qua chế biến khỏi những sinh vật trung gian khác như
ruồi, nhặng, gián, mối,...

Một số loại ký sinh trùng sẽ bị tiêu diệt hiệu quả bởi chế biến nhiệt và các cách
xử lý cả về hóa học và vật lí. Ăn chín uống sôi.

Tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần

Tập thể dục thường xuyên tăng cường sức đề kháng trong cơ thể.

You might also like