You are on page 1of 3

1.

Định nghĩa truyền thông trong tổ chức


a, Định nghĩa truyền thông
Truyền thông là việc truyển đổi thông tin và nhận thức được ý nghĩa
các biểu tượng được truyền từ người này sang người khác.
Nguồn: tr40, BG Truyền thông nội bộ trong tổ chức (Hiệu chỉnh
2022)
b, Định nghĩa truyền thông trong tổ chức
Đối với tổ chức, truyền thông là hoạt động cung cấp, truyền tải thông
tin một cách rộng rãi đến các đối tượng khác nhau như công chúng, khách
hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh, và cả nhân viên trong tổ chức, để được
nhiều người biết đến nhằm tạo ra sự quan tâm, ủng hộ từ các đối tượng
mục tiêu. Truyền thông trong tổ chức có thể diễn ra thông qua tiếng nói,
điện thoại, radio, thư tín, gọi điện, fax, thư điện tử, kết nối Internet và
mạng máy tính.
Nguồn: Tr58, BG Truyền thông nội bộ trong tổ chức (Hiệu chinhr
2022)
2. Một số thông tin liên lạc cơ bản
*Internet:
Internet được xem là kho tàng thông tin. Ngày nay có các trang web
mà người lập ra trang web chỉ cần đưa những thông tin cần thiết lên và
những người cần sẽ tìm đến nó. Đây được coi là sự kết nối giữa người
dùng với hệ thống thông tin có sẵn trên các trang website, nhằm cung cấp
thông tin đến người có nhu cầu.
*Mạng không dây:
Ngày nay, nơi nào có mạng nơi đó có thể truyền thông tin liên lạc
nhanh như tốc độc ánh sáng. Sự ra đời và phát triển của mạng wifi mang
lại rất nhiều lợi ích cho những người làm kinh doanh, những người
thường xuyên di chuyển muốn nắm bắt tình hình ở doanh nghiệp.
*Thư điện tử:
Thư điện tử là một dạng gửi thông tin liên lạc qua Internet, hiện nay thư
điện tử khá phổ biến, hầu như mọi người đã thay thế thư viết tay bằng thư
điện tử vì độ tiện lợi của nó.Với thư điện tử, hoạt động thông tin liên lạc
được truyền đi một cách nhanh chóng hơn, đa dạng hơn. Tin nhắn có thể
được gửi một cách trực tiếp kèm với đó là hình ảnh, chỉ sau 1 giây nhấn
enter là người nhận đã có thể nhận được. Ngoài việc sử dụng thư điện tử
còn giúp người nhận và người gửi lưu trữ được những thông tin gửi đi và
những thông tin nhận.
*Điện thoại thông minh:
Với việc tích hợp rất nhiều tính năng cần thiết cho người dùng, với một
chiếc điện thoại thông minh chúng ta có thể truy cập Internet, chơi trò
chơi, chụp ảnh, nghe nhạc, đặt lịch hẹn, kiểm tra sức khoẻ,...Sự đa dạng
về tính năng, dễ sử dụng và chi phí không cao khiến việc sở hữu một
chiếc điện thoại thông minh trở nên rất dễ dàng.
*Mạng xã hội:
Mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay như Facebook, Zalo, Instagram
đang trở thành những phương tiện thông tin liên lạc phổ biến nhất, ở đâu
có mạng là ở đó cho phép chúng ta liên lạc vs người thân, đối tác một
cách dễ dàng. Hiện nay mạng xã hội còn là nơi để nhiều người kinh
doanh buôn bán tìm kiếm cơ hội làm giàu, nhờ mạng xã hội, một kênh có
số lượng khách hàng vô cùng rộng và tiềm năng, lại không mất phí khi
tham gia.
Nguồn: Tr45, BG Truyền thông nội bộ trong tổ chức (Hiệu chinhr 2022)

3. Mô hình truyền thông tổng quát


- Người gửi: Là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi thông tin cho công
chúng của mình.
- Mã hoá: là việc dùng các ngôn ngữ truyền thông để chuyển các ý
tưởng truyền thông thành các hình thức có tính biểu tượng cho người
nhận tin lĩnh hội được ý tưởng đó.
- Thông điệp: hệ thống các biểu tượng (nội dung tin) mà người gửi
truyền đi.
- Phương tiện truyền thông: các kênh giao tiếp mà thông qua đó thông
điệp truyền đi giữa người gửi và người nhận.
- Giải mã: là quá trình người nhận tin xử lí thông điệp để hiểu ý tưởng
của chủ thể muốn truyền đạt.
- Người nhận: là đối tượng nhận tin, nhận thông điệp do người gửi tới.
Trong marketing, đó là những công chúng mục tiêu mà công ty đang
muốn thuyết phục.
- Phản ứng đáp lại: là những phản ứng của người nhận tin sau khi lĩnh
hội thông điệp.
- Thông tin phản hồi: thông điệp từ người nhận tác động trở lại người
gửi tin. Qua thông tin phản hồi, người gửi tin biết được hiệu quả của
chương trình truyền thông.
- Nhiễu: là các tác động đến thông điệp làm cho nó sai lệch so với trạng
thái ban đầu. Nhiễu có thể là do môi trường vật lý gây ra (tiếng ồn), có
thể là do người gửi tin không hiểu được quan điểm, nền tảng văn hoá của
người nhận tin.
Mô hình quá trình truyền thông
Nguồn: Kotler P, Armstrong G,2012

Nguồn: tr76, Bài giảng Quản trị học (2021)

You might also like