You are on page 1of 13

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

BÁO CÁO CUỐI KÌ

Chủ đề
Chiến lược Marketing 4P của Jollibee trong thị trường tiêu thụ thức
ăn nhanh tại Việt Nam

Môn học: Tìm hiểu Cộng đồng Châu Á

Mã lớp học: FLF 1005*** 1

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Họ và tên: Hà Minh Anh – Mã số SV: 21040780


Điện thoại: 0347381924
Email: minhanhh5103@gmail.com

1
BÁO CÁO CUỐI KỲ

MÔN HỌC: TÌM HIỂU CỘNG ĐỒNG CHÂU Á

Chiến lược Marketing 4P của Jollibee trong thị trường tiêu thụ thức
ăn nhanh tại Việt Nam

Hà Minh Anh – Mã số SV: 21040780

Điện thoại: 0347381924

Email: minhanhh5103@gmail.com

Khoa Sư phạm Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN,
Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt:

Bài viết dự định xem xét chiến lược Marketing 4P của tập đoàn Jollibee trong thị trường tiêu thụ Việt Nam
để trở thành sự lựa chọn tối ưu cho người tiêu dùng Việt. Đầu tiên, bài viết nói đến sự ra đời của tập đoàn
Jollibee, từ một quán kem nhỏ nay đã trở thành một thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng khắp thế giới. Trong
quá trình hình thành và phát triển Jollibee đã có những dấu mốc quan trọng theo từng năm tháng đánh dấu sự
thành công vượt trội của mình. Khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam, Jollibee xác định rõ cho mình mục
tiêu rõ ràng là “Tâm lý khách hàng” để vượt qua nhiều đối thủ và trở nên lớn mạnh. Cùng với sự phân tích và
thống kê số liệu cho thấy Việt Nam là một đối tượng tiềm năng của thương hiệu này. Quan trọng hơn hết bài
viết phân tích rõ chiến lược Marketing 4P của Jollibee với bốn tiêu chí chiến lược chính: Sản phẩm, giá, phân
phối và xúc tiến. Bài viết còn nêu lên những thử thách và cơ hội mà Jollibee phải trải qua khi tồn tại ở Việt
Nam. Cuối cùng, bài viết cho thấy sự thành công trong chiến lược Marketing 4P của Jollibee tại thị trường
Việt Nam sẽ mở ra những bài học và phương hướng phát triển cho nhiều doanh nghiệp khác.

Từ khóa: Marketing 4P, Jollibee, dấu mốc, mục tiêu, chiến lược, cơ hội, thách thức

2
1. Đặt vấn đề.
Ngày nay, khi đời sống ngày càng trở nên bận rộn thì nhu cầu tiêu dùng thức ăn nhanh của
con người ngày càng được tăng cao. Tại Việt Nam, thị trường thức ăn nhanh phát triển như
“vũ bão” khi xuất hiện vô vàn những thương hiệu đồ ăn nhanh như KFC, Lotte,
McDonald’s,… . Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng đồ
ăn nhanh phải có cho mình những chiến lược kinh doanh rõ ràng và phù hợp theo từng giai
đoạn để thu hút nguồn khách hàng. Trong tình thế cạnh tranh khốc liệt, tập đoàn Jollibee đã
đề ra một chiến lược Marketing 4P hiệu quả để đánh vào tâm lý khách hàng và giúp cho
thương hiệu Jollibee phát triển mạnh mẽ ở thị trường Việt Nam. Xuất phát từ bối cảnh trên,
việc nghiên cứu về chiến lược Marketing 4P của Jollibee tại thị trường tiêu thụ Việt Nam sẽ
góp phần hiểu rõ hơn về cách thức tạo nên dấu ấn thương hiệu trong lòng khách hàng của
một doanh nghiệp kinh doanh thức ăn nhanh. Bài tiểu luận sử dụng một số phương pháp cụ
thể như sau: phương pháp luận, phương pháp thống kê và phương pháp phân tích số liệu;
trước hết để khái quát rõ về tập đoàn Jollibee và sau đó đi sâu vào phân tích chiến lược
Marketing 4P trong thị trường tiêu thụ Việt Nam, đề cập tới một số cơ hội và thách thức của
Jollibee. Cuối cùng là bài viết đưa ra gợi ý cá nhân về giải pháp nhằm đóng góp phương
hướng giải quyết những khó khăn.

3
2. Một số khái niệm.
Marketing hay còn gọi là tiếp thị, đó là một quá trình mà qua đó một công ty tạo ra giá trị
cho những khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình. Giá trị được tạo ra bằng cách đáp ứng
nhu cầu của khách hàng. Do đó, một công ty phải tự xác định mình không phải bằng sản
phẩm mà họ bán ra mà bằng lợi ích mà khách hàng mang lại nhờ quá trình Marketing.1
Marketing 4P là hỗn hợp tiếp thị được cấu thành theo bốn yếu tố: Sản phẩm, giá cả, phân
phối và xúc tiến. Sự kết hợp của các biến tiếp thị khác nhau đang được công ty sử dụng để
tiếp thị hàng hóa và dịch vụ của mình. Sau khi xác định thị trường và thu thập thông tin cơ
bản về nó, bước tiếp theo là định hướng xác lập thị trường, là quyết định các công cụ và
chiến lược để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thách thức của đối thủ cạnh tranh. Nó
cung cấp sự kết hợp tối ưu của tất cả các thành phần tiếp thị để các công ty có thể thực hiện
các mục tiêu, chẳng hạn như lợi nhuận, khối lượng bán hàng, thị phần, lợi tức đầu tư, v.v.2
3. Tổng quan về Jollibee và quá trình du nhập vào thị trường tiêu thụ thức ăn nhanh
tại Việt Nam.
3.1. Xuất sứ của thương hiệu Jollibee.
Jollibee là một chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh bắt nguồn ở Phi-líp-pin bởi ông chủ tên Tony
Tan. Ông là người gốc Trung Quốc nhập cư tại Phi-líp-pin. Tuổi 22 ông mang cho mình một
ước muốn về kinh doanh đặc biệt trong lĩnh vực ẩm thực, sau chuyến tham quan nhà máy
kem ông đã đưa ra quyết định mở cửa hàng kem nhỏ mang tên Cubao Ice Cream House vào
năm 1975 tại thành phố Quezon. Nhận thấy nhu cầu khách hàng về đa dạng các món ăn và
đặc biệt là món nóng ngày một tăng lên, ông đã cho ra mắt món Hăm-bơ-gơ và Xen-uých
vào menu của quán và bất ngờ nhận được sự ủng hộ lớn từ khách hàng. Sau này vào năm
1978, từ tiệm kem nhỏ đã trở thành công ty lớn về thức ăn nhanh với món chính là Hăm-bơ-
gơ và mì Ý mang tên Jollibee, cuộc cách mạng về đồ ăn nhanh lớn mạnh tại đây. Năm 1980,
Jollibee cho ra mắt món gà mang tên Chickenjoy, một món ăn ưa thích của người Phi-líp-
pin, đây cũng là món ăn chính trong chiến lược phát triển của Jollibee. Nhận được sự ủng hộ
của đông đảo người tiêu dùng Jollibee vượt qua nhiều đối thủ trong nước và quốc tế và

1
Alvin, J. S. (2006). What is marketing?. Boston: Harvard Business School Press.

2
Išoraitė, M. (2016). Marketing mix theoretical aspects. International Journal of Research -GRANTHAALAYAH, số 4,
25–37.

4
thành công xây dựng chuỗi cửa hàng tại Phi-líp-pin và sau đó lan khắp sang các nước khác
như Ả Rập, Hong Kong, Trung Quốc, Xin-ga-po, Mỹ và Việt Nam.
3.2. Những dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Jollibee.
Jollibee ngày càng chứng tỏ sự lớn mạnh và tầm ảnh hưởng của mình với các đối thủ cạnh
tranh. Tính tới thời điểm hiện tại, Jollibee đã khẳng định vị trí của mình trong lòng người
tiêu dùng với một chiến lược Marketing đúng đắn. Sự phát triển lớn mạnh của Jollibee được
thể hiện rõ qua từng giai đoạn: Jollibee thành lập vào năm 1978, nhưng bắt đầu từ năm
1979, Jollibee mới phát triển mô hình nhựng quyền. Tính đến năm 1981, từ 2 cửa hàng,
thương hiệu đã phát triển thành 10 cửa hàng. Doanh thu trong giai đoạn từ 1987 – 1989 tăng
gấp 2 lần và lặp lại vào năm 1991. Năm 1996, đã đánh dấu một cột mốc ấn tượng trong
những năm tháng hoạt động của Jollibee, khi doanh thu ghi nhận mức tăng trưởng 300% với
200 cửa hàng trên toàn quốc. Đến tháng 5/2021, Jollibee sở hữu 5185 cửa hàng trên 34 quốc
gia. Mục tiêu Jollibee đặt ra là mở thêm 500 cửa hàng mới trong năm 2022. 3 Trong thị
trường tiêu dùng Việt Nam nói riêng, Jollibee đạt một dấu mốc quan trọng trong thị trường
tiêu dùng Việt vào tháng 6 năm 2005 khi tập đoàn Jollibee chính thức đầu tư thành lập Công
ty TNHH Jollibee Việt Nam. Nhanh chóng nhận được sự ủng hộ đông đảo của khách hàng
Việt Nam, trong 3 năm gần đây hàng loạt những cửa hàng thức ăn nhanh Jollibee vẫn đang
tiếp tục mở rộng khắp các tỉnh thành tại Việt Nam.
3.3. Mục tiêu kinh doanh của Jollibee.
Trên thị trường xuất hiện rất nhiều những nhãn hàng đồ ăn nhanh nổi tiếng như KFC, Lotte
và Mcdonald's; Jollibee phải đặt ra cho mình một mục tiêu nhất định để vượt qua mọi đối
thủ trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Ngoài việc đẩy mạnh công tác mở rộng thị trường kinh
doanh khắp các quốc gia, mục tiêu quan trọng nhất của Jollibee là “Tâm lý khách hàng”.
Được coi là một thương hiệu có sự thấu hiểu sâu sắc về tâm lý người tiêu dùng, Jollibee
nâng cao giá trị truyền thống và địa phương. Cụ thể, với sự quan sát và đánh giá kĩ càng về
khẩu vị, khi xâm nhập vào thị trường ở một quốc gia, Jollibee xem xét và thay đổi công thức
để phù hợp với khẩu vị của người dân địa phương. Về giá trị truyền thống nằm ở những gia
đình Châu Á hay đặc biệt là tại Việt Nam cũng được chú trọng. Do vậy, tất cả các hoạt động
truyền thông của Jollibee tập trung vào tôn vinh những giá trị gia đình, giúp cho Jollibee trở

3
Giang Đinh (2022). Chiến lược marketing của Jollibee giúp thương hiệu chinh phục thế giới. Truy cập lúc 20:16 ngày
29/03/2023 tại https://nhahangso.com/chien-luoc-marketing-cua-jollibee.html

5
thành chuỗi nhà hàng ăn nhanh cho gia đình số một tại Phi-líp-pin 4 cũng như các nước khác
trên thế giới và đặc biệt là tại Việt Nam.
3.4. Lý do Jollibee chọn thị trường Việt Nam để phát triển thương hiệu.
"Dân số Việt Nam trẻ, năng động, tiếp thu nhanh tiến bộ thế giới. Hành vi tiêu dùng thay
đổi, nhất là ẩm thực, là điều kiện thuận lợi để Jollibee mở rộng đối tượng khách". 5Dân số trẻ
chính là yếu tố thiết yếu quyết định sự mở rộng thị trường và tăng doanh thu của Jollibee tại
Việt Nam bởi hầu hết giới trẻ luôn đặt cho mình xu hướng ăn uống phóng khoáng, họ không
quá quan trọng về chế độ dinh dưỡng khắt khe mà thiên về mùi vị và sự tiện lợi của món ăn
đó đem lại. Với tình hình chung đó, giới trẻ Việt Nam có xu hướng lựa chọn cho mình một
bữa ăn nhanh. “Theo báo cáo của Nielsen về thị trường đồ ăn nhẹ, mức chi tiêu mỗi tháng
giới trẻ Việt Nam dành cho loại thức ăn này lên đến 13.000 tỷ đồng. Nielsen cho hay, Việt
Nam là thị trường châu Á tăng trưởng nhanh nhất về tiêu thụ đồ ăn nhẹ và đứng thứ 3 thế
giới với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) với mức tăng 19,1% trong năm 2021, chỉ
đứng sau Argentina (25,8%) và Slovakia (20%)”. 6
Với quá trình phát triển và hội nhập, mở rộng kinh tế và giao thương với các nước là mục
tiêu được chú trọng tại Việt Nam, đó cũng là nguồn lực thúc đẩy việc lựa chọn thị trường
mới để phát triển của các tập đoàn như Jollibee. “Việt Nam được đánh giá là một trong
những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, hiện được Ngân hàng Thế giới xếp ở
vị trí thứ 68 về mức độ thuận lợi kinh doanh (Ngân hàng Thế giới, 2019)”. 7 Trong quá trình
giao thương các cá nhân hay doanh nghiệp được phép tự do chọn lĩnh vực đầu tư mà không
bị ép buộc bởi luật Pháp Việt Nam. Bởi lợi thế này các cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài
luôn ưu tiên lựa chọn Việt Nam để đầu tư và phát triển. Nhìn nhận được cơ hội, Jollibee đã
chọn Việt Nam là một thị trường tiềm năng của mình.
Hình 1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam so với 6 nước châu Á trong năm 2016.

4
Tường Thụy và Nguyễn Minh (2009). Jollibee - Thương hiệu lớn mang bản sắc châu Á. Truy cập lúc 10:45 ngày
29/03/2023 tại https://www.sggp.org.vn/jollibee-thuong-hieu-lon-mang-ban-sac-chau-a-post422670.html

5
Vạn Phát (2022). Việt Nam đứng đầu thị trường chiến lược của Jollibee. Truy cập lúc 11:00 ngày 29/03/2023 tại
https://vnexpress.net/viet-nam-dung-dau-thi-truong-chien-luoc-cua-jollibee-4459089.html

6
Nguyễn Hòa (2022). Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về tiêu thụ đồ ăn nhẹ. Truy cập lúc 11:18 ngày 29/03/2023 tại
https://congthuong.vn/viet-nam-dung-thu-3-the-gioi-ve-tieu-thu-do-an-nhe-224080.html&amp=1

7
Thu, M. B. (2020). Standardization versus Adaptation Strategy in International Marketing Mix – The case of KFC in
Vietnamese market. University of Turku, Master’s thesis.
6
4. Các chiến lược Marketing 4P của Jollibee trong thị trường tiêu thụ thức ăn nhanh
nói chung và tại Việt Nam nói riêng.
4.1. Chiến lược marketing sản phẩm (Product)
Mở rộng thực đơn: Jollibee chú trọng vào thực đơn đa dạng và phù hợp với nhiều đối tượng
từ trẻ em đến người lớn bao gồm mỳ ý, khoai tây, gà rán, cơm, bánh ngọt, kem và các loại
nước ngọt. Ngoài ra, có thể mở rộng thực đơn của mình để phục vụ những khách hàng đang
tìm kiếm các lựa chọn lành mạnh hơn. Ví dụ: Jollibee có thể giới thiệu món salad, món cuốn
và các lựa chọn ít calo khác phổ biến với những khách hàng quan tâm đến sức khỏe.
Cung cấp các bữa ăn giá trị phù hợp: Để cạnh tranh với các đối thủ như McDonald’s, KFC,
Lotte,…. Jollibee quan tâm hơn tới giá trị truyền thống và gia đình bởi vậy cho ra mắt rất
nhiều combo dành cho 2 người, 3 người hay dành cho gia đình, nhằm mang đến cho khách
hàng một bữa ăn trọn vẹn với giá cả phải chăng.
Nhấn mạnh chất lượng và đề cao khẩu vị: Jollibee có thể nhấn mạnh chất lượng sản phẩm
của mình bằng cách sử dụng nguyên liệu chất lượng cao và đảm bảo rằng thực phẩm được
chế biến tươi ngon. Thấu hiểu khẩu vị khách hàng là tiêu chí rất được chú trọng tại Jollibee,
bởi vậy Jollibee sẵn sàng thay đổi món ăn phù hợp với khẩu vị người tiêu dùng Việt khi
hoạt động trong thị trường Việt Nam. Do đó, người tiêu dùng luôn đánh giá cao về độ
ngon, phù hợp khẩu vị của đại đa số khách hàng, gà rán của Jollibee ít dầu mỡ, chú
trọng vệ sinh an toàn thực phẩm.8
Tập trung vào các sản phẩm độc đáo: Nổi tiếng với món gà rán Chickenjoy với độ giòn của
vỏ và hương vị khó cưỡng, Jollibee tận dụng sản phẩm chủ lực để đẩy mạnh thương hiệu ra
thị trường quốc tế.
4.2. Chiến lược marketing giá (Price)

8
Dương Bỉnh Thắng (2016). Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing Mix cho công ty TNHH Jollibee Việt Nam
trong thị trường thức ăn nhanh gà rán tại TP. Hồ Chí Minh. Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh, luận văn.

7
Định giá theo giá trị: Jollibee có thể cung cấp sản phẩm của mình với giá cạnh tranh so với
các đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể thu hút những khách hàng nhạy cảm về giá đang tìm
kiếm những giao dịch tốt.
Định giá theo gói: Jollibee có thể kết hợp các sản phẩm của mình với mức giá chiết khấu.
Jollibee có thể cung cấp một suất ăn kết hợp bao gồm bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và
đồ uống với mức giá thấp hơn so với việc mua từng món riêng lẻ. Điều này có thể khuyến
khích khách hàng mua nhiều mặt hàng hơn và tăng doanh số bán hàng của Jollibee.
Định giá động: Jollibee có thể áp dụng chiến lược định giá động, trong đó giá được điều
chỉnh dựa trên cung và cầu. “Họ chấp nhận tỷ giá thị trường hiện tại, tỷ giá này được quyết
định bởi động lực cung và cầu” 9. Giá sản phẩm có thể tăng giá trong giờ cao điểm hoặc
giảm giá trong giờ thấp điểm để thu hút nhiều khách hàng hơn.
Định giá theo tâm lý: Jollibee có thể sử dụng các kỹ thuật định giá theo tâm lý để tác động
đến nhận thức của khách hàng về giá cả. Họ định giá sản phẩm của mình ở mức 169,000
VND/ 1 combo dành cho 2 người thay vì 170,000 VND. Điều này có thể làm cho khách
hàng cảm thấy sản phẩm có giá phải chăng hơn.
4.3. Chiến lược marketing phân phối (Place)
Chiến lược phân phối được coi là một chiến lược khôn ngoan trong các chiến lược
Marketing của Jollibee. Từng bước Jollibee đã chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế
với tiêu chí “Chậm mà chắc”. 10
Phân phối địa điểm: Jollibee nên chọn những địa điểm mà khách hàng có thể dễ dàng tiếp
cận và nhìn thấy. Nó cũng nên xem xét các địa điểm có lưu lượng người qua lại cao. Tại thị
trường Việt Nam, Jollibee phân phối cửa hàng tại các địa điểm như các khu phố thuộc trung
tâm, phố ẩm thực, cạnh các trung tâm thương mại hay bên trung khu trung tâm thương mại.
Phân phối trực tuyến: Jollibee có thể thiết lập sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ thông qua
trang web, phương tiện truyền thông xã hội và dịch vụ giao hàng của mình. Họ phải đảm
bảo rằng trang web của nó thân thiện với người dùng và dễ điều hướng, đồng thời các nền
tảng truyền thông xã hội của nó hấp dẫn và nhiều thông tin.
4.4. Chiến lược marketing xúc tiến (Promotion)

9
Aditya, S. (2021). Detailed Marketing Mix of Jollibee Corporation – With 4Ps Explained in Detail. Truy cập lúc 10:29
ngày 30/03/2023 tại https://iide.co/case-studies/marketing-mix-of-jollibee
10
Giang Đinh (2022). Chiến lược marketing của Jollibee giúp thương hiệu chinh phục thế giới. Truy cập lúc 15:04
ngày 30/03/2023 tại https://nhahangso.com/chien-luoc-marketing-cua-jollibee.html

8
Quảng cáo: Jollibee quảng cáo sản phẩm của mình thông qua nhiều kênh khác nhau, chẳng
hạn như truyền hình, đài phát thanh, báo in và quảng cáo trực tuyến. Vào năm 1980, Jollibee
đã đẩy mạnh chú trọng về quảng bá sản phẩm qua chương trình quảng cáo TVC.
Tiếp thị qua linh vật và các chương trình gây ảnh hưởng: Jollibee tạo ra một linh vật là “chú
ong vui vẻ” có chiều cao tương đương với một người lớn và tông màu chủ đạo là đỏ vàng.
Chú ong mang thương hiệu của Jollibee xuất hiện trong mọi cửa hàng với hình ảnh, tượng
hay bộ đồ hóa trang. Jollibee cũng tung ra một chương trình truyền hình dành cho trẻ em tên
là Jollitown năm 2008. Đối tượng mục tiêu của Jollibee là trẻ em vì chúng có thể dễ dàng bị
ảnh hưởng nên họ đã giới thiệu các bữa ăn dành cho trẻ em trong thực đơn của mình cùng
với đồ chơi phiên bản giới hạn. Chiến lược này hiệu quả khi trẻ em bị đe dọa mua đồ ăn cho
trẻ em chỉ vì đồ chơi.11
Khuyến mại: Jollibee đưa ra các chương trình khuyến mại để thu hút khách hàng và tăng
doanh thu. Giảm giá cho một số sản phẩm nhất định, giới thiệu ưu đãi trong thời gian giới
hạn hoặc cung cấp phần thưởng cho lòng trung thành cho khách hàng thường xuyên.
5. Cơ hội và thách thức của Jollibee khi phát triển tại thị trường tiêu thụ thức ăn
nhanh ở Việt Nam.
5.1. Cơ hội
Nhượng quyền thương hiệu: Jollibee cung cấp nhượng quyền thương hiệu cho các doanh
nghiệp tại Việt Nam, cho phép họ mở cửa hàng Jollibee và sử dụng thương hiệu, quy trình
sản xuất và giải pháp kinh doanh của công ty. Điều này giúp Jollibee mở rộng thị trường và
tăng trưởng doanh thu.
Phân khúc thị trường rộng: Jollibee không chỉ hướng đến khách hàng trẻ tuổi, mà còn cung
cấp sản phẩm cho mọi đối tượng khách hàng, bao gồm cả trẻ em và người già. Điều này
giúp Jollibee tăng doanh số và khách hàng trung thành.
Dịch vụ tốt: Jollibee luôn đặt chất lượng sản phẩm và dịch vụ lên hàng đầu. Việc cung cấp
dịch vụ tốt và sản phẩm chất lượng sẽ giúp Jollibee thu hút được nhiều khách hàng, tạo sự
tin tưởng và giữ chân khách hàng.
Với những cơ hội trên, Jollibee có thể phát triển mạnh tại Việt Nam và trở thành một trong
những thương hiệu thực phẩm nhanh hàng đầu tại đây.

11
Aditya, S. (2021). Detailed Marketing Mix of Jollibee Corporation – With 4Ps Explained in Detail. Truy cập lúc
20:16 ngày 06/03/2023 tại https://iide.co/case-studies/marketing-mix-of-jollibee

9
5.2. Thách thức
Cạnh tranh khốc liệt: Thị trường ẩm thực Việt Nam rất đa dạng và cạnh tranh với các
thương hiệu ẩm thực nhanh (fast-food) đã nổi tiếng như KFC, Lotteria và McDonald's. Vì
vậy, Jollibee sẽ phải tìm cách để nổi bật và thu hút khách hàng. Ngoài các thương hiệu nổi
tiếng quốc tế, Jollibee còn phải đối mặt với sự cạnh tranh của các thương hiệu địa phương.
Đáp ứng yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm: Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng
quan tâm đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Jollibee sẽ phải tuân thủ các quy định về an
toàn thực phẩm và đảm bảo rằng các sản phẩm của họ đáp ứng được các yêu cầu nghiêm
ngặt về chất lượng và an toàn thực phẩm của Việt Nam. Nếu không tuân thủ các quy định
này, Jollibee có thể bị xử lý hành chính và mất lòng tin của khách hàng.
Thay đổi thị hiếu của khách hàng: Khách hàng Việt Nam có thị hiếu ẩm thực khác nhau và
có thể thay đổi theo thời gian. Jollibee sẽ cần đầu tư vào nghiên cứu thị trường để nắm bắt
được các xu hướng mới và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
6. Đề xuất một số giải pháp
Jollibee đã thực hiện tốt chiến dịch Marketing 4P của mình để xây dựng nên một thương
hiệu lớn mạnh tại Việt Nam. Dưới đây là một số phương pháp giúp tăng cường sự phát triển
của Jollibee cũng như các thương hiệu khác nói chung:
Phát triển sản phẩm độc đáo: Jollibee nên tiếp tục đầu tư vào việc nghiên cứu và phát triển
các sản phẩm mới để giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới. Các sản
phẩm độc đáo và mới lạ sẽ giúp Jollibee khác biệt hơn so với các đối thủ cạnh tranh và tạo
nên sự tò mò và quan tâm của khách hàng.
Tập trung vào kênh truyền thông xã hội: Kênh truyền thông xã hội như Facebook, Instagram
và Twitter đang trở thành một phần quan trọng của chiến lược Marketing hiện đại. Jollibee
nên tập trung vào xây dựng và quản lý các tài khoản trên các mạng xã hội này để giới thiệu
các sản phẩm mới, cập nhật các chương trình khuyến mãi và tương tác trực tiếp với khách
hàng.
Tăng cường chương trình khách hàng thân thiết: Chương trình khách hàng thân thiết là một
cách tuyệt vời để tạo sự cam kết và lôi kéo sự trung thành của khách hàng đối với thương
hiệu.
7. Kết luận

10
Trong lịch sử hình thành và phát triển, Jollibee luôn có cho mình những chiến lược kinh
doanh độc đáo. Đặc biệt, chiến lược Marketing hiệu quả và phù hợp đã giúp Jollibee trở
thành một trong những thương hiệu đồ ăn nhanh lớn mạnh nhất thu hút nguồn khách hàng
đông đảo trên thế giới. Thông qua quá trình phân tích và bình luận cho thấy rõ quy trình
phát triển của tập đoàn Jollibee với lối tiếp thị độc đáo trên bốn tiêu chí: sản phẩm, giá cả,
phân phối và xúc tiến nâng tầm thương hiệu Jollibee trở thành thương hiệu phổ biến nhất tại
Việt Nam. Khi cạnh tranh với các thương hiệu khác trên thị trường không thể tránh khỏi
những khó khăn phải trải qua, nhưng song song với đó cũng có nhiều cơ hội mới mở ra cho
doanh nghiệp Jollibee tại thị trường Việt Nam. Giải pháp đưa ra nhằm đóng góp phương
hướng giải quyết những khó khăn đó: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm độc đáo mang tính
thương hiệu, tăng cường phát triển thương hiệu trên các mạng lưới xã hội và chú trọng vào
các chương trình ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết. Bài viết đã giúp người đọc có cái
nhìn khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Jollibee và phần nào hiểu rõ hơn về
chiến lược Marketing 4P của Jollibee tại thị trường tiêu thụ thức ăn nhanh ở Việt Nam. Tuy
nhiên, bài viết vẫn chưa khai thác triệt để một số nội dung như đưa ra sự so sánh của chiến
lược Marketing xúc tiến của các thương hiệu khác với Jollibee để làm nổi bật lên sự khác
biệt rõ rệt trong quá trình quảng bá sản phẩm.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Giang Đinh (2022). Chiến lược marketing của Jollibee giúp thương hiệu chinh phục thế
giới. Truy cập lúc 20:16 ngày 29/03/2023 tại https://nhahangso.com/chien-luoc-marketing-
cua-jollibee.html
2. Nguyễn Ngọc Hà (2022). Phân tích tổng quan thị trường thức ăn nhanh của Việt Nam hiện
nay. Trường Đại học kinh tế - luật, ĐHQGTP.HCM, tiểu luận.
3. Nguyễn Hòa (2022). Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về tiêu thụ đồ ăn nhẹ. Truy cập lúc 11:18
ngày 29/03/2023 tại https://congthuong.vn/viet-nam-dung-thu-3-the-gioi-ve-tieu-thu-do-an-
nhe-224080.html&amp=1
4. Vạn Phát (2022). Việt Nam đứng đầu thị trường chiến lược của Jollibee. Truy cập lúc 11:00
ngày 29/03/2023 tại https://vnexpress.net/viet-nam-dung-dau-thi-truong-chien-luoc-cua-
jollibee-4459089.html

11
5. Dương Bỉnh Thắng (2016). Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing Mix cho công ty
TNHH Jollibee Việt Nam trong thị trường thức ăn nhanh gà rán tại TP. Hồ Chí Minh.
Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh, luận văn.
6. Tường Thụy và Nguyễn Minh (2009). Jollibee - Thương hiệu lớn mang bản sắc châu Á.
Truy cập lúc 10:45 ngày 29/03/2023 tại https://www.sggp.org.vn/jollibee-thuong-hieu-lon-
mang-ban-sac-chau-a-post422670.html

Tiếng Anh
1. Alvin, J. S. (2006). What is marketing?. Boston: Harvard Business School Press.
2. Aditya, S. (2021). Detailed Marketing Mix of Jollibee Corporation – With 4Ps Explained in
Detail. Truy cập lúc 10:29 ngày 30/03/2023 tại https://iide.co/case-studies/marketing-mix-
of-jollibee
3. Išoraitė, M. (2016). Marketing mix theoretical aspects. International Journal of Research -
GRANTHAALAYAH, số 4, 25–37.
4. Thu, M. B. (2020). Standardization versus Adaptation Strategy in International Marketing
Mix – The case of KFC in Vietnamese market. University of Turku, Master’s thesis.

12
FINAL REPORT
SUBJECT: UNDERSTANDING OF ASIAN COMMUNITY

Jollibee's Marketing Mix strategy in the fast food consumption market


in Vietnam
Hà Minh Anh
Faculty of English Language, VNU University of Languages and International Studies,
Pham Van Dong, Cau Giay, Hanoi, Vietnam

Abstract:
The purpose of this article is to explore Jollibee's Marketing 4P strategy in the Vietnamese consumer market
to become an optimal option for Vietnamese consumers. First, the article discusses the history of Jollibee,
from a small ice cream store to a famous worldwide fast food brand. Jollibee has had significant milestones
in its formation and growth year after year, demonstrating its outstanding success. Jollibee explicitly defined
for itself its specific goal of "Customer psychology" when entering the Vietnamese market in order to
overcome many competitors and become strong in the Vietnamese market. The analysis and statistics
indicate that Vietnam is a potential target for this brand. Most significantly, the article thoroughly analyzes
Jollibee's Marketing 4P strategy, which includes four major strategic criteria: product, price, place, and
promotion. The article further addresses the challenges and opportunities that Jollibee will encounter while in
Vietnam. Finally, the article shows that the success of Jollibee's Marketing 4P strategy in the Vietnam market
will provide lessons and growth ways for many other companies.
Keywords: Marketing 4P, Jollibee, milestones, goal, strategy, challenge, opportunity.

13

You might also like