You are on page 1of 2

CÂU CHUYỆN CỦA JOLLIBEE

Jollibee là một trong những hiện tượng


Thành công trong kinh doanh. Jollibee, đặt
Theo chữ “Jolly Bee”, bắt đầu hoạt động năm
1975 với hai cơ sở bán kem. Sau đó công ty
mở rộng thực đơn bán thêm bánh mì Sandwich
nóng và các thức ăn khác.
Được khích lệ bởi thành công ban đầu, Jollibee
Foods Corporation được chính thức thành lập năm 1978, với một hệ thống đã lên bảy cửa
hàng.
Vào năm 1981, khi Jollibee có 11 cửa hàng, Mc Donald’s bắt đầu mở cửa hàng ở
Manila. Nhiều nhà quan sát cho rằng Jollibee sẽ phải vất vả cạnh trạnh với Mc Donald’s.
Tuy nhiên, Jollibee lại thấy đây là một cơ hội để học từ đối thủ cạnh tranh toàn cầu rất
thành công này, Jollibee xây dựng hệ thống đánh giá hoạt động theo tiêu chuẩn được áp
dụng tại Mc Donald’s để kiểm soát chất lượng, chi phí và dịch vụ ở từng cửa hàng. Điều
này đã giúp cho Jollibee cải thiện hoạt động của mình.
Khi đã hiểu tốt hơn mô hình hoạt động của Mc Donald’s, Jollibee bắt đầu nhìn đến
các yếu điểm trong chiến lược toàn cầu của McDonald’s. Các nhà quản trị của Jollibee
thấy rằng, sản phẩm của Mc Donald’s là quá giống nhau đối với dân địa phương và công
ty bản địa này có thể giành thị trường bằng cách điều chỉnh thực đơn để phù hợp với khẩu
vụ dân địa phương. Những chiếc hamburgers của Jollibee rất khác biệt bởi một hỗn hợp
gia vị bí mật được tẩm vào miếng thịt bò để làm cho chiếc hamburgers ngọt hơn so với
bánh của Mc Donald’s, phù hợp hơn so với khẩu vị của dân Philippines. Công ty cũng tạo
ra các sản phẩm mang tính địa phương, bao gồm nhiều món ăn với cơm, bánh burger có
dứa, những món bánh tráng miệng như là chiếc langka chuối, bánh xoài đào, …. Với việc
theo đuổi chiến lược này, Jollibee giữ được vị trí dẫn đầu trước đối thủ toàn cầu khổng lồ.
Đến năm 2012, Jollibee có hơn 740 cửa hàng ở Philippines, một thị phần hơn 60%, doanh
số vượt 600 triệu USD. Ngược lại, Mc Donald’s chỉ có khoảng 250 cửa hàng.
Gần đây, Jollibee đang tập trung sự chú ý của mình vào thị trường Cu Ba và
Myanmar để mở rộng thị trường quốc tế. Jollibee đang cân nhắc bốn hình thức thâm nhập
và mở rộng thị trường tại 2 thị trường mới này: (i) Licensing; (ii) Franchising; (iii) liên
doanh; (iv) thành lập công ty con 100% vốn nước ngoài tại 2 quốc gia này. Giả sử các bạn
là các chuyên gia cấp cao cho Ban quản trị. Ban quản trị cần bạn tư vấn các vấn đề quan
trọng sau:
1. Ưu điểm, nhược điểm của 4 hình thức trên như thế nào?
2. Sau khi nghiên cứu thị trường Cu Ba, Jollibee muốn bước đầu tìm hiểu thị trường
này để xây dựng chiến lược hoàn chỉnh. Hiện tại, thị trường này luật pháp còn
hạn chế và còn nhiều rủi ro, cũng muốn sử dụng thương hiệu hoặc bí quyết sản
xuất bánh để kiếm 1 số tiền ban đầu. Một số công ty may mặc, đồ chơi trẻ em,
bánh kẹo ở hai thị trường này nhận thấy thương hiệu này khá nổi tiếng, họ đã đặt
vấn đề ký kết thỏa thuận với Jollibee để được sử dụng thương hiệu này cho sản
phẩm của họ trong thời gian 5-7 năm. Đổi lại các công ty này sẽ trả phí cố định
và phí thỏa thuận theo doanh thu từ việc sư dụng thương hiệu. Hình thức này gọi
là hình thức gì? Những rủi ro của Jollibee có thể gặp phải là gì?
3. Thị trường Myanmar là thị trường mới, nhu cầu tiềm năng lớn, các doanh nghiệp
trong nước muốn nhanh chóng có hệ thống kinh doanh hoàn chỉnh có thương
hiệu để kiếm lợi nhuận và họ tìm đến Jollibee và đặt vấn đề thỏa thuận: bên
Jollibee chuyển giao cho họ toàn bộ hệ thống kinh doanh của Jollibee, thời gian
thỏa thuận 15-20 năm, các doanh nghiệp này trả phí cố định và phí theo doanh
thu từ việc chuyển giao đó. Đó là hình thức gì? Trách nhiệm của Jollibee là gì?
Những rủi ro Jollibee có thể gặp phải là gì? Khắc phục ra sao?

You might also like