You are on page 1of 11

Chương V.

YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT

I. Giới thiệu công trình:


1. Dự án:
- Tên dự án: Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Tây Sơn đi Phù Cát (đoạn từ
Đập dâng Phú Phòng - Cát Hiệp).
- Tên gói thầu: Toàn bộ khối lượng xây dựng + thiết bị + An toàn thi công +
Hạ tầng trạm trộn
- Cấp quyết định đầu tư: UBND huyện Tây Sơn.
- Chủ đầu tư: UBND huyện Tây Sơn
- Đại diện Chủ đầu tư: Ban QLDA Đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện
Tây Sơn.
- Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước.
2. Địa điểm xây dựng: huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
3. Phạm vi công việc, quy mô gói thầu
Bao gồm các hạng mục công việc sau:
3.1. Phần đường:
Đầu tư Nâng cấp, mở rộng tuyến đường theo Tiêu chuẩn TCVN 4054-
2005, đường cấp IV đồng bằng, chiều dài tuyến đường khoảng L = 7,77km
(Trong đó: Điểm đầu tuyến giáp với đường Quốc lộ 19B tại Km54+907.10 thuộc
xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, điểm cuối tuyến giáp với đường phía Tây tỉnh
ĐT.638 Km102+059.83 thuộc xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn).
- Vận tốc thiết kế V = 60Km/h;
- Độ dốc ngang mặt đường imặt = 2%;
- Độ dốc ngang lề đất ilề = 4%;
- Mặt cắt ngang xây dựng nền đường: Bn= 9,0m, trong đó:
+ Bề rộng mặt đường: Bmặt = 2x3,5m = 7,0m.
+ Bề rộng lề đường và lề gia cố: Blề = 2x1,0m = 2,0m.
- Kết cấu mặt đường mở rộng, xây dựng mới và gia cố lề bằng bê tông xi
măng M300.
3.1.1. Nền đường:
+ Tuyến chủ yếu đi qua khu vực ruộng, vườn... nền đường đắp đất K 
0,95. Trước khi đắp, cần đào đất không thích hợp dự kiến dày 20cm. Đánh cấp
với bề rộng tối thiểu 2,0m đối với các vị trí có độ dốc ngang > 20%. Phần nền
dưới đáy kết cấu mặt đường dày 50cm được đầm chặt K > 0,98.
+ Nền đắp taluy 1/1,5.
+ Nền đào taluy 1/1.
3.1.2. Mặt đường:
- Đối với đoạn tuyến xây dựng mới hoàn toàn, xây dựng kết cấu mặt đường
đảm bảo độ dốc ngang, dốc dọc theo yêu cầu kỹ thuật đường cấp IV đồng bằng,
kết cấu mặt đường như sau:
+ Bê tông xi măng M300, Dmax40 dày 25cm.
+ Lớp giấy dầu.
+ Lớp cấp phối đá dăm Dmax25, dày 18cm.
+ Cấp phối đồi K98 dày 50cm.
+ Nền đường K95.
- Đối với đoạn mở rộng mặt đường hai bên đường BTXM hiện trạng, xây
dựng mở rộng kết cấu mặt đường đồng bộ với kết cấu mặt đường hiện trạng, kết
cấu mặt đường như sau:
+ Bê tông xi măng M300, Dmax40 dày 22cm.
+ Lớp giấy dầu.
+ Cấp phối đồi K98 dày 50cm.
+ Nền đường K95.
- Kết cấu gia cố lề tương ứng với kết cấu mặt đường đoạn có gia cố lề.
3.1.3. Nút giao:
- Tuyến thiết kế gồm 02 nút giao lớn: Nút giao đầu tuyến giao với Quốc lộ
19B và nút giao cuối tuyến giao với ĐT638, các nút giao này đã được mở rộng
nên giữ nguyên theo hiện trạng.
- Đường giao dân sinh được thiết kế vuốt nối vào tuyến chính, bán kính
vuốt nối tối thiểu Rmin = 3m, độ dốc dọc vuốt nối vào các đường giao dân sinh
theo cao độ tuyến chính.
- Kết cấu mặt đường:
+ Mặt đường BTXM M300, đá Dmax40 dày 22cm.
+ Lớp K98 dày 30cm.
+ Nền đường K95.
3.2. Công trình thoát nước:
3.2.1. Sửa chữa lại khe co giãn mặt cầu (hiện trạng bị hư hại) 02 cầu dầm
hiện trạng gồm: Cầu dầm tại Km0+700 gồm 1 nhịp 15m, bề rộng cầu Bc = 6,5m,
bề rộng mặt cầu Bm = 5,5m còn tốt tận dụng; Cầu Mỹ Thạch Km3+432.9 gồm 03
nhịp 18m, bề rộng cầu Bc = 6,5m bề rộng mặt cầu Bm = 5,5m còn tốt tận dụng.
3.2.2. Xây dựng mới các cống ngang thoát nước như sau:
3.2.2.1. Cống tròn, cống hộp nhỏ:
- Tải trọng thiết kế cống: H30.
- Kết cấu thân cống: Với cống tròn sử dụng ống cống BTLT chịu lực đúc
sẵn H30; với cống hộp < 2m sử dụng ống cống BTCT đúc sẵn M300 đá Dmax20.
- Kết cấu tường đầu, tường cánh, sân cống, chân khay: Bê tông M150 đá
Dmax40 trên lớp đệm đá dăm đầm chặt dày 10cm.
3.2.2.2. Cống hộp lớn:
- Tải trọng thiết kế HL93.
- Khổ cống B = 0,5+8+0,5 = 9m.
- Gờ chắn bánh bằng BTCT, lan can tay vịn bằng thép mạ kẽm.
- Kết cấu chi tiết cống hộp lớn như sau:
+ Thân cống, gờ lan can đổ BTCT 30MPa đá Dmax20.
+ Đệm lót móng cống BTXM 12MPa đá Dmax40.
+ Tường cánh cống đổ bê tông 16MPa, đá Dmax40.
+ Chân khay tường cánh, sân cống đổ bê tông 12MPa đá Dmax40.
+ Bản dẫn đổ bê tông cốt thép 25MPa đá Dmax20.
+ Đệm thân cống, sân cống đá 4x6.
+ Chân khay gia cố mái taluy hai đầu cống đổ bê tông 12MPa đá Dmax40.
+ Gia cố mái taluy hai đầu cống đổ bê tông 16MPa đá Dmax40.
Bảng thống kê cống ngang trên tuyến
TT Lý trình Loại cống Khẩu độ
1 Km0+439.24 Cống tròn 2D1.0m
2 Km1+374.99 Cống tròn D0.8m
3 Km1+518.55 Cống hộp (2x1.8)m
4 Km1+646.59 Cống hộp (1x1)m
5 Km2+100 Cống hộp (3x2.7)m
6 Km2+176.80 Cống tròn D1.5m
7 Km2+328 Cống tròn D0.8m
8 Km2+433.60 Cống hộp (1x1)m
9 Km2+450.70 Cống hộp (4x1.1)m
10 Km2+689.34 Cống hộp (1x0.8)m
11 Km3+100 Cống tròn D0.8m
12 Km3+279.30 Cống tròn (1x1)m
13 Km3+476.45 Cống tròn D1.0m
14 Km3+617.00 Cống tròn D0.8m
15 Km3+625.71(Phải tuyến) Cống tròn hoàn trả D1.0m
16 Km3+650.51 Cống tròn D1.5m
17 Km3+663.19 Cống hộp (0.75x0.75)m
18 Km4+152.88 Cống hộp (2x2)m
19 Km5+746.66 Cống hộp (6x2.8)m
20 Km5+780.64 Cống tròn D1.0m
21 Km6+171.22 Cống tròn D1.0m
22 Km6+382.70 Cống hộp (0.75x0.75)m
23 Km6+509.78 Cống hộp (3x2.5)m
24 Km6+960.54 Cống hộp (6x2.8)m
25 Km7+388.31 Cống tròn D0.8m
3.2.2.3. Rãnh dọc:
Xây dựng rãnh dọc đối với đoạn qua khu dân cư bằng rãnh bê tông M200, đá
Dmax20, bề rộng rãnh B = 0,4m có đan đậy bằng BTCT M250 đá Dmax20.
Ký Kích thước Trái Phải
TT Lý trình
hiệu rãnh tuyến tuyến
1 RT1 Km0+39.7-Km0+274 B=0.4m x
2 RP1 Km0+005.50-Km0+274 B=0.4m x
3 RT2 Km0+274-Km0+439.24 B=0.4m x
4 RP2 Km0+274-Km0+439.24 B=0.4m x
5 RT3 KM0+439.24-KM0+678.63 B=0.4m x
6 RP3 KM0+439.24-KM0+678.63 B=0.4m x
7 RT4 KM0+708.03-KM1+200 B=0.4m x
8 RP4 KM0+711.16-KM1+200 B=0.4m x
9 RT5 KM1+200-KM1+300 B=0.4m x
10 RT5A KM1+300-KM1+370.84 B=0.4m x
11 RP5 KM1+200-KM1+378.57 B=0.4m x
12 RT6 Km2+500-Km2+694.03 B=0.4m x
13 RP6 Km2+480.72-Km2+695.41 B=0.4m x
14 RT7 Km2+763.76-Km3+100 B=0.4m x
15 RP7 Km2+700-Km3+100 B=0.4m x
16 RP8 Km3+100-Km3+157.83 B=0.4m x
17 RP9 KM3+786.34-KM3+853.39 B=0.4m x
18 RT8 KM4+894.74-KM4+916.47 B=0.4m x
19 RT9 KM6+006.07-KM6+171.22 B=0.4m x
20 RP10 Km6+47.44-Km6+171.22 B=0.4m x
21 RP11 Km6+960.54-Km7+106.07 B=0.4m x
22 RT10 Km7+388.31-Km7+574.81 B=0.4m x
3.3. Hệ thống an toàn giao thông:
Các công trình an toàn giao thông được thiết kế mới theo đúng Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT.
3.4. Điện chiếu sáng:
Hệ thống điện chiếu sáng được xây dựng mới nhằm phù hợp với quy mô tính
chất tuyến đường Tây Sơn đi Phù Cát (đoạn từ Đập dâng Phú Phong - Cát Hiệp).
- Trạm biến áp chiếu sáng 30kVA -22/0,4kV: 02 trạm.
- Đường dây 22kV đi nổi trên không lắp mới: chiều dài tuyến Lt = 38m.
- Xây dựng mới đường dây chiếu sáng đi nổi trên không với tổng chiều dài tuyến
Lt = 7.795m, trong đó:
+ Cột BTLT 8,5m xây dựng mới: 113 cột.
+ Cột BTLT 10m xây dựng mới: 02 cột.
+ Cột BTLT 8,4m-14m hiện có: 120 vị trí.
+ Bộ đèn led 120W: 243 bộ.
+ Tủ điều khiển chiếu sáng: 02 tủ.
4. Loại, cấp công trình: Công trình giao thông, cấp III.
II. Yêu cầu về tiến độ thực hiện
1. Thời gian thi công công trình theo yêu cầu của bên mời thầu.
Nhà thầu phải hoàn thành công trình trong vòng 360 ngày kể từ ngày khởi công
công trình. Nhà thầu phải chịu mọi trách nhiệm đảm bảo an toàn cho công trình trong
quá trình thi công. Thời gian thi công tính từ ngày khởi công theo yêu cầu của Chủ đầu
tư cho đến ngày hoàn thành, nghiệm thu và bàn giao công trình.
2. Tiến độ thực hiện theo cam kết của nhà thầu.
Trên cơ sở nghiên cứu bản vẽ thiết kế và các yêu cầu của hồ sơ mời thầu cùng
các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công mà nhà thầu dự kiến áp dụng cho
công trình, nhà thầu xác định thời gian triển khai thi công công trình. Nhà thầu vạch ra
tiến độ thi công, bao gồm tổng tiến độ thi công cả công trình, tiến độ thi công từng hạng
mục công việc; thời gian thi công của từng loại công việc phải phù hợp với khối lượng
công việc. Đồng thời với việc ký hợp đồng, nhà thầu phải nộp cho bên Chủ đầu tư bảng
tổng tiến độ thi công công trình cùng với tiến độ vốn đầu tư tương ứng theo tiến độ thi
công trong hồ sơ dự thầu, các văn bản mô tả cách bố trí, biện pháp thi công mà nhà thầu
dự kiến thi công công trình.
Tài liệu về tiến độ thực hiện hợp đồng bao gồm: Biểu tổng hợp tiến độ thi công,
tiến độ thi công chi tiết, thuyết minh các điều kiện đảm bảo tiến độ thi công, hồ sơ hoàn
công và nghiệm thu, bàn giao.
Biểu đồ tiến độ thi công được lập phải đảm bảo chính xác, phù hợp với điều kiện
thời tiết khí hậu và biện pháp kỹ thuật thi công của nhà thầu.
3. Các yêu cầu đối với nhà thầu trúng thầu nhằm đảm bảo thời gian thực
hiện hợp đồng.
Nếu trúng thầu, nhà thầu phải trình cho Chủ đầu tư tiến độ thi công chi tiết và
hoàn thành hạng mục công trình theo tiến độ trong hồ sơ dự thầu, bao gồm thời điểm
bắt đầu và thời điểm kết thúc hạng mục công trình, khối lượng công tác dự kiến thực
hiện, giá trị dự kiến thanh toán, yêu cầu nhân lực thiết bị trong từng giai đoạn thi công.
Nhà thầu phải tuân thủ các mốc thời gian bắt đầu và kết thúc công việc chính nêu
trong tiến độ thi công nhằm đảm bảo hoàn thành hạng mục công trình như thời gian đã
nêu trong hồ sơ dự thầu.
Nếu nhà thầu không hoàn thành toàn bộ công trình trong thời gian quy định
trong hợp đồng mà không có lý do chính đáng, nhà thầu phải chịu các chế tài như đã
thoả thuận trong hợp đồng.
III. Yêu cầu về kỹ thuật/chỉ dẫn kỹ thuật
Yêu cầu về mặt kỹ thuật/chỉ dẫn kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
1. Quy trình, quy phạm áp dụng cho việc thi công, nghiệm thu công trình;
Nhà thầu phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng thi công công trình do
mình đảm nhiệm trước Nhà nước và Chủ đầu tư.
a. Phải thực hiện đầy đủ các nội dung hồ sơ thiết kế đã được cấp thầm quyền phê
duyệt.
b. Phải thực hiện đúng và đủ các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật nêu ra trong các
quy trình thi công và nghiệm thu, các quy định về thí nghiệm kiểm tra công trình hiện
hành của các cơ quan có thẩm quyền.
Bản quy định kỹ thuật và chất lượng thi công trong hồ sơ mời thầu là tập hợp các
quy định về các nội dung chủ yếu thuộc 2 yêu cầu nêu trên đối với việc thi công công
trình cùng với các quy định, Nghị định quản lý chất lượng công trình bắt buộc nhà thầu
phải nghiêm túc thực hiện.
Để đảm bảo kỹ thuật, chất lượng công trình và thống nhất cho việc kiểm tra nghiệm
thu, ngoài các quy định trong quản lý chất lượng, quy chế giám sát; Chủ đầu tư giới thiệu
một số quy trình thi công và nghiệm thu:
- Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định
chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản
lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định
chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình;
- Nghị định số 35/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của
các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng
Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng
TT Tên tiêu chuẩn Mã tiêu chuẩn
I Tiêu chuẩn áp dụng cho công tác thiết kế
1. Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế TCVN 4054:2005
2. Đường giao thông nông thôn - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 10380:2014
3. Tiêu chuẩn thiết kế cầu đường bộ TCVN 11823:2017
4. Tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ TCVN 9845:2013
5. Thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép TCVN 5574:2018
QCVN
6. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ
41:2019/BGTVT
Quyết định số
Quy định tạm thời về giải pháp kỹ thuật công 3095/QĐ-
7. nghệ đối với đoạn chuyển tiếp giữa đường và cầu BGTVT ngày
(cống) trên đường ô tô 07/10/2013
của Bộ GTVT
Thiết kế mặt đường bê tông xi măng thông thường TCCS 39 :
8.
có khe nối trong xây dựng công trình giao thông 2022/TCĐBVN.
II Tiêu chuẩn áp dụng cho công tác thi công, nghiệm thu
1. Nền đường ô tô - Thi công và nghiệm thu TCVN 9436:2012
2. Công tác đất - Thi công và nghiệm thu TCVN 4447:2012
Thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông xi TCCS
3.
măng trong xây dựng công trình giao thông 40:2022/TCĐBVN
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối -
4. TCVN 4453:1995
Quy phạm thi công và nghiệm thu
TT Tên tiêu chuẩn Mã tiêu chuẩn
5. Bê tông – Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên TCVN 8828:2011
6. Thép cốt bê tông TCVN 1651-1÷2:2018
7. Nước cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật TCVN 4506:2012
8. Ống bê tông cốt thép thoát nước TCVN 9113:2012
9. Xi măng Pooclăng TCVN 2682:2020
10. Vữa xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật TCVN 4314:2003
11. Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật TCVN 7570:2006
12. Thép cốt bê tông - Hàn hồ quang TCVN 9392:2012
13. Cầu và cống quy phạm thi công và nghiệm thu 22TCN 266:2000
14. Công tác nền móng – Thi công và nghiệm thu TCVN 9361:2012
Công tác hoàn thiện trong xây dựng – Thi công và
15. TCVN 9377:2012
nghiệm thu
Tiêu chuẩn về tổ chức giao thông và bố trí phòng TCCS
16.
hộ khi thi công trên đường bộ đang khai thác 14:2016/TCĐBVN
- Ngoài các tiêu chuẩn, quan chuẩn nêu trên còn phải tuẩn thủ các tiêu chuẩn quy
chuẩn hiện hành quy định.
Các nhà thầu khi trình bày chi tiết các công tác theo yêu cầu của tiêu chuẩn nêu
trong HSMT phải trích tên đúng các tiêu chuẩn cần tuân thủ cho từng công tác cụ thể.
Đối với một số yêu cầu quan trọng nhà thầu có thể trích dẫn cả những quy định cụ thể
của tiêu chuẩn. Trên cơ sở những tiêu chuẩn được nêu trong HSMT, nhà thầu cần phải
xây dựng bộ tiêu chuẩn Thi công - Nghiệm thu – Thí nghiệm cho toàn bộ gói thầu, bộ
tiêu chuẩn này nhà thầu có thể trình bày ngay trong HSDT hoặc tổng hợp trình Chủ
đầu tư ngay sau khi trúng thầu. Số lượng các tiêu chuẩn mà nhà thầu trình bày không
được ít hơn số lượng tiêu chuẩn ghi trong quyển Yêu cầu kỹ thuật thi công
2. Yêu cầu về chủng loại, chất lượng vật tư, máy móc, thiết bị.
a. Yêu cầu về vật liệu:
Mọi vật tư, vật liệu, thiết bị của Nhà thầu đưa vào thi công xây dựng cho gói
thầu này phải đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật của thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật hiện
hành. Trong HSDT Nhà thầu phải nêu rõ về: Tên, quy cách, chất lượng và nguồn gốc
của vật tư, vật liệu, thiết bị nói trên. Vật tư, vật liệu, thiết bị đưa vào thi công phải có
các chứng chỉ kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng.
Các vật liệu được kiểm tra sẽ do Nhà thầu cung cấp, Chủ đầu tư có quyền kiểm
định bất cứ loại vật liệu nào sử dụng cho công trình vào bất kỳ lúc nào và tại bất cứ nơi
lưu giữ nào.
b. Máy móc thiết bị phục vụ thi công.
- Nhà thầu phải cung cấp đầy đủ các thông tin về máy móc thiết bị thi công,
phương tiện sử dụng trong gói thầu đã đăng ký cùng với các chứng chỉ sử dụng, tài liệu
kiểm định kèm theo (đăng kiểm, đăng ký, thí nghiệm, catalog...)
- Máy móc, thiết bị đưa vào sử dụng thi công phải đủ về số lượng đã đăng ký,
đảm bảo về chất lượng vận hành (đã được thí nghiệm, đăng kiểm đảm bảo điều kiện lưu
hành sử dụng). Nhà thầu phải căn cứ vào tiến độ thi công tổng thể, tiến độ thi công chi
tiết các hạng mục, biện pháp và công nghệ thi công để huy động máy móc, thiết bị đảm
bảo công suất đạt hiệu quả.
- Chủ đầu tư có quyền yêu cầu Nhà thầu thay thế máy móc, thiết bị thi công nếu
thấy trong dây chuyền công nghệ thi công không đảm bảo về tiến độ, chất lượng theo
yêu cầu. Nhà thầu chịu mọi chi phí thay đổi do sự đề xuất thiếu hợp lý trong kế hoạch
huy động máy móc, thiết bị.
3. Kiểm tra chất lượng các hạng mục công trình
* Việc kiểm tra chất lượng các hạng mục công trình sẽ được thể hiện trong hợp
đồng. Tuy vậy chủ đầu tư lưu ý thêm những vấn đề sau:
- Việc kiểm tra chất lượng được tiến hành, khi được nhà thầu thông báo đề nghị
nghiệm thu chất lượng hạng mục công trình để chuyển tiếp giai đoạn thi công hoặc kết
thúc công tác xây lắp hoặc theo yêu cầu của chủ đầu tư, tư vấn giám sát trong quá trình
thi công khi giám sát kỹ thuật thi công thấy không đảm bảo và tin cậy về mặt kỹ thuật.
- Nhà thầu chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng vật liệu, sản phẩm mình đã
thi công và có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các số liệu thí nghiệm, chứng chỉ vật liệu và
các thành phần cấu thành hạng mục công trình trước khi chuyển giai đoạn thi công bằng
văn bản có tư cách pháp nhân xác định. Các số liệu trên làm một trong các căn cứ để
nghiệm thu công trình.
- Nhà thầu phải thực hiện bất kỳ những việc kiểm tra và thí nghiệm cần thiết khác
dưới sự chỉ đạo của Ban quản lý dự án khi xét thấy cần thiết để đảm bảo chất lượng công
trình.
- Khi kiểm tra chất lượng công trình hoặc các vật liệu thi công nếu kết quả không
đạt tiêu chuẩn kỹ thuật thì nhà thầu phải sửa chữa ngay hoặc tháo dỡ sản phẩm đó.
Đồng thời nhà thầu phải tiến hành thí nghiệm và có chứng chỉ chất lượng của việc sửa
chữa đó bằng chính kinh phí của mình.
4. Yêu cầu về trình tự thi công, lắp đặt
Trình tự thi công và lắp đặt do nhà thầu tự nghiên cứu và đề xuất trong phần đề
xuất kỹ thuật nhưng phải đảm bảo các quy chuẩn xây dựng hiện hành. Các tiêu chuẩn
thi công phải được trích dẫn đầy đủ, trường hợp cần thiết nhà thầu phải trích dẫn
nguyên văn tiêu chuẩn áp dụng để chứng minh biện pháp, trình tự thi công do mình đề
xuất là phù hợp.
5. Yêu cầu về vận hành thử nghiệm, an toàn
Các yêu cầu về vận hành thử nghiệm phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định
hiện hành.
6. Trao đổi công việc
- Mọi kiến nghị, yêu cầu của nhà thầu đối với chủ đầu tư, đều phải thể hiện bằng
văn bản và lưu trữ trong hồ sơ.
- Các quyết định chỉ đạo của chủ đầu tư hoặc người được uỷ quyền giải quyết
các yêu cầu của nhà thầu cũng thể hiện bằng văn bản.
- Chỉ có chủ đầu tư hoặc người được uỷ quyền ( bằng văn bản ) mới có quyền
đưa ra các chỉ thị, quyết định cho nhà thầu.
7. Yêu cầu về vệ sinh môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ:
7.1. Vệ sinh môi trường, an ninh khu vực:
a. Các yêu cầu chung:
- Không cho phép ô nhiễm quá giới hạn cho phép tới môi trường xung quanh:
+ Không để bụi bẩn bay xa, ô nhiễm môi trường khu vực;
+ Tuyệt đối không xả các yếu tố độc hại;
+ Không thải nước, bùn rác, vật liệu phế thải, đất cát ra khu vực xung quanh;
- Không gây nguy hiểm cho khu vực xung quanh;
- Không gây sụt lún, nứt đổ cho các hệ thống hạ tầng kỹ thuật xung quanh;
- Không gây cản trở giao thông trong phạm vi hoạt động của khu vực;
- Không gây tiếng ồn quá mức ảnh hưởng tới hoạt động học tập của trường
- Không gây sự cố cháy nổ
b. Biện pháp thực hiện:
- Nhà thầu cần lập thiết kế mặt bằng thi công rõ ràng trước khi tiến hành thi
công;
- Đảm bảo vệ sinh môi trường,vệ sinh an toàn:
+ Có phương án vận chuyển vật liệu phục vụ thi công vào ban đêm và ngoài
giờ hành chính theo quy định của chính quyền địa phương;
+ Các phương tiện vận chuyển vật liệu phế thải đều được che bạt tránh rơi đổ
phế liệu ra đường;
+ Vệ sinh sạch sẽ các vật liệu rơi vãi, không để mất vệ sinh, bụi, bẩn(đặc biệt
bụi trong khi phá dỡ);
+ Lắp dựng nhà vệ sinh tại công trường trong suốt thời gian thi công.
+ Nhà thầu cần bố trí một đội thu gom phế thải dọn dẹp công trường trong suốt
thời gian thi công;
- Chống ồn và rung động quá mức;
- Phòng chống cháy nổ trong quá trình thi công;
- Thực hiện các biện pháp an toàn sử dụng điện khi thi công;
- Có thiết bị chống cháy: Nước cứu hoả và bình bọt chống cháy;
- Bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật và cây xanh;
- Trong khi thi công có biện pháp bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo
duy trì sự hoạt động bình thường của hệ thống này;
- Kết thúc công trình cần tiến hành thu dọn mặt bằng, chuyển hết phế liệu, vật
liệu thừa, dỡ công trình tạm.
7.2. Kỹ thuật an toàn lao động:
- Lực lượng tham gia thi công có đủ các tiêu chuẩn về độ tuổi, sức khoẻ, tay
nghề và đều được huẩn luyện về an toàn lao động trước khi vào thi công;
- Người tham gia thi công được trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện, bảo hộ
lao động theo nghề nghiệp của mình;
- Cần có cán bộ phụ trách về an toàn lao động có mặt trong suốt quá trình thi
công để kịp thời báo cáo, xử lý hạn chế tai nạn xảy ra;
7.3. Tổ chức công trường xây dựng
Để công trình được tổ chức thực hiện một cách khoa học, đảm bảo chất lượng
và tiến độ, Nhà thầu cần chỉ rõ:
- Tổng mặt bằng tổ chức thi công xây dựng.
- Tổng tiến độ thi công.
- Tổ chức bộ máy chỉ huy công trình.
- Tổ chức quản lý nhân lực, vật tư thiết bị... tại công trình.
- Tổ chức quản lý chất lượng thi công.
- Biện pháp tổ chức quản lý về an toàn lao động, an toàn giao thông, an ninh
trật tự, vệ sinh môi trường và điều kiện an toàn khác như phòng chống cháy nổ, chống
bão trong khu vực thi công.
- Giải pháp cấp điện, cấp nước, thoát nước.
8. Biện pháp huy động nhân lực và thiết bị phục vụ thi công:
- Nhà thầu phải bố trí đầy đủ cán bộ chủ chốt thi công theo đúng cam kết trong
HSDT. Trường hợp vì những lý do bất khả kháng phải thay đổi cán bộ chủ chốt thi
công chỉ được phép khi có sự đồng ý của Chủ đầu tư và phải đảm bảo nguyên tắc nhân
sự thay thế có chất lượng tương đương trở lên;
- Lực lượng công nhân thi công xây dựng phải được đào tạo về kỹ năng tay nghề
và an toàn lao động. Nhà thầu có trách nhiệm bảo đảm nhân lực để thi công đúng tiến
độ trong mọi trường hợp.
- Nhà thầu chịu trách nhiệm huy động thiết bị phục vụ thi công đúng tiến độ,
đảm bảo chất lượng.
9. Yêu cầu về biện pháp tổ chức thi công tổng thể và các hạng mục:
Nhà thầu phải có hồ sơ thiết kế tổ chức công trường trong đó bao gồm hai thành
phần chính là: Tài liệu tổ chức thi công công trường và Hồ sơ bản vẽ thiết kế tổ chức
công trường.
a) Tài liệu tổ chức thi công công trường:
- Mô tả tóm tắt nội dung thi công và đặc điểm công trình có ảnh hưởng đến chất
lượng thi công;
- Trích dẫn các tiêu chuẩn quy phạm về tổ chức công trình;
- Tính toán phân đoạn thi công phù hợp.
b) Hồ sơ bản vẽ thiết kế tổ chức công trường:
- Các bản vẽ phải thể hiện rõ: Vị trí kho bãi tập kết vật tư vật liệu; tuyến giao
thông trên công trường; hướng thi công tổng thể; khu vực lán trại; hướng thoát nạn khi
có sự cố; vị trí Ban chỉ huy trưởng công trường; vị trí các công trình vệ sinh tạm; xác
định vị trí cần cảnh báo nguy cơ cháy nổ.
- Nội dung: gồm có các bản vẽ tổ chức công trình tổng thể và các bản vẽ tổ chức
thi công cho các hạng mục công trình chính.
- Nhà thầu phải thuyết minh rõ các giải pháp kỹ thuật và kèm theo các bản vẽ
biện pháp thi công các hạng mục công trình chính.
- Nội dung thuyết minh cho từng công tác cần bao gồm:
+ Nêu rõ tiêu chuẩn, quy phạm được áp dụng;
+ Mô tả tóm tắt kỹ thuật thi công và các kỹ thuật yêu cầu cần đáp ứng;
+ Đề xuất của nhà thầu về áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong thi công để tăng hiệu
quả của dự án.
10. Yêu cầu về hệ thống kiểm tra, giám sát chất lượng của nhà thầu:
- Nhà thầu phải có hệ thống tự kiểm tra, giám sát công tác thi công để đảm bảo
chất lượng;
- Các công tác thi công liên quan đến những bộ phận chịu lực chính phải có thí
nghiệm vật liệu, thí nghiệm xác định chất lượng công tác thi công hoàn thành;
- Hệ thống giám sát chất lượng phải được tổ chức hoàn thành từ khi vật liệu
được đưa về công trường, trong quá trình thi công và khi sản phẩm hoàn thành phải có
biện pháp xử lý vật liệu, xử lý bộ phận công trình không đảm bảo chất lượng;
- Nhà thầu phải có đủ máy móc, thiết bị để kiểm tra chất lượng vật liệu, công
tác thi công xây dựng. Trường hợp không có đủ thiết bị đó thì có thể thuê nhưng phải
đảm bảo tiêu chuẩn máy móc, thiết bị và không được ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
11. Yêu cầu về bảo hành và nhiệm vụ của nhà thầu trong thời gian bảo
hành
- Thời gian bảo hành công trình được tính từ ngày chủ đầu tư ký Biên bản
nghiệm thu hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đã hoàn thành để đưa
vào sử dụng. Thời gian bảo hành công trình yêu cầu tối thiểu là: 12 tháng kể từ ngày
bàn giao công trình đưa vào sử dụng. Thời gian bảo hành công trình phải được gia hạn
cho đến khi khắc phục xong các sai sót do lỗi của nhà thầu.
- Trong thời gian bảo hành, khi chủ đầu tư thông báo cho nhà thầu về những hư
hỏng liên quan tới công trình do lỗi của nhà thầu gây ra. Nhà thầu có trách nhiệm khắc
phục các sai sót bằng chi phí của nhà thầu trong khoảng thời gian chủ đầu tư quy định.
- Nếu Nhà thầu không sửa chữa Sai sót trong khoảng thời gian được Chủ đầu tư
quy định tại thông báo Sai sót trong Công trình thì Chủ đầu tư được thuê tổ chức khác
khắc phục sai sót, xác định chi phí khắc phục sai sót và Nhà thầu sẽ phải hoàn trả
khoản chi phí này.
12. Yêu cầu khác:
Chi tiết các yêu cầu kỹ thuật được quy định trong Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công
được duyệt.
IV. Các bản vẽ
(Xem Bản vẽ thiết kế thi công kèm theo Hồ sơ mời thầu)

You might also like