You are on page 1of 3

Ông A là tác giả của tác phẩm kiến trúc “Vườn nghệ thuật Việt Nam” tác phẩm

được
gửi chọn tham dự triển lãm quốc tế tại Trung Quốc và đoạt huy chương vàng cùng tiền
thưởng. Sau khi trở về nước, tác phẩm trên đã được công ty B thi công tại khu vui chơi
V với sự đồng ý của ông A. Sau khi khu vui chơi đi vào hoạt động, công ty B cũng bỏ ra
nhiều chi phí để quảng cáo cho khu vườn trở thành một điểm tham quan hấp dẫn của
du khách thành phố Hồ Chí Minh. Ông A yêu cầu công ty B phải trả thù lao quyền tác
giả cho ông là 15% doanh số bán vé. Công ty B từ chối, vì cho rằng hai bên chưa có
thỏa thuận về tiền thù lao.
Hãy nêu ý kiến của em và căn cứ pháp lý.

1. Ông A được pháp luật bảo hộ quyền tác giả:


1.1 Có thể chứng minh được một cách dễ dàng ông A là tác giả của tác phẩm kiến trúc Vườn
nghệ thuật Việt Nam bởi ông đã đạt giải thưởng lớn với tác phẩm này.

1.2 Tác phẩm Vườn nghệ thuật Việt Nam thuộc loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác
giả:
Tác phẩm này thuộc diện tác phẩm kiến trúc và đã được thể hiện dưới dạng vật chất nên ông
A được bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm này (theo khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ
và tiết i khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi bổ sung bởi luật số 36/2009/QH12
- Luật Sở hữu trí tuệ)

1.3 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả


Theo tiết b khoản 1 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ thì tác phẩm kiến trúc của ông A có thời hạn
bảo hộ là suốt cuộc đời ông A và 50 năm tiếp theo năm ông A mất. Như vậy quyền tài sản
của ông A đối với tác phẩm này vẫn trong thời gian được bảo hộ.

2. Ông A có quyền được hưởng thù lao quyền tác giả từ công ty B:
2.1 Theo khoản 3 điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ thì khi công ty B khai thác, sử dụng tác phẩm
Vườn nghệ thuật Việt Nam của ông A, quảng cáo, thu lợi nhuận, phải xin phép và trả thù lao
quyền tác giả cho chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đó.
Mặt khác, việc công ty B sử dụng, khai thác tác phẩm Vườn nghệ thuật Việt Nam không nằm
trong các trường hợp “sử dụng sản phẩm đã được công bố không phải xin phép, không phải
trả tiền nhuận bút, thù lao” (quy định tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ) mà nhằm mục đích
thương mại nên công ty B phải trả thù lao quyền tác giả cho ông A.
Công ty B nêu lý do chưa có thỏa thuận nào về tiền thù lao vì thế mà không trả thù lao cho
ông A thì công ty B đã xâm phạm quyền tác giả và buộc phải trả một khoản thù lao cho tác
giả của tác phẩm kiến trúc đỗ.

2.2 Khoản thù lao mà tác giả được nhận theo Luật Sở hữu trí tuệ quy định là tùy thuộc thỏa
thuận giữa hai bên tác giả và công ty B chứ không nhất
thiết là 15% doanh số vé.
Ông A đưa ra yêu cầu ông cho là phù hợp với mức thù lao ông xứng đáng nhận được là 15%
doanh số vé. Công ty B buộc phải xem xét đề nghị đó và thỏa thuận với ông A mức thù lao
công ty chấp nhận được, hai bên phải ra được kết quả làm hài lòng nhất chứ công ty B không
có quyền từ chối trả
thù lao.

Nếu hai bên không thể thỏa thuận sẽ phải nhờ tới sự can thiệp của cơ quan chức năng ấn định
mức thù lao.

Chị Hà là giám đốc công ty thời trang NewPlanet có ý tưởng thiết kế bộ sưu tập thời
trang mang tên "Hành tinh tương lai" và giao cho nhân viên là anh Hùng thiết kế vẽ
mẫu hình các cô gái để in lên bộ sưu tập trên. Anh Hùng đã trao đổi với chị Thư là bạn
thân vẽ cho mình bộ tranh các cô gái với chủ đề trên và trả thù lao cho chị Thư 2 triệu
đồng một bức vẽ. Chị Thư đã hoàn thành 30 bức vẽ và giao cho anh Hùng. Anh Hùng
giao lại cho công ty NewPlanet để in thành bộ sưu tập và tham gia các cuộc thi thời
trang năm 2021.
Trong cuộc thi thời trang thu xuân năm đó, bộ sưu tập "Hành tinh tương lai" được giải
nhất và được nhiều phương tiện truyền thông đưa tin. Trong đó, nhiều nội dung truyền
thông đề cập đến chị Hà như tác giả của bộ sưu tập "đã có ý tưởng rất hay và phá cách,
tác giả của bức hoạ đã có cái nhìn hiện đại qua đó làm tăng giá trị của bộ sưu tập..."
Theo tìm hiểu của chị Thư, tất cả giấy tờ liên quan đều in tên tác giả của bộ sưu tập là
chị Hà. Chị Thư không đồng ý nên đã gặp anh Hùng và chị Hà để trình bày lại sự việc
và yêu cầu công ty NewPlanet phải trả tiền theo thoả thuận, đồng thời phải ghi tên tác
giả bộ sưu tập là chị Thư. Chị Hà không đồng ý vì cho rằng mình mới là tác giả, là
người "đã có ý tưởng rất hay và phá cách" nên mới tạo thành giá trị của bộ sưu tập,
còn anh Hùng hay chị Thư đều chỉ là người chắp bút cho ý tưởng của mình thôi, đồng
thời cũng không đồng ý trả tiền vì công ty không có giao dịch gì với chị Thư. Tranh
chấp xảy ra.
Theo em,
- Ai là tác giả của bộ sưu tập "Hành tinh
tương lai"? Vì sao?
- Công ty NewPlanet có phải trả thù lao cho
chị Thư không? Nêu căn cứ pháp lý

You might also like