You are on page 1of 6

BÀI TẬP NHÓM

QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC GIẢ

1. Công ty Bkav giao nhiệm vụ cho một nhóm lập trình viên trong công ty
để viết chương trình máy tính (CTMT) diệt virus. Các nhận định sau đây là đúng
hay sai, giải thích ngắn gọn và nêu cơ sở pháp lý? (2 điểm)
1.1 / Công ty Bkav là tác giả của CTMT trên.
Nhận định: Sai
Giải thích: Vì công ty Bkav không phải là người trực tiếp sáng tạo ra CTCM
mà công ty Bkav là CSH quyền tác giả vì đã giao nhiệm vụ cho một nhóm lập
trình trong công ty để viết CTMT này.
CSPL: Căn cứ theo Điều 39 LSHTT 2005 SĐBS 2009, 2019, 2022
1.2 / Công ty Bkav có toàn bộ các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với
CTMT trên.
Nhận định: Sai
Giải thích: Vì công ty Bkav là chủ sở hữu quyền tác giả nên có quyền nhân thân tại
khoản 3 Điều 19 (quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác
phẩm) và các quyền tài sản tại Điều 20 (sao chép, phân phối, truyền đạt, làm tác phẩm
phái sinh…), còn các quyền nhân thân tại khoản 1, 2, 4 Điều 19 thuộc về tác giả (nhóm
lập trình viên).
CSPL: Căn cứ theo khoản 1 điều 39 LSHTT 2005 SĐBS 2009, 2019, 2022
1.3 / Công ty Bkav có thể nộp đơn xin cấp bằng độc quyền sáng chế cho CTMT
trên.
Nhận định: Sai.
Giải thích: Vì CTMT là loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả cho
nên Công ty Bkav không thể nộp đơn xin cấp bằng độc quyền sáng chế cho
CTMT trên
CSPL: Căn cứ theo điểm m, K1, Điều 14 LSHTT 2005 SĐBS 2009, 2019,
2022
1.4 / Công ty Bkav không được phép nâng cấp CTMT nếu không được nhóm lập
trình viên đồng ý.
Nhận định: Đúng.
Giải thích: Vì tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả đối với chương trình máy tính có
quyền thỏa thuận bằng văn bản với nhau về việc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy
tính. Trong trường hợp này nhóm lập trình viên có quyền sở hữu trí tuệ đối với CTMT
trên, vì vậy công ty Bkav cần có sự đồng ý của của nhóm này để tiến hành bất kỳ nâng
cấp nào trên chương trình.
CSPL: Căn cứ theo K1, Điều 22 Luật SHTT 2005 SĐBS 2009, 2019, 2022
2. Hãy cho biết thời hạn bảo hộ quyền tác giả theo quy định của Luật Sở
hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành đối với trường hợp sau: Bài thơ “Bài thơ về tiểu
đội xe không kính” được nhà thơ Phạm Tiến Duật sáng tác vào năm 1969. Biết
rằng ông mất vào ngày 4/12/2007. (1.5 điểm)

Căn cứ điểm b, K2, Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ 2005 SĐBS 2009, 2019, 2022
quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả thì theo mốc thời gian thì nhà thơ
sáng tác tác phẩm năm 1969 đã được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và sau khi
tác giả mất cụ thể là ngày 4/12/2007 thì khi đó theo như pháp luật thời hạn bảo
hộ quyền tác giả đối với bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được bảo
hộ 50 năm tiếp theo năm tác giả chết, cụ thể thời hạn bảo hộ quyền tác giả của
bài thơ này sẽ kéo dài đến ngày 4/12/2057

CSPL: điểm b, K2, Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ 2005 SĐBS 2009, 2019, 2022
3. Anh Nguyễn Văn A đã có hành vi livestream bộ phim “Cô ba Sài Gòn”
ở rạp Lotte Cinema Vũng Tàu lên Fanpage chuyên về phim do mình làm quản
trị thì bị nhân viên rạp chiếu phim phát hiện, lập biên bản. Hành vi của anh A có
vi phạm quyền tác giả hay không, xác định cụ thể hành vi nào? (2 điểm)
Người thanh niên phát livestream bộ phim trong rạp đã có hành vi xâm phạm quyền
tác giả được quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ.
Cụ thể, các hành vi như sau:
- Xâm phạm quyền sao chép bản ghi âm, ghi hình. Cụ thể là hành vi quay lén và
livestream phim Cô Ba Sài Gòn
- Xâm phạm quyền nhân thân được quy định tại Điều 19 LSHTT với tác phẩm văn
học, nghệ thuật, khoa học. Cụ thể là bộ phim “Cô ba Sài Gòn”
Mạo danh tác giả. Cụ thể tác giả là ông Trần Bửu Lộc và bà Kay Nguyễn đồng đạo
diễn
Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả; công bố, phân phối
tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó. Cụ thể là hành vi
anh A đã livestream bộ phim “Cô ba Sài Gòn” lên Fanpage chuyên về phim do mình
làm quản trị mà chưa được sự cho phép của tác giả bộ phim
- Xâm phạm quyền tài sản quy định tại Điều 20 LSHTT cụ thể là: Sao chép tác phẩm
mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại
điểm a, K3 Điều này của Luật Sở hữu trí tuệ.

CSPL: điều 28, điều 19, Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005 SĐBS 2009, 2019,
2022

4. Phòng tập gym Mỹ Hòa in tờ rơi quảng cáo truyền thông cho hình ảnh
phòng tập. Mặt trước tờ rơi in bài viết về lợi ích của việc tập gym (được lấy từ
một trang báo điện tử) và có ghi nguồn cuối bài viết là “Theo Báo ...”, mặt sau in
thông tin của phòng tập và chính sách khuyến mãi cho khách hàng. Hỏi phòng
tập làm như vậy có vi phạm quyền tác giả không? (1 điểm)
Nếu phòng tập thực hiện hành vi này mà chưa được sự cho phép của chủ sở
hữu quyền tác giả của các bài báo đó thì phòng tập đã vi phạm quyền tác giả.
Bởi vì bài báo mà phòng tập gym đã lấy được coi là sự sáng tạo trực tiếp của
người làm báo nên nó là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ căn cứ tại Điều 3
LSHTT
Phòng tập gym đã lấy bài viết của trang báo điện tử nhằm để quảng bá, lôi kéo
khách hàng đến với phòng tập cho nên phòng tập gym đã có hành vi sử dụng
bài viết nhằm mục đích thương mại. Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 25 Luật
Sở hữu trí tuệ
Mặt khác khi phòng gym thực hiện hành vi sao chép và truyền đạt nội dung
được lấy từ một trang báo điện tử đến công chúng được xem là hành vi thực
hiện quyền tài sản đối với bài báo; nên cần phải có sự cho phép của CSH quyền
tác giả và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho CSH
quyền tác giả căn cứ tại khoản 2 Điều 20 Luật SHTT

CSPL: Điều 3, điểm b khoản 1 Điều 25, khoản 2 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ
2005 SĐBS 2009, 2019, 2022

5. Nghiên cứu tranh chấp quyền tác giả trong vụ việc Truyện tranh Thần
Đồng Đất Việt (thông qua các phương tiện thông tin đại chúng) và đánh giá các
vấn đề pháp lý sau (trên cơ sở các thông tin này): (giả sử áp dụng quy định của
Luật SHTT hiện hành để giải quyết tranh chấp này) (2.5 điểm)
a) Theo Luật SHTT, hình thức thể hiện của các nhân vật truyện tranh Thần
Đồng Đất Việt có được bảo hộ quyền tác giả không?
Căn cứ theo K1, Điều 6 Luật SHTT 2005 SĐBS 2009, 2019, 2022 thì “quyền tác
giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo …, không phân biệt nội dung, chất
lượng, hình thức, phương tiện, …” cho nên hình thức thể hiện của các nhân vật truyện
tranh Thần Đồng Đất Việt có được bảo hộ quyền tác giả.
b) Ai là chủ sở hữu của hình thức thể hiện của các nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo,
Dần Béo, Cả Mẹo trong bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt?
Theo Điều 39 Luật SHTT 2005 SĐBS 2009, 2019, 2022 thì chủ sở hữu của hình thức
thể hiện của 4 nhân vật trên là Công ty Phan Thị. Vì công ty Phan Thị không phải là
người trực tiếp sáng tạo ra bộ truyện mà công ty Phan Thị đã giao cho ông Lê Linh thực
hiện bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt. Do đó căn cứ theo Điều 39 LSHTT 2005
SĐBS 2009, 2019, 2022 thì đây là tổ chức đã giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho
người thuộc tổ chức.
c) Ai là tác giả của hình thức thể hiện của các nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần
Béo, Cả Mẹo trong bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt?
Theo K1, Điều 12a LSHTT 2005 SĐBS 2009, 2019, 2022 thì ông Lê Linh chính là
người trực tiếp sáng tạo ra bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt. Nên nên ông Linh chính
là tác giả của hình thức thể hiện các nhân vật trên có thể thấy ngoài ông Lê Linh ra thì
không còn bất kỳ ai tham gia vào quá trình sáng tạo bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt.
d) Công ty Phan Thị có quyền gì đối với bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt?
Căn cứ K1, Điều 39 LSHTT 2005 SĐBS 2009, 2019, 2022 và dựa vào vụ tranh
chấp trên có thể thấy Phan Thị là chủ sở hữu quyền tác giả trên cơ sở một tổ chức giao
nhiệm vụ cho ông Lê Linh thực hiện bộ truyện tranh nên công ty sẽ có các quyền tài sản
và một phần quyền nhân thân gắn với tài sản của tác giả.
Trong trường hợp này, chủ sỡ hữu có toàn bộ quyền tài sản quy định tại Điều 20
Luật SHTT bao gồm: quyền làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công
chúng; sao chép tác phẩm; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương
trình máy tính… Đồng thời, chủ sỡ hữu cũng có thêm quyền nhân quy định tại K3, Điều
19 Luật SHTT thân là quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác
phẩm
e) Việc công ty Phan Thị cho xuất bản bộ truyện từ tập 79 trở đi có phù hợp
với quy định pháp luật không?
Việc công ty Phan Thị cho xuất bản bộ truyện từ tập 79 trở đi không phù hợp với quy
định pháp luật.
Vì:
Thứ nhất, căn cứ theo Điều 12a luật sở hữu trí tuệ thì Lê Linh là tác giả duy nhất của
4 hình tượng trong bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt. Bà Hạnh không phải là tác giả
của 4 hình tượng nhân vật trong bộ truyện trên nên việc sử dụng hình ảnh của các nhân
vật từ tập 79 trở đi mà không có sự cho phép của ông Lê Linh là không phù hợp theo
quy định của pháp luật và bà Hạnh cũng không được xem là đồng tác giả.
Thứ hai, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 20, căn cứ Điều 39 Luật SHTT Công ty
Phan Thị là chủ sở hữu tác phẩm có quyền làm tác phẩm phái sinh nhưng không được
sửa chữa tác phẩm gốc.Việc công ty này đã cho họa sĩ khác tiếp tục vẽ các tập truyện từ
tập 79 trở đi của bộ truyện mà ông Linh cho rằng có sự khác biệt trong nét vẽ, khiến cho
linh hồn của nhân vật không được bộc lộ một cách chính xác như các tập truyện mà ông
Linh đã vẽ là hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật
SHTT.
Vì vậy, việc công ty Phan Thị cho xuất bản bộ truyện từ tập 79 trở đi là vi phạm quy
định pháp luật Luật SHTT 2005 SĐBS 2009, 2019, 2022
BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ LÀM VIỆC

STT MSSV HỌ VÀ TÊN MỨC ĐỘ


1 25217110340 Nguyễn Tấn Minh An 100%
2 27208602491 Bùi Đăng Lan Anh 100%
3 27208747238 Nguyễn Tuyết Anh 100%
4 27218637687 Phạm Ngọc Bảo 100%
5 26212734043 Phạm Minh Chương 100%
6 27211241045 Phan Quốc Cường 100%
7 26218620927 Lê Tiến Đạt 100%
8 27218629919 Nguyễn Lương Triệu Đạt 100%
9 27218653747 Đậu Hoàng Đạt 100%
Lưu ý:

- Nộp file word với tên file là tên nhóm, vd: Nhóm 1.

- Ghi rõ danh sách các thành viên tham gia làm bài nhóm.

- Bài nộp qua email ntluan@hcmulaw.edu.vn

- Hạn nộp bài: 24h ngày 28/7/2023

You might also like