You are on page 1of 2

A.2.

Bài tập:

1. Nghiên cứu tranh chấp quyền tác giả trong vụ việc Truyện tranh Thần Đồng Đất Việt

(thông qua các phương tiện thông tin đại chúng) và đánh giá các vấn đề pháp lý sau (trên

cơ sở các thông tin này):

Tóm tắt vụ việc

Nguyên đơn là ông Lê Linh khởi kiện công ty Phan Thị về việc tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ.
Trong đó tác giả Lê Linh đã cùng với bà Hạnh đứng tên đăng ký quyền tác giả và đã được Cục Bản
quyền cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả, ghi nhận quyền tác giả thuộc về đồng tác giả là ông
Lê Linh và bà Phan Thị Mỹ Hạnh, quyền tài sản thuộc về Công ty Phan Thị. Ông Lê Linh chấm dứt
cộng tác với Phan Thị nhưng sau đó Phan Thị vẫn thuê họa sĩ làm tiếp và xuất bản từ tập 79 trở đi
mà không có sự đồng ý của Lê Linh.

Hướng giải quyết của Tòa án tuyên bố Họa sĩ Lê Linh là tác giả duy nhất của hình tượng 4 nhân vật
Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo; không thừa nhận bà Mỹ Hạnh là đồng tác giả vì không đúng
với quy định của pháp luật; Công ty Phan Thị có quyền sở hữu đối với hình tượng của 4 nhân vật
trên, được phép làm tác phẩm phái sinh; nhưng mặt khác, Tòa án lại cho rằng, Công ty Phan Thị
không được sửa chữa, cắt xén hình thức thể hiện các nhân vật, hoặc xuyên tạc hình thức thể hiện này
dưới bất cứ hình thức nào gây phương hại đến danh dự, uy tín của nguyên đơn.

a) Theo Luật SHTT, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt có được bảo hộ quyền tác giả không?

Theo Luật SHTT, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt có được bảo hộ quyền tác giả bởi vì căn cứ theo
khoản 1, Điều 6 Luật SHTT 2005 thì Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và
được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình
thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

thông qua các phương tiện thông tin đại chúng thì Truyện tranh Thần Đồng Đất Việt đã được phát
sinh quyền tác giả bởi vì đã được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định và được phát sinh
kể từ khi sáng tạo. Bên cạnh đó thì tác phẩm này đã được cục bản quyền cấp giấy chứng nhận đăng
ký bản quyền tác giả, ghi nhận quyền tác giả thuộc về đồng tác giả là ông Lê Linh và bà Phan Thị
Mỹ Hạnh,

b) Ai là chủ sở hữu bộ truyện tranh này?

Chủ sở hữu trong đăng ký quyền tác giả của tác phẩm Thần đồng đất Việt là Phan Thị.

Chủ sở hữu bộ truyện tranh này là bà Mỹ Hạnh và công ty Phan Thị là chủ sở hữu của tác phẩm
hoàn toàn có quyền nhân thân và quyền tài sản bao gồm phát hành, in ấn, làm tác phẩm tái sinh,…
với tác phẩm là bộ truyện tranh “Thần đồng đất Việt” căn cứ vào Điều 39 thì Chủ sở hữu quyền tác
giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả

1. Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu
các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận
khác.
2. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy
định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

c) Ai là tác giả bộ truyện tranh này?

Tác giả trong bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt là ông Lê Linh và bà Mỹ Hạnh bởi vì Theo quy
định tại Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì tác giả là người trực tiếp sáng tạo toàn bộ hoặc một
phần tác phẩm văn học, nghệ thuật. Quyền tác giả phát sinh từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo
dưới hình thức nhất định, không phân biệt tác phẩm công bố hay chưa công bố, đăng ký bảo hộ hay
chưa đăng ký bảo hộ. Theo thông tin thì ông Linh là người đã trực tiếp sáng tạo và vẽ ra các nhân
vật trong truyện tranh Thần Đồng Đất Việt và theo như Phan Thị đăng ký quyền tác giả với Cục bản
quyền là đồng tác giả (tập thể tác giả), nên ông Linh và bà Mỹ Hạnh là tác giả của bộ truyện tranh
này

d) Công ty Phan Thị có quyền gì đối với bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt?

Căn cứ theo Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 thì công ty Phan
Thị là chủ sở hữu của tác phẩm hoàn toàn có quyền nhân thân và quyền tài sản bao gồm phát hành,
in ấn, làm tác phẩm tái sinh,…với tác phẩm là bộ truyện tranh “Thần đồng đất Việt”, Công ty Phan
Thị có quyền sở hữu đối với hình tượng của 4 nhân vật trên, được phép làm tác phẩm phái sinh
nhưng không được thay đổi hình thức thể hiện gốc đã được đăng ký ở cục bản quyền khi không có
sự đồng ý của ông Linh.

e) Việc công ty Phan Thị cho xuất bản bộ truyện từ tập 79 trở đi có phù hợp với quy định

pháp luật không?

Việc công ty Phan Thị cho xuất bản bộ truyện từ tập 79 trở đi là không phù hợp với quy định

pháp luật không Công ty PT đã có hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả Linh theo quy
định tại Điều 19, khoản 5 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Tuy Công ty Phan Thị là chủ sở hữu tác phẩm là hình thức thể hiện của 4 nhân vật, được quyền sử
dụng hình tượng 4 nhân vật này vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình nhưng phải tôn
trọng quyền nhân thân của tác giả là sự toàn vẹn của tác phẩm. Việc đưa hình ảnh nhân vật vào
truyện, thể hiện tư thế, nét mặt, hành động sẽ làm sai lệch với hình thức thể hiện gốc, không được sự
đồng ý của tác giả, đồng thời Công ty Phan Thị không ghi chú rõ việc sử dụng hình thức thể hiện 4
nhân vật trên là của tác giả Lê Linh, do đó có căn cứ xác định Công ty Phan Thị đã xâm phạm quyền
nhân thân của ông Lê Linh.

You might also like