You are on page 1of 3

Tóm tắt bản án dân sự tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ vụ án “ Thần đồng đất

Việt”
Bản án số: 774/2019/DSPT
Ngày: 03/9/2019
V/v Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ
Tóm tắt nội dung vụ án :
Tranh chấp quyền tác giả giữa ông Lê Phong L, sinh năm 1974 với Công ty PT và bà
Phan Thị Mỹ H
Thông tin về vụ án :
Nguyên đơn: Lê Phong L
Bị đơn: Công ty TNHH Truyền thông Giáo dục và Giải trí PT và Phan Thị Mỹ H
1. Nội dung vụ việc :
Năm 2001, họa sĩ Lê Phong L bắt đầu làm việc tại Công ty PT và được giao thực hiện
bộ truyện tranh Thần đồng Đất Việt (“TĐĐV”). Tranh chấp quyền tác giả xảy ra khi
đến tập 78, Lê Phong L chấm dứt cộng tác với PT nhưng sau đó PT đã thuê họa sĩ
khác sử dụng hình tượng các nhân vật trong TĐĐV trước đó để tiếp tục thực hiện và
xuất bản bộ truyện từ tập 79 trở đi mà không có sự đồng ý của Lê Phong L.
Sau khi yêu cầu phía công ty PT xác nhận lại bản quyền thì họa sĩ Lê Phong L phát
hiện trong hồ sơ đăng ký bản quyền, bà H tự nhận là tác giả của các nhân vật.
Năm 2007, Lê Phong L bắt đầu khởi kiện Công ty PTvà bà Phan Thị Mỹ H. Phía họa
sĩ cho rằng chỉ có mình là tác giả nên có quyền bảo vệ sự toàn vẹn đối với tác phẩm,
không ai có quyền sáng tác các tập tiếp theo dựa trên các nhân vật trong truyện của
mình và đưa vụ việc nhờ tới pháp luật để giải quyết.
Tháng 4/2007, họa sĩ Lê Phong L đã chính thức khởi kiện Công ty PT lên Tòa án Kinh
tế TP.HCM, sau đó được chuyển đến Tòa án Nhân dân Quận 1 ra quyết định thụ lý và
trong thời gian tiếp theo vụ việc lại được chuyển lên TAND TP.HCM.
Cuối cùng, Thẩm phán đã ra quyết định triệu tập ông Lê Phong L tới tham gia phiên
tòa sơ thẩm về việc “Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ” vào ngày 28/12/2018
2. Câu hỏi pháp lý
1. Bà Phan Thị Mỹ H có được công nhận là đồng tác giả của bộ truyện tranh Thần
Đồng Đất Việt không ? Thỏa thuận công nhận đồng tác giả giữa ông Lê Phong L và bà
Phan Thị Mỹ H có được pháp luật công nhận hay không?
2. Với tư cách là người chủ sở hữu quyền tác giả, Công ty PT có những quyền gì?
3. Hành vi của Công ty PT khi sản xuất các tác phẩm phái sinh - sản xuất tiếp bộ
truyện từ tập 79 trở đi không phải do họa sĩ Lê Phong L vẽ cũng như sản xuất các bộ
truyện khác dựa trên ý tưởng của Thần Đồng Đất Việt có bị xem là xâm phạm đến
quyền nhân thân của tác giả không?
3. Luật áp dụng
Điều 6, 13, 18, 19, 20, 39 Luật Sở hữu trí tuệ 2005

4. Quyết định của Tòa án

Ngày 18/02/2019, tại phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử đã tuyên bố công nhận Lê
Phong L là tác giả duy nhất của 4 hình tượng trong TĐĐV bao gồm O, P, Q, R. Đồng
thời xác nhận bà Phan Thị Mỹ H không phải là đồng tác giả; buộc công ty PT chấm
dứt việc tạo ra và sử dụng 4 hình tượng nhân vật này trên các biến thể khác nhau;
buộc công ty phải xin lỗi ông Lê Phong L trên 3 kỳ liên tiếp trên 2 tờ báo; buộc PT
phải thanh toán chi phí 15 triệu đồng chi phí luật sư cho ông Lê Phong L.
Ngày 03/09/2019, tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX đã bác bỏ toàn bộ kháng cáo của bị
đơn, công nhận và giữ nguyên bản án ở phiên tòa sơ thẩm đã tuyên trước đó. Như vậy,
họa sỹ Lê Phong L đã được tòa công nhận là tác giả duy nhất của 4 hình tượng nhân
vật chính trong bộ truyện tranh TĐĐV.
5. Lập luận của Tòa án
Căn cứ vào các quy định ở Điều 6, Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ, HĐXX nhận thấy
ngoài ông Lê Phong L thì không còn bất kỳ ai tham gia vào quá trình sáng tạo ra tác
phẩm Thần đồng đất Việt. Bà H không phải là tác giả của 4 hình tượng nhân vật nêu
trên. Do đó, bà H không được công nhận là đồng tác giả.
Về việc ông Lê Phong L ký vào văn bản đăng ký ở Cục Bản quyền thừa nhận cả hai là
đồng tác giả, HĐXX cho rằng văn bản trên có chữ ký của cả 02 bên đề nghị Cục Bản
quyền cấp giấy chứng nhận sở hữu cho Công ty PT nhưng không có nội dung ghi ai là
tác giả hay đồng tác giả mà chỉ ghi chủ sở hữu là của cty PT
PT được công nhận là chủ sở hữu quyền tác giả, do đó có quyền làm tác phẩm phái
sinh theo Điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, bị đơn lại không có quyền cắt xén
tác phẩm, thực hiện các hành vi dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh
dự, uy tín tác giả. Tại phiên tòa sơ thẩm, HĐXX đối chiếu với quy định của Nghị định
22/2018/NĐ-CP[4], việc PT tiếp tục sáng tác các tập truyện (từ tập 79) là hành vi tự
sửa chữa tác phẩm, không được sự đồng ý của tác giả. Sau khi cty kháng cáo và lấy
căn cứ ở điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ, HĐXX khẳng định nếu căn cứ theo điều luật này,
PT vẫn xâm phạm quyền tác giả vì có những hành vi gây tổn hại đến danh dự và uy
tín của tác giả. Kết thúc phiên tòa phúc thẩm, HĐXX vẫn giữ nguyên quyết định và
bác bỏ toàn bộ kháng cáo của PT
Xác định ai là tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả trong vụ án này? Mỗi chủ
thể nắm giữ những quyền gì? Tại sao?
Trong vụ án “Thần đồng đất Việt”, tác giả của tác phẩm là ông Lê Phong L và chủ sở
hữu quyền tác giả là bà Phan Thị Mỹ H. Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một
phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Trong trường hợp này,
ông Lê L đã sáng tạo bộ truyện tranh “Thần đồng đất Việt” dựa trên hợp đồng lao
động với chủ sở hữu, bà H. Chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm tổ chức và cá nhân có
liên quan
Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả có những quyền khác nhau. Tác giả có quyền
được công nhận là người sáng tạo ra tác phẩm và có thể là một cá nhân hoặc nhiều cá
nhân. Chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm tổ chức và cá nhân có liên quan, và họ có
quyền kiểm soát việc sao chép, phân phối, trình bày và thực hiện công khai tác phẩm.
Điều này được thiết lập để bảo vệ quyền lợi của người sáng tạo và khuyến khích việc
sáng tạo. Qua việc công nhận quyền của tác giả và chủ sở hữu, luật pháp cung cấp một
cơ chế để đảm bảo rằng người sáng tạo được công nhận và được hưởng lợi từ công
việc của mình.
Tuy nhiên, vụ án “Thần đồng đất Việt” đã gây ra tranh cãi về việc phân định giữa tác
giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Ông Lê L cho rằng ông là người duy nhất vẽ tranh và
viết lời cho bộ truyện từ tập đầu đến tập 78, trong khi bà Phan Thị Mỹ H cho rằng
mình là chủ sở hữu của các nhân vật trong bộ truyện. Câu chuyện mâu thuẫn này đã
dẫn đến tranh cãi về việc xác định ai là người duy nhất nắm giữ quyền tác giả trong
trường hợp này.

You might also like