You are on page 1of 23

TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Bản án số: 35/2019/DS - ST


Ngày: 18 tháng 02 năm 2019
V/v Tranh chấp về quyền sở hữu trí
tuệ

NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:


Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông Nguyễn Quang Huynh
Các Hội thẩm nhân dân:
1. Bà Đinh Thị Ngọc Châu
2. Ông Trần Quang Mẫn
- Thư ký phiên tòa: Bà Trần Thị Quế Hương – Thư ký Tòa án nhân dân
Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Quận 1 tham gia phiên toà: Bà Trần
Lệ Thủy - Kiểm sát viên
Trong các ngày 24/01/2019, 25/01/2019, 01/02/2019,14/02/2019 và
18/02/2019, tại trụ sở Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh xét xử
sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số: 09/2010/TLST-DS ngày 07 tháng 1 năm 2010
về việc “Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ”, theo Quyết định đưa vụ án ra xét
xử số 5953/2018/QĐXXST - DS ngày 30 tháng 11 năm 2018 và Quyết định
hoãn phiên tòa số 6153/2018/QĐST- DS ngày 28 tháng 12 năm 2018 giữa các
đương sự:
1. Nguyên đơn: Ông Lê Phong Linh; địa chỉ: 544 Lạc Long Quân,
Phường 5, Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Bà Trương Thị
Thu Hồng và ông Phạm Đại Lợi – Luật sư của Chi nhánh Văn phòng Luật sư
Phạm và liên danh; địa chỉ: lầu 5, số 8 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, Quận 1,
Thành phố Hồ Chí Minh
2. Bị đơn:
2.1. Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Kỹ thuật và Phát triển Tin học
Phan Thị (tên hiện nay là Công ty TNHH Truyền thông Giáo dục và Giải trí
Phan Thị); trụ sở: 53 Huỳnh Khương Ninh, phường Đa Kao, Quận 1, Tp. Hồ Chí
Minh (hiện trụ sở đặt tại: 6 Phùng Khắc Khoan, phường Đa Kao, Quận 1, Tp. Hồ
Chí Minh)
Người đại diện hợp pháp của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Kỹ
thuật và Phát triển Tin học Phan Thị: Ông Nguyễn Vân Nam; địa chỉ: 305
Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh (Theo giấy ủy quyền
lập ngày 02/5/2016 của bà Phan Thị Mỹ Hạnh là Người đại diện theo pháp luật
của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Kỹ thuật và Phát triển Tin học Phan
Thị)
2.2.Bà Phan Thị Mỹ Hạnh; địa chỉ: 373/15 Nguyễn Kiệm, Phường 9,
quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Người đại diện hợp pháp của bà Phan Thị Mỹ Hạnh: Ông Nguyễn Vân
Nam; địa chỉ: 305 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí
Minh (Theo Giấy ủy quyền ngày 14/9/2010, số công chứng 004976 tại Văn
phòng công chứng Trung Tâm, địa chỉ: 454 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Tp.
Hồ Chí Minh)
Phiên tòa có mặt ông Lê Phong Linh, ông Nguyễn Vân Nam, Luật sư
Trương Thị Thu Hồng và Luật sư Phạm Đại Lợi

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Nguyên đơn là ông Lê Phong Linh trình bày:


Từ năm 2001, biết Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Kỹ thuật và Phát
triển Tin học Phan Thị( sau đây viết tắt là Công ty Phan Thị) có đầu tư làm
truyện tranh cho thiếu nhi, ông bắt đầu về làm việc tại Công ty với vị trí họa sĩ
vẽ minh họa.
Khi đó, giám đốc Công ty Phan Thị là bà Phan Thị Mỹ Hạnh có đề nghị
ông vẽ bộ truyện dân gian để chuyển thể các điển tích và nhân vật trạng ngày
xưa. Ông có xây dựng khoảng 30 nhân vật và chọn ra 4 hình tượng nhân vật là
Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo để sáng tác bộ truyện tranh Thần Đồng Đất
Việt.

2
Ông thực hiện các công việc từ hình thành ý tưởng sáng tạo đến vẽ hình
tượng nhân vật và dự kiến số tập truyện phải xuất bản trong năm. Công ty Phan
Thị và các đồng nghiệp chỉ hỗ trợ mua tư liệu, lọc nét, xử lý màu, đóng góp ý
kiến nhằm rút ngắn thời gian và hoàn thiện bộ truyện hơn. Bà Phan Thị Mỹ
Hạnh không tham gia vào một khâu sáng tạo nào trong sáng tác truyện mà chỉ có
vai trò điều phối chung và góp ý với tư cách là nhà quản lý. Việc tiếp thu các ý
kiến góp ý từ bà Hạnh và người khác vào bộ truyện tranh hoàn toàn do ông quyết
định. Khi truyện phát hành, trên tất cả các trang bìa tập truyện đều có ghi nhận
tác giả là Lê Linh (là bút danh của ông).
Ngày 29/3/2002, theo yêu cầu của bà Hạnh, ông có ký đơn để Công ty
Phan Thị đăng ký quyền sở hữu đối với 4 hình tượng nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo,
Dần Béo, Cả Mẹo. Sau đó, Công ty Phan Thị được Cục bản quyền cấp Giấy
chứng nhận ghi nhận là chủ sở hữu bản quyền của 4 hình tượng nhân vật trên.
Ông tiếp tục sáng tác truyện Thần Đồng Đất Việt cho đến tập 78 thì dừng
lại và nghỉ việc tại Công ty Phan Thị.
Một thời gian sau, ông phát hiện Công ty Phan Thị đã tự tạo ra nhiều
biến thể khác nhau của 4 hình tượng nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả
Mẹo trên các tập truyện Thần Đồng Đất Việt từ tập 79 cho đến nay và các ấn
phẩm khác như Thần Đồng Đất Việt Khoa Học, Thần Đồng Đất Việt Mỹ Thuật
mà không xin phép ông.
Nay, ông yêu cầu:
- Công nhận ông là tác giả duy nhất của 4 hình tượng nhân vật Trạng Tí,
Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo trong bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt từ tập 01
đến tập 78, không công nhận bà Phan Thị Mỹ Hạnh là đồng tác giả trong việc
sáng tác 4 hình tượng nhân vật trên.
- Buộc công ty Phan Thị chấm dứt việc tự tạo ra và sử dụng những biến
thể khác nhau của các hình tượng Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo trên các
tập Thần Đồng Đất Việt tiếp theo tập 78 và trên các ấn bản khác như Thần Đồng
Đất Việt Khoa Học, Thần Đồng Đất Việt Mỹ Thuật.
- Buộc Công ty Phan Thị xin lỗi công khai trên báo Pháp luật, Thanh
Niên, Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Cười, Sài Gòn Giải Phóng, Thể thao và Văn hóa trong
3 kỳ liên tiếp với nội dung xin lỗi như sau: “Tôi là Phan Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc
Công ty TNHH Truyền thông Giáo dục và Giải trí Phan Thị, xin lỗi ông Lê
Phong Linh (bút danh Lê Linh) cùng toàn thể độc giả Thần Đồng Đất Việt vì đã

3
có hành xâm phạm hình tượng các nhân vật Trạng Trí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả
Mẹo do ông Lê Phong Linh (bút danh Lê Linh) sáng tác trong bộ truyện tranh
Thần Đồng Đất Việt.
- Buộc Công ty Phan Thị thanh toán chi phí thuê luật sư là 20.000.000
đồng.
Ông cho rằng lý do ông ký tên vào Đơn đăng ký bản quyền ngày
29/3/2002 gửi Cục bản quyền tác giả là làm theo yêu cầu bà Phan Thị Mỹ Hạnh,
mục đích của việc đăng ký này là ghi nhận quyền sở hữu của Công ty Phan Thị
đối với hình thức thể hiện các nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo, chứ
không phải ghi nhận quyền tác giả cho bà Phan Thị Mỹ Hạnh hay ghi nhận ông
chuyển quyền tác giả đối với 4 hình tượng nhân vật trên cho Công ty Phan Thị
hay bất kỳ ai khác.
Theo ông, Công ty Phan Thị sử dụng 4 hình tượng nhân vật Trạng Tí,
Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo để thực hiện truyện Thần Đồng Đất Việt từ tập 79 trở
đi và các tập truyện Thần Đồng Đất Việt Khoa Học, Thần Đồng Đất Việt Mỹ
Thuật là làm tác phẩm phái sinh. Tuy nhiên, việc Công ty Phan Thị tự tạo ra các
biến thể của 4 hình tượng nhân vật này trong các tập truyện trên với những hình
ảnh, dáng vẻ, tư thế khác so với hình tượng gốc do ông sáng tác mà không được
sự đồng ý của ông là xâm phạm đến sự toàn vẹn của tác phẩm và quyền nhân
thân của ông,
Bị đơn là bà Phan Thị Mỹ Hạnh và Công ty Phan Thị cùng có người
đại diện hợp pháp là ông Nguyễn Vân Nam trình bày:
Bị đơn xác nhận nội dung trình bày của Nguyên đơn về quan hệ lao động
giữa ông Lê Phong Linh và Công ty Phan Thị là đúng. Tuy nhiên, Bị đơn không
đồng ý với toàn bộ lời trình bày của Nguyên đơn về quá trình sáng tác 4 hình
tượng nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo trong các tập truyện Thần
Đồng Đất Việt.
Bà Phan Thị Mỹ Hạnh không đồng ý với yêu cầu của Nguyên đơn về
công nhận ông Lê Phong Linh là tác giả duy nhất của hình tượng các nhân vật
Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo trong các tập truyện Thần Đồng Đất Việt từ
tập 1 đến tập 78, bởi lẽ:
- Tại văn bản ngày 29/3/2002, ông Linh đã ký cam kết, thỏa thuận với bà
Phan Thị Mỹ Hạnh công nhận bà Phan Thị Mỹ Hạnh là đồng tác giả của 4 hình
tượng nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo và chuyển toàn bộ quyền sở

4
hữu 4 hình tượng trên cho Công ty Phan Thị. Văn bản này về bản chất là một
giao dịch dân sự được ông Linh tự nguyện xác lập, phù hợp quy định tại Điều
130, 131, 132, 133 Bộ luật dân sự 1995 và có giá trị ràng buộc thực hiện theo
quy định tại Điều 7 Bộ luật dân sự 1995. Việc ông Linh khởi kiện ra tòa yêu cầu
công nhận mình là tác giả duy nhất là vi phạm cam kết trên.
- Trong quá trình giải quyết vụ án, Nguyên đơn không chứng minh được
mình là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm theo quy định tại khoản 7 Điều 4,
khoản 3 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ, Điều 8 Nghị định 100/2006/NĐ-CP, cụ thể
là không chứng minh được về thời gian, địa điểm sáng tạo, hình thức, cách thức
sáng tác, dấu ấn sáng tạo cá nhân của mình, căn cứ duy nhất được ông Linh đưa
ra là trên bìa ấn phẩm Thần Đồng Đất Việt có ghi tên “Lê Linh”. Tuy nhiên, căn
cứ này không được quy định tại Nghị định 100/2006/NĐ-CP. Đồng thời, do Việt
Nam chưa phải là thành viên của Công ước Berne nên không thể áp dụng quy
định suy đoán tác giả của Công ước Berne để xác định Nguyên đơn là tác giả
duy nhất các tác phẩm.
- Bà Hạnh là người đầu tiên có ý tưởng về các nhân vật trong Thần Đồng
Đất Việt. Bà Hạnh đã lấy hình mẫu, cơ sở cấu trúc nhân vật truyện tranh Nhật
Bản và đường nét mang tính dân gian Việt Nam để tạo nên 4 hình tượng nhân
vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo. Hình tượng 04 nhân vật trên đã định
hình rõ ràng trong trí óc của bà Hạnh, nhưng do không phải là họa sĩ nên bà
Hạnh đã thuê các họa sĩ, trong đó có ông Linh, giúp bà thể hiện các hình tượng
này ra thế giới vật chất; quá trình này vẫn được bà Hạnh đích thân chỉ đạo, phân
công nhiệm vụ cụ thể, kiểm soát chặt chẽ, cầm tay chỉ vẽ để đảm bảo bản vật thể
hóa các hình tượng nhân vật trên phải hoàn toàn trùng khớp với tác phẩm trong
thế giới tinh thần của bà Hạnh.
- Các thông tin về quy trình sáng tác truyện được ghi nhận tại tập 24 và
37 của bộ truyện Thần Đồng Đất Việt được Công ty Phan Thị đưa ra chỉ để
phục vụ cho câu lạc bộ giao lưu với bạn đọc, nhằm mục đích kinh doanh, không
hoàn toàn đúng nhưng cũng không hoàn toàn sai, tránh đối thủ cạnh tranh bắt
chước, giúp nâng vị thế của Lê Linh chứ không phải thừa nhận ông Lê Phong
Linh là tác giả của truyện.
Công ty Phan Thị không đồng ý với yêu cầu của Nguyên đơn về buộc
Công ty Phan Thị chấm dứt việc tạo ra các biến thể của hình tượng 04 nhân vật
Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo trên các tập Thần Đồng Đất Việt tiếp theo

5
tập 78 và trên các ấn bản khác như Thần Đồng Đất Việt Khoa Học, Thần Đồng
Đất Việt Mỹ Thuật, bởi lẽ:
- Qua văn bản đề ngày 29/3/2002, ông Linh đã thừa nhận bà Hạnh là
đồng tác giả và chuyển quyền sở hữu hình tượng 4 nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo,
Dần Béo, Cả Mẹo cho Công ty Phan Thị. Công ty cũng đã được cấp Giấy chứng
nhận bản quyền. Đến nay, chưa có quyết định nào tuyên bố văn bản ngày
29/3/2002 và Giấy chứng nhận bản quyền vô hiệu. Do đó, Công ty Phan Thị có
quyền sử dụng hình tượng 4 nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo để
làm tác phẩm phái sinh.
- Do không có hành vi xâm phạm quyền tác giả nên Công ty Phan Thị
không đồng ý với yêu cầu của Nguyên đơn về Công ty phải xin lỗi công khai
trên phương tiện thông tin đại chúng và thanh toán chi phí luật sư 20.000.000
đồng.
Trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa các bên đương sự
đã thống nhất những nội dung sau:
Ông Lê Phong Linh làm việc tại công ty Phan Thị từ năm 2001 với vị trí
là họa sỹ vẽ minh họa. Ông Linh và bà Hạnh có tham gia vào quá trình xây dựng
nên bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt.
Ngày 29/3/2002, ông Linh và bà Hạnh ký đơn gửi Cục bản quyền đề nghị
cấp Giấy chứng nhận bản quyền cho chủ sở hữu là Công ty Phan Thị.
Công ty Phan Thị đã được cấp các Giấy chứng nhận bản quyền là chủ sở
hữu đối với 4 hình tượng nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo.
Ông Linh làm việc tại Công ty Phan Thị và tham gia sáng tác truyện
Thần Đồng Đất Việt cho đến hết tập 78 thì nghỉ việc, dừng tham gia sáng tác
truyện Thần Đồng Đất Việt.
Sau đó, Công ty Phan Thị tiếp tục sử dụng hình tượng 4 nhân vật Trạng
Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo để thực hiện các tập truyện Thần Đồng Đất Việt
từ tập 79 và các ấn phẩm khác như Thần Đồng Đất Việt Khoa Học, Thần Đồng
Đất Việt Mỹ Thuật.
Những nội dung các đương sự không thống nhất:
Nguyên đơn cho rằng ông là tác giả duy nhất của 4 hình tượng nhân vật
Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo, bà Hạnh không phải là đồng tác giả của 4
hình tượng nhân vật trên.

6
Bị đơn Phan Thị Mỹ Hạnh cho rằng ý tưởng về 4 hình tượng nhân vật
Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo đã định hình sẵn từ trong trí óc của bà
Hạnh, ông Linh cũng như các nhân viên vẽ minh họa khác là người giúp bà
Hạnh vẽ lại theo sự chỉ đạo của bà Hạnh, nên không chấp nhận yêu cầu của
nguyên đơn.
Nguyên đơn cho rằng sau tập 78, Công ty Phan Thị tự tạo ra các biến thể
của hình tượng các nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo trong Thần
Đồng Đất Việt từ tập 79 đến nay và các ấn phẩm Thần Đồng Đất Việt Khoa Học,
Thần Đồng Đất Việt Mỹ Thuật là một dạng làm tác phẩm phái sinh nhưng không
xin phép tác giả là xâm phạm đến sự toàn vẹn tác phẩm, vi phạm quy định pháp
luật về sở hữu trí tuệ.
Bị đơn cho rằng việc tiếp tục phát hành các tập truyện sau là làm tác
phẩm phái sinh, thuộc quyền tài sản của chủ sở hữu là Công ty Phan Thị.
Luật sư Trương Thị Thu Hồng và luật sư Phạm Đại Lợi bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của Nguyên đơn trình bày:
Đề nghị công nhận Nguyên đơn là tác giả duy nhất của hình tượng 4
nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo trong bộ truyện tranh Thần Đồng
Đất Việt từ tập 01 đến tập 78, do:
- Tại các tập truyện Thần Đồng Đất Việt từ tập 1 đến tập 78 đều ghi nhận
Lê Linh (bút danh của Lê Phong Linh) là tác giả; tại tập 24 và tập 37 đã ghi nhận
quá trình Nguyên đơn sáng tác truyện; tại phiên tòa, Nguyên đơn đã cung cấp
được các bản phác thảo bằng bút chì.
- Tại văn bản ngày 29/3/2002, không có nội dung nào cho thấy nguyên
đơn xác nhận bà Hạnh là đồng tác giả; việc Công ty Phan Thị giao nhiệm vụ cho
ông Linh và bà Hạnh không đồng nghĩa ông Linh và bà Hạnh là đồng tác giả.
- Bà Phan Thị Mỹ Hạnh không phải là tác giả của hình tượng 4 nhân vật
trên, vì bà Hạnh không trực tiếp vẽ ra 4 nhân vật và ý tưởng về 4 nhân vật trong
đầu óc của bà Hạnh không được pháp luật bảo hộ.
- Ông Linh là tác giả duy nhất của các tác phẩm trên và có quyền nhân
thân không thể chuyển giao đối với tác phẩm trên.
Đề nghị chấp nhận các yêu cầu còn lại của Nguyên đơn, do Công ty Phan
Thị là chủ sở hữu của tác phẩm trên nên được làm tác phẩm phái sinh nhưng việc
tự tạo ra các biến thể mà không được sự đồng ý của tác giả là xâm phạm đến sự
toàn vẹn của tác phẩm, xâm phạm đến quyền nhân thân của tác giả.
7
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Quận 1 phát biểu ý kiến:
Việc tuân theo pháp luật tố tụng:
Thẩm phán được phân công thụ lý giải quyết vụ án đã thực hiện đúng,
đầy đủ quy định tại Điều 48 của Bộ luật tố tụng dân sự về thụ lý vụ án, xác định
quan hệ tranh chấp, tư cách pháp lý và quan hệ của những người tham gia tố
tụng, thu thập chứng cứ, tổ chức cho đương sự giao nộp, tiếp cận, công khai
chứng cứ và hòa giải.
Thủ tục cấp, tống đạt văn bản tố tụng đúng quy định.
Vụ án thụ lý ngày 07/01/2010, tạm đình chỉ giải quyết ngày 29/8/2010 để
chờ kết quả giám định; ngày 22/11/2017, Nguyên đơn xin rút yêu cầu giám định;
ngày 28/12/2018, Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử là còn chậm, vi phạm
điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự. Thủ tục hoãn phiên tòa đúng quy định.
Hội đồng xét xử, thư ký đã thực hiện đúng quy định của Bộ luật tố tụng
dân sự về phiên tòa sơ thẩm.
Nguyên đơn, Bị đơn và những người tham gia tố tụng khác đã thực hiện
đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Ý kiến về việc giải quyết vụ án:
Căn cứ đơn đề ngày 29/3/2002 của ông Linh và bà Hạnh gửi Cục Bản
quyền tác giả; các giấy chứng nhận do Cục Bản quyền tác giả cấp cho chủ sở
hữu tác phẩm là Công ty Phan Thị; trên bìa bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt,
từ tập 1 đến tập 6 đều ghi rõ “ Viết lời và minh họa: Họa sĩ Lê Linh ”, từ tập 7
đến tập 78 ghi “ Tranh và truyện: Họa sĩ Lê Linh ”; sự phù hợp giữa những bản
thảo gốc đầu tiên về 04 nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo do ông
Linh cung cấp tại phiên tòa với những bài viết của Công ty Phan Thị tại các tập
24 và 37 của truyện tranh Thần Đồng Đất Việt về các công đoạn sáng tác và vai
trò của ông Linh trong sáng tác bộ truyện này; việc không có chứng cứ chứng
minh bà Hạnh cầm tay chỉ ông Linh vẽ và theo quy định của Điều 6 Luật Sở hữu
trí tuệ và Nghị định 100/2006/NĐ – CP ngày 21/9/2006, sửa đổi, bổ sung bằng
Nghị định số 85/2011/NĐ – CP của Chính phủ thì những định hình trong trí óc
không được pháp luật bảo hộ và người góp ý, hỗ trợ hoặc cung cấp tư liệu cho
người khác sáng tạo ra tác phẩm không phải là tác giả; cho thấy bà Hạnh không
phải là đồng tác giả sáng tạo hình tượng 04 nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo,
Cả Mẹo. Do đó, đề nghị chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn, công nhận ông Lê
Phong Linh là tác giả duy nhất của 4 tác phẩm trên.
8
Công ty Phan Thị là chủ sở hữu của 4 tác phẩm nên có quyền tài sản quy
định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ nhưng không đồng nghĩa với việc được
quyền thay đổi hình tượng gốc của các tác phẩm khi chưa có sự đồng ý của tác
giả. Từ tập truyện Thần Đồng Đất Việt số 79 trở đi Công ty Phan Thị đã tạo ra
hàng loạt ấn bản khác như Thần Đồng Đất Việt Khoa Học, Thần Đồng Đất Việt
Mỹ Thuật với biến thể khác biệt khi chưa được ông Linh đồng ý là xâm phạm
quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ. Do đó, đề
nghị chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn, buộc Công ty Phan Thị chấm dứt việc
tạo ra các biến thể khác nhau của các hình tượng do ông Linh sáng tạo từ các tập
Thần Đồng Đất Việt tiếp theo cũng như trên các ấn bản khác như Thần Đồng
Đất Việt Khoa Học, Thần Đồng Đất Việt Mỹ Thuật; buộc Công ty Phan Thị xin
lỗi trên báo Pháp luật, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Cười, Sài Gòn Giải
Phóng, Thể Thao và Văn hóa trong 3 kỳ liên tiếp với nội dung xin lỗi như sau: “
Công ty Phan Thị xin lỗi ông Lê Phong Linh (bút danh Lê Linh) vì đã vẽ tiếp các
hình tượng nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo khi chưa được phép
tác giả Lê Linh”; không chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn buộc Công ty Phan
Thị xin lỗi độc giả bộ truyện Thần Đồng Đất Việt do độc giả không yêu cầu.
Căn cứ Điều 204 Luật Sở hữu trí tuệ, đề nghị chấp nhận yêu cầu của
Nguyên đơn, buộc Công ty Phan Thị thanh toán phí luật sư là 20.000.000 đồng
do Hợp đồng dịch vụ pháp lý số B139/DVPL ngày 18/9/2008 là giao dịch dân sự
không trái pháp luật, các bên đã thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

[1] Xét: Vụ án được thụ lý trước nhưng được đưa ra xét xử sau khi Bộ
luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 có hiệu lực. Căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị
quyết số 103/2015/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 (sau đây viết tắt
là Bộ luật tố tụng dân sự), các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng
để giải quyết vụ án.
[2] Xét: Tranh chấp giữa Nguyên đơn và Bị đơn Phan Thị Mỹ Hạnh là
tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quyền tác giả. Tranh chấp giữa Nguyên
đơn và Bị đơn Công ty Phan Thị là tranh chấp phát sinh do Nguyên đơn cho rằng
Công ty Phan Thị có hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả quy định tại
khoản 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ. Đây đều là tranh chấp về quyền sở hữu trí
tuệ và không có mục đích lợi nhuận nên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

9
nhân dân cấp huyện theo quy định tại khoản 4 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35
của Bộ luật tố tụng dân sự.
[3] Xét: Việc giải quyết yêu cầu của Nguyên đơn đối với Bị đơn Công ty
Phan Thị đòi hỏi phải giải quyết đồng thời yêu cầu của Nguyên đơn đối với Bị
đơn Phan Thị Mỹ Hạnh. Căn cứ khoản 1 Điều 188 Bộ luật tố tụng dân sự,
Nguyên đơn được quyền khởi kiện các Bị đơn để giải quyết trong cùng một vụ
án.
[4] Xét: Công ty Phan Thị có trụ sở đặt tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí
Minh, còn bà Phan Thị Mỹ Hạnh có nơi cư trú tại quận Phú Nhuận, Thành phố
Hồ Chí Minh. Theo điểm h khoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự, Nguyên đơn
có thể yêu cầu Tòa án nơi Công ty Phan Thị đặt trụ sở giải quyết.
[5] Do đó, Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh thụ lý giải
quyết vụ án theo yêu cầu của Nguyên đơn là đúng quy định pháp luật.
[6] Xét: Nội dung trình bày của Nguyên đơn tại các văn bản nộp cho Tòa
án không phải là sự sửa đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện vượt quá phạm vi khởi
kiện ban đầu. Vì vậy, Hội đồng xét xử xem xét yêu cầu khởi kiện đã được
Nguyên đơn xác định giữ nguyên và trình bày tại phiên tòa.
[7] Xét: Đối tượng tranh chấp trong vụ án là hình thức thể hiện của các
nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo. Đây là các tác phẩm mỹ thuật ứng
dụng, là loại hình tác phẩm được bảo hộ theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều
747 của Bộ luật dân sự năm 1995, điểm g khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ.
Trong quá trình giải quyết vụ án, các đương sự có sử dụng thuật ngữ hình tượng
nhân vật cho loại hình tác phẩm này. Do đó, cần sử dụng khái niệm “ hình thức
thể hiện của các nhân vật ” theo đúng quy định của pháp luật.
[8] Xét: Các sự kiện, hành vi của các đương sự diễn ra trong thời gian có
nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ được ban hành, sửa
đổi, bổ sung. Tại phiên tòa, Người đại diện hợp pháp của các Bị đơn giao nộp
cho Hội đồng xét xử Bản luận cứ bảo vệ bị đơn. Đoạn 126 của văn bản này có
nêu: “ Nếu cho rằng định nghĩa trên chưa đủ rõ, thì căn cứ vào Điều 5 Luật
SHTT để có thể áp dụng khoản 3, Điều 2 của Công ước Berne, mà Việt Nam là
thành viên.”. Tuy nhiên, khi tranh tụng tại phiên tòa, Bị đơn lại cho rằng do Việt
Nam chưa phải là thành viên của Công ước Berne nên không thể áp dụng quy
định suy đoán tác giả của Công ước Berne để xác định Nguyên đơn là tác giả
duy nhất các tác phẩm. Vì vậy, trước khi đi vào xem xét yêu cầu của Nguyên
đơn, cần xác định rõ nguyên tắc áp dụng pháp luật.
10
[9] Theo Quyết định số 332/2004/QĐ – CTN ngày 7 tháng 6 năm 2004
Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Việt Nam gia nhập Công
ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật từ ngày 7/6/2004.
[10] Theo Điều 156 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn
bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm văn
bản đó đang có hiệu lực; trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong
nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước
quốc tế đó, trừ Hiến pháp.
[11] Theo mục IV Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Toà
án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Văn hoá, Thể thao và
Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số
quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí
tuệ tại toà án nhân dân (sau đây viết tắt là Thông tư 02), trong trường hợp Điều
ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định
khác với quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, thì áp dụng quy định của Điều ước
quốc tế đó.
[12] Về yêu cầu của Nguyên đơn đối với Bị đơn Phan Thị Mỹ Hạnh:
[13] Theo các Giấy chứng nhận bản quyền tác giả số 246, 247, 248,
249/2002/QTG ngày 07 tháng 5 năm 2002, 4 tác phẩm tranh chấp đã được Cục
Bản quyền tác giả - Bộ Văn hóa Thông tin cấp cho chủ sở hữu là Công ty Phan
Thị.
[14] Theo khoản 1 Điều 745, Điều 754 Bộ luật dân sự năm 1995, “ Tác
giả là người trực tiếp sáng tạo toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ
thuật, khoa học.”; “ Quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được
sáng tạo dưới hình thức nhất định.”.
[15] Theo khoản 3 và khoản 5 Điều 2 Nghị định số 76 – CP ngày 29
tháng 11 năm 1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền
tác giả trong Bộ luật dân sự ( sau đây viết tắt là Nghị định 76), để được công
nhận là tác giả, người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn
học, nghệ thuật hoặc khoa học phải đề tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm được
công bố, phổ biến; cá nhân, tổ chức làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung
cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác
giả. Điều 6 của Nghị định này quy định quyền tác giả đối với tác phẩm phát sinh
11
thời điểm tác phẩm sáng tạo được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định,
không phân biệt tác phẩm đã công bố hoặc chưa công bố, đã đăng ký bảo hộ
hoặc chưa đăng ký bảo hộ.
[16] Theo khoản 7 Điều 4 và khoản 1 Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ, tác
phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể
hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào; quyền tác giả phát sinh kể từ
khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất
định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ,
đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
[17] Theo Điều 8 Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật dân sự, luật
sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan (sau đây viết tắt là Nghị định
100), tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn
học, nghệ thuật và khoa học, tổ chức, cá nhân làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến
hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công
nhận là tác giả.
[18] Như vậy, tác giả phải là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc
toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật hoặc khoa học. Những điều chỉ nằm trong
suy nghĩ (tồn tại dưới dạng những ý tưởng) mà không được thể hiện ra bên ngoài
dưới một hình thức vật chất nhất định mà qua đó tính sáng tạo về giá trị vật chất
hoặc tinh thần được bộc lộ thì đó không phải là tác phẩm văn học, nghệ thuật và
khoa học. Đối với tác phẩm được công bố, phổ biến tại thời điểm Nghị định 76
có hiệu lực thì để được công nhận là tác giả, người trực tiếp sáng tạo ra một phần
hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật hoặc khoa học phải đề tên thật hoặc
bút danh trên tác phẩm được công bố, phổ biến.
[19] Theo Đơn xin cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả gửi Cục Bản
quyền tác giả do Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ Thảo Thọ Quyến lập theo ủy
quyền của Công ty Phan Thị thì các tác phẩm trên đã được công bố từ ngày
01/02/2002 bằng hình thức xuất bản.
[20] Trên thực tế cũng như thừa nhận của các đương sự, hình thức thể
hiện của các nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo chỉ bắt đầu xuất hiện
từ tập 01 bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt do Công ty Phan Thị thực hiện. Từ
tập 1 đến tập 6, trên trang bìa mỗi quyển truyện đều ghi: “Viết lời và minh họa:
Lê Linh”. Từ tập 7 đến tập 78, trên trang bìa mỗi quyển truyện đều ghi: “Truyện
và tranh: Lê Linh”. Tập 24, phần phụ lục ghi nhận quy trình thực hiện bộ truyện
12
tranh Thần Đồng Đất Việt: Bà Hạnh chỉ đạo trực tiếp, họa sỹ Lê Linh tính toán,
phần soạn kịch bản, phác họa sơ bộ và giai đoạn lột tả đều do họa sỹ Lê Linh
trực tiếp thực hiện, bà Hạnh và ông Bá Hiền chỉ góp ý, sửa đổi nếu có. Tập 37,
trang bìa cuối in bài và ảnh ông Lê Phong Linh có nội dung “Đôi nét về tác giả
Lê Linh”; mục “Thư quán” là nội dung giao lưu giữa bạn đọc với tác giả bộ
truyện – ông Lê Linh, đã ghi nhận ý tưởng về một bộ truyện tranh sử dụng các
tích trạng làm nội dung chính là của bà Mỹ Hạnh, còn ông Linh nghiên cứu sáng
tạo các nhân vật, chọn tích trạng, soạn kịch bản, bố cục, phác thảo, lên kế hoạch
sáng tác, .v.v để cho ra đời bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt. Đến nay, Công
ty Phan Thị vẫn không có văn bản đính chính các thông tin nêu trên.
[21] Như vậy, có đủ cơ sở xác định Công ty Phan Thị đã thừa nhận vai
trò của ông Linh là người duy nhất trực tiếp sáng tạo nên hình thức thể hiện của
các nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo; bút danh của ông Linh đã
được ghi nhận trên truyện Thần Đồng Đất Việt suốt từ tập 1 đến tập 78. Trong
suốt quá trình phát hành bộ truyện Thần Đồng Đất Việt đến nay, Công ty Phan
Thị không có ý kiến cải chính về điều này.
[22] Mặt khác, theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 61/2002 ngày 11/6/2002
của Chính phủ về chế độ nhuận bút , “ Đối tượng hưởng nhuận bút là tác giả
hoặc chủ sở hữu tác phẩm của tác phẩm thuộc một trong các nhóm nhuận bút
quy định tại Điều 4 Nghị định này.”. Theo các bản ghi nhớ do Công ty Phan Thị
giao nộp thì từ tháng 5/2002 đến tháng 02/2006, Công ty Phan Thị đã trả tiền
nhuận bút cho ông Linh đến tập 78 và truy lĩnh khi truyện Thần Đồng Đất Việt
được tái bản.
[23] Như vậy, thông qua hoạt động trả nhuận bút đều đặn trong thời gian
dài đến tập 78, Công ty Phan Thị đã thừa nhận vai trò tác giả của ông Lê Phong
Linh đối với tranh và truyện từ tập 01 đến tập 78 của bộ truyện tranh Thần Đồng
Đất Việt.
[24] Xét: Theo Điều 4 Nghị định 100, “Định hình là sự biểu hiện bằng
chữ viết, các ký tự khác, đường nét, hình khối, bố cục, màu sắc, âm thanh, hình
ảnh hoặc sự tái hiện âm thanh, hình ảnh dưới dạng vật chất nhất định để từ đó
có thể nhận biết, sao chép hoặc truyền đạt.”. Theo khoản 2 Điều 15 Nghị định
này, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu
sắc, hình khối, bố cục. Trong trường hợp này, hình thức thể hiện của các nhân
vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo phải được biểu hiện bằng đường nét,
hình khối, màu sắc, bố cục thì mới được công nhận là tác phẩm và được pháp

13
luật bảo hộ, còn những “định hình” về các nhân vật này nếu nằm trong ý tưởng
thì không phải là tác phẩm và người “định hình” về ý tưởng nhưng không trực
tiếp sáng tạo nên hình khối, đường nét, bố cục thì không phải là tác giả của hình
thức thể hiện các nhân vật nêu trên. Vì vậy, lời trình bày của Bị đơn cho rằng bà
Hạnh là tác giả của các tác phẩm tranh chấp do các tác phẩm này đã được định
hình rõ ràng trong trí óc của bà, ông Linh chỉ là người được bà thuê để vật thể
hóa các ý tưởng đó ra thế giới bên ngoài, là không có cơ sở chấp nhận.
[25] Như vậy, có đủ cơ sở xác định ngoài ông Linh, không có ai tham gia
trực tiếp vào quá trình sáng tạo ra hình thức thể hiện của nhân vật Trạng Tí, Sửu
Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo. Sự tham gia của bà Phan Thị Mỹ Hạnh chỉ dừng lại ở
việc góp ý tại giai đoạn đã xây dựng xong nội dung truyện. Do đó, có căn cứ để
công nhận ông Lê Phong Linh là tác giả duy nhất của hình thức thể hiện của các
nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo; bà Phan Thị Mỹ Hạnh không phải
là tác giả của tác phẩm trên.
[26] Theo Điều 130 Bộ luật dân sự năm 1995, “ Giao dịch dân sự là
hành vi pháp lý đơn phương hoặc hợp đồng của cá nhân, pháp nhân và của các
chủ thể khác nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự.”. Theo Điều 750, khoản 1 Điều 751 và khoản 1 Điều 763 Bộ luật dân sự năm
1995, quyền của tác giả gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm
do mình sáng tạo ra, tác giả không được chuyển giao quyền nhân thân cho người
khác trừ quyền cho hoặc không cho người khác sử dụng, công bố, phổ biến hoặc
cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình. Theo khoản 2 Điều 4,
Điều 19 và khoản 2 Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền tác giả là quyền của tổ
chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu; tác giả không
được chuyển nhượng quyền nhân thân trừ quyền công bố tác phẩm. Nghĩa là,
ngoại trừ các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm thì các quyền nhân thân
không phát sinh từ giao dịch dân sự mà phát sinh từ việc sáng tạo ra tác phẩm.
Do đó, trong trường hợp Nguyên đơn có văn bản thỏa thuận cho phép, chuyển
giao hay thừa nhận bà Hạnh là đồng tác giả thì sự cho phép, chuyển giao hay
thừa nhận cũng đều vô hiệu. Vì vậy, ý kiến của Bị đơn cho rằng Nguyên đơn đã
tự nguyện ký tên vào văn bản đề ngày 29/3/2002 là đã thừa nhận bà Hạnh là
đồng tác giả nên Nguyên đơn buộc phải tôn trọng giao dịch dân sự này là không
có cơ sở chấp nhận. Hơn nữa, văn bản trên có chữ ký của Nguyên đơn và Bị đơn
nên việc tại Luận cứ bảo vệ bị đơn, đoạn 92, Bị đơn khẳng định: “ Vì vậy, ông
Linh không thể là tác giả các tác phẩm này ” là không tôn trọng “ giao dịch dân
sự ” mà mình đã xác lập.
14
[27] Mặt khác, văn bản trên ghi nhận: “Chúng tôi đứng tên dưới đây
gồm: 1. Lê Phong Linh; 2. Phan Thị Mỹ Hạnh được Công ty TNHH Thương mại
dịch vụ kỹ thuật và phát triển tin học Phan Thị,…giao nhiệm vụ thực hiện các tác
phẩm: bản vẽ nhân vật bé Sửu Ẹo, nhân vật Trạng Tí, nhân vật Cả Mẹo, nhân
vật Dần Béo để in trên bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt”. Như vậy, không
có nội dung thể hiện ai là đồng tác giả, và cũng không có nội dung kê khai việc
sáng tạo cụ thể các tác phẩm. Các giấy chứng nhận số 246, 247, 248,
249/2002/QTG ngày 07/5/2002 của Cục bản quyền tác giả - Bộ Văn hóa thông
tin ghi nhận tác giả các tác phẩm là “ Tập thể tác giả ” mà không ghi nhận rõ
ông Linh, bà Hạnh hay tập thể nào là tác giả của các tác phẩm trên. Do đó, văn
bản này không phải là căn cứ xác định bà Hạnh là tác giả của các tác phẩm tranh
chấp.
[28] Từ những phân tích trên, cần chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn, ý
kiến phát biểu của Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nguyên đơn, đề
nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân Quận 1, công nhận ông Lê Phong Linh
là tác giả duy nhất của hình thức thể hiện của các nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo,
Dần Béo, Cả Mẹo.
[29] Ông Lê Phong Linh được quyền liên hệ Cục Bản quyền tác giả để
được ghi nhận là tác giả duy nhất đối với các tác phẩm nêu trên theo quy định
của pháp luật.
[30] Về yêu cầu của Nguyên đơn buộc Bị đơn Công ty Phan Thị chấm dứt
việc tự tạo ra và sử dụng những biến thể khác nhau của hình thức thể hiện các
nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo từ tập 79 của Thần Đồng Đất Việt
và trên các ấn bản khác như Thần Đồng Đất Việt Mỹ Thuật, Thần Đồng Đất Việt
Khoa Học:
[31] Theo khoản 1 Điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ thì “ Tổ chức giao nhiệm
vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các
quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có
thoả thuận khác. ”.
[32] Xét: Công ty Phan Thị giao nhiệm vụ cho ông Lê Phong Linh sáng
tạo hình thức thể hiện của các nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo;
giữa 02 bên không có thỏa thuận nào khác. Do đó, Công ty Phan Thị là chủ sở
hữu của quyền nhân thân “ công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố
tác phẩm ” và các quyền tài sản trong đó có quyền “ làm tác phẩm phái sinh”,
còn ông Lê Phong Linh là chủ sở hữu của các quyền nhân thân trong đó có
15
quyền “ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt
xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến
danh dự và uy tín của tác giả. ”.
[33] Theo khoản 5 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ, hành vi “ sửa chữa, cắt
xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến
danh dự và uy tín của tác giả.” là hành vi xâm phạm quyền tác giả.
[34] Theo Khoản 3 Điều 22 Nghị định 100/2006/NĐ-CP của Chính phủ
thì: “Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa,
cắt xén tác phẩm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc
không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm trừ trường hợp có thoả thuận
của tác giả”.
[35] Theo khoản 3 Điều 20 Nghị định 22/2018/NĐ – CP ngày 23/2/2018
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí
tuệ năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ năm
2009 về quyền tác giả, quyền liên quan thì : “ Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác
phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm quy định tại khoản 4
Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén
tác phẩm hoặc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính trừ trường hợp có
thoả thuận của tác giả.”.
[36] Như vậy, Công ty Phan Thị được quyền làm tác phẩm phái sinh
nhưng không được sửa chữa, cắt xén hình thức thể hiện của các nhân vật Trạng
Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo hoặc xuyên tạc các tác phẩm này dưới bất kỳ hình
thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của ông Lê Phong Linh.
[37] Theo điểm c, tiểu khoản 1.1, khoản 1, Mục III Chương B Thông tư
02, “Khi xem xét có hay không có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mà
nguyên đơn khai trong đơn khởi kiện, Toà án căn cứ vào quy định tại các Điều
28, 35, 126, 127, 129 và 130 của Luật sở hữu trí tuệ quy định về các hành vi xâm
phạm quyền tác giả, quyền liên quan và quyền sở hữu công nghiệp. Đồng thời
phải áp dụng các quy định tại Chương II từ Điều 5 đến Điều 15 của Nghị định số
105/2006/NĐ-CP để xác định yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.”.
[38] Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 105/2006/NĐ – CP ngày 22/9/2006
của Chính phủ quy định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu
trí tuệ (sau đây viết tắt là Nghị định 105) , “ đối với các loại quyền sở hữu trí tuệ
đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, đối tượng được bảo hộ được xác
16
định theo giấy chứng nhận đăng ký, văn bằng bảo hộ và các tài liệu kèm theo
giấy chứng nhận đăng ký, văn bằng bảo hộ đó.”.
[39] Theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 105 thì “ căn cứ xác định yếu tố
xâm phạm quyền tác giả là phạm vi bảo hộ quyền tác giả được xác định theo
hình thức thể hiện bản gốc tác phẩm; được xác định theo nhân vật, hình tượng,
cách thể hiện tính cách nhân vật, hình tượng, tình tiết của tác phẩm gốc trong
trường hợp xác định yếu tố xâm phạm đối với tác phẩm phái sinh.”.
[40] Như vậy, để xác định có hay không hành vi xâm phạm quyền tác giả
cần căn cứ vào Các giấy chứng nhận số 246, 247, 248, 249/2002/QTG ngày
07/5/2002 của Cục Bản quyền tác giả - Bộ Văn hóa thông tin và các tài liệu kèm
theo các giấy chứng nhận này. Theo đó, hình thức thể hiện của các nhân vật
Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo chỉ được diễn hoạt ở một vài góc cạnh như
trước, nghiêng, sau lưng. Đây được xem hình thức thể hiện gốc của các tác
phẩm.
[41] Theo khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, “ Tác phẩm phái sinh là
tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải
biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.”.
[42] Xét: Các bên đương sự đều cho rằng việc Công ty Phan Thị sử dụng
hình thức thể hiện của các nhân vật nêu trên để thưc hiện các tập từ tập 79 trở đi
của bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt cũng như thực hiện các bộ truyện tranh
Thần Đồng Đất Việt Mỹ Thuật, Thần Đồng Đất Việt Khoa Học, với hình thức
thể hiện khác so với hình thức thể hiện đã được đăng ký tại Cục Bản quyền tác
giả, là hoạt động làm tác phẩm phái sinh nhưng không nêu được đó là hoạt động
nào trong các hoạt động dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải
hay tuyển chọn.
[43] Tham khảo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Công ước Bern, “ Các
tác phẩm dịch, mô phỏng, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác từ một tác
phẩm văn học nghệ thuật đều được bảo hộ như các tác phẩm gốc mà không
phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc.”. Như vậy, tác phẩm phái sinh
là một dạng tồn tại khác của tác phẩm dựa trên tác phẩm gốc. Do đó, Hội đồng
xét xử sẽ vận dụng tinh thần của Công ước Berne để xem xét việc Công ty Phan
Thị sử dụng hình thức thể hiện của 4 nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả
Mẹo để làm tác phẩm phái sinh.
[44] Xét: Từ hình thức thể hiện của các nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần
Béo, Cả Mẹo đã được đăng ký tại Cục bản quyền tác giả, Nguyên đơn đã thể
17
hiện hình thức của các nhân vật với các tư thế, hành động, biểu cảm khác nhau
và khác với tác phẩm gốc phù hợp từng bối cảnh, nội dung tích trạng. Đây là
hoạt động làm tác phẩm phái sinh có sửa chữa tác phẩm gốc nhưng đã được tác
giả tạo ra ngay từ tập 1 đến tập 78 của bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt nên
hành vi này không xâm phạm quyền tác giả.
[45] Tương tự như vậy, việc Công ty Phan Thị thay đổi hình thức thể
hiện gốc của các nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo để phù hợp với
cốt truyện, bối cảnh, nội dung cụ thể của từng tập truyện của các tập từ tập 79 trở
đi của bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt cũng như của bộ truyện tranh Thần
Đồng Đất Việt Mỹ Thuật, Thần Đồng Đất Việt Khoa Học cũng là hoạt động làm
tác phẩm phái sinh có sửa chữa tác phẩm gốc nhưng không có thỏa thuận với
ông Linh và không được ông Linh đồng ý (ngay cả trong trường hợp ông Linh là
đồng tác giả) là xâm phạm quyền tác giả được quy định tại khoản 5 Điều 28 Luật
Sở hữu trí tuệ.
[46] Từ những phân tích trên, căn cứ khoản 1 Điều 202 Luật Sở hữu trí
tuệ, cần chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn, ý kiến phát biểu của Người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của Nguyên đơn, đề nghị của đại diện Viện kiểm sát
nhân dân Quận 1, buộc Công ty Phan Thị chấm dứt hành vi xâm phạm quyền tác
giả của ông Lê Phong Linh.
[47] Về yêu cầu của Nguyên đơn buộc Công ty Phan Thị công khai xin
lỗi Nguyên đơn và độc giả của bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt do đã có
hành vi xâm phạm quyền tác giả của Nguyên đơn:
[48] Theo khoản 2 Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ, Tòa án áp dụng biện
pháp “Buộc xin lỗi, cải chính công khai” để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
[49] Theo tiểu mục 2 mục IV Thông tư 02 thì:
“ 2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai
2.1.Toà án quyết định trong bản án, quyết định về việc buộc người có
hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải xin lỗi, cải chính công khai nhằm
khôi phục danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng... cho chủ thể quyền sở hữu trí
tuệ bị xâm phạm.
Ví dụ: Người có hành vi xâm phạm quyền tác giả đã sửa chữa, cắt xén
hoặc xuyên tạc tác phẩm làm cho công chúng hiểu lầm về tác giả gây phương
hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
18
Việc buộc xin lỗi, cải chính công khai nhằm mục đích bảo vệ quyền nhân
thân của tác giả quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ (bảo vệ sự
toàn vẹn của tác phẩm) và khôi phục danh dự, uy tín cho tác giả.
Trong trường hợp các đương sự thoả thuận được với nhau về nội dung,
cách thức xin lỗi, cải chính công khai và chi phí thực hiện việc xin lỗi, cải chính
đó mà thoả thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội, thì Toà án công nhận
sự thoả thuận của họ.
2.2.Trong trường hợp các bên không thoả thuận được với nhau về nội
dung, cách thức thực hiện việc xin lỗi, cải chính công khai và chi phí thực hiện,
thì Toà án căn cứ vào tính chất hành vi xâm phạm và mức độ, hậu quả do hành
vi đó gây ra quyết định về nội dung, thời lượng xin lỗi, cải chính công khai và
chi phí thực hiện. Việc xin lỗi, cải chính công khai có thể được thực hiện trực
tiếp tại nơi có địa chỉ chính của người bị thiệt hại hoặc đăng công khai trên báo
hàng ngày của cơ quan trung ương, báo địa phương nơi có địa chỉ chính của
người bị thiệt hại trong ba số liên tiếp.”.
[50] Trong vụ án này, người bị xâm phạm quyền tác giả là ông Lê Phong
Linh, đồng thời độc giả của bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt không yêu cầu
Công ty Phan Thị xin lỗi. Do đó, cần chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn, ý kiến
phát biểu của Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nguyên đơn, đề nghị
của đại diện Viện kiểm sát nhân dân Quận 1 buộc Công ty Phan Thị xin lỗi công
khai ông Linh trên Báo Thanh Niên và Báo Tuổi Trẻ trong 03 số liên tiếp với nội
dung như sau: “ Công ty TNHH Truyền thông Giáo dục và Giải trí Phan Thị xin
lỗi ông Lê Phong Linh (bút danh Lê Linh) do đã có hành vi xâm phạm quyền tác
giả của ông Linh đối với hình thức thể hiện của các nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo,
Dần Béo, Cả Mẹo ”.
[51] Về yêu cầu của Nguyên đơn buộc Công ty Phan Thị phải thanh toán
chi phí luật sư là 20.000.000 đồng:
[52] Theo quy định tại khoản 3 Điều 205 của Luật sở hữu trí tuệ, thì chủ
thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Toà án buộc tổ chức, cá nhân có hành
vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư.
[53] Theo điểm 2.4, tiểu mục 2, mục I, phần B Thông tư 02, chi phí hợp
lý để thuê luật sư là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ phức
tạp của vụ việc; kỹ năng, trình độ của luật sư và lượng thời gian cần thiết để
nghiên cứu vụ việc; mức chi phí bao gồm mức thù lao luật sư và chi phí đi lại,
lưu trú cho luật sư; mức thù lao do luật sư thoả thuận với khách hàng trong hợp
19
đồng dịch vụ pháp lý dựa trên các căn cứ và phương thức tính thù lao quy định
tại Điều 55 của Luật Luật sư.
[54] Xét: Theo Hợp đồng dịch vụ pháp lý số B139/DVPL ngày
18/9/2008 giữa Nguyên đơn và Chi nhánh Văn phòng Luật sư Phạm và liên danh
thì chi phí luật sư là 20 triệu đồng, được trả cho việc Chi nhánh Văn phòng Luật
sư Phạm và liên danh cử luật sư bảo vệ cho toàn bộ yêu cầu khởi kiện của
Nguyên đơn đối với bà Phan Thị Mỹ Hạnh và Công ty Phan Thị, trong khi hành
vi xâm phạm quyền tác giả chỉ do Công ty Phan Thị thực hiện. Đối với bà Hạnh
ông Linh có 01 yêu cầu, đối với Công ty Phan Thị ông Linh có 03 yêu cầu nên
mức phí luật sư hợp lý được chấp nhận là ¾ của tổng giá trị hợp đồng = 15 triệu
đồng.
[55] Từ những phân tích trên, cần tuyên theo hướng chấp nhận 01 phần
yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn, ý kiến phát biểu của Người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của Nguyên đơn, đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân
Quận 1, buộc Công ty Phan Thị phải thanh toán cho ông Linh chi phí thuê luật
sư là 15 triệu đồng; không chấp nhận phần yêu cầu của ông Linh về buộc Công
ty Phan Thị thanh toán chi phí luật sư là 5.000.000 đồng.
[56] Các đương sự thi hành ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.
[57] Về án phí dân sự sơ thẩm: Căn cứ khoản 1 Điều 147, Điều 150 Bộ
luật tố tụng dân sự; khoản 1 Điều 48 Nghị quyết 326/NQ – UBTVQH của Ủy
ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và
sử dụng án phí và lệ phí tòa án; Điều 51 Pháp lệnh Án phí, lệ phí Tòa án; khoản
2 Điều 20 Nghị quyết 01/2012/NQ – HĐTP ngày 13/6/2012 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật
về án phí, lệ phí tòa án; Khoản 1 Điều 7, khoản 2 Điều 10, khoản 1 Điều 11 Nghị
định số 70/CP ngày 12-6-1997 của Chính phủ về án phí, lệ phí Tòa án, buộc bà
Hạnh phải chịu án phí là 50.000 đồng; Công ty Phan Thị phải chịu án phí là
850.000 đồng; ông Linh phải chịu án phí trên phần yêu cầu không được chấp
nhận là 250.000 đồng, nhưng được trừ vào tiền tạm ứng án phí dân sự đã nộp và
được hoàn lại phần chênh lệch.
[58] Về quyền kháng cáo: Ông Lê Phong Linh, bà Phan Thị Mỹ Hạnh,
Công ty TNHH Truyền thông Giáo dục và Giải trí Phan Thị có quyền kháng cáo
trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
Vì các lẽ trên,

20
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ vào: Khoản 4 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm h khoản 1
Điều 40, khoản 1 Điều 147, Điều 150, khoản 1 Điều 188, Điều 273 của Bộ luật
tố tụng dân sự; Khoản 1, Khoản 2 Điều 202, khoản 3 Điều 205 Luật Sở hữu trí
tuệ; Khoản 1 Điều 7, khoản 2 Điều 10, khoản 1 Điều 11 Nghị định 70 – CP ngày
12/6/1997 của Chính phủ quy định về án phí, lệ phí Tòa án; Luật Thi hành án
dân sự,
Tuyên xử:
1. Chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn đối với Bị đơn Phan Thị Mỹ
Hạnh:
Công nhận ông Lê Phong Linh là tác giả duy nhất của hình thức thể hiện
của các nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo trong bộ truyện tranh
Thần Đồng Đất Việt từ tập 01 đến tập 78 theo các Giấy chứng nhận bản quyền
tác giả số 246/2002/QTG, 247/2002/QTG, 248/2002/QTG, 249/2002/QTG đã
được Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch ) cấp ngày 07 tháng 5 năm 2002 cho Chủ sở hữu tác phẩm là
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Kỹ thuật và Phát triển Tin học Phan Thị
(tên hiện nay là Công ty TNHH Truyền thông giáo dục và giải trí Phan Thị).
Ông Lê Phong Linh được quyền liên hệ Cục Bản quyền tác giả - Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch để được ghi nhận là tác giả duy nhất đối với các tác
phẩm nêu trên theo quy định của pháp luật.
2. Chấp nhận 01 phần các yêu cầu của Nguyên đơn đối với Bị đơn Công
ty TNHH Thương mại Dịch vụ Kỹ thuật và Phát triển Tin học Phan Thị (tên
hiện nay là Công ty TNHH Truyền thông giáo dục và giải trí Phan Thị):
Buộc Công ty TNHH Truyền thông Giáo dục và Giải trí Phan Thị chấm
dứt việc tự tạo ra và sử dụng các biến thể của hình thức thể hiện của các nhân vật
Trạng Tí, Dần Béo, Sửu Ẹo, Cả Mẹo trên các tập tiếp theo từ tập 79 của truyện
tranh Thần Đồng Đất Việt cũng như trên các ấn bản khác như Thần Đồng Đất
Việt Khoa Học, Thần Đồng Đất Việt Mỹ Thuật.
Buộc Công ty TNHH Truyền thông Giáo dục và Giải trí Phan Thị phải
xin lỗi ông Lê Phong Linh trên Báo Thanh Niên và Báo Tuổi Trẻ trong 03 số
liên tiếp với nội dung như sau:
Công ty TNHH Truyền thông Giáo dục và Giải trí Phan Thị xin lỗi ông
Lê Phong Linh (bút danh Lê Linh) do đã có hành vi xâm phạm quyền tác giả của
21
ông Linh đối với hình thức thể hiện của các nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần
Béo, Cả Mẹo.
Buộc Công ty TNHH Truyền thông Giáo dục và Giải trí Phan Thị thanh
toán cho ông Lê Phong Linh chi phí thuê luật sư là 15.000.000 đồng.
Kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án cho đến
khi thi hành xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn
phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy
định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015.
3. Không chấp nhận phần yêu cầu của Nguyên đơn về việc yêu cầu Công
ty TNHH Truyền thông Giáo dục và Giải trí Phan Thị thanh toán cho ông Lê
Phong Linh chi phí thuê luật sư là 5.000.000 đồng.
4. Các đương sự thi hành ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.
5. Bà Phan Thị Mỹ Hạnh phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 50.000 đồng.
Công ty TNHH Truyền thông Giáo dục và Giải trí Phan Thị phải chịu án phí dân
sự sơ thẩm là 850.000 đồng. Ông Lê Phong Linh phải chịu án phí dân sự sơ thẩm
là 250.000 đồng, nhưng được trừ vào tiền tạm ứng án phí dân sự đã nộp theo các
Biên lai thu tiền tạm ứng án phí của Thi hành án dân sự Quận 1 gồm biên lai số
004963 ngày 15/10/2008 là 50.000 đồng, biên lai số 005000 ngày 20/10/2008 là
500.000 đồng và các Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án của Chi Cục thi
hành án dân sự Quận 1 gồm biên lai số 0007111 ngày 11/02/2019 là 50.000
đồng, biên lai số 0007112 là 50.000 đồng. Ông Linh đã nộp đủ án phí dân sự sơ
thẩm và được hoàn lại số tiền chênh lệch là 400.000 đồng.
6. Ông Lê Phong Linh, bà Phan Thị Mỹ Hạnh, Công ty TNHH Truyền
thông Giáo dục và Giải trí Phan Thị có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày
kể từ ngày tuyên án.
Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 của Luật thi
hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án,
quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án
theo quy định tại các Điều 6, 7, 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án
được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Nơi nhận: TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM


- VKSNDQ.1;
THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
- Chi Cục Thi hành án dân sự Q.1;
- Các đương sự;

22
- Lưu: văn thư, hồ sơ vụ án.
-.

Nguyễn Quang Huynh

23

You might also like