You are on page 1of 10

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA LUẬT QUỐC TẾ

BÀI TẬP 3
MÔN: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM

Giảng viên: GV. Đỗ Thị Hạnh


Nhóm thực hiện: Nhóm 5

Thành viên nhóm


1. Nguyễn Trí Ngân Hà LQT48C1-0412
2. Vũ Phương Linh LQT48C1-0463
3. Phan Thùy Anh LQT48C1-0377
4. Trần Bùi Duy Anh LQT48C3-0378
5. Hồ Quỳnh Trang LQT48C1-0540
6. Phan Nguyễn Quỳnh Nhi LQT48C1-0489
7. Nguyễn Văn Thắng LQT48C1-0519
8. Lê Đặng Duy Anh LQT48C1-0370
9. Tăng Bảo Đan LQT48C1-0392

***
Tháng 3 năm 2023
I. Nếu là đại diện của bị đơn trước tòa, em sẽ bác bỏ
các yêu cầu của nguyên đơn trên các cơ sở nào?
1) Yêu cầu thứ nhất của nguyên đơn: Công nhận ông là tác giả duy nhất của 4 hình tượng
nhân vật O, P, Q, R trong bộ truyện tranh E từ tập 01 đến tập 78, không công nhận bà
Phan Thị Mỹ Hạnh là đồng tác giả trong việc sáng tác 4 hình tượng nhân vật trên.

a. Về việc công nhận ông Linh là tác giả duy nhất

Khoản 7 Điều 4 LSHTTVN 2005: “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học,
nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phư­ơng tiện hay hình thức nào”.

→ Do đó, truyện Thần đồng đất Việt, bao gồm 4 nhân vật O, P, Q, R là một tác phẩm. Tác
phẩm này thỏa mãn điều kiện được bảo hộ theo Điều 14 của bộ luật này (Tính nguyên gốc,
được thể hiện dưới hình thức vật chất được công bố lần đầu ở Việt Nam thông qua việc xuất
bản).

Khoản 3 Điều 14 luật này còn nhấn mạnh rằng “tác phẩm được bảo hộ phải do tác giả trực
tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người
khác”.

Áp dụng Khoản 1 Điều 12a, LSHTTVN 2005 (sửa đổi bổ sung 2022): “Tác giả là người trực
tiếp sáng tạo tác phẩm. Trường hợp có từ hai người trở lên cùng trực tiếp sáng tạo tác phẩm
với chủ ý là sự đóng góp của họ được kết hợp thành một tổng thể hoàn chỉnh thì những người
đó là các đồng tác giả.”

Theo đó, ông L hình thành ý tưởng sáng tạo đến vẽ hình tượng nhân vật và dự kiến số tập
truyện phải xuất bản trong năm. Ông L không chứng minh được về hình thức, cách thức sáng
tác, dấu ấn sáng tạo cá nhân của mình, căn cứ duy nhất được ông L đưa ra là trên bìa ấn phẩm
E có ghi tên “Lê Linh”. Việc được ghi tên lên bìa tác phẩm không được quy định là căn cứ
hợp pháp theo Nghị định 100/2006/NĐ-CP: “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của bộ luật dân sự luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan”.

→ Không thể chắc chắn ông L là tác giả duy nhất của bộ truyện này.

b. Về việc không công nhận bà Phan Thị Mỹ Hạnh là đồng tác giả

Ngày 29/3/2002, theo yêu cầu của bà Hạnh, ông có ký đơn để Công ty PT đăng ký quyền sở
hữu đối với 4 hình tượng nhân vật O, P, Q, R. Sau đó, Công ty PT được Cục bản quyền cấp
Giấy chứng nhận ghi nhận là chủ sở hữu bản quyền của 4 hình tượng nhân vật trên.

Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là một loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tác
phẩm một cách hợp pháp. Trên Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ ghi các thông tin
về nhân thân của (các) tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, tên tác phẩm, loại hình tác phẩm và ngày
đăng ký của tác phẩm.
→ Hình tượng 4 nhân vật trên thuộc sở hữu của công ty PT với người đại diện hợp pháp là bà
Hạnh.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 49 LSHTTVN 2005: “Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có
nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ
trường hợp có chứng cứ ngược lại”.

→ Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được coi là bằng chứng về quyền tác giả. Người
có Giấy chứng nhận không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình, trừ trường
hợp có chứng cứ ngược lại. Lý do là vì khi nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, tác giả/chủ sở
hữu tác phẩm đã nộp bản sao tác phẩm để lưu trữ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Do
đó, khi có tranh chấp về quyền tác giả, bên không có Giấy chứng nhận sẽ phải chứng minh
mình là tác giả hoặc là chủ sở hữu quyền tác giả bằng rất nhiều tài liệu, chứng cứ thể hiện rõ
thời điểm hoàn thành tác phẩm và độ tin cậy của các tài liệu, chứng cứ này trước cơ quan có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Trong trường hợp này, như đã chứng minh ở trên, ông L không đưa ra đầy đủ bằng chứng về
hình thức, cách thức sáng tác, dấu ấn sáng tạo cá nhân của mình, nên đây không phải là
chứng cứ đủ thuyết phục, và bà Hạnh vẫn là đồng tác giả.

2) Yêu cầu thứ hai của nguyên đơn: Buộc công ty PT chấm dứt việc tự tạo ra và sử dụng
những biến thể khác nhau của các hình tượng O, P, Q, R trên các tập Thần đồng đất Việt
tiếp theo tập 78 và trên các ấn bản khác như E Khoa Học, E Mỹ Thuật.

Công ty PT đã tự tạo ra nhiều biến thể khác nhau của 4 hình tượng nhân vật O, P, Q, R trên
các tập truyện Thần đồng đất Việt từ tập 79 cho đến nay và các ấn phẩm khác như E Khoa
Học, E Mỹ Thuật.

→ Theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 LSHTTVN 2005, các biến thể do công ty PT tạo ra là
tác phẩm phái sinh. Theo đó, điều khoản này quy định: “Tác phẩm phái sinh là tác phẩm
được sáng tạo trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có thông qua việc dịch từ ngôn ngữ
này sang ngôn ngữ khác, phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển thể
nhạc và các chuyển thể khác.”

Công ty PT đã phóng tác, nghĩa là: phỏng theo nội dung của một tác phẩm mà viết lại thành
một tác phẩm khác theo một yêu cầu nhất định/Phỏng theo nội dung một tác phẩm đã có
trước, chuyển tác phẩm từ thể loại này sang thể loại khác để tạo ra tác phẩm có hình thức thể
hiện khác với hình thức thể hiện của tác phẩm ban đầu.

Chính vì thế, việc công ty PT thay đổi hình thức thể hiện gốc của nhân vật để phù hợp với cốt
truyện, bối cảnh, nội dung của từng tập truyện từ tập 79 trở đi của bộ truyện tranh Thần đồng
đất Việt cũng như bộ truyện tranh E Mỹ Thuật, E Khoa Học là hoạt động làm tác phẩm phái
sinh có sửa chữa tác phẩm gốc.
Công ty PT là chủ sở hữu quyền tác giả và bà Hạnh là đồng tác giả, nên theo quy định tại
Điểm a, Khoản 1, Điều 20 về Quyền nhân thân, và quy định tại Điều 27 về thời hạn bảo hộ,
bà Hạnh và công ty PT hoàn toàn có quyền làm tác phẩm phái sinh.

Như đã lập luận bên trên, công ty PT là tổ chức sở hữu quyền tác giả. Theo Điều 39: “Chủ
sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng
với tác giả:

1. Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình
là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ
trường hợp có thoả thuận khác.

2. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu
các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có
thoả thuận khác.”

Quy định trên cho thấy, giữa công ty PT và nguyên đơn đã xác lập giao dịch dân sự thông qua
việc thuê - trả tiền cho nguyên đơn sáng tác. Chính vì thế, công ty PT hoàn toàn có quyền làm
tác phẩm phái sinh.

Trong trường hợp ông L là tác giả của bộ truyện này, ta áp dụng quy định tại Khoản 2 Điều
26: “Việc sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được mâu thuẫn với việc
khai thác bình thường tác phẩm và không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp
pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.” Việc tiếp tục khai thác 4 nhân vật kể trên là một
việc làm hợp lý để tiếp tục phát triển cốt truyện và tác phẩm. Hơn nữa, nguyên đơn không hề
chứng minh rằng việc có một tác phẩm phái sinh dựa trên 4 nhân vật này gây ảnh hưởng tới
lợi ích hợp pháp của ông L.

→ Không ảnh hưởng tới quyền nhân thân và quyền tài sản được quy định tại Điều 19 và 20
của LSHTTVN 2005.

→ Bà Hạnh và Công ty PT không gây hậu quả pháp lý nào và không phải chịu trách nhiệm
pháp lý.

3) Yêu cầu thứ ba của nguyên đơn: Buộc Công ty PT xin lỗi công khai trên báo Pháp luật,
Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Cười, Sài Gòn Giải Phóng, Thể thao và Văn hóa trong 3
kỳ liên tiếp với nội dung xin lỗi như sau: “Tôi là Phan Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc Công ty
TNHH Truyền thông Giáo dục và Giải trí PT, xin lỗi ông Lê Phong Linh (bút danh Lê L)
cùng toàn thể độc giả E vì đã có hành xâm phạm hình tượng các nhân vật Trạng Trí, Sửu
Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo do ông Lê Phong Linh (bút danh Lê Linh) sáng tác trong bộ truyện
tranh E.

Về cơ bản, bà Hạnh cũng như Công ty PT không hề xâm phạm đến quyền tác giả của ông
Linh. Việc sáng tác và sử dụng tiếp 4 hình tượng nhân vật từ tập 79 trở đi của công ty PT
hoàn toàn phù hợp với quyền tài sản bao gồm quyền tạo tác phẩm phái sinh theo Điều 20
LSHTT VN. Do bà Hạnh cũng như Công ty PT không có hành vi xâm phạm đến quyền của
ông Linh và vi phạm luật SHTT VN nên bà Hạnh và Công ty PT không có trách nhiệm phải
xin lỗi.

4) Yêu cầu thứ tư của nguyên đơn: Buộc Công ty PT thanh toán chi phí thuê luật sư là
20.000.000 đồng. Ông cho rằng lý do ông ký tên vào Đơn đăng ký bản quyền ngày
29/3/2002 gửi Cục bản quyền tác giả là làm theo yêu cầu bà Phan Thị Mỹ Hạnh, mục đích
của việc đăng ký này là ghi nhận quyền sở hữu của Công ty PT đối với hình thức thể hiện
các nhân vật O, P, Q, R, chứ không phải ghi nhận quyền tác giả cho bà Phan Thị Mỹ
Hạnh hay ghi nhận ông chuyển quyền tác giả đối với 4 hình tượng nhân vật trên cho
Công ty PT hay bất kỳ ai khác.

Ngày 29/3/2002, ông Lê Linh có ký vào đơn để Công ty PT đăng ký quyền sở hữu đối với 4
hình tượng nhân vật O, P, Q, R. Việc ông Linh ký vào đơn trong trạng thái hoàn toàn bình
thường và tỉnh táo, đồng thời với một thái độ tự nguyện. Do đó, việc ông Linh cho rằng lý do
ông ký tên vào Đơn đăng ký bản quyền ngày 29/3/2002 gửi Cục bản quyền tác giả là làm
theo yêu cầu bà Phan Thị Mỹ Hạnh, mục đích của việc đăng ký này là ghi nhận quyền sở hữu
của Công ty PT đối với hình thức thể hiện các nhân vật O, P, Q, R, chứ không phải ghi nhận
quyền tác giả cho bà Phan Thị Mỹ Hạnh hay ghi nhận ông chuyển quyền tác giả đối với 4
hình tượng nhân vật trên cho Công ty PT hay bất kỳ ai khác hoàn toàn là do lỗi của ông Linh
khi không kiểm tra kỹ nội dung của đơn, chưa làm rõ cách hiểu của mình với bà Hạnh cũng
như đối với Công ty PT.

→ Công ty PT không có trách nhiệm thanh toán chi phí thuê luật sư cho ông Linh.
II. Nếu là thẩm phán được giao xét xử vụ việc này, em sẽ
tuyên án như thế nào?

1. Về vấn đề luật áp dụng:

Theo Điều 220 của LSHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2022):

“Điều 220. Điều khoản chuyển tiếp

1. Quyền tác giả, quyền liên quan được bảo hộ theo quy định của các văn bản pháp
luật có hiệu lực trước ngày Luật này có hiệu lực, nếu còn thời hạn bảo hộ vào ngày
Luật này có hiệu lực thì được tiếp tục bảo hộ theo quy định của Luật này.”

→ Mặc dù vụ việc xảy ra vào trước khi LSHTT 2005 có hiệu lực, nhưng quyền tác giả đối
với các nhân vật O, P, Q, R trong bộ truyện tranh E vẫn được điều chỉnh bởi LSHTT 2005 do
bộ truyện vẫn còn thời hạn bảo hộ (bộ truyện được sáng tác vào khoảng năm 2001, 2002 và
ông L, bà H1 vẫn còn sống; mà thời hạn bảo hộ là 50 năm sau khi tác giả mất theo Điều 27
LSHTT 2005).

Ngoài ra, cũng theo Điều 220:“2. Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, sáng chế, giải
pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá, thiết kế
bố trí, giống cây trồng đã được nộp cho cơ quan có thẩm quyền trước ngày Luật này có hiệu
lực được tiếp tục xử lý theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm nộp
đơn.”

→ Đơn đăng ký quyền tác giả ngày 29/3/2002 sẽ được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật
có hiệu lực tại thời điểm nộp đơn, hay cụ thể là Bộ luật Dân sự 1995.

2) Yêu cầu thứ nhất của nguyên đơn: Công nhận ông Linh là tác giả duy nhất của 4 hình
tượng nhân vật O, P, Q, R trong bộ truyện tranh E từ tập 01 đến tập 78, không công nhận
bà Phan Thị Mỹ Hạnh là đồng tác giả trong việc sáng tác 4 hình tượng nhân vật trên.

Chấp nhận yêu cầu thứ nhất của ông Linh, vì những lẽ dưới đây:

a. Theo LSHTT 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2022):

“Điều 12a. Tác giả, đồng tác giả

1. Tác giả là người trực tiếp sáng tạo tác phẩm. Trường hợp có từ hai người trở lên
cùng trực tiếp sáng tạo tác phẩm với chủ ý là sự đóng góp của họ được kết hợp thành
một tổng thể hoàn chỉnh thì những người đó là các đồng tác giả.

2. Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo tác phẩm
không phải là tác giả, đồng tác giả…”

Như vậy, để bà H1 được coi là đồng tác giả, bà phải “trực tiếp sáng tạo tác phẩm”, chứ
không chỉ “hỗ trợ, đóng góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo tác
phẩm”.
Theo như nội dung vụ án, ta thấy rằng, về phía bà H, bà “không tham gia vào một khâu sáng
tạo nào trong sáng tác truyện mà chỉ có vai trò điều phối chung và góp ý với tư cách là nhà
quản lý”. Trên thực tế, bà H chỉ đề nghị ông L vẽ bộ truyện dân gian để chuyển thể các điển
tích và nhân vật trạng ngày xưa, và dù bà có góp ý vào bộ truyện tranh, nội dung và khâu
sáng tạo của truyện vẫn hoàn toàn thuộc quyền quyết định của ông L. Như vậy, không thể nói
là bà H đã trực tiếp sáng tạo tác phẩm giống như ông L, do ông L mới là người “thực hiện
các công việc từ hình thành ý tưởng sáng tạo đến vẽ hình tượng nhân vật và dự kiến số tập
truyện phải xuất bản trong năm”, còn bà H1 “chỉ hỗ trợ mua tư liệu, lọc nét, xử lý màu, đóng
góp ý kiến nhằm rút ngắn thời gian và hoàn thiện bộ truyện hơn”. Ngoài ra, ông L còn “xây
dựng khoảng 30 nhân vật và chọn ra 4 hình tượng nhân vật là O, P, Q, R để sáng tác bộ
truyện tranh Thần đồng đất Việt”.

→ Do vậy, ta có thể kết luận rằng do bà H1 chỉ tham gia hỗ trợ, góp ý kiến và cung cấp tư
liệu cho ông L chứ không tham gia trực tiếp vào khâu sáng tạo tác phẩm, nên ông L là tác giả
duy nhất của 4 hình tượng nhân vật O, P, Q, R trong bộ truyện tranh E từ tập 1 đến tập 78.

b. Ngoài ra, cũng theo LSHTT 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2022):

“Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ

1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một
hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương
tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.”

Theo đó, quyền tác giả đối với các nhân vật Q, P, Q, R trong bộ truyện tranh E chỉ phát sinh
vào thời điểm mà các nhân vật đó được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định (ở
trong trường hợp này là được vẽ ra hay viết xuống), không phân biệt tác phẩm đã công bố
hoặc chưa công bố, đã đăng ký bảo hộ hoặc chưa đăng ký bảo hộ. Ngoài ra, điều này cũng có
nghĩa là nếu ông L hoặc bà H1 có ý tưởng sáng tạo cho các nhân vật Q, P, Q, R trong bộ
truyện tranh E, nhưng chưa thể hiện ý tưởng này dưới bất kỳ hình thức nào thì không thể yêu
cầu công nhận mình là tác giả đối với ý tưởng đó.

Dựa vào nội dung vụ án, ta không biết được rằng các nhân vật trên đã được thể hiện - vẽ -
vào thời điểm nào, nhưng có thể thấy rõ rằng nguyên đơn là người trực tiếp vẽ ra các nhân
vật O, P, Q, R và bắt đầu xuất hiện từ tập 01 bộ truyện tranh E do Công ty PT thực hiện xuất
bản (“Khi truyện phát hành, trên tất cả các trang bìa tập truyện đều có ghi nhận tác giả là Lê
Linh (là bút danh của ông)”).

Do đó, trong trường hợp bị đơn là bà H1 lập luận rằng những hình tượng nhân vật này đã
hình thành trong trí óc của bà mà nguyên đơn chỉ là người thực hiện vẽ lại theo mô tả, bà đã
tham gia góp ý, chỉnh sửa cho đến khi đúng với ý tưởng của mình nên cho rằng mình là tác
giả của hình thức thể hiện của bốn nhân vật đang tranh chấp - lập luận này là không có cơ sở
pháp lý. Điều này là do theo điều khoản được viện dẫn ở trên, quyền tác giả đối với những
hình tượng nhân vật trên chỉ phát sinh khi các nhân vật này được thể hiện dưới một hình thức
nhất định (trong trường hợp này là khi ông L vẽ các nhân vật ấy ra), chứ không phải khi các
nhân vật này được hình thành trong trí óc của một người.
Từ những phân tích nêu trên, có thể xác định ông Lê Phong L là tác giả duy nhất của của bốn
nhân vật O, P, Q, R.

b) Yêu cầu thứ hai của nguyên đơn: Buộc công ty PT chấm dứt việc tự tạo ra và sử dụng
những biến thể khác nhau của các hình tượng O, P, Q, R trên các tập Thần đồng đất Việt
tiếp theo tập 78 và trên các ấn bản khác như E Khoa Học, E Mỹ Thuật.

Chấp nhận yêu cầu thứ hai của ông L, vì những lẽ sau:

Trong nội dung vụ án, ta thấy “ông L bắt đầu về làm việc tại Công ty với vị trí họa sĩ vẽ minh
họa” do Công ty PT “có đầu tư làm truyện tranh cho thiếu nhi”. Như vậy, ông L đã được
Công ty PT giao nhiệm vụ là vẽ nên bộ truyện tranh E.

Theo LSHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2022):

“Điều 39. Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả
hoặc giao kết hợp đồng với tác giả

1. Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là
chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ
trường hợp có thoả thuận khác.

2. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu
các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có
thoả thuận khác.”

→ Do Công ty PT là tổ chức giao nhiệm vụ cho ông Lê Phong L vẽ minh họa nên Công ty
PT là chủ sở hữu tác phẩm E, còn ông L là tác giả hình thức thể hiện của các nhân vật O, P,
Q, R do ông Lê Phong L vẽ (như đã lập luận ở phần a).

Theo đó, Công ty PT sở hữu các quyền tài sản được quy định tại Điều 20 LSHTT 2005 (như
quyền làm tác phẩm phái sinh - “Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở
một hoặc nhiều tác phẩm đã có thông qua việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác,
phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển thể nhạc và các chuyển thể
khác” - được quy định tại Khoản 8 Điều 4), và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người
khác công bố tác phẩm. Mà theo như lời kể của ông L, “Công ty PT đã sử dụng 4 hình tượng
nhân vật O, P, Q, R để thực hiện truyện Thần đồng đất Việt từ tập 79 trở đi và các tập truyện
E Khoa Học, E Mỹ Thuật là làm tác phẩm phái sinh.” Quyền làm tác phẩm phái sinh là thuộc
nhóm các quyền tài sản được quy định tại Điều 20 của LSHTT 2005, và do Công ty PT sở
hữu các quyền tài sản này, vậy nên việc Công ty PT sáng tác ra các tác phẩm phái sinh là
không xâm phạm tới quyền lợi của ông L.

Tuy nhiên, dù có quyền làm tác phẩm phái sinh, Công ty PT đồng thời không được phép xâm
phạm tới các quyền nhân thân khác của tác giả bộ truyện tranh E là ông L (ví dụ như Công ty
PT không được sửa chữa, cắt xén hình thức thể hiện của các nhân vật O, P, Q, R hoặc xuyên
tạc các tác phẩm này dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của
ông Lê Phong L).
→ Tuy Công ty PT là chủ sở hữu tác phẩm là hình thức thể hiện của 4 nhân vật, được quyền
sử dụng hình tượng 4 nhân vật này vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình nhưng
phải tôn trọng quyền nhân thân của tác giả là sự toàn vẹn của tác phẩm.

Mà theo ông L, Công ty PT còn “tự tạo ra các biến thể của 4 hình tượng nhân vật này trong
các tập truyện trên với những hình ảnh, dáng vẻ, tư thế khác so với hình tượng gốc do ông
sáng tác mà không được sự đồng ý của ông là xâm phạm đến sự toàn vẹn của tác phẩm và
quyền nhân thân của ông”.

Nếu như lời kể của ông L là đúng sự thật, thì việc công ty PT làm sai lệch 4 hình tượng nhân
vật O, P, Q, R so với hình thức thể hiện gốc không có sự đồng ý của tác giả là ông L quả thực
là làm xâm phạm tới quyền nhân thân của tác giả của 4 nhân vật đó là ông L. Do đó, có căn
cứ xác định Công ty PT đã có hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả Lê Phong L
theo khoản 1 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ về Hành vi xâm phạm quyền tác giả, “1. Xâm phạm
quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật này”; cụ thể là quyền bảo vệ sự toàn vẹn của
tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm
dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả được quy định tại
khoản 4 Điều 19.

Có thể thấy rằng, những tác phẩm phái sinh mà Công ty PT sáng tác ra đã xâm phạm tới
quyền nhân thân của ông L đối với các nhân vật trong bộ truyện E, và đã không có sự đồng ý
của ông.

Mà cũng theo LSHTT năm 2005:

- Điều 14 Khoản 2 “Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1
Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để
làm tác phẩm phái sinh.”

- Điều 20, Khoản 4: “Trường hợp làm tác phẩm phái sinh mà ảnh hưởng đến quyền
nhân thân quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật này còn phải được sự đồng ý bằng
văn bản của tác giả.”

Do đó, những tác phẩm phái sinh mà công ty PT đã sáng tác sẽ không được bảo hộ. Công ty
PT phải chấm dứt việc tự tạo ra và sử dụng những biến thể khác nhau của các hình tượng O,
P, Q, R trên các tập Thần đồng đất Việt tiếp theo tập 78 và trên các ấn bản khác như E Khoa
Học, E Mỹ Thuật, do những hành vi này đang xâm phạm tới quyền nhân thân của ông L.

c) Yêu cầu thứ ba của nguyên đơn: Buộc Công ty PT xin lỗi công khai trên báo Pháp luật,
Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Cười, Sài Gòn Giải Phóng, Thể thao và Văn hóa trong 3
kỳ liên tiếp với nội dung xin lỗi như sau: “Tôi là Phan Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc Công ty
TNHH Truyền thông Giáo dục và Giải trí PT, xin lỗi ông Lê Phong Linh (bút danh Lê L)
cùng toàn thể độc giả E vì đã có hành xâm phạm hình tượng các nhân vật Trạng Tí, Sửu
Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo do ông Lê Phong Linh (bút danh Lê Linh) sáng tác trong bộ truyện
tranh E.

Chấp nhận yêu cầu thứ ba của ông L, vì lẽ sau đây:


Do có sự xâm phạm quyền nhân thân của tác giả như đã phân tích ở trên nên việc Công ty PT
phải công khai xin lỗi ông Lê Phong L như án sơ thẩm đã tuyên là có căn cứ phù hợp với quy
định tại Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ về Các biện pháp dân sự:

“Điều 202. Các biện pháp dân sự

Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ:

1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

4. Buộc bồi thường thiệt hại;

…”

d) Yêu cầu thứ tư của nguyên đơn: Buộc Công ty PT thanh toán chi phí thuê luật sư là
20.000.000 đồng.

Chấp nhận một phần yêu cầu thứ tư của ông L, vì những lẽ sau:

Do đã xác định được có hành vi xâm phạm quyền nhân thân của ông L, nên yêu cầu bồi
thường này của ông L là có cơ sở, phù hợp với Khoản 4 Điều 202, và Khoản 3 Điều 205 của
LSHTT.

“Điều 205. Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ

3. Ngoài khoản bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, chủ thể
quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Tòa án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư.”

Tuy nhiên, ông L phải chứng minh rằng chi phí 20 triệu đồng để thuê luật sư là hợp lý.

You might also like