You are on page 1of 12

Tình huống 2:

Bối cảnh:
Chồng: Nguyễn Đức Huy ( đã mất vào năm 2017, bố của ông Huy mất
sau 1 năm ông Huy mất).)
Vợ: Nguyễn Trịnh Nhật Ly
Có hai người con sinh năm 1998 và 2002, hiện tại người vợ muốn chuyển
toàn bộ phần diện tích đất sang tên cho gia đình mình cả phần của ông bố
của chồng mất sau chồng 1 năm nên theo pháp luật ông được hưởng 1
phần, tức sau khi ông mất thì các con ông thừa kế nhưng bà vợ lại muốn
lấy hết. Tình huống này tôi đã tham gia giải quyết vào ngày 27/9/2023
nhưng sau khi chị Thúy được tư vấn nên đi khai nhận di sản và công
chứng nhưng bị sai sót. Nên ngày 4/10/2023, gia đình bà Ly làm đơn khởi
kiện yêu cầu tuyên bố văn bản thỏa thuận phân chia di sản công chứng
lập ngày 1/10/2023 tại văn phòng công chứng Lê Đình Lợi vô hiệu do các
đương sự đã khai bỏ sót người thừa kế.
Vấn đề pháp lý cần giải quyết:
Xác định xem tư cách đương sự của tổ chức hành nghề công chứng trong
vụ việc liên quan yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu tình
huống trên là gì?
Phân tích quan điểm tự đặt ra để làm rõ vấn đề xác định tư cách đương sự
của tổ chức hành nghề công chứng:
- Tổ chức hành nghề công chứng - có thể trở thành "người yêu cầu" hoặc
"người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” trong việc dân sự “yêu cầu
tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu".
- Tổ chức hành nghề công chứng không đương nhiên là “người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan" mà chỉ có thể trở thành “người có quyền lợi,
nghĩa tụ liên quan” bên cạnh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác
là công chứng viên trong việc yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô
hiệu.
- Tổ chức hành nghề công chứng là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan.

Vậy trong các vụ án dân sự về tranh chấp liên quan đến văn bản công
chứng vô hiệu/ yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thì tư cách
đương sự của TCHNCC sẽ được xác định như thế nào và dựa vào yếu tố
nào?

Quy định của pháp luật có liên quan:


Quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- Khoản 1,2 Điều 68
Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa và liên quan. Đương sự
trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu
giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
2. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ
quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu
Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp
của người đó bị xâm phạm.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu
cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực
mình phụ trách cũng là nguyên đơn."
Khoản 11 Điều 26 Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án
11. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô
hiệu.
14. Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền
giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
- Khoản 5 Điều 68 Đương sự trong vụ việc dân sự
“Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là người yêu cầu Tòa án công
nhân hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh
quyền, nghĩa vụ về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
- Điều 398 Đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
“Công chứng viên đã thực hiện công việc công chứng, người làm chứng,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn
cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật theo quy định của
pháp luật về công chúng.
Điều 597
“Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi
thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường
thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải
hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”.
Quy định của Luật công chứng 2014
Khoản 5 điều 2: Giải thích từ ngữ
“Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn
phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này
và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan”.
- Điều 52 quy định người có quyền để nghị Tòa án tuyên bố văn bản công
chứng vô hiệu gồm:
"Công chứng viên người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người
phiên dịch, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô
hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật”.
Điều 38 Bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng
1. Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người
yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên,
nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây
ra trong quá trình công chứng.
2. Công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên
gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề
công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo
quy định của pháp luật; trường hợp không hoàn trả thì tổ chức hành nghề
công chứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Điều 76. Giải quyết tranh chấp
Trong trường hợp giữa người yêu cầu công chứng và công chứng viên, tổ
chức hành nghề công chứng có tranh chấp liên quan đến hoạt động hành
nghề công chứng thì các bên có quyền khởi kiện vụ việc ra Tòa án để giải
quyết tranh chấp đó.
Giải pháp cho vấn đề pháp lý:
Tình huống này sẽ thuộc việc dân sự yêu cầu tuyên bố văn bản công
chứng vô hiệu, tổ chức hành nghề công chứng Lê Đình Lợi sẽ tham gia tố
tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự.
Dựa vào các căn cứ sau đây để có thể xác định rằng tổ chức hành nghề
công chứng có tư cách đương sự trong vụ án dân sự hay việc dân sự:
Theo khoản 5 điều 2 Luật công chứng 2014 quy định rõ về thành phần tổ
chức hành nghề công chứng. Tổ chức hành nghề công chứng thực hiện
hoạt động công chứng (thông qua công chứng viên) theo quy định của
pháp luật và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu công chứng, cá nhân,
tổ chức khác và pháp luật.
Dựa theo khoản 1 Điều 68 BLTTDS năm 2015 thì TCHNCC hoàn toàn
có thể trở thành đương sự trong vụ án dân sự hay đường sự trong việc dân
sự. Để xem xét tư cách tố tụng của văn phòng công chứng Lê Đình Lợi
trong vụ việc dân sự có yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu,
trước hết cần xét mối quan hệ giữa các chủ thể trong hoạt động công
chứng.
Khác với những quan hệ hợp đồng, giao dịch thông thường có ít nhất hai
bên chủ thể (quan hệ mua bán có bên mua, bên bán, quan hệ tặng cho,
bên tặng, cho, bên nhận... Trong quan hệ công chứng bắt buộc có sự tham
gia của chủ thể thứ ba, do là TCHNC. Như vậy, các mối quan hệ xuất
hiện trong hoạt động công chứng bao gồm: (i) quan hệ giữa bên yêu cầu
công chứng với văn phòng công chứng Lê Đình Lợi; (ii) quan hệ giữa các
bên trong hợp đồng, giao dịch (iii) quan hệ giữa văn phòng công chứng
Lê Đình Lợi với công chứng viên (CCV), nhân viên hoặc người phiên
dịch là cộng tác viên.
Tư cách đương sự của tổ chức hành nghề công chứng trong việc dân sự
“yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
Quan điểm thứ nhất: Tổ chức hành nghề công chứng - có thể trở thành
"người yêu cầu" hoặc "người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” trong việc
dân sự “yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu".
Thứ nhất, văn phòng công chứng Lê Đình Lợi có tư cách "người yêu cầu"
trong việc dân sự “yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
Theo Điều 52 LCC năm 2014 không quy định minh thị TCHNCC có
quyền đề nghị tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu nhưng “người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan" có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản
công chứng vô hiệu. Tuy nhiên văn phòng công chứng Lê Đình Lợi được
tổ chức hoạt động theo quy định của pháp luật công chứng thông qua việc
thực hiện quyền, nghĩa vụ của các cá nhân là công chứng viên trong hoạt
động công chứng. Mặt khác theo quy định tại khoản 1 Điều 38 LCC nêu
trên thì trách nhiệm bồi thường là của pháp nhân (chính là văn phòng
công chứng Lê Đình Lợi). Do đó, pháp nhân có trách nhiệm bồi thường
cũng phải có quyền yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu để
ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra.
Từ do cho thấy, vẫn có thể xác định văn phòng công chứng Lê Đình Lợi
chính là “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” đến công chứng và nếu
có cơ sở cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật để ngăn chặn,
giảm bớt thiệt hại xảy ra thì văn phòng công chứng Lê Đình Lợi có quyền
thông qua người đại diện hợp pháp của mình để yêu cầu Tòa án tuyên bố
văn bản công chứng vô hiệu (tuy nhiên trường hợp này có lẽ chỉ mang ý
nghĩa lý luận chứ dường như ít xảy ra trong thực tế).
Tóm lại, nếu trong trường hợp này, văn phòng công chứng Lê Đình Lợi
yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu và được Tòa án thụ
lý thì văn phòng công chứng Lê Đình Lợi được xác định là “người yêu
cầu” trong việc dân sự về “yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
(khoản 6 điều 27 BLTTDS 2015).
Lý do vô hiệu vì văn bản thỏa thuận trên các đương sự đã khai bỏ sót
người thừa kế. Tòa án đã thụ lý yêu cầu này và xác định Văn phòng công
chứng Lê Đình Lợi tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan trọng việc dân sự.
Quan điểm thứ hai: Tổ chức hành nghề công chứng không đương nhiên là
“người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan" mà chỉ có thể trở thành “người
có quyền lợi, nghĩa tụ liên quan” bên cạnh người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan khác là công chứng viên trong việc yêu cầu tuyên bố văn bản
công chứng vô hiệu.
Do bởi, văn bản công chứng bị tuyên vô hiệu là do công chứng viên tại
văn phòng công chứng thực hiện nên khi giải quyết yêu cầu tuyên bố văn
bản cùng chứng vô hiệu Tòa án chỉ có thể xác định CCV tham gia với tư
cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào loại việc dân sự.
Các chứng cứ, tài liệu để chứng minh việc công chứng có vị phạm pháp
luật từ đó làm cơ sở cho Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
phải được thu thập từ chính CCV chứ không phải tổ chức. Tòa án không
thể giải quyết việc dân sự một cách chính xác đúng pháp luật, đảm bảo
quyền và lợi ích của các đương sự nếu không xác định và triệu tập người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là CCV.
Tuy nhiên, quan điểm này cũng cho rằng, việc triệu tập thêm tổ chức với
tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là không sai nhưng trong
mọi trường hợp thì hầu hết là triệu tập CCV đã công chứng văn bản đó.

Quan điểm thứ ba: Tổ chức hành nghề công chứng là người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan.

Theo khoản 4 Điều 68 BLTTDS năm 2015, “người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện,
nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ
của họ nên họ được từ mình để nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và
được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự
có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có
ai đề nghị đưa họ vào tham gia tổ tụng với tư cách là người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư
cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”

Tranh chấp có liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô
hiệu được hiểu “bao gồm tất cả các trường hợp khi người khởi kiện khởi
kiện về bất kỳ tranh chấp nào: theo hợp đồng (kể cả chính hợp đồng mà
hợp đồng đó được công chứng), giao dịch dân sự; thừa kế bồi thường
thiệt hại mà khi khởi kiện hoặc trong quá trình giải quyết tranh chấp có
liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu và việc tuyên
bố hay không tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là cần thiết để giải
quyết tranh chấp đó”.

Như vậy, trong các tranh chấp theo hợp đồng, giao dịch dân sự; thừa kế;
bồi thường thiệt hại mà khi khởi kiện hoặc trong quá trình giải quyết
tranh chấp có liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
và việc tuyên bố hay không tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là cần
thiết để giải quyết tranh chấp đó thì TCHNCC thông thường được xác
định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trọng vụ án về tranh chấp
có liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

Ngoài ra, theo những nội dung đã phân tích, nếu TCHNCC không kiện ai
hoặc không bị ai kiện thì TCHNCC được xác định là người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan trọng các vụ án về tranh chấp liên quan đến yêu cầu
tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu hoặc trong các tranh chấp khác về
dân sự có liên quan đến văn bản công chứng vô hiệu hoạt động công
chứng.

Vậy trong các vụ án dân sự về tranh chấp liên quan đến văn bản công
chứng vô hiệu/ yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thì tư cách
đương sự của TCHNCC sẽ được xác định như thế nào và dựa vào yếu tố
nào?

Trường hợp 1: Tổ chức hành nghề công chứng là Nguyên đơn

Dựa theo các điều kiện nêu trong khoản 2 điều 68 bộ luật tố tụng dân sự
2015 thì sẽ là nguyên đơn nhưng đối với tranh chấp có liên quan đến yêu
cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu quy định tại khoản 11 điều 26
BLTTDS 2015 thì tổ chức này lại không thể là nguyên đơn. Vì trong
quan hệ công chứng thì tổ chức không phải là một bên của quan hệ pháp
luật cần công chứng mà xảy ra tranh chấp phải giải quyết mà nó chỉ có
vai trò công chứng chứ không có quyền khởi kiện đối với tranh chấp này.

=> Trong vụ án này tổ chức hành nghề công chứng sẽ không là nguyên
đơn.
Nhưng theo điều 38 và điều 76 Luật công chứng 2014 thì tổ chức này sẽ
có quyền khởi kiện người mà đã công chứng cho cái hợp đồng hay giao
dịch này gây ra thiệt hại. Trường hợp xảy ra khởi kiện nếu như sau khi
tôe chức này đã bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại rồi và sau đó
người đã công chứng tạo nên sự sai sót và gây ra thiệt hại đó có thể là
công chứng viên, nhânn viên hay người phiên dịch sẽ trả lại phần bồi
thường đó cho tổ chức nếu không thì tổ chức hoàn toàn có quyền đưa đơn
khởi kiện ra tòa và tòa án sẽ thụ lý bắt đầu từ thời điểm thụ lý vụ án thì tổ
chức sẽ đương nhiên được xác định tư cách đương sự là nguyên đơn.

Bên cạnh đó, TCHNCC cũng có thể khởi kiện cá nhân, tổ chức đã thực
hiện hành vi bị nghiêm cấm “cản trở hoạt động công chứng” (điểm d
khoản 2 Điều 7 LCC năm 2014) và hành vi cản trở này đã gây ra thiệt hại
cho TCHNCC để yêu cầu bồi thường. Khi đó, TCHNCC cũng được xác
định là nguyên đơn trong vụ án về tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng (khoản 6 Điều 26 BLTTDS năm 2015). Ngoài ra, nếu
TCHNCC có tranh chấp khác với người yêu cầu công chứng hoặc với
chính CCV thì tùy vào yêu cầu cụ thể là gì mà Tòa án xác định loại tranh
chấp tương ứng nhưng đều không thuộc tranh chấp liên quan đến yêu cầu
tuyên bố VBCCVH.

Trường hợp 2: Tổ chức hành nghề công chứng là Bị đơn

Theo khoản 3 Điều 68 BLTTDS năm 2015, “bị đơn trong vụ án dân sự là
người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do
Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự
khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm
phạm”.
Theo quy định của pháp luật, TCHNCC có thể bị kiện để yêu cầu thực
hiện nghĩa vụ với nguyên đơn trong các trường hợp sau:

Theo điều 38 và điều 76 Luật công chứng 2014 thì TCHNCC có thể bị
kiện bởi người yêu cầu công chứng, cá nhân, tổ chức liên quan khởi kiện
yêu cầu bồi thường thiệt hại khi cho rằng CCV, nhân viên hoặc người
phiên dịch là cộng tác viên có lỗi trong quá trình công chứng dẫn đến văn
bản công chứng vô hiệu. Ngoài ra, TCHNCC cũng có thể bị kiện trong
các tranh chấp khác có liên quan đến hoạt động hành nghề công chứng
như yêu cầu TCHNCC mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho CCV;
yêu cầu trả lại phí công chứng và các chi phí khác thu vượt quá quy định.

Thực tế hiện nay, hầu hết các trường hợp người yêu cầu công chứng,
người liên quan khi khởi kiện đều khởi kiện TCHNCC để yêu cầu Tòa án
tuyên vô hiệu đối với văn bản công chứng. Mặt khác, do có nhiều nguyên
nhân làm cho văn bản công chứng vô hiệu và TCHNCC chỉ là bên thứ ba
(pháp nhân) hoạt động trong lĩnh vực công chứng chứ không đương nhiên
là một bên trong tất cả tranh chấp liên quan đến văn bản công chứng vô
hiệu. Thêm vào đó vẫn còn có quan điểm cho rằng tranh chấp liên quan
đến hoạt động công chứng phải thuộc phạm vi điều chỉnh của quan hệ
pháp luật hành chính chứ không phải dân sự. Vì vậy, khi cho rằng
TCHNCC có thể trở thành bị đơn trong các vụ án dân sự hay không vẫn
còn quan điểm khác nhau, cụ thể như:

Quan điểm thứ nhất: TCHNCC không có tư cách bị đơn dân sự trừ trường
TCHNCC bị chủ thể khác khởi kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Có thể hiểu là quan hệ giữa TCHNCC với người yêu cầu công chứng chỉ
có thể được điều chỉnh bởi quan hệ pháp luật hành chính trừ khi người
yêu cầu công chứng khởi kiện đòi TCHNCC bồi thường thiệt hại theo
quy định tại Điều 7 của Luật Tố tụng hành chính năm 2015: “Khi giải
quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính, các quy định
pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và pháp luật về tố
tụng dân sự được giải quyết”.
Quan điểm thứ hai: TCHNCC là bị đơn dân sự trong các vụ án tranh chấp
về dân sự liên quan đến yêu cầu tuyên bố VBCCVH hoặc liên quan đến
hoạt động công chứng sẽ có 3 trường hợp:

TH1: TCHNCC đương nhiên và duy nhất là bị đơn khi người yêu cầu, cá
nhân, tổ chức khác chỉ có quyền khởi kiện TCHNCC để yêu cầu bồi
thường thiệt hại do lỗi của CCV, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng
tác viên của TCHNCC gây ra mà không được quyền khởi kiện CCV,
nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của TCHNCC. ( Căn cứ
Điều 38 LCC năm 2014 và Điều 597 BLDS năm 2015).

Ngược lại vẫn có quan điểm trái chiểu khi công chứng viên lại tự họ công
chứng và không thuộc công việc mà tổ chức giao cho họ làm. Yếu tố nữa
là tổ chức cũng không hề biết hành động này của công chứng viên đã làm
nên nếu theo trường hợp 1 này thì tổ chức lại phải chịu nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại quả là chưa công bằng, thuyết phục. Vì thế, người khởi
kiện chỉ có thể khởi kiện CCV chứ không thể khởi kiện TCHNCC.

TH2: TCHNCC/CCV đều có thể bị kiện và trở thành bị đơn một cách độc
lập.

Nếu khi khởi kiện mà chưa xác định được chủ thể chịu trách nhiệm bồi
thường là TCHNCC hay CCV. Nên nếu chỉ kiện 1 trong 2 có thể dẫn đến
yêu cầu khởi kiện không được Tòa án chấp nhận và phải khởi kiện bằng
một vụ án khác dẫn đến mất nhiều thời gian giải quyết, vì vậy mới xuất
hiện trường hợp thứ ba để giải quyết những hạn chế của các TH1 và TH2.
TH3: TCHNCC và CCV là đồng bị đơn.

Nghĩa là người khởi kiện có thể kiện cùng lúc cả hai. ( khoản 4 Điều 4
LCC năm 2014). Trường hợp này thì đặt sự tôn trọng về quyền quyết
định của người khởi kiện vì họ đã suy nghĩ trước khi khởi kiện để khi thụ
lý Tòa án sẽ giải quyết cho họ.

Kết quả và bài học kinh nghiệm:

Qua phần phân tích của tôi cho chúng ta thấy rằng cách xét xử ở thực tế
còn khiếm khuyết, có nhiều quan điểm trái chiều khi xác định tư cách
đương sự của TCHNCC trong vụ án liên quan đến VBCCVH/hoạt động
công chứng văn bản.

Để xác định chính xác nên đặt vấn đề bản chất các quan hệ tranh chấp và
trên cơ sở quy định của pháp luật tố tụng lên ưu tiên. Bởi nó chịu ảnh
hưởng trực tiếp từ việc xác định loại vụ hay việc trong tố tụng dân sự;
bản chất các mối quan hệ pháp luật trong hoạt động công chứng dễ gây
nhầm lẫn nếu không phân chia các mối quan hệ riêng ra.

You might also like