You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

Môn học: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ,


TÀI SẢN VÀ THỪA KẾ
BÀI TẬP THÁNG THỨ NHẤT
(NHỮNG VẪN ĐỀ CHUNG)
GIẢNG VIÊN: LÊ THANH HÀ

Lớp QTL46A1_Nhóm 1

STT Họ và tên MSSV


1 NGUYỄN NGỌC ANH 2153401020013
2 HUỲNH PHẠM MINH CHÂU 2153401020035
3 NGUYỄN THỊ THÙY DUNG 2153401020055
4 HỒ HUỲNH HẠ DƯƠNG 2153401020060
5 LÊ CAO KỲ DUYÊN 2153401020063
6 BÙI THỊ TRÀ GIANG 2153401020068
7 HOÀNG NGÂN GIANG 2153401020069
8 VÕ PHƯƠNG HIỀN 2153401020089
 Bài tập 3: Tổ hợp tác

Tóm tắt Bản án số 02/2021/DS-PT ngày 11/1/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk
Nông:

- Câu 1: Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổ hợp tác và suy
nghĩ của anh/chị về những điểm mới này.

Bộ luật dân sự 2005 Bộ luật dân sự 2015


Số lượng thành viên là từ 3 cá Không đề cập đến số lượng thành viên tối thiểu
nhân trở lên (khoản 1 Điều 111)
Đại diện của tổ hợp tác trong Người đại diện là người được các thành viên của
các giao dịch dân sự là tổ trưởng hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư
do các tổ viên cử ra. Tổ trưởng cách pháp nhân ủy quyền để tham gia xác lập,
tổ hợp tác có thể ủy quyền cho tổ thực hiện giao dịch dân sự. (khoản 1 Điều 101)
viên thực hiện một số công việc
nhất định cần thiết cho tổ. Tại khoản 1 Điều 101 của Bộ luật này cũng đã quy
(khoản 1 Điều 113) định: “Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay
đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên
tham gia quan hện dân sự biết.”
Không đề cập đến “tổ chức khác Tổ chức khác không có tư cách pháp nhân được bổ
không có tư cách pháp nhân” sung  xác định rõ địa vị pháp lý của các chủ thể
là tổ chức nhưng không có tư cách pháp nhân
trong các giao dịch dân sự.
Phân tách riêng hộ gia đình và tổ Không phân tách các quy định của hộ gia đình và
hợp tác. tổ hợp tác thành nội dung riêng biệt mà sử dụng
những quy định  điều chỉnh chung, căn cứ vào
những đặc điểm giống nhau giữa các chủ thể,
tránh những nội dung trùng lặp gây phức tạp
trong quy định của pháp luật.
Không quy định về hậu quả pháp Bổ sung quy định về hậu quả pháp lý đối với giao
lý dịch dân sự do thành viên không có quyền đại diện
hoặc vượt quá phạm vi đại diện xác lập tại Điều
104: “Nếu thành viên không có quyền đại diện mà
xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhân danh các
thành viên khác của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ
chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người
đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại
diện thì giao dịch dân sự đó vô hiệu đối với phần
nội dung không có quyền đại diện. Nói cách khác,
phần nội dung giao dịch dân sự do người không có
quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát
sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.”

 Những điểm mới ở Bộ luật dân sự 2015 so với Bộ luật dân sự 2005 về tổ hợp
tác đã khắc phục phần nào được những hạn chế của Bộ luật dân sự 2005 và khiến cho
Bộ luật dân sự 2015 phù hợp hơn với thực tiễn xã hội hiện nay.

- Câu 2: Trong Quyết định năm 2021, đoạn nào cho thấy giao dịch (hợp đồng thuê
quyền sử dụng đất) được xác lập giữa ông Th và bà H với Tổ hợp tác?
 Căn cứ pháp lý:
 Điều 503 Bộ luật Dân sự 2015: “Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu
lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định của Luật đất đai.”
 Khoản 7 Điều 95 Luật Đất Đai 2013: “Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn
liền với đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào Sổ địa chinh.”
 Khoản 3 Điều 188 Luật Đất Đai 2013: “Việc chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất,
góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có
hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”
 Đoạn cho thấy hợp đồng thuê quyền sử dụng đất được xác lập giữa ông Th và bà
H với Tổ hợp tác:

“Ngày 13/9/2018, Tổ hợp tác X xã N (viết tắt là Tổ hợp tác ) ký hợp đồng

thuê quyền sử dụng đất của ông Nguyễn Thế Th, bà Bùi Thị H để thuê 500m2

đất tọa lạc tại thôn 06, xã N, huyện Đ, tỉnh Đắk Nông, mục đích xây dựng kho

cất trữ cà phê sau thu hoạch, diện tích đất cho thuê là một phần của thửa đất số
50, tờ bản đồ số 03, diện tích 12.103m2 theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất số Y do Ủy ban nhân dân huyện Đ cấp ngày 12/12/2006, đứng tên hộ ông

Nguyễn Thế Th và bà Bùi Thị H… Sau khi ký kết hợp đồng và chứng thực tại Ủy
ban nhân dân xã N….”
(Trang 156)

- Câu 3: Theo Tòa án, ai phía Tổ hợp tác là bên trong giao dịch (với ông Th và bà
H)? Hướng xác định như vậy của Tòa án có phù hợp với quy định không? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.

Căn cứ pháp lý:

 Khoản 1 điều 137 Bộ luật dân sự 2015:

“Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:

a) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ

b) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật

c) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.”

 Khoản 2 điều 138: “Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác
không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại
diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản
chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư
cách pháp nhân.”
 Điều 141: “Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:

a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

b) Điều lệ của pháp nhân;

c) Nội dung ủy quyền;

d) Quy định khác của pháp luật.”

Vì tổ hợp tác X, xã N không có tư cách pháp nhân


Người đại diện của Tổ hợp tác đã trình bày: Ngày 13/9/2018, ông Bùi Vĩnh H đại
diện cho Tổ hợp tác thuê 500m2 đất của ông Th để làm nhà kho… Vậy ông Bùi Vĩnh
H được tổ hợp tác ủy quyền làm người đại diện để ký kết hợp đồng.

Ông Nguyễn T- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã N nhiệm kỳ 2016-2021 trình bày:
Ngày 13/9/2018, ông chứng thực hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất giữa ông Th, bà
H với ông H là đại diện của Tổ hợp tác…. Cho nên giao dịch mà ông H đã ký là phù
hợp với phạm vi của một người đại diện.

Người đại diện của Vì vậy, Ông Bùi Vĩnh H là người đại diện cho Tổ hợp tác để
ký kết hợp đồng là hợp lý.

- Câu 4: Theo Tòa án, ai là Bị đơn và hướng xác định như vậy của Tòa án có
thuyết phục không ? Vì sao.

Theo Tòa án, ông Bùi Vĩnh H là Bị đơn trong vụ án. Hướng xác định như vật của
Tòa án là thuyết phục, bởi vì theo quy định Điều 101 BLDS 2015 thì chủ thể xác lập,
thực hiện giao dịch của Tổ hợp tác là tất cả các thành viên của Tổ hợp tác hoặc các
thành viên ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch và việc
ủy quyền phải được lập thành văn bản.

Trường hợp thành viên của Tổ hợp tác không được các thành viên khác ủy quyền
làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập,
thực hiện. Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm chưa xác minh làm rõ việc ông H ký kết hợp
đồng thuê đất có được các thành viên của Tổ hợp tác ủy quyền hay không; trong hồ sơ
không có văn bản uỷ quyền của các thành viên Tổ hợp tác.

Như vậy, ông H là người trực tiếp ký kết hợp đồng là bị đơn trong vụ án, còn các
thành viên trong tổ hợp tác tại thời điểm ký hợp đồng là người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan. Tổ hợp tác không có tư cách pháp nhân nên ông Bùi Vĩnh H không phải là
người đại diện cho Tổ hợp tác để ký kết hợp đồng.

You might also like