You are on page 1of 4

Trên thực tế, vấn đề xung đột quyền của nhãn hiệu và quyền tác giả là vấn đề không hề

mới kể cả trong lịch sử tư pháp Việt Nam và nước ngoài. Một dấu hiệu, hình tượng nhân
vật có thể là đối tượng được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu cũng có thể là đối tượng được
bảo hộ bởi quyền tác giả điều này gây hiện tượng chồng lấn quyền sở hữu trí tuệ cho
những đối tượng như nhân vật trong phim, truyện.

Đối với những hình tượng nhân vật thì quyền tác giả đối với những nhân vật được phát
sinh một cách tự động, quyền đối với nhãn hiệu sẽ phát sinh sau đó trên cơ sở đăng ký.
Đối với hình tượng của những nhân vật cụ thể quyền tác giả phát sinh hiệu lực mang lại
cho tác giả độc quyền trong việc ngăn cấm những chủ thể khác sử dụng lại những hình
ảnh của mình. Tuy nhiên, nhãn hiệu không phát sinh hiệu lực một cách tự động mà trên
cơ sở đăng ký; điều này gây ảnh hưởng đến chủ thể của quyền tác giả của những hình
tương nhân vật khi những chủ thể khác có thể sử dụng sự ảnh hưởng của những hình
tượng nhân vật này để khai thác thương mại bằng cơ chế nhãn hiệu cho những sản phẩm
khác.

Những hình tượng nhân vật là một sản phẩm sáng tạo thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật
không thể là đối tượng nhãn hiệu được sử dụng cho tất cả các hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ,
hình tượng nhân vật Trạng tý trong truyện Thần đồng đất Việt không thể bị các công ty
khác đăng ký dưới dạng nhãn hiệu cho tất cả các hàng hóa và dịch vụ hoặc hình tượng
của nhân vật Chéri-bibi không thể là đối tượng của nhãn hiệu cho tất cả các loại hàng
hóa và dịch vụ của những chủ thể khác như tiệm bánh mì Chéri-bibi[11]. Những hình
tượng nhân vật siêu anh hùng trong những tiểu thuyết cũng là đối tượng được bảo
hộ trước khả năng những đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng dưới dạng nhãn hiệu.
Trong một bản án, Tòa án sơ thẩm Paris, CH Pháp đã hủy bỏ hiệu lực của nhãn hiệu
“Tarzan” bằng lập luận nhãn hiệu này mang tên một hình tượng nhân vật được bảo hộ
bởi quyền tác giả và việc sử dụng dấu hiệu này chưa có sự đồng ý của tác giả. Việc khai
thác hình tượng trong tác phẩm dưới danh nghĩa nhãn hiệu xuất phát từ hành vi tạo ra
một đối tượng mới của quyền sở hữu trí tuệ nhưng đối tượng này được bảo hộ bởi tính
độc quyền của quyền tác giả, mọi hành vi sử dụng lại đều phải xin phép tác giả.

Tương tự như những vụ án trên, một trong những căn cứ pháp lý mà Marvel đưa ra và
cho rằng nhãn hiệu X-Men của ICP không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ là trùng với tên,
biểu tượng nhân vật của Marvel vi phạm điều 6.1.h, Nghị định 63/CP, chi tiết điều
luật: “Không trùng với một hình tượng, nhân vật đã thuộc quyền tác giả của người
khác trừ trường hợp được người đó cho phép.”

Trong trường hợp này, nhãn hiệu X-men có thể xét được ở khía cạnh bảo hộ nhân vật,
tuy nhiên phải xét thêm các yếu tố khác:
Căn cứ vào Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu
trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan quy định cụ thể tại điều 13 về tác
phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, theo đó:

“Điều 13. Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng

1. Tác phẩm tạo hình quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm
được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: Hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ
thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại
hình đồ họa, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác
giả.

2. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là
tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể
gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa
(hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang,
tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.”

Tuy luật không quy định cụ thể hình thức thể hiện nhân vật là tác phẩm tạo hình ứng
dụng cụ thể, nhưng trong Bản án số 35/2019/DS – ST ngày 18 tháng 02 năm 2019 về
tranh chấp quyền tác giả giữa Công ty Phan Thị và họa sỹ Lê Linh về các hình tượng
nhân vật, Tòa án đã xác định đó là đối tượng bảo hộ của tác phẩm tạo hình, mỹ thuật
ứng dụng . Tuy nhiên, đối với bản án này không có căn cứ xác định các hình tượng nhân
vật X-men được bảo hộ dưới dạng hình tượng nhân vật cụ thể theo quyền tác giả, Hội
đồng xét xử lập luận như sau:
- Nhận định 1:

Khái niệm X – Men của Công ty Marvel Characters, INC được biết đến như những dị nhân, siêu
nhân trong các tác phẩm truyện, phim X – Men của Công ty Marvel Characters, INC là tên gọi
nhóm người có chứa gen X (đột biến) có khả năng khác thường chứ không phải nhân vật cụ
thể (không được thể hiện bằng đường nét, màu sắc, cách bố trí,... cụ thể mà chỉ là tên gọi). Mỗi
nhân vật trong nhóm lại có tên gọi, đường nét,... khác nhau.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995, Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 của
Chính phủ được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001
và các văn bản hướng dẫn thi hành, cũng như Công văn số 454/BQTG-BQ ngày
01/11/2006 của Cục Bản quyền tác giả thì tên nhân vật trong tác phẩm không được
bảo hộ do tên nhân vật chỉ là cách định danh bình thường không thể hiện bao quát hình
tượng của nhân vật, vì vậy không có căn cứ để bảo hộ hình tượng X-Men cho Marvel.
- Nhận định 2:
Nhãn hiệu X-Men bảo hộ theo GCN ĐKNH số 63481 gồm chữ “X-MEN” viết hoa và chữ “X”
cách điệu đặt trong hình tròn không trùng hoặc tương tự với hình ảnh nhân vật X-Men, những
người đột biến gien với những khả năng siêu phàm trong các tác phẩm của Công ty Marvel.
X-Men là nhãn hiệu hàng hóa không phải là tác phẩm, do đó không thể áp dụng quy định về
xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh để xem xét, đánh giá việc bảo hộ nhãn
hiệu hàng hóa.

Từ hai nhận định trên, Cục Sở hữu trí tuệ khẳng định không thể nói nhãn hiệu không
được bảo hộ do trùng với tên nhân vật X-MEN.

Tuy nhiên, theo quan điểm của nhóm, lập luận của Cục Bản quyền là chưa thỏa đáng..
Trên thực tế, có những hình tượng nhân vật được bảo hộ như Snoopy, Mickey, Tarzan,
Harry Potter mang lại nhiều ảnh hưởng cho công chúng. Ngay cả các hình tượng nhân
vật tiểu thuyết, một hình tượng không quá rõ ràng do chỉ được miêu ta qua câu chữ,
không được thể hiện qua đường nét, màu sắc,... vẫn là một đối tượng được bảo hộ bởi
quyền tác giả trong các luật sở hữu trí tuệ các nước trên thế giới. Trong những án lệ của
Pháp nhiều hình tượng nhân vật được bảo hộ miễn sao hình tượng đó mang những đặc
trưng có tính nguyên gốc như hình tượng của Lucky Luke hay La Panthère Rose hay
những hình tượng khác như Zorro và Superman. Như vậy, trên thực tế việc hình tượng
nhân vật được bảo hộ là không hiếm xảy ra. Và hình tượng nhân vật là một đối tượng
được bảo hộ bởi quyền tác giả, bảo hộ một cách tự động. Việc này có thể đi ngược với
hướng giải thích của Tòa án trong bản án số 03/2013/HCST ngày 29/3/2013 của Tòa án
nhân dân thành phố Hà Nội về những hình tượng của nhân vật X-Men. Rất tiếc trong
bản án các bên đã không đề cập đến khía cạnh này.

Dịch:

You might also like