- Vị trí địa lí quá khứ:: 1.AI CẬP

You might also like

You are on page 1of 15

Ôn tập lịch sử cổ trung đại.

1.AI CẬP:
- Vị trí địa lí quá khứ:
•Ai Cập cổ đại nằm ở phía Đông Bắc Châu Phi, nơi trải dài theo hai bờ sông
Nin
•Phía Bắc là vùng Hạ Ai Cập, nơi sông Nin đổ ra Địa Trung Hải
•Nền văn minh tập trung chủ yếu ở vùng Hạ lưu Ai Cập
•Sông Nin là một phần huyết mạch trong suốt chiều dài lịch sử
•Phía Tây giáp sa mạc Sahara, Phía Nam giáp Nubia (miền rừng núi trùng điệp
thuộc Trung bộ Châu Phi), phía Bắc giáp Địa Trung Hải, phía Đông Bắc có cửa
ngỏ Xuy-ê là cửa ngõ dễ dàng tiến vào Ai Cập
- Vị trí địa lí hiện tại:
•Ai Cập giáp với vùng biển Địa Trung Hải và có biên giới giáp với Dải Gaza và
Israel về phía đông bắc, giáp vịnh Aqaba về phía đông, giáp biển Đỏ về phía
đông và nam, giáp Sudan về phía nam, và Libya về phía tây.
•Điều kiện tự nhiên :
•Thượng Ai Cập là dãy thung lũng dài và hẹp, có nhiều núi đá; hạ Ai Cập là
vùng châu thổđồng bằng sông Nile.
•Với địa hình khép kín, hơn 90% đất ở Ai Cập là sa mạc,số ngày mưa rất ít,
quanh năm trời nắng, độ ẩm không khí thấp. Khí hậu nóng nực, khô khan
•Hàng năm cứ từ tháng sáu đến tháng mười mực nước Ai Cập dâng cao,cả Ai
Cập ngập trong nước như một biển cả mênh mông, đến tháng mười một nước
sông Nile rút xuống để lại phù sa màu mỡ, thích hợp để gieo trồng ngũ cốc ( Ai
Cập cổ đại dân cư bên hai bờ sông Nile biết làm nông từ rất sớm )
•Hai bên bờ sông Nile, gần các hồ, đầm,.. mọc rất nhiều cây Papyrus, người Ai
Cập đã dùng gỗ cây này để làm giấy để viết.
- Quá trình hình thành
•Cư dân cổ đại Ai Cập sống theo hai bên lưu vực sông Nile, sống theo từng
công xã được gọi là Nôm.
•Từ thiên niên kỷ thứ IV, các Nôm ở phía Bắc hợp lại thành Hạ Ai Cập, các
Nôm ở miền Nam hợp thành Thượng Ai Cập.

1
Ôn tập lịch sử cổ trung đại.

•Khoảng năm 3000TCN, vua Namer và vua Menes đã thống nhất Thượng và Hạ
Ai Cập thành một, nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời.
•Ai Cập đã đi qua 31 vương triều, chia làm 5 giai đoạn chính, kéo dài khoảng
3200 năm, bắt đầu từ khoảng 3200 năm TCN đến năm 31 TCN
*MỞ RỘNG : 5 thời kì
Tảo Vương quốc
Tân Vương quốc
Cổ Vương quốc (thời kì này xây dựng kim tự tháp)
Hậu vương quốc
Trung Vương quốc
•Sự suy vong : Đến năm 525, Vương quốc Ba Tư đến và thống trị nơi đây. Đến
năm 332 TCN, Alexander đại đế đến và chinh phục Ai Cập mà không gặp sự
kháng cự nào của người Ba Tư đang trị vị ở đây và được người Ai Cập chào đón
như một người giải phóng.Vào năm 30 TCN Ai Cập chính thức trở thành một
tỉnh của đế quốc La Mã, theo đó chấmdứt nền văn minh.

2.LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI
– Vị trí địa lí quá khứ :
•Lưỡng Hà là vùng đất Tây Á, nằm giữa hai con sông Tigris và Euphrates ( cả
hai đều được bắt nguồn từ dãy núi Taurus)
•Phía Bắc và Phía Đông : Dãy núi biên giới Armenia và cao nguyên Iran cằn cỗi
•Phía Tây là thảo nguyên Xiri và sa mạc Arabi nên Lưỡng Hà sớm trở thành địa
bàn cư tụ và nơi xuất phát của nhiều nền văn minh cổ đại ( khoảng 3500 năm
trước Công Nguyên )
•Được gọi là “Mesopotamia”- vùng đất giữa hai con sông
Ở cực Nam hai con sông hợp dòng và đổ ra Vịnh Ba Tư.
- Vị trí địa lí hiện tại :
•Ngày nay Lưỡng Hà nằm ở Iraq.
•Theo nghĩa rộng nhất, khu vực lịch sử bao gồm Iraq, Kuwait, một phần của
Iran, Syria vàThổ Nhĩ Kỳ ngày nay

2
Ôn tập lịch sử cổ trung đại.

- Điều kiện tự nhiên


•Về địa hình : Lưỡng Hà có địa hình tương đối bằng phẳng, ít núi non hiểm trở,
là vùng đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu, không có biên giới tự nhiên nên giao
thông thuận tiện, mặt khác chiến tranh liên miên vì có sự pha trộn của nhiều nền
văn hóa
•Khí hậu lục địa, hè nắng cháy ở phương Nam và đông lạnh đặc biệt là ở
phương Bắc.Về mùa xuân, tuyết tan ở cao nguyên Armenia, thành nước chảy
xuống hai con sông gây ngập lụt => đất đai không ngừng bồi đắp, tạo nên phù
sa màu mỡ.
•Về khoáng sản, tuy khá hiếm đá quý nhưng có đất sét rất tốt và đây chính là
nguồn nguyên liệu cho kiến trúc và chất liệu để viết.
- Quá trình hình thành :
•Trải qua 5 nhà nước
•Cư dân xưa nhất của người Lưỡng Hà là người Xu-me : Họ từ Trung Á di cư
đến miền Nam Lưỡng Hà vào thiên niên kỷ IV ( khoảng 3500 TCN). Từ đây họ
thành lập nhiều thành bang như Ua, Êridu, Lagat,..
•Trong thiên niên kỷ III TCN, các tộc người Akkadia ( đế quốc Akkad), Assyria
( đế quốc Tân Assyria), Babylonia ( Văn minh cổ Babylon )
•Sụp đổ : người Ba Tư xâm lược Lưỡng Hà vào năm 539 TCN

3. ẤN ĐỘ
- Vị trí địa lí quá khứ :
•Ấn Độ là bán đảo ở Nam Á, có ba mặt giáp biển, nằm trên trục từ Tây sang
Đông
•Văn minh Ấn Độ cổ hình thành ở lưu vực 2 sông : Sông Ấn và sông Hằng- 2
con sông rộng lớn tạo nên những vùng đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp.
•Vùng núi cao phía Bắc là dãy Himalaya quan năm tuyết phủ, hiểm trở.
•Vùng cao nguyên Đê-Can là vùng rừng rậm có nơi còn hoang sơ ở miền Nam
và miền Trung
- Vị trí địa lí hiện tại :
•Thuộc khu vực Nam Á, phía Bắc giáp Trung Quốc, Nepal và Bhutan.

3
Ôn tập lịch sử cổ trung đại.

• Phía Đông Bắc giáp Myanmar, Bangladesh.


•Phía Tây Bắc giáp Pakistan và Afghanistan.
•Phía Tây, Đông và Nam giáp Ấn Độ Dương.
- Điều kiện tự nhiên
•Địa hình nhiều núi non trùng điệp, có nhiều đồng bằng rộng lớn và trù phú, có
những vùng ẩm thấp mưa nhiều, có những vùng sa mạc khô khan, nóng nực.
•Đồng bằng phía Đông là lưu vực sông Hằng, hằng năm cứ đến mùa tuyết tan
( tháng 6 ), nước sông dâng lên cao để lại lớp phù sa màu mỡ trên đồng ruộng.
•Miền Nam Ấn Độ là cao nguyên Deccan rộng lớn, có nhiều rừng rú và khoáng
sản
•Khí hậu nóng nực, lượng mưa phân bố không đều: Ở hạ lưu sông Hằng, lượng
mưa tương đối cao. Nên ở đây có thể trồng lúa, mía,.. mà không cần có sông
đào. Còn ở miền Tây Bắc Ấn
Độ thì mưa rất ít, buộc phải khai nhiều sông đào.
•Gió mùa Tây Nam, vào khoảng tháng 6 và tháng 7, thổi từ Ấn Độ Dương mang
lại lượng mưa rất lớn. Khí hậu nóng nực nhưng lại ẩm ướt về mùa hạ, và là một
loại khí hậu rất thích hợp với sự sinh trưởng của các loại cây thực vật và động
vật vùng nhiệt đới.
– Nét nổi bật về chính trị của các triều đại lớn :
•Vương triều Gúpta:
-Năm 232 TCN, Hoàng đế Ashoka băng hà, Ấn Độ rơi vào tình trạng phân liệt.
Hơn 500 năm sau tức là 320, Ấn Độ thống nhất lại dưới vương triều Gúp-ta
-Đầu thế kỉ VI, người Hung Nô tràn vào xâm lược Bắc Ấn
-Năm 535, vương triều Gúpta kết thúc.
•Vương triều Hồi giáo Đêli :
-Năm 1206, vương triều Hồi giáo đầu tiên ở Ấn Độ ra đời
-Đầu thế kỉ XVI, vương triều Đê-li thống nhất và phát triển
-Thế kỉ XVI, vương triều Hồi giáo Đê-li sụp đổ
•Vương triều Mô-gôn

4
Ôn tập lịch sử cổ trung đại.

-Đầu thế kỉ XVI, vương triều Đê-li bắt đầu suy yếu, một số bộ phận dân Trung
cũng theo Hồi giáo nhưng tự nhận là dòng dõi Mông Cổ, tấn công Ấn Độ, lập ra
Vương Triều Mô-gôn
-Năm 1556, Hoàng đế A-cơ-ba lên nắm quyền, nỗ lực thống nhất lãnh thổ bằng
các cuộc chinh phạt, đưa đế quốc Mô-gôn bước vào giai đoạn thịnh trị.
•Đế quốc Maurya : -một thế lực hùng mạnh trên một diện tích rộng lớn vào thời
Ấn Độ cổ đại từ năm 321 tới năm 185 TCN.
-Vương triều Nanda bị lật đổ và nhanh chóng mở rộng thế lực của mình, năm
320 TCN, đế quốc đã hoàn toàn kiểm soát được vùng Tây Bắc Ấn Độ.
-Đế quốc bắt đầu suy sụp vào thời kỳ trị vì của A Dục Vương, tan rã vào năm
185TCN

4. Trung Quốc
- Vị trí địa lí quá khứ:
•Nằm ở giữa hạ lưu hai con sông Hoàng Hà (5464km) phía Bắc và Trường
Giang(5800km) ở phía Nam
•Khi mới thành lập nước ( vào khoảng thế kỉ XXI TCN), Trung Quốc là một
nước nhỏ
- Vị trí địa lí hiện tại
•Nằm ở Đông Á, giáp Mông Cổ, Nga, Triều Tiên, Thái Bình Dương, Việt Nam,
Lào,..(tiếpgiáp 14 nước)
•Thuộc khu vực phía Trung
- Điều kiện tự nhiên
•Hằng năm về mùa hạ sang đầu thu, băng tuyết ở nguồn tan ra, nước lũ dâng lên
nhanh chóng, đặc biệt là sông Hoàng Hà, nước lũ dâng lên nhiều lần làm thay
đổi cả dòng sông, gây nên thủy tai.
•Với những đồng bằng màu mỡ : Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam rộng lớn rất
thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.
•Hệ sinh thái vô cùng phong phú với hàng ngàn cây làm thuốc quý và vô vàn
những động vật quý hiếm.
•Trung Quốc cổ cũng rất giàu khoáng sản cần thiết cho việc phát triển những
ngành nghề thủ công đa dạng.

5
Ôn tập lịch sử cổ trung đại.

- Nét nổi bật chính trị của các triều đại lớn:
( thời cổ đại của Trung Quốc kéo dài khoảng 2000 năm )
*Nhà Tần (221-206 TCN )
•Đến cuối thời nhà Chu, nhà nước Tần dần mạnh lên, Tần Doanh Chính đã lần
lượt đánh chiếm các nước, thống nhất Trung Quốc.
•Năm 221 TCN, Doanh Chính lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Tần Thủy Hoàng
•Ông đã thực hiện nhiều chính sách, đặt nền móng cho sự thống nhất và phát
triển lâu dài của Trung Quốc về sau
•Các giai cấp mới xuất hiện. Quan hệ bóc lột giữa địa chủ và nông dân bằng địa
tô ngày càng chiếm địa vị thống trị => Chế độ phong kiến chính thức được xác
lập ở Trung Quốc.

*Nhà Hán (206 TCN- 220 SCN )


•nhà Hán cai trị suốt 4 thế kỷ và được coi là một trong những triều đại phát triển
rực rỡ ở Trung Quốc.
•Các Hoàng Đế triều Hán tiếp tục củng cố bộ máy cai trị, mở rộng hình thức
tiến cử con em gia đình địa chủ tham gia vào chính quyền.
•Xóa bỏ bớt những chế độ hà khắc
•Giảm thuế, sưu dịch
•Khuyến khích nông dân làm ruộng
•Chiến tranh xâm lược bắt đầu diễn ra ( Vệ Mãn Triều Tiên, Dạ Lang, Hung
Nô,..)

*Nhà Đường ( 618-907) :


•Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, nâng cao quyền
lực của Hoàng Đế.
•Dưới thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước như vùng Nội Mông,
Tây Vực, bán đảo Triều Tiên,.. => Lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng
•Bộ máy cai trị phong kiến hoàn chỉnh, cử người thân tín cai quản địa phương,
cử cử người trong họ hay công thần giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải biên cương, mở
khoa thi chọn người làm quan.

6
Ôn tập lịch sử cổ trung đại.

•Thống nhất tiền tệ, đo lường.


•Đến cuối thời Đường, mâu thuẫn xã hội gay gắt. Năm 874, khởi nghĩa Hoàng
Sào nổ ra, nhà Đường bị lật đổ.

*Nhà Tống ( 960-1279)


•Tống Thái Tổ cai trị trong 16 năm, ông có công lớn trong việc thống nhất lãnh
thổ Trung Quốc trở lại, chấm dứt thời Ngũ Đại đầy chia cắt.
•Chinh phục từng quận huyện và ngăn cản quân lính không cướp bóc dân địa
phương.=> Kiểu chính trị giết hại và chiến tranh dường như đã kết thúc.

*Nhà Nguyên ( 1271-1368)


•Là nhà nước kế tục Đế quốc Mông Cổ và đánh dấu lần đầu tiên Trung Hoa chịu
sự cai trị của một triều đại do người dân tộc thiểu số lập ra
•Trong thời kì từ Nguyên Thế Tổ đến Nguyên Vũ Tông, quốc lực triều Nguyên
đạt đến đỉnh cao.
•Thất bại khi tiến hành các chiến dịch chinh phạt Nhật Bản và các nước Đông
Nam Á, nhất là thất bại 3 lần đưa quân xâm chiếm Đại Việt.

*Nhà Minh ( 1368-1644):


•Là Hoàng triều Trung Quốc cuối cùng của người Hán.
•Năm 1368, khởi nghĩa nông dân của Chu Nguyên Chương lật đổ nhà Nguyên
và lập nên nhà Minh
•Năm 1380, bỏ chức Thừa Tướng, Thái úy thay vào đó là các Thượng thư gồm
6 bộ. Hoàn chỉnh bộ máy quan lại.
•Cuối thời Minh, mâu thuẫn xã hội gay gắt, nông dân khởi nghĩa ( Lý Tự Thành
làm cho nhà Minh sụp đổ )

*Nhà Thanh ( 1644-1911)


•Người Mãn Châu ( bộ tộc ở phương Bắc ) lập nên nhà Thanh vào năm 1636.
Quân Thanhtiến vào Trung Quốc, đánh bại quân khởi nghĩa của Lý Tự Thành

7
Ôn tập lịch sử cổ trung đại.

•Nhà Thanh thi hành chính sách áp bức dân tộc, người Trung Quốc phải theo
phong tục của người Mãn.
•Do chính sách áp bức bóc lột của nhà Thanh, nông dân khởi nghĩa. Lợi dụng
nhà Thanh suy yếu, tư bản phương Tây bắt đầu dòm ngó và xâm lược Trung
Quốc

5. Hy Lạp cổ đại
Vị trí địa lý quá khứ
Miền Nam bán đảo Ban Căng ( vùng lục địa Hy Lạp)
•Các đảo bên ngoài biển Êgie và miền ven biển phía Tây Tiểu Á.Miền lục địa
Hy Lạp về mặt địa hình chia làm 3 khu vực : Bắc, Trung, Nam.
- Vị trí địa lí hiện tại
•Là quốc gia có chủ quyền thuộc khu vực Nam Âu.
•Nằm phía Nam của bán đảo Balkan, giáp với Albania.
•Bao bọc phía Đông và phía Nam đất nước còn biển Ionia nằm ở phía Tây.
- Điều kiện tự nhiên
•Phần lớn địa hình của Hy Lạp là núi non hiểm trở. Lãnh thổ Hy Lạp có rất
nhiều những hòn đảo lớn nhỏ thuộc khu vực biển Địa Trung Hải.
•Nhìn chung đất đai của Hy Lạp không màu mỡ, phì nhiêu, không thuận lợi
trồng cây lương thực.
•Vùng biển Êgiê phía tây của bán đảo Ban Căng khúc khuỷu tạo nên nhiều vị và
hải cảng, rất thuận lợi cho việc phát triển hàng hải.
•Đất đai hợp với cây Ôliu lấy dầu và cây nho làm rượu => Điều kiện địa lí đó đã
giúp Hy Lạp cổ đại đã trở thành nước có nền công thương nghiệp phát triển.
•Khí hậu Hy Lạp ấm áp với nhiều ngày nắng trong năm.
-Sự hình thành :
•Trải qua 4 thời kì:Văn hóa Crete-Mycenae, Homer, thành bang, Hy Lạp hóa.
•Vào thế kỷ thứ VIII TCN, Hy Lạp cổ đại bắt đầu trỗi dậy từ thời kỳ tăm tối sau
khi nền văn minh Mycenae sụp đổ.
•Thời kì văn minh Crete-Mycenae : từ sớm, vùng biển Êgie mà trung tâm là đảo
Crét và vùng Myxen ở bán đảo Peleponedo đã từng tồn tại những nền văn minh
8
Ôn tập lịch sử cổ trung đại.

rực rỡ. Ở đây có nhiều cung điện, thành quách. ( Thiên niên kỷ III-Thiên niên
kỷ II TCN )
•Thời kì Hôme ( thế kỉ XI-IX TCN ) : được phản ánh trong 2 tập sử thi Iliat và
Ôdixe của Hôme.
•Thời kì thành bang : đây là thời kì quan trọng nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại.
2 thành bang: thành bang Aten và thành bang Xpac. Phân hóa dân cư thành 3
giai cấp : quý tộc, bình dân, nô lệ nên đến thế kỉ VII TCN ở Hy Lạp một lần lần
nữa lại xuất hiện nhà nước nhỏ.
•Thời kỳ Hy Lạp hóa : các thành bang Hy Lạp suy thoái, nhưng văn hóa Hi Lạp
được truyền bá rộng rãi trên khắp các lãnh thổ sang Phương Đông vì các cuộc
xâm lược của Alexander đại đế.
• Dân chủ : Dân chủ Athen
•Gồm 4 cơ quan : Đại hội nhân dân, Hội đồng 10 tướng lĩnh, Hội đồng 500, Tòa
án 6000 người.
•phát triển ở thành phố Athena, khoảng năm 500 TCN. Được biết đến là một
trong những nền dân chủ đầu tiên và có lẽ là nền dân chủ quan trọng nhất trong
thời cổ đại.
•Nền dân chủ cổ điển của Athens được tổ chức với các buổi họp cộng đồng ( đại
hội nhân dân ). Người dân Athen gặp nhau định kỳ để bàn thảo về tình hình đất
nước và đưa ra cácchính sách quyết định.
•Người Athen cực kì tôn trọng công lý và pháp luật. Lý tưởng chính trị chính
là : Bình đẳng giữa tất cả mọi người, sự tự do

6. LA MÃ CỔ ĐẠI :
- Địa lí quá khứ :
•La Mã là tên của một quốc gia cổ đại phát nguyên từ bán đảo Ý. Đây là một
bán đảo dài và hẹp ở Nam Âu, hình chiếc ủng vươn ra Địa Trung Hải
•Phía Bắc có dãy Anpơ ngăn cách Ý với Châu Âu.
•Phía Nam là đảo XixinPhía Tây có đảo Coocxo và đảo Xacdennho.
- Địa lí hiện tại : •Rome- thuộc thủ đô của nước Ý. Là thành phố lớn nhất và
đông dân nhất nước Ý.
•Nằm ở trung tâm vùng Phía Tây bán đảo Ý

9
Ôn tập lịch sử cổ trung đại.

- Điều kiện tự nhiên :


•Là vùng đồng bằng màu mỡ có thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc.Bờ biển
phía Nam có nhiều vịnh
•Khí hậu ấm áp mưa nhiều
•Lượng khoáng sản phong phú như đồng, chì, sắt,..
-Sự hình thành :
•La Mã cổ đại là nền văn minh bắt đầu từ sự kiện thành lập thành phố Rome vào
thế kỷ thứ 8 TCN cho tới sự sụp đổ của Đế quốc Tây La Mã vào thế kỷ thứ 5
CN.
•Theo truyền thuyết, năm 753 TCN
•Lịch sử La Mã chia thành ba thời kỳ chính: Thời kỳ cổ đại ( từ thế kỷ 8 đến thế
kỷ 4 TCN), Thời kỳ Cộng hòa La Mã ( từ thế kỷ 3 đến thế kỷ 1 TCN ), thời kỳ
Đế quốc La Mã ( từ 1 TCN đến năm 467 ).
- Dân chủ :
Giai đoạn 753-510 TCN : Đứng đầu nhà nước là nhà nước là Vua, dưới vua là
Viện Nguyên Lão và Đại hội nhân dân.
-> Vì vậy thời kì này gọi là thời kì Vương Chính
Thời kì Cộng hòa La Mã, vào khoảng 510 đến 30 TCN ( thế kỉ I TCN ):
Giai đoạn này quyền lực tối cao nằm trong tay Viện nguyên lão do dân bầu, và
đứng đầu VNL là hai quan chấp chính có quyền lực ngang nhau.
=> Thời kì này La Mã trở thành một đế quốc bao trùm toàn bộ những vùng đất
quanh bờ Địa Trung Hải.
•Thời kì Đế quốc La Mã từ năm 30 TCN đến năm 476 sau CN:
Xu hướng độc tài xuất hiện. Năm 27 TCN, Viện Nguyên Lão đã suy tôn
Augustus làm đấng tối cao

7.CUỘC THIÊN DI CỦA NGƯỜI GIÉCMAN.


•Giecman là một tộc người ở Đông Bắc đế quốc Rome, họ sống theo lối du
mục, du cư, cướp bóc, sống ở giai đoạn cuối cùng của công xã nguyên thủy
•do sự phát triển kinh tế và dân số tăng nhanh một số bộ tộc người Giecman đã
di cư vào lãnh thổ của đế quốc Roma

10
Ôn tập lịch sử cổ trung đại.

•Người Giecman bao gồm các bộ lạc Gốt, các bộ lạc Văng-đan, Phơ-răng,
Ănglo Xắc Xông
-Khoảng thời gian và diễn biến chính :
•Cuối thế kỉ II đến thế kỷ V, người Giecman ồ ạt thiên di vào đế quốc Rome.
( trước đó họ không thể tiến sâu vì sức mạnh của người La Mã còn có thể ngăn
chặn họ, nhưng vào thế kỉ thứ III, La Mã bị suy thoái nên không còn đủ sức.
Đến cuối thế kỉ thứ IV, họ tràn ngập vào La Mã. Đầu thế kỉ thứ V ( tức là vào
những năm 300, họ nghiễm nhiên làm chủ cả Tây La Mã).
•Đến năm 410, vua Alaric của tộc người Visigoth đã tổ chức thành công cuộc
cướp phá thành Rome.=> họ lần lượt thành lập các vương quốc “man tộc”
•Sau một khoảng thời gian người Visigoth được cho định cư tại một vùng trên
lãnh thổ phía Đông nhưng lại chịu sự áp bức của các quan lại địa phương nên họ
đã nổi dậy khởi nghĩa => Năm 419, họ thành lập nên vương quốc đầu tiên của
người Giecman trên đất của đế quốc Rome ( Vương quốc Visigoth )
•Năm 476, người đứng đầu tộc Germanic là Odoacer đã tiến hành một cuộc nổi
loạn và phế truất ngôi vị Hoàng Đế của Romulus Augustus. => và kể từ khi đó
không một vị Hoàng đế La Mã nào giành lại quyền cai trị => Thời điểm đế quốc
Tây La Mã bị sụp đổ.
- Địa bàn di chuyển (quá khứ và hiện tại ):
• Tây La Mã lọt vào tay Giecman.
•Năm 395, người Visigoth tiến vào kinh đô của đế quốc Constantinopolis Đông
La Mã (Istanbul-Thổ Nhĩ Kỳ),
•Người Vandale chiếm cứ phía Nam Y Pha Nho (tức là Tây Ban Nha ngày nay)
và Phi Châu ( tức là Châu Phi ngày nay ).
•Goth chiếm xứ Ý
•Visigoth chiếm Y Pha Nho và phía Nam Gaule ( ngày nay là Pháp ) cho đến
sông Loire ( con sông dài nhất nước Pháp )
•Burgundee là khu vực sông Rhone ( ngày nay là ở Pháp, vùng châu thổ của
sông nằm trên toàn khu vực Camargue-Pháp )
•Franc chiếm toàn xứ Bỉ.
- Ý nghĩa:
+ Như vậy sau sự xâm lược của người Giécman, xã hội Châu Âu đã có một sự
biến đổi lớn. Đó là sự hình thành của xã hội phong kiến.

11
Ôn tập lịch sử cổ trung đại.

+ Họ đã chiếm đất, phế truất hoàng đế, xóa sổ tầng lớp chủ nô, nô lệ.
+ Lập ra nhiều vương quốc mới.

8. LÃNH ĐỊA VÀ THÀNH THỊ CỦA CHÂU ÂU TRUNG ĐẠI :


•Lãnh địa : Là vùng đất rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được và nhanh
chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình ( Lãnh địa là đơn vị chính trị và
kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Châu Âu ).
•Lãnh địa phong kiến ra đời vào thế kỷ IX.
•Lãnh địa có đất đai, nhà cửa, trang trại, nhà thờ, có quân đội, có tổ chức riêng.
Lãnh chúa là người làm chủ như một ông vua, thậm chí có quyền chi phối mọi
mặt đời sống nông nô,kể cả việc cưới xin ma chay ( hoạt động của lãnh địa )
• Lãnh chúa: Xa hoa, đầy đủ, không phải lao động, sống sung sướng trong các
lâu đài
• Nông nô : Đói nghèo, khổ cực làm việc trên khu đất lãnh chúa cho thuê và nộp
tô thuế rất nặng
•Lãnh chúa phong kiến hình thành từ các tầng lớp quý tộc quân sự ( thủ lính
quân sự ), quý tộc tăng lữ ( giáo chủ, giám mục được tặng đất rộng lớn).
•Nông nô được hình thành từ nô lệ được giải phóng và nông dân tự do mất
ruộng đất
.=> quan hệ bóc lột.
=> Sự tồn tại của lãnh địa phong kiến khiến quyền lực nhà nước không tập
trung vào tay vua mà bị hạn chế và phân tán cho các lãnh chúa. Hệ thống cơ
quan nhà nước từ trung ương đến địa phương không có sự thống nhất chặt chẽ.
=> Mỗi một lãnh địa trở thành một quốc gia nhỏ, người ta gọi đấy là chế độ
phân quyền cát cứ.
• Thành thị :
•Cuối thế kỉ XI, sản xuất thủ công nghiệp trong các lãnh địa phát triển dẫn đến
nhu cầu trao đổi sản phẩm
•Thợ thủ công tìm cách thoát ra khỏi lãnh địa, hoặc tự trả tiền chuộc thân mình
để tập trung ở những nơi đông người qua lại, họ buôn bán và lập xưởng sản
xuất.

12
Ôn tập lịch sử cổ trung đại.

•Các thị trấn nhỏ xuất hiện, dần trở thành thành phố lớn gọi là thành thị trung
đạiTrong thành thị có các thương hội và phường hội.
•Cư dân thành thị gồm thợ thủ công và thương nhân.
•Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự cấp, tự túc, thúc đẩy mở rộng thị
trường và tạo điều kiện thống nhất quốc gia.
•Thành thị ra đời đã xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ
phong kiến tập quyền=> Thành thị ra đời có vai trò rất quan trọng đối với sự
phát triển của xã hội châu Âu
•SO SÁNH
Lãnh địa Thành thị
Kinh tế Tự cung tự cấp,đóng kín Trao đổi, buôn bán hàng hóa bên
ngoài
Hình thức Nông nghiệp ( chủ đạo), Thủ công nghiệp, thương
nghiệp.
Sản xuất thủ công.

Xã hội Lãnh chúa-nông nô. Thợ thủ công-thương nhân


Thời gian Sau khi Giec-man chiếm Roma Cuối thế kỉ XI

9. NHỮNG CHUYỂN BIẾN LỚN


•Nguyên nhân :
•Thế kỉ XV, do nhu cầu phát triển của nền kinh tế hàng hóa, nhu cầu sản xuất
của xã hội, nhu cầu tiêu dùng của giới quý tộc ngày càng tăng từ thị trường,
hàng hóa, từ phương Đông
•Con đường giao lưu thương mại qua Tây Á, Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc
chiếm =>Cần tìm con đường mới sang buôn bán với phương Đông
•Do con đường bộ vận chuyển bằng lạc đà và ngựa chậm, vận chuyển ít hàng
hóa nên phảitìm con đường biển vận chuyển bằng tàu thuyền năng suất cao hơn
•Các cuộc phát kiến địa lí : Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là hai nước đi đầu
trong thám hiểm và khám phá những vùng đất mới :

13
Ôn tập lịch sử cổ trung đại.

•1415, có nhiều nhà thám hiểm đi dọc theo bờ biển châu Phi – Hoàng tử Henry
của Bồ Đào Nha tổ chức thám hiểm đầu tiên
•Năm 1487 Điaxơ-men theo bờ biển đến được cực Nam Châu Phi, tại đây gặp
sóng lớn nên ông đặt tên “Mũi Bão Táp” về sau vua đặt tên là “Mũi Hảo Vọng”.
•Tháng 7/1497, Vaxco Dơ Gama, đã đi qua Mũi Hảo Vọng, đi vào Ấn Độ
Dương và cuối cùng đến được Calicut ( phía Tây Ấn Độ ) vào ngày 20/5/1498.
•Ngày 3/8/1942, Columbus đã vượt qua Đại Tây Dương đến lục địa Châu Mỹ
•Từ 1519 đến 1522, Magienlang thực hiện cuộc hành trình vòng quanh thế giới,
nhưng đến được Philippine thì không may ông qua đời. Đoàn tiếp tục cuộc hành
trình về lại Tây Ban Nha. => Lần đầu đã chứng minh trong thực tế quả đất là
hình cầu mà con người đi vòng quanh được.
•Hệ quả :
Tích cực :
•Về địa lí : Tìm ra châu lục mới là Châu Mỹ, đại dương mới là Thái Bình
Dương và nhữngcon đường biển mới đến các châu lục đã tạo điều kiện cho sự
tiếp xúc, giao lưu kinh tế, văn hóa.
•Về kinh tế : Mở rộng lãnh thổ thương mại thế giới và phạm vị kinh tế, thúc đẩy
các ngànhkinh tế phát triển, thúc đẩy nhanh chóng tích lũy tư bản nguyên thủy.
•Về văn hóa : Thúc đẩy giao lưu văn hóa, tạo điều kiện cho các ngành khoa học
phát triển.
•Tiêu cực :
•Dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa thực dân, nạn cướp bóc thuộc địaBuôn bán
nô lệ người da màu.
-Phong trào cải cách tôn giáo :
•Nguyên nhân :•Trong suốt hơn ngàn năm, giai cấp phong kiến Châu Âu đã lấy
kinh thánh của đạo Ki-to làm cơ sở vào dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân
về mặt tinh thần
•Vì thế, giai cấp tư sản đang coi Giáo hội là một thế lực cản bước tiến của họ =>
Họ đòi thay đổi và cải cách tổ chức Giáo Hội đó.
•Khái quát : •Người khởi xướng là M.Lu Thơ ( 1483-1536)-một tu sĩ ở Đức.
Ông đã kịch liệt lên án những hành vi tham lam và đồi bại của Giáo Hoàng, chỉ
trích những giáo lí giả dối của Giáo Hội, đòi bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền
toái.

14
Ôn tập lịch sử cổ trung đại.

•Những tư tưởng cải cách của Lu Thơ đã nhanh chóng lan rộng sang Thụy Sĩ,
Pháp, Anh,..Tại Thụy Sĩ, một giáo phái cải cách ra đời được gọi là đạo Tin
Lành, do Can-vanh sáng lập được đông đảo nhân dân tin theo.
Hệ quả :
•Đạo Kitô bị phân chia thành 2 giáo phái: Cựu giáo là Kitô giáo và Tân giáo là
tôn giáo cải cách. Hai giáo phái này luôn mâu thuẫn, xung đột nhau.
• Không những thế, phong trào cải cách tôn giáo còn làm bùng lên một cuộc đấu
tranh rộng lớn ở Đức mà sử sách thường gọi là cuộc “đấu tranh nông dân Đức”.
Đây có thểđược coi là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn
cờ chống phongkiến ở châu Âu
.-Chủ nghĩa tư bản :
Sau các cuộc phát kiến địa lí, kinh tế ở châu Âu phát triển nhanh.
- Tầng lớp quý tộc, thương nhân Tây Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên của
các nước ở châuMĩ, châu Phi và châu Á => Giai cấp tư sản tích luỹ được số vốn
ban đầu bằng sự cướp bóc thựcdân. Họ còn dùng bạo lực để cướp đoạt ruộng
đất của nông dân.
- Đến đầu thế kỉ XVI, ở Tây Âu bắt đầu xuất hiện hình thức kinh doanh tư bản
chủ nghĩa.
+ Công trường thủ công thay thế các phường hội. Các công xưởng thủ công có
quy mô lớn.
+ Nhờ áp dụng kĩ thuật mới vào quy trình sản xuất, năng suất lao động tăng, sản
phẩm nhiềuhơn, giá cả hạ.
+ Chủ xưởng tiến hành bóc lột những người lao động làm thuê => Quan hệ sản
xuất tư bản chủnghĩa thành trong các công trường thủ công.
- Ở nông thôn, hình thức sản xuất đồn điền, trang trại xuất hiện. Người lao động
biến thành côngnhân nông nghiệp theo chế độ làm công ăn lương. Chủ ruộng
đất trở thành tư sản nông thôn hayquý tộc mới.
- Trong ngành thương nghiệp cũng xuất hiện các công ti thương mại thay cho
các thương hộitrung đại.=> Tạo nên những biến đổi trong xã hội Tây Âu:
- Giai cấp tư sản ra đời. Đó là những chủ xưởng, chủ ngân hàng, chủ đồn điền,...
-Giai cấp vô sản: Những người làm thuê, bị bóc lột

15

You might also like