You are on page 1of 14

PHẦN 2: THỰC TRẠNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

I. Các lĩnh vực tham nhũng


Hiện nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tham nhũng xảy ra trên hầu hết
các lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, hành chính, tư pháp, giáo dục-đào tạo, y tế, tổ chức
cán bộ… nhưng thường phổ biến và tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực sau:
1. Tham nhũng trong lĩnh vực quản lý kinh tế.
Quản lý kinh tế là lĩnh vực xảy ra tham nhũng phổ biến nhất, với tần suất nhiều nhất và
số tài sản rất lớn. Trong lĩnh vực này, tham nhũng thường diễn ra ở các khâu, công đoạn
với những thủ đoạn chủ yếu sau:
- Trong công tác lập, duyệt dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Thủ đoạn chủ
yếu: Người có thẩm quyền giao dự toán thu thấp hơn khả năng thực tế lập và giao dự toán
thu bỏ qua không bao quát quản lý các nguồn thu; Phân bổ kế hoạch vốn đầu tư dàn trải
dẫn đến tình trạng kéo dài dự án; Duyệt dự toán cho xây dựng trụ sở cơ quan, trang thiết
bị đắt tiền vượt định mức Nhà nước...

- Trong quản lý thu ngân sách Nhà nước. Thủ đoạn chủ yếu: Lơ là, bỏ qua đối tượng
phải nộp thuế, bỏ sót nguồn thu của các đối tượng có những khoản thuế, phí, lệ phí phải
nộp ngân sách Nhà nước; Áp mức thu thuế khoán thấp, không sát thực tế nhiều lần cho
đối tượng nộp thuế; Áp giá tính thuế, chủng lợi hàng có thuế xuất nhập khẩu thấp đối với
hàng nhập khẩu có giá trị cao với thuế xuất nhập khẩu cao để giảm thuế nhập khẩu phải
nộp; Thông đồng trong kiểm hóa, xác lập thủ tục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu về số
lượng, chủng loại, chất lượng để trốn thuế xuất nhập khẩu và hoàn khống thuế giá trị gia
tăng; Lập chứng từ hồ sơ khống, thông đồng giữa các cơ quan đơn vị và với cán bộ cơ
quan thuế để chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng; Nhập khẩu hàng hóa dưới danh
nghĩa hàng viện trợ, hàng hóa cho các chương trình dự án được miễn thuế nhập khẩu về
sử dụng cho mục đích khác hoặc bán ra thị trường kiếm lời; Lập, kiểm tra quyết toán thuế
hàng năm không chính xác để giảm lợi nhuận, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp; Thực hiện miễn giảm thuế cho đối tượng nộp thuế không đúng qui định về nội dung,
đối tượng miễn giảm, không đúng thẩm quyền người ra quyết định miễn giảm; Bỏ nguồn
thu ngoài ngân sách lập quĩ trái phép ở một số đơn vị, cấp chính quyền. Cán bộ quản lí
thu thuế tiêu tiền thuế phải nộp; Bỏ qua không xử lí các sai phạm của các đối tượng trong
quá trình quản lí, thanh tra, kiểm tra để ăn chia tiền sai phạm...
- Trong quản lý chi ngân sách nhà nước, như:
Trong chi hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị. Người tham nhũng dùng thủ
đoạn gian dối, quan hệ với các đơn vị kinh tế, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh
nghiệp, cửa hàng mua hóa đơn đỏ do Bộ Tài Chính phát hàng hoặc thỏa thuận làm hợp
đồng kinh tế, chứng từ kế toán giả mạo về mua sắm tài sản, sửa chữa nhỏ để lập chứng
từ, bản thống kế khống khối lượng, công việc không làm để hạch toán, thanh quyết toán
vốn chi ngân sách rút ruột nhà nước; Mua hàng hóa, vật tư ít nhưng ghi hóa đơn là mua
nhiều, mua hàng với giá rẻ ghi hàng hóa đơn với giá đắt; Thông đồng thanh quyết toán
các khoản chi không có trong dự toán được duyệt; Thực hiện các khoản chi, mua sắm
trang thiết bị xa hoa, lãng phí vượ định mức của Nhà nước; Lấy tiền ngân sách chi cho
những nội dung không được phép chi như chi quà biếu dưới dạng tiền hoặc hiện vật vào
các dịp lễ tết.
Trong quản lý, đầu tư xây dựng, chi cho các chương trình, dự án. Điển hình như: Chỉ
định thầu thi công không đúng chế độ qui định để được thực hiện thi công và thanh toán
giá cao; Thông đồng dàn xếp trong tổ chức đấu thầu để trúng thầu được thanh toán với
giá cao so với chi phí thi công; Lập hồ sơ phiếu giá khối lượng xây dựng hoàn thành để
thanh toán vốn đầu tư trước khi có khối lượng thực tế thi công để chiếm dụng vốn của
Ngân sách; Khai khống khối lượng công việc mà thực tế không thi công, không làm hoặc
một số công việc không có trong dự toán, thiết kế mà thực tế có phát sinh nhưng làm ít kê
khai nhiều hạch toán vào giá trị công trình để thanh quyết toán vốn; Mua vật tư, nguyên
liệu, thiết bị không đúng số lượng, chủng loại và đơn giá theo dự toán, thiết kế, mua số
lượng ít kê khai mua nhiều, mua loại kém chất lượng để thi công nhưng lại quyết toán
công trình loại vật tư thiết bị chất lượng tốt giá cao; Thông đồng lập hồ sơ thanh toán tiền
đến bù giải phóng mặt bằng nhiều hơn so với thực tế bằng hình thức khai tăng diện tích
đất, cơ sở hạ tầng phải đền bù, phân cấp nhà tốt hơn thực tế từ đó áp giá đền bù cao hơn
qui định cho phép.
Trong quản lý tài chính doanh nghiệp: Mua hàng hóa, nguyên liệu với giá thấp, lập
lại chứng từ, bảng kê khai hàng hóa mua với giá cao để ăn chênh lệch giá; Mua hóa
đơn của các công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, cửa hàng lập khống
chứng từ chi về mua hàng, chỉ sửa chữa nhỏ tài sản. Hạch toán khống các khoản chi
tiếp khách hội nghị, hội thảo vào chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí bán hàng và kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp; Mua tài sản, máy móc thiết bị, phương tiện đã cũ, lạc
hậu về công nghệ nhưng kí hợp đồng thỏa thuận, thông đồng, móc nối với biên bản mua
theo giá cao, theo loại tài ản, máy móc, thiết bị, công nghệ mới; Bán hàng, nguyên liệu,
tài sản loại chính phẩm cho người thân, bạn bè hoặc những người có chức quyền của
doanh nghiệp nhà nước nhưng khi viết phiếu bán hàng lại ghi là hàng hóa, kém chất
lượng theo giá thu hồi, tận dụng; Lập dự án đầu tư không phù hợp với khả năng tài chính
của doanh nghiệp, không tính đến hiệu quả kinh tế để gian lận tham ô qua hoạt động chi
đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị máy móc; Sử dụng các nguồn lực Nhà nước giao
với cơ chế ưu đãi như đất đai sai mục đích hoặc bán sang tay để kiếm lời cho các cá nhân
lãnh đạo doanh nghiệp; Xác định giá trị tài sản doanh nghiệp thấp trong quá trình thanh lí
tài sản hoặc cổ phần hóa doanh nghiệp để mua với giá thấp thu lợi cho cá nhân; Người có
thẩm quyền phê duyệt cho doanh nghiệp hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước
không đúng đối tượng như ưu đãi về vốn vay, về miễn giảm thuế, về giao và thu đất để
trục lợi…
2. Tham nhũng trong lĩnh vực quản lý tài chính, sử dụng ngân sách, quản lý tài
sản công.
 Lĩnh vực quản lý tài chính, sử dụng ngân sách, tài sản công thường là “mỏ
vàng” cho các hành vi tham nhũng. Chính tâm lý coi tài sản của nhà nước là
“của chùa” của một bộ phận công chức là một trong những nguyên nhân quan
trọng để tham nhũng trong lĩnh vực này nảy sinh và phát triển mạnh mẽ. Trong
lĩnh vực này, tham nhũng chủ yếu xảy ra ở các đơn vị được thụ hưởng ngân sách
nhà nước và được giao quản lý các tài sản của nhà nước. Hiện tượng tham nhũng
phổ biến chủ yếu là vi phạm các nguyên tắc quản lý tài chính, ngân sách để trục
lợi như: chi tiêu tiền của cơ quan, đơn vị không đúng mục đích, trái nguyên
tắc; thu tiền không nhập quỹ, không vào sổ sách; lợi dụng sơ hở trong chính
sách và sự quản lý lỏng lẻo của Nhà nước, làm khống chứng từ để chia nhau;
khai tăng giá khi mua sắm các thiết bị, tài sản công, mua đắt hơn giá thị
trường, hai bên thông đồng với nhau để ghi giá vào hóa đơn cao hơn giá
thanh toán thực tế hoặc người mua hàng chiếm đoạt tiền hoa hồng...(mỗi cái
1 gạch)

3. Tham nhũng trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng.


 Tín dụng, ngân hàng là một trong những lĩnh vực mà tham nhũng đang xảy
ra rất nghiêm trọng. Đây là lĩnh vực luôn chứa đựng những điều kiện thuận
lợi để tham nhũng có thể tồn tại và phát triển. Thực tiễn thời gian quan cho
thấy, phần lớn số vụ tham nhũng xảy ra đều ít nhiều liên quan đến lĩnh vực tín
dụng, ngân hàng. Trong lĩnh vực này, thủ đoạn mà các đối tượng thường sử dụng
để chiếm đoạt tiền, tài sản của ngân hàng rất tinh vi như: cố ý làm trái các quy
định quản lý kinh tế, những quy định có tính nguyên tắc trong lĩnh vực ngân hàng,
không tuân thủ các quy định về thế chấp, thẩm định tài sản thế chấp, các quy định
về thủ tục cho vay, mức cho vay, thời hạn hoàn trả... dẫn đến tiếp tay cho kẻ tham
nhũng. Cụ thể: lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây khó khăn, sách nhiễu, vòi
vĩnh, đòi tiền bồi dưỡng trong duyệt chi, cấp vốn; thông đồng, tư vấn cho
khách hàng hợp thức hóa những tài liệu, luồn lách qua những kẽ hở của luật pháp
để vay được vốn và sau đó lừa đảo; thông đồng với đối tượng bỏ sót nguồn thu,
áp mức thu thấp để vụ lợi ; xác định số dư khống cho các đơn vị để được nhận
quà cáp; thông đồng với khách hàng nâng giá trị tài sản thế chấp để vay được
nhiều, châm chước bỏ qua nhiều thủ tục về nguyên tắc để vụ lợi; tạo ra hồ sơ bất
động sản giả để đưa đi thế chấp ngân hàng; dùng một tài sản để thế chấp, cầm
cố ở nhiều ngân hàng khác nhau; tạo ra các dự án đầu tư và phương án kinh doanh
giả để vay tiền; khai khống giá trị tài sản, khai khống quyết toán từ lỗ thành lãi để
được vay nhiều...; Làm trái nguyên tắc, cho vay vượt quá khả năng thanh toán của
doanh nghiệp, phát sinh nợ khó đòi, làm hồ sơ xin xóa nợ xấu... ăn chia với doanh
nghiệp. Nhân viên ngân hàng lợi dụng nhiệm vụ được giao vay tiền ngân hàng để
cho vay lại với lãi suất cao; Thi hành trái nguyên tắc miễn giảm thuế, sử dụng trái
phép hóa đơn giá trị gia tăng, lợi dụng chính sách khuyến khích xuất khẩu móc
nối với công chức thoái hóa, biến chất, chiếm đoạt tiền hoàn thuế từ ngân sách
nhà nước.

4. Tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản.
Đầu tư, xây dựng cơ bản là lĩnh vực xảy ra tham nhũng hết sức phổ biến. Đây là
lĩnh vực thường có số vốn đầu tư rất lớn từ ngân sách nhà nước, trong khi đó cơ chế
quản lý lại tương đối lỏng lẻo, chính vì vậy tham nhũng xảy ra nhiều, đồng thời số
tiền bị thất thoát thường rất lớn. Trong lĩnh vực này, tham nhũng xảy ra ở mọi công
đoạn, từ khâu quy hoạch, lập, duyệt dự án, thiết kế, thi công, thanh tra, kiểm tra, đến
nghiệm thu thanh toán, quyết toán với các hành vi phổ biến như: Rút ruột công trình,
thay thế các nguyên vật liệu, chất lượng, đắt tiền bằng các loại khác kém chất lượng
không đảm bảo hiệu quả cho công trình; Thiếu trách nhiệm nghiêm trọng trong việc lãnh
đạo chỉ đạo giải quyết tồn tại, xử lí các sai phạm đối với tập thể và các nhân trong việc
thực hiện công trình xây dựng cơ bản; Đo đạc không chính xác do thiếu trách nhiệm hoặc
thông đồng ví dụ đo độ cao không đúng, xác định cấp đấ đa không đúng, đá ít thì xác
định là nhiều. Khi thi công một số dấu vết đã mất đi và tính toán cũng phức tạp do đó
tham nhũng trong lĩnh vực này rất tinh vi và khó phát hiện; Tăng cự ly vận chuyển vật
liệu cho xây lắp, đào đắp công trình, vận dụng sai các định mức kinh tế, kĩ thuật làm tăng
đơn giá xây lắp, tăng chi phí cho các dự án; Các nhà thầu thỏa thuận với nhau trong đấu
thầu để một nhà thầu trúng thầu thì làm hồ sơ đầy đủ và tốt hơn, còn các nhà thầu khác
cùng tham gia đấu thầu gói thầu. Giá bỏ thầu của nhà thầu trúng thầu thường sát giá trần
còn các nhà thầu khác thì bỏ giá rất cao hoặc cố ý vi phạm các điều của hồ sơ mời thầu để
bị loại ra. Có dự án dự toán duyệt sai về giá trị nhưng các nhà thầu vẫn bỏ sát giá được
duyệt sai ấy; Ăn bớt công đoạn thi công, không thực hiện đúng qui trình thi công, thi
công không đúng phương án đã lập trong hồ sơ dự án để bớt chi phí; Dùng nhiều thủ
đoạn để rút tiền ra tham ô hoặc đưa hối lộ như chi tiền bằng giấy đề nghị thanh toán mua
vật tư, vật liệu nhưng không có hóa đơn, chứng từ kèm theo và ghi nợ công trình (cho đội
thi công). Người có quyền thì lấy tiền còn người kí vào phiếu chỉ biết kí mà không được
nhận tiền.
5. Tham nhũng trong lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo.
Trong lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, tham nhũng cũng đang là nỗi bức xúc của
toàn xã hội. Đây là những lĩnh vực được xem là ...của xã hội thế nhưng tham nhũng lại
đang có những diễn biến phức tạp, gây nhiều bức xúc cho xã hội như: vòi vĩnh, bỏ mặc
người bệnh để nhận phong bì. Trong lĩnh vực y tế vấn đề bức xúc nhất hiện nay đó là
đạo đức của y, bác sĩ; thái độ, tinh thần, ý thức trách nhiệm đối với người bệnh của cán
bộ y tế; Tình trạng phải cho tiền, đưa phong bì cho cán bộ y tế đã trở thành phổ biến ở
các cơ sở y tế; Tình trạng giá thuốc tăng cao bất hợp lý, thiếu sự kiểm soát, khi nhiều
loại thuốc, nhất là thuốc nhập ngoại có giá cao hơn gấp nhiều lần so với giá thuốc sản
xuất trong nước cũng như so với giá trị thật của loại thuốc đó; Tình trạng thông đồng
giữa thầy thuốc với dược viên để kê đơn, chỉ định quầy mua thuốc hưởng hoa hồng,
đơn thuốc càng cao thì hoa hồng càng lớn; Tình trạng lấy thuốc, thiết bị vật tư của nhà
nước đem ra thị trường bán chia nhau hoặc bán cho bệnh nhân trong bệnh viện; Kê đơn
thuốc cho bệnh nhân nhiều loại thuốc ngoại đăt tiền để hưởng hoa hồng hoặc nhận
quà tặng của các cơ sở kinh doanh dược móc nối đưa bệnh nhân từ bệnh viện công ra
phòng khám tư ảnh hưởng đến sức khỏe và lãng phí đối với bệnh nhân; Xin nguồn ngân
sách đầu tư trang thiết bị hiện đại nhưng chưa quan tâm đào tạo cán bộ sử dụng làm
cho hiệu quả sử dụng chưa cao.... tất cả những vấn đề này đã và đang làm gia tăng các
hành vi tham nhũng trong lĩnh vực này.
Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, tham nhũng cũng là vấn đề đang gây bức xúc lớn
trong xã hội, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục - đào tạo, làm cho lĩnh vực này đang
dần được thương mại hóa. Tham nhũng trong lĩnh vực này diễn ra ở rất nhiều khâu, từ
khâu tuyển sinh, chấm thi, kiểm tra, đánh giá đến các khâu dạy thêm, học thê, các khoản
đóng góp, ứng dụng thiết bị dạy học, cấp bằng, chứng chỉ... Biểu hiện của nó là: Đặt ra
các khoản thu ngoài qui định, sách nhiễu, nhận tiền, quà biếu của phụ huynh học
sinh; chạy trường, chạy điểm, chạy bằng cấp, cho điểm không đúng thực chất để để
nhận tiền hối lộ của học sinh, sinh viên; Sử dụng lãng phí thất thoát tài sản của Nhà
nước, tham ô trong mua sắm, sử dụng kinh phí, trang thiết bị dạy học, xây dựng cơ
sở vật chất của các nhà trường; Tổ chức đấu thấu sai qui định, thông thầu, lập các quĩ
trái phép để chi tiêu sai nguyên tắc, lập chứng từ khống thanh toán sai qui định, lập hai sổ
kế toán để đối phó...
6. Tham nhũng trong lĩnh vực tư pháp, thanh tra, kiểm tra.
Tư pháp là lĩnh vực hoạt động bảo vệ pháp luật, đảm bảo sự công bằng và tính
nghiêm minh của pháp luật. Trong phòng, chống tham nhũng các cơ quan tư pháp có vị
trí, vai trò đặc biệt quan trọng, là lực lượng chủ yếu, nòng cốt trong phòng ngừa, phát
hiện và xử lý tham nhũng. Tuy nhiên, trên thực tế không ít các cơ quan tư pháp, cơ quan
bảo vệ pháp luật và một bộ phận không nhỏ cán bộ công tác trong lĩnh vực này lại đang
lao vào vòng xoáy của tham nhũng, lợi dụng hoạt động bảo vệ pháp luật, thực hiện công
lý để tham nhũng, tiếp tay cho những kẻ tham nhũng vì mục đích vụ lợi.

 Các lĩnh vực này chỉ là một số ví dụ, và thực tế tham nhũng có thể xâm chiếm nhiều
lĩnh vực khác nhau tùy thuộc vào quốc gia và bối cảnh cụ thể.
Thực tế cho thấy, tham nhũng trong lĩnh vực này thường thể hiện ở các hành vi như: Dọa
dẫm, nhận hối lộ để bỏ qua vi phạm, bao che, cố tình đưa ra những kết luận sai lệch, làm
giảm mức độ sai phạm; cán bộ công an, kiểm sát, thẩm phán nhận hối lộ, quà biếu để làm
trái các quy định của luật pháp, bỏ lọt tội phạm, làm lệch hồ sơ vụ án, chạy án, chạy tội;
cảnh sát giao thông nhận tiền mãi lộ để bỏ qua những lỗi vi phạm của người tham gia
giao thông; cảnh sát khu vực nhận tiền hối lộ, nhũng nhiễu để bảo kê cho các hoạt động
kinh doanh phi pháp...; Tổ chức lễ nghi lãng phí, lấy cớ chiêu đãi việc công để tạo quan
hệ với đoàn thanh tra, kiểm tra để tạo quan hệ riêng, mưu tính lợi lộc cho mình; đưa
phong bì, gửi những “tặng phẩm" có giá trị cho các đoàn thanh tra, kiểm tra để đoàn
thanh tra che chắn cho những hành vi vi phạm...
VẬY THEO CÁC BẠN, LĨNH VỰC NÀO LÀ THAM NHŨNG NHIỀU VÀ PHỔ
BIẾN NHẤT?
 VÀ QUẢN LÝ KINH TẾ là lĩnh vực xảy ra tham nhũng phổ biến nhất, với
tần suất nhiều nhất và số tài sản rất lớn.

Bốn ngành được cho rằng tham nhũng phổ biến nhất là
1. cảnh sát giao thông
2. quản lý đất đai
3. hải quan
4. xây dựng.
Đây là những thông tin được đưa ra tại cuộc họp báo hôm qua (20.11) công bố Báo cáo
kết quả khảo sát xã hội học “Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và
cán bộ, công chức” do Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo
(BCĐ) T.Ư về phòng chống tham nhũng và Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện.

II. Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam và Thế Giới


1. Nước tham nhũng nhiều nhất, ít nhất
Hiện có 2 bộ xếp hạng mức độ tham nhũng các quốc gia trên thế giới được cho là
đáng tin cậy. Đó là xếp hạng theo chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) của Tổ chức
Minh bạch Quốc tế (TI) và bảng xếp hạng của U.S. News and World Report. (chiếu
cái bảng dưới là được)

Để có một góc nhìn khác hơn, U.S. News and World Report thực hiện phân tích, xếp
hạng tham nhũng của 80 quốc gia dựa trên khảo sát hơn 21.000 công dân trên toàn thế
giới. U.S. News and World Report đã đánh giá cách mà những người tham gia khảo sát
nhận thức về tham nhũng ở các nước khác.
2 nước được đánh giá là ít tham nhũng nhất theo bảng xếp hạng của U.S. News and
World Report là Australia (xếp thứ 79) và Canada (xếp thứ 80)

Các quốc gia tham nhũng nhất thế giới thường ở châu Phi, Nam Mỹ, Trung Đông.
(Ảnh: Statista; Việt hóa: Minh Quang)

Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, những quốc gia có thể chế mạnh mẽ và nền dân
chủ hoạt động hiệu quả thường đứng đầu chỉ số. Vào năm 2022, Đan Mạch đứng
đầu danh sách với số điểm là 90, Phần Lan, New Zealand bám đuổi sát nút với số
điểm 87. (CHIẾU CÁI BẢNG Ở DƯỚI)

Na Uy (84), Singapore (83), chiếm những vị trí còn lại trong top 10. Ngoại trừ New
Zealand và Singapore, các quốc gia đầu bảng đều nằm tại châu Âu. Tất cả đều có nền
kinh tế phát triển, dân cư giàu có.
Ở chiều ngược lại, các quốc gia đang trải qua xung đột hoặc bị đánh giá là thiếu quyền tự
do cá nhân, chính trị thường có số điểm thấp nhất. Trong năm 2022, Somalia (12 điểm),
Syria (13), Nam Sudan (13), đứng cuối danh sách.

Venezuela (14), Yemen (16), Libya (17), Triều Tiên (17), Haiti (17), Guinea Xích đạo
(17) và Burundi cũng nằm trong số những quốc gia tham nhũng nhất thế giới.

2. Chỉ số CPI về thực trạng tham nhũng ở Việt Nam


là bao nhiêu?
Chỉ số CPI của Việt Nam năm 2022 đã tăng ba điểm và lên 10 bậc trong bảng xếp
hạng nhờ nỗ lực chống tham nhũng. Việt Nam được Tổ chức Minh bạch Thế giới
đánh giá là một trong 5 quốc gia cải thiện chỉ số CPI nhiều nhất trong 5 năm liên
tục.
Vào năm 2018, CPI của Việt Nam là 33 điểm, nhưng đến năm 2022, chỉ số này đã lên 42
điểm, tiệm cận mức trung bình của thế giới. Xếp hạng về CPI của Việt nam cũng được
cải thiện nhanh chóng, vượt qua những quốc gia như Ấn Độ hay Belarus.

III. Các vụ án tham nhũng to lớn


1. Đinh La Thăng
2. Việt Á
3. Chuyến bay giải cứu

Vụ án Đinh La Thăng và đồng phạm phạm tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà
nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" xảy
ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) – là vụ án kinh tế lớn được TAND TP
Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm tháng 01/2018 với bị cáo Đinh La Thăng và 21
bị cáo đồng phạm.
Quá trình điều tra cho thấy, trong quá trình thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt
điện Thái Bình 2, bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐ Thành viên
Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), đã chỉ định Tổng công ty cổ phần xây
lắp dầu khí (PVC) thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng
EPC số 33 với PVC trái quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban
quản lý dự án căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng hơn 6,6 triệu USD, trên
1.312 tỷ đồng cho PVC để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử
dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích không đưa vào dự án Nhà máy nhiệt
điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng.
Ngoài ra, bị cáo Đinh La Thăng còn chỉ đạo cấp dưới góp vốn trái pháp
luật vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại dương (Oceanbank) gây thất
thoát cho Nhà nước 800 tỷ đồng.
Bị cáo Đinh La Thăng phải chấp hành mức án là 30 năm tù.
4.

5. Bị cáo Đinh La Thăng tại một phiên xét xử. (Ảnh: LĐ)
Cũng liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo Đinh La Thăng, bị cáo
Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT, nguyên Tổng Giám đốc Công
ty cổ phần xây lắp dầu khí (PVC) và đồng phạm đã có hành vi "cố ý làm
trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng"
và "tham ô tài sản", xảy ra tại PVC.
Cụ thế, Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo cấp dưới ký hợp đồng trái phép, để
nhận tạm ứng tiền từ PVN và sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng trong số tiền tạm
ứng này vào mục đích khác, không đưa vào Dự án Nhà máy nhiệt điện
Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng.
Ngoài ra, Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo lập khống hồ sơ, rút 13 tỷ đồng từ
Ban điều hành Dự án Vũng Áng – Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá
nhân.
(KH&ĐT) Hà Nội và một số đơn vị liên quan.
6.

Cũng trong năm 2021, hàng loạt các vụ án vi phạm về đấu thầu trong lĩnh vực
y tế đã được phát hiện điều tra truy tố như vụ việc xảy ra ở Bệnh viện Bạch
Mai, Bệnh viện Tim Hà Nội.

Đặc biệt là vụ việc bắt giam Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường về tội
Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Chưa dừng lại ở đó, những ngày cuối năm 2021, dư luận xã hội tiếp tục
xôn xao khi Cơ quan điều tra của Bộ Công an tiếp tục phanh phui vụ án
"thổi giá" Kit xét nghiệm Covid-19.
Theo đó, Công ty Việt Á do Phan Quốc Việt thành lập, giữ chức Chủ tịch
Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc, người đại diện pháp luật.
Tháng 4/2020, Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành
cho sản phẩm Kit xét nghiệm Covid-19. Đến nay, Công ty Việt Á đã cung
ứng Kit xét nghiệm Covid cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật và các cơ sở y
tế khác của 62 tỉnh, thành phố trên cả nước với doanh thu gần 4.000 tỷ
đồng.
Kết quả điều tra bước đầu, Phan Quốc Việt và các đối tượng là lãnh đạo
chủ chốt Công ty Việt Á khai nhận: Quá trình kinh doanh và tiêu thụ Kit xét
nghiệm Covid-19 do Công ty Việt Á sản xuất, lợi dụng tính cấp bách về
nhu cầu test Covid-19 của các địa phương trên cả nước, sản phẩm Kit test
Covid-19 thuộc danh mục được áp dụng hình thức Chỉ định thầu rút gọn
nên Phan Quốc Việt đã chủ động cung ứng thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế
trước cho các Bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố sử dụng.
Sau đó, thông đồng với lãnh đạo các đơn vị này hợp thức hồ sơ Chỉ định
thầu bằng cách Công ty Việt Á sử dụng các pháp nhân trong hệ thống
(Công ty liên danh, Công ty con) lập hồ sơ chào hàng sản phẩm, xác nhận
khống các báo giá... để hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng, thanh quyết toán
cho Công ty Việt Á theo giá do Công ty Việt Á đưa ra, cao hơn nhiều so
với giá thành sản xuất.
Đồng thời, để được giao cung ứng trước thiết bị, vật tư y tế, tiêu thụ với số
lượng lớn, tăng doanh thu lợi nhuận và được tạo điều kiện trong việc hoàn
thiện hồ sơ, thanh quyết toán theo giá do Công ty Việt Á đề nghị, Phan
Quốc Việt còn thỏa thuận, thống nhất, chi cho cán bộ, lãnh đạo các đơn vị
mua hàng với số tiền rất lớn.
Đến nay, Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng
KH&CN Chu Ngọc Anh cùng nhiều cựu lãnh đạo, cán bộ bị khởi tố, kỷ luật
do liên quan sai phạm ở vụ Việt Á.

Tháng 4/2022, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi
tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Tô Anh Dũng – nguyên thứ
trưởng Bộ Ngoại giao - để điều tra về hành vi nhận hối lộ.

Trước đó, ngày 27/01/2022, Cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố vụ án


"nhận hối lộ" xảy ra tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao. Hành vi sai phạm của
các bị can xảy ra trong quá trình xét duyệt cấp phép cho các công ty thực
hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm
trục lợi cá nhân.

Cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 người gồm:
Nguyễn Thị Hương Lan - cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Đỗ
Hoàng Tùng - phó cục trưởng; Lê Tuấn Anh - chánh văn phòng của cục;
và Lưu Tuấn Dũng - phó phòng bảo hộ công dân của cục này.

Ngày 25/3/2022, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra Quyết định Bổ


sung quyết định khởi tố vụ án hình sự "Đưa hối lộ", Quyết định khởi tố bị
can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc về
tội "Đưa hối lộ" theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự, đối với Hoàng
Diệu Mơ, sinh năm: 1980; tại: Quảng Bình. Nghề nghiệp: Tổng Giám đốc
Công ty TNHH thương mại du lịch và dịch vụ hàng không An Bình.

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang điều tra mở rộng vụ án để xử


lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

You might also like