You are on page 1of 42

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HOÁ ĐỐI NGOẠI

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

HỌC PHẦN: TRUYỀN THÔNG MẠNG XÃ HỘI


ĐỀ BÀI: Phân tích mạng xã hội X và casestudy "Starbucks và sự thành công của
chiến dịch Tweet-a-Coffee"

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Hà Linh

Thành viên: Trần Hà Anh TTQT49B31545


Vi Phương Anh TTQT49A51542
Phạm Hà Châu TTQT49C41563
Lăng Đình Lâm TTQT49A51694
Trịnh Thuỳ Linh TTQT49B31738
(Nhóm trưởng)
Nguyễn Ngọc Mai TTQT49A51760
Đỗ Huỳnh Thảo Nguyên TTQT49C31803
Nguyễn Thị Tình TTQT49A51898

Lớp học phần: TTMXH-TTQT49.4_LT

Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2024


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .........................................................................................................................................3
I. Phân tích nền tảng mạng xã hội X (Twitter) ....................................................................................4
1. Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................................................................4
1.1. Giới thiệu về trang mạng xã hội X (Twitter) ........................................................................4
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của X (Twitter) ...............................................................6
1.3. Quy mô doanh nghiệp của X ..................................................................................................8
1.4. Xếp hạng MXH X (Twitter) trên thế giới (dựa trên tiêu chí số lượng người sử dụng) ....9
2. Đặc điểm (Đối tượng người dùng, tỷ lệ người dùng tại Việt Nam và trên thế giới ; Nội
dung) ..................................................................................................................................................10
2.1. Đối tượng người dùng ...........................................................................................................10
2.2. Tỷ lệ người dùng ở Việt Nam và trên thế giới ....................................................................11
2.3. Nội dung .................................................................................................................................13
3. Vận hành (thuật toán, tính năng tương tác, tính năng sáng tạo,...) .....................................13
3.1. Thuật toán ..............................................................................................................................13
3.2. Tính năng tương tác ..............................................................................................................14
3.3. Tính năng sáng tạo ................................................................................................................16
4. Các chính sách của mạng xã hội X .........................................................................................17
4.1. Chính sách bảo vệ quyền lợi người dùng ............................................................................17
4.2. Chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ..............................................................................18
4.3. Chính sách quảng cáo ...........................................................................................................20
5. Điểm mạnh và hạn chế, so sánh ..............................................................................................21
5.1. Điểm mạnh .............................................................................................................................21
5.2. Hạn chế ...................................................................................................................................22
5.3. So sánh với nền tảng Threads (nền tảng hiện đối đầu trực tiếp với X thuộc công ty
Meta)..............................................................................................................................................23
II. Phân tích Case Study: Sự thành công của chiến “Tweet-a-Coffee” trên nền tảng X (Twitter)
................................................................................................................................................................24
1. Sơ lược về Công ty Cà phê Starbucks và chiến dịch marketing “Tweet-a-Coffee” ...........24
1.1. Giới thiệu về Công ty Cà phê Starbucks .............................................................................24
1.2. Tổng quan về chiến dịch “Tweet-a-Coffee” của Starbucks ...............................................26
2. Phân tích chiến dịch “Tweet-a-Coffee” theo mô hình 7P .....................................................28
2.1. Product (Sản phẩm) ..............................................................................................................28
2.2. Price (Giá cả) .........................................................................................................................29
1
2.3. Place (Địa điểm).....................................................................................................................29
2.4. Promotion (Quảng bá) ..........................................................................................................30
2.5. People (Con người) ................................................................................................................30
2.6. Process (Quá trình) ...............................................................................................................31
2.7. Physical Evidence (Bằng chứng vật lý/bằng chứng hữu hình) ..........................................31
3. Phân tích nguyên do thành công của chiến dịch....................................................................31
3.1. Kết quả của chiến dịch ..........................................................................................................31
3.2. Nguyên nhân thành công ......................................................................................................32
4. Kết luận .....................................................................................................................................33
4.1. Điểm mạnh .............................................................................................................................33
4.2. Hạn chế ...................................................................................................................................34
4.3. Bài học ....................................................................................................................................34
KẾT LUẬN ...........................................................................................................................................35
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................38

2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại công nghệ 4.0, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu
của cuộc sống hàng ngày, không chỉ là nơi để mọi người kết nối và trao đổi thông tin
mà còn là một công cụ mạnh mẽ cho các chiến lược tiếp thị và kinh doanh. Cùng với xu
hướng đó, mạng xã hội X (Twitter) đã nổi lên với sức ảnh hưởng lớn và tiềm năng phát
triển không ngừng.

Với bài tiểu luận này, chúng em sẽ tập trung vào việc phân tích mạng xã hội X và
đưa ra một case study cụ thể về chiến dịch thành công của Starbucks trên nền tảng này
“Tweet-a-Coffee”. Nhờ vào cách vận hành của mạng xã hội X, Chiến dịch “Tweet-a-
Coffee” đã giúp Starbucks trở thành sợi dây vô hình của sự gắn kết con người, thể hiện
trách nhiệm của Starbucks đối với nơi họ hiện diện, và góp phần làm tăng thêm sự tín
nhiệm của cộng đồng. Chúng em sẽ đi sâu vào phân tích chiến lược này, từ cơ sở lý luận
đến cách thức thực thi và hiệu quả đạt được.

Qua việc tìm hiểu và phân tích các case study Tweet-a-Coffee, chúng em có thể rút
ra những bài học quý báu về cách sử dụng mạng xã hội X hiệu quả trong chiến lược tiếp
thị và kinh doanh. Chúng em hy vọng rằng bài tiểu luận này sẽ cung cấp cái nhìn sâu
sắc và chi tiết về vai trò và tiềm năng của mạng xã hội X, đồng thời giúp các doanh
nghiệp hiểu rõ hơn về cách khai thác mạng xã hội này để đạt được mục tiêu kinh doanh
của mình.

Do năng lực và vốn hiểu biết còn hạn chế, chúng em không thể tránh khỏi những
thiếu sót trong quá trình phân tích và nghiên cứu. Chúng em rất mong có thể nhận được
sự góp ý từ cô để bài làm của nhóm được hoàn thiện hơn.

3
I. Phân tích nền tảng mạng xã hội X (Twitter)

1. Lịch sử hình thành và phát triển

1.1. Giới thiệu về trang mạng xã hội X (Twitter)


1.1.1. Thông tin cơ bản

X là một trang mạng xã hội trực tuyến miễn phí nơi cho phép người dùng đăng tải,
đọc và chia sẻ các thông điệp ngắn gọn, được gọi là post. Về bản chất, X hoạt động
giống như một microblog và mỗi post có độ dài tối đa 280 ký tự bao gồm: chữ, số, ký
tự đặc biệt, hashtag, video, hình ảnh hoặc liên kết. Đây là sự kết hợp giữa viết blog và
nhắn tin tức thời, để người dùng đã đăng ký tài khoản có thể đăng bài, chia sẻ, thích và
trả lời các post bằng tin nhắn ngắn. Ngoài ra, người dùng X có thể theo dõi những người
dùng khác để xem các post của họ trong nguồn cấp dữ liệu tùy chỉnh. Để truy cập mạng
xã hội X, người dùng cần có kết nối internet và tải ứng dụng X trên điện thoại hoặc trang
web Twitter.com.

1.1.2. Chức năng

X được sử dụng để chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng. Vì các post có thể được
gửi tới những người theo dõi trong thời gian thực nên chúng có thể giống như tin nhắn
tức thời đối với người dùng mới làm quen. Mục đích chính của X là kết nối người dùng
và cho phép họ chia sẻ suy nghĩ của mình với những người theo dõi và những người
khác thông qua việc sử dụng hashtags (#), X còn có thể là nguồn tin tức, giải trí và là
công cụ tiếp thị cho doanh nghiệp.

Người dùng có thể sử dụng X cho nhiều mục đích khác nhau như giải trí, tin tức hay
thậm chí là chính trị và cả nhiều mục đích khác nhau. Để nhận được thông tin hữu ích
dựa theo nhu cầu của người dùng: có thể tìm kiếm một người trên X và nhấn theo dõi
để nhận được post của họ. Điều đó giúp người dùng cập nhật những điều hay ho, các tin
tức mới nhất trong khu vực và trên toàn thế giới.

1.1.3. Cách thức hoạt động

X rất dễ sử dụng với tất cả mọi người, cả người chia sẻ thông tin và người đọc. Người
dùng đăng ký một tài khoản miễn phí trên X, sau đó có thể chia sẻ tin tức, câu chuyện
hay giới thiệu sản phẩm hàng ngày, hàng giờ hoặc thường xuyên theo ý muốn. Những
người theo dõi và những người khác sẽ thấy được post mà người dùng chia sẻ. Tuỳ vào
từng chế độ, người dùng có thể chọn tất cả mọi người đều có thể xem bài đăng (Public)
hay chỉ có người theo dõi mới có thể xem (Follower only). Trong bài post của mình,
người dùng có thể chèn liên kết dẫn đến các bài báo hoặc video khác.

4
1.1.4. Tính năng

Mạng xã hội X có các tính năng nổi bật và độc đáo như: Post (Đăng bài), Share (Chia
sẻ), Hashtag (Theo dõi, tìm kiếm theo từ khóa), Trends for you (Dành cho bạn), Explore
(Khám phá), X Premium (Dành riêng cho người dùng có trả phí), Shopping, Stream,
Live. Những tính năng này giúp cho người dùng có thể dễ dàng làm quen và sử dụng,
ngoài ra người dùng có thể dễ dàng cập nhật tin tức một cách tức thời và nắm bắt thông
tin nhanh chóng.

1.1.5. Ảnh hưởng và tầm quan trọng của mạng xã hội X

Trước khi đổi tên thành X, Twitter đã có cho mình chỗ đứng về độ nhận diện một phần
nhờ vào tốc độ lan truyền nhanh chóng và sự phổ biến của thông điệp: Với giới hạn tối
đa 280 ký tự cho mỗi tweet, thông tin trên Twitter có thể được lan truyền và chia sẻ một
cách nhanh chóng trên toàn cầu. Khi một sự kiện quan trọng xảy ra, người dùng trên
Twitter thường xuyên đưa tin và chia sẻ thông tin liên quan trong thời gian thực, điều
này giúp người dùng có thể cập nhật thông tin nhanh nhất và cho phép mọi người đồng
thời tham gia vào cuộc trò chuyện và thảo luận về chủ đề đó. Ngoài ra, tính năng bảo
mật cao ở Twitter cũng là yếu tố khiến mạng xã hội này được nhiều người yêu thích và
sử dụng, đặc biệt là với người dùng tại Mỹ. Tính năng bảo mật này không quá phức tạp,
họ chỉ lấy những thông tin đơn giản không quá sâu về người dùng nên cũng ít bị sự dòm
ngó, lấy cắp thông tin của các hacker hơn.

Mạng xã hội X đã thay đổi cách người dùng tiếp cận và theo dõi tin tức. Đó là thay đổi
phương thức truyền thông và sáng tạo ra văn hóa truyền thông mới: Thay vì phải chờ
đợi đọc tin tức từ các nguồn truyền thông thông tin chính thống, người dùng có thể cập
nhật thông tin trực tiếp từ các cá nhân, nhà báo công dân và chuyên gia độc lập trên X.
Điều này đã mở ra cơ hội cho nguồn tin tức đa dạng và giúp tạo nên một nền văn hóa
thông tin mới, nơi mọi người có thể tự do chia sẻ ý kiến, góp phần đưa ra các quan điểm
đa dạng và đánh giá lại thông tin từ các nguồn truyền thông thông tin chính thống.
Trước khi đổi tên thành X, Twitter được chọn là nơi phát ngôn của nhiều người nổi
tiếng trong nhiều lĩnh vực như nghệ thuật, thể thao, công nghệ, tài chính và đặc biệt là
những người quyền lực tầm cỡ trong giới chính trị: Cựu Tổng thống Barack Obama đã
đánh dấu việc thắng cử nhiệm kì đầu tiên của ông bằng một dòng tweet trên Twitter
(2012), Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sử dụng mạng xã hội này như một công
cụ để ông truyền tải mọi thông tin cũng như thông điệp và gần đây nhất là Tổng thống
Joe Biden cũng lựa chọn X là nơi phát ngôn của mình. Về mặt nghệ thuật, ca sĩ Taylor
Swift sử dụng X làm nơi phát ngôn và thông báo các thông tin về các sự kiện, bài hát ra

5
mắt cũng như mới đây nhất đó là chuyến lưu diễn trên toàn thế giới “The Eras Tour”
của cô.

Mạng xã hội X trở thành một công cụ quan trọng trong việc đảm bảo quyền tự do ngôn
luận và thể hiện ý kiến cá nhân. Người dùng có thể sử dụng X để phát biểu, đưa ra quan
điểm và thảo luận về các vấn đề quan trọng trong xã hội. Vì X là nền tảng được chọn là
nơi phát ngôn của nhiều người nổi tiếng, các chính trị gia, các nhà hoạt động xã hội và
những người có tầm ảnh hưởng vậy nên X được coi như là công cụ để người dùng có
thể nêu lên tiếng nói, ý kiến của mình và tương tác trực tiếp với họ. X đã đóng vai trò là
công cụ biểu đạt quan trọng trong việc tạo ra sự thay đổi xã hội, gợi cảm hứng cho các
phong trào dân chủ và tạo ra áp lực để các tổ chức và chính phủ phải đối mặt với ý kiến
của công chúng.

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của X (Twitter)


1.2.1. Giai đoạn trước khi ra mắt - câu chuyện các nhà sáng lập khi sáng tạo ra
Twitter
Vào năm 2006, Jack Dorsey - người đồng sáng lập của Twitter, đã có một ý tưởng
rằng ông sẽ tạo ra một nền tảng giao tiếp dựa trên tin nhắn SMS (SMS-based
communications platform), trong đó bạn bè có thể theo dõi nhau bằng cách cập nhật
trạng thái (Status). Ban đầu, đây là một dự án phụ của công cụ podcasting là Odeo và
thấy rằng Twitter khá giống với các nền tảng nhắn tin truyền thống, tuy nhiên, sau nhiều
lần nghiên cứu cùng với người đồng sáng lập Evan Williams, Twitter đã hoàn toàn thay
đổi.

Những ngày đầu, Twitter được gọi là "twttr", trong quá trình đi vào hoạt động và phát
triển, twttr đổi tên thành Twitter. Định nghĩa của Twitter là một loạt thông tin vụn vặt
và tiếng hót líu lo của các loài chim, mô tả mục đích của mạng xã hội trên Twitter là để
chia sẻ thông tin ngắn và nhanh chóng.

Jack Dorsey đã đánh dấu bài viết (tweet) đầu tiên của nền tảng bằng cách chia sẻ bài
đăng của mình lên Twitter vào ngày 21/3/2006 vào lúc 9:50 tối. Nội dung của bài viết
(tweet) đó là: “just setting up my twitter” (Dịch nghĩa: Tài khoản Twitter của tôi vừa
được thiết lập).

1.2.2. Quá trình hình thành, phát triển của Twitter qua từng năm và câu chuyện
đổi tên thương hiệu từ Twitter thành X

Giai đoạn thành lập và phát triển bắt đầu từ tháng 03/ 2006 Jack Dorsey, Noah Glass,
Biz Stone và Evan Williams đã tạo ra Twitter, mạng xã hội Twitter chính thức ra đời
với Tweet đầu tiên được đăng tải, mở ra một thời kì phát triển một mạng xã hội mới.

6
Chỉ sau 1 năm ra mắt, Twitter đã có hơn 60.000 người truy cập và hàng triệu tin nhắn,
có thể thấy rằng ứng dụng này đã rất thành công vào khoảng thời gian đó, và sau đó thì
Twitter đã thật sự bùng nổ khi có rất nhiều người dùng bắt đầu sử dụng và đăng Tweets,
thậm chí là nhiều đến mức dẫn đến việc quá tải hệ thống. Vào năm 2009 đánh dấu sự
bùng nổ của Twitter trên mặt trận truyền thông khi những người sáng lập Williams xuất
hiện trên chương trình trò chuyện của Oprah Winfrey cùng với người nổi tiếng Ashton
Kutcher. Kutcher cũng viết về Williams và Stone trong số 100 của Tạp chí Time, khi đó
sự nổi tiếng của Twitter tiếp tục tăng cao, trở thành một hiện tượng. Năm 2010, Twitter
đạt được tổng cộng 20 tỷ dòng tweet tính từ lúc bắt đầu ra mắt. Sự kiện phi hành gia
Timothy Creamer của NASA gửi dòng tweet đầu tiên trực tiếp từ quỹ đạo bên ngoài
không gian đánh dấu nền tảng Twitter đã vươn ra ngoài không gian. Năm 2012, Lượng
người dùng Twitter đã lên tới hơn 100 triệu người dùng đăng 340 triệu tweet mỗi ngày.
“Four more years” Tổng thống Obama đánh dấu việc thắng nhiệm kỳ đầu tiên của ông
bằng một dòng tweet trên Twitter. Đây cũng là dòng Tweet được reweet lại nhiều nhất
trong lịch sử. Vào năm 2013, theo TechTarget, Twitter nằm trong top 10 Website được
truy cập nhiều nhất và cứ mỗi 2 giây, người dùng twitter sẽ đăng tải các tweet mới 1.
Trong vòng 2 giây có khoảng 143.199 Tweet được đăng tải.

Kể từ năm 2014, cơn sốt Twitter dần hạ nhiệt dẫn đến số lượng người dùng suy giảm,
làm một số đợt giảm cổ phiếu. Năm 2015 Twitter bắt đầu khởi chạy chức năng nhắn tin
trực tiếp và đăng tải video từ điện thoại và 2015 tiếp tục là một năm sóng gió với trang
mạng xã hội này khi hoạt động kinh doanh của công ty không mang lại lợi nhuận như
kỳ vọng. Năm 2016 là năm ghi nhận nhiều biến động đối với Twitter, đầu tiên, công ty
được nhiều ông lớn như Google, Microsoft lăm le mua lại, tiếp đó, Twitter và Facebook
bị nhiều người chỉ trích vì vai trò của trong việc quản lý các thông tin sai lệch, đặc biệt
là trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Năm 2017, Twitter đã có những bước phát triển
tích cực khi giá cổ phiếu của công ty cuối cùng cũng có xu hướng tăng. Trong khi đó,
cựu Tổng thống Donald Trump sau khi đắc cử đã tiếp tục sử dụng Twitter như một công
cụ truyền thông giữa đại diện chính phủ và quần chúng nhân dân. Thế nhưng năm 2020
với sự bùng phát dịch bệnh Covid-19 khiến cơn bão tin giả càn quét internet. Twitter đã
thể hiện sự cứng rắn của mình khi mạng xã hội này chặn quyền truy cập và xóa tài khoản
của những người đăng tải thông tin mà họ cho là sai sự thật, trong đó có tài khoản của
hàng loạt người nổi tiếng và chính trị gia trên thế giới. Động thái gây tranh cãi nhất của
Twitter trong năm 2021 chính là xóa tài khoản của ông Donald Trump. Cựu tổng thống
Mỹ đã cáo buộc Twitter phối hợp với đảng Dân chủ để ngăn chặn tầm ảnh hưởng của
ông.

1 Amanda Hetler. “What is Twitter?”. TechTarget. 07/2023.

7
Năm 2022 chính là bước ngoặt lớn của Twitter khi Elon Musk tiếp quản mạng xã hội
này sau một cuộc tranh cãi pháp lý kéo dài. Ông đã đồng ý trả 44 tỷ USD cho thương
vụ này nhưng sau đó lại từ bỏ thỏa thuận. Tuy nhiên, vị tỷ phú này nhanh chóng đổi ý
và chính thức mua lại Twitter. Sau khi lên nắm quyền điều hành, Elon Musk đã thay đổi
toàn bộ nhân sự cốt cán của công ty và thiết lập một hướng đi mới cho Twitter. Theo
Engadget, ông Elon Musk từ lâu được biết đến là một trong những người rất đam mê
Twitter, tuy nhiên ông muốn tạo ra sự ảnh hưởng thậm chí còn lớn hơn trên nền tảng
này nên sau khi âm thầm mua lại phần lớn cổ phần của công ty, ông đã đề nghị mua lại
toàn bộ Twitter. Elon Musk bắt đầu mua lại nền nền tảng mạng xã hội vào 14/4/2022 và
đến 27/10/2022 hoàn tất thương vụ mua lại Twitter và việc tiếp quản mạng xã hội
Twitter. Theo The Guardian, trong tuyên bố của mình, ông Musk cho biết lý do mua lại
Twitter là vì điều quan trọng đối với tương lai của nền văn minh nhân loại, nơi mọi
người có thể tranh luận nhiều loại tín ngưỡng một cách lành mạnh mà không cần dùng
đến bạo lực. Ông nói thêm: “Đó là lý do tại sao tôi mua Twitter. Tôi không làm điều đó
chỉ để kiếm nhiều tiền hơn. Tôi làm vậy để cố gắng giúp đỡ nhân loại, những người mà
tôi yêu quý”2. Ông Musk muốn Twitter trở thành nền tảng quảng cáo được tôn trọng
nhất trên thế giới, giúp củng cố thương hiệu và phát triển doanh nghiệp.

Kể từ ngày 24/7/2023, Twitter chính thức lột xác với tên gọi mới là X cùng với logo
và giao diện mới màu đen3. Elon Musk đã đưa ra lời tạm biệt với Twitter trên tài khoản
của mình vào ngày 23/7/2023: “Chúng ta sẽ sớm tiễn biệt thương hiệu Twitter và toàn
bộ đàn chim xanh. Nếu logo X đủ ổn để đăng tối nay, chúng tôi sẽ triển khai nó trên
toàn cầu ngay ngày mai”. Việc biến Twitter thành X không đơn thuần chỉ là hành động
thiết kế lại thương hiệu, mà là một phần trong kế hoạch tạo ra một siêu ứng dụng đa
năng của Elon Musk. Sự thay đổi này diễn ra ngay sau khi Meta cho ra mắt ứng dụng
cạnh tranh là Threads, từ đó đánh dấu một hướng đi mới của mạng xã hội do Elon Musk
quản lý.

1.3. Quy mô doanh nghiệp của X


Vì X là trang mạng xã hội trực tuyến, chỉ cần kết nối internet là người dùng có thể
hoạt động được vậy nên chi nhánh phạm vi hoạt động của X trải dài khắp thế giới và có
trụ sở tọa lạc tại các quốc gia lớn là Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Singapore, Canada. Sau
khi nền tảng Twitter nhượng quyền cho Elon Musk, ông đã cắt giảm 80% nhân sự từ
gần 8.000 người (đầu năm 2022) cho đến tháng 12/2022, họ chỉ còn khoảng 2.000 người
và đến tháng 4/2023 là 1.500 người4. Việc cắt giảm nhân sự lớn nhằm bù đắp doanh thu

2 Thành Luân. “Elon Musk mua lại Twitter để 'giúp đỡ nhân loại”. Thanh Niên. 28/10/2022.
3 Hà Thanh. “Twitter chính thức đổi logo mới”. Kinh tế & Đô thị. 09:55 25/07/2023.
4 Hà Thu. “Twitter kinh doanh ra sao sau một năm về tay Elon Musk”. Vnexpress. 26/10/2023.

8
đi xuống sau khi tỷ phú Musk vướng vào tranh cãi liên quan phân biệt chủng tộc. Sau
khi tiếp quản X, doanh thu, lợi nhuận suy giảm mạnh, hàng trăm khách hàng quảng cáo
lớn đã dừng chi tiền cho nền tảng này. Riêng doanh thu quảng cáo tại Mỹ mất hơn 50%5
và giá trị cũng giảm đi nửa, họ lo ngại quảng cáo vì X đã thay đổi rất nhiều quy định về
việc kiểm duyệt nội dung. Theo thống kê của eMarketer, vào năm 2023 công ty mang
về doanh thu quảng cáo ước tính 2.98 tỷ USD, giảm 28% so với năm 2022 (4.14 tỷ
USD). Ngoài ra, giá trị thương hiệu cũng bị giảm sút nghiêm trọng sau khi đổi tên
Twitter thành X6.

Elon Musk đã cho thay đổi hoàn toàn phần giao diện bên ngoài của mạng xã hội này:
từ logo chim xanh cũng như tên miền đổi thành X, ông đã sửa đổi thuật toán quyết định
bài đăng nào hiển thị nhiều nhất, loại bỏ các quy tắc kiểm duyệt nội dung về việc cấm
một số loại tweet nhất định và thay đổi quy trình xác minh để xác nhận danh tính của
người dùng. Sự thay đổi về hạ tầng công nghệ cũng như giao diện khiến cho trải nghiệm
sử dụng ngày càng đi xuống và nhiều người dùng dần từ bỏ trang mạng này. Theo Elon
Musk, chiến lược và tiềm năng phát triển mà ông muốn hướng đến đó là ông tham vọng
tạo ra X để biến nó thành một siêu ứng dụng toàn năng, trở thành siêu ứng dụng tích
hợp mọi thứ, chẳng hạn như xử lý các giao dịch tài chính cho người dùng.

1.4. Xếp hạng MXH X (Twitter) trên thế giới (dựa trên tiêu chí số lượng người sử
dụng)
Trước khi đổi tên thành X, Twitter đã có cho mình những số liệu minh chứng cho sự
nổi tiếng và độ phổ biến của mình. Theo báo cáo thống kê của Wearesocial và Hootsuite
- một nền tảng quản lý phương tiện truyền thông xã hội, cụ thể vào giai đoạn từ 2010
đến 2021, dựa trên tiêu chí số lượng người sử dụng có chiều hướng tăng mạnh từ 40
triệu lên 313 triệu người sử dụng, khi đó Twitter là nền tảng truyền thông xã hội được
yêu thích thứ 7 trên thế giới và đã giữ ổn định ở vị trí này kể từ năm 20217. Lý do đó là
nền tảng này chủ yếu được sử dụng để nhận tin tức cập nhật hàng ngày nhanh chóng,
ngoài ra các hoạt động thường được báo cáo khác trên nền tảng này bao gồm nghiên cứu
thương hiệu, tìm kiếm nội dung giải trí. Nền tảng X sở hữu lượng người dùng ổn định
từ 18 đến 34 tuổi, dựa theo The Infinite Dial 2022, việc sử dụng Twitter đang tăng nhanh
hơn 30% so với Instagram trong thế hệ Gen Z cho thấy sức ảnh hưởng của nền tảng
mạng xã hội này. Sau khi đổi tên thương hiệu từ Twitter thành X, chiều hướng phát triển
trở nên giảm sút, số lượng người dùng giảm từ 369 triệu xuống 336 triệu người. Theo
Backlinko LLC, tính đến tháng 10 năm 2023, X được xếp hạng là mạng xã hội phổ biến

5 Hà Thu. “Twitter kinh doanh ra sao sau một năm về tay Elon Musk”. Vnexpress. 26/10/2023.
6 Emarketer. “Insider Intelligence Slashes Advertising Forecast by 37% Following Musk’s Takeover”. April 11, 2023.
7 Michelle Martin. “29 Twitter Stats That Matter to Marketers in 2024”. Hootsuite. March 13, 2023.

9
thứ 12 trên toàn thế giới (xếp hạng theo phạm vi tiếp cận quảng cáo tiềm năng) 8. Lý do
cho sự sụt giảm này đó là sự thay đổi trong cấu trúc cũng như hình thức khiến cho một
phần lớn người dùng thất vọng và từ bỏ nền tảng mạng xã hội này. Ngoài ra, chính sách
kiểm duyệt ngày một nghiêm ngặt cũng là yếu tố khiến cho X ngày một suy giảm.

2. Đặc điểm (Đối tượng người dùng, tỷ lệ người dùng tại Việt Nam và trên thế
giới ; Nội dung)

2.1. Đối tượng người dùng


X cho phép người dùng trên 13 tuổi sử dụng nền tảng, theo khảo sát của trang
Demandsage số người sử dụng X chiếm tới 56,4% cơ sở người dùng xác định là nam,
trong khi chỉ có 43,6% là nữ và độ tuổi chủ yếu sử dụng là từ 25 đến 34 chiếm tới 38,5%9

Hình 1: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ người dùng X (Twitter) dựa trên giới tính

tính đến tháng 1/2024 (Nguồn: demandsage)

Mọi người trên X thường dành nhiều thời gian hơn để xem quảng cáo kết nối (quảng
cáo kết nối với một sự kiện, dịp hoặc xu hướng). Họ muốn cập nhập tin tức một cách
nhanh chóng và thường có xu hướng quan tâm đến tin tức, chính trị. Họ ưu thích sự sáng
tạo và muốn bày tỏ cảm xúc của mình. Vì vậy khi nói đến việc sử dụng các trang mạng
xã hội để lấy tin tức, Twitter là nguồn phổ biến nhất

8 Brian Dean. “X (Twitter) Statistics: How Many People Use X? (2024)”. Backlinko LLC. Last updated Dec. 21, 2023.
9 Rohit Shewale. “Twitter Statistics For 2024 — (Facts After “X” Rebranding)”. Demandsage. January 10, 2024.

10
2.2. Tỷ lệ người dùng ở Việt Nam và trên thế giới
2.2.1. Tỷ lệ người dùng ở Việt Nam
Số người dùng X tại Việt Nam trong năm 2023 đang tăng lên một cách đáng kể. Theo
số liệu mà We are social công bố trên trang của mình có tới 5.58 triệu người dùng tại
Việt Nam sử dụng nền tảng này vào đầu năm 202410 tăng gần 1,5 triệu người so với năm
2023 (4,1 triệu người). Nhưng vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ về số người sử dụng so với các nền
tảng mạng xã hội khác như facebook, instagram, tiktok…

2.2.2. Tỷ lệ người dùng trên thế giới


Tính đến năm 2023, đã có hơn 1,3 tỷ tài khoản Twitter/X đã được đăng ký. Nhưng theo
số lượng thống kê của trang Demandsage ta có thể thấy: X chỉ có khoảng 528,3 triệu
người dùng hoạt động hàng tháng và 237,8 triệu người dùng hoạt động hàng ngày có thể
kiếm tiền; X có 56,4% khán giả nam và 43,6% khán giả nữ. Phần lớn khán giả của
Twitter (38,5%) thuộc nhóm tuổi từ 25 đến 3411,...

Hình 2: Bảng thống kê các chỉ số tiêu biểu của người dùng X (Twitter)

tính đến tháng 1/2024 (Nguồn: Demandsage)

Theo số liệu thống kê của Stalista tính đến tháng 1 năm 2024, Twitter/X được xếp hạng
thứ 12 theo số lượng người truy cập hàng tháng (Hình 3)

10 Thanh Thanh (theo We Are Social).“Dữ liệu thống kê 8 nền tảng social media nổi bật tại Việt Nam và dự đoán về xu
hướng quảng cáo trên mạng xã hội 2024”. MarketingAI. 04/03.
11 Rohit Shewale. “Twitter Statistics For 2024 — (Facts After “X” Rebranding)”. Demandsage. January 10, 2024.

11
Hình 3: Biểu đồ thống kê số lượng người dùng hàng tháng của 15 nền tảng mạng
xã hội nổi tiếng nhất thế giới tính đến tháng 1/2024 (Nguồn: Stalista)

2.2.3. So sánh số liệu người dùng X của Việt Nam so với thế giới
2.2.3.1. Số liệu

Ở Việt Nam, X đứng thứ 5 trong số các nền tảng các mạng xã hội phổ biến nhất, với số
người sử dụng là 5,58 triệu người tính đến tháng 1/2024, một con số khá ấn tượng.
Nhưng X lại thua sao các ứng dụng khác về số lượng người sử dụng, cụ thể là xếp sau
Facebook, TikTok, YouTube với lần lượt là 72.7 triệu, 67.72 triệu, 63 triệu người dùng;
Hay có thể kể đến Instagram và LinkedIn lần lượt là 10.9 và 7.5 triệu người12.

Mặc dù không quá phổ biến tại Việt Nam so với các nền tảng mạng xã hội khác. Nhưng
trên thang đo lớn hơn thì X là nền tảng truyền thông xã hội được yêu thích thứ 7 trên thế
giới. Và X đã giữ ổn định ở vị trí thứ bảy kể từ năm 2021.

2.2.3.2. Lý giải

Lý giải cho những con số trên và tại sao X lại không được ưa chuộng rộng rãi tại Việt
Nam như Facebook, TikTok hay Instagram,... ta có thể đưa ra một số lý do. Đầu tiên,
đó là bởi X có những điều khoản chính sách chưa thực sự phù hợp với thói quen sử dụng
của người dùng tại Việt Nam. Khi sử dụng X, người dùng chỉ được tiếp cận với hai chế
độ riêng tư và bảo mật, trong khi đó, với trường hợp của Facebook thì người dùng có
đến 4 chế độ bảo mật. Tiếp theo là về hạn chế do ký tự, Twitter chỉ được đăng tải 280

12Thanh Thanh (theo We Are Social).“Dữ liệu thống kê 8 nền tảng social media nổi bật tại Việt Nam và dự đoán về xu
hướng quảng cáo trên mạng xã hội 2024”. MarketingAI. 04/03.

12
ký tự đây là một điều bất lợi đối với những người muốn chia sẻ cảm xúc cá nhân của
mình hay những người thích viết lách. Và hơn nữa sử dụng mạng xã hội tập trung xung
quanh Hashtag-một trong những điểm đặc trưng và nổi bật nhất của X thì vẫn là một
khái niệm chưa thực sự thân thiện với số đông người Việt và người dùng Việt vẫn chưa
quen sử dụng mạng xã hội với các tính năng đi kèm với Hashtag.

Nhưng với những ưu điểm riêng của mình X vẫn là một ứng dụng phổ biến trên thế
giới. X vẫn được thế giới đón nhận bởi X rất hữu ích như một nền tảng mạng xã hội
dành cho tin tức và mạng lưới chuyên nghiệp. Mặc dù thường được quảng cáo là nền
tảng tiểu blog, dịch vụ này thường được sử dụng trước các trang mạng xã hội khác để
nắm bắt các tiêu đề tin tức nóng hổi nhanh chóng. Có mô hình doanh thu đa dạng, bao
gồm quảng cáo, cấp phép dữ liệu và các hình thức kiếm tiền khác. Twitter có những
người dùng hoạt động hàng ngày tận tâm và trung thành, gửi nửa tỷ tweet mỗi tháng và
định dạng hashtag của Twitter có sức ảnh hưởng lớn trên tất cả các trang mạng xã hội
và thậm chí còn được sử dụng trong các dịch vụ và chiến dịch quảng cáo.

2.3. Nội dung


2.3.1. Hình thức
Các hình thức được sử dụng trên twitter (ví dụ: văn bản, hình ảnh, video, gif,...)

2.3.2. Đặc điểm về thể loại nội dung được đăng tải
- Các thể loại nội dung (viết trên blog, bản tin, infographic,...)

- Đặc điểm của các thể loại được sử dụng

Được sử dụng trên nền tảng Internet. Tất cả nội dung trên mạng xã hội đều do người
dùng tự tạo ra, tự chia sẻ. Tạo điều kiện cho sự phát triển của cộng đồng xã hội trên
mạng bằng cách kết nối tài khoản của người dùng với tài khoản của các cá nhân, tổ chức
khác

3. Vận hành (thuật toán, tính năng tương tác, tính năng sáng tạo,...)

3.1. Thuật toán


3.1.1. Đặc điểm
Các thuật toán của X hiển thị nội dung mới nhất theo thời gian thực, giúp người dùng
cập nhật thông tin nhanh chóng ; sử dụng mô hình học máy để cá nhân hóa trải nghiệm
người dùng, hiển thị nội dung phù hợp với sở thích và nhu cầu của họ ; ưu tiên những
nội dung có nhiều tương tác (lượt thích, bình luận, chia sẻ) để thu hút sự chú ý của người
dùng.

13
3.1.2. Phân loại
Các thuật toán của X được chia thành 4 nhóm thuật toán:
Candidate sourcing (Tìm nguồn): Nhóm thuật toán Candidate sourcing xác định các
post để hiển thị dựa trên 2 nguồn là in-network sources (các nguồn trong mạng lưới) và
out-of-network sources (các nguồn ngoài mạng lưới). Thuật toán đề xuất post từ những
tài khoản người dùng đang theo dõi trên X (in-network sources) và từ những tài khoản
người dùng chưa theo dõi và có thể quan tâm (out-of-network sources). Trong out-of-
network sources, thuật toán sử dụng 2 phương pháp: Social graph (Biểu đồ xã hội) và
Embedding Spaces (Nhúng Spaces).
Ranking (Xếp hạng post): Nhóm thuật toán Ranking xếp hạng các post bằng mô hình
học máy của X để xác định các nội dung mà người dùng sẽ tương tác và đặt chúng lên
đầu dòng thời gian. X sẽ dự đoán các hành động tương tác của người dùng như thích,
bình luận, repost,... để xếp hạng post dựa trên dữ liệu cá nhân của người dùng, dữ liệu
tương tác, lịch sử tương tác với những người dùng khác,...

Filtering (Lọc post): Nhóm thuật toán Filtering loại trừ hoặc hạ thứ hạng của một số
post khi lọc khả năng hiển thị nội dung (xóa post khỏi những tài khoản đã bị người dùng
chặn hoặc tắt thông báo), tăng tính đa dạng của tác giả (các post của cùng một tác giả sẽ
không hiển thị quá gần nhau trên dòng thời gian của người dùng) và cân bằng nội dung
(từ in-network sources và out-of-network sources).

Mixing (Trộn post): Nhóm thuật toán Mixing sẽ đưa vào một số nội dung quảng cáo
giữa các post. Sau giai đoạn này sẽ có danh sách đầy đủ các tweet theo thứ tự bao gồm
cả quảng cáo để hiển thị cho người dùng.

3.1.3. Mục đích, ứng dụng


Các thuật toán của X giúp tăng mức độ tương tác của người dùng trên nền tảng X,
được áp dụng cho nhiều mục đích như: hiển thị nội dung cá nhân hóa cho người dùng
(bảng tin chính), hiển thị các chủ đề đang thịnh hành trên X (trending topics), giúp người
dùng tìm kiếm nội dung phù hợp với sở thích và nhu cầu của họ, gợi ý những tài khoản
mà người dùng có thể quan tâm.

3.2. Tính năng tương tác


3.2.1. Đặc điểm
Tính năng tương tác của X giúp người dùng chia sẻ thông tin và cập nhật nhanh chóng
trong thời gian thực, tạo ra môi trường tương tác sôi nổi và liên tục. Các post có giới hạn
280 ký tự, vì vậy người dùng phải chắt lọc thông tin và diễn đạt ngắn gọn. Ngoài ra, X
thu hút nhiều đối tượng người dùng với nhiều chủ đề, tạo ra những cộng đồng có cùng
sở thích, quan điểm chung, thúc đẩy tương tác và chia sẻ.
14
3.2.2. Phân loại
Tương tác giữa người dùng (thích, bình luận, trả lời, repost,...)

Tương tác giữa thương hiệu và người dùng (quảng cáo, trả lời thắc mắc, hỗ trợ khách
hàng,...)

Tương tác giữa các thành viên trong cộng đồng (thảo luận chung, chia sẻ thông tin, tổ
chức hoạt động,...)

3.2.3. Cách hoạt động


Thích (Like): Nhấp vào biểu tượng hình trái tim để thể hiện sự yêu thích, tán thành
hoặc ủng hộ một tweet.
Bình luận, trả lời (Comment, reply): Phản hồi trực tiếp dưới tweet, chia sẻ ý kiến, đặt
câu hỏi hoặc thảo luận.

Repost: Chia sẻ lại post của người khác lên trang cá nhân.

Click: Nhấp vào liên kết được chia sẻ trong post.

Follow: Theo dõi những tài khoản khác để nhận thông báo về các tweet mới của họ.

Unfollow: Bỏ theo dõi tài khoản khác.

Mention: Sử dụng tên tài khoản trong tweet để nhắc đến người khác.

Hashtag: Thêm hashtag vào tweet để gắn thẻ theo chủ đề.

Block: Chặn người khác tương tác với tài khoản của mình.

Spaces: Tổ chức phòng trò chuyện bằng âm thanh trực tiếp để thảo luận về các chủ đề,
kết nối với cộng đồng và chia sẻ ý tưởng.

3.2.4. Mục đích và ứng dụng


Các tính năng tương tác của X giúp người dùng kết nối với người khác, chia sẻ thông
tin, quan điểm, theo dõi tin tức. Ngoài ra các tính năng tương tác cũng giúp các doanh
nghiệp quảng bá sản phẩm, dịch vụ và xây dựng thương hiệu, giải đáp thắc mắc và hỗ
trợ khách hàng trực tuyến.

15
3.2.5. Tỷ lệ tương tác
Tỷ lệ tương tác trên X được tính bằng tổng của số lượt thích, số lượt repost, số lượt
quote, số lượt trả lời, chia cho số lượng đăng tweet, rồi chia cho tổng số người theo dõi,
sau đó nhân với 100.
Theo một báo cáo của Rival IQ, tỷ lệ tương tác trung bình trên X là 0,035%. Theo
Scrunch, tỷ lệ tương tác từ 0,09% đến 0,33% được coi là cao, và tỷ lệ tương tác từ 0,33%
đến 1% được coi là rất cao.

3.3. Tính năng sáng tạo


3.3.1. Đặc điểm
X cung cấp nhiều tính năng sáng tạo khuyến khích người dùng tương tác và thể hiện
bản thân. Các tính năng sáng tạo của X dễ sử dụng và dễ tiếp cận với mọi đối tượng,
giúp người dùng chia sẻ nội dung, xây dựng cộng đồng và kết nối với nhau trong thời
gian thực.

3.3.2. Cách hoạt động


X Premium (Twitter Blue): Cung cấp các tính năng cao cấp như chỉnh sửa post sau
khi đăng, đăng post hoặc video dài hơn, tải lên video chất lượng cao.

Spaces: Tổ chức các cuộc trò chuyện âm thanh trực tiếp với nhiều người tham gia tương
tác trực tiếp và kết nối cộng đồng.

Fleets: Chia sẻ nội dung dạng ảnh hoặc video ngắn, tự động biến mất sau 24 giờ.

Notes: Viết bài viết dài hơn 280 ký tự, phù hợp chia sẻ nội dung chuyên sâu.

3.3.3. Mục đích và ứng dụng


Các tính năng sáng tạo của X giúp người dùng cập nhật tin tức, chia sẻ quan điểm cá
nhân chứa nội dung giải trí, tương tác, kết nối với những người dùng khác, xây dựng
cộng đồng và tạo mối quan hệ. Các doanh nghiệp có thể tiếp thị, quảng bá thương hiệu,
sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng tiềm năng bằng các tính năng sáng tạo.

3.3.4. Các công cụ hỗ trợ sáng tạo nội dung


Hashtag: Hệ thống hashtag giúp người dùng tìm kiếm và theo dõi dễ dàng các nội dung
liên quan đến một chủ đề.

Livestream: Phát trực tiếp video để tương tác với người dùng theo thời gian thực.

Chỉnh sửa ảnh và video: Cung cấp các công cụ chỉnh sửa cơ bản để người dùng tạo nội
dung đẹp mắt.

16
Chỉnh sửa post: Người dùng có thể chỉnh sửa nội dung của post sau khi đăng (sửa lỗi
chính tả, bổ sung thông tin hoặc cập nhật nội dung).

4. Các chính sách của mạng xã hội X

4.1. Chính sách bảo vệ quyền lợi người dùng


4.1.1. Nội dung của chính sách
Thứ nhất, nội dung của tính bảo mật: Bất kỳ ai đều không được quyền trích xuất hoặc
sử dụng thông tin cá nhân của người khác (số điện thoại, địa chỉ) khi không được đồng
ý. Đặc biệt nghiêm cấm việc đe doạ tiết lộ thông tin cá nhân hoặc các mục đích tương
tự. Ngoài ra, việc nghiêm cấm phát tán nội dung nhạy cảm bao gồm các video hay hình
ảnh khoả thân trái phép cũng nằm trong chính sách bảo mật này.

Thứ hai, nội dung của tính xác thực: Không được sử dụng các dịch vụ của X để tham
gia vào hành vi thao túng hoặc làm gián đoạn trải nghiệm của người dùng trên X. Bên
cạnh đó, không được sử dụng các dịch vụ của X nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử hoặc
các quy trình thực hiện quyền công dân như viết bài hoặc đăng tải thông tin nhằm ngăn
chặn mọi người tham gia hoặc đánh lừa mọi người về thời gian, địa điểm hoặc cách thức
tham gia quy trình thực hiện quyền công dân. Đặc biệt là không được mạo danh cá nhân,
nhóm hoặc tổ chức nhằm gây hiểu nhầm hoặc lừa gạt người khác, cũng không được sử
dụng danh tính giả nếu phương thức đó làm gián đoạn trải nghiệm của người dùng khác
trên X.

Cuối cùng, nội dung của về an toàn: Trước hết là về lời nói/ hành vi bạo lực, chính
sách của X nghiêm cấm người dùng xúi giục, khuyến khích hay cổ vũ các hành động có
thiên hướng bạo lực. Bên cạnh đó, chính sách của X cũng không cho phép bất kỳ người
dùng nào đăng tải thông tin cổ xúy hay tham gia vào hành vi quấy rối có chủ đích đối
với ai đó. Đặc biệt, X nghiêm cấm các hành động lạm dụng tình dục trẻ em. Với hành
động tự làm hại bản thân hay thậm chí là hành động tự tử, X cũng nghiêm ngặt xử phạt
những trường hợp cổ xúy hay khuyến khích mọi người làm theo.

4.1.2. Cách thức xử phạt nếu vi phạm quy tắc trên


Với các hành vi vi phạm ở mức độ nhẹ (chia sẻ thông tin cá nhân trái phép, lạm dụng
tính năng của X để gửi thư rác điện tử, thao túng tâm lý người dùng trong các cuộc bầu
cử, mạo danh): X sẽ yêu cầu bạn xóa các nội dung vi phạm đó hoặc yêu cầu sửa đổi
thông tin, đồng thời tạm khóa tài khoản ngăn chặn tình trạng tái diễn. Ngoài ra trong các
trường hợp vi phạm tính dân chủ minh bạch trong các cuộc bầu cử, các tài khoản vi
phạm sẽ bị hạn chế hiển thị bài viết, bình luận hay lượt tương tác trên X. Nếu tái vi phạm
sau lần cảnh báo đầu tiên, tài khoản của bạn sẽ bị đình chỉ vĩnh viễn.

17
Với các hành vi vi phạm ở mức độ nặng (đăng tải nội dung khỏa thân trái phép, ủng
hộ/ thực hiện hành vi bạo lực, bóc lột tình dục trẻ em, quấy rối, lừa đảo): X sẽ đình chỉ
ngay lập tức và vĩnh viễn các tài khoản vi phạm đó ngay từ lần vi phạm đầu tiên. Đặc
biệt, với những người vi phạm chính sách chống bóc lột tình dục trẻ em sẽ bị cấm tạo
bất kỳ tài khoản mới nào trong tương lai. Trong trường hợp X phát hiện nội dung mô tả
hoặc cổ vũ việc bóc lột tình dục trẻ em, bao gồm cả các liên kết đến các trang web của
bên thứ ba nơi có thể truy cập nội dung này, chúng sẽ bị xóa mà không cần thông báo
thêm và sẽ báo cáo cho Trung tâm Quốc gia về Trẻ em Mất tích & Bị bóc lột
(NCMEC13).

4.1.3. Tác động của chính sách đến trải nghiệm người dùng
Qua những biện pháp xử lý nghiêm ngặt như trên, có thể thấy chính sách bảo vệ quyền
lợi người dùng của mạng xã hội X giúp đem lại những trải nghiệm tích cực như sau:
Đầu tiên, chính sách này đảm bảo rằng thông tin cá nhân của mỗi tài khoản được bảo vệ
và tránh bị lạm dụng. Từ đó tạo ra một môi trường bảo mật an toàn và đáng tin cậy cho
người dùng. Bên cạnh đó, chính sách cũng cung cấp cho người dùng quyền kiểm soát
lớn hơn đối với dữ liệu của họ, bao gồm quyền truy cập, chỉnh sửa và xóa thông tin.
Việc có khả năng kiểm soát dữ liệu cá nhân giúp người dùng cảm thấy tự tin hơn khi sử
dụng mạng xã hội X. Ngoài ra, mạng xã hội X còn đảm bảo quyền riêng tư và tự do cá
nhân bằng cách để người dùng kiểm soát ai có thể truy cập và xem thông tin cá nhân
của họ. Từ đó cho thấy, chính sách bảo mật này giúp người dùng trải nghiệm mạng xã
hội X một cách tích cực hơn. Điều này có thể dẫn đến sự tăng cường sự hài lòng và sự
kết nối với nền tảng, cũng như tạo ra một cộng đồng trực tuyến mạnh mẽ và tích cực.
Tóm lại, chính sách bảo vệ quyền lợi người dùng của mạng xã hội X có thể tạo điều kiện
thuận lợi cho một trải nghiệm người dùng tích cực và an toàn hơn.

4.2. Chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ


4.2.1. Nội dung của chính sách
Với chính sách này, các chủ tài khoản sẽ không được vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của
người khác, kể cả bản quyền và nhãn hiệu. (Nhãn hiệu là một từ, logo, cụm từ hoặc thiết
bị giúp nhận dạng sản phẩm hoặc dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu trên thị trường.
Chính sách này xuất phát từ Luật sở hữu trí tuệ giúp ngăn chặn người khác sử dụng nhãn
hiệu một cách bất hợp pháp hoặc gây nhầm lẫn). X sẽ phản hồi các báo cáo về cáo buộc
vi phạm bản quyền, chẳng hạn như cáo buộc liên quan đến việc sử dụng trái phép hình
ảnh có bản quyền làm ảnh hồ sơ hoặc ảnh tiêu đề, cáo buộc liên quan đến việc sử dụng

13 NCMEC: (National Center for Missing & Exploited Children) Trung tâm Quốc gia về Trẻ em Mất tích và Bị bóc lột là một
tổ chức tư nhân, phi lợi nhuận được Quốc hội Hoa Kỳ thành lập năm 1984.

18
trái phép video hoặc hình ảnh có bản quyền được tải lên thông qua dịch vụ lưu trữ
phương tiện truyền thông của X.

4.2.2. Cách thức xử phạt nếu vi phạm quy tắc trên


Trước hết, về cách thức xử lý các khiếu nại: X xử lý khiếu nại bản quyền theo thứ tự
nhận được. Sau khi gửi đơn khiếu nại, X sẽ gửi email xác nhận. Khi quyết định xóa hoặc
vô hiệu hóa quyền truy cập vào tài liệu, X sẽ thông báo cho người dùng bị vi phạm và
cung cấp cho họ bản sao đầy đủ khiếu nại của người báo cáo (thông tin liên hệ được
cung cấp) cùng với hướng dẫn về cách gửi thông báo phản đối. Nếu bị phát hiện vi phạm
chính sách nhãn hiệu, X có thể tạm ngưng tài khoản của cá nhân đó. Tùy thuộc vào loại
vi phạm, tài khoản có thể bị đình chỉ vĩnh viễn sau lần xem xét đầu tiên. X sẽ phản hồi
các báo cáo về cáo buộc vi phạm bản quyền (cáo buộc liên quan đến việc sử dụng trái
phép hình ảnh có bản quyền làm ảnh hồ sơ hoặc ảnh tiêu đề, sử dụng trái phép video
hoặc hình ảnh có bản quyền được tải lên thông qua dịch vụ lưu trữ phương tiện truyền
thông của chúng tôi hoặc các bài đăng có chứa liên kết đối với các tài liệu bị cáo buộc
vi phạm).

Tiếp theo, về hình thức xử lý khiếu nại bản quyền: X sẽ xử lý khiếu nại theo thứ tự từ
gửi email đến xác nhận email. Khi xóa hoặc vô hiệu hóa quyền truy cập vào tài liệu, X
sẽ thông báo cho người dùng bị ảnh hưởng và người bị báo cáo sau đó cung cấp cho họ
bản sao đầy đủ khiếu nại của người báo cáo. Nếu nhận được nhiều khiếu nại bản quyền
về một tài khoản hoặc bằng chứng khác cho thấy hành vi vi phạm lặp lại, X có thể tạm
ngưng tài khoản đó theo Chính sách vi phạm nhiều lần. Người dùng bị đình chỉ theo
chính sách đó có thể gửi đơn khiếu nại việc tạm dừng.

4.2.3. Tác động của chính sách đến người dùng


Chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mạng xã hội X đóng vai trò quan trọng
trong việc đảm bảo rằng người dùng có quyền kiểm soát và bảo vệ những tác phẩm sáng
tạo mà họ chia sẻ trên nền tảng. Điều này có thể ảnh hưởng đến người dùng theo các
cách sau: Chính sách này giúp người dùng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của họ đối với
nội dung mà họ tạo ra trên mạng xã hội. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng có
quyền kiểm soát việc sử dụng, chia sẻ và phân phối tác phẩm của mình. Đặc biệt là khi
người dùng biết rằng quyền sở hữu trí tuệ của họ được bảo vệ, họ sẽ được khuyến khích
để tạo ra nhiều nội dung sáng tạo hơn trên mạng xã hội. Điều này có thể tạo ra một môi
trường sáng tạo và đa dạng trên nền tảng. Ngoài ra, chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ cũng giúp người dùng cảm thấy an tâm hơn khi chia sẻ thông tin cá nhân và tác phẩm
sáng tạo trên mạng xã hội. Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng đồng nghĩa với việc
bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng. Nhờ vào chính sách này, người dùng sẽ cảm
thấy được tôn trọng và đánh giá cao khi quyền lợi của họ được đảm bảo. Tóm lại, chính

19
sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mạng xã hội X có thể ảnh hưởng tích cực đến người
dùng bằng cách bảo vệ quyền lợi và khuyến khích sáng tạo, đồng thời tạo ra một môi
trường an toàn và tin cậy cho họ.

4.3. Chính sách quảng cáo


4.3.1. Nội dung của chính sách
Chính sách này áp dụng cho việc kiếm tiền trên các sản phẩm quảng cáo trả phí của X
và X. Các nhà quảng cáo trên X phải tuân thủ tất cả các luật và quy định hiện hành, tạo
quảng cáo trung thực và quảng cáo một cách an toàn và tôn trọng quyền lợi người dùng.

Phê duyệt quảng cáo X: Khi nhà quảng cáo trên X chọn quảng cáo nội dung của họ
bằng Quảng cáo X, tài khoản và nội dung của họ sẽ phải tuân theo quy trình phê duyệt.
Quá trình này giúp X kiểm tra xem nhà quảng cáo có tuân thủ chính sách quảng cáo của
họ hay không. Về quy trình phê duyệt: Quảng cáo trên X sẽ được xem xét trước khi chạy
trong chiến dịch. Chúng được gửi để phê duyệt một cách tự động, dựa trên trạng thái
quảng cáo của tài khoản, lịch sử sử dụng X và các yếu tố phát triển khác.

Xem xét phê duyệt: Các bài đăng đang trong quá trạng thái đánh dấu để xem xét phê
duyệt sẽ không được chạy trong bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào. Sau khi được phê
duyệt, bài đăng đó sẽ ngay lập tức tiếp tục chạy và có thể được đưa vào các chiến dịch
mới. Nếu bị từ chối phê duyệt, bài đăng đó không thể được đưa vào các chiến dịch X
Ads.

Đánh giá quảng cáo của người theo dõi: Người dùng X được phép đánh dấu xem xét
về việc xuất hiện liên tục các video quảng cáo trong quá trình sử dụng X. Việc xem xét
tài khoản sẽ tạm dừng mọi chiến dịch quảng cáo đã hoạt động trước đó. Nó cũng tạm
dừng mọi chiến dịch được tạo trong khi tài khoản đang được xem xét. Khi tài khoản
được chấp thuận cho quảng cáo, mọi chiến dịch đã hoạt động trước đó sẽ tiếp tục chạy.
Khi một tài khoản bị từ chối, tài khoản đó sẽ không thể tham gia Quảng cáo X nữa và
tất cả các chiến dịch đều bị tạm dừng.

Lưu ý: Nếu một tài khoản quảng cáo bị phát hiện vi phạm Điều khoản dịch vụ của X
thì tài khoản đó có thể bị đình chỉ dịch vụ và bị xóa khỏi nền tảng X Ads.

Đăng xuất quảng cáo X: X tuân theo các quy trình và nguyên tắc khi xóa nhà quảng
cáo khỏi nền tảng Quảng cáo X. Họ gọi quy trình này là “tách rời”.

Nhật ký cập nhật chính sách quảng cáo X: Nhật ký này sẽ phản ánh những thay đổi về
chính sách ảnh hưởng đến những gì được và không được phép quảng cáo thông qua X
Ads.

20
4.3.2. Tác động của chính sách đến người dùng
Chính sách quảng cáo của mạng xã hội X có thể có nhiều ảnh hưởng đối với trải
nghiệm của người dùng như sau: Chính sách quảng cáo ảnh hưởng đến loại hình nội
dung quảng cáo xuất hiện trên mạng xã hội X. Với chính sách nghiêm ngặt này, người
dùng có thể cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng nền tảng. Việc cấp quyền đánh giá
quảng cáo cho người dùng giúp đem lại trải nghiệm thoải mái và để tránh cảm giác phiền
toái. Chính sách quảng cáo cũng có thể ảnh hưởng đến cách mà mạng xã hội X bảo vệ
quyền lợi và thông tin cá nhân của người dùng trong quảng cáo. Nếu mạng xã hội X
không tuân thủ chính sách bảo vệ quyền lợi của người dùng trong việc sử dụng thông
tin cá nhân cho mục đích quảng cáo, người dùng có thể cảm thấy bất an và không tin
tưởng. Tóm lại, chính sách quảng cáo của mạng xã hội X đều được thiết lập để ưu tiên
trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

5. Điểm mạnh và hạn chế, so sánh

5.1. Điểm mạnh


X là một trong những mạng xã hội phổ biến nhất toàn cầu có tới hơn 500 triệu người
sử dụng (tính đến tháng 6 năm 2023). Có thể thấy rằng, mạng xã hội này rất được lòng
người dùng trên toàn thế giới.

Đầu tiên, điểm mạnh nền tảng này đó là X rất dễ sử dụng với tất cả mọi người. Người
dùng chỉ cần đăng ký một tài khoản miễn phí trên X sau đó tìm kiếm tài khoản của
những người mình quan tâm trên nền tảng này và theo dõi những thông tin họ cập nhật.
Hơn nữa, cấu trúc bài viết ngắn giúp kích thích thảo luận nhanh chóng và tương tác giữa
người dùng. Hashtag cũng giúp nhóm người quan tâm đến cùng một chủ đề dễ dàng tìm
kiếm và tham gia vào các cuộc trò chuyện. Ngoài ra, các tính năng tương tác như like,
reply, repost,... cho phép người dùng tham gia vào các cuộc thảo luận, biểu đạt ý kiến,
và chia sẻ nội dung một cách dễ dàng. Điều này tạo ra một môi trường trực tuyến hữu
ích cho việc trao đổi, cập nhật thông tin, chia sẻ trải nghiệm và tạo mối quan hệ mới.

Tiếp theo, người dùng có thể chia sẻ không chỉ văn bản, mà còn hình ảnh, video, gif
và nhiều loại nội dung đa dạng khác, tạo ra một trải nghiệm đa chiều và thú vị. Đặc biệt,
chất lượng hình ảnh, và video trên X được đánh giá là có độ phân giải tốt, cao hơn một
số nền tảng khác như Facebook, Instagram,...

Tin tức nhanh chóng và thời sự là một tính chất đặc thù của nền tảng này. X thường
được sử dụng là nơi để theo dõi và thảo luận về các sự kiện chính trị, xã hội và văn hóa,
những diễn biến mới nhất trên thế giới. Bởi nhiều chính trị gia và các tổ chức sử dụng
nó để truyền đạt thông điệp và tương tác với cộng đồng. Trên thực tế, có rất nhiều chính
trị gia đã sử dụng X như một nền tảng thân thuộc. Tổng thống Donald Trump là một ví

21
dụ điển hình khi ông thường sử dụng mạng xã hội X như một công cụ để bày tỏ các ý
kiến, góc nhìn và bình luận về một vấn đề nào đó14. Chính vì vậy, nền tảng này sẽ thường
xuyên cập nhật nhiều tin tức mang tính thời sự, chính trị. Các thông tin sẽ được nhanh
chóng lan rộng nhờ thẻ hashtag được sử dụng trong các bài viết. Ngoài ra với số lượng
người dùng lớn, rất nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng cũng đã sử dụng mạng xã hội này.
Người dùng có thể dễ dàng cập nhật đa dạng thông tin của người mình quan tâm chỉ
thông qua ứng dụng X.

Cuối cùng, đối với các doanh nghiệp, do tính chất phổ biến và đa dạng của mạng xã
hội X, nền tảng này cũng là nơi lý tưởng để họ tiếp cận với các đối tượng mục tiêu thông
qua quảng cáo, nội dung chia sẻ và việc tối ưu hóa những từ khóa.

5.2. Hạn chế


Trước hết là về tính năng. Trong khi các mạng xã hội khác như Facebook hoặc
Instagram không hề đưa ra một giới hạn về độ dài bài viết cụ thể. Thì X giới hạn mỗi
bài viết chỉ 280 ký tự (ban đầu là 140 ký tự). Có thể thấy, với những nhóm người thích
chia sẻ, tâm sự, trao đổi sâu, X sẽ không phải nền tảng lý tưởng với họ.

Tiếp đến, cách vận hành, môi trường thông tin trên nền tảng X cũng được đánh giá là
tiêu cực hơn. X vốn là một nền tảng có độ phủ sóng toàn cầu. Chính vì vậy, lượng thông
tin trên X là cực lớn và sẽ rất khó để kiểm soát được độ chính xác của những thông tin,
hình ảnh, video được đăng tải trên mạng xã hội này. Có thể thấy rằng môi trường thảo
luận nhanh chóng của X sẽ là địa điểm lý tưởng để lan truyền nhiều thông tin giả, tiêu
cực và độc hại.

Các chính sách X đưa ra cho người dùng cũng là một điểm hạn chế lớn của nền tảng
này bởi chúng nhận được rất nhiều ý kiến không đồng tình. Vào năm 2023, mạng xã hội
X đã cho ra mắt 3 gói dịch vụ thu phí người dùng, với các mức giá và tính năng khác
nhau, bao gồm gói dịch vụ Basic (3 USD/tháng), Premium (8 USD/tháng) và Premium+
(16 USD/tháng)15. Với mỗi gói dịch vụ, người dùng sẽ nhận được những quyền lợi khác
nhau trên nền tảng X. Từ khi còn là Twitter, dịch vụ quảng cáo vốn chiếm tới 90% doanh
thu của nền tảng này từ trước tới nay16. Tuy nhiên, tưởng chừng sau khi trả phí cho nền
tảng người dùng có thể tập trung vào các nội dung trên mạng xã hội này mà không bị
phân tâm bởi quảng cáo thì quyền lợi này lại chỉ dành cho gói Premium+. Còn khi mua
gói Basic, người dùng sẽ chỉ được gia tăng độ dài bài viết, thời lượng video cùng một

14 T. Thủy.“Mạng xã hội của ông Trump chính thức hoạt động, giao diện giống Twitter”. Báo Dân Trí. 21/02/2022.
15 X Help Center. About X Premium.
16 Đại Thắng. “Nền tảng mạng xã hội Twitter công bố quy tắc hoạt động mới”. TTXVN/Vietnam+. 08/11/2022.

22
số quyền lợi cơ bản; với gói Premium, người dùng được hưởng toàn bộ tính năng từ gói
Basic, giảm bớt số lượng quảng cáo hiển thị, xác minh ID...

Hay mạng xã hội này cũng thử nghiệm gói dịch vụ xác minh "Not a Bot" giá 1
USD/năm tại New Zealand và Philippines. Theo đó, người dùng sẽ đều phải trả tiền để
có thể đăng bài và tương tác với người khác. Trong trường hợp không trả tiền, họ chỉ có
thể đọc bài17, thậm chí số lượng bài viết được đọc trên ứng dụng trong 1 ngày còn bị
giới hạn. Ngoài ra, nếu người dùng đăng ký các gói dịch vụ của X thông qua ứng dụng
trên nền tảng iOS sẽ phải trả số tiền cao hơn 30% do mạng xã hội này sẽ tính phí hoa
hồng của Apple trực tiếp vào giá dịch vụ18. Tất cả những chính sách trên của X kể từ
khi tỷ phú Elon Musk lên tiếp quản đều nhận được lượng phản hồi tiêu cực từ người
dùng nền tảng này. Chưa thể biết được rằng, khi áp dụng những chính sách đó có thể cải
thiện môi trường thông tin trên X hay không, nhưng chắc chắn điều này sẽ làm thụt giảm
lượng lớn nhiều người dùng của X khi họ không sẵn sàng chi tiền để đăng bài lên X và
chuyển sang các nền tảng khác để hoạt động.

Để cải thiện trải nghiệm của người dùng trên nền tảng X, nhà phát hành có thể tạo ra
các form thu thập ý kiến, mong muốn của người dùng về ứng dụng, cập nhật xu hướng
hiện nay để cải tiến nền tảng. Ngoài ra, X cần có thêm nhiều hình phạt, quy định nhằm
siết chặt hệ thống thông tin, kiểm tra rõ ràng về độ chính xác của thông tin, tránh để các
thông tin sai sự thật, tiêu cực, bạo lực,... trước khi lan rộng nó đến với lượng lớn người
dùng.

5.3. So sánh với nền tảng Threads (nền tảng hiện đối đầu trực tiếp với X thuộc công
ty Meta)
Threads chính thức được cho ra mắt vào ngày 05/07/2023 trên 100 quốc gia trên thế
giới. Với hơn 100 triệu lượt đăng liên kết, ảnh và video chỉ trong 5 ngày đầu trình làng,
ứng dụng mạng xã hội Threads của Meta đã vượt Chat GPT trở thành nền tảng trực
tuyến phát triển nhanh nhất lịch sử.19 Với những tính năng, mục tiêu hoạt động khá giống
nhau, Threads được đánh giá là đối thủ cạnh tranh nặng ký của X trong bối cảnh X đang
gặp nhiều khó khăn.

X và Threads được người dùng đánh giá là có nhiều điểm tương đồng khi Threads có
giao diện tương tự X và cũng cho phép người dùng kết nối với nhau thông qua các bài
đăng với nội dung là đoạn văn bản ngắn.

17 Lưu Quý.“Elon Musk muốn 'thu phí nhưng không giảm quảng cáo' trên X”. VnExpress. 22/10/2022.
18 T. Thủy.“Chi 3 USD/tháng, người dùng X vẫn phải "sống chung" với quảng cáo”. Báo Dân Trí. 31/10/2023.
19 Gia Huy. “Threads - nền tảng trực tuyến phát triển nhanh nhất lịch sử”. Báo Quân đội nhân dân. 13/07/2023.

23
Và để so sánh 2 nền tảng này, chúng tôi sẽ đi vào phân tích sự khác nhau 2 nền tảng
dựa trên các tiêu chí về định hướng, định dạng nội dung, tính chất ứng dụng,... thông
qua bảng sau đây:

Hình 4: Bảng so sánh 2 nền tảng X & Threads

II. Phân tích Case Study: Sự thành công của chiến “Tweet-a-Coffee” trên nền tảng
X (Twitter)

1. Sơ lược về Công ty Cà phê Starbucks và chiến dịch marketing “Tweet-a-


Coffee”

1.1. Giới thiệu về Công ty Cà phê Starbucks


1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Starbucks được thành lập vào năm 1971 tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ. Ban đầu, nó
chỉ là một cửa hàng cà phê nhỏ tại Pike Place Market. Trong những năm 1980, Starbucks
mở rộng với sự hỗ trợ của Howard Schultz (chủ tịch và giám đốc điều hành của
Starbucks) và trở thành một chuỗi cửa hàng quán cà phê. Từ đó, Starbucks phát triển
nhanh chóng và mở rộng quy mô kinh doanh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay,
Starbucks là một trong những thương hiệu cà phê nổi tiếng nhất với hàng ngàn cửa hàng
trên khắp hành tinh, được kết nối với hàng triệu khách hàng mỗi ngày tại hơn 80 thị
trường20.

20 Starbucks Stories & News Company Profile 2023

24
1.1.2. Sứ mệnh
Sứ mệnh: truyền cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần con người – mỗi người, một tách
trà và một người đồng hành tại một thời điểm21. (Our mission: to inspire and nurture the
human spirit – one person, one cup and one neighborhood at a time.)

Tầm nhìn: Starbucks vẫn trung thành với những giá trị của mình trong khi vẫn đổi mới
và vượt qua cả sự mong đợi của khách hàng22.

1.1.3. Thành tựu


Một số thành tựu mà Công ty Cà phê Starbucks đạt được: “No. 1 Best Coffee,” Fast
Food and Quick Refreshment categories Zagat’s Survey of National Chain Restaurants
– 2009‐2010; nhiều năm liên tiếp Starbucks được Viện Ethisphere vinh danh là một
trong những Công ty có đạo đức nhất thế giới, liên tục nằm trong danh sách các "Best
Global Brands" thương hiệu toàn cầu xuất sắc nhất do Interbrand công bố. Đây là một
sự công nhận về giá trị thương hiệu và tầm ảnh hưởng của Starbucks trên thị trường.

1.1.4. Một số chiến dịch marketing thành công


Các chiến dịch marketing của Starbucks đã được đánh giá cao vì sự sáng tạo, tập trung
vào khách hàng, xây dựng được trải nghiệm khách hàng độc đáo và khả năng tạo ra tầm
ảnh hưởng. Một số chiến dịch có thể kể đến như: Chiến dịch “Jumping on the trend” thể
hiện được sự sáng tạo nhanh nhạy của Starbucks: Khi một trận bão tuyết ập đến nước
Mỹ, Starbucks mới đưa ra chiến dịch social media để tôn vinh cà phê ấm áp vào mùa
đông. Starbucks đã bùng nổ với các bài đăng trên Facebook và Twitter xung quanh đề
tài về cơn bão tuyết có tên là Nemo. Các bài viết không có gì đặc biệt, chỉ là hình ảnh
của những người trong thời tiết lạnh giá cầm những tách cà phê ấm áp. Chiến dịch
“Tweet-a-Coffee”: chiến dịch cho phép bất kỳ người dùng Twitter nào về cơ bản có thể
mua cà phê cho một người dùng Twitter khác chỉ bằng một dòng tweet. Hơn 27.000
người dùng đã tham gia tweet một ly cà phê. Hoạt động bùng nổ này đã mang lại doanh
số hơn 180.000 đô la chỉ trong vài tháng triển khai chiến dịch;…23

Tóm lại, Starbucks có nhiều điểm mạnh trong các chiến dịch marketing như xây dựng
trải nghiệm khách hàng độc đáo, tùy chỉnh cao, hợp tác thương hiệu, sử dụng mạng xã
hội và cam kết về bền vững. Tuy nhiên, vẫn tồn tại các điểm hạn chế trong khi thực hiện
các chiến dịch marketing như: giá cả cao, sự cạnh tranh khốc liệt, phản ứng tiêu cực từ

21 Starbucks Stories & News Company Profile 2023


22 Starbucks Stories & News. “Starbucks named one of the World’s Most Ethical Companies”. February 12, 2018.
23Ori Marketing Agency.“5 Chiến dịch tạo nên thành công vang dội của Starbucks & Bài học thành công”. BrandsVietnam.
17/05/2022.

25
công chúng, phụ thuộc vào mô hình cửa hàng và độ tương phản trong trải nghiệm khách
hàng.

1.2. Tổng quan về chiến dịch “Tweet-a-Coffee” của Starbucks


Chiến dịch “Tweet-a-Coffee” của Starbucks là chiến dịch marketing cho phép bất kỳ
người dùng X (Twitter) nào về cơ bản có thể mua cà phê cho một người dùng X (Twitter)
khác chỉ bằng một dòng tweet. Chiến dịch này được triển khai vào ngày 28 tháng 10
năm 2013 và chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian giới hạn. Bằng cách tweet
@tweetacoffee và tài khoản Twitter, $5 sẽ được chuyển từ tài khoản của người tweet
sang tài khoản của người dùng đó miễn là họ kết nối tài khoản Starbucks của họ với X
(Twitter).

Chiến dịch “Tweet-a-Coffee” được lưu trữ hoàn toàn trên twitter, do đó có tên như
vậy. Một tài khoản Twitter, @tweetacoffee, được tạo ra để thông báo cho những người
nhận được tiền rằng họ đã nhận được một món quà. Chiến dịch cũng liên kết người dùng
Starbucks và tài khoản thẻ tín dụng với tài khoản Twitter của họ, giúp Starbucks có thêm
thông tin về sở thích và mong muốn của khách hàng.

1.2.1. Lý do lựa chọn chiến dịch


Thứ nhất, chiến dịch “Tweet-a-Coffee” của Starbucks là một ví dụ điển hình về việc
sử dụng tối đa các tính năng, đặc điểm và khả năng của một nền tảng mạng xã hội xuyên
suốt chiến dịch: Starbucks đã khai thác tính năng của Twitter như hashtags, mention,
tương tác trực tiếp, retweet và chia sẻ trong khi chiến dịch diễn ra và sử dụng các công
cụ phân tích và đo lường đo lường hiệu quả chiến dịch sau khi chiến dịch kết thúc.

Thứ hai, chiến dịch “Tweet-a-Coffee” là một chiến dịch social media marketing
(truyền thông tiếp thị mạng xã hội) thành công vang dội của Starbucks được thực hiện
trên nền tảng X (Twitter), chiến dịch đã thu hút sự chú ý và tương tác từ cộng đồng
người dùng tạo ra một tác động tích cực đối với thương hiệu Starbucks cũng như gây
ảnh hưởng đến cách mà các nhãn hàng, doanh nghiệp khác triển khai những chiến dịch
truyền thông trên mạng xã hội.

1.2.2. Đối tượng mục tiêu


Starbucks đã phân đoạn thị trường theo những tiêu chí sau:

Về thu nhập: Khá trở lên; độ tuổi: Từ 16 – 35 với chiến dịch social media marketing,
doanh nghiệp sẽ hướng tới thị trường người trẻ tuổi nhiều hơn bởi mức độ sử dụng các
nền tảng mạng xã hội của thị trường này cao hơn gấp nhiều lần so với các độ tuổi khác.

Nghề nghiệp: Với mô hình takeaway nổi tiếng và thời gian phục vụ 1 cốc cà phê chỉ
mất từ 3 – 5 phút, nghề nghiệp chủ yếu của khách hàng Starbucks thường là dân công

26
sở, những người có công việc bận rộn. Ở thị trường này, khó có thể tiếp cận tới họ qua
các biển quảng cáo, banner ở cửa hàng, mà cách tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng nhất
đó chính là qua các nền tảng mạng xã hội.

Như vậy, đối tượng khách hàng mục tiêu là người trẻ tuổi, dễ hội nhập với xu hướng
mới, có mức thu nhập khá, bận rộn (thường là dân công sở) sử dụng mạng xã hội, đặc
biệt là Twitter để kết nối và chia sẻ với bạn bè và gia đình.

1.2.3. Chiến lược marketing


Chiến dịch social media marketing “Tweet-a-Coffee” của thương hiệu Starbucks
Coffee (quảng cáo thương hiệu thông qua mạng xã hội). Đây là 1 chiến dịch truyền
thông xã hội sáng tạo do Starbucks khởi xướng vào 28 tháng 10 năm 2013, cho phép
khách hàng tặng thẻ quà tặng $5 cho bạn bè chỉ bằng cách đăng tải hình ảnh chụp cùng
với bạn bè và cốc coffee Starbucks kèm hashtag #tweetacoffee trên Twitter. Đây là 1
phương pháp marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận được đến 1 số lượng
lớn khách hàng tiềm năng trong thời đại công nghệ hóa, từ đó xây dựng các chiến lược
phù hợp để thu hút họ trên các nền tảng mạng xã hội.

1.2.4. Mục tiêu


Mục tiêu chính của chiến dịch “Tweet-a-Coffee” là tận dụng mạng xã hội để nâng cao
nhận thức về thương hiệu, mức độ tương tác với khách hàng và khuyến khích họ chia sẻ
trải nghiệm về Starbucks với mạng lưới bạn bè của họ. Thông qua chiến dịch, Starbucks
còn có mục đích thu thập dữ liệu khách hàng mục tiêu mới bằng cách liên kết tài khoản
Twitter với tài khoản Starbucks, nhằm mở rộng thị trường mục tiêu cũng như hiểu rõ
khách hàng của họ hơn, để phục vụ cho các chiến lược tiếp thị trong tương lai.

1.2.5. Phương tiện truyền thông


Chiến dịch “Tweet-a-Coffee” của Starbuck sử dụng phương tiện truyền thông là nền
tảng mạng xã hội và chủ yếu sử dụng nền tảng mạng xã hội Twitter. Chiến dịch này
được lưu trữ hoàn toàn trên nền tảng mạng xã hội twitter.

1.2.6. Lý do Starbucks lựa chọn X làm nền tảng mạng xã hội chính
Starbuck đã lựa chọn nền tảng mạng xã hội X (Twitter) làm nền tảng mạng xã hội
chính cho chiến dịch “Tweet-a-Coffee” vì một số lý do dưới đây:

Thứ nhất, Starbucks hướng đến là một thương hiệu hiện đại, có tầm ảnh hưởng trên
các nền tảng mạng xã hội. Trước đó, vào năm 2011, Starbucks lần đầu tiên ra mắt nền
tảng Quà tặng điện tử (eGifting) trên Starbucks.com và đã mở rộng dịch vụ này sang
Facebook, ứng dụng di động iPhone. Các hoạt động này giúp Starbucks tăng khả năng
nhận diện thương hiệu cũng như tăng doanh số bán hàng. Adam Brotman, giám đốc kỹ

27
thuật số Starbucks cho biết: “Chúng tôi yêu thích những khả năng mà cộng đồng Twitter
có thể mở ra để chia sẻ những hành động tử tế với nhau. Tweet-a-Coffee là bước quan
trọng tiếp theo khi chúng tôi đổi mới dịch vụ tặng quà kỹ thuật số trên mạng xã hội của
mình24.”

Vì vậy, họ đã thực hiện điều này một lần nữa để tiếp cận tệp khách hàng trên nền tảng
mạng xã hội khác ngoài Facebook là X.

Thứ hai, Starbucks muốn thu thập thêm cơ sở dữ liệu người dùng ở nền tảng mới là X
để có thể sử dụng trong các chiến dịch tiếp theo của mình. Theo ông Adam Brotman,
Giám đốc kỹ thuật số của Starbucks cho biết: "Cơ sở dữ liệu của hai mạng xã hội
Facebook và X sẽ bổ sung cho nhau, cả hai đều thuận tiện cho thiết bị di động. Chương
trình này là một sự giao thoa tuyệt vời giữa những khoảnh khắc vật lý của thế giới thực
và những cảm giác hạnh phúc của thế giới ảo. Nó tạo điều kiện cho người tiêu dùng gặp
gỡ nhau nhiều hơn trong cuộc sống25".

Thứ ba, nền tảng mạng xã hội X có những tính năng vượt trội, phù hợp với mục tiêu
của chiến dịch này. Ông Adam Brotman, giám đốc kỹ thuật số của Starbucks cho biết:
“Điều thú vị khi mở rộng nền tảng eGifitng của chúng tôi lên Twitter là tính chất mở và
thời gian thực của nền tảng này. Tweet-a-Coffee cho phép chúng tôi thực hiện điều gì
đó khá khác biệt trong Quà tặng điện tử ở chỗ: giờ đây mọi người có thể tặng quà
Starbucks cho bất kỳ ai có mặt trên Twitter vào thời điểm đó. Đây có thể là giữa những
người bạn thân nhất, những đồng nghiệp xa cách nhất hoặc thậm chí giữa những người
thậm chí chưa có cơ hội gặp mặt trực tiếp nhưng đã kết nối theo cách nào đó trên
Twitter.26”

Thứ tư, vào thời điểm triển khai chiến dịch này X là một trong những mạng xã hội lớn
và phổ biến trên toàn cầu vì vậy việc sử dụng Twitter cho chiến dịch giúp Starbucks tiếp
cận số lượng công chúng rộng lớn và tạo ra tầm ảnh hưởng lớn đối với người dùng.

2. Phân tích chiến dịch “Tweet-a-Coffee” theo mô hình 7P

2.1. Product (Sản phẩm)


Tất cả các sản phẩm xuất hiện trong chiến dịch “Tweet–a-Coffee” bao gồm: Tất cả
các danh mục eGift/Card e-gift có trên website chính thức của Starbucks, yêu cầu; Tài

24Starbucks Stories & News. “Starbucks Launches “Tweet-a-Coffee”; Encourages Spontaneous Gifting on Twitter”. October
28, 2013.
25Starbucks Stories & News. “Starbucks Launches “Tweet-a-Coffee”; Encourages Spontaneous Gifting on Twitter”. October
28, 2013.
26Starbucks Stories & News. “Starbucks Launches “Tweet-a-Coffee”; Encourages Spontaneous Gifting on Twitter”. October
28, 2013.

28
khoản Twitter chính thức của người tặng phải được liên kết với tài khoản Starbucks trên
website hoặc ứng dụng điện tử của thương hiệu và phải được liên kết với 1 tài khoản
ngân hàng bất kỳ và Tài khoản Twitter chính thức của người được tặng cũng phải liên
kết với tài khoản Starbucks trên website hoặc ứng dụng điện tử của thương hiệu; Tất cả
các mặt hàng đồ uống pha sẵn có trong menu tại các cửa hàng Starbucks trên toàn nước
Mỹ vào năm 2013.

2.2. Price (Giá cả)


Về giá cả thì Starbucks không tiếp thị các sản phẩm có niêm yết giá trực tiếp mà thay
vào đó họ đưa ra chiến lược về giá cả như sau: Với mỗi một lượt tặng quà trên nền tảng
Twitter thì người tặng có thể tặng cho người mình nhắc tới một thẻ Card e-Gift trị giá:
$5 (5 đô la); Với 100,000 khách hàng đầu tiên đầu tiên tặng quà với chiến dịch “Tweet-
a-Coffee” có sử dụng thẻ tín dụng Visa liên kết với tài khoản Starbucks thì cũng được
nhận một Card e-Gift trị giá: $5 (5 đô la); $5 (5 đô la) giá trị của 1 chiếc Card e-Gift
tương đương với giá của một cốc Starbucks Latte size Grand (tức size trung bình) vào
năm 2013 tại New York, lúc bấy giờ giá của một cốc Starbucks Latte size Grand tại
New York chỉ rơi vào khoảng $4.30 (4.30 đô la).

2.3. Place (Địa điểm)


Địa điểm thực hiện chiến dịch được đa dạng hóa tính chất, cả địa điểm trực tuyến
(online) và địa điểm trực tiếp (offline). Địa điểm chính diễn ra chiến dịch chính là nền
tảng mạng xã hội Twitter: nơi người dùng có thể dễ dàng tặng một phần starbucks eGift
cho một người dùng khác bất kỳ chỉ qua một cú pháp đơn giản. Tiếp đó, Trang website
của Starbucks và ứng dụng điện tử của nhãn hàng này cũng là địa điểm mà người tặng
quà và người nhận quà có thể đăng ký tài khoản chính thức của Starbucks sau đó liên
kết tài khoản ngân hàng tặng và nhận những món eGift của mình. Cuối cùng là tại các
cửa hàng Starbucks có mặt trên toàn nước Mỹ, người nhận có thể đổi phần eGift của
mình thành một ly đồ uống bất kỳ có trong menu tại đây.

29
2.4. Promotion (Quảng bá)

Hình 5: Dòng thời gian xây dựng và triển khai chiến dịch “Tweet-a-coffee”

Ngoài ra, các nguồn nội dung của chiến dịch cũng rất đa dạng: Bao gồm những nội
dung đăng tải trên các tài khoản mạng xã hội chính thức của Starbucks, tiêu biểu là trên
Twitter, YouTube,...; Nội dung được chia sẻ từ công chúng tham gia chiến dịch, họ chia
sẻ hình ảnh, trạng thái lên trang cá nhân của mình ở trang mạng xã hội Twitter; Nội dung
về chiến dịch được chia sẻ từ những người có tầm ảnh hưởng, người nổi tiếng lên trang
cá nhân của họ.

2.5. People (Con người)


Yếu tố con người luôn được đặt lên hàng đầu khi triển khai các chiến dịch truyền
thông/truyền thông marketing trên mạng xã hội, đối với Starbucks thì yếu tố con người
thể hiện ở những khía cạnh sau:

Nhóm công chúng: bao gồm những người sử dụng Twitter và có biết tới hoặc là khách
hàng của Starbucks

Nhóm công chúng tiềm năng: Là những người trẻ luôn hứng thú với những trào lưu,
xu hướng mới trên nền tảng mạng xã hội; Những người có nhu cầu tặng quà/kết bạn/kết
nối tình cảm với mọi người thông qua nhiều công cụ,...

Nhóm đối tác bao gồm: Twitter-nền tảng mạng xã hội chính mà Starbucks hợp tác để
cùng triển khai chiến dịch; Visa-đối tác hợp tác để thúc đẩy lượng người đăng ký thanh
toán/liên kết tài khoản Starbucks với thẻ tín dụng của Visa để tặng quà và nhận quà.

30
Nhóm công chúng tác động bao gồm: Người nổi tiếng/người có tầm ảnh hưởng lớn
đến với công chúng tham gia vào chiến dịch vì nhiều lý do khác nhau, góp phần lan tỏa
các hoạt động của chiến dịch và thu hút nhóm công chúng của họ tham gia vào chiến
dịch “Tweet-a-Coffee”. Một vài cái tên nổi bật đã tham gia như: Adam Brotman,
Victoria Cardoni,...; Các nhãn hàng, doanh nghiệp, tổ chức tham gia vào chiến dịch vì
nhiều lý do khác nhau, góp phần lan tỏa các hoạt động của chiến dịch và thu hút nhóm
công chúng/khách hàng của họ tham gia vào chiến dịch “Tweet-a-Coffee”. Tiêu biểu có
thể kể đến: Mercedes, USMC Life (tài khoản chính thức của đơn vị Thủy quân Lục
chiến Hoa Kỳ United States Marine Corps),...

Nhóm nhân sự bao gồm: Nhân sự của Starbuck với đội ngũ vận hành các nền tảng
mạng xã hội, đội ngũ truyền thông, đội ngũ thiết kế và vận hành website/app cũng như
các hình thức thanh toán, đội ngũ nhân viên tại các cửa hàng trực tiếp,...; Nhân sự của
Visa với đội ngũ phụ trách các hoạt động hợp tác cùng Starbucks; Nhân sự của Twitter
với đội ngũ phụ trách các hoạt động hợp tác cùng Starbucks

2.6. Process (Quá trình)


Quá trình thực hiện chiến dịch “Tweet-a-Coffee” đã được xây dựng và chuẩn bị vô
cùng kỹ càng, là sự tổng hợp của những quá trình đơn lẻ như sau: Quá trình thiết kế và
thực hiện chương trình tặng quà trực tuyến qua việc kết nối tài khoản giữa Starbucks-
Twitter-Visa; Quá trình thiết kế và vận hành tính năng nhận và chuyển đổi e-Gift; Quá
trình thực hiện marketing/truyền thông cho chiến dịch “Tweet-a-Coffee”; Quá trình thu
thập và triển khai dữ liệu thu được từ việc thúc đẩy người dùng Twitter mở tài khoản
Starbucks và ngược lại; Quá trình tổng kết chiến dịch và đánh giá hiệu quả.

2.7. Physical Evidence (Bằng chứng vật lý/bằng chứng hữu hình)
Việc có đa dạng địa điểm triển khai chiến dịch và sở hữu những nguồn nội dung vô
cùng phong phú thì chiến dịch “Tweet-a-Coffee” đã để lại rất nhiều bằng chứng vật
lý/bằng chứng hữu hình (Physical Evidence), có thể kể đến như: Tương tác đối với các
sản phẩm truyền thông được đăng tải xuyên suốt chiến dịch; Sự thảo luận, phản hồi của
công chúng đối với chiến dịch; Hình ảnh, video, tweet quảng bá trên các trang mạng xã
hội; Card e-Gift và Gift Card vật lý được tặng/chuyển đổi thành thức uống Starbucks;
Banner, print-ads,.. được trưng bày, quảng bá tại các cửa hàng Starbucks.

3. Phân tích nguyên do thành công của chiến dịch

3.1. Kết quả của chiến dịch


Chiến dịch “Tweet-a-Coffee” của thương hiệu Starbucks đã thành công và đạt được
những kết quả nhất định ở các mặt khác nhau. Dưới đây là một số kết quả tiêu biểu của
chiến dịch.
31
Thứ nhất, tăng độ nhận diện, nhận biết: Chiến dịch đã tạo ra sự lan truyền thông tin
tích cực về Starbucks và thẻ e-Gift thông qua việc chia sẻ trên mạng xã hội. Các người
dùng đã tweet và chia sẻ về trải nghiệm của họ, tạo nên sự chú ý và tương tác đối với
thương hiệu.

Thứ hai, tăng doanh số bán hàng: Chiến dịch đã rất thành công, thu hút hơn 27.000
người tham gia, trong đó 34% khách hàng trung thành mua nhiều thẻ quà tặng và 32%
giao dịch mua diễn ra vào ngày đầu tiên của chiến dịch. Trong suốt thời gian của chiến
dịch doanh số bán hàng đã đạt được hơn 180.000 USD.

Thứ ba, thu thập được dữ liệu thông tin về khách hàng: Chiến dịch đã liên kết người
dùng Starbucks và tài khoản thẻ tín dụng với tài khoản X của họ, giúp Starbucks có thêm
thông tin về sở thích và mong muốn của khách hàng. Bên cạnh đó Starbucks còn liên
kết ID Twitter của hơn 54.000 người dùng với số điện thoại và ID khách hàng, giúp
công ty hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hàng.

3.2. Nguyên nhân thành công


Chiến dịch “Tweet-a-Coffee” là một trong những chiến dịch thành công tiêu biểu của
thương hiệu Starbucks. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách
quan để dẫn tới sự thành công của chiến dịch.

3.2.1. Nguyên nhân chủ quan


Lý do cơ bản khiến chiến dịch “Tweet-a-Coffee” thành công là vì Starbucks hiểu hành
vi của người tiêu dùng, biết khách hàng thích gì và sử dụng công nghệ như thế nào.
Starbucks đã nhạy bén nhận ra xu hướng chia sẻ và tương tác trên mạng xã hội từ đó tạo
ra một chiến dịch liên quan đến tweet và chia sẻ phù hợp với xu hướng này, thu hút được
sự tham gia của khách hàng. Việc tặng một tách cà phê miễn phí thông qua tweet đã tạo
ra giá trị đích thực cho khách hàng. Đó là một cách tuyệt vời để khách hàng cảm thấy
được thưởng thức một sản phẩm của Starbucks mà không cần mất bất kỳ chi phí nào.

Starbucks xây dựng thành công thương hiệu cà phê nổi tiếng và có sự tín nhiệm cao
từ khách hàng. Từ đó, Starbucks đã tận dụng lòng trung thành từ phía khách hàng để tạo
ra một chiến dịch tương tác với khách hàng thông qua tweet.

Starbucks tận dụng tối đa các tính năng của X để biến nó trở thành công cụ tiếp thị
hiệu quả cho phép thương hiệu tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất. Mạng xã
hội X với phạm vi tiếp cận rộng, tính tương tác và chia sẻ cao cho nên việc sử dụng X
giúp cho chiến dịch này của Starbucks có thể tiếp cận một lượng lớn người dùng và tạo
ra sự lan truyền thông điệp một cách rộng rãi.

32
Chiến dịch “Tweet-a-Coffee”của Starbucks có nội dung sáng tạo và gây hứng thú.
Việc mời khách hàng tweet một tách cà phê miễn phí cho người khác đã tạo ra sự hứng
thú và lan truyền tích cực trên mạng xã hội X. Việc này không chỉ giúp tạo ra một trải
nghiệm tốt đẹp, đáng nhớ cho người tham gia mà còn tạo ra sự tương tác và chia sẻ với
thương hiệu.

3.2.2. Nguyên nhân khách quan


Xu hướng sử dụng mạng xã hội: Chiến dịch “Tweet-a-Coffee” diễn ra trên nền tảng
X, một nền tảng mạng xã hội có sự tham gia tích cực từ cộng đồng. Điều này phù hợp
với xu hướng sử dụng mạng xã hội ngày càng phổ biến.

Sự lan truyền và tương tác từ cộng đồng: Chiến dịch “Tweet-a-Coffee” đã tạo ra cơ
hội cho người dùng Starbucks để gửi một tách cà phê miễn phí cho người khác thông
qua tweet. Điều này đã tạo ra sự tương tác tích cực từ cộng đồng X, với người dùng chia
sẻ và tham gia vào chiến dịch. Sự lan truyền thông qua việc chia sẻ và tham gia của
người dùng đã giúp chiến dịch lan rộng và tăng độ nhận diện thương hiệu.

Phản hồi tích cực từ công chúng và báo chí: Chiến dịch “Tweet-a-Coffee” đã nhận
được phản hồi tích cực từ công chúng và báo chí. Việc cho phép người dùng gửi quà
tặng miễn phí thông qua tweet là một ý tưởng độc đáo và thu hút sự chú ý của công
chúng, báo chí. Sự quan tâm và phản hồi tích cực từ phía họ đã giúp chiến dịch lan
truyền và tạo ra tác động tích cực.

4. Kết luận
Chiến dịch “Tweet-a-Coffee” mà thương hiệu Starbucks đã thu về được những thành
công tạo được sức hút và lan tỏa trên phạm vi lớn, qua đó ta thấy được những điểm mạnh
trong việc thực hiện chiến dịch marketing của thương hiệu này, tuy nhiên thì bên cạnh
đó chiến dịch cũng tồn tại một số hạn chế. Dưới đây là những điểm mạnh và hạn chế
của chiến dịch “Tweet-a-Coffee” và bài học được rút ra.

4.1. Điểm mạnh


Tiên phong về đổi mới tiếp thị: Chiến dịch “Tweet-a-Coffee” đã đem lại một hình thức
tiếp thị sáng tạo và đột phá, sử dụng mạng xã hội để kích thích sự tham gia và tương tác
của khách hàng. Điều này đã chứng tỏ sự tiên phong của Starbucks trong việc sử dụng
các công nghệ và xu hướng mới để tạo ra chiến dịch tiếp thị độc đáo.

Thương hiệu nổi tiếng và chất lượng sản phẩm: Dựa vào thương hiệu uy tín và chất
lượng sản phẩm đã giúp thương hiệu Starbucks có được sự tin cậy và lòng trung thành
từ phía khách hàng. Chính những yếu tố đó đã tạo ra một sự cơ sở vững chắc cho chiến
dịch “Tweet-a-Coffee”, thu hút sự quan tâm, tham gia từ khách hàng.

33
Tương tác với khách hàng: Chiến dịch được triển khai trên mạng xã hội X cho nên
Starbucks có thể tương tác trực tiếp với khách hàng, đáp ứng nhanh chóng và chủ động
phản hồi, thắc mắc của khách hàng. Qua đó giúp tạo được sự gần gũi, xây dựng mối
quan hệ tốt đẹp giữa thương hiệu và khách hàng.

Độ lan truyền thông điệp: Chiến dịch “Tweet-a-Coffee” đã tận dụng tính năng chia sẻ
của X để lan truyền thông điệp. Khi người dùng tham gia chiến dịch bằng cách chia sẻ
thông điệp, nó sẽ xuất hiện trên luồng tin của họ và tiếp cận một lượng lớn người dùng
khác thông qua mạng lưới quan hệ của họ.

4.2. Hạn chế


Phạm vi tiếp cận: Các thẻ e-Gift trị giá 5$ chỉ có thể đổi được ở Hoa Kỳ, hạn chế
phạm vi tiếp cận quốc tế của chiến dịch.

Phụ thuộc nhiều vào việc khách hàng có tích cực tham gia và tặng thẻ e-Gift hay
không. Để chiến dịch tương tác qua nền tảng X thành công, khách hàng phải tự nguyện
và tích cực tham gia vào việc tặng thẻ e-Gift. Tuy nhiên, không phải tất cả khách hàng
đều sẵn lòng hoặc có đủ động lực để tham gia vào chiến dịch này.

Yếu tố công nghệ: Việc tặng thẻ e-Gift thông qua nền tảng X đòi hỏi khách hàng phải
có tài khoản và kiến thức sử dụng mạng xã hội, cũng như hiểu và tuân thủ các quy định
và quy trình liên quan. Một số khách hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các
bước hoặc không thoải mái với việc chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội. Cho nên
làm giảm sự tham gia và tương tác trong chiến dịch.

Rủi ro từ phản hồi tiêu cực: Khi tạo ra một chiến dịch tương tác trực tiếp với khách
hàng trên mạng xã hội, sẽ xuất hiện những phản hồi tiêu cực từ một số khách hàng từ đó
làm ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu và tạo ra tác động tiêu cực.

Độ bền của hiệu ứng lan truyền: Mặc dù chiến dịch tạo ra hiệu ứng lan truyền ban đầu
tích cực, tuy nhiên, sự lan truyền này giảm dần và mất đi sự chú ý của khách hàng sau
một thời gian ngắn. Ngoài ra, quản lý và xử lý số lượng lớn tweet và yêu cầu từ khách
hàng cũng gây khó khăn và yêu cầu nguồn lực.

4.3. Bài học


Xây dựng thương hiệu uy tín: Sự tin cậy và lòng trung thành từ phía khách hàng là một
yếu tố quan trọng trong việc thành công của chiến dịch. Starbucks đã đạt được thành tựu
ấy thông qua việc tạo dựng một thương hiệu nổi tiếng và uy tín, cùng với việc cung cấp
chất lượng sản phẩm ổn định. Việc xây dựng và duy trì một thương hiệu tin cậy sẽ giúp
tạo lòng tin và sự hứng thú từ khách hàng trong các chiến dịch tiếp theo.

34
Hiểu xu hướng của khách hàng trên mạng xã hội: Starbucks hiểu được tâm lý của
khách hàng sử dụng mạng xã hội để kết nối và chia sẻ với nhau. Starbucks đã tận dụng
xu hướng đó để tạo ra sự tương tác và lan truyền thông điệp chiến dịch trên mạng xã
hội, thu hút sự quan tâm từ cộng đồng mạng.

Tiên phong về đổi mới tiếp thị: Starbucks đã sáng tạo đi đầu trong việc việc triển khai
chiến dịch trên nền tảng mạng xã hội để tạo ra trải nghiệm tiếp thị độc đáo. Việc sử dụng
nền tảng X để tặng nhau cà phê là một ý tưởng sáng tạo và mới mẻ, giúp Starbucks thu
hút sự chú ý và tạo ra một sự khác biệt so với các chiến dịch tiếp thị truyền thống.

Tạo ra giá trị đích thực cho khách hàng: Chiến dịch “Tweet-a-Coffee” đã tạo ra giá
trị đích thực cho khách hàng bằng cách cho phép họ tặng nhau một ly cà phê. Điều này
không chỉ tạo ra một trải nghiệm thú vị, mà còn thể hiện sự quan tâm và tình cảm giữa
các mối quan hệ thương hiệu - khách hàng, khách hàng - người nhận quà.

Phạm vi chiến dịch: Starbucks cần đảm bảo rằng các yếu tố như thẻ e-Gift được sử
dụng và đổi ở nhiều quốc gia khác nhau. Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các đối tác
ở các quốc gia khác, giúp mở rộng phạm vi tiếp cận và đổi thẻ e-Gift. Các đối tác địa
phương sẽ cung cấp hỗ trợ về quy định, thanh toán và quy trình đổi thẻ e-Gift.

Đa dạng hóa phương thức tham gia: Không phải tất cả khách hàng đều tham gia vào
chiến dịch tương tác qua nền tảng X vì những nguyên nhân khác nhau. Cho nên, phải
cân nhắc sử dụng các phương thức khác nhau hoặc tạo ra các cơ hội tham gia linh hoạt
hơn để tăng cường sự tham gia và tương tác từ khách hàng.

Tạo hiệu ứng lan truyền kéo dài: Sử dụng các yếu tố khác nhau như việc tạo ra nội
dung sáng tạo, độc đáo, sự kích thích tham gia tiếp theo để duy trì sự quan tâm và lan
truyền của khách hàng.

Như vậy, sự thành công của chiến dịch “Tweet-a-Coffee” đã cho thấy những điểm
mạnh của thương hiệu Starbuck trong việc triển khai các chiến dịch marketing, tuy nhiên
bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế. Từ đó để lại những bài học quý giá cho Starbucks
thực hiện các chiến dịch trong tương lai thành công hơn, đồng thời cũng để lại những
bài học kinh nghiệm quý giá cho các doanh nghiệp và những người làm truyền thông
thực hiện các chiến dịch marketing hiệu quả.

35
KẾT LUẬN
Trong bài phân tích mạng xã hội X và case study "Tweet-a-Coffee", ta đã thấy rõ sự
ảnh hưởng mạnh mẽ của nền tảng này trong việc thực hiện các chiến dịch tiếp thị và tạo
ra sự tương tác giữa người dùng. X đã trở thành một công cụ quan trọng cho các doanh
nghiệp và cá nhân để kết nối và tương tác với khách hàng. Trong case study "Tweet-a-
Coffee", ta đã thấy cách mà thương hiệu Starbucks sử dụng X để tạo ra một chiến dịch
có sức ảnh hưởng, thu được sự tương tác cho người dùng. Bằng cách cho phép người
dùng mua một ly cà phê cho bạn bè thông qua việc tweet, Starbucks không chỉ thúc đẩy
sự lan truyền thông điệp về thương hiệu của họ, mà còn tạo ra một trải nghiệm tương
tác độc đáo và thú vị cho người dùng.

Như vậy, qua cách Starbucks khai thác tối ưu các tính năng của mạng xã hội X để thực
hiện chiến dịch “Tweet-a-Coffee” đã cho thấy được những điểm nổi bật của nền tảng
mạng xã hội này. Tuy nhiên, vẫn còn có những sai sót trong việc triển khai chiến dịch.
Vậy nên ta có thể thấy những điểm hạn chế của nền tảng này trong việc triển khai chiến
dịch. Từ đó có thể rút ra, bài học trong việc lựa chọn nền tảng mạng xã hội là công cụ
cho chiến dịch truyền thông quảng bá thương hiệu.

36
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ người dùng X (Twitter) dựa trên giới tính tính đến tháng
1/2024

Hình 2: Bảng thống kê các chỉ số tiêu biểu của người dùng X (Twitter) tính đến tháng
1/2024

Hình 3: Biểu đồ thống kê số lượng người dùng hàng tháng của 15 nền tảng mạng xã hội
nổi tiếng nhất thế giới tính đến tháng 1/2024

Hình 4: Bảng so sánh 2 nền tảng X & Threads

Bảng 5: Dòng thời gian xây dựng và triển khai chiến dịch “Tweet-a-Coffee”

37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Amanda Hetler. 07/2023. “What is Twitter?”.
https://www.techtarget.com/whatis/definition/Twitter
2. Andreea Udescu, Diana Gogolan. Feb 20, 2024. “How to Calculate the
Engagement Rate for All Social Media Platforms”.
https://www.socialinsider.io/blog/engagement-rate/
3. Bảo Lâm (theo The Verge). Thứ hai, 24/7/2023, 11:23 (GMT+7). “Twitter đổi
tên thành X”. https://vnexpress.net/twitter-duoc-doi-ten-thanh-x-4633082.html
4. Bloomberg. “Starbucks với chiến dịch Tweet-a-coffee”.
https://www.ngoisaoso.vn/blog/Starbucks-voi-chien-dich-Tweet-a-Coffee-
3490.html
5. Brent Davis. Sep 19, 2022. “Twitter Competitors Analysis – Who Competes
With This Social Media Giant?”. https://www.thestockdork.com/twitter-
competitors-and-alternatives/
6. Brian Dean. Last updated Dec. 21, 2023. “X (Twitter) Statistics: How Many
People Use X? (2024)”. https://backlinko.com/twitter-users#most-popular-
networking-service
7. Du Lam. Chủ nhật, 27/03/2022 - 14:48. “Hành trình 15 năm thay đổi thế giới
của Twitter”. https://vietnamnet.vn/hanh-trinh-15-nam-thay-doi-the-gioi-cua-
twitter-i407404.html
8. Đại Thắng (TTXVN/Vietnam+). 08/11/2022 10:24. “Nền tảng mạng xã hội
Twitter công bố quy tắc hoạt động mới”. https://www.vietnamplus.vn/nen-tang-
mang-xa-hoi-twitter-cong-bo-quy-tac-hoat-dong-moi-post827873.vnp
9. Emarketer. April 11, 2023. “Insider Intelligence Slashes Advertising Forecast
by 37% Following Musk’s Takeover”. https://www.emarketer.com/press-
releases/insider-intelligence-slashes-advertising-forecast-by-37-following-
musks-takeover
10. Gia Huy. Thứ năm, 13/07/2023 - 05:43. “Threads - nền tảng trực tuyến phát
triển nhanh nhất lịch sử”. https://www.qdnd.vn/quoc-te/doi-song/threads-nen-
tang-truc-tuyen-phat-trien-nhanh-nhat-lich-su-734281
11. H.M (Theo CNN). Thứ hai, ngày 30/10/2023 18:04 GMT+7. “1 năm đầy biến
động của Twitter kể từ ngày Elon Musk nắm quyền”. https://vtv.vn/cong-
nghe/1-nam-day-bien-dong-cua-twitter-ke-tu-ngay-elon-musk-nam-quyen-
20231030175444536.htm
12. Hà Thanh. 09:55 25/07/2023. “Twitter chính thức đổi logo mới”.
https://kinhtedothi.vn/twitter-chinh-thuc-doi-logo-moi.html

38
13. Hà Thu (theo WSJ). Thứ năm, 26/10/2023, 15:29 (GMT+7). “Twitter kinh
doanh ra sao sau một năm về tay Elon Musk”. https://vnexpress.net/twitter-
kinh-doanh-ra-sao-sau-mot-nam-ve-tay-elon-musk-4669353.html
14. Huy Đức (theo Business Insider). Thứ năm, 10/8/2023, 15:00 (GMT+7). “Bài
đăng trên X 'ế tương tác' so với Threads”. https://vnexpress.net/bai-dang-tren-
x-e-tuong-tac-so-voi-threads-4639971.html
15. Lilach Bullock. “10 Twitter features that you should be using now”.
https://www.lilachbullock.com/twitter-features/
16. Loan Chi. 06/07/2023 10:26 GMT+7. “Mạng xã hội Threads có gì nổi trội hơn
Twitter?”. https://thanhnien.vn/mang-xa-hoi-threads-co-gi-noi-troi-hon-twitter-
185230706101723044.htm
17. Lưu Quý. Chủ nhật, 22/10/2023, 12:00 (GMT+7). “Elon Musk muốn 'thu phí
nhưng không giảm quảng cáo' trên X”. https://vnexpress.net/elon-musk-muon-
thu-phi-nhung-khong-giam-quang-cao-tren-x-4667470.html
18. Mai Nguyễn (TTXVN). Thứ Sáu, 08/12/2023 12:50. “Hơn 10 triệu người đăng
ký sử dụng mạng xã hội X chỉ trong vài ngày”. https://baotintuc.vn/khoa-hoc-
cong-nghe/hon-10-trieu-nguoi-dang-ky-su-dung-mang-xa-hoi-x-chi-trong-vai-
ngay-20231208124145804.htm
19. Michelle Martin. March 13, 2023. “29 Twitter Stats That Matter to Marketers
in 2024”. https://blog.hootsuite.com/twitter-statistics/
20. Mike McCready, MSc. Apr 16, 2014. “Tweet-a-Coffee: Another example of
Starbucks' brilliance”. https://www.linkedin.com/pulse/20140416221405-
29200492-tweet-a-coffee-another-example-of-starbucks-brilliance
21. Nam Nguyen MarketingTrips. 30/11/2023. “X là gì? Tìm hiểu toàn diện về
mạng xã hội X”. https://marketingtrips.com/social/x-la-gi-tim-hieu-toan-dien-
ve-mang-xa-hoi-x/
22. Nghi Vũ. 06/07/2023 13:42 GMT+7. “Đang đấu khẩu Elon Musk, Mark
Zuckerberg ra mắt Threads cạnh tranh Twitter”. https://tuoitre.vn/dang-dau-
khau-elon-musk-mark-zuckerberg-ra-mat-threads-canh-tranh-twitter-
20230706125006389.htm
23. Ori Marketing Agency. 17/05/2022. “5 Chiến dịch tạo nên thành công vang dội
của Starbucks & Bài học thành công”.
https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/325109-5-Chien-dich-tao-nen-
thanh-cong-vang-doi-cua-Starbucks-Bai-hoc-thanh-cong
24. Rohit Shewale. January 10, 2024. “Twitter Statistics For 2024 — (Facts After
“X” Rebranding)”. https://www.demandsage.com/twitter-statistics/
25. Starbucks Stories & News. October 28, 2013. “Starbucks Launches “Tweet-a-
Coffee”; Encourages Spontaneous Gifting on Twitter”.
39
https://stories.starbucks.com/stories/2013/starbucks-launches-tweet-a-coffee-
encourages-spontaneous-gifting-on-twitter/
26. Starbucks Stories & News. January 09, 2014. “Starbucks Canada Offers
Twitter Gifting Program “Tweet-a-Coffee”.
https://stories.starbucks.com/stories/2014/starbucks-canada-offers-twitter-
gifting-program-tweet-a-coffee/
27. Starbucks Stories & News. February 12, 2018. “Starbucks named one of the
World’s Most Ethical Companies”.
https://stories.starbucks.com/stories/2018/starbucks-worlds-most-ethical-
companies-2018/
28. Starbucks Stories & News. 2023. “Company Profile”.
https://stories.starbucks.com/uploads/2023/02/AboutUs-Company-Profile-
2.6.23.pdf
29. Statista. January 2024. “Most popular social networks worldwide as of January
2024, ranked by number of monthly active users”.
https://www.statista.com/statistics/272014/global-social-networks-ranked-by-
number-of-users/
30. T. Thủy. Thứ hai, 21/02/2022 - 17:36. “Mạng xã hội của ông Trump chính thức
hoạt động, giao diện giống Twitter”. https://dantri.com.vn/suc-manh-so/mang-
xa-hoi-cua-ong-trump-chinh-thuc-hoat-dong-giao-dien-giong-twitter-
20220221172731186.htm
31. T. Thủy. Thứ ba, 31/10/2023 - 06:57. “Chi 3 USD/tháng, người dùng X vẫn
phải "sống chung" với quảng cáo”. https://dantri.com.vn/suc-manh-so/chi-3-
usdthang-nguoi-dung-x-van-phai-song-chung-voi-quang-cao-
20231030160847666.htm
32. T. Thủy. Thứ năm, 19/10/2023 - 15:12. “Elon Musk gây phẫn nộ vì thu tiền
người dùng để được đăng bài lên X”. https://dantri.com.vn/suc-manh-so/elon-
musk-gay-phan-no-vi-thu-tien-nguoi-dung-de-duoc-dang-bai-len-x-
20231019151122865.htm
33. Thanh Thanh – MarketingAI (theo We Are Social). 04/03. “Dữ liệu thống kê 8
nền tảng social media nổi bật tại Việt Nam và dự đoán về xu hướng quảng cáo
trên mạng xã hội 2024”. https://marketingai.vn/du-lieu-thong-ke-8-nen-tang-
social-media-noi-bat-tai-viet-nam-va-du-doan-ve-xu-huong-quang-cao-tren-
mang-xa-hoi-2024-194240304094343337.htm
34. Thành Luân. 28/10/2022 11:06 GMT+7. “Elon Musk mua lại Twitter để 'giúp
đỡ nhân loại”. https://thanhnien.vn/elon-musk-mua-lai-twitter-de-giup-do-
nhan-loai-1851515255.htm

40
35. Tuổi trẻ Online. Tag: Mạng xã hội X. https://tuoitre.vn/mang-xa-hoi-x.html
36. TTXVN. Thứ năm, ngày 06/07/2023 - 15:07. “Liệu ứng dụng Threads có trở
thành đối thủ nặng ký của Twitter?”. https://nhandan.vn/lieu-ung-dung-threads-
co-tro-thanh-doi-thu-nang-ky-cua-twitter-post761094.html
37. Vietnamnet. Thứ tư, 17/07/2019 - 13:43. “Mạng xã hội là gì và mang những
đặc điểm nào?”. https://vietnamnet.vn/mang-xa-hoi-la-gi-va-mang-nhung-dac-
diem-nao-i34443.html
38. Twitter. Friday, 31 March 2023. “Twitter's Recommendation Algorithm”.
https://blog.twitter.com/engineering/en_us/topics/open-source/2023/twitter-
recommendation-algorithm?ref=buffer.com
39. Vietnamnet. Thứ bảy, 07/03/2015 - 16:00. “Nguồn gốc tên gọi của các hãng
công nghệ nổi tiếng thế giới”. https://vietnamnet.vn/nguon-goc-ten-goi-cua-
cac-hang-cong-nghe-noi-tieng-the-gioi-i296075.html
40. VTV Digital. Thứ sáu, ngày 28/07/2023 11:50 GMT+7. “Tham vọng biến
Twitter thành siêu ứng dụng X của Elon Musk”. https://vtv.vn/cong-nghe/tham-
vong-bien-twitter-thanh-sieu-ung-dung-x-cua-elon-musk-
20230728111413944.htm
41. X Help Center. About X Premium. https://help.twitter.com/en/using-x/x-
premium#tbcost
42. X Help Center. How we enforce our rules.
https://help.twitter.com/en/resources/rules10
43. X Home. https://twitter.com/home

41

You might also like