You are on page 1of 49

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠO ĐỨC VÀ


VẤN ĐỀ BẢN QUYỀN TRUYỀN THÔNG

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Bá Dung

Lớp học phần: PLĐĐ&VĐBQTT.4_LT

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 4

Danh sách sinh viên:


Tạ Khánh Linh (nhóm trưởng) TTQT49C31736
Trần Hà My TTQT49C31777
Nguyễn Hà Hoàng TTQT49A41627
Nguyễn Diệp Anh TTQT49C41546
Nguyễn Diệu Anh TTQT49C41547
Nguyễn Hoàng Giáp TTQT49C41613
Nguyễn Thị Uyên TTQT49C41933
Lê Thị Quỳnh Mai TTQT49B11756
Lê Hiền Bảo Chân KTQT48C10145

Hà Nội, tháng 01 năm 2024


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................. 4
ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN............................................................................ 5
ĐỀ BÀI............................................................................................................. 6
Câu 1:................................................................................................................7
1. Cơ sở lý luận.............................................................................................7
1.1. Luật Quảng cáo 2012....................................................................... 7
1.2. Nghị định 100/2014/NĐ-CP Quy định về Kinh doanh và sử dụng
sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo...........8
1.3. Nghị định 21/2006/NĐ-CP về Việc kinh doanh và sử dụng các sản
phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ.......................................................11
1.4. Nghị định 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử....................... 11
1.5. Luật số 25/2004/QH11 Ngày 15 tháng 6 năm 2004 về Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em................................................................. 11
1.6. Khái niệm liên quan đến Truyền thông Marketing........................ 12
1.6.1. Mô hình PESTLE...................................................................12
1.6.2. Các chiến thuật Marketing (Marketing Tactics).....................13
2. Giới thiệu chung về công ty và sản phẩm.............................................. 15
2.1. Giới thiệu về Công ty LVD............................................................ 15
2.2. Giới thiệu về Sản phẩm Bình bú và Vú ngậm nhân tạo LVD........ 16
3. Chiến lược truyền thông......................................................................... 16
3.1. Phân tích thị trường........................................................................16
3.1.1. Về yếu tố chính trị (Political).................................................16
3.1.2. Về yếu tố kinh tế (Economic)................................................ 17
3.1.3. Về yếu tố xã hội (Social)........................................................17

1
3.1.4. Về yếu tố công nghệ (Technological).................................... 18
3.1.5. Về yếu tố pháp luật (Legal)....................................................18
3.1.6. Về yếu tố môi trường (Environmental)..................................19
3.2. Mục tiêu (Objective)...................................................................... 19
3.3. Các chiến thuật Marketing (Marketing Tatics).............................. 21
3.3.1. Advertising (Quảng cáo)........................................................ 21
3.3.2. Sale Promotions/Personal Selling (Xúc tiến bán hàng/Bán
hàng cá nhân)................................................................................... 22
3.3.3. PR (Quan hệ công chúng)...................................................... 23
3.3.4. Event Marketing.....................................................................24
3.3.5. Database/Direct Marketing (Quản trị tiếp thị bằng cơ sở dữ
liệu).................................................................................................. 25
3.3.6. Digital Marketing...................................................................26
3.3.7. Viral Marketing...................................................................... 27
Câu 2:..............................................................................................................28
Điều 1:........................................................................................................ 28
Điều 2:........................................................................................................ 30
Điều 3:........................................................................................................ 32
Điều 4:........................................................................................................ 33
Điều 5:........................................................................................................ 35
Điều 6:........................................................................................................ 36
Điều 7:........................................................................................................ 39
Điều 8:........................................................................................................ 41
Điều 9:........................................................................................................ 42
Điều 10:...................................................................................................... 44
PHỤ LỤC 01: TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 45

2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ
số, các trang báo chí điện tử và mạng xã hội cũng ngày càng chiếm ưu thế
nhiều hơn trong lòng công chúng. Điều này không chỉ đem lại cơ hội lớn mà
còn tạo ra thách thức đối với những người làm báo chí - truyền thông. Trước
bối cảnh đó, để có thể duy trì và phát triển hệ thống báo chí quốc gia an toàn,
lành mạnh, hệ thống pháp luật và đạo đức truyền thông là những yếu tố vô
cùng cần thiết.
Để bắt kịp với các xu hướng truyền thông của thế giới nhưng vẫn giữ
vững được những giá trị cốt lõi và ý nghĩa thực tiễn của truyền thông, việc
nghiên cứu hệ thống pháp luật và đạo đức liên quan đến ngành Truyền thông
nói chung và Truyền thông Marketing nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng.
Ý thức được điều này, nhóm chúng em gồm 9 thành viên: Tạ Khánh Linh,
Trần Hà My, Nguyễn Diệu Anh, Nguyễn Diệp Anh, Nguyễn Hoàng Giáp, Lê
Hiền Bảo Chân, Nguyễn Hoàng Hà, Lê Thị Quỳnh Mai và Nguyễn Thị Uyên
đã xây dựng bài tiểu luận với các câu hỏi xoay quanh lĩnh vực pháp luật, đạo
đức và vấn đề bản quyền truyền thông từ đó chứng minh được tầm quan trọng
của lĩnh vực này trong ngành Truyền thông nói chung và Truyền thông
Marketing nói riêng bằng cách phân tích những chiến thuật Marketing phổ
biến hiện nay dành cho các sản phẩm đặc thù. Bên cạnh đó, nhóm cũng đi sâu
vào phân tích, làm rõ trách nhiệm của người làm báo chí truyền thông qua
Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam.
Dưới sự dẫn dắt của thầy Trần Bá Dung, thầy Phạm Quang Vinh và dựa
trên các kiến thức tự tìm hiểu, nhóm chúng em thực hiện bài tiểu luận này với
hy vọng rằng đây có thể trở thành một nguồn tài liệu hữu ích trong quá trình
học tập và nghiên cứu môn học Pháp luật, đạo đức và vấn đề bản quyền
truyền thông.

3
ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

Họ và tên Mã sinh viên Đánh giá

Tạ Khánh Linh
TTQT49C31736 100%
(nhóm trưởng)

Trần Hà My TTQT49C31777 100%

Nguyễn Hà Hoàng TTQT49A41627 100%

Nguyễn Diệp Anh TTQT49C41546 100%

Nguyễn Diệu Anh TTQT49C41547 100%

Nguyễn Hoàng Giáp TTQT49C41613 100%

Nguyễn Thị Uyên TTQT49C41933 100%

Lê Thị Quỳnh Mai TTQT49B11756 100%

Lê Hiền Bảo Chân KTQT48C10145 100%

4
ĐỀ BÀI

Câu 1: Giả định bạn là trưởng phòng truyền thông Marketing tại một doanh
nghiệp. Doanh nghiệp nằm trong danh mục cấm không được quảng cáo (theo
quy định của Luật Quảng cáo tại Việt Nam). Phân tích sự ảnh hưởng của luật
pháp tới kế hoạch truyền thông cho sản phẩm này.

Câu 2: Hãy nêu ví dụ và phân tích các tình huống cụ thể liên quan đến đạo
đức của người làm báo chí truyền thông?

5
Câu 1: Giả định bạn là trưởng phòng truyền thông Marketing tại một
doanh nghiệp. Doanh nghiệp nằm trong danh mục cấm không được
quảng cáo (theo quy định của Luật Quảng cáo tại Việt Nam). Phân tích
sự ảnh hưởng của luật pháp tới kế hoạch truyền thông cho sản phẩm này.

1. Cơ sở lý luận
1.1. Luật Quảng cáo 2012
Điều 7. Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo
1. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Thuốc lá.
3. Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
4. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản
phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú
ngậm nhân tạo.
5. Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của
thầy thuốc.
6. Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
7. Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng
hóa có tính chất kích động bạo lực.
8. Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ
quy định khi có phát sinh trên thực tế.
Điều 17. Phương tiện quảng cáo
1. Báo chí.
2. Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết
bị viễn thông khác.
3. Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ
khác.

6
4. Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên
quảng cáo.
5. Phương tiện giao thông.
6. Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình
văn hoá, thể thao.
7. Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.
8. Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Quảng cáo trên phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và
các thiết bị viễn thông khác
2. Quảng cáo bằng các hình thức khác trên phương tiện điện tử, thiết bị
đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác phải tuân theo các quy định của Luật
này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1.2. Nghị định 100/2014/NĐ-CP Quy định về Kinh doanh và sử dụng sản
phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo.
Chương II: Thông tin, giáo dục, truyền thông và quảng cáo
Điều 4: Tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về nuôi dưỡng trẻ
nhỏ
1. Nội dung tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về nuôi dưỡng trẻ
nhỏ phải rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu, bảo đảm tính khách quan, khoa học.
2. Tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ phải
bảo đảm nội dung sau đây:
d) Ảnh hưởng không tốt của việc cho trẻ bú bằng bình, ngậm vú ngậm
nhân tạo hoặc ăn thức ăn bổ sung trước khi tròn 06 tháng tuổi;
đ) Hướng dẫn cách pha chế, bảo quản, lựa chọn và sử dụng thức ăn bổ
sung cho trẻ tại nhà bằng phương pháp đơn giản, bảo đảm an toàn, dinh
dưỡng hợp lý với các loại thực phẩm có sẵn;
e) Dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ để duy trì nguồn sữa cho con bú.
3. Cấm tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ
có nội dung sau đây:

7
a) Tranh ảnh, lời văn hoặc các hình thức khác nhằm khuyến khích việc
cho trẻ ăn sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ, cho trẻ bú bằng bình hoặc không
khuyến khích việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ;
b) So sánh sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ là tương đương hoặc tốt hơn
sữa mẹ;
c) Tên hoặc biểu tượng của sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ, bình bú, vú
ngậm nhân tạo.
Điều 5: Tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về sử dụng các
sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ
Nội dung của tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về sử dụng sản
phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ phải bảo đảm yêu cầu sau đây:
1. Hướng dẫn cách lựa chọn, sử dụng đúng sản phẩm dinh dưỡng dùng
cho trẻ nhỏ;
2. Hướng dẫn cách rửa sạch và tiệt khuẩn dụng cụ dùng cho trẻ nhỏ ăn;
3. Hướng dẫn cách cho trẻ nhỏ ăn bằng cốc, thìa hợp vệ sinh;
4. Những cảnh báo có hại có thể xảy ra đối với sức khỏe của trẻ nhỏ
nếu cho trẻ ngậm vú nhân tạo, bú bằng bình hoặc ăn bổ sung trước khi tròn 06
tháng tuổi;
5. Cung cấp thông tin về khả năng nhiễm khuẩn khi trẻ bú bình và khi
sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ không được pha chế và cho ăn đúng cách;
6. Cảnh báo việc tốn kém khi nuôi trẻ nhỏ bằng sản phẩm sữa thay thế
sữa mẹ.
Điều 6: Quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ
1. Nghiêm cấm quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ
dưới 24 tháng tuổi; thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú
và vú ngậm nhân tạo dưới mọi hình thức; sử dụng hình ảnh bào thai hoặc trẻ
nhỏ trong quảng cáo sữa dùng cho phụ nữ mang thai.
Chương III: Kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng
cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo

8
Điều 10: Quy định nhãn sản phẩm của bình bú và vú ngậm nhân
tạo
1. Nhãn sản phẩm bình bú phải bảo đảm yêu cầu sau đây:
a) Phải có chữ in thường: "Thực hiện đúng hướng dẫn vệ sinh, tiệt
khuẩn. Việc sử dụng bình bú có thể làm cho trẻ bỏ bú mẹ và có nguy cơ bị
tiêu chảy". Chiều cao không được dưới 2 mm. Màu sắc của chữ phải rõ ràng
và có màu tương phản so với màu nền của nhãn;
b) Hướng dẫn đúng cách giữ vệ sinh và tiệt khuẩn;
c) Tên và địa chỉ chính xác của cơ sở sản xuất, cơ sở phân phối.
2. Bao gói hoặc nhãn dán vú ngậm nhân tạo phải có chữ in thường: "Sử
dụng vú ngậm nhân tạo ảnh hưởng không tốt tới việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ".
Chiều cao không được dưới 2 mm. Màu sắc của chữ phải rõ ràng và phải có
màu tương phản so với màu nền của nhãn.
3. Nhãn sản phẩm của bình hú, vú ngậm nhân tạo không được có hình
ảnh hoặc tranh vẽ có hình ảnh trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bà mẹ cho con bú, hình
ảnh và ngôn ngữ thể hiện sản phẩm này tương tự như núm vú của người mẹ.
4. Nhãn sản phẩm của bình bú, vú ngậm nhân tạo quy định tại Khoản 1,
2 và 3 Điều này được áp dụng cho cả sản phẩm bình bú và vú ngậm nhân tạo
sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu.
Chương IV: Trách nhiệm trong kinh doanh và sử dụng sản phẩm
dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ
Điều 11: Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm
dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm:
a) Bán sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ bảo đảm chất lượng, an
toàn thực phẩm theo đúng quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn đã công bố;
b) Cung cấp thông tin chính xác, khoa học và cách thức sử dụng đúng
sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ phù hợp với Điều 4, Điều 5 Nghị định
này cho thầy thuốc, nhân viên y tế và người tiêu dùng.

9
1.3. Nghị định 21/2006/NĐ-CP về Việc kinh doanh và sử dụng các sản
phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ
Chương 2: Thông tin, giáo dục, truyền thông và quảng cáo
Điều 6. Quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ
1. Nghiêm cấm quảng cáo sữa dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, thức ăn
dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình bú với đầu vú nhân tạo và núm vú giả
dưới mọi hình thức.
1.4. Nghị định 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử
Điều 30. Thông tin về hàng hóa, dịch vụ
Đối với hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên website thương mại điện
tử bán hàng, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải cung cấp những thông tin để
khách hàng có thể xác định chính xác các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ
nhằm tránh sự hiểu nhầm khi quyết định việc đề nghị giao kết hợp đồng.
1.5. Luật số 25/2004/QH11 Ngày 15 tháng 6 năm 2004 về Bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Luật này quy định các quyền cơ bản, bổn phận của trẻ em; trách
nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em.
2. Luật này được áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ
trang nhân dân, gia đình và công dân Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan,
tổ chức, gia đình, cá nhân); tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt
Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam; trong trường hợp điều ước quốc
tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định
khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 5. Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

10
1. Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia
đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ
quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em
phải được quan tâm hàng đầu.
2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, gia
đình, cá nhân ở trong nước và nước ngoài góp phần vào sự nghiệp bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Điều 24. Trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng
1. Cha mẹ, người giám hộ là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ
em; khi gặp khó khăn tự mình không giải quyết được, có thể yêu cầu và được
cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện trách nhiệm của mình trong
việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.
2. Cha mẹ, người giám hộ, các thành viên lớn tuổi khác trong gia đình
phải gương mẫu về mọi mặt cho trẻ em noi theo; có trách nhiệm xây dựng gia
đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, tạo môi trường lành mạnh cho sự
phát triển toàn diện của trẻ em.
3. Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm chăm lo chế độ dinh dưỡng
phù hợp với sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ em theo từng lứa tuổi.
4. Trong trường hợp ly hôn hoặc các trường hợp khác, người cha hoặc
người mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên phải có nghĩa vụ đóng góp
để nuôi dưỡng con đến tuổi thành niên, có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục
con theo quy định của pháp luật.
1.6. Khái niệm liên quan đến Truyền thông Marketing
Các khái niệm liên quan đến truyền thông Marketing bao gồm:
1.6.1. Mô hình PESTLE
Mô hình PESTLE là một công cụ phân tích các yếu tố môi trường bên
ngoài có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. PESTLE
bao gồm 6 yếu tố: Chính trị (Political), Kinh tế (Economic), Xã hội (Social),

11
Công nghệ (Technological), Pháp lý (Legal) và Môi trường (Environmental).
Mô hình PESTLE giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về môi trường kinh doanh,
định hình chiến lược dựa trên các yếu tố bên ngoài này. Từ đó, giúp doanh
nghiệp tối ưu hóa quyết định chiến lược, phát triển sản phẩm, dịch vụ và đảm
bảo tính bền vững trong môi trường kinh doanh nhiều biến đổi1.
1.6.2. Các chiến thuật Marketing (Marketing Tactics)
1.6.2.1. Advertising (Quảng cáo)
Advertising là khái niệm đề cập đến một phương thức truyền thông
marketing trong đó các thương hiệu hay doanh nghiệp sử dụng các thông điệp
hay chiến thuật tài trợ công khai để quảng bá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ.
Mục đích của Advertising là tìm kiếm khách hàng mới và nhắc nhở
khách hàng cũ; bảo vệ thị phần và gây sức ép lên đối thủ, đồng thời củng cố
hình ảnh thương hiệu và thay đổi thái độ của người tiêu dùng đối với sản
phẩm. Thông thường, nó là một phần trong kế hoạch truyền thông marketing
tích hợp (IMC) của thương hiệu.
1.6.2.2. Sale Promotions/Personal Selling (Xúc tiến bán hàng/Bán hàng
cá nhân)
Sales promotion (xúc tiến bán hàng) là một hoạt động tiếp thị dưới hình
thức chương trình khuyến mãi được thiết kế nhằm mục đích tạo ra sự kích
thích và thúc đẩy nhu cầu mua sắm ở người tiêu dùng trong một khoảng thời
gian nhất định để làm tăng doanh số, khuyến khích lòng trung thành hoặc tạo
ra nhận thức đối với thương hiệu.
Mục tiêu của sử dụng Sales Promotion bao gồm (1) ra mắt sản phẩm
mới; (2) thu hút khách hàng tiềm năng; (3) Thúc đẩy khách hàng hiện tại mua
nhiều hơn.
1.6.2.3. PR (Quan hệ công chúng)

1
Langmaster (2022). “Mô hình PESTLE là gì? Khái niệm, quy trình phân tích, ứng dụng thực tế”.
https://careers.langmaster.edu.vn/mo-hinh-pestel-la-gi-khai-niem-quy-trinh-phan-tich-ung-dung-thuc-te#:~:te
xt=M%C3%B4%20h%C3%ACnh%20PESTEL%20l%C3%A0%20m%E1%BB%99t,v%C3%A0%20ph%C3
%A1p%20l%C3%BD%20(Legal)., truy cập ngày 08/01/2024

12
PR, hay quan hệ công chúng, là các kỹ thuật và chiến lược liên quan
đến việc quản lý các thông tin về một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp được
phổ biến tới công chúng (đặc biệt là cho giới truyền thông). PR còn bao gồm
việc giải quyết các vấn đề phát sinh, xử lý các tình huống khủng hoảng, quản
lý rủi ro.
Mục tiêu của PR là nâng cao sự hiểu biết và tạo dựng mối quan hệ, xây
dựng hình ảnh thương hiệu tích cực trong nhận thức, suy nghĩ của cộng đồng,
đối tác, dư luận…
1.6.2.4. Event Marketing (Tiếp thị sự kiện)
Event Marketing là chiến lược quảng cáo của các nhà tiếp thị sử dụng
nhằm tiếp xúc trực tiếp giữa người bán hàng/thương hiệu với khách hàng của
họ thông qua các hoạt động như hội nghị, hội chợ, triển lãm, workshop, …
Mục tiêu chính của event marketing là biến khách hàng tiềm năng trở
thành khách hàng trung thành, bên cạnh hình thức này còn được sử dụng để
xây dựng nhận thức, tạo lập mối quan hệ và niềm tin của khách hàng với
thương hiệu.
1.6.2.5. Database/Direct Marketing (Quản trị tiếp thị bằng cơ sở dữ liệu)
Database/Direct Marketing (Quản trị tiếp thị bằng cơ sở dữ liệu) là
phương pháp tiếp thị thông qua cơ sở dữ liệu có sẵn. Bằng cách phân tích
thông tin về khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại, doanh nghiệp sẽ
xây dựng và thực hiện các chiến lược tiếp thị được cá nhân hóa để tạo ra các
thông điệp hoặc tương tác phù hợp với từng nhóm khách hàng cụ thể.
Mục tiêu chính của Database/Direct Marketing là xây dựng và duy trì
mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể tạo ra một
môi trường tiếp thị mà khách hàng cảm thấy được quan tâm và thúc đẩy sự
trung thành của khách hàng dành cho doanh nghiệp.
1.6.2.6. Digital Marketing (Tiếp thị số)
Marketing số/ tiếp thị số là toàn bộ các hoạt động marketing có sử dụng
các thiết bị điện tử hay Internet. Các doanh nghiệp tận dụng các kênh kỹ thuật

13
số như công cụ tìm kiếm, thương mại điện tử, mạng xã hội, email, các trang
web khác để kết nối với khách hàng hiện tại và tương lai.
Mục tiêu chính của Digital Marketing là thông qua việc sử dụng các
công cụ kỹ thuật số, các doanh nghiệp có thể phân tích, đo lường hiệu quả và
tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng từ đây làm tăng độ nhận diện thương
hiệu, xây dựng lòng tin và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
1.6.2.7. Viral Marketing (Tiếp thị lan truyền)
Viral Marketing (Tiếp thị lan truyền) là một chiến lược Marketing có
khả năng tác động đến hành vi chia sẻ, lan truyền nội dung, thông điệp từ
người này đến người khác một cách nhanh chóng. Một chiến dịch marketing
được xem là “viral” khi nó được chia sẻ rộng rãi bởi không chỉ đối tượng
khán giả mục tiêu mà còn bởi công chúng.
Mục tiêu của Viral Marketing là tăng cường nhận thức về thương hiệu
và sản phẩm trong cộng đồng mạng, đồng thời tạo ra một sự tương tác tích
cực và ghi nhớ đáng kể với đối tượng tiêu dùng bằng cách tạo ra nội dung hấp
dẫn, gây ấn tượng mạnh mẽ và kích thích tình cảm tích cực
2. Giới thiệu chung về công ty và sản phẩm
2.1. Giới thiệu về Công ty LVD
Được thành lập vào năm 2004, Công ty LVD tự hào là đối tác đáng tin
cậy của các bậc phụ huynh trên khắp thế giới, chuyên cung cấp các sản phẩm
cho mẹ và bé. Mang theo sứ mệnh cao cả: giúp đỡ và đồng hành cùng bậc cha
mẹ trong hành trình nuôi con, chúng tôi luôn luôn đặt chất lượng sản phẩm
lên hàng đầu. Bằng việc sử dụng các nguyên liệu không gây hại cho sức khỏe,
thân thiện với môi trường, LVD đảm bảo sản phẩm không chỉ đáp ứng các
tiêu chuẩn an toàn cao nhất mà còn mang lại trải nghiệm thoải mái nhất cho
các bé.
2.2. Giới thiệu về Sản phẩm Bình bú và Vú ngậm nhân tạo LVD
Bình bú và vú ngậm nhân tạo là các sản phẩm được thiết kế để hỗ trợ
việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em, đặc biệt là trong giai đoạn đầu đời.

14
Bình bú LVD sử dụng chất liệu an toàn từ nhựa PPSU phủ tráng bạc
tiệt trùng ứng dụng công nghệ Nano, có khả năng chịu được nhiệt độ -20 -
180 độ C. Tuyệt đối không chứa chất BPA độc hại, an toàn cho bé. Bình được
thiết kế theo tiêu chuẩn, có kích thước nhỏ gọn và kiểu dáng bắt mắt, phù hợp
với trẻ con.
Vú ngậm nhân tạo LVD là sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ cho bé, hạn chế
thời gian quấy khóc và kích thích khả năng nhai ở bé. Sản phẩm sử dụng chất
liệu nhựa PP và silicone cao cấp, hoàn toàn không chứa BPA, được thiết kế
đặc biệt với phần miếng chắn rộng có lỗ thông khí, giúp bé dễ dàng hít thở,
kích thước vừa khít với khuôn miệng để giúp bé phát triển kỹ năng của lưỡi
và hàm trước khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
3. Chiến lược truyền thông
3.1. Phân tích thị trường
Nhằm đưa ra một chiến lược truyền thông phù hợp cho sản phẩm, trước
hết doanh nghiệp cần phải hiểu rõ hơn về môi trường kinh doanh, định hình
chiến lược dựa trên các yếu tố bên ngoài. Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu
hóa trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ và đảm bảo tính bền vững trong
môi trường kinh doanh có nhiều biến đổi. Ở đây, công ty LVD lựa chọn sử
dụng mô hình PESTLE để phân tích các yếu tố bên ngoài có thể gây ảnh
hưởng đến việc kinh doanh sản phẩm bình bú và vú ngậm nhân tạo. Mô hình
PESTLE bao gồm 6 yếu tố: Chính trị (Political), Kinh tế (Economic), Xã hội
(Social), Công nghệ (Technological), Môi trường (Environmental) và Pháp lý
(Legal).
3.1.1. Về yếu tố chính trị (Political)
Thứ nhất, chính phủ thường áp đặt các quy định chặt chẽ về chất lượng
sản phẩm liên quan đến sức khỏe, đặc biệt là khi đối tượng là trẻ em. Sản
phẩm cần tuân thủ các quy định về an toàn, chất lượng và có ghi chú thông tin
đúng đắn về ảnh hưởng của sản phẩm đối với sức khỏe trẻ em theo Điều 11,

15
Nghị định 100/2014/NĐ-CP Quy định về Kinh doanh và sử dụng sản phẩm
dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo.
Thứ hai, chính trị có thể ảnh hưởng đến các chính sách bảo vệ trẻ em.
Chiến lược truyền thông cần phải tôn trọng và tuân theo Luật số
25/2004/QH11 về Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em để đảm bảo không có
thông tin gây nhầm lẫn hoặc thiệt hại đến trẻ em.
3.1.2. Về yếu tố kinh tế (Economic)
Thu nhập bình quân đầu người của người Việt Nam đã tăng lên 3.000
USD/năm vào năm 2022 (Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV
2022 của Tổng cục Thống kê)2, cho phép họ chi tiêu nhiều hơn cho các sản
phẩm dành cho trẻ em cao cấp và nhập khẩu. Tuy nhiên, giá cả của nguyên
liệu và chi phí sản xuất cũng tăng theo, gây áp lực lên biên lợi nhuận của các
doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp phải tìm cách tối ưu hóa hiệu quả
hoạt động và cạnh tranh bằng cách đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng và
thương hiệu.
3.1.3. Về yếu tố xã hội (Social)
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến năm 2019 Việt Nam có 24,7 triệu trẻ
em, chiếm 25,75% tổng dân số cả nước và khoảng 24,2 triệu phụ nữ trong độ
tuổi sinh đẻ (từ 15 – 49 tuổi).3 Ngoài ra, với khoảng 1,5 triệu trẻ được sinh ra
mỗi năm, cùng với khả năng chi tiêu tăng lên và xu hướng chuộng hàng nội
địa của các bậc phụ huynh. Với đặc điểm này, Việt Nam đang là thị trường
đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ liên quan tới
bà mẹ và trẻ em.

2
Tổng Cục Thống Kê (2022). “Báo Cáo Tình Hình Kinh Tế – Xã Hội Quý IV Và Năm 2022”. Trang Thông
Tin Điện Tử Tổng Cục Thống Kê
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/12/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-na
m-2022/, truy cập ngày 05/01/2024
3
Tổng Cục Thống Kê (2019). “Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019”. Trang thông tin
điện tử Tổng cục thống kê.
https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2019/12/Ket-qua-toan-bo-Tong-dieu-tra-dan-so-va-nha-o-2019.p
df, truy cập ngày 05/01/2024

16
3.1.4. Về yếu tố công nghệ (Technological)
Tất cả các công đoạn sản xuất sản phẩm bình bú, vú ngậm nhân tạo (lựa
chọn nguyên liệu thô, tạo khuôn, đúc các chi tiết, tái sử dụng nguyên liệu phôi
cắt thừa sau khi đúc, lắp ráp..) đều được thực hiện với sự hỗ trợ của dây
chuyền máy móc hiện đại có độ chính xác cao, nhân viên kiểm tra kỹ để tránh
xảy ra sai sót.
Cùng với sự phát triển của công nghệ, ngày càng có nhiều vật liệu mới
được nghiên cứu ví dụ như thủy tinh chịu nhiệt, nhựa PES chịu nhiệt, nhựa
PPSU… khả năng chịu nhiệt tốt trong khoảng 180 độ C và -20 độ C giúp tăng
trải nghiệm của người tiêu dùng. Chất liệu này còn có khả năng chống vi
khuẩn ký sinh và phát triển giúp bé tránh tình trạng đau bụng, tiêu chảy.
3.1.5. Về yếu tố pháp luật (Legal)
Thứ nhất, sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
cấm quảng cáo theo Điều 7, Luật Quảng cáo 2012. Vậy nên sản phẩm cũng bị
cấm không được sử dụng các phương tiện theo Điều 17. Phương tiện quảng
cáo, Luật Quảng cáo 2012 để quảng cáo sản phẩm: Báo chí, trang thông tin
điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác, các
sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác, bảng quảng
cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo, phương tiện
giao thông; hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương
trình văn hoá, thể thao; người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, vật thể quảng
cáo; các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, theo Điều 30, Nghị định 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện
tử và Điều 7 Luật Quảng Cáo 2012, sản phẩm bình bú, vú giả nhân tạo không
được thực hiện quảng cáo và thương mại điện tử.
Thứ ba, theo Điều 4, Nghị định 100/2014/NĐ-CP Quy định về Kinh
doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân
tạo, ta cần sử dụng thuật ngữ rõ ràng, tránh sử dụng các tuyên bố sai lệch hoặc
không được chứng minh khoa học. Đặc biệt, việc sử dụng các từ ngữ liên

17
quan đến sức khỏe của trẻ em cần được thận trọng để tránh gây hiểu lầm cho
người tiêu dùng
Thứ tư, khi thực hiện quy trình sản xuất nhãn dán cho các sản phẩm
bình bú, vú ngậm nhân tạo… cần phải tuân theo Điều 10, Nghị định
100/2014/NĐ-CP Quy định về Kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng
cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo.
Thứ năm, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm có trách nhiệm cung
cấp thông tin chính xác, khoa học và cách thức sử dụng đúng sản phẩm dành
cho trẻ nhỏ cho thầy thuốc, nhân viên y tế và người tiêu dùng phù hợp với
Điều 11, Nghị định 100/2014/NĐ-CP Quy định về Kinh doanh và sử dụng sản
phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo.
3.1.6. Về yếu tố môi trường (Environmental)
Những sản phẩm bình bú, vú giả nhân tạo thường được làm từ silicon y
tế cao cấp. Chất liệu này có đặc điểm là vô cùng an toàn do không chứa các
chất gây độc hại, dù tiếp xúc với nước ở nhiệt độ cao.
Theo như các nghiên cứu trong chương “Ngành công nghiệp Silicon và
Ảnh hưởng của nó đến với Môi Trường" trong bộ sách “Sổ tay Hóa học Môi
trường” (The Handbook of Environmental Chemistry)4, các sản phẩm silicon
có tuổi thọ cao, độ ổn định tốt, không dễ bị ăn mòn và quan trọng hơn là
không gây ô nhiễm môi trường. Nó là một vật liệu thân thiện với môi trường
cấp thực phẩm.
3.2. Mục tiêu (Objective)
Việc xác định mục tiêu phát triển cho thương hiệu là một việc vô cùng
quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Nếu mục tiêu không được đặt ra một
cách rõ ràng và chính xác, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiếp cận
khách hàng, quảng bá sản phẩm, dịch vụ, và cả hình ảnh tổng thể của doanh
nghiệp. Có 04 mục tiêu cơ bản cần được xác định:

4
G. Chandra, L. D. Maxim & T. Sawano (1997). “The Silicone Industry and its Environmental Impact”
Springer Link https://link.springer.com/chapter/10.1007/978-3-540-68331-5_12, truy cập ngày 26/12/2023.

18
(1) Mục tiêu Kinh doanh: Hình thức độc đáo, tăng chỉ số doanh thu từ
10-20% /năm.
(2) Mục tiêu Truyền thông: Nâng cao mức độ quan tâm của phụ huynh
về sản phẩm và xây dựng độ tin cậy cho thương hiệu.
(3) Mục tiêu Marketing ngắn hạn: Tăng nhận thức thương hiệu qua
mạng xã hội.
(4) Mục tiêu Marketing dài hạn: Mở rộng thị trường vào các khu vực
tiềm năng.
Trong các mục tiêu trên, mục tiêu tăng độ nhận diện thương hiệu sẽ vi
phạm Luật Quảng cáo khi sử dụng mạng xã hội để thực hiện vì sản phẩm nằm
trong danh mục sản phẩm bị cấm quảng cáo. Do đó, doanh nghiệp cần thay
đổi chiến lược để thực hiện được mục tiêu.

19
3.3. Các chiến thuật Marketing (Marketing Tatics)
3.3.1. Advertising (Quảng cáo)

Kế hoạch Tình huống Xử lý


truyền thông vi phạm pháp luật

Đặt biển quảng cáo có Theo Khoản 4, Điều 7, Để hạn chế việc không
hình vú ngậm nhân tạo, Luật Quảng cáo 2012 thể tiếp cận với tệp
bình bú tại các biển và Điểm c, Khoản 3, người tiêu dùng khổng
quảng cáo ngoài trời, Điều 4, Chương II, lồ, dẫn đến việc
tại xe buýt. Nghị định branding và bán hàng
100/2014/NĐ-CP, việc trở nên khó khăn hơn,
Đăng tải video giới
đặt biển quảng cáo, công ty có thể đẩy
thiệu sản phẩm bình bú,
đăng tải các video công mạnh việc bán hàng
vú ngậm nhân tạo trên
khai, phát tờ rơi, sử trực tiếp tại cửa hàng
truyền hình, phương
dụng booth quảng cáo với các chính sách ưu
tiện truyền thông.
có chứa hình ảnh bình đãi, với hình ảnh sản
Đặt booth giới thiệu sản bú và vú ngậm nhân phẩm bắt mắt song vẫn
phẩm tại trung tâm tạo, đồng thời có chứa tuân thủ quy định của
thương mại, tại địa nội dung mang tính pháp luật và thiết kế mô
điểm bán lẻ trong siêu truyền bá, khuyến khích hình cấu trúc bày bán
thị, hội chợ. sử dụng bình bú, vú nổi bật cho sản phẩm
ngậm nhân tạo là vi này.
In hình ảnh bình bú, vú
phạm luật. Ngoài ra, công ty sẽ
ngậm nhân tạo lên tờ
định hướng xây dựng
rơi.
thương hiệu dựa trên
các sản phẩm khác thay
vì bình bú và vú ngậm
nhân tạo.

20
3.3.2. Sale Promotions/Personal Selling (Xúc tiến bán hàng/Bán hàng cá
nhân)

Kế hoạch Tình huống Xử lý


truyền thông vi phạm pháp luật

Đăng tải trực tiếp Theo Khoản 4, Điều 7, Xoá hình ảnh sản phẩm
chương trình giảm giá Luật Quảng cáo 2012; vi phạm trên voucher.
sản phẩm bình bú, vú Khoản 3 Điều 10 và Đồng thời đẩy mạnh
ngậm nhân tạo lên các Điểm c, Khoản 3, Điều dịch vụ tiếp thị, tư vấn
nền tảng mạng xã hội 4, Chương II, Nghị định trực tiếp sản phẩm tại
và thương mại điện tử. 100/2014/NĐ-CP, việc cửa hàng, truyền tải
đăng tải các chương thông tin khuyến mại
Tặng voucher giảm giá
trình giảm giá sản phẩm qua người bán hàng, đặt
sản phẩm có chứa hình
bình bú, vú ngậm nhân biển giảm giá tại quầy
ảnh bình bú/vú ngậm
tạo lên các nền tảng (không có hình ảnh sản
nhân tạo
đồng thời tặng voucher phẩm). Đa dạng các
giảm giá có chứa hình chương trình khuyến
ảnh bình bú/vú ngậm mại trực tiếp: tặng kèm
nhân tạo là vi phạm bình bú, vú ngậm nhân
pháp luật. tạo khi mua các sản
phẩm khác cho bé, rút
thăm trúng thưởng…

21
3.3.3. PR (Quan hệ công chúng)

Kế hoạch Tình huống Xử lý


truyền thông vi phạm pháp luật

Tổ chức họp báo ra mắt Theo Điều 17, Mục 1, Để hạn chế việc khách
sản phẩm bình bú, vú Chương III, Luật hàng không tiếp cận
ngậm nhân tạo. Quảng cáo 2012, việc được thông tin về sản
tổ chức họp báo ra mắt phẩm và không tận
Đăng tải các bài báo có
sản phẩm bình vú, vú dụng được sự quan tâm
thông tin liên quan đến
ngậm nhân tạo; đăng tải từ truyền thông, ta có
bán hàng/giới thiệu sản
các bài báo có thông tin thể đăng tải các bài giới
phẩm bình bú, vú ngậm
liên quan đến việc bán thiệu về công ty với
nhân tạo.
hàng, giới thiệu sản những đặc điểm nổi bật
Đăng tải thông cáo báo phẩm; đăng tải thông (có những sản phẩm tốt
chí ra mắt sản phẩm cáo báo chí ra mắt sản nhất dành cho trẻ sơ
bình bú, vú ngậm nhân phẩm bình bú, vú ngậm sinh) và khuyến khích
tạo. nhân tạo; tài trợ hiện mọi người có thể đến
vật, voucher giảm giá trực tiếp tại của hàng để
Tài trợ voucher giảm
liên quan sản phẩm là tìm hiểu thêm. Ngoài
giá sản phẩm hoặc tài
vi phạm luật. ra, công ty cũng có thể
trợ hiện vật bình bú, vú
đăng tải thông cáo báo
ngậm nhân tạo cho các
chí trước khi ra mắt sản
sự kiện.
phẩm mới của công ty:
Chỉ đề cập chung là sản
phẩm mới chứ không
được đề cập chi tiết sản
phẩm là bình bú, vú
ngậm nhân tạo.

22
3.3.4. Event Marketing

Kế hoạch Tình huống Xử lý


truyền thông vi phạm pháp luật

Tài trợ các chương Theo Khoản 4 Điều 7 Công ty có thể chiếu
trình để xuất hiện hình Luật Quảng cáo 2012 tên và logo công ty lên
ảnh bình bú, vú ngậm và Điểm c Khoản 3 biển quảng cáo tài trợ
nhân tạo trên màn hình/ Điều 4; Khoản 1 Điều 6 nhằm tăng độ nhận diện
TVC/ Standee. Chương II Nghị định thương hiệu. Ngoài ra,
100/2014/NĐ-CP, việc tại các booth quảng cáo,
Đặt các booth trải chiếu và có sự xuất hiện công ty không sử dụng
nghiệm, giới thiệu sản hình ảnh, biểu tượng hình ảnh sản phẩm để
phẩm có chứa hình sản phẩm bình bú, vú trang trí mà chỉ trưng
ảnh/biểu tượng bình bú, ngậm nhân tạo lên màn bày sản phẩm thật tại
vú ngậm nhân tạo tại hình là hành vi vi phạm các booth. Thêm vào
nơi đông người (phố đi pháp luật. đó, tại sự kiện, công ty
bộ, trung tâm thương không sử dụng lời nói
mại). nhằm khuyến khích sử
dụng bình bú/vú ngậm
Tổ chức buổi sự kiện Theo Điểm a, Khoản 3,
nhân tạo cho trẻ mà chỉ
chia sẻ kiến thức mẹ Điều 4 Chương II Nghị
tập trung vào công năng
bầu, trong đó lồng ghép định 100/2014/NĐ-CP,
của sản phẩm. Khi giới
giới thiệu sản phẩm hành động giới thiệu
thiệu sản phẩm đảm
bình bú và vú ngậm sản phẩm là hành vi
bảo nêu đầy đủ thông
nhân tạo chia sẻ khuyến khích
tin cần có theo Điểm
mẹ sử dụng sản phẩm
d,đ,e, Điều 4 và Điều 5,
bình bú, núm vú nhân
chương II Nghị định
tạo.
100/2014/NĐ-CP.

23
3.3.5. Database/Direct Marketing (Quản trị tiếp thị bằng cơ sở dữ liệu)

Kế hoạch Tình huống Xử lý


truyền thông vi phạm pháp luật

Gửi thông tin sản phẩm Theo Khoản 2, Điều 24, Công ty có thể gửi form
hoặc e-voucher giảm Mục 2, Chương III, thu thập dữ liệu về thói
giá sản phẩm bình bú, Luật Quảng cáo 2012, quen, sở thích của
vú ngậm nhân tạo qua việc gửi bất kỳ thông khách hàng đối với
email. tin liên quan đến bình khách hàng tiềm năng
bú và vú ngậm nhân tạo và gửi form đánh giá
Tiếp thị sản phẩm bình
để quảng cáo dưới mọi sản phẩm đối với những
bú, vú ngậm nhân tạo
hình thức trên phương khách hàng đã sử dụng
thông qua tin nhắn
tiện điện tử, thiết bị đầu sản phẩm. Tuy nhiên
SMS hoặc gọi điện
cuối và các thiết bị viễn cần phải lưu ý, form
thoại.
thông khác là vi phạm khảo sát không được sử
pháp luật. dụng hình ảnh hay
quảng cáo bình bú, vú
Trưng bày, phát hành Theo Khoản 4, Điều 7,
ngậm nhân tạo. Form
catalog hoặc phân phát Chương I, Luật Quảng
khảo sát chỉ tập trung
tờ rơi chứa hình ảnh, cáo 2012 và Khoản 1,
vào dịch vụ chăm sóc
thông tin về bình bú, vú Điều 6, Chương II,
khách hàng, tiếp thu
ngậm nhân tạo. Nghị định
phản hồi của khách
Quảng cáo phản hồi 21/2006/NĐ-CP, việc
hàng để khắc phục sản
trực tiếp trên truyền quảng cáo bình bú và
phẩm và định hướng
hình hoặc cung cấp sản núm vú ngậm nhân tạo
chiến lược chăm sóc
phẩm bình bú, vú ngậm dưới mọi hình thức là vi
khách hàng và truyền
nhân tạo qua các kênh phạm pháp luật.
thông sau này.
mua sắm tại nhà
(HomeShopping).

24
3.3.6. Digital Marketing

Kế hoạch Tình huống Xử lý


truyền thông vi phạm pháp luật

Đăng tải những bài viết Theo Khoản 4, Điều 7, Trước hết, công ty có
có chứa hình ảnh sản Luật Quảng cáo 2012; thể cân nhắc đẩy mạnh
phẩm bình bú, vú ngậm Khoản 3 Điều 10 và phân phối tại các trung
nhân tạo lên các trang Điểm c, Khoản 3, Điều tâm thương mại, siêu
mạng xã hội để quảng 4, Chương II, Nghị định thị, cửa hàng tiện lợi,
cáo. 100/2014/NĐ-CP, việc tạp hóa… Bên cạnh đó,
quảng cáo thông qua phía công ty có thể đầu
Tiếp thị liên kết:
những bài viết, hình tư thêm đội tư vấn viên
Website, ứng dụng,
ảnh, video có tên hoặc tại các điểm bán để cập
fanpage Facebook của
biểu tượng của sản nhật cho khách hàng
bên trung gian hỗ trợ
phẩm bình bú, vú ngậm những thông tin về sản
đăng tải các ấn phẩm
nhân tạo trên các nền phẩm, chương trình
quảng cáo của doanh
tảng mạng xã hội, kỹ giảm giá…
nghiệp, có chứa trực
thuật số, thương mại Trong quá trình quảng
tiếp hình ảnh sản phẩm
điện tử là vi phạm pháp cáo, phía công ty có thể
Để hình ảnh của sản luật sử dụng “tên thay thế”
phẩm bình bú, vú ngậm thay vì trực tiếp ghi
nhân tạo xuất hiện trực cụm từ: “bình bú, vú
tiếp trên phiên ngậm nhân tạo” trong
Livestream hoặc sàn bài viết. Đồng thời,
Thương mại điện tử. công ty cũng hạn chế
chèn trực tiếp hình ảnh,
biểu tượng sản phẩm
vào trong ấn phẩm thiết
kế.

25
3.3.7. Viral Marketing

Kế hoạch Tình huống Xử lý


truyền thông vi phạm pháp luật

Booking KOL/KOC Theo Khoản 4, Điều Để tránh việc bị hạn chế


quảng cáo sản phẩm 7, Chương I, Luật việc tiếp cận của sản phẩm
có chứa thông tin, Quảng cáo 2012 và đến với khách hàng, doanh
hình ảnh bình bú, vú Khoản 1, Điều 6, nghiệp có thể áp dụng và
ngậm nhân tạo thông Chương II, Nghị định đẩy mạnh những hình thức
qua các nền tảng 21/2006/NĐ-CP, việc Viral Marketing khác
mạng xã hội. quảng cáo sản phẩm không vi phạm pháp luật.
bình bú và vú ngậm Doanh nghiệp có thể tận
Tạo video ngắn với
nhân tạo thông qua dụng sức mạnh của
nội dung thu hút sự
hình thức tuyên truyền phương pháp “Marketing
chú ý có chứa thông
trên nền tảng kỹ thuật truyền miệng”, tập trung
tin, hình ảnh sản phẩm
số, các trang mạng xã khuyến khích người tiêu
bình bú, vú ngậm
hội, quảng bá ngoài dùng chia sẻ trải nghiệm
nhân tạo trên các nền
trời, quảng bá trong tích cực với sản phẩm
tảng mạng xã hội.
nhà dưới bất cứ hình hoặc dịch vụ.
Sử dụng các hình thức thức nào đều vi phạm Ngoài ra, chương trình quà
quảng bá du kích pháp luật. tặng (giveaway) cũng có
ngoài trời/trong nhà, thể thu hút sự chú ý của
quảng bá trải nghiệm khách hàng. Bằng cách
có chứa thông tin, tặng kèm những món quà
hình ảnh sản phẩm hoặc dụng áp các chương
bình bú, vú ngậm trình ưu đãi đặc biệt,
nhân tạo nhằm thu hút doanh nghiệp có thể kích
sự chú ý của khách thích sự quan tâm và
hàng. tương tác từ khách hàng.

26
Câu 2: Hãy nêu ví dụ và phân tích các tình huống cụ thể liên quan đến
đạo đức của người làm báo chí truyền thông?

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa,
Giáo dục của Quốc hội cho rằng đạo đức người làm báo không chỉ ảnh hưởng
đến ngành báo chí, mà còn ảnh hưởng đến xã hội nói chung. Báo chí đạo đức
có thể giúp thúc đẩy sự minh bạch, công bằng và phúc lợi chung, đồng thời
kiểm soát quyền lực và ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực. Vì vậy, tầm quan
trọng của đạo đức người làm báo phải được tôn trọng và đề cao trong xã hội
ngày nay. Ta cần ủng hộ và khuyến khích các nhà báo tuân thủ đạo đức nghề
nghiệp để đảm bảo sản phẩm báo chí chất lượng và có trách nhiệm5.
Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam ngày
15/12/2016 đã thảo luận và thông qua 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp
người làm báo Việt Nam. Ngày 16/12/2016, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam
Thuận Hữu đã ký Quyết định số 483/QĐ-HNBVN ban hành Quy định đạo
đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, trong đó nêu rõ: Quy định đạo đức
nghề nghiệp người làm báo Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/1/2017, gồm 10
điều với nội dung. Từ đó, nhóm đưa ra những ví dụ cụ thể và những phân tích
liên quan đến đạo đức của người làm báo chí truyền thông như sau:
Điều 1: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì lợi
ích của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân; góp phần nâng cao uy tín,
vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Ngày 18-10, Phạm Thị Đoan Trang (SN 1978, trú tại phường Cát Linh,
quận Đống Đa, Hà Nội, được biết đến là blogger, từng làm việc cho nhiều tờ
báo) đã bị khởi tố về tội “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ

5
V.T (2023). “Đạo đức người làm báo đóng vai trò quan trọng trong xã hội hiện nay”. Tin tức Thông Tấn xã
Việt Nam.
https://baotintuc.vn/thoi-su/dao-duc-nguoi-lam-bao-dong-vai-tro-quan-trong-trong-xa-hoi-hien-nay-2023061
7164217008.htm, truy cập ngày 08/01/2024.

27
nghĩa Việt Nam, quy định tại điều 88 Bộ luật Hình sự 1999 và theo điều 117
Bộ luật Hình sự 2015.
Ngày 25/8, TAND cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa phúc thẩm xét
xử. Theo cáo trạng, từ ngày 16-11-2017 đến 5-12-2018, bà Đoan Trang có
hành vi làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm
chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra, bị cáo
Đoan Trang còn có hành vi trả lời phỏng vấn trên truyền thông nước ngoài với
nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước, phỉ báng chính
quyền nhân dân, phao tin bịa đặt gây hoang mang cho nhân dân.6
Cụ thể, Đoan Trang bị buộc tội tàng trữ các tài liệu như “Báo cáo tóm
tắt về thảm họa môi trường biển Việt Nam”, “Đánh giá chung về tình hình
nhân quyền tại Việt Nam”, và “Báo cáo đánh giá về Luật tôn giáo và tín
ngưỡng năm 2016 liên quan đến việc thực hiện quyền tự do tôn giáo và tín
ngưỡng ở Việt Nam”.
Theo cơ quan tố tụng, các tài liệu này chứa nội dung tuyên truyền và
xuyên tạc thông tin, gây hoang mang trong cộng đồng và phổ biến thông điệp
phản đối chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vào
tháng 12 năm 2021, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã xét xử sơ thẩm và
tuyên án 9 năm tù đối với Đoan Trang về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.7
Vụ án của bị cáo Đoan Trang là một trong rất nhiều những vụ án có
hành vi đăng tải, phát tán thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới chế độ xã hội chủ nghĩa
và Nhà nước trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, xã hội, đến sự vững mạnh của
chính quyền nhân dân cũng như gây hoang mang, tác động đến lòng tin trong

6
Danh Trọng (2021): “Bà Phạm Thị Đoan Trang bị tuyên phạt 9 năm tù” Tuổi Trẻ Online.
https://tuoitre.vn/ba-pham-thi-doan-trang-bi-tuyen-phat-9-nam-tu-20211214151051676.htm, truy cập ngày
09/01/2024
7
Trọng Phú (2022): “Bị cáo Phạm Thị Đoan Trang bị tuyên y án 9 năm tù vì chống phá Nhà nước” Báo Điện
tử VOV.
https://vov.vn/phap-luat/bi-cao-pham-thi-doan-trang-bi-tuyen-y-an-9-nam-tu-vi-chong-pha-nha-nuoc-post965
658.vov, truy cập ngày 08/01/2024

28
Nhân dân. Để ngăn chặn những trường hợp tương tự tiếp diễn, Luật Báo chí
đã quy định theo Điều 117, Bộ luật Hình sự 2015 thì hành vi tuyên truyền
chống nhà nước sẽ phải chịu mức hình phạt từ 3 năm đến 20 năm tù. Bên
cạnh đó trong Khoản 1, Điều 9, Chương I và Khoản 2, Điều 59, chương V,
Luật Báo chí 2016: Cơ quan báo chí bị thu hồi giấy phép hoạt động báo chí,
giấy phép xuất bản thêm ấn phẩm báo chí, phụ trương, sản xuất thêm kênh
phát thanh, kênh truyền hình, mở chuyên trang của báo điện tử và cơ quan, tổ
chức bị thu hồi giấy phép xuất bản đặc san, bản tin khi đăng, phát thông tin có
nội dung quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 9 của Luật
này gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng
Điều 2: Nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp, Luật Báo chí, Luật bản
quyền và các quy định của pháp luật. Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích;
nội quy, quy chế của cơ quan báo chí nơi công tác.
Vào ngày 24/6/2022 Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển
khai thực hiện Kết luận thanh tra số 723/KL-TTra về việc chấp hành quy định
pháp luật về Báo Pháp luật Việt Nam, tới ngày 28/6/2022, Thanh tra Bộ
Thông tin và Truyền thông đã tiến hành công bố Kết luận thanh tra và lập
Biên bản vi phạm hành chính Số 45/BB-VPHC8. Trong công bố Kết luận
thanh tra Báo Pháp luật Việt Nam, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông
đã điều tra và đưa ra các điểm hạn chế còn tồn tại của Báo Pháp luật Việt
Nam, trong đó Báo Pháp luật Việt Nam đã chưa nghiêm chỉnh thực hiện tôn
chỉ của cơ quan báo chí, đồng thời có nhiều vi phạm trong Luật Báo chí 2016
và Nghị định 159/2023/NĐ-CP.
Báo Pháp luật Việt Nam đã đăng tải nhiều tin bài về cuộc sống, hoạt
động của nghệ sĩ trong nước, quốc tế làm cho nhiều độc giả hiểu đây là trang
tin giải trí. Các bài viết này đã viết sai tôn chỉ, mục đích của chuyên trang

8
Thanh tra Bộ TT&TT (2022). “Thông tin về việc xử lý các hành vi vi phạm của Báo Pháp luật Việt Nam”.
Cổng thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông.
https://mic.gov.vn/solieubaocao/Pages/TinTuc/154157/Thong-tin-ve-viec-xu-ly-cac-hanh-vi-vi-pham-cua-Ba
o-Phap-luat-Viet-Nam.html, truy cập ngày 7/1/2024

29
được quy định trong giấy phép số 01/GP-CBC ngày 19/11/2018. Hay hành vi
đăng tải các bài viết điều tra, phản ánh mặt trái trong đời sống xã hội dưới
dạng đặt câu nghi vấn đã không thể hiện đúng vai trò, trách nhiệm của cơ
quan báo chí chuyên ngành về pháp luật là phải chính xác, khách quan.
Báo Pháp luật Việt Nam đồng thời cũng đăng tải nhiều bài viết có nội
dung mang tính suy diễn, không có cơ sở, trong đó có 13 bài viết đăng tải
thông tin sai sự thật đã vi phạm quy định tại khoản 8 Điều 9 Luật Báo chí
2016 và đặc biệt Báo Pháp luật Việt Nam đăng tải 1 bài viết quy kết tội danh
lừa đảo chiếm đoạt tài sản cho một cá nhân khi chưa có bản án của tòa án, vi
phạm quy định tại Khoản 8 Điều 9 Luật Báo chí 20169. Báo Pháp luật Việt
Nam cũng đăng tải những bài viết mang tính chất giật gân câu khách, miêu tả
tỉ mỉ hành vi tội ác, thông tin không đúng với thuần phong mỹ tục Việt Nam,
vi phạm tại Khoản 7, Điều 9, Luật Báo chí 2016 về các hành vi bị nghiêm
cấm: Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những
hành động dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với thuần phong
mỹ tục Việt Nam.
Bên cạnh đó báo Pháp luật Việt Nam cũng có nhiều hành vi vi phạm
như: đặt tiêu đề bài viết, hình ảnh minh họa không phù hợp khiến người đọc
hiểu sai nội dung gây ảnh hưởng xấu tới đối tượng bị phản ánh, vi phạm quy
định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 8, Nghị định 159/2013/NĐ-CP.
Từ các điểm sai trên, vào ngày 5/7/2022, Chánh Thanh tra Bộ đã ban
hành quyết định số 47/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính đối với Báo
Pháp luật Việt Nam về 13 lỗi vi phạm, trong đó có 2 hành vi vi phạm phạt
cảnh cáo và 11 hành vi vi phạm phạt hành chính với tổng số tiền phạt là
325.000.000, tước quyền sử dụng giấy phép số 303/GP-BTTTT ngày

9
Thanh tra Bộ TT&TT (2022). “THÔNG BÁO VỀ KẾT LUẬN THANH TRA: Về việc chấp hành quy định
pháp luật về báo chí tại Báo Pháp luật Việt Nam và Báo Pháp luật Việt Nam điện tử”. Cổng thông tin điện tử
Bộ Thông tin và Truyền thông.
https://www.mic.gov.vn/mic_2020/Pages/TinTuc/154105/THONG-BAO-VE-KET-LUAN-THANH-TRA--Ve
-viec-chap-hanh-quy-dinh-phap-luat-ve-bao-chi-tai-Bao-Phap-luat-Viet-Nam-va-Bao-Phap-luat-Viet-Nam-di
en-tu.html, truy cập ngày 7/1/2024.

30
08/7/2015 do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp trong thời hạn 3 tháng kể từ
ngày quyết định có hiệu lực.10
Bên cạnh trường hợp của Báo Pháp luật Việt Nam, Bộ Thông tin và
Truyền thông đã thực hiện thanh tra, kiểm tra nhiều cơ quan báo chí khác
như: Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến (Zing News), Báo Sức khoẻ và Đời
sống, Tạp chí Môi trường và Cuộc sống… và tiến hành xử phạt vi phạm hành
chính. Vì vậy việc tuân thủ Hiến Pháp, các Bộ luật và thực hiện đúng tôn chỉ,
mục đích; nội quy, quy chế của cơ quan báo chí là điều vô cùng quan trọng,
cần thiết đối với người làm báo. Người làm báo không chỉ cần có năng lực
nghiệp vụ chuyên nghiệp mà còn cần có lương tâm, đưa tới độc giả giá trị,
thông tin chính xác.
Điều 3: Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ
lợi. Bảo vệ công lý và lẽ phải. Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự
thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân
tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc.
Ngày 24/03/2017, Trưởng văn phòng đại diện, một nhân viên và một
phóng viên báo Kinh doanh và Pháp luật tại Hải Phòng bị cơ quan chức năng
khởi tố vì lợi dụng danh nghĩa "nhà báo" để cưỡng đoạt tiền của người dân.
Vụ việc này là một trong những ví dụ điển hình về hành vi trục lợi từ nghề
báo. Đây là những “con sâu làm rầu nồi canh”, làm xấu đi hình ảnh của những
người làm báo chân chính.
Cụ thể, ngày 24/03/2017, Công an quận Hồng Bàng, Hải Phòng đã bắt
Phan Thành Long, Phạm Văn Tân (phóng viên báo Kinh doanh và Pháp luật),
và khám xét khẩn cấp nơi ở và nơi làm việc đối với Phan Văn Thương,

10
Thanh tra Bộ TT&TT (2022). “Thông tin về việc xử lý các hành vi vi phạm của Báo Pháp luật Việt Nam”.
Cổng thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông.
https://mic.gov.vn/solieubaocao/Pages/TinTuc/154157/Thong-tin-ve-viec-xu-ly-cac-hanh-vi-vi-pham-cua-Ba
o-Phap-luat-Viet-Nam.html, truy cập ngày 7/1/2024.

31
Trưởng Văn phòng đại diện báo Kinh doanh và Pháp luật về hành vi cưỡng
đoạt tài sản, thu giữ nhiều tài liệu liên quan đến hành vi phạm tội11.
Đây là hành vi lạm dụng để trục lợi cá nhân, che giấu sự thật, làm việc
không công tâm, khách quan, vi phạm trực tiếp điều 3 của đạo đức nghề
nghiệp. Những nhà báo này làm ảnh hưởng trực tiếp tời hình ảnh của đội ngũ
làm báo nói chung, nhất là đối với những người làm báo chân chính.
Một ví dụ điển hình về trường hợp sai phạm khi đăng, phát nội dung
trên báo chí phải kể đến vụ việc Báo Pháp luật Việt Nam đăng tải 13 bài báo
có thông tin sai sự thật. Vào ngày 24/6/2022, Thanh tra Bộ Thông tin và
Truyền thông kết luận Báo Pháp luật Việt Nam đã đăng tải sai sự thật trong 13
bài viết, vi phạm quy định tại Khoản 8, Điều 9, Luật Báo chí 2016, trong đó
có 2 bài viết gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng12. Ngoài ra cơ quan này cũng
đăng tải nhiều bài viết có nội dung suy diễn, không có cơ sở, đăng tải nội
dung thông tin không thống nhất, thể hiện cách nhìn và quan điểm trái ngược
nhau về cùng một vụ việc là thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp và nhân văn
trong hoạt động báo chí.
Ngoài ra, năm 2016, một số cơ quan báo chí cũng đã bị phạt vì đăng tải
thông tin em bé tự tử do không có áo mới tới trường (14 cơ quan), hay việc
đưa thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục, VTV bị phạt nhiều lần
với phóng sự “Cây chổi quét rau”, Chương trình “Điều ước thứ 7”, thông tin
sai tuổi cầu thủ…
Bài học từ những vụ việc này là thông tin phải được chọn lọc, bảo đảm
tính chính xác, khách quan. Không vì yêu cầu thông tin nhanh nhạy, kịp thời
mà bỏ qua việc kiểm chứng. Người làm báo và lãnh đạo cơ quan báo chí cần
có lương tâm, tấm lòng trong sáng, phục vụ bạn đọc một cách khách quan,
công bằng. Tăng cường học tập, rèn luyện kiến thức về mọi mặt, đặc biệt là
11
Lê Tân (2017). “Bắt 3 cán bộ, phóng viên Báo Kinh doanh và Pháp luật”. Báo Thanh niên.
https://thanhnien.vn/bat-3-can-bo-phong-vien-bao-kinh-doanh-va-phap-luat-185652288.htm, truy cập ngày
06/01/2024.
12
Minh Thu (2022). “Thanh tra Báo Pháp luật Việt Nam: 13 bài viết có nội dung sai sự thật”. Báo
Vietnamplus.https://www.vietnamplus.vn/thanh-tra-bao-phap-luat-viet-nam-13-bai-viet-co-noi-dung-sai-su-th
at-post800899.vnp, truy cập ngày 04/01/2024.

32
kiến thức về pháp luật để làm đúng, không vi phạm. Luôn hoài nghi để kiểm
chứng tính xác thực của thông tin, không vụ lợi, tiếp tay cho đối tượng xấu.
Không chỉ vậy, người làm báo cũng cần nâng cao đạo đức, bản lĩnh chính trị
của người làm báo để phục vụ thông tin cho bạn đọc ngày càng hiệu quả,
chính xác hơn. Trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay, người làm báo rất có thể
viết những bài báo với lối suy nghĩ và quan điểm sai lệch, không phù hợp với
thuần phong mỹ tục và truyền thống dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, những
quy định như Điều 9 hay Điều 25 trong Luật Báo chí 2016 và Điều 3 trong 10
quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo sẽ là kim chỉ nam định
hướng đúng con đường và vạch ra giới hạn để nhà báo thực hiện.
Điều 4: Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người. Không
xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của
tổ chức và cá nhân.
Ngày 06/09/2016, trang báo mạng Tuổi Trẻ Online đã đăng tải bài
“Khởi tố bị can vụ thảm sát 4 người tại Lào Cai”. Trong bài báo này, tác giả
Thân Hoàng đã thông tin: “Ngày 06/09, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an
tỉnh Lào Cai cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Tẩn Láo Lở (24
tuổi) để điều tra về hành vi giết người”. Ở thời điểm ấy, tuy cơ quan công an
mới chỉ “khởi tố bị can”, nhưng tác giả bài viết đã khẳng định chắc chắn: “Lở
chính là hung thủ gây ra vụ thảm sát kinh hoàng, giết 4 người trong gia đình
anh Tẩn Ông Nải ở thôn Phìn Ngan ngày 09/08”.
Khoản 1, Điều 31, Hiến pháp 2013 quy định: “Người bị buộc tội được
coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có
bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Vậy nên, việc tác giả
Thân Hoàng của bài báo trên khẳng định bị can Tẩn Láo Lở là hung thủ giết
người khi chưa có quyết định của Tòa án đã vi phạm Điều 4 trong 10 điều
Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam vì đã không nêu cao
tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người cũng như làm tổn hại danh dự,
nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của cá nhân anh Tẩn Láo Lở.

33
Ngoài trường hợp trên của tác giả Thân Hoàng, còn rất nhiều nhà báo
khác cũng đã không tuân thủ nguyên tắc “suy đoán vô tội” trong hoạt động
nghề nghiệp, không những vi phạm quyền con người mà còn làm ảnh hưởng
đến uy tín của giới báo chí, làm nhiễu loạn thông tin và gây khó khăn cho các
cơ quan chức năng tìm ra sự thật13. Để giải quyết tình trạng này, Nhà nước đã
ban hành các bộ luật và nghị định để xử lý vi phạm hành chính đối với các
hành vi trên như sau: theo Khoản 2, 5 và 6, Điều 8, Nghị định số
119/2020/NĐ-CP, chủ thể vi phạm quy định về nội dung thông tin báo chí sẽ
bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng tùy theo mức độ nghiêm
trọng, đồng thời bị buộc phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật đã đăng, cải chính,
xin lỗi đối với hành vi sai phạm. Ngoài ra, người vi phạm có thể bị áp dụng
hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động
từ 01-12 tháng.
Điều 5: Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và
các phương tiện truyền thông khác.
Những năm gần đây, nhiều nhà báo, phóng viên đã thể hiện sự chủ
động trong việc sử dụng các trang mạng xã hội để phục vụ cho công việc làm
báo của mình. Ngược lại, có một số nhà báo đưa ra quan điểm cá nhân tiêu
cực, những phát ngôn thiếu chuẩn mực trên môi trường mạng khiến cho dư
luận hoang mang. Điển hình như vụ việc phóng viên Đào Tuấn, báo Lao
Động xúc phạm Hoa hậu H'hen Niê trên trang Facebook cá nhân.
Cụ thể, đêm chung kết Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 đã diễn ra vào
ngày 06/01/2018 tại Nha Trang (Hà Nội), cô gái Ê-Đê H'hen Niê đã trở thành
Hoa hậu Hoàn vũ. Phóng viên Đào Tuấn thuộc Báo Lao động đã viết 1 status
trên trang mạng xã hội cá nhân với lời lẽ không chuẩn mực, xúc phạm tân
Hoa hậu. Anh sử dụng ngôn từ thô tục để miệt thị ngoại hình, xúc phạm danh

13
PGS. TS. Nguyễn Thị Trường Giang, ThS. Nguyễn Thy Lệ (2018). “Một số biểu hiện vi phạm nguyên tắc
"Suy đoán vô tội" trên báo chí hiện nay”. Tạp chí Điện tử kiểm sát.
https://kiemsat.vn/mot-so-bieu-hien-vi-pham-nguyen-tac-suy-doan-vo-toi-tren-bao-chi-hien-nay-49707.html,
truy cập ngày 06/01/2024.

34
dự và nhân phẩm, đồng thời cho rằng ngoại hình và xuất thân từ dân tộc thiểu
số của cô không phù hợp với tiêu chuẩn của Hoa hậu. Vụ việc đã dấy lên một
làn sóng bức xúc của dư luận. Trang Facebook của phóng viên Đào Tuấn
nhận rất nhiều bình luận chỉ trích, thậm chí bị báo cáo. Ngay sau đó, vào ngày
08/01/2018, Cục Báo chí đã công văn đề nghị tổng biên tập Báo Lao động chỉ
đạo phóng viên Đào Tuấn giải trình, căn cứ quy định pháp luật, quy chế của
báo xử lý theo quy định và báo cáo kết quả xử lý trước ngày 12/01/2018. Bộ
trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu Cục Báo chí phối hợp với Cục
Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Hội Nhà báo Việt Nam, báo
Lao Động và các cơ quan liên quan xem xét, xử lý nghiêm theo quy định của
pháp luật đối với hành vi nêu trên.
Ngay sau khi nhận thức được độ nghiêm trọng của vấn đề, phóng viên
Đào Tuấn đã lên tiếng xin lỗi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 H’Hen Niê vì
phát ngôn của mình. Do Facebook cá nhân bị báo cáo nên Đào Tuấn không
thể tự đăng lời xin lỗi trực tiếp mà nhờ bạn bè chia sẻ lời xin lỗi trên trang
mạng xã hội. Trong lời xin lỗi H'Hen Niê, phóng viên Đào Tuấn cũng cho
biết: "Hôm nay, 9/1, tôi đã làm tường trình gửi Bộ Thông tin và Truyền thông
cũng như cơ quan nơi tôi đang làm việc. Sẽ có phạt. Sẽ có kỷ luật nặng.
Nhưng đó là cái giá phải trả cho những lời lẽ, cho những phát ngôn đáng lẽ
phải là tối kỵ với một phóng viên, một người làm truyền thông".14
Theo quy định tại Điều 34 Bộ Luật Dân sự 2015: “Danh dự, nhân
phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.”,
như vậy người thực hiện hành vi bôi nhọ danh dự, uy tín của cá nhân khác
chính là thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính
hoặc xử lý hình sự. Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 101, Nghị định
15/2020/NĐ-CP về việc vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ

14
Phong Kiều (2018). Phóng viên Đào Tuấn nhận sai và xin lỗi vì xúc phạm Hoa hậu H'Hen Niê. Báo
Vietnamnet.
https://vietnamnet.vn/phong-vien-dao-tuan-nhan-sai-va-xin-loi-vi-xuc-pham-hoa-hau-hhen-nie-422609.html,
truy cập ngày 07/01/2024.

35
mạng xã hội; trường hợp bên trên của phóng viên Đào Tuấn được xếp vào
hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội
Facebook, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đến
20.000.000 VNĐ; đồng thời khắc phục hậu quả bằng cách bị buộc gỡ bỏ các
thông tin sai sự thật trên mạng xã hội.
Kết luận lại, trong thời đại số 4.0, quyền thông tin, tự do ngôn luận là
không thể ngăn cản. Nhưng với tư cách là người làm báo, với vai trò, chức
năng, nhiệm vụ xã hội và đặc thù nghề, người làm báo khi nói ra điều gì cũng
cần phải cân nhắc thật kỹ, bởi thể hiện quan điểm cá nhân nhưng đó cũng
chính là cách ta thể hiện vốn kiến thức, đồng thời thể hiện vốn hiểu biết văn
hoá xã hội của riêng ta.
Điều 6: Bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật nguồn tin theo quy định của
pháp luật.
Trên số báo ra ngày 15/01/2014, báo Người Cao tuổi – với Tổng biên
tập là ông Kim Quốc Hoa – đã đăng bài “Về kết luận thanh tra Tập đoàn điện
lực Việt Nam: Ông Ngô Văn Khánh, Phó Tổng thanh tra Chính phủ “cắt
giảm” hơn 6000 tỷ đồng vi phạm…”
Trong bài báo này đã đăng ảnh chụp một phần nội dung tài liệu mật số
1835/TTCP-V.I ngày 31/10/2012 của Thanh tra Chính phủ do ông Nguyễn
Văn Sản – Phó Tổng Thanh tra Chính phủ ký, báo cáo Thủ tướng Chính phủ
về một số nội dung dự thảo Kết luận thanh tra.
Việc này đã vi phạm quy định tại Khoản 6, Điều 1, Quyết định số
558/2004/QĐ-BCA (A11) ngày 25/06/2004 của Bộ trưởng Bộ Công an về
Danh mục bí mật nhà nước độ Mật trong ngành Thanh tra, theo Khoản 1,
Điều 1, Quyết định 774/QĐ-TTg 2020 danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh
vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (hiện
hành); vi phạm Khoản 3, Điều 10, Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số

36
điều của Luật Báo chí, vi phạm Khoản 5 Điều 9 Luật Báo chí 2016 (hiện
hành).15
Với nhiều sai phạm trong lĩnh vực nghề báo, và nhiều bài báo làm lộ bí
mật quốc gia. Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã quyết định khởi tố vụ
án này. Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã quyết định: thu
hồi thẻ nhà báo của ông Kim Quốc Hoa, bút danh Vũ Phong trước ngày
12/02/2015 do vi phạm các thông tin trên báo chí gây hậu quả nghiêm trọng;
Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Hội Người cao tuổi Việt Nam cách
chức Tổng biên tập Báo Người Cao tuổi đối với ông Kim Quốc Hoa; đồng
thời quyết định thu hồi giấy phép trang thông tin điện tử trên Internet số 256
cấp cho Báo Người cao tuổi với tên miền “www.nguoicaotuoi.org.vn” và khởi
tố vụ án hình sự với ông Kim Quốc Hoa tổng biên tập báo Người Cao tuổi.
Theo Khoản 4, Điều 19, Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì hành vi vi
phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước bị xử phạt hành chính từ 20 đến 30
triệu đồng, với những hành vi nghiêm trọng sẽ bị khởi tố theo luật Hình sự
2015 (sửa đổi 2017); với tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước theo Điều 337 Luật
Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) sẽ bị phạt từ từ 2 - 15 năm, phạt tiền từ 10 - 100
triệu đồng; với tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước sẽ bị xử phạt theo Điều 338
Luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) thì sẽ bị phạt cải tạo đến 3 năm và có thể bị
phạt từ từ 6 tháng - 7 năm.
Vấn đề bảo vệ nguồn tin cũng là điều quan trọng trong đạo đức nghề
báo, không ít vụ việc người dân bị trả thù vì dám đứng lên tố cáo hành vi sai
trái, điển hình như vụ việc: Ngày 18/09/2007, bốn nông đã dân tố cáo hành vi
tham nhũng của cán bộ xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị sau
đó bị họ cùng thân nhân liên tiếp trả thù. Cụ thể, ngày 28/10/2007, ông
Nguyễn Kim Cương, công an viên thôn Liêm Công Đông, gặp ông Lê Văn

15
Tám Đàn (2015). “Bí mật nhà nước bị báo Người Cao tuổi tiết lộ như thế nào?”. Báo Vietnamnet
https://vietnamnet.vn/bi-mat-nha-nuoc-bi-bao-nguoi-cao-tuoi-tiet-lo-nhu-the-nao-238059.html, truy cập ngày
07/01/2024

37
Lương (người tố cáo tham nhũng) để rủ đi nhậu. Lúc đến quán ăn, ông Cương
nói: "Kiện chi mà kiện hoài". Lúc hai người ra về, ông Cương vào nhà anh
ruột của mình là Nguyễn Kim Đá lấy dao thái chuối, dùng xe máy rượt và
chém ông Lương. Ngày 16/02/2008, cán bộ thôn Liêm Công Đông vô cớ cắt
điện sinh hoạt của gia đình anh Nguyễn Văn Vinh (người tố cáo tham nhũng),
trong khi gia đình anh không thiếu tiền điện của thôn. Sau nhiều đơn thư cầu
cứu gửi đến các cấp chính quyền, đến nay đã một tháng 18 ngày gia đình anh
Vinh vẫn bị cắt điện. Ông Nguyễn Thuận Anh bất ngờ bị bãi nhiệm chức vụ
công an viên vì xử phạt những hành vi hành hung đe dọa trong khi ông này
không hề bị kỷ luật gì. Trước đó, 11/2007, Công an huyện Vĩnh Linh đã nhiều
lần triệu tập ông Anh để lấy... lời khai. Họ cho rằng ông Anh đã cung cấp
thông tin cho báo chí. Nghiêm trọng hơn, việc cung cấp thông tin tố cáo tiêu
cực cho đoàn thanh tra đã không được đảm bảo bí mật16. Những trường hợp
như vậy đã gây nên tâm lý e ngại trong việc báo cáo sai phạm, cung cấp
nguồn tin của người dân, ông Nguyễn Hòa Bình (Chánh án TAND Tối cao) đã
khẳng định: “Người ta sợ làm chứng lắm các đồng chí ạ, nguy hiểm kinh
khủng”17. Trong Khoản 4, Điều 38, Luật Báo chí 2016 đã quy định về quyền
và nghĩa vụ của Báo chí trong việc bảo vệ người cung cấp thông tin.
Nhà báo là một nghề nghiệp cao quý, được tiếp cận với nhiều nguồn
thông tin. Nhưng bởi vậy mà các nhà báo, cơ quan báo chí cần có trách nhiệm
trong việc bảo mật thông tin, không vì lợi ích cá nhân mà tiết lộ bí mật nhà
nước, luôn phải đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu. Không chỉ vậy, người làm
báo cũng phải không ngừng nâng cao khả năng nghiệp vụ, đặc biệt là trong
việc bảo vệ nguồn tin. Đồng thời, nhà báo cần đảm bảo sự an toàn cho những
cá nhân, tổ chức đã đứng ra cung cấp thông tin, tố cáo sai phạm cho cơ quan

16
Ngọc Uyên (2008). “Bị trả thù vì tố cáo tham nhũng”. Báo Tuổi trẻ.
https://tuoitre.vn/bi-tra-thu-vi-to-cao-tham-nhung-250872.htm, truy cập ngày 06/01/2024.
17
Hoài Thu (2023). “Trả thù lao 2 triệu người ta cũng không muốn làm chứng vì họ sợ lắm”. Báo Dân Trí
https://dantri.com.vn/xa-hoi/tra-thu-lao-2-trieu-nguoi-ta-cung-khong-muon-lam-chung-vi-ho-so-lam-202312
13165458058.htm. truy cập ngày 06/01/2024.

38
báo chí, sử dụng nguồn tin được cung cấp thật chính xác để không phụ sự tin
tưởng của nhân dân.
Điều 7: Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
Vào ngày 25/4, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội nhà báo
Việt Nam, Hội nhà báo TPHCM phối hợp với Tạp chí Nghề báo đã tổ chức
hội thảo với chủ đề “Người làm báo trong thời đại số” tại hội trường Hội nhà
báo TPHCM.18 Tại hội thảo, ông Đỗ Danh Phương, Tổng biên tập báo Người
Lao Động đã bày tỏ như sau, trong khi các tờ báo chính thống phải chi những
số tiền lớn để trả lương, nhuận bút cho cán bộ, phóng viên, cộng tác viên để
thực hiện đề tài thì rất nhiều báo khác hay các trang tin tổng hợp tin tức lại
“copy” mà không dẫn nguồn, gây thiệt hại cho các tờ báo sản xuất chương
trình. Nhà báo Đỗ Khắc Văn, Phụ trách báo điện tử của báo Sài Gòn Giải
Phóng cũng đồng quan điểm rằng ta phải có những biện phạm xử lý hành vi
“đạo” báo, đồng thời cũng kêu gọi các nhà báo làm đúng theo nội dung 10
quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.
Chính thực trạng nhức nhối trên đã cho ta thấy, việc người làm báo thực
hiện hành vi “đạo” báo… là 1 trong những vấn đề được quy tụ vào việc không
tôn trọng, không đoàn kết, không giúp đỡ đồng nghiệp, vi phạm vào điều 7
trong 10 quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.
Vì vậy, để chế tài tình trạng này, Nhà nước đã ban hành các Nghị định
và Bộ luật như sau, theo Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, người thực
hiện hành vi sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với
hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Đồng thời cũng sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đủ yếu tố cấu thành
tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo Điều 225 Bộ luật Hình sự
2015, trừ các trường hợp sao chép tác phẩm theo Điều 25, 25a, 26 Luật Sở
hữu trí tuệ.

18
Lê Bình (2014). Cần chế tài mạnh mẽ chống nạn “nhà báo salon” và “đạo báo”. Báo Dân trí.
https://dantri.com.vn/xa-hoi/can-che-tai-manh-me-chong-nan-nha-bao-salon-va-dao-bao-1399013954.htm,
truy cập ngày 07/01/2024.

39
Nhưng không thể không khẳng định, người làm báo Việt Nam đang
ngày càng thực hiện đúng, chuẩn nội dung 10 quy định đạo đức nghề nghiệp
của người làm báo, đề cao sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không chỉ ở trong
nước mà còn ở trên thị trường quốc tế.
Ngay ngày 07/12/2023 vừa qua, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã
tổ chức Hội thảo báo chí quốc tế “Quản trị tòa soạn báo chí số: Lý luận, thực
tiễn, kinh nghiệm ở khu vực ASEAN” với sự tham gia của 7 đoàn đại biểu
quốc tế đến từ Liên đoàn báo chí ASEAN, gồm: Lào, Campuchia, Thái Lan,
Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore19. Hội thảo được tổ chức nhằm
lắng nghe, học hỏi lẫn nhau để hoàn thành được sứ mệnh của người làm báo,
đáp ứng được kỳ vọng của độc giả, khán thính giả và của từng quốc gia. Đặc
biệt, Chủ tịch Liên đoàn báo chí ASEAN Atal S Depari nhấn mạnh, người
làm báo phải nâng cao tầm quan trọng của sự đoàn kết, khuyến khích trao đổi
ý kiến, chiến lược để hạn chế, khắc phục tình trạng tin giả, thao túng thông tin
và cũng như những thách thức khác.
Điều 8: Tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ,
ngoại ngữ, phấn đấu vì một nền báo chí dân chủ, chuyên nghiệp và hiện
đại.
Ngày nay, người làm báo cần nỗ lực nâng cao tư tưởng, nghiệp vụ, và
văn hóa, đồng thời tập trung học tập chính trị để hiểu rõ chủ trương, đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Điều này không chỉ đòi hỏi việc không
ngừng học tập, phát triển năng lực, trình độ, và đạo đức cách mạng mà còn
yêu cầu lập trường và tư tưởng chính trị vững vàng, sáng suốt khi khai thác và
sử dụng thông tin. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã răn dạy: “Viết phải đúng sự
thật, không được bịa ra”; “chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ
nói chớ viết”; “Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ
viết càn”.

19
Ngô Khiêm (2023). Đoàn kết để thúc đẩy chuyển đổi số báo chí ở các nước ASEAN. Báo Công an Nhân
dân.https://cand.com.vn/su-kien-binh-luan-thoi-su/doan-ket-de-thuc-day-chuyen-doi-so-bao-chi-o-cac-nuoc-
asean-i716215/, truy cập ngày 07/01/2024.

40
Tuy nhiên, vẫn tồn tại những nhà báo chưa đáp ứng đúng nhu cầu phát
triển của báo chí trong thời đại mới. Họ chưa tích cực nâng cao trình độ và kỹ
năng đa phương tiện, khả năng ngoại ngữ, đồng thời chưa chủ động nhiệt tình
trong việc tuyên truyền đối ngoại, giới thiệu và quảng bá văn hóa Việt Nam ra
thế giới cũng như tiếp nhận tinh hoa văn hoá nhân loại. Nhận biết những dấu
hiệu suy thoái về tư tưởng chính trị của một số người làm báo không khó, bởi
lẽ biểu hiện “tự biến đổi”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ nhà báo có thể xảy
ra bất cứ lúc nào và với bất cứ ai. Một số biểu hiện suy thoái về tư tưởng
chính trị trong nhóm nhà báo hiện nay, có thể kể đến như xu hướng ủng hộ
“quyền lực thứ tư” và lạm dụng thẻ nhà báo để được ưu tiên khi tham gia các
hoạt động trong xã hội. Một số nhà báo thậm chí còn sử dụng thẻ nhà báo như
một tấm “giấy thông hành”, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, có cả
những trường hợp hợp tác với những người có quyền lực, tiền bạc hay cả
những người trong giới “xã hội đen”.
Không chỉ vậy, còn xuất hiện những nhà báo có dấu hiệu xa rời tính
Đảng trong hoạt động báo chí, nhưng họ lại thiếu ý thức chính trị, đặc biệt là
về chủ nghĩa Mác - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, họ thể hiện thái độ
không đúng đắn trước những thách thức, khó khăn của dân tộc. Sự mâu thuẫn
giữa quan điểm trên các phương tiện truyền thông chính thức và trên mạng xã
hội cũng là một vấn đề nổi cộm, khi một số nhà báo viết theo đường lối của
Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước trên các loại hình báo chí chính
thống được cấp phép, nhưng lại thể hiện quan điểm trái ngược trên mạng xã
hội. Có cả trường hợp các nhà báo đăng tải bài viết trên các nền tảng xã hội cá
nhân nhằm đưa ra những luận điệu trái chiều, dẫn dắt dư luận với mục đích
xấu. Ngoài ra, có những lãnh đạo của một số Tổ chức Báo chí, sau khi mở các
chuyên mục “Cùng bàn luận”, “Bạn đọc viết”, “Bạn đọc làm báo”... đăng tải
những thông tin chưa được kiểm chứng, gây bức xúc dư luận thì lại thiếu
trách nhiệm trong việc quản lý và kiểm soát nội dung sai lệch.

41
Vì vậy hơn ai hết, nhà báo cần phải tự rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau
dồi đạo đức cách mạng; nâng cao trình độ ngoại ngữ, phấn đấu vì một nền báo
chí dân chủ, chuyên nghiệp và hiện đại. Theo báo cáo của Bộ Thông tin và
Truyền thông, từ đầu năm 2018 đến năm 2020 “đã ban hành 56 quyết định xử
phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 1 tỷ 256,6 triệu đồng, trong đó tước
quyền sử dụng có thời hạn đối với 3 cơ quan báo chí; thu hồi 10 thẻ nhà báo
do có sai phạm, thông tin sai sự thật và thực hiện không đúng tôn chỉ, mục
đích trong giấy phép hoạt động báo chí”20.
Điều 9: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bảo vệ và phát huy
các giá trị văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Hiện nay, báo điện tử ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người
tìm đọc tuy nhiên, các nhà báo khi viết báo điện tử cũng mắc khá nhiều lỗi.
Các lỗi này không chỉ gây khó chịu cho độc giả mà còn ít nhiều ảnh hưởng
đến việc bảo vệ, gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt và văn hoá Việt Nam.
Theo Nghiên cứu về “Việc sử dụng tiếng Việt ngày nay” của ThS. Võ Thị
Ngọc Thuý, Khoa Ngữ Văn Đại học Sư phạm Huế, các lỗi thường thấy trên
báo chí là lạm dụng viết tắt, viết tắt tùy tiện gây khó hiểu cho người đọc, thiếu
nhất quán trong cách ghi tên riêng nước ngoài hoặc các từ vay mượn bên cạnh
đó là dùng từ thiếu chính xác (nhất là các từ Hán Việt).21
Ví dụ về việc lạm dụng viết tắt hay viết tắt tuỳ tiện gây khó hiểu cho
độc giả thì có thể nhắc đến bài đăng “Phối hợp nâng cao chất lượng cuộc vận
động TDĐKXDĐSVHƠKDC (Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá
ở khu dân cư) trong giai đoạn mới” của tờ Đại Đoàn Kết năm thứ 70. Đoạn
viết tắt trên được biết đến là một cuộc vận động quốc gia của Mặt trận Tổ

20
Chính phủ (2020). “Tổng hợp việc thực hiện Nghị quyết số 113/2015/QH13 của Quốc hội khóa XIII và các
Nghị quyết của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, 3, 4, 5, 7, 8 Quốc hội khóa XIV”. Cổng
thông tin điện tử Chính phủ.
https://vanban.chinhphu.vn/bao-cao-cua-chinh-phu-nam-2020/tong-hop-viec-thuc-hien-nghi-quyet-so-113-20
15-qh13-cua-quoc-hoi-khoa-xiii-va-cac-nghi-quyet-cua-10060533, truy cập ngày 07/01/2024.
21
ThS. Võ Thị Ngọc Thúy (2021). Nghiên cứu về “Việc sử dụng tiếng Việt ngày nay”. Trường Đại học Sư
phạm Huế - Khoa Ngữ văn.
https://khoanguvandhsphue.edu.vn/2021/09/22/su-dung-tieng-viet-ngay-nay-hien-trang-va-giai-phap/, truy
cập ngày 07/01/2024.

42
quốc và theo lý thuyết thì ai cũng biết và không cần viết rõ từng chữ. Tuy
nhiên, trên thực tế, việc viết tắt dài như vậy lại gây khó khăn cho độc giả khi
cần hiểu rõ nội dung.
Việc dùng từ thiếu chính xác cũng là một lỗi phổ biến trên báo chí mà
rất nhiều người làm báo đã mắc phải. Điển hình như bài đăng “Thót tim kể
chuyện dông lốc khiến Hà Nội tan hoang” của báo Vietnamnet, có câu “Khiếp
sợ nhất vẫn là những người dân lưu hành trên đường lúc cơn dông xảy ra”.
Bài báo đã dùng từ “lưu hành" (đưa ra sử dụng rộng rãi) để chỉ người đi
đường thay vì từ đúng là “lưu thông" (mô tả ai đó, vật nào đó đang đi trên
đường). Vẫn trên báo Vietnamnet, trong bài đăng “Lệ Rơi phản pháo Đàm
Vĩnh Hưng” ngày 09/06/2015, có câu “Mỗi người có một yếu điểm khác nhau
và cái tài, cái duyên khác nhau”. Ở đây, đáng lẽ dùng từ “điểm yếu” (hạn chế,
nhược điểm, mặt yếu) thì tác giả lại dùng từ “yếu điểm” (điểm chính, điểm
trọng yếu).
Vậy nên, mỗi nhà báo đều cần phải học tập mỗi ngày, trau dồi kiến
thức, kĩ năng, kinh nghiệm không ngừng nghỉ và hơn hết là cần ý thức được
vai trò to lớn của tiếng Việt trên báo chí, đặt đó là một tiêu chí để phấn đấu về
nghề nghiệp. Không chỉ vậy, theo Nhà báo Hồ Quang Lợi: “Các cơ quan báo
chí cần có cơ chế và chính sách cụ thể và đủ mạnh đối với phóng viên, biên
tập viên trong việc dùng tiếng Việt trên báo chí, nhằm khuyến khích người có
sáng tạo và nhắc nhở, xử phạt đối với người coi nhẹ, người vi phạm hoặc
người làm hỏng tiếng Việt, gây hậu quả xấu cho báo chí. Nâng cao hơn nữa
vai trò của các cấp Hội Nhà báo Việt Nam trong việc góp phần giữ gìn sự
trong sáng và bản sắc tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông đại chúng;
coi việc bồi dưỡng nghiệp vụ nhận thức và kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho hội
viên - phóng viên, biên tập viên, là một chỉ tiêu bắt buộc và thường xuyên
hằng năm.”22

22
Phùng Nguyên, Minh Hạnh, Thùy Dương (2016). Báo chí cần đi đầu trong chuẩn hóa ngôn ngữ. Báo Nhân
dân. https://nhandan.vn/bao-chi-can-di-dau-trong-chuan-hoa-ngon-ngu-post281661.html, truy cập ngày
07/01/2024.

43
Điều 10: Những người làm báo Việt Nam cam kết thực hiện những quy
định trên, đó là bổn phận và nguyên tắc hành nghề, là lương tâm và
trách nhiệm của người làm báo.

Tóm lại, để xứng đáng với niềm tin của Nhân dân và với trách nhiệm
của nghề nghiệp, người làm báo cần xây dựng trước hết là cái tâm, cái đức
của mình. Chính cái tâm, cái đức đó sẽ định hướng cho người làm báo học tập
suốt đời, rèn luyện tính trung thực, dũng cảm, cống hiến và hy sinh. Trong
giai đoạn hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng hiện nay, vấn đề đạo đức
nghề nghiệp của người làm báo ngày càng được xem trọng bởi lẽ, đây là vấn
đề cốt lõi, có tính định hướng trong hoạt động báo chí nói chung.
Vì vậy, mỗi nhà báo không chỉ cần thường xuyên nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ; học tập theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh; trau dồi bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp mà còn cần tuân thủ 10
Điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam để giữ gìn giá
trị cốt lõi và tính nhân văn của Nghề báo - nghề của đam mê, bản lĩnh và trách
nhiệm. Qua bài tiểu luận này, chúng em mong rằng, mỗi người làm báo Việt
Nam đều cố gắng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, sứ mệnh thiêng liêng của
mình để thật sự là “chiến sĩ cách mạng” trên mặt trận văn hóa – tư tưởng
trong giai đoạn hiện nay đồng thời đóng góp tích cực vào việc hình thành và
phát triển một xã hội văn minh.

44
PHỤ LỤC 01: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (2020). “Nghị định số 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động
xuất bản”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=201192,
truy cập ngày 04/01/2024.
2. Chính phủ (2020). “Tổng hợp việc thực hiện Nghị quyết số
113/2015/QH13 của Quốc hội khóa XIII và các Nghị quyết của Quốc hội
về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, 3, 4, 5, 7, 8 Quốc hội khóa
XIV”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
https://vanban.chinhphu.vn/bao-cao-cua-chinh-phu-nam-2020/tong-hop-
viec-thuc-hien-nghi-quyet-so-113-2015-qh13-cua-quoc-hoi-khoa-xiii-va-
cac-nghi-quyet-cua-10060533, truy cập ngày 07/01/2024.
3. Danh Trọng (2021): “Bà Phạm Thị Đoan Trang bị tuyên phạt 9 năm tù”
Tuổi Trẻ Online.
https://tuoitre.vn/ba-pham-thi-doan-trang-bi-tuyen-phat-9-nam-tu-20211
214151051676.htm, truy cập ngày 09/01/2024
4. G. Chandra, L. D. Maxim & T. Sawano (1997): “The Silicone Industry and
its Environmental Impact”. Springer Link.
https://link.springer.com/chapter/10.1007/978-3-540-68331-5_12 , truy
cập ngày 26/12/2023.
5. Hoài Thu (2023). “Trả thù lao 2 triệu người ta cũng không muốn làm chứng
vì họ sợ lắm”. Báo Dân Trí.
https://dantri.com.vn/xa-hoi/tra-thu-lao-2-trieu-nguoi-ta-cung-khong-mu
on-lam-chung-vi-ho-so-lam-20231213165458058.htm. truy cập ngày
06/01/2024.
6. Langmaster (2022). “Mô hình PESTLE là gì? Khái niệm, quy trình phân
tích, ứng dụng thực tế”.
https://careers.langmaster.edu.vn/mo-hinh-pestel-la-gi-khai-niem-quy-tri

45
nh-phan-tich-ung-dung-thuc-te#:~:text=M%C3%B4%20h%C3%ACnh%
20PESTEL%20l%C3%A0%20m%E1%BB%99t,v%C3%A0%20ph%C3
%A1p%20l%C3%BD%20(Legal)., truy cập ngày 08/01/2024
7. Lê Bình (2014). “Cần chế tài mạnh mẽ chống nạn “nhà báo salon” và “đạo
báo”. Báo Dân trí.
https://dantri.com.vn/xa-hoi/can-che-tai-manh-me-chong-nan-nha-bao-sa
lon-va-dao-bao-1399013954.htm, truy cập ngày 06/01/2024.
8. Lê Tân (2017). “Bắt 3 cán bộ, phóng viên Báo Kinh doanh và Pháp luật”.
Báo Thanh niên.
https://thanhnien.vn/bat-3-can-bo-phong-vien-bao-kinh-doanh-va-phap-l
uat-185652288.htm, truy cập ngày 06/01/2024.
9. Minh Thu (2022). “Thanh tra Báo Pháp luật Việt Nam: 13 bài viết có nội
dung sai sự thật”. Báo Vietnamplus.
https://www.vietnamplus.vn/thanh-tra-bao-phap-luat-viet-nam-13-bai-vi
et-co-noi-dung-sai-su-that-post800899.vnp, truy cập ngày 04/01/2024.
10. Ngô Khiêm (2023). “Đoàn kết để thúc đẩy chuyển đổi số báo chí ở các
nước ASEAN”. Báo Công an nhân dân online.
https://cand.com.vn/su-kien-binh-luan-thoi-su/doan-ket-de-thuc-day-chu
yen-doi-so-bao-chi-o-cac-nuoc-asean-i716215/, truy cập ngày
07/12/2023.
11. Ngọc Uyên (2008). “Bị trả thù vì tố cáo tham nhũng”. Báo Tuổi trẻ.
https://tuoitre.vn/bi-tra-thu-vi-to-cao-tham-nhung-250872.htm, truy cập
ngày 06/01/2024.
12. P.V (2022). “Xử phạt 9 tạp chí có sai phạm trong hoạt động, tiếp tục thanh
tra nhiều cơ quan báo chí”. Tuổi Trẻ Online.
https://tuoitre.vn/xu-phat-9-tap-chi-co-sai-pham-trong-hoat-dong-tiep-tu
c-thanh-tra-nhieu-co-quan-bao-chi-20221003105852238.htm, truy cập
ngày 07/01/2024.

46
13. PGS. TS. Nguyễn Thị Trường Giang (2018). “Một số biểu hiện vi phạm
nguyên tắc “Suy đoán vô tội’ trên báo chí hiện nay”. Kiểm Sát Online.
https://kiemsat.vn/mot-so-bieu-hien-vi-pham-nguyen-tac-suy-doan-vo-to
i-tren-bao-chi-hien-nay-49707.html, truy cập ngày 06/01/2024.
14. Phong Kiều (2018). “Phóng viên Đào Tuấn nhận sai và xin lỗi vì xúc
phạm Hoa hậu H'Hen Niê”. Báo Vietnam.net.
https://vietnamnet.vn/phong-vien-dao-tuan-nhan-sai-va-xin-loi-vi-xuc-ph
am-hoa-hau-hhen-nie-422609.html, truy cập ngày 06/01/2024.
15. Phùng Nguyên, Minh Hạnh, Thùy Dương (2016). Báo chí cần đi đầu
trong chuẩn hóa ngôn ngữ. Báo Nhân dân.
https://nhandan.vn/bao-chi-can-di-dau-trong-chuan-hoa-ngon-ngu-post2
81661.html, truy cập ngày 07/01/2024.
16. Quốc hội (2013). “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 2013”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
https://vanban.chinhphu.vn/?pageid=27160&docid=171264&classid=1&
typegroupid=1, truy cập ngày 04/01/2024.
17. Sơn Thái (2022). “Phòng, chống, ngăn chặn nguy cơ suy thoái về tư tưởng
chính trị trong đội ngũ nhà báo”. Báo Nhân dân online.
https://nhandan.vn/phong-chong-ngan-chan-nguy-co-suy-thoai-ve-tu-tuo
ng-chinh-tri-trong-doi-ngu-nha-bao-post706743.html, truy cập ngày
07/01/2024.
18. Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông (2022). “THÔNG BÁO VỀ KẾT
LUẬN THANH TRA: Về việc chấp hành quy định pháp luật về báo chí
tại Báo Pháp luật Việt Nam và Báo Pháp luật Việt Nam điện tử”. Bộ
Thông tin và Truyền thông
https://www.mic.gov.vn/mic_2020/Pages/TinTuc/154105/THONG-BAO
-VE-KET-LUAN-THANH-TRA--Ve-viec-chap-hanh-quy-dinh-phap-lua
t-ve-bao-chi-tai-Bao-Phap-luat-Viet-Nam-va-Bao-Phap-luat-Viet-Nam-d
ien-tu.html, truy cập ngày 07/01/2024

47
19. Tổng Cục Thống Kê (2019). “Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà
ở năm 2019”. Trang thông tin điện tử Tổng cục thống kê.
https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2019/12/Ket-qua-toan-bo-T
ong-dieu-tra-dan-so-va-nha-o-2019.pdf, truy cập ngày 05/01/2024
20. Tổng Cục Thống Kê (2022). “Báo Cáo Tình Hình Kinh Tế – Xã Hội Quý
Iv Và Năm 2022”. Trang thông tin điện tử Tổng cục thống kê.
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/12/bao-cao-tin
h-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2022/. Truy cập ngày 05/01/2024
21. ThS. Võ Thị Ngọc Thúy (2021). Nghiên cứu về “Việc sử dụng tiếng Việt
ngày nay”. Trường Đại học Sư phạm Huế - Khoa Ngữ văn.
https://khoanguvandhsphue.edu.vn/2021/09/22/su-dung-tieng-viet-ngay-
nay-hien-trang-va-giai-phap/, truy cập ngày 07/01/2024.
22. Tám Đàn (2015). “Bí mật nhà nước bị báo Người Cao tuổi tiết lộ như thế
nào?”. Báo Vietnamnet.
https://vietnamnet.vn/bi-mat-nha-nuoc-bi-bao-nguoi-cao-tuoi-tiet-lo-nhu
-the-nao-238059.html, truy cập ngày 07/01/2024.
23. Trọng Phú (2022): “Bị cáo Phạm Thị Đoan Trang bị tuyên y án 9 năm tù
vì chống phá Nhà nước” Báo Điện tử VOV.
https://vov.vn/phap-luat/bi-cao-pham-thi-doan-trang-bi-tuyen-y-an-9-na
m-tu-vi-chong-pha-nha-nuoc-post965658.vov, truy cập ngày 08/01/2024
24. V.T (2023). “Đạo đức người làm báo đóng vai trò quan trọng trong xã hội
hiện nay”. Tin tức Thông Tấn xã Việt Nam.
https://baotintuc.vn/thoi-su/dao-duc-nguoi-lam-bao-dong-vai-tro-quan-tr
ong-trong-xa-hoi-hien-nay-20230617164217008.htm, truy cập ngày
08/01/2024.

48

You might also like