You are on page 1of 3

Chủ đề : THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẢM GIÓ MÙA.

(14 CÂU: 4 nb,4 th, 4vdt, 2


vdc)
(NB): Mưa bão ở nước ta thường gây ra
<$> rét hại.
<$> ngập lụt.
<$> sương muối.
<$>tuyết rơi.
<NB> Chống hạn hán ở nước ta phải luôn kết hợp với chống
<$> lở đất.
<$> nhiễm mặn.
<$> xói mòn.
<$> cháy rừng.
<NB> Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau
đây thuộc miền khí hậu phía Bắc?
<$> Nam Bộ.
<$> Nam Trung Bộ.
<$> Đông Bắc Bộ.
D. Tây Nguyên.
<NB> Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hướng gió mùa hạ thịnh hành ở
khu vực đồng bằng Bắc Bộ là
<$> Đông Bắc
<$> Đông Nam.
<$> Tây Nam.
<$> Nam

<TH> Sự hình thành gió phơn Tây Nam ở các đồng bằng ven biển miền Trung
nước ta là do tác động kết hợp của
<$> gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến và dãy Trường Sơn.
<S> gió mùa Tây Nam từ Nam bán cầu lên và dãy Trường Sơn.
<S> địa hình núi đồi kéo dài ở phía tây và Tín phong bán cầu Bắc
<$> lãnh thổ hẹp ngang và hoạt động của các loại gió vào mùa hạ.

<TH> Thiên tai nào sau đây không phải là hệ quả của khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa?
<$> Lũ quét.
<$> Hạn hán.
<$> Động đất.
<$> Ngập lụt.

<TH> Nguyên nhân chính làm thiên nhiên phân hóa theo Đông - Tây ở vùng đồi
núi phức tạp là do
<$> gió mùa và độ cao địa hình.
<$> gió mùa và biển Đông.
<$> hướng các dãy núi và độ cao địa hình.
<$>gió mùa và hướng các dãy núi.
<TH> Để hạn chế tình trạng cát bay, cát lấn chiếm đồng ruộng, làng mạc và làm
hoang mạc hóa đất đai khu vực ven biển miền Trung, cần thực hiện giải pháp
<$> củng cố hệ thống đê kè ven biển.
<$> duy trì và phát triển hệ thống rừng phòng hộ ven biển.
<$> đẩy mạnh hình thành và phát triển các đô thị ven biển.
<$> hạn chế tình trạng khai thác khoáng sản ven biển.
<VDT>Vùng ven biển cực Nam Trung Bộ của nước ta có lượng mưa thấp nhất
chủ yếu do
<$> địa hình vuông góc với hướng gió.
<$> địa hình song song với hướng gió.
<$> có dòng biển lạnh chảy qua.
<$> tác động của gió tín phong.
<VDT> Nơi nào sau đây chịu tác động mạnh nhất của gió phơn Tây Nam (hay còn
gọi là gió Tây hoặc gió Lào)?
<$> Đồng bằng ven biển Trung bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc.
<$> Vùng đồng bằng ven biển miền Trung và phía bắc của cao nguyên Điên Biên.
<$> Phía bắc của khu vực Tây Bắc và đồng bằng Sông Hồng.
<$> Đồng bằng Bắc Trung Bộ và khu vực Đông Bắc.

<VDT>Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp làm cho phần lớn sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn
và có độ dốc lớn là
<$> Địa hình và sự phân bố thổ nhưỡng.
<$> Khí hậu và sự phân bố địa hình.
<$> Hình dạng lãnh thổ và khí hậu.
<$> Hình dạng lãnh thổ và sự phân bố địa hình.
<VDT>: So với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì Huế là nơi có cân bằng
ẩm lớn nhất vì
<$> Huế là nơi có lượng mưa trung bình năm lớn nhất nước ta.
<$> Huế có lượng mưa lớn và lượng bốc hơi cũng lớn.
<$>Huế có lượng mưa không lớn nhưng mưa vào thu đông nên ít bốc hơi.
<$> Huế có lượng mưa khá lớn, mùa mưa trùng với mùa lạnh nên ít bốc hơi.
<VDC>. Sự hình thành gió mùa Đông Nam ở đồng bằng Bắc Bộ nước ta là do
tác động kết hợp của
<$> gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến và dãy Trường Sơn.
<$> gió mùa Tây Nam từ Nam bán cầu lên và áp thấp vịnh Bắc Bộ.
<$> gió mùa Tây Nam từ Nam bán cầu lên và dải hội tụ nhiệt đới.
<$> gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến và dãy Bạch Mã.
<VDC> Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là
<$> bão lụt với tần suất lớn, trượt lở đất, khô hạn.
<$> sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu và dòng chảy sông ngòi.
<$> thời tiết rất bất ổn định, dòng chảy sông ngòi thất thường.
<$> xói mòn, rửa trôi đất, lũ lụt trên diện rộng, thiếu nước vào mùa khô.

You might also like